Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

V05 rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.28 KB, 65 trang )

A.

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lí do chọn đề tài
1. Môn Ngữ văn trong chương trình phổ thông chính là bộ môn quan trọng hình
thành năng lực ngôn ngữ, bên cạnh bồi dưỡng khả năng cảm thụ nghệ thuật cho học
sinh. Học sinh sẽ có đầy đủ kỹ năng, kiến thức để tạo lập các văn bản nói hoặc viết sử
dụng trong học thuật, làm việc và cuộc sống. Để làm được điều đó,dạy và rèn kĩ năng
làm văn là một khâu quan trọng có ý nghĩa thực tiễn không thể phủ nhậnbên cạnh
việc giảng dạy và cung cấp kiến thức văn học cho học sinh. Từ kiến thức học sinh
lĩnh hội qua bài giảng của thầy cô, qua các tài liệu tham khảo mà các em tự học đến
một bài văn nghị luận hoàn chỉnh là cả một quá trình rèn luyện công phu, nghiêm túc
đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của cả thầy lẫn trò. Đối với học sinh chuyên văn, việc rèn
kĩ năng làm văn càng quan trọng, đòi hỏi sự dày công của mỗi một giáo viên dạy
chuyên.
2. Xuất phát từ cấu trúc của đề thi học sinh giỏi tỉnh, quốc gia môn Ngữ văn, câu nghị
luận văn học chiếm tỉ trọng lớn về thời gian và điểm đánh giá. Dạng đề NLVH trong
đề thi học sinh giỏi thường là nghị luận ý kiến bàn về văn học, vấn đề được đưa ra có
tính lí luận văn học sâu sắc.Để làm sáng tỏ các nhận định trên học sinh cần có ngữ
liệu phân tích là các tác phẩm văn học. Chúng tôi thấy rằng xu hướng ra đề nhằm
giúp phát huy sự sáng tạo, năng lực cảm thụ của học sinh người viết thường không
giới hạn ngữ liệu cần phân tích, hoặc định hướng có tính chất mở đòi hỏi học sinh cần
tinh nhạy trong việc chọn ngữ liệu phân tích làm nên màu sắc cho bài văn của mình.
Chọn dẫn chứng thế nào giữa vô vàn tác phẩm văn học Việt Nam và nước ngoài, văn
học dân gian và văn học viết, văn học trung đại và hiện đại..., phân tích khía cạnh gì
của dẫn chứng được chọn... tất cả đòi hỏi học sinh giải quyết yêu cầu một cách có ý
thức chứ không chỉ là cảm tính.

1



3. Nội dung bài văn nghị luận được tạo nên bởi những lí lẽ và dẫn chứng. Nếu như lí
lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu, thì dẫn chứng thiên về phía làm cho
người đọc tin. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng sẽ thành lập luận
thuyết phục. Như vậy, lí lẽ hay dẫn chứng, phân tích hay chứng minh đều có tầm
quan trọng như nhau.Để giải quyết yêu cầu của các đề thi chọn học sinh giỏi quốc gia
môn ngữ văn, học sinh phải vận dụng rất nhiều các thao tác lập luận trong văn nghị
luận, trong đó không thể không sử dụng thao tác phân tích, chứng minh để đảm bảo
tốt điều này cần có sự lựa chọn ngữ liệu phân tích tốt. Đây là một phần chiếm dung
lượng lớn về kiến thức trong bài, có vai trò định hướng quan trọng đối với việc triển
khai và giải quyết vấn đề ở phần bình luận. Nói cách khác, nếu chọn dẫn chứng, ngữ
liệu phân tích, chứng minh không đúng yêu cầu của đề, không tiêu biểu bài viết sẽ
dẫn đến lạc đề, xa đề hoặc sơ sài, không thuyết phục. Như vậy, thực hiện tốt thao tác
chọn ngữ liệu, phân tích chứng minh thuyết phục sẽ giúp bài văn triển khai đúng
hướng, bàn luận vấn đề một cách toàn diện.
4. Qua thực tế giảng dạy và quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT chuyên,
chúng tôi nhận thấy vấn đề Rèn kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài
nghị luận văn học dành cho học sinh giỏi Ngữ vănlà một vấn đề có ý nghĩa thực
tiễn quan trọng, góp phần củng cố và nâng cao kĩ năng viết phần phân tích, chứng
minh trong bài làm của học sinh, đáp ứng yêu cầu của kì thi học sinh giỏi các cấp. Đề
tài này góp phần đem đến cho các giáo viên và học sinh chuyên văn một định hướng
về phương pháp rèn kĩ năng làm văn, từ đó vận dụng chuyên đề vào thực tế dạy, học
và làm văn sao cho có hiệu quả.
II. Mục đích nghiên cứu.
1. Xây dựng cách thức rèn kĩ năng chọn dẫn chứng, phân tích dẫn chứngcho bài
văn nghị luận văn họccho học sinh giỏi văn.

2



2. Vận dụng lí thuyết, hình thành và định hướng hệ thống đề luyện tập, thực hành
viết và sửa lỗi phần chọn ngữ liệu phân tích trong đề văn đáp ứng yêu cầu bài văn học
sinh giỏi.
III. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ở đây là kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong bài
nghị luận văn học dành cho học sinh ở các lớp chuyên văn.
IV. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào vấn đề rèn luyện cho học sinh giỏi văn ở các lớp
chuyên và học sinh đội tuyển quốc gia kỹ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong
các bài nghị luận văn học. Đây được coi là yêu cầu không thể thiếu trong kĩ năng làm
văn nghị luận.

3


B. PHẦN NỘI DUNG
Phần I: Giới thuyết chung
I.1.Đặc trưng dạy và học của HS chuyên Văn
Học sinh chuyên là những học sinh giỏi được tuyển chọn qua kỳ thi tuyển vào
trường THPT chuyên để đào tạo chuyên sâu ở một môn học nào đó (môn chuyên).Vì
vậy, học sinh học các lớp chuyên Văn trước hết phải đạt được những yêu cầu về kiến
thức và kĩ năng chung của môn Ngữ Văn. Quan trọng hơn hết, học sinh các lớp
chuyên Văn cần phải đáp ứng thêm một số yêu cầu khác cao hơn, sâu hơn về môn
học này so với học sinh phổ thông. Bởi vì theo quan niệm chung của một số nước
phát triển “học sinh giỏi” (gifted student) là những học sinh chứng minh được trí tuệ
ở trình độ cao, có khả năng sáng tạo, thể hiện một động cơ học tập mãnh liệt, đạt
thành tích xuất sắc trong lĩnh vực lí thuyết/ khoa học; những người cần một sự giáo
dục đặc biệt hoặc sự phục vụ đặc biệt để đạt được trình độ tương ứng với năng lực
của họ (Đỗ Ngọc Thống, Tài liệu chuyên Văn, NXB Giáo dục).
Vì những yêu cầu đó, học sinh chuyên Văn không chỉ đáp ứng những yêu cầu cơ

