Tải bản đầy đủ (.docx) (329 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản việt nam đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 329 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN THẾ HOÀNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 62.34.05.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS, TS. VŨ CÔNG TUẤN

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1.1. Cạnh tranh
1.1.2. Lợi thế cạnh tranh
1.1.3. Năng lực cạnh tranh


1.2. MỘT SỐ YẾU TỐ CẤU THÀNH NĂNG LỰC CẠNH
TRANH (CÁC YẾU TỐ NỘI BỘ) CỦA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Năng lực quản trị
1.2.2. Trình độ công nghệ sản xuất
1.2.3. Nguồn nhân lực
1.2.4. Năng lực tài chính
1.2.5. Năng lực marketing

I


1.2.6. Năng lực nghiên cứu và triển khai
1.2.7. Vị thế của doanh nghiệp
1.2.8. Năng lực cạnh tranh về giá
1.2.9. Năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
1.2.10. Năng lực xử lý tranh chấp thương mại
1.2.11. Văn hoá doanh nghiệp
1.2.12. Thương hiệu
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI ẢNH
HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.3.1. Thị trường
1.3.2. Luật pháp và chính sách
1.3.3. Kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ
1.4. MỘT SỐ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN THẾ GIỚI
1.4.1. Ma trận SWOT
1.4.2. Mô hình kim cương của Michael Porter
1.4.3. Phương pháp ma trận hình ảnh cạnh tranh
1.4.4. Phương pháp của Thompson – Strickland

1.5. THIẾT KẾ MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM
1.5.1. Khung phân tích

II


1.5.2. Lựa chọn phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.5.3. Phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng (tầm quan trọng)
của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam (xác định trọng số cạnh tranh ngành)
1.5.4. Phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
1.5.5. Phương pháp đo lường các yếu tố môi trường bên ngoài ảnh
hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
1.5.6. Phương pháp chuyên gia nghiên cứu giải pháp nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.1.2. Tình hình doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.2. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.2.1. Tầm quan trọng của các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh

đối với ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (xác định trọng số
ngành)
2.2.2. Phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

III


2.2.3. Đánh giá tổng hợp năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI
TRƯỜNG BÊN NGOÀI ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.3.1. Ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.3.2. Ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.3.3. Ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ đến
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
2.4. NHẬN XÉT CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM
2.4.1. Các điểm mạnh cơ bản
2.4.2. Các điểm yếu cơ bản
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ
SẢN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.1. CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
3.1.1. Dự báo về tình hình kinh tế thế giới giai đoạn 2010 – 2020
ảnh hưởng đến xuất khẩu thuỷ sản

3.1.2. Mục tiêu phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm
2020
3.1.3. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020
IV


3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020
3.2.1. Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh
3.2.1.1. Giải pháp 1: Gia tăng năng lực cạnh tranh về giá của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.1.2. Giải pháp 2: Gia tăng năng lực quản trị của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.1.3. Giải pháp 3: Nâng cao năng lực nghiên cứu và triển khai
của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.1.4. Giải pháp 4: Gia tăng năng lực công nghệ sản xuất của
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.2. Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu
3.2.2.1. Giải pháp 1: Nâng cao năng lực xử lý tranh chấp thương
mại của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.2.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh năng lực phát triển quan hệ kinh
doanh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường sức cạnh tranh thương hiệu của
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.2.4. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực marketing của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.2.5. Giải pháp 5: Phát triển nguồn nhân lực của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

3.2.2.6. Giải pháp 6: Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.3. Nhóm giải pháp hỗ trợ
V


3.2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng chiến lược cạnh tranh – phát triển thị
trường của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
3.2.3.2. Giải pháp 2: Đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản với nông dân – nhà cung ứng nguyên liệu chế biến và
xuất khẩu
3.2.3.3. Giải pháp 3: Phát triển dịch vụ kho lạnh để bảo quản
nguyên liệu và sản phẩm trong xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp
3.2.3.4. Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm bằng tiêu
chí “thuỷ sản xanh” đối với doanh nghiệp
3.3. KIẾN NGHỊ
3.3.1. Đối với nhà nước
3.3.2. Đối với ngành thuỷ sản
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC
GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
PHẦN PHỤ LỤC

