Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 142 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ KIM ANH

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH
GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG
VIỆT
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG
LỰC
Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI
NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8140114

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn: “Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường
tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” là công trình nghiên cứu

của riêng tôi.
Các số liệu có nguồn gốc rõ ràng, tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả



Lê Kim Anh

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Ban Giám
hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Tâm lý - Giáo dục Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Cao học
Quản lí giáo dục.
Đặc biệt xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh
Huyền
- Cán bộ hướng dẫn, người luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của học viên,
khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn học viên trong quá trình nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn Phòng GD&ĐT thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên, Ban Giám hiệu, cán bộ, giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn thành
phố đã tạo điều kiện, ủng hộ giúp tôi điều tra, thu thập số liệu trong quá trình
nghiên cứu.
Xin gửi lời cảm tạ đến tất cả những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng đường đã qua.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2020
Tác giả luận văn

Lê Kim Anh

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
MỤC LỤC............................................................................................................... iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...............................................................
viii

DANH

MỤC

......................................................................................

CÁC

BẢNG
ix

MỞ

ĐẦU................................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ........................................................................................... 3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu..................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học ............................................................................................. 4
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4
8. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ

KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC ...........
7
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 7
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực................................................................ 7
1.1.2. Những nghiên cứu về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của
học sinh theo định hướng phát triển năng lực ............................................... 10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài.................................................................... 14
1.2.1. Đánh giá; Đánh giá kết quả học tập............................................................. 14
1.2.2. Năng lực, năng lực học sinh, phát triển năng lực ........................................ 16
1.2.3. Đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực................... 17
1.2.4. Quản lý; Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập theo định
hướng
phát triển năng lực......................................................................................... 19
3


1.3. Hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở trường tiểu học ........................................................
20
1.3.1. Nội dung, chương trình môn Tiếng Việt ở tiểu học .................................... 20

4


1.3.2. Mục tiêu, bản chất của hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng năng lực học sinh ở trường tiểu học .......................................
21
1.3.3. Nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng

phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.............................................. 23
1.3.4. Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.............................................. 24
1.3.5. Các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học................................................ 25
1.3.6. Các phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực học sinh tiểu học................................................................
27
1.3.7. Các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học..................................... 29
1.4. Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học .................................. 29
1.4.1. Lập kế hoạch đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực học sinh .......................................................................... 29
1.4.2. Tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học .................. 30
1.4.3. Chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học .......................... 32
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học .......... 35
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học ......
36
1.5.1. Yếu tố chủ quan ........................................................................................... 36
1.5.2. Yếu tố khách quan ....................................................................................... 38
Kết luận chương 1.................................................................................................. 40
Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ 41HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU
HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN............. 41


5


2.1. Khái quát chung về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục - đào tạo của
thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 41
2.1.1. Về tình hình KT - XH của thành phố Thái Nguyên .................................... 41

6


2.1.2. Tình hình giáo dục đào tạo tiểu học ở thành phố Thái Nguyên .................. 42
2.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng ......................................................... 44
2.2.1. Mục đích khảo sát........................................................................................ 44
2.2.2. Nội dung khảo sát ........................................................................................ 44
2.2.3. Đối tượng khảo sát và phương pháp khảo sát.............................................. 44
2.2.4. Cách thức xử lý kết quả khảo sát................................................................. 45
2.3. Thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái
Nguyên tỉnh Thái Nguyên................................................................................
46
2.3.1. Thực trạng thực hiện các mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh...................................................
46
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ............................................... 47
2.3.3. Thực trạng các hình thức đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo
định hướng phát triển năng lực học sinh ....................................................... 50
2.3.4. Thực trạng các phương pháp đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.....................

51
2.3.5. Thực trạng các lực lượng tham gia đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.............
52
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành
phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.............................................................. 53
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học
thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên.................................................... 53
2.4.2. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các
trường tiểu học thành phố Thái Nguyên ....................................................... 54
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai hoạt động đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường
7


tiểu học thành phố Thái Nguyên ................................................................... 56

8


2.4.4. Thực trạng kiểm tra hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học
thành
phố Thái Nguyên ........................................................................................... 59
2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động đánh giá kết quả học
tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các
trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ..........................

60
2.6. Đánh giá chung về thực trạng........................................................................ 62
2.6.1. Những kết quả đạt được............................................................................... 62
2.6.2. Những tồn tại, hạn chế................................................................................. 63
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng ........................................................................ 63
Kết luận chương 2.................................................................................................. 64
Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN .........................
65
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp................................................................. 65
3.1.1. Nguyên tắt đảm bảo tính mục tiêu............................................................... 65
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ................................................................ 65
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống .............................................................. 66
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn .............................................................. 67
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ................................................................. 68
3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học
thành phố Thái Nguyên ................................................................................. 69
3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và phụ
huynh học sinh về đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ............................................................... 69
3.2.2. Huy động cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường cùng tham gia xây
dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt
theo định hướng phát triển năng lực học sinh ................................................. 73
9


3.2.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn

Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh............................. 76

10


3.2.4. Chỉ đạo bồi dưỡng nâng cao năng lực đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh cho đội ngũ
giáo viên ........................................................................................................ 78
3.2.5. Tăng cường hoạt động dự giờ, sinh hoạt tổ, khối chuyên môn về đổi
mới đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển
năng lực học sinh cho giáo viên .................................................................... 83
3.2.6. Chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh
ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên .............................................. 84
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường
tiểu học thành phố Thái Nguyên ....................................................... 86
3.4. Khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản
lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng
phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái
Nguyên, tỉnh Thái Nguyên ............................................................................ 87
3.4.1. Giới thiệu về quá trình khảo nghiệm ........................................................... 87
3.4.2. Kết quả khảo nghiệm ................................................................................... 89
Kết luận chương 3.................................................................................................. 93
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 94
1. Kết luận.............................................................................................................. 94
2. Khuyến nghị....................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................... 98
PHỤ LỤC


vii


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQL

: Cán bộ quản lý

CT

: Cần thiết

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

GD

: Giáo dục

GV

: Giáo viên

HS

: Học sinh

KQHT


: Kết quả học tập

KT - XH

: Kinh tế - xã hội

NL

: Năng lực

NV

: Nhân viên

PTNL

: Phát triển năng lực

QT

: Quan trọng TBDH

: Thiết bị dạy học THCS

:

Trung học cơ sở THPT

:


Trung học phổ thông

8


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học ở thành phố
Thái Nguyên năm học 2019-2020 ...................................................... 43
Bảng 2.2. Thang đo khoảng theo giá trị trung bình ............................................ 45
Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, GV trường tiểu học về thực trạng thực hiện
mục tiêu đánh giá KQHT môn TV theo định hướng PTNL học sinh
.....46
Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV trường tiểu học về thực trạng thực hiện các
nội dung đánh giá KQHT môn TV theo định hướng PTNL học
sinh.....48
Bảng 2.5. Đánh giá của CBQL, GV trường tiểu học về thực trạng thực hiện
các hình thức đánh giá KQHT môn TV theo định hướng PTNL
học sinh ............................................................................................... 50
Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng thực hiện các
phương pháp đánh giá KQHT môn TV theo định hướng PTNL
học sinh ............................................................................................... 51
Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng lập kế hoạch đánh
giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh ................................ 53
Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng tổ chức thực hiện
hoạt động đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh ...... 55
Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng chỉ đạo triển khai
hoạt động đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh ...... 57
Bảng 2.10. Đánh giá của CBQL trường TH về thực trạng kiểm tra hoạt động
đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL học sinh ....................... 59
Bảng 2.11. Đánh giá của CBQL, GV trường TH về thực trạng các yếu tố ảnh

hưởng đến quản lý đánh giá KQHT môn TV theo hướng PTNL
học sinh ............................................................................................... 60
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm về mức độ cấp thiết của các biện pháp quản lý
hoạt động đánh giá KQHT môn Tiếng Việt theo định hướng PTNL
học sinh ở các trường TH ........................................................ 90
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động đánh giá KQHT môn TV theo định hướng PTNL học
sinh ở
9


các trường TH...................................................................................... 91

10


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là “một điều kiện
thúc đẩy và là điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện những mục tiêu kinh tế xã hội, xây dựng và bảo vệ đất nước”. Để nâng cao chất lượng giáo dục, cần đổi
mới đồng bộ các thành tố của quá trình giáo dục, trong đó có kiểm tra, đánh giá.
Nghị quyết 29 - NQ/TW ngày 4/11/2013 có xác định “Đổi mới căn bản hình thức
và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm
trung thực, khách quan: Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo
cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế
giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học
với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của
người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội…”.
Để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục, ngoài việc hoàn thiện và đổi mới nội
dung giáo dục thì cần thiết phải không ngừng đổi mới phương pháp dạy học. Đổi

mới phương pháp dạy học không thể tách rời đổi mới kiểm tra, đánh giá. Khi nói
đến mục tiêu kiểm tra đánh giá, trước hết người ta nhận thấy kiểm tra đánh giá là
một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học. Kiểm tra, đánh giá vì sự
tiến bộ của học sinh. Đánh giá một quá trình học tập, đánh giá diễn ra trong suốt
quá trình dạy và học. Không chỉ giáo viên biết cách thức, các kỹ thuật đánh giá
học sinh mà điều quan trọng không kém là học sinh phải học được cách đánh giá
của giáo viên, phải biết đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá kết quả học tập rèn
luyện của chính mình. Có như vậy, học sinh mới tự phản hồi với bản thân xem kết
quả học tập, rèn luyện của mình đạt mức nào/đến đâu so với yêu cầu, tốt hay chưa
tốt như thế nào. Với cách hiểu đánh giá ấy mới giúp hình thành năng lực của học
sinh, cái mà chúng ta đang rất mong muốn. Đánh giá phải lượng giá chính xác,
khách quan kết quả học tập, chỉ ra được học sinh đạt được ở mức độ nào so với
mục tiêu, chuẩn đã đề ra. Sau khi học sinh kết thúc một giai đoạn học thì tổ chức
đánh giá, để giáo viên biết được những kiến thức mình dạy, học sinh đã làm chủ
được kiến thức, kỹ năng ở phần nào và phần nào còn hổng…

1


1.2. Đổi mới kiểm tra đánh giá sẽ là động lực thúc đẩy các quá trình khác
như đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới cách thức tổ chức hoạt động dạy học,
đổi mới quản lý… Nếu thực hiện được việc kiểm tra đánh giá hướng vào đánh giá
quá trình, giúp phát triển năng lực người học, thì lúc đó quá trình dạy học trở nên
tích cực hơn rất nhiều. Quá trình đó sẽ nhắm đến mục tiêu xa hơn, đó là nuôi
dưỡng hứng thú học đường, tạo sự tự giác trong học tập và quan trọng hơn là gieo
vào lòng học sinh sự tự tin, niềm tin “người khác làm được mình cũng sẽ làm
được”…
Mục đích của việc đánh giá là giúp giáo viên đổi mới phương pháp,
hình thức tổ chức dạy học, hoạt động trải nghiệm ngay trong quá trình và kết thúc
mỗi giai đoạn dạy học, giáo dục. Bên cạnh đó, kịp thời phát hiện những cố gắng

tiến bộ của học sinh để động viên khích lệ và phát hiện những khó khăn chưa thể
vượt qua của học sinh để hướng dẫn giúp đỡ, đưa ra nhận định đúng những ưu
điểm và hạn chế của học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động rèn luyện, học tập của học sinh. Tiếp đến giúp học sinh có khả
năng tự đánh giá, tham gia đánh giá; tự học, tự điều chỉnh cách học; giao tiếp, hợp
tác; có hứng thú học tập để rèn luyện và tiến bộ.
1.3. Ở bậc tiểu học nói chung và các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên
nói riêng, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bước đầu đã
được quan tâm thực hiện đổi mới theo Thông tư 22/ BGD - ĐTvà đạt được những
kết quả nhất định. Tuy nhiên trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay, dạy học theo
tiếp cận năng lực học sinh, việc tổ chức hoạt động dạy học, đánh giá kết quả học
tập cũng cần hướng đến phát triển năng lực cho học sinh, thì còn tồn tại những bất
cập. Qua thực tiễn việc kiểm tra đánh giá các môn học nói chung và môn Tiếng
Việt nói riêng ở cấp tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy: quan niệm về kiểm
tra, đánh giá của một bộ phận cán bộ quản lí, giáo viên và phụ huynh học sinh còn
theo tiếp cận nội dung. Khi đánh giá học sinh, giáo viên còn nhận xét một cách
chung chung như: có tiến bộ, cần cố gắng phát huy, tương đối tốt, tạm được
hoặc bài làm quá kém, quá tệ hại, lạc đề, không chịu học bài,… Việc đánh giá còn
nặng về hình thức, độ chính xác chưa cao, chưa chỉ rõ được những mảng kiến
thức/kỹ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức/kỹ năng nào còn yếu để điều


chỉnh. Giáo viên ra đề kiểm tra hầu hết chưa đủ bốn mức độ theo quy định.
Chính vì vậy chưa phát huy được


đúng vai trò của kiểm tra, đánh giá, chưa tạo động lực cho học sinh, chưa
hướng vào phát triển được năng lực cho học sinh. Điều này đặt ra cho ngành giáo
dục, các cấp quản lí cũng như bản thân mỗi người giáo viên phải xem xét lại vấn
đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh làm sao cho đó là động lực thúc

đẩy học sinh phát triển, đánh giá là căn cứ giúp giáo viên nhìn vào đó để điều
chỉnh hoạt động dạy, học sinh điều chỉnh hoạt động học cho tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động đánh
giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học
sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” làm đề
tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết
quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các
trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, luận văn đề xuất một
số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt, góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu học.
3.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng hoạt động đánh giá và quản lý hoạt
động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực
học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu
học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên.



4.2. Khách thể nghiên cứu
Quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh ở
các trường tiểu học.
5. Giả thuyết khoa học
Hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát
triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên đã được quan tâm thực hiện, tuy nhiên còn tồn tại những bất cập. Nếu đề
xuất được những biện pháp quản lý hoạt động, đánh giá kết quả học tập môn Tiếng
Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh một cách khoa học, phù hợp với
điều kiện thực tiễn nhà trường và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, thì sẽ nâng
cao hiệu quả học tập môn Tiếng Việt, phát triển các năng lực chung và năng lực
ngôn ngữ cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở tiểu học.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý
hoạt động đánh giá kết quả học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng
lực học sinh khối lớp 5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, đề xuất các
biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định
hướng phát triển năng lực học sinh của Hiệu trưởng các trường tiểu học thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Về địa bàn nghiên cứu: Nghiên cứu tại 5 trường tiểu học thuộc 5 cụm
chuyên môn, gồm các trường: Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Huệ, Nguyễn Viết Xuân,
Phú Xá, Tân Cương thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Về đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Tổ trưởng tổ chuyên
môn, Chủ tịch Công đoàn nhà trường và một số giáo viên, học sinh khối lớp 5 của
5 trường tiểu học nói trên.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Các phương pháp nghiên cứu lý luận gồm: Phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết; phương pháp so sánh; tổng hợp hóa và khái quát hóa các tài liệu lý
thuyết.



Sử dụng các phương pháp trên để nghiên cứu các văn kiện, Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng; các văn bản pháp luật của Nhà nước về Giáo dục và Đào tạo;
nghiên cứu các quy định của ngành về quản lý hoạt động chuyên môn; nghiên cứu
các tài liệu, sách, báo, tạp chí khoa học có liên quan đến hoạt động quản lý, hoạt
động dạy học môn Tiếng Việt, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh, để xây dựng khung lý luận của đề tài.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra bằng anket
Sử dụng các mẫu phiếu hỏi để điều tra trên cán bộ quản lý, giáo viên về
thực trạng hoạt động đánh giá kết quả học tập và quản lý hoạt động đánh giá kết
quả học tập của học sinh ở các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên.
7.2.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động dạy và hoạt động học môn Tiếng Việt của học sinh theo
dõi hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh của giáo viên ở các trường
tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
7.2.3. Phương pháp đàm thoại
Tiến hành trò chuyện, trao đổi với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, cha
mẹ học sinh về hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh ở
các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên hiện nay nhằm thu thập thông tin, bổ
sung cho phương pháp điều tra.
7.2.4. Phương pháp chuyên gia
Xin ý kiến chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý
hoạt động đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển
năng lực của học sinh ở các trường tiểu học thuộc thành phố Thái Nguyên mà luận
văn đề xuất.
7.3. Nhóm phương pháp bổ trợ
Sử dụng toán thống kê, một số phần mềm tin học để xử lý kết quả điều tra.

Lập các biểu bảng để so sánh, đối chiếu số liệu nhằm mục đích rút ra những nhận
xét về kết quả nghiên cứu.


8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham
khảo, phần Phụ lục, luận văn còn có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập
tập môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở trường tiểu
học.
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập môn
Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực học sinh ở các trường tiểu học
thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH
HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Ở TRƯỜNG
TIỂU HỌC
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Những nghiên cứu về đánh giá và đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo định hướng phát triển năng lực
Đánh giá là một khoa học luôn luôn gắn liền với hoạt động dạy học và hoạt
động giáo dục, nhiều nước trên thế giới đều rất quan tâm đến khoa học đánh giá
trong giáo dục, dạy học. Có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá.
Nghiên cứu lý thuyết chung về đánh giá trong lớp học như công trình của

C.A. Paloma và Robert L. Ebel “Measuring Educational Achievement” (Đo lường
thành tích giáo dục) đã mô tả rất chi tiết phương pháp đo lường đánh giá học sinh
ở các trường phổ thông ở Mỹ. Công trình này cho thấy việc đánh giá học sinh cần
tập trung vào đánh giá quá trình kiểm tra [7].
Cuốn “Measurement and Evaluation in Teaching” (Đo lường và đánh giá
trong dạy học) của Norman E. Gronlund giới thiệu tới GV và những người đang
tìm hiểu nghiệp vụ sư phạm về những nguyên tắc và quy trình đánh giá cần thiết
cho việc dạy học hiệu quả. Trong cuốn sách này, tác giả đã tiếp tục khẳng định
người học là đối tượng của các đánh giá và đo lường sư phạm, tác giả đã đề cập
các nội dung, hình thức và nguyên tắc trong đánh giá [22].
Trong quyển “A Teacher's Guide to Assessment” (Hướng dẫn GV đánh giá)
do D.s. Frith và H.G.Macintosh lại viết rất cụ thể, chuyên sâu về những lý luận cơ
bản của đánh giá trong lớp học, cách lập kế hoạch đánh giá, cách đánh giá, cho
điểm, và cả cách thức đánh giá bằng nhận xét của giáo viên đối với học sinh. Đây
là cuốn sách gọi mở rất nhiều cho nhà quản lý trong công tác quản lý hoạt động
đánh giá học sinh [10].
Bên cạnh đó, cuốn tài liệu thể hiện xu hướng đánh giá hiện đại đang thịnh
hành của Anthony J.Nitko, Đại học Arizona (Mỹ) mang tên “Educational
Assessment of Students” (Đánh giá học sinh) một lần nữa đã đề cập đến rất nhiều
nội dung của đánh giá học sinh, bao gồm: Phát triển các kế hoạch giảng dạy kết


hợp với đánh giá; các đánh giá về mục tiêu, hiệu quả; đánh giá học sinh. Không
chỉ vậy, cuốn sách còn cho rằng: Đánh giá học sinh còn là trách nhiệm to lớn của
người Hiệu trưởng trong nhà trường, hiệu quả của công tác đánh giá có tốt hay
không là do năng lực quản lý của người Hiệu trưởng nhà trường. Như vậy, tác
phẩm này đã nêu lên vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý trong đánh giá
học sinh nói chung [1].
Ngoài ra có những nghiên cứu cụ thể về quản lý hoạt động đánh giá học
sinh trong các nhà trường hiện nay, như Cuốn “Monitering Educational

Achivement” của N.Postlethwaite (2004); cuốn “Monitering Evaluation: Some
Tools, Methods and Approches” do Worbank phát hành (2004); cuốn “Managing
Evaluation in Educational” của Kath Aspinwall, Tim Simkins, John F. Wilkinson
and M. John Me Auley (1992); cuốn “Mười bước tiến tới hệ thống giảm sát và
đảnh giá dựa trên kết quả” của Jody Zall Kusek, Ray C.Rist (2005), ... Trong các
cuốn tài liệu này đã chỉ cho người đọc thấy các nghiệp vụ quản lý cần thực hiện để
quản lý hoạt động đánh giá học sinh như thế nào cho hiệu quả, làm thế nào cần
đánh giá học sinh trong bối cảnh đổi mói giáo dục trên phạm vi toàn cầu.
Đánh giá theo định hướng PTNL, được coi là một cách tiếp cận, một quan
điểm mới trong đánh giá KQHT. Đánh giá theo định hướng PTNL căn cứ vào kết
quả đầu ra là hệ thống NL mà người học được hình thành và phát triển sau một
giai đoạn hay sau cả quá trình dạy học. Việc đánh giá không chỉ tập trung vào kết
quả cuối cùng mà còn tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả
năng vận dụng tổng hợp tri thức, kĩ năng, thái độ trong các tình huống thực tiễn.
Quan điểm này hiện nay đã phát triển trở thành một xu hướng trong lĩnh vực đánh
giá KQHT. Các tác giả coi đây là một loại hình đánh giá KQHT mới và thường gọi
là loại đánh giá phi truyền thống nhằm phân biệt với loại hình đánh giá truyền
thống.
Các tác giả như W.J Popham [46], T. Kubiszyn và G. Borich [45]; P.W.
Airasian [39] trong các công trình nghiên cứu của mình đều tập trung đề cập đến
hình thức của đánh giá theo định hướng phát triển năng lực (đánh giá sự thực
hiện), trong đó, các tác giả lí giải rõ thế nào là bài kiểm tra sự thực hiện, vai trò của
loại đánh giá này cũng như phân tích các bước cơ bản để tiến hành đánh giá sự


thực hiện. Cũng nghiên cứu về hình thức đánh giá sự thực hiện nhưng các tác giả
J.H McMillan [43],



×