Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Phân tích và đánh giá quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường do xâm phạm thi thể, mồ mả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (381.87 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
KHOA PHÁP LUẬT DÂN SỰ
BỘ MÔN LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM
.………***………..

BÀI TẬP HỌC KỲ
MÔN: LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 2
ĐỀ SỐ: 22
Phân tích và đánh giá quy định pháp luật về trách nhiệm
bồi thường do xâm phạm thi thể, mồ mả

HỌ VÀ TÊN
MSSV
LỚP
NGÀNH

:
:
:
:

Hà Nội, 2020


MỤC LỤC
MỞ BÀI..............................................................................3
THÂN BÀI...........................................................................3
1. Khái quát......................................................................3
2. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm thi thể.................3
2.1. Hành vi xâm phạm thi thể...........................................3
2.2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể.....................................4


2.3. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể....................5
3. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả.................6
3.1. Hành vi xâm phạm mồ mả...........................................6
3.2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra..........................8
3.3. Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả....................8
4. Đánh giá quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường do xâm phạm thi thể, mồ mả.................................10


MỞ BÀI
Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi xâm phạm đến vị trí mai
táng xác, hài cốt, tro hài cốt của người chết theo phong tục, nghi lễ,
tôn giáo của cộng đồng dân cư. Hành vi xâm phạm mồ mả là hành vi
xâm phạm đến nơi an nghỉ cuối cùng của cá nhân người chết. Ngoài
hành vi đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ,
trên mộ thì các hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt cũng
được coi là hành vi phạm tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt.
Trong pháp luật Việt Nam đã có những điều khoản liên quan đến việc
xâm phạm thi thể, mồ mả của người đã mất. Để làm rõ vấn đề, tôi
đã chọn đề : “Phân tích và đánh giá quy định của pháp luật về
trách nhiệm bồi thường do xâm phạm thi thể, mồ mả.”
THÂN BÀI
1. Khái quát
Định nghĩa về thi thể theo từ điển tiếng Việt: “Thi thể là xác của
cá nhân khi chết.”1
Về mặt sinh học, thì thi thể là toàn bộ phần thân xác của một người
kể từ thời điểm người đó chết – cái chết sinh học. Đó là khi toàn thể
các yếu tố tự nhiên cấu thành thực thể đó đã không còn khả năng
trao đổi chất về mặt sinh học dưới bất kỳ hình thức nào.
Mồ mả là nơi chôn cất thi thể, hài cốt hoặc tro hài cốt của cá

nhân. Mồ mả của cá nhân gắn liền với nhân thân của người đó. Từ
1 Informatk.uni – Leipzig.dc


xưa đến nay việc bảo vệ mồ mả của cá nhân cho dù ở bất kì xã hội
nào cũng đều được quan tâm.
2. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm thi thể
2.1.
Hành vi xâm phạm thi thể
Đây là trường hợp đặc biệt của trách nhiệm bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng bởi đối tượng bị thiệt hại không phải người còn sống
mà là người đã chết ( thi thể).
Người gây thiệt hại chiếm đoạt một bộ phận trong thi thể của người
đã chết với các mục đích khác nhau mà không được sự đồng ý của
chính người đó khi còn sống hoặc đại diện gia đình người chết.
Xác của cá nhân sau khi đã được mai táng mà còn nguyên vẹn, chưa
bị phân hủy, chưa bị biến dạng thì hành vi xâm phạm làm biến dạng,
làm ảnh hưởng tới sự nguyên vẹn của xác đó là hành vi xâm phạm
thi thể.
căn cứ xác định hành vi xâm phạm thi thể dựa vào mục đích hành
vi hướng tới và hậu quả của hành vi đó gây ra. Hành vi được xác
định là xâm phạm thi thể nếu đối tượng của hành vi trái pháp luật
hướng tới là thi thể, mục đích của hành vi nhằm chiếm đoạt hoặc
phá hủy bộ phận của thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của
thi thể cá nhân.
Không chỉ đối với thi thể chưa được chôn cất, mai táng mà cả đối với
thi thể đã được chôn cất, mai táng dưới các hình thức mà chưa bị
phân hủy, còn giữ nguyên dạng thi thể của cá nhân như khi cá nhân
chết và bị người khác có hành vi xâm phạm, nếu mục đích hành vi



hướng tới thi thể và hậu quả làm mất đi sự toàn vẹn của thi thể thì
phải xác định là xâm phạm thi thể chứ không phải xâm phạm mồ
mả.
Các hành vi khác xâm phạm thi thể, hài cốt cũng được coi là hành vi
phạm tội xâm phạm thi thể. Hành vi khác nói ở đây là bất cứ hành vi
nào mà xâm phạm đến thi thể, hài cốt như: đánh tráo thi thể, lấy
các bộ phận của thi thể, đánh tráo hoặc chiếm đoạt hài cốt, chia sẻ
hài cốt,..
2.2.