VI


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

ATVSTP
BRC
ĐBSCL
DN
DNTS
GLOBAL GAP
HACCP

IMD
KHCN
NAFIQAVED
NLCT
OECD
SXKD
TP. HCM
VASEP
VCCI
VHDN
VII
VN
WEF


WTO
XK
XKTS

VIII

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Ma trận SWOT
Bảng 1.2. Mô tả ma trận hình ảnh cạnh tranh của doanh nghiệp


Bảng 1.3. Mô tả ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của doanh
nghiệp
Bảng 1.4. Thang đo nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 1.5. Thang đo mức độ ảnh hưởng của yếu tố môi trường bên
ngoài đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Bảng 2.1. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt của Việt Nam
Bảng 2.2. Sản lượng thuỷ sản nước ngọt nuôi trồng của Việt Nam,
giai đoạn 2000 – 2009
Bảng 2.3. Sản lượng nuôi thuỷ sản nước mặn và nước lợ của Việt
Nam, giai đoạn 2000 – 2009
Bảng 2.4. Sản lượng thuỷ sản khai thác của Việt Nam, giai đoạn
2000 – 2009
Bảng 2.5. Tổng sản lượng thuỷ sản của Việt Nam, giai đoạn 2000 –
2009
Bảng 2.6. Số lượng cơ sở chế biến thuỷ sản đạt chuẩn xuất khẩu của
Việt Nam, năm 2009
Bảng 2.7. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, giai đoạn
1990 – 2009
Bảng 2.8. Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam theo địa
phương, giai đoạn 2001 – 2009
Bảng 2.9. Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam, năm
2009
Bảng 2.10. Thị trường xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, năm 2009
IX

Bảng 2.11. Các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu cá tra, cá basa
của Việt Nam, năm 2009
Bảng 2.12. Các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu tôm của Việt
Nam, năm 2009
Bảng 2.13. Các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu cá ngừ của Việt


Nam, năm 2009
Bảng 2.14. Các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu mực, bạch tuộc
của Việt Nam, năm 2009
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố thương hiệu
đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố marketing
đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực
công nghệ sản xuất đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực tài
chính đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực
nghiên cứu và triển khai đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực
quản trị đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của năng lực cạnh tranh
về giá đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực xử


X
lý tranh chấp thương mại đối với năng lực cạnh tranh của ngành

xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.23. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố nguồn nhân
lực đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam
Bảng 2.24. Kết quả khảo sát tầm quan trọng của yếu tố năng lực


phát triển quan hệ kinh doanh đối với năng lực cạnh tranh của ngành
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.25. Kết quả khảo sát trọng số (tầm quan trọng) của các yếu
tố cấu thành năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam
Bảng 2.26. Trọng số các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của
ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.27. Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh về giá của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.28. Kết quả khảo sát năng lực quản trị của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.29. Kết quả khảo sát năng lực nghiên cứu và triển khai của
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.30. Kết quả khảo sát năng lực công nghệ sản xuất của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.31. Kết quả khảo sát năng lực tài chính của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.32. Kết quả khảo sát nguồn nhân lực của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam

Bảng 2.33. Kết quả khảo sát năng lực marketing của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.34. Kết quả khảo sát năng lực cạnh tranh thương hiệu của

XI
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.35. Các doanh nghiệp dẫn đầu về xuất khẩu thuỷ sản của
Việt Nam, năm 2009
Bảng 2.36. Kết quả khảo sát năng lực phát triển quan hệ kinh doanh
của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.37. Kết quả khảo sát năng lực xử lý tranh chấp thương mại
của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam


Bảng 2.38. Ma trận năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.39. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố thị trường đến năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 2.40. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố luật pháp và chính sách
đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam
Bảng 2.41. Mức độ ảnh hưởng của yếu tố kết cấu hạ tầng và dịch vụ
hỗ trợ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Bảng 3.1. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược phát triển thuỷ sản Việt
Nam đến năm 2020
Bảng 3.2. Quy trình xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam
Bảng 3.3. Các hội chợ quốc tế về thuỷ sản Việt Nam cần tham gia


XII

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình kim cương của Michael Porter
Hình 1.2. Khung phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 1.3. Các bước xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.1. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
thương hiệu đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ


sản Việt Nam
Hình 2.2. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
marketing đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam
Hình 2.3. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực công nghệ sản xuất đối với năng lực cạnh tranh của ngành
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.4. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực tài chính đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.5. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực nghiên cứu và triển khai đối với năng lực cạnh tranh của
ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.6. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực quản trị đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.7. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực cạnh tranh về giá đối với năng lực cạnh tranh của ngành

xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.8. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
XIII
năng lực xử lý tranh chấp thương mại đối với năng lực cạnh tranh

của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.9. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
nguồn nhân lực đối với năng lực cạnh tranh của ngành xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam
Hình 2.10. Đồ thị tần suất điểm đánh giá tầm quan trọng của yếu tố
năng lực phát triển quan hệ kinh doanh đối với năng lực cạnh tranh
của ngành xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
Hình 3.1. Đề xuất sơ đồ tổ chức hệ thống marketing cho các doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam


Hình 3.2. Ma trận tăng trưởng – thị phần của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam

XIV


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn về phát triển thuỷ
sản, bao gồm tiềm năng nuôi trồng và khai thác, với 220 ngàn ha nuôi thuỷ sản
nước ngọt và 610 ngàn ha nuôi thuỷ sản nước mặn và nước lợ (2009). Nhờ đầu
tư mạnh, nuôi trồng thuỷ sản đã tăng trưởng vượt bậc trong 10 năm qua. Sản
lượng năm 2009 đạt 2,569 triệu tấn, tăng hơn 4 lần so với năm 2000. Việt Nam

còn có nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên phong phú nhờ có nhiều sông hồ và vùng
biển đặc quyền kinh tế rộng trên 1 triệu km 2. Năm 2009, sản lượng đánh bắt hải
sản đạt 2,28 triệu tấn và khai thác thuỷ sản nước ngọt đạt 197.000 tấn.
Thuỷ sản là một lĩnh vực xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, nằm trong bốn
nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Năm 2009, Việt
Nam xuất khẩu 1,216 triệu tấn thuỷ sản, đạt kim ngạch 4,25 tỷ USD. Xuất khẩu
tôm, cá tra, cá basa là 3 mặt hàng chủ yếu, trong đó chỉ riêng mặt hàng tôm đã
chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản. Năm 2009, Việt Nam đã xuất
khẩu thuỷ sản sang 170 quốc gia và vùng lãnh thổ, là một trong mười quốc gia
xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế giới. Trong thành tựu chung đó, các doanh
nghiệp nuôi trồng – chế biến – xuất khẩu thuỷ sản đã đóng một vai trò đặc biệt
quan trọng.
Trong những năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
không ngừng lớn mạnh cả về số lượng, quy mô và năng lực. Năm 2009, cả nước
có khoảng 600 cơ sở chế biến thuỷ sản, với trên 450 cơ sở chế biến xuất khẩu.
Các doanh nghiệp đã trang bị công nghệ chế biến tương đối hiện đại, nguồn
nguyên liệu có sự kiểm soát chất lượng chặt chẽ theo chuẩn HACCP, ISO 9001,
BRC, nhờ vậy đã tạo được uy tín trên thị trường quốc tế và trong nước.


