Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.93 KB, 13 trang )

KHÁI QUÁT VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG (PR)
1.1 Giới thiệu sơ lược về Marketing
1.1.1 Khái niệm Marketing
Marketing là một quá rình quản lý xã hội, bởi nó mà các cá nhân và các nhóm người
nhận ra cái mà họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản
phẩm có giá trị với những người khác.
Marketing là các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi bán hàng,quan hệ công chúng…với
mục đích truyền tin,quảng bá về sản phẩm,dịch vụ của doanh nghiệp để thuyết phục được
khách hàng mục tiêu của sản phẩm ấy
- Quảng cáo: là bất kỳ hình thức giới thiệu gián tiếp và khuyếch trương các ý tưởng,sản
phẩm,dịch vụ do người bảo trợ thực hiện mà phải trả tiền.
- Khuyến mãi bán hàng: là những kích thích ngắn hạn nhằm khuyến khích việc sử dụng
dịch vu hay mua sản phẩm
- Quan hệ công chúng: là các chương trình được thiết kế để cổ động hoặc để bảo
vệ,nâng cao hình ảnh của công ty hay các sản phẩm của công ty.
- Bán hàng trực tiếp: là các tương tác trực tiếp với khách hàng tiềm năng nhằm mục
đích giới thiệu, trả lời các câu hỏi và tìm kiếm các đơn đặt hàng.
- Marketing trực tiếp: sử dụng thư, điện thoại, fax, email hoặc Internet để truyền thông
trực tiếp hoặc xin câu trả lời trực tiếp từ những khách hàng cụ thể.
1.1.2 Nội dung của Marketing Mix
Marketing là hoạt động quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Nó sẽ giúp cho doanh
nghiệp đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho chiến lược kinh doanh được thực thi một cách
hiệu quả, tạo dựng được hình ảnh, danh tiếng và nâng cao uy tín thương hiệu trên thương
trường và trong tâm trí khách hàng.
Chính sách về sản phẩm:là bao gồm các sản phẩm,dịch vụ tiện ích của doanh nghiệp
đưa ra nhằm giới thiệu với khách hàng về ngành kinh doanh cua doanh nghiệp.
Chính sách về giá cả:là giá mà doanh nghiệp đưa ra cho mỗi sản phẩm của mình,giá cả
phải thể hiện được giá tri của sản phẩm và thích hợp vơi người tiêu dùng.
Chính sách về phân phối: là xây dựng hệ thống đại lý,cửa hàng,bán hàng trực tiếp nhằm
đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến gần với khách hàng nhất.
1.2 Quan hệ công chúng (PR: Public Relationship)


1.2.1 Khái niệm công chúng và quan hệ công chúng:
Công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng thực tế hay tiềm ẩn đến
khả năng công ty đạt được những mục tiêu của mình
1
Công chúng là các nhóm người, kể cả nội bộ và bên ngoài mà một tổ chức có liên hệ.
Công chúng có thể tạo thuận lợi hay gây trở ngại cho khả năng công ty đạt được những
mục tiêu của mình. Do vậy một công ty khôn ngoan cần có những biện pháp cụ thể để giải
quyết tốt các mối quan hệ với công chúng then chốt.
Hoạt động quan hệ công chúng không hướng đến quan hệ công chúng nói chung mà
nhắm đến những nhóm người được xác định rõ ràng. Điều này có nghĩa là hoạt động quan
hệ công chúng nhắm đến các nhóm công chúng theo nhiều hướng khác nhau, không phát
những thông điệp chung hướng đến một thị trường rộng lớn thông qua phương tiện truyền
thông như quảng cáo. Quan hệ công chúng có sự sàng lọc nhiều hơn và điều đó cũng có
nghĩa là tiết kiệm chi phí cũng như gia tăng khả năng thành công trong việc truyền tải một
thông điệp nào đó.
1.2.2 Vai trò của công chúng
Đóng vai trò xây dựng sự hiểu biết và niềm tin đến đối tượng mục tiêu, PR không chỉ
giúp doanh nghiệp tương tác với khách hàng mà còn rất nhiều đối tượng bên ngoài khác
như chính phủ, cộng đồng, nhà đầu tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, đồng thời có cả
công tác truyền thông bên trong nội bộ công ty… Đó là chưa kể đến vai trò của PR trong
giải quyết khủng hoảng, mà nó đóng vai trò truyền thông tin cậy duy nhất có thể sử dụng.
Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì PR là công cụ chiến
lược nhất giúp doanh nghiệp hoàn thành sứ mệnh này.
Quan hệ công chúng là một hình thức truyền thông được thiết kế nhằm tạo lập sự tin
tưởng và thấu hiểu của công chúng.
Là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động một cách hữu cơ, nhất quán nhằm
tạo dựng một hình ảnh một cách ấn tượng, một quan điểm, một nhận định hoặc sự tin cậy
nào đó.
Một định nghĩa đơn giản hơn mô tả quan hệ công chúng như là một chức năng quản
trị mà sử dụng sự truyền thông để tạo điều kiện thuận lợi cho các mối quan hệ và sự hiểu

1
biết giữa một tổ chức và các nhóm công chúng của nó. Một tổ chức là một hệ thống của
việc điều hành các mối quan hệ để đạt được mục tiêu, và duy trì lẫn nhau bởi sự truyền
thông.
Các tổ chức cần sự truyền thông trong quan hệ công chúng để xây dựng các mối quan
hệ với công chúng để nâng cao hoặc kìm giữ khả năng của công chúng nhằm theo đuổi sứ
mệnh và mục tiêu của tổ chức. Quan hệ công chúng giúp tổ chức đạt được sứ mệnh và mục
tiêu của nó bằng sự truyền thông cẩn trọng với các nhóm công chúng chiến lược này. Quan
hệ công chúng không giống với Marketing, chỉ truyền thông với các thị trường mà sử dụng
các sản phẩm hay dịch vụ của tổ chức. Quan hệ công chúng thông đạt với tất các các công
chúng mà tác động hoặc bị tác động bởi tổ chức .
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về PR,chính vì vậy, có rất nhiều cách giới hạn vai trò
và chức năng của PR trong đời sống hiện đại. Tuy nhiên, các định nghĩa thường đi đến
thống nhất với nhau về một vấn đề cốt lõi là:
''PR là một quá trình quản lý về truyền thông nhằm nhận biết, thiết lập và duy trì
những quan hệ hữu ích giữa một tổ chức, cá nhân với những cộng đồng liên quan có quyết
định trực tiếp hay gián tiếp tới sự thành bại của tổ chức, cá nhân đó.''
Ngày nay, khi mà quảng cáo đang bước vào giai đoạn thoái trào và PR đang dần lên
ngôi, điều này đã chứng tỏ được rằng PR đã, đang và sẽ là một công cụ Marketing hữu
hiệu và quan trọng trong hoạt động truyền thông tích hợp.
1.2.3. Mục tiêu của quan hệ công chúng
Các tổ chức, cũng giống như con người phải giao thiệp với những người khác bởi vì
họ không tồn tại một mình. Nếu con người không có mối quan hệ với gia đình, hàng xóm,
bạn bè, kẻ thù, đồng nghiệp họ sẽ không cần giao thiệp với bất cứ ai ngoại trừ chính họ.
Nhưng họ không tồn tại một mình, và họ phải sử dụng sự truyền thông để tạo nên cách cư
xử với những người mà tác động hay bị tác động bởi tổ chức. Tổ chức cần các mối quan hệ
với công chúng bởi vì họ có những mối quan hệ với công chúng .
Đóng vai trò xây dựng sự hiểu biết và niềm tin đến đối tượng mục tiêu, quan hệ công
chúng là cầu nối với nhiều đối tượng bên ngoài khác như chính phủ, cộng đồng, nhà đầu
tư, nhà cung cấp, giới truyền thông, đồng thời có cả công tác truyền thông bên trong nội bộ

công ty.
Nếu xem xây dựng thương hiệu là tổng thể các điểm tương tác thì quan hệ công chúng
là công cụ hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp hoàn thành mục tiêu đề ra
Mỗi doanh nghiệp đều cố gắng tạo một phong cách, một hình ảnh, một ấn tượng, một
uy tín riêng cho sản phẩm của mình nhằm đem lại cho sản phẩm hình ảnh riêng, dễ đi vào
nhận thức của khách hàng, nói cách khác đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.Các
doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng nhiều phương pháp: thông qua quảng
cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu
vào tâm trí khách hàng. Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc
quảng bá thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ mỉ,
cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến họ những hoạt
động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp
truyền tải các thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ.
Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của khách hàng,
hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi đối diện với một thương
hiệu.
1.2.4 Phân biệt quan hệ công chúng(PR) với các hình thức truyền thông khác
1.2.4.1. Quan hệ công chúng và quảng cáo
Quảng cáo sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng phải trả tiền để khách hàng biết
đến sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; còn PR cũng sử dụng các phương tiện truyền
thông để cung cấp thông tin cho công chúng nhưng không chỉ để công chúng biết đến sản
phẩm, mà phải hiểu rõ hơn về sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp về tính năng, cách
sử dụng, đặc điểm vượt trội... hoặc về doanh nghiệp như mục tiêu hoạt động, chiến lược
kinh doanh, chiến lược phát triển.
Quảng cáo có khuynh hướng tập trung vào khách hàng còn quan hệ công chúng tập
trung vào mọi đối tượng công chúng có thể quan trọng cho sự thành công của tổ chức. Nét
khác biệt cơ bản của PR với quảng cáo là “Người khác nói về doanh nghiệp bạn” chứ
không phải “bạn nói về bạn”.
1.2.4.2. Quan hệ công chúng và khuyến mãi
Khuyến mãi bao gồm các chiến lược ngắn hạn, thường ngay tại thời điểm bán và cả

trong Marketing trực tiếp, để giới thiệu hay làm mới lại sản phẩm, hoặc tăng khối lượng
hàng bán ra .
Quan hệ công chúng đôi khi bị nhầm lẫn với khuyến mãi. Điều này cũng có thể do
khuyến mãi cũng giúp nguời sản xuất và khách hàng gần nhau hơn. Nó là một hình thức
tiếp thị mang tính cá nhân nhiều hơn cách quảng cáo truyền thống trên phương tiện
truyền thông nhưng đồng thời nó cũng có những khía cạnh quan hệ công chúng
1.2.4.3. Quan hệ công chúng và tuyên truyền
Tuyên truyền là một cách vận động để đạt được sự ủng hộ cho một ý kiến, hành vi hay
niềm tin. Tính chất của tuyên truyền là tập trung vào những vấn đề tình cảm và lý trí. Đó là
những đề tài mang tính lý trí, tri thức hay tình cảm như vấn đề chính trị hay tôn giáo,
những đề tài thường gây tranh cãi
Chiến dịch tuyên truyền có thể được sử dụng với nhiều lý do khác nhau. Như vậy,
tuyên truyền giống như quảng cáo, có khuynh hướng thiên lệch theo từng đề tài; trong khi
đó để thực hiện quan hệ công chúng tốt thì nên trình bày sự thật, không thiên lệch hay
không có sự tán dương. Nếu không, một bài báo sẽ bị nhà biên tập bác bỏ vì nó là “một lời
tâng bốc” được ngụy trang, có chủ đích quảng cáo hay tuyên truyền. Đôi khi các nhà buôn
bán sĩ và lẽ gọi quảng cáo là “tuyên truyền thương mại”, nhưng đây là cách dùng từ sai
lệch
1.2.4.4. Quan hệ công chúng và marketing
PR cũng hoàn toàn khác biệt với Marketing, đối tượng của Marketing chỉ là đối tượng
khách hàng của công ty bạn; trong khi đối tượng của PR rộng lớn hơn, đó là công chúng,
công chúng có thể đã là khách hàng, đang là khách hàng, sẽ là khách hàng và mãi là khách
hàng tiềm năng đối với ngân hàng bạn khi bạn sử dụng thành công PR; hoạt động PR thực
sự chuyên nghiệp sẽ tạo ra sự thân thiện từ phía công chúng đối với doanh nghiệp bạn và
đó chính là mục tiêu xây dựng thương hiệu của các doanh nghiệp nói chung và công ty bạn
nói riêng.
1.2.4.5. Quan hệ công chúng và dư luận
Dư luận là kết quả từ việc cung cấp thông tin . Kết quả dư luận tốt hay xấu thường
nằm ngoài tầm kiểm soát của chủ thể hay vấn đề liên quan. Dư luận tốt hay xấu phụ
thuộc vào hành vi và thông tin và như vậy cũng tương tự như quan hệ công chúng, vì

quan hệ công chúng liên quan nhiều đến hành vi của các cá nhân, của các tổ chức, các
sản phẩm và các dịch vụ.
1.3. Nội dung xây dựng quan hệ công chúng
1.3.1 Các tiền đề để xây dưng quan hệ công chúng(PR)
Đây là bước đầu tiên trong quá trình hoạch định,nhằm nhận diện những vấn đề sẽ làm
nền tảng cho chương trình PR. Nếu không nắm bắt được những vấn đề cốt lõi, khó có thể

×