Thiệt hại do xâm phạm thi thể

Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại. Đây là chi phí thực tế mà gia đình người bị thiệt
hại đã bỏ ra để hạn chế, khắc phục thiệt hại như các chi phí cho việc
tìm kiếm thi thể (bộ phận của thi thể), chi phí giám định, xét
nghiệm, chi phí trong việc bảo quản, vận chuyển,…
Ngoài những chi phí cho việc hạn chế, khắc phục thiệt hại thì người
gây thiệt hại do hành vi xâm phạm thi thể phải bồi thường 1 khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết như cha, mẹ, vợ,
chồng, con của người chết. Nếu không có những người này thì người
trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng khoản tiền này.
Việc xác định mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với


mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.

2.3.

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể

Theo quy định tại Điều 606 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về
bồi thường thiệt hại do xâm phạm thi thể thì:
“1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm thi thể phải bồi thường thiệt hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm thi thể gồm chi phí hợp lý để hạn chế,
khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường khi thi thể bị xâm phạm phải
bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết, nếu không có những
người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng người chết được hưởng
khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các
bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với
mỗi thi thể bị xâm phạm không quá ba mươi lần mức lương cơ sở do
Nhà nước quy định.”
Nếu một người hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân có hành vi
xâm phạm đến thi thể thì phải có trách nhiệm bồi thường chi phí cho
việc hạn chế, khắc phục thiệt hại do hành vi đã gây ra, ví dụ như chi
phí vận chuyển hoặc chi phí bảo quản thi thể….Ngoài ra thì còn phải
bồi thường thiệt hại về tổn thất tinh thần cho những người thân thích
thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo thỏa thuận, hoặc nếu không thỏa


thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về mức
bồi thường, mức tối đa là 30 lần mức lương cơ sở, hiện nay mức
lương cơ sở là 1 390 000 đồng (Nghị định 78/2018/NĐ-CP).
3. Trách nhiệm bồi thường do xâm phạm mồ mả

3.1.
Hành vi xâm phạm mồ mả
Trường hợp thi thể của cá nhân đã được chôn cất, mai táng mà
không dùng biện pháp điện táng, hóa thân dưới hình thức đốt xác,
xác còn nguyên vẹn, chưa bị phân hủy và bị người khác xâm phạm,
thì hành vi này cần được xác định là xâm phạm mồ mả. Khách thể
hành vi xâm phạm hướng tới có thể là xác của người chết nhưng đối
tượng mà hành vi xâm phạm tác động trực tiếp trước tiên là mồ mả
của người chết. Hơn nữa, sau khi đã được mai táng, xác của người
chết đã được đặt tại vị trí cố định, thời điểm mồ mả – vỏ bọc vật chất
của thi thể được hoàn thành là thời điểm xác của người chết được
coi là một phần của mồ mả và hành vi xâm phạm đến xác người đã
chết dù còn nguyên vẹn, chưa bị biến dạng cũng phải được coi là
hành vi xâm phạm mồ mả. Lúc này, bất kỳ hành vi nào xâm phạm
đến vị trí mai táng cũng như những xác, hài cốt, tro cốt bên trong
đều bị coi là hành vi xâm phạm mồ mả và phải bồi thường thiệt hại
do xâm phạm mồ mả
Hành vi xâm phạm mồ mả luôn là hành vi thể hiện dưới dạng hành
động và có lỗi của người xâm phạm. Đó có thể là:
-

Xâm phạm trực tiếp đến mồ mả: di chuyển vị trí mồ mả mà
không được sự đồng ý của thân nhân người đã chết; đào bới mồ


mả, khai quật mồ mả trái với ý chí người thân thích của người
-

đã chết và không đúng quy định của pháp luật;
Hành vi đổ phế thải, phế liệu, các chất thải, uế tạp lên ngôi mộ;

Hành vi gây nhầm lẫn đối với người thân thích của người chết:
san lấp mồ mả, làm mất dấu tích ngôi mộ, thay đổi tấm bia ghi

-

tên người chết…
Hành vi xâm phạm đến không gian, hình dáng ngôi mộ, tường
rào bao bọc xung quanh ngôi mộ.

Đào, phá mồ mả là hành vi hủy hoại hoặc làm hư hỏng mồ mả, làm
cho mồ mả không còn nguyên vẹn như trước. Hành vi đào, phá mồ
mả được thực hiện dưới nhiều phương thức khác nhau và với những
động cơ và mục đích khác nhau như: để lấy những đồ vật quý hiếm
mà thân nhân người quá cố cho vào quan tài chôn cùng với người
quá cố; để trả thù thân nhân người quá cố; đề che dấu hành vi phạm
tội...Tuy nhiên, nếu hành vi đào, phá mồ mả, nhưng tính chất nguy
hiểm cho xã hội không đáng kể thì không coi là hành vi phạm tội
như: đào mộ để bắt chuột, bắt rắn; đập phá một vài họa tiết trang trí
trên mộ...
Chiếm đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ: Hành vi chiếm
đoạt những đồ vật để ở trong mộ, trên mộ thường đi kèm với hành vi
đào, phá mồ mả (đào phá mồ mả để chiếm đoạt những đồ vật để
trong quan tài), nhưng cũng có trường hợp người phạm tội không
đào, phá mồ mả nhưng vẫn chiếm đoạt được những đồ vật để trong
mộ, trên mộ như: lợi dụng việc đổi mộ (bốc hài cốt) để chiếm đoạt


đồ trang sức chôn theo người chết; lấy các đồ vật có giá trị để trên
mộ (bát hương, lọ hoa, đi ảnh,...).
Căn cứ vào một trong những dấu hiệu trên, người gây thiệt hại có

trách nhiệm bồi thường những chi phí hợp lí để hạn chế, khắc phục
thiệt hại.
3.2.

Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gây ra

Hành vi xâm phạm mồ mả không những đã gây thiệt hại về phần
tài sản mà còn xâm phạm đến quyền nhân thân của chính người có
mồ mả đó. Đồng thời cũng gây ra những tổn thất về tinh thần cho
những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
3.3.

Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả

Điều 607, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả như sau:
“1. Cá nhân, pháp nhân xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bồi thường thiệt
hại.
2. Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
3. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp mồ mả của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường theo quy định tại khoản 2 Điều này và một khoản tiền
khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích theo thứ tự hàng
thừa kế của người chết; nếu không có những người này thì người trực tiếp nuôi dưỡng
người chết được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa đối với mỗi mồ mả
bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”


Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là việc yêu cầu chủ thể
xâm phạm mồ mả phải thực hiện nghĩa vụ nhất định. Trách nhiệm

bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả là một loại trách nhiệm
pháp lý, theo đó người có hành vi trái pháp luật xâm phạm tới mồ
mả phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra.
-

Trách nhiệm về tài sản:

“Thiệt hại do xâm phạm mồ mả gồm chi phí hợp lý để hạn chế, khắc
phục thiệt hại.” (Khoản 2 Điều 607 BLDS 2015)
Tính hợp lý khi xác định thiệt hại về tài sản liên quan đến mồ mả của
người bị xâm phạm được xác định trên cơ sở những thiệt hại thực tế.
Những loại thiệt hại này có thể tính toán thành một số tiền nhất
định. Thiệt hại do mồ mả bị xâm phạm gồm những khoản như: chi
phí mua vật liệu xây dựng; chi phí thuê nhân công xây dựng, sửa
chữa lại những hư hỏng, thiệt hại mà người gây thiệt hại đã gây ra…
Ngoài những chi phí trên thì người gây thiệt hại còn phải bồi thường
chi phí do việc xâm phạm mồ mả của mình trong trường hợp mồ mả
bị hư hỏng, không thể sử dụng đúng mục đích.
Đó là những chi phí để bảo quản thi thể, hài cốt, chi phí đó có thể là
thuê địa điểm trong nhà xác để bảo quản, chi phí thuê người vận
chuyển thi thể, hài cốt… Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả
theo nguyên tắc gây thiệt hại bao nhiêu thì người gây thiệt hại phải
bồi thường bấy nhiêu. Những chi phí cho thầy bói, cô đồng và những


chi phí khác liên quan đến điều cấm của pháp luật như gọi hồn người
chết, yểm bùa… thì người xâm phạm mồ mả không phải bồi thường.
-

Trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Thi thể hay hài cốt

của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm
mồ mả của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt
hại về tài sản thì còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh
thần cho những người thân thích của người có mồ mả bị xâm
phạm.

Bộ luật dân sự năm 2015 có điểm mới khi buộc cá nhân, pháp nhân
xâm phạm đến mồ mả của người khác phải bù đắp tổn thất về tinh
thần cho người thân thích của người chết theo thứ tự hàng thừa kế.
Những quy định này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết trách
nhiệm dân sự trong các vụ việc về xâm phạm mồ mả.
Điều 319 BLDS 2015 quy định về người có hành vi xâm phạm
mồ mả của người khác sẽ bị xử lý trách nhiệm hình sự như sau:
“Điều 319. Tội xâm phạm thi thể, mồ mả, hài cốt
1. Người nào đào, phá mồ mả, chiếm đoạt những đồ vật để ở trong
mộ, trên mộ hoặc có hành vi khác xâm phạm thi thể, mồ mả, hài
cốt, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ
03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
02 nămđến 07 năm:
a) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;


b) Chiếm đoạt hoặc hủy hoại vật có giá trị lịch sử, văn hóa;
c) Vì động cơ đê hèn;
d) Chiếm đoạt bộ phận thi thể, hài cốt".
4. Đánh giá quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi
thường do xâm phạm thi thể, mồ mả
Pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể nên mồ mả được hiểu
theo cách truyền thống là nơi chôn cất người quá cố bằng địa táng.

Bởi vậy, hành vi xâm phạm đến nơi đó sẽ bị coi là hành vi xâm phạm
mồ mả.
Chưa xây dựng khái niệm thế nào là “mồ mả”; chưa có văn bản
hướng dẫn cụ thể “chi phí hợp lý” là thế nào? Và chi phí hợp lý gồm
những gì?
Một vấn đề thực tế cần phải được giải quyết trong trường hợp có
hành vi xâm lấn mồ mả: hành vi xâm lấn mồ mả của người khác
nhưng không gây thiệt hại về vật chất, người có hành vi xâm lấn có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại không? Hiện nay pháp luật dân sự
và pháp luật đất đai không điều chỉnh diện tích dành riêng cho một
ngôi mộ chôn cất, mai táng người chết là bao nhiêu mét vuông.
Không có quy định cụ thể xác định trách nhiệm bồi thường trong
trường hợp xâm phạm mồ mả; chưa giải quyết triệt để được những
tình huống phát sinh trên thực tế như: người thân thích chôn chất
người đã chết và xây dựng mồ mả trên phần diện tích đất ở của nhà
mình, thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi trên đất


có một số ngôi mộ và giải quyết vấn đề chuyển nhượng đất đó ra
sao; trường hợp mồ mả nằm trên phần đất thuộc quyền sử dụng của
người khác, những người thân thích muốn đưa mồ mả người chết về
chỗ khác mà người có quyền sử dụng đất hợp pháp không đồng ý thì
giải quyết như thế nào?
Đối với hành vi đào nhầm mồ mả của người khác thì được xác định
như thế nào? Những vấn đề nêu trên cần phải có hướng dẫn cụ thể.
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm mồ mả tại Điều 607. Quy định
trên thật sự phù hợp với đời sống thực tế. Trong điều kiện nền kinh
tế thị trường được khuyến khích bảo hộ ở nước ta, kinh tế đất nước
ngày một phát triển, việc mở rộng những khu công nghiệp mới, khu
nhà chung cư, khu đô thị, hệ thống cầu cống, đường sá… cùng với

việc giải phóng mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ những điều
kiện phát triển sản xuất, kinh doanh và giải phóng mặt bằng đã vô
tình hay hữu ý xâm phạm đến mồ mả của người khác trên phạm vi
diện tích đất được cấp quyền sử dụng. Bồi thường thiệt hại do xâm
phạm mồ mả, là trách nhiệm pháp lý đặc biệt vì hành vi xâm phạm
mồ mả, đồng thời xâm phạm về nhân thân và xâm phạm về tài sản.
KẾT BÀI
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói chung và
trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng do xâm phạm thi thể và mồ
mả nói riêng thì hình thức lỗi ở đây không nhất thiết phải xét cụ thể


rõ ràng. Bởi người gây thiệt hại dù có lỗi cố ý hay lỗi vô ý khi gây
thiệt hại cho người khác thì người đó cũng phải bồi thường toàn bộ
thiệt hại do hành vi có lỗi của mình gây ra, tuy nhiên thì có thể xem
xét mức độ lỗi để quy định mức bồi thường. Không vì người gây thiệt
hại có lỗi cố ý hay vô ý trong khi gây thiệt hại mà mức bồi thường
tăng hay giảm tương ứng. Tuy nhiên, trong những trường hợp cá biệt
có điều kiện luật định, thì người gây thiệt hại ngoài hợp đồng có thể
được miễn giảm mức bồi thường.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ luật Dân sự, 2015, NXB Lao Động
2.
3.
4. />



×