bản của môn Ngữ Văn mà còn phải có khả năng cảm thụ văn học sâu sắc, phương
pháp nghiên cứu văn học khoa học, đặc biệt có năng khiếu văn chương, chất văn
riêng của mình.
Trong quá trình học tập môn Văn chuyên, học sinh phải thể hiện được khả năng
thẩm mĩ, cảm thụ văn chương; quá trình học văn - viết văn cũng chính là cách rèn
luyện, bày tỏ thế giới quan của mình về cuộc đời, con người, về mục đích, lối sống…
Những điều đó không có trong sách vở mà cần phải có sự trải nghiệm của chủ thể, sự
rèn luyện, trau dồi thường xuyên, liên tục bằng nhiều con đường: tự học, tự đọc sách,
luyện viết, kết hợp với công tác bồi dưỡng của giáo viên...
Ở học sinh chuyên Văn, để viết được bài văn hay, có chất văn, đáp ứng những
yêu cầu của kì thi học sinh giỏi tỉnh, khu vực, quốc gia, … đòi hỏi kiến thức và kĩ
4


năng của học sinh chuyên Vănphát triển mức độ cao về kiến thức lí luận văn học,
kinh nghiệm sống, vốn tích lũy văn chương, kĩ năng làm bài, năng lực thẩm mĩ…
Qua quá trình giảng dạy, có thể thấy học sinh chuyên Văn thường có đức tính
say mê tự học: miệt mài tự học, tự đọc; số lượng sách văn học, sách lí luận cần đọc
tương đối nhiều và khó, đòi hỏi các em phải vận dụng nhiều mức độ đọc, dành nhiều
thời gian cho quá trình đọc – ghi chép tích lũy – thẩm thấu – vận dụng linh hoạt các
kiến thức đã đọc khi làm văn.
Giáo viên dạy học Ngữ Văn ở các lớp chuyên là một bộ phận ưu tú của các địa
phương - những người cần đi trước một bước trong nhận thức và thực hiện các tư
tưởng đổi mới trong văn học; cũng đồng thời là những người rất cần phải quan tâm
đến xu hướng chung của quốc tế, nắm bắt được những thay đổi theo chiều hướng tích
cực để điều chỉnh, vận dụng vào công việc nghiên cứu và dạy học hằng ngày của
chính mình.
Với một đối tượng học sinh như trên, rõ ràng cần có một nội dung và phương
pháp dạy học đặc biệt tương ứng mới có thể phát huy được hết khả năng tiềm ẩn ở
đối tượng ấy. Đòi hỏi phải đảm bảo cho học sinh chuyên Văn hệ thống kiến thức cơ

bản, chính xác về tác phẩm văn học, kiến thức về văn học sử, lí luận văn học…,
Hướng dẫn, bồi dưỡng học sinh có năng lực tiếp nhận văn bản và tạo lập văn bản
đàm bảo tính khoa học, sâu sắc, có chất văn, lập luận sắc sảo, chặt chẽ.
Ngoài ra, quá trình bồi dưỡng, dạy học môn Văn chuyên còn là quá trình thắp
lửa, truyền cảm hứng, khơi gợi sự tò mò thưởng thức cái đẹp, cảm thụ cái đẹp và
đánh giá cái đẹp cho học sinh. Khi đó, người học sẽ sống cùng tác phẩm văn chương
và chuyển hóa cái đẹp của tác phẩm thành cái đẹp trong lòng mình, thành tài sản tinh
thần của mình. Đó là quá trình “ đồng sáng tạo” cùng tác giả để tạo ra những bài văn
hay giàu “chất văn” của học sinh chuyên Văn.
Như vậy, trong quá trình dạy – học môn Văn chuyên, giáo viên cần nỗ lực tìm
tòi, vận dụng các phương pháp dạy học để rèn luyện cho học sinh chuyên năng lực
thẩm mĩ. Trong đó có cả yếu tố cảm xúc (rung động thẩm mĩ) và yếu tố lí trí (nhận
5


xét, đánh giá,…); hai yếu tố này thường gắn bó, hòa quyện với nhau trong quá trình
người học tiếp xúc với vẻ đẹp của văn chương và tiếng Việt.
Dạy học môn Văn chuyên chính là công việc phát triển năng lực thẩm mĩ cho
học sinh - ở đây chính là bồi dưỡng cho thế hệ trẻ về cả hai mặt cảm xúc và lí trí qua
các khâu phát hiện cái đẹp, cảm thụ cái đẹp, đánh giá cái đẹp,… Để phát triển tốt
năng lực thẩm mĩ, cần hướng vào người học là chủ yếu chứ không phải hướng vào
tác phẩm hay văn bản như cách dạy truyền thống trước đây; từ đó có thể mở ra cơ hội
và tạo điều kiện thuận lợi để người học khám phá và thưởng thức vẻ đẹp của tác
phẩm văn chương.
I.2.Đặc trưng của kiểu bài nghị luận văn học
I.2.1. Khái niệm văn nghị luận văn học
“Nghị luận là một thể loại văn học đặc biệt, dùng lí lẽ, phán đoán, chứng cứ để
bàn luận về một vấn đề nào đó (chính trị, xã hội, văn học nghệ thuật, triết học, đạo
đức). Vấn đề được nêu ra như một câu hỏi cần giải đáp, làm sáng tỏ. Luận là bàn về
đúng, sai, phải, trái, khẳng định điều này, bác bỏ điều kia, để người ta nhận ra chân lí,

đồng tình với mình, chia sẻ quan điểm và niềm tin của mình. Sức mạnh của văn nghị
luận là ở sự sâu sắc của tư tưởng, tình cảm, tính mạch lạc, chặt chẽ của suy nghĩ và
trình bày, sự thuyết phục của lập luận. Vận dụng các thao tác như giải thích, phân
tích, chứng minh, bác bỏ, so sánh…” (Sách giáo khoa Ngữ Văn 11, tập 2).
Như vậy, nghị luận là bàn bạc đánh giá một vấn đề. Văn nghị luận là dạng bài
văn người viết bàn bạc, trao đổi ý kiến, trình bày quan điểm, thái độ của mình về một
vấn đề nhằm thuyết phục người đọc, người nghe chấp nhận, đồng tình với quan điểm
của mình. Để thực hiện điều này, người viết phải vận dụng hợp lí, nhuần nhuyễn các
thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, lập luận, bác bỏ, so sánh… Văn nghị
luận có tính khoa học, đòi hỏi khả năng phân tích, tổng hợp bên cạnh khả năng diễn
đạt, cảm thụ. Nhìn từ đề tài, đối tượng nghị luận, có thể chia văn nghị luận thành hai
loại lớn: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.

6


Trong đó, nghị luận văn học là những bài văn về các vấn đề văn chương – nghệ
thuật. Đây là dạng đề phổ biến và cơ bản trong chương trình Ngữ Văn THPT. Đối
tượng của dạng bài này là một vấn đề văn học hoặc lí luận văn học. Đó có thể là một
nhân vật văn học, giá trị tư tưởng, giá trị nghệ thuật của tác phẩm; đặc điểm nổi bật
của một khuynh hướng, trào lưu, giai đoạn văn học; cũng có thể là một vấn đề lí luận
về nhà văn, quá trình sáng tác, phong cách tác giả, tiếp nhận văn học…
I.2.2. Đặc điểm của vănnghị luận văn học
- Kiểu bài nghị luận văn học hai dạng đề cơ bản: Nghị luận về một tác phẩm văn
học và nghị luận về một ý kiến bàn về văn học.
Nghị luận về tác phẩm văn học. Dạng đề này nhằm kiểm tra năng lực cảm thụ
văn học (hiểu, phân tích, lí giải, bình giá…) của người viết. Đối tượng cảm thụ có thể
là bài thơ/đoạn thơ, khía cạnh của bài thơ/đoạn thơ, truyện, kịch hoặc văn nghị luận;
có thể là toàn bộ tác phẩm, nhưng cũng có thể là một đoạn trích.
Ví dụ:

-“Cái tôi” của Xuân Diệu trong bài thơ Vội vàng.
-Cảm hứng vũ trụ và nỗi sầu nhân thế trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận.
-Nghệ thuật Thơ mới qua những câu thơ sau:
Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh
Những luồng run rẩy rung rinh lá…
Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh.
(Xuân Diệu, Đây mùa thu tới)
-

Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau:
Nhưng bây giờ thì hắn tỉnh. Hắn bâng khuâng như tỉnh dậy sau một cơn say rất

dài. Cũng như những người say tỉnh dậy, hắn thấy miệng đắng, lòng mơ hồ buồn.
Người thì bủn rủn, chân tay không buồn nhấc. Hay là đói rượu? Nghĩ đến rượu, hắn
hơi rùng mình. Ruột gan nôn nao lên một tí. Hắn sợ rượu cũng như những người ốm
thường sợ cơm. Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá! Có tiếng cười nói của những
7


người đi chợ.Anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá. Những tiếng quen thuộc ấy hôm
nào chả có. Nhưng hôm nay hắn mới nghe thấy… Chao ôi là buồn!
(Nam Cao, Chí Phèo)
Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học. Đối tượng bàn luận ở đây có thể là
một nhận định về văn học sử, về nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm; hoặc một ý
kiến về lí luận văn học.
Ví dụ:
-Dấu ấn của văn học dân gian đối với văn học viết qua một số tác phẩm đã học.
-Anh (chị) hiểu như thế nào về quan niệm của Bạch Cư Dị trong Thư gửi
Nguyên Cửu: “Với thơ, tình là gốc, lời là ngọn, âm thanh là hoa, ý nghĩa là quả”?

-Anh (chị) hãy làm sáng tỏ lời nhận xét của Vũ Ngọc Phan về sự phát triển của
văn học Việt Nam trong giai đoạn đầu thế kỉ XX: “một năm nước ta có thể kể như ba
mươi năm của người”.
-Bàn về sự nghiệp của Xuân Diệu, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: “Nhìn một
cách tổng quát, toàn bộ sự nghiệp văn học của Xuân Diệu, thấy có một tư tưởng chi
phối tất cả, ấy là niềm khát khao giao cảm với đời – cuộc đời hiểu theo nghĩa chân
thật và trần thế nhất”.
-Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Xuân Diệu viết:
Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
(Cảm xúc)
Sau Cách mạng ông viết:
Tôi cùng xương thịt với nhân dân tôi,
Cùng đổ mồ hôi, cùng sôi giọt máu,
Tôi sống với cuộc đời chiến đấu
Của triệu người yêu dấu gian lao.
(Những đêm hành quân)

8


Anh (chị) hãy bình luận sự thay đổi quan niệm của Xuân Diệu về mối quan hệ
giữa nhà thơ và hiện thực cuộc sống.
-

Nhà phê bình Belinsky viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó miêu tả cuộc sống
chỉ để miêu tả, nếu nó không phải là tiếng thét khổ đau hoặc lời ca tụng hân hoan,
nếu nó không đặt ra những câu hỏi hoặc không trả lời những câu hỏi đó”. (Lí luận
văn học, NXB Giáo dục, 1993, trang 62)
Trong dạy học môn Ngữ văn ở trường THPT, đặc biệt là giảng dạy môn chuyên

và bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trang bị kiến thức thì việc rèn kĩ năng nghị
luận văn học có vai trò vô cùng quan trọng, có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu
quả của công tác giảng dạy. Việc hình thành và rèn luyện kỹ năng nghị luận văn học
cho học sinh là phương pháp giúp học sinh có khả năng vận dụng tri thức, hiểu biết
về các vấn đề của văn học và đời sống vào giải quyết các yêu cầu thực tế của các
dạng đề nghị luận.
-

Những yêu cầu của một bài nghị luận văn học

Để tạo lập được một văn bản nghị luận, cần lưu ý tới những yêu cầu cơ bản về nội
dung và hình thức:
+ Về nội dung tư tưởng, bài văn nghị luận cần nêu được vấn đề mới mẻ, sâu
sắc, có ý nghĩa, thể hiện những tư tưởng, lí tưởng nhân văn cao đẹp của con người.
Văn nghị luận cần có tình cảm lớn làm thành mạch chìm của văn bản, thiếu tình
cảm lớn thì văn nghị luận trở nên khô khan, dù lí lẽ có sắc bén cũng khó đi đến
được với trái tim con người.
+ Văn nghị luận đòi hỏi sự chặt chẽ của lập luận, sự xác đáng của luận cứ, sự
chính xác, tinh tế của lời văn; đạt tới yêu cầu thấu lí đạt tình, không chỉ thuyết phục
người ta bằng cách nêu vấn đề, cách luận giải sắc sảo, chặt chẽ mà còn tác động cả
tới tình cảm của người đọc (người nghe).
+ Đảm bảo kiến thức mang màu sắc chính trị - xã hội: những hiểu biết về chính
trị, xã hội: những hiểu biết về chính trị - pháp luật, những kiến thức cơ bản về truyền
thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, tâm lí - xã hội ...
9


+Đảm bảo sự trong sáng trong diễn đạt. Lời văn nghị luận cần tự nhiên, linh
hoạt, giản dị, tối kị dùng những từ ngữ xa lạ, những từ ngữ mình không hiểu, hoặc
đưa từ ngữ bằng tiếng nước ngoài vào bài văn một cách không cần thiết.

+ Có kĩ năng lựa chọn và sử dụng dẫn chứng : là việchuy động dẫn chứng, chọn
dẫn chứng cho phong phú, đa dạng và sử dụng hiệu quả. Kĩ năng trích dẫn dẫn
chứng :yêu cầu dẫn chứng phải chính xác; dẫn chứng phải đủ trong phạm vi yêu cầu
của đề về tư tiệu; dẫn chứng phải tiêu biểu, xác đáng, có tính mới. Khi lấy dẫn chứng
cần chú ý đến tính hệ thống, sắp xếp theo trục thời gian tuyến tính, không gian từ xa
đến gần ...
-

Những lỗi thường gặp khi làm bài nghị luận văn học:
Từ thực tế giảng dạy, chúng tôi nhận thấy khi làm bài nghị luận văn học, học

sinh hay mắc phải những lỗi sau đây:
Xác định sai vấn đề nghị luận/ dạng đề nghị luận dẫn đến hệ thống luận điểm
sai, không đi vào trọng tâm đề bài yêu cầu.
Kĩ năng, thao tác làm bài còn yếu, chưa biết cách phân bố thời gian dẫn đến bài
văn “đầu voi đuôi chuột”, không cân đối độ dài các phần.
Trong bài làm còn ôm đồm kiến thức, hệ thống dẫn chứng chưa thuyết phục, tiêu
biểu.
Lỗi về kiến thức văn học sử: lẫn lộn thời kì sáng tác và các tác phẩm của các tác
gia, lẫn lộn các giai đoạn, các thời kì trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học
dân tộc, không nắm được đặc điểm, nguồn gốc và hoàn cảnh ra đời của một trào lưu
văn học, một xu hướng văn học, không nắm được hoàn cảnh ra đời và tác động của
hoàn cảnh đó đối với tác phẩm.
Lỗi về kiến thức lí luận văn học: không nắm chắc nội dung khái niệm và thuật
ngữ lí luận văn học nên sử dụng thiếu chính xác, khả năng vận dụng kiến thức lí luận
văn học vào bài kém hiệu quả, vụng về, thiếu sức thuyết phục.
I.3 Dẫn chứng trong bài văn nghị luận
10



Đối với bất cứ dạng văn nghị luận nào, dù nghị luận văn học hay nghị luận xã
hội, dẫn chứng có vai trò vô cùng quan trọng. Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng và
lí lẽ là hai bộ phận cấu thành luận điểm và làm tăng thêm tính thuyết phục, hấp dẫn
cho hệ thống lập luận.
Nếu không có dẫn chứng, những lí lẽ được đưa ra dù hay và sắc sảo đến đâu thì
vẫn không đủ sức thuyết phục và không thể tác động mạnh mẽ đến người đọc, người
nghe. Bài văn nghị luận sẽ trở thành những lời bàn luận mang tính chất là những khái
niệm, lí thuyết suông.
Dẫn chứng và lí lẽ là hai yếu tố quan trọng tạo nên luận cứ trong bài văn nghị
luận. Tuy nhiên, học sinh thường mắc một số lỗi không đáng có trong quá trình chọn
lọc dẫn chứng trong văn nghị luận:
– Thường trích dẫn sai dẫn chứng, làm ảnh hưởng đến tính xác thực của văn bản nghị
luận.
– Đưa dẫn chứng không kết hợp với việc phân tích dẫn chứng, khiến lí lẽ đưa ra trở
nên hời hợt và không sâu sắc.
– Chọn lọc dẫn chứng không tiêu biểu nên không làm sáng rõ được vấn đề cần nghị
luận.
– Đưa những dẫn chứng quá quen thuộc, không mới mẻ làm giảm đi tính hấp dẫn của
văn bản nghị luận.
– Trong bài có quá ít dẫn chứng dẫn đến không đủ sức thuyết phục cho luận điểm.
Hoặc đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài khiến bài văn lan man, sáo rỗng và không sâu
sắc.
Những lưu ý khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận
Dẫn chứng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận,
học sinh cần lưu ý những vấn đề sau:
– Thứ nhất, khi chọn lọc dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
11


Nếu không đảm bảo được yếu tố chính xác, dẫn chứng sẽ không làm sáng rõ được

luận điểm. Đối với dẫn chứng là thơ, người viết cần trích dẫn đúng nguyên văn. Đối
với văn xuôi thì tóm lược ý nhưng cần đảm bảo tính chính xác về nội dung, tác giả,
tác phẩm. Có không ít trường hợp trích dẫn sai dẫn chứng, chẳng hạn như trường hợp
trích dẫn ngữ liệu từ bài thơ “Tràng giang” của tác giả Huy Cận: Nắng xuống, trời lên
cao chót vót (Đúng phải là Nắng xuống, trời lên sâu chót vót); hoặc nhầm lẫn về chi
tiết, cốt truyện trong “Vợ chồng A Phủ”: Mị vốn là người yêu của A Phủ nhưng bị A
Sử bắt về làm vợ.
Những sai sót này ảnh hưởng không nhỏ đến tính thuyết phục của bài văn nghị luận.
Do đó, chúng ta cần nắm dẫn chứng một cách chính xác, rõ ràng.
Lấy dẫn chứng trong văn nghị luận phải đảm bảo sự chính xác
– Thứ hai, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo yếu tố cần và đủ
Bài văn nghị luận cần có nhiều hơn một dẫn chứng. Lấy quá ít dẫn chứng thì vấn đề
nghị luận sẽ không được làm sáng tỏ. Bên cạnh những dẫn chứng mang tính chất bản
lề và bắt buộc, người viết cần liên hệ thêm những dẫn chứng để có sự liên hệ, so
sánh. Tuy nhiên, nếu đưa quá nhiều dẫn chứng vào bài sẽ khiến bài văn nghị luận bị
loãng. Bởi vậy, khi đưa dẫn chứng vào bài cần lưu ý yếu tố cần và đủ, không thiếu
dẫn chứng nhưng cũng không có quá nhiều dẫn chứng. Việc đưa dẫn chứng tùy thuộc
vào việc có bao nhiêu vấn đề được nêu ra trong luận điểm. Thông thường, với mỗi
một lí lẽ, người viết cần đưa ra ít nhất một dẫn chứng đi kèm.
– Thứ ba, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải đảm bảo tính điển hình, tiêu
biểu
Ngoài việc đưa dẫn chứng phong phú, người viết còn cần biết chọn lọc dẫn chứng, ưu
tiên những dẫn chứng điển hình và tiêu biểu. Thông thường, học sinh thường chọn
những dẫn chứng quen thuộc. Chẳng hạn như khi bàn luận về vấn đề “Nghị lực sống
vượt lên trên hoàn cảnh”, học sinh thường lấy những dẫn chứng về thầy giáo Nguyễn
Ngọc Kí kiên trì luyện viết chữ bằng chân. Hay Mạc Đĩnh Chi bắt đom đóm cho vào

12



vỏ trứng, lấy ánh sáng học bài. Rõ ràng, những dẫn chứng này đều đúng. Nhưng vì đã
quá quen thuộc nên sẽ không tạo ra được tính hấp dẫn cho bài văn.
Người viết nên sử dụng những dẫn chứng mới mẻ hơn. Chẳng hạn như câu chuyện về
Nic Vujicic- tấm gương vượt khó, dù sinh ra không có tay chân nhưng vẫn mạnh mẽ
vượt lên để trở thành diễn giả nổi tiếng. Rõ ràng dẫn chứng này sẽ truyền thêm cảm
hứng cho rất nhiều người. Như vậy, chúng ta nên chọn lọc những dẫn chứng mới mẻ
thông qua việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật các thông tin về đời sống văn hóaxã hội.
– Thứ tư, khi đưa dẫn chứng vào bài văn nghị luận phải kết hợp với việc phân tích
dẫn chứng.
Khi đưa dẫn chứng vào bài, cần kết hợp với việc phân tích, đánh giá dẫn chứng. Thao
tác này sẽ khiến cho dẫn chứng phát huy hết vai trò, hiệu quả. Nếu không phân tích,
đánh giá, bài văn sẽ trở nên hời hợt, sáo rỗng. Không sâu sắc và đủ sức tác động đến
người đọc. Để làm được điều này, người viết cần hiểu đúng, đánh giá đúng và cảm
thụ đúng về giá trị của dẫn chứng.
– Thứ năm, khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận cần đảm bảo tính logic và hệ
thống
Khi đưa dẫn chứng trong văn nghị luận, người viết cần đảm bảo tính hệ thống. Nghĩa
là các dẫn chứng phải được sắp xếp theo một trình tự, quy luật nhất định. Ví dụ như
việc sắp xếp dẫn chứng theo trục thời gian tuyến tính (từ lịch sử, quá khứ đến thời
điểm hiện tại). Hoặc theo chiều không gian (từ rộng đến hẹp, từ xa đến gần,…. hoặc
ngược lại). Tính hệ thống sẽ giúp cho người viết tránh được tình trạng đưa dẫn chứng
một cách tràn lan và mất kiểm soát.
Phần II: Một số phương pháp tổ chức dạy học
II.1. Một số hình thức, phương pháp dạy học hỗ trợ rèn kĩ năng chọn và phân
tích dẫn chứng trong kiểu bài NLVH
II.1.1. Phương pháp thảo luận nhóm kết hợp các kĩ thuật DH tích cực
13


Như đã biết: “Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó HS

của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi
nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm
việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.”
[1].
Trong học tập, không phải mọi kiến thức, tài năng, thái độ hoài nghi đều được
hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường tiếp xúc
với nhau giữa thầy – trò , trò – trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên
con đường chiếm lĩnh nội dung. Thông qua học hỏi, đàm luận, tranh luận trong tập
thể, quan điểm mỗi cá nhân được bộc lộ, người học tự tin tuyên bố hay bác bỏ, qua
đó nâng mình lên một trình độ mới.
Trước tiên, cùng lí giải vì sao phương pháp thảo luận nhóm lại có thể hỗ trợ rèn
luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng trong kiểu bài NLVH:
“Đọc sai” là một hiện tượng quy luật trong quá trình tiếp nhận văn bản nghệ
thuật. Nguyên nhân căn cốt của vấn đề “đọc sai” là ở chỗ chất liệu của văn chương là
ngôn ngữ, mà bản chất của ngôn ngữ chính là đa âm và đa nghĩa. Sự đa nghĩa của
ngôn ngữ đã dẫn người đọc đi theo những con đường khác nhau, vì vậy người đọc dễ
đi đến kết quả sai. Vì lẽ đó, tùy năng lực, tùy tư duy của từng người đọc, họ sẽ tìm
cách tái tạo bức tranh ngôn ngữ để từ đó xây dựng bức tranh thế giới theo những cách
khác nhau. Nguyên nhân thứ hai nằm ở tính hình tượng hóa sinh động, không ít lần
đã khiến độc giả đồng nhất hình tượng trong tác phẩm với các hiện tượng ngoài đời
sống. Vì vậy mới có chuyện, khi Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư ra đời, có
một anh cán bộ ở Cà Mau phát biểu rằng mình không thích tác phẩm vì câu chuyện
về mối quan hệ gia đình, cha con trong truyện này phản ánh không đúng cuộc sống,
tâm tư của người dân Cà Mau…Nhưng một vấn đề quan trọng không kém cũng có
thể dẫn đến hiện tượng đọc sai là do yếu tố ngữ cảnh. Yếu tố ngữ cảnh xuất phát từ
các vấn đề tâm lí, sinh lí, giới tính, lứa tuổi, xã hội, thời đại… Bởi chính hiện tượng
14


“đọc sai” tồn tại như một quy luật tất yếu, thế nên trong quá trình HS đọc tác phẩm

trong SGK và hệ thống văn bản mở rộng, người GV cần lưu ý sự chi phối của quá
trình “đọc sai” đến việc chọn lựa và phân tích dẫn chứng của HS. Việc tổ chức thảo
luận nhóm theo các kĩ thuật DH tích cực, hiện đại sẽ góp phần tạo ra môi trường
tương tác ý tưởng và giúp các HS tiếp cận được trường tiếp nhận riêng từ bạn học.
Phương pháp thảo luận nhóm suy cho cùng là một cách thức học tập phát huy được
tiềm năng và ưu điểm của phương thức “đọc sai”, cũng như tạo ra môi trường thích
hợp để HS rèn luyện kĩ năng chọn lựa dẫn chứng trọng tâm, kĩ năng so sánh đối chiếu
các phương thức phân tích khác nhau.
Có rất nhiều hình thức làm nhóm phối hợp với kĩ thuật dạy học tích cực mà
những nhà nghiên cứu giáo dục đã đưa ra nhằm dạy học sinh không chỉ tiếp thu kiến
thức tốt mà còn phát triển năng lực. Điều quan trọng là giáo viên linh hoạt tuỳ theo
bài học để chọn kĩ thuật phù hợp.
Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của của giáo viên và
học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trình
dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học.
Một số kĩ thuật DH hiện đại được sử dụng phổ biến là: Kĩ thuật mảnh ghép, KT khăn
trải bàn, KT ổ bi, KT tia chớp, KT bể cá, KT phòng tranh, KT chia sẻ nhóm đôi, KT
Kipling (Phát huy hiệu quả đặc biệt ở thao tác đọc lấy thông tin trong quá trình đọc
hiểu văn bản văn học), KT KWL, KT đọc tích cực, KT/Phương pháp đóng vai,v.v…
Ví dụ minh họa: Chuyên đề Kĩ năng So sánh văn học – Chương trình Ngữ văn
Chuyên lớp 10 HK 2.
-Hình thức: HS làm việc nhóm
-Kĩ thuật DH:Nêu vấn đề, gợi mở, hoạt động nhóm.
-Mục tiêu của bài học là HS tiến hành So sánh để nhận ra những điểm khác
nhau giữa nghị luận so sánh và các dạng nghị luận khác.Từ việc chỉ ra điểm giống và
15


khác nhau của đối tượng so sánh, đi đến lí giải nguyên nhân sự khác nhau của các
hiện tượng văn học.

-Trong phần hoạt động Thực hành hoạt động so sánh, HS cần chọn và phân
tích ngữ liệu làm sao để giải quyết yêu cầu: Phân tích điểm giống và khác nhau
giữa sử thi Ô đi xê và sử thi Đăm Săn.
-Nhiệm vụ của các nhóm.
+ Nhóm 1, Nhóm 2:Làm rõ điểm giống nhau (kết hợp lí giải)
+ Nhóm 3, Nhóm 4: Làm rõ điểm khác nhau (kết hợp lí giải).
-Cách thức thực hiện:
+ Hai hoặc ba dãy tạo thành một nhóm.
+Thời gian thảo luận và ghi lên giấy là 6 phút. Sau khi hết giờ, HS lần
lượt dán kết quả lên bảng và trình bày.
-Kết quả tập hợp dẫn chứng của HS:
*Giống nhau:
+Đều là anh hùng sử thi: hội tụ phẩm chất tốt đẹp và ước mơ của cộng đồng.

Đăm Săn: Sức mạnh phi thường, nhân cách cao đẹp ; Thể hiện ước
mơ cuộc sống thịnh vượng.

Uy lít xơ: mạnh mẽ, tài trí ; ước vọng cuộc sống ổn định, khám phá
vùng đất mới, ước mơ trở về quê hương của những kẻ tha phương.
+Xây dựng nhân vật: hành động, đối thoại => Dựng cảnh: màn kịch đầy căng
thẳng, hấp dẫn.
+Con người sánh ngang thần linh => Tự chủ. (Tư duy thần thoại -->Sử thi)
+Biểu tượng tượng trưng tình yêu: Miếng trầu của Hơ nhị; Chiếc giường của Uy
lít xơ.
+Ngôn ngữ giàu nhạc điệu, hình ảnh so sánh hấp dẫn; Giọng điệu ngợi ca.

16


-Khác nhau:

Sử thi Đăm Săn

Sử thi Ô đi xê

Thời
đại

Chiến tranh thị tộc => Khát vọng
hòa bình, thịnh vượng.

Kết thúc chiến tranh thị tộc, dần
chuyển sang chiếm hữu nô lệ
=>khát vọng khám phá, mở
mang bờ cõi.

NV
trun
g
tâm

Nhấn mạng sự giàu có, thịnh
vượng

Vẻ đẹp trí tuệ.

Mối
quan
hệ
với
thần

linh

Ông trời chi phối, cầu hôn nữ
thần Mặt trời thất bại =>phụ
thuộc và tôn trọng tự nhiên (tư
duy đặc trưng của văn hóa nông
nghiệp)

Chống lại những vị thần tối cao
=>Muốn chinh phục và cải tạo
thiên nhiên (tư duy đặc trưng
văn hóa du mục)

Tình
yêu

hôn
nhân

-Chặt cây sinh mệnh của vợ và
cầu hôn nữ thần mặt trời =>
muốn chiến thắng tập tục (vươn
tới tự do)

-Cuộc hôn nhân chung thủy=>
Sự tiến bộ (XH nguyên thủy->văn minh)

-Miếng trầu: tượng trưng tình
nghĩa vợ chồng và sức mạnh thị
tộc.

-Ăn mừng chiến thắng (Lễ hội)
=> Con người cộng đồng, tập
thể.

-Chiếc giường: tượng trưng tình
yêu, sự chung thủy, thử thách
cần thiết.
-Cảnh đoàn tụ: Không gian
riêng tư, ấm cúng =>Con người
cá nhân, đời tư.

Như vậy, phương pháp thảo luận nhóm có thể trong một thời gian ngắn tạo ra
hiệu quả cao, HS huy động dẫn chứng đồng thời và hỗ trợ cho nhau để giải quyết vấn
đề. Các dẫn chứng vừa thuộc ngữ liệu trong tác phẩm vừa huy động đến kiến thức
văn hóa phương Đông – Phương Tây (Biểu tượng, phong tục, tâm lí), đặc trưng thi
pháp sử thi mang tính chất đặc thù dân tộc, v.v...
17


Vì giới hạn của chuyên đề, chúng tôi chỉ đề xuất, trình bày hai kĩ thuật DH tích
cực như những ví dụ thực tiễn có giá trị chứng minh:
* Kĩ thuật “ Hỏi và trả lời”
Đây là KTDH giúp cho HS có thể củng cố, khắc sâu các kiến thức đã học
thông qua việc hỏi và trả lời các câu hỏi. Kĩ thuật này có thể tiến hành như sau: GV
nêu chủ đề. GV (hoặc 1 HS) sẽ bắt đầu đặt một câu hỏi về chủ đề và yêu cầu một HS
khác trả lời câu hỏi đó. HS vừa trả lời xong câu hỏi đầu tiên lại được đặt tiếp một câu
hỏi nữa và yêu cầu một HS khác trả lời. HS này sẽ tiếp tục quá trình trả lời vàđặt câu
hỏi cho các bạn cùng lớp,... Cứ như vậy cho đến khi GV quyết định dừng hoạt động
này lại.
Mục đích: Kích thích, dẫn dắt học sinh suy nghĩ, khám phá ngữ liệu có sẵn

và nguồn kiến thức cá nhân.
Yêu cầu câu hỏi: Ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với thời gian thực tế.
GV Không ghép nhiều câu hỏi cùng thành một câu hỏi móc xích, không hỏi nhiều
vấn đề cùng một lúc...
Kĩ thuật này một số GV thường áp dụng khi day các tiết tự chọn về các tác
phẩm văn học, khi cần hệ thống lại, ôn lại kiến thức cả tác phẩm. Tùy theo tính chất
bài mà GVcó thể giao cho HS tự chuẩn bị câu hỏi, hoặc GV biên soạn sẵn, ghi ra
nhiều phiếu nhỏ, gấp lại và sau câu trả lời của HS thì chính em đó tự đặt câu hỏi hoặc
lại gắp thăm câu hỏi cho bạn kế tiếp.
Ví dụ minh họa:Bài “Ông già và biển cả” (E. Hemingway) – CT Ngữ văn 12
tập 2
Hệ thống câu hỏi để dẫn dắt HS tiếp cận với hình ảnh cá kiếm và mối quan hệ
ông lão – cá kiếm.


Hệ thống câu hỏi có vấn đề:
18


? Em hãy tìm đoạn văn khắc họa khoảnh khắc kề cận cái chết của cá kiếm.
? Em cảm nhận lần xuất hiện cuối cùng này của cá kiếm như thế nào? Qua đó,
ta có kết luận gì về thái độ của tác giả dành cho cá kiếm.
? Qua hình ảnh cá kiếm, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên ở đây
là gì.
? Theo em, tại sao một ước mơ giản dị, đời thường của ông lão đánh cá lại
mang tầm vóc lí tưởng.
? Sau khi đã tìm hiểu về hình tượng ông lão và cá kiếm, các em hãy chỉ ra mối
quan hệ giữa hai hình tượng này.
? Thông qua sự cảm thông xuất hiện trong cuộc đấu giữa ông lão và con cá,
đồng thời liên hệ thực tế, theo em, có lúc nào chúng ta phải tự phá hủy những thứ

mình yêu quý không?
? Con cá là sức mạnh của thiên nhiên, một sinh vật của tự nhiên. Vậy cần ứng
xử như thế nào khi phải chinh phục thiên nhiên, phải khai thác thế giới tự nhiên để
phục vụ con người?
Qua việc áp dụng kĩ thuật này trong việc dạy kiểu bài Nghị luận văn học,GV
có thể kiểm tra nhanh khả năng khai thác ngữ liệu trên văn bản của HS, đồng thời yêu
cầu HS nhanh trí xử lí các yêu cầu được đặt ra xâu chuối theo mạch giải quyết các chi
tiết trong tác phẩm, chủ đề thông điệp và cái lí của sự phát triển tâm lí, hành động
nhân vật.
*Kĩ thuật Viết tích cực
Kĩ thuật này có thể sử dụng sau tiết học để tóm tắt nội dung đã học, có thể sử
dụng trong các tiết luyện tập kĩ năng viết để HS phản hồi cho GV về việc nắm kiến
thức của các em và những chỗ HS còn hiểu sai.

19


Cách thực hiện :
- GV đặt câu hỏi và dành thời gian cho HS tự do viết câu trả lời. GV cũng có
thể yêu cầu HS liệt kê ngắn gọn những gì các em biết về chủ đề đang học trong
khoảng thời gian nhất định.
- GV yêu cầu một vài HS chia sẻ nội dung mà các em đã viết trước lớp. Với
nhiệm vụ viết nhằm chứng minh luận điểm, HS sẽ có nhiều cơ hội thể hiện khả năng
thu thập và phân tích dẫn chứng trong giới hạn thời gian. Việc trình bày trước lớp kết
quả viết tích cực cũng là một cách thức hiệu quả để GV và các HS khác quan sát cách
lấy dẫn chứng cũng như những lỗi lựa chọn dẫn chứng của HS.
Ví dụ minh họa : Bài Luyện tập viết đoạn văn nghị luận – Chương trình Ngữ
văn Nâng cao lớp 10 HK 2.
-Hình thức HĐ: Làm việc cá nhân
-Kĩ thuật DH: Nêu vấn đề, gợi mở, KT viết tích cực.

-Hoạt động Luyện tập – Vận dụng – Mở rộng, GV hướng dẫn và kiểm trả HS
viết đoạn văn NL văn học.
GV giao nhiệm vụ: Nhà thơ nổi tiếng người Đức Hai – nơ cho rằng: Cuộc đời
của nhà thơ, giá trị của nhà thơ không nên tìm ở đâu khác mà phải chính trong tác
phẩm của họ.Từ việc cảm nhận một số bài thơ trong chương trình Ngữ văn 10 THPT,
anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.
-Kết quả thu nhận: Kiểm tra 5 đoạn văn nghị luận của HS. GV không chỉ tập
trung đánh giá, nhận xét về câu chủ đề, sự phù hợp của cách lập luận, tính liên kết
trong đoạn văn mà còn cần tập trung vào việc triển khai dẫn chứng có làm rõ được
vấn đề không. Có thể liệt kê ở đây hai luận điểm chính mà HS tập trung khai triển,
phân tích dẫn chứng nhằm làm rõ:

20


+Đặc trưng của thơ là sự tự thể hiện, bộc lộ trực tiếp thế giới tinh thần nhà thơ
=> qua tác phẩm, người đọc nhận ra bóng dáng cuộc đời, hiểu cách nhìn, cách cảm,
lắng nghe được điệu hồn riêng của nhà thơ.
+Mỗi bài thơ là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật đầy khổ hạnh và
nghiêm túc tìm tòi, sáng tạo =>Tác phẩm là căn cứ đánh giá tài năng, tâm huyết của
nhà thơ.
Nói tóm lại, phương pháp làm nhóm và việc phối kết hợp các kĩ thuật DH tích
cực sẽ tạo nên môi trường thích hợp để HS rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn
chứng trong kiểu bài nghị luận văn học.
II.1.2.Phương pháp dạy học nghiên cứu tình huống và Giải quyết vấn đề
Như chúng ta đã biết, trong bối cảnh giáo dục hiện đại, giáo viên phải từng
bước chuyển từ phương pháp giảng dạy truyền thụ kiến thức một chiều sang phương
pháp dạy học mới, trong đó học sinh dưới sự tổ chức, gợi mở, dẫn dắt của giáo viên
tự mình chiếm lĩnh bài văn, tự rút ra những kết luận, những bài học cần thiết cho
mình với sự chủ động tối đa. Có như vậy, học sinh mới thấy hứng thú và cảm thấy

mình cũng là người “đồng sáng tạo” với tác giả. Đối với vấn đề khai thác dẫn chứng
cũng vậy, GV không liệt kê dẫn chứng có sẵn, cũng như không bắt buộc HS chỉ
khoanh vùng phạm vi tài liệu nhất định, mà GV cần gợi ý, dẫn dắt HS đến các tình
huống thực sự có vấn đề, lúc ấy, HS mới có nhu cầu phát hiện tối đa tiềm năng ngữ
liệu, vận dụng dẫn chứng làm sao để giải quyết được vấn đề (GQVĐ).
Không những vậy PPDH GQVĐ trong môn Ngữ văn còn hướng đến thực hiện
hiệu quả ba phương diện của trình độ đọc (trong năng lực đọc hiểu): Thu thập thông
tin, giải thích văn bản, phân tích và đánh giá. Dạy học GQVĐ không hề mâu thuẫn
với thuộc tính nghệ thuật của môn ngữ văn mà vô cùng cần thiết cho phương pháp
học văn hiệu quả.

21


Vậy vì sao việc tổ chức giải quyết các tình huống có vấn đề lại hỗ trợ hiệu quả
cho quá trình HS giỏi văn rèn luyện kĩ năng chọn và phân tích dẫn chứng? Cũng như
GV cần chú ý điều gì khi triển khai PP DH giải quyết vấn đề ?
Thứ nhất,Chương trình tiếp cận năng lực hướng đến chia văn bản theo phương
án: VB hư cấu (văn xuôi hư cấu, truyện thơ và kịch); Văn bản văn xuôi phi hư cấu
(bao gồm văn bản các thể văn phi hư cấu và văn nhật dụng); văn bản thơ (bao gồm
thơ trữ tình, trào phúng và thơ văn xuôi).
Với hệ thống văn bản hư cấu, việc hướng dẫn HS phân tích dẫn chứng để tiếp
nhận sâu sắc có một số khác biệt nhất định đối với văn bản phi hư cấu. Trong văn bản
hư cấu, HS cần hiểu và tiếp cận với những vấn đề liên quan đến năng lực tưởng
tượng của người nghệ sĩ. Tưởng tượng là sự tự do vượt lên trên hiện tại, thực tại và
trở về đó một cách sâu sắc hơn, chính xác hơn, bản chất hơn. Để phản ánh chân thực
và xúc động về cuộc sống, người nghệ sĩ không chỉ “nhập thân” bằng tưởng tượng
đối với nhân vật của mình mà còn phát xem xét mạch vận động logic của đối tượng
trong bối cảnh xã hội cụ thể. Chính những hiểu lầm của HS về sự hư cấu có dụng ý
trong các văn bản văn học và cách HS xa rời dẫn chứng là lí do cản trở các em nhìn

nhận vấn đề trong mối liên hệ với thông điệp tác phẩm cũng như thực tiễn được phản
ánh. GV cần giúp HS gỡ bỏ những hiểu nhầm liên quan đến năng lực tưởng tượng
của người nghệ sĩ.
Ví dụ minh họa: Khi tiếp nhận phần kết thúc truyện “Chí Phèo” (Nam Cao) –
CT Ngữ văn 11 HK 1.
GV đặt ra vấn đề: Tại sao Chí Phèo không thỏa hiệp với Bá Kiến để tránh cái
chết bi phẫn ? , có HS cho rằng: cái kết đau đớn là sự áp đặt của một trí tưởng tượng
tùy tiện, để nhân vật sống thì có mất gì đâu. GV cần hướng dẫn HS giải quyết vấn đề
thông qua việc bám sát đặc điểm của một tác phẩm hiện thực nhân đạo: điển hình hóa
và quy luật phát triển tâm lí nhân vật. GV cần kiểm tra khả năng gợi ra dẫn chứng
22


(ngữ liệu, kiến thức lí luận VH) của HS để chứng minh. Cụ thể trong trường hợp trên
là:
+Điển hình hóa: cái “lạ” trong xây dựng Chí Phèo là ở chỗ Chí không thể thỏa
hiệp với Bá Kiến như Binh Chức hay Năm Thọ, vì chúng còn vợ con, kế sinh nhai và
thật ra chúng chỉ cần tiền – thứ bị bóc lột mà thôi. Còn cuộc đời Chí, hoàn toàn cô
độc, chẳng còn gì để mất. (Ngữ liệu về ngôn ngữ đối thoại xen độc thoại của Chí)
+Quy luật phát triển tâm lí: Cuộc gặp gỡ với Thị đã nhen nhóm ngọn lửa lương
thiện trong Chí. Thế nhưng, hắn không thể tiếp tục sống cuộc sống như trước, khi bị
bỏ rơi và khi ý thức chính mình trở về. (HS cần phát hiện được sự khác nhau trong
miêu tả tâm lí Chí Phèo ở từng giai đoạn).
Như vậy, để HS có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh từ yếu tố tưởng tượng
của văn bản hư cấu, thì GV cần hỗ trợ, hướng dẫn HS khai phá mạch logic của vấn đề
(ví dụ minh họa cụ thể : phép biện chứng tâm hồn, dụng ý của biện pháp phóng đại
trong tác phẩm hiện thực trào phúng,..), đó là những dẫn chứng đắt giá nhất.
Thứ hai, trong công tác thiết kế giáo án, GV phải dự trù các tình huống có vấn
đề (cách giải quyết và cách tổ chức, hướng dẫn HS giải quyết) nhằm đánh vào khả
năng khai thác ngữ liệu cũng như kĩ năng phân tích sâu ngữ liệu của HS. GV cần lưu

ý rằng:
-Tình huống có vấn đề ở đây có thể là tình huống chuyên môn hoặc tình huống
nảy sinh từ thực tiễn; có thể giải quyết trên lớp hoặc hướng dẫn về nhà, tự học.
-Lồng ghép các tình huống sao cho hợp logic và hỗ trợ việc nắm bắt thông tin
thẩm mỹ, thông tin xã hội và các tri thức liên quan. Các tình huống có vấn đề phải
liên kết với nội dung trước và sau đó.
-Khi xây dựng tình huống, GV cần chú trọng kĩ năng xử lí văn bản của HS.
*Khảo sát một số ví dụ:
23


Ví dụ minh họa:Bài “Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn” (Ngô Sĩ Liên) – CT
Ngữ văn lớp 10 HK 2.
-Xác định những nội dung có tính vấn đề (hỗ trợ cho việc hình thành kĩ năng):
Chi tiết “mỗi khi đất nước có giặc vào cướp, nhân dân đến lễ ở đền ông, hễ tráp dựng
kiếm có tiếng kêu thì thế nào cũng thắng lớn” có thể coi chiến thắng lịch sử gắn với
mê tín dị đoan không?; Ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước lời cha dặn dò “Con mà
không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được”
có mâu thuẫn với lòng trung ông dành cho vua không? Bài học từ cách giải quyết
mâu thuẫn của Trần Quốc Tuấn,…
-Mối quan hệ của các tình huống với tri thức trước đó (sức thuyết phục trong
lời tâu trình lên vua ) và tri thức sau (nền tảng để giải quyết nội dung kiến thức sau
đó: Đặc điểm nhân vật Trần Quốc Tuấn qua các tình huống và mối quan hệ).
-Dự tính khả năng HS thực hiệnyêu cầu đó, đồng thời xác định với tình huống
(nội dung) xyz thì cần sử dụng, phát huy kĩ năng nào (tìm hiểu vấn đề, thiết lập không
gian vấn đề, nhận diện lời thoại nhân vật…), từ đó định hướng HS cần làm, trình bày
gì và mẫu công việc cần đưa ra (Dạng câu hỏi, phiếu học tập).
+Câu hỏi chứa vấn đề: Ứng xử của Trần Quốc Tuấn trước lời cha dặn dò có
cho thấy ông bất hiếu hay không? Cách giải quyết mâu thuẫn của ông như thế nào?
+Kĩ năng khai thác các ngữ liệu cần thiết:



Tìm hiểu vấn đề: Ngữ liệu về lời cha dặn; Vấn đề nảy sinh là gì? (Phép thử “lời cha
dặn” cho thấy mâu thuẫn giữa “báo hiếu” và “tận trung” , Trần Quốc Tuấn vì sao



dùng phép thử này lại có thể thuyết phục người khác về chữ “Trung”)
Thiết lập không gian vấn đề: Thu thập thông tin cho thấy phản ứng của các nhân vật
khác trước phép thử, xác định kiến thức trước đó để tạo liên hệ (lời tâu trình của Trần
Quốc Tuấn lên vua cho thấy một tình yêu tha thiết với đất nước), đề xuất chiến lược

24


giải quyết (Vì sao Trần Quốc Tuấn làm vậy, tác dụng của phép thử, đặt giả thuyết bản
thân mình cũng “nắm vận nước trong tay” như ông thì mình có làm phản không?)
1/Với
bản thân:

n
g
2/Với gia nô
x


3/Với
con trưởng
c


a
4/Với con thứ:
T
r

n

Q
u

c

T
u

n

t
r
ư

c

Mục đích phân tích ngữ liệu:
+Nguyên nhân hành động của TQT: giải quyết mâu thuẫn âm ỉ
trong nội bộ thân tín =>Tránh hậu họa về sau.

l

i


Hình 1. Thu thập thông tin về phản ứng của các nhân vật khác trước phép thử

c
h
a

d

n

25


×