2
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt mạnh trên đây, các doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản vẫn còn nhiều hạn chế. Hầu hết các doanh nghiệp chưa xây dựng được
chiến lược kinh doanh hiệu quả; sản phẩm chất lượng chưa cao; hệ thống phân
phối chưa phát triển; thương hiệu yếu và chưa thâm nhập vào chuỗi cung ứng
toàn cầu nên phần lớn doanh nghiệp phải xuất khẩu thuỷ sản qua trung gian; khả
năng tranh chấp thương mại kém và thường chịu thiệt thòi… Có thể nói, doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đang có nhiều vấn đề khó khăn, cần có
nhiều công trình nghiên cứu để tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh trong thời gian tới.

Trong 10 năm trở lại đây, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp thuỷ sản đã được nhiều tổ chức và cá nhân quan tâm, thể hiện qua
nhiều công trình nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các công trình
nghiên cứu triển khai cục bộ trên từng lĩnh vực, từng địa phương. Một số công
trình nghiên cứu toàn diện hơn thì đã công bố từ lâu nên một số kết luận đã
không còn phù hợp; hệ thống giải pháp có nhiều điểm bất cập.
Do đó, việc nghiên cứu một cách toàn diện năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là một việc làm rất cần thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là dùng lý thuyết cạnh tranh để phân tích và
xác định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
theo các tiêu chí đặc trưng của ngành, đánh giá tổng hợp các điểm mạnh, điểm
yếu trong năng lực cạnh tranh này. Từ đó, đề xuất các nhóm giải pháp cùng với
các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ sản nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản


3

4. Phương pháp nghiên cứu
Luận án này được thực hiện chủ yếu dựa trên phương pháp chuyên gia,
phương pháp hệ thống và phương pháp thống kê mô tả.
Phương pháp chuyên gia được sử dụng trong xây dựng thang đo năng lực
cạnh tranh, xác định năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ
sản, xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản. Các dữ liệu được xử lý trên
phần mềm SPSS để thực hiện các kiểm định và tính toán các giá trị trung bình.
Ngoài ra, trong luận án còn áp dụng các phương pháp thống kê; phân tích

hệ thống; phân tích tổng hợp và quy nạp trong đánh giá tổng hợp năng lực cạnh
tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam.
5. Một số công trình nghiên cứu có liên quan trước luận án
Thời gian qua, việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh đã được nhiều nhà
nghiên cứu, các chuyên gia kinh tế, các nhà quản lý quan tâm. Sau đây là phần
tổng lược các công trình nghiên cứu đã được công bố:
-Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bảo (2001), trong công trình
nghiên cứu “Thị trường Nhật Bản đối với xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong
giai đoạn 2002 – 2006 và dự báo đến năm 2015” đã cho thấy, trong những năm
qua, chất lượng thuỷ sản Việt Nam đã được cải thiện rất nhiều, một số doanh
nghiệp đã tạo được niềm tin của khách hàng. Khoảng 70% số nhà máy được
khảo sát đã thực hiện việc quảng cáo trên các tạp chí chuyên ngành, tham gia


4

-Theo TS. Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), trong công trình “Nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” cho
rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, do hầu hết các
doanh nghiệp chưa đủ thông tin về thị trường, ra quyết định theo kinh nghiệm,
theo cảm tính là chủ yếu. Các doanh nghiệp chưa đẩy mạnh ứng dụng chiến lược
marketing tổng thể hoặc marketing đa dạng hoá sản phẩm và đa thương hiệu.
Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa là chủ yếu (xét về tổng thể thì 90% các
doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa). Có quá nhiều doanh nghiệp
cùng hoạt động kinh doanh một mặt hàng trên cùng một thị trường nên dẫn đến
tình trạng các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một
cách không cần thiết, đặc biệt là với các mặt hàng xuất khẩu, vì thế đã làm giảm
đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tiềm lực về tài chính, đặc
biệt đối với các doanh nghiệp tư nhân còn yếu, vốn đầu tư ban đầu ít, vốn lưu
động lại càng thiếu thốn hơn. Thiếu vốn làm cho các doanh nghiệp không có

điều kiện để lựa chọn các mặt hàng có chất lượng cao trong kinh doanh, hạn chế
trong đầu tư đổi mới các thiết bị, công nghệ. Ngoài ra, nhận thức về tầm quan
trọng của kênh phân phối của nhiều doanh nghiệp còn hạn chế, phần lớn các
doanh nghiệp chưa xây dựng được mạng lưới phân phối trực tiếp ở nước ngoài.
Văn hoá doanh nghiệp chưa được coi trọng và chưa được huấn luyện một cách
bài bản, văn minh thương mại, hệ thống dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam
còn thiếu và yếu. Việc tạo lập thương hiệu sản phẩm còn chưa được coi trọng,
chưa thực sự xem thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp. Số lượng doanh


5

-Tác giả Nguyễn Chí Thắng (2005), trong công trình nghiên cứu “Một số
giải pháp góp phần phát triển ngành thuỷ sản tỉnh Kiên Giang đến năm
2010”, đã phân tích 5 nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh ngành thuỷ sản
Việt Nam (theo nguyên lý của Michael Porter) gồm: các lực vĩ mô, môi trường
tác nghiệp. Khi phân tích năng lực cạnh tranh của ngành thuỷ sản tỉnh Kiên
Giang, tác giả cho rằng, nhìn chung, trình độ công nghệ chế biến của tỉnh còn
lạc hậu, máy móc thiết bị chắp vá, quy mô nhỏ, manh mún, gây ô nhiễm môi
trường và chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Các nhà máy chế biến đông
lạnh chỉ đạt 40% công suất. Phần lớn sản phẩm xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu
thô, hoặc bán thành phẩm. Cơ cấu sản phẩm chưa phù hợp với thị hiếu thị
trường. Chế biến thuỷ sản xuất khẩu lệ thuộc vào khai thác nguồn lợi tự nhiên
mang tính tự phát, manh mún và theo thời vụ nên không ổn định. Những phân
tích của tác giả đã chỉ rõ những hạn chế về năng lực cạnh tranh của ngành thuỷ
sản tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, ở công trình này, những nhận xét còn mang tích
chủ quan và chưa có khả năng suy rộng ra toàn ngành xuất khẩu thuỷ sản [22].
-Tác giả Võ Minh Long (2005), trong công trình “Một số giải pháp chủ
yếu nhằm nâng cao hiệu quả marketing trong xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
vào thị trường Hoa Kỳ, giai đoạn 2005 – 2010” đã phân tích chiến lược

marketing xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Đa số các sản phẩm thuỷ sản Việt Nam
xuất khẩu sang Hoa Kỳ hiện nay dưới dạng sơ chế nên không tạo ra nhiều giá trị


6

-Tác giả Nguyễn Xuân Minh (2006), trong công trình “Hệ thống giải pháp
đồng bộ đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ nay đến 2020” đã phân
tích tình hình xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2006, cho
rằng: kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản đang tăng trưởng nhanh nhờ nỗ lực từ nhiều
phía. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế. Một là, chất lượng thuỷ sản
xuất khẩu chưa đáp ứng yêu cầu thị trường, sản phẩm xuất khẩu đơn điệu, giá trị
gia tăng thấp, hàm lượng chế biến chưa cao, chưa đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về
vệ sinh an toàn thực phẩm. Hai là, các doanh nghiệp chưa quan tâm đúng mức
đến các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, quảng bá thương hiệu và thâm nhập thị
trường tiềm năng. Ba là, hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản manh mún
và chưa cân nhắc đến phát triển bền vững, chưa thiết lập mối gắn kết chặt chẽ
giữa vùng nguyên liệu, hoạt động chế biến với thị trường xuất khẩu. Bốn là,
chưa xây dựng hệ thống các mối liên kết trong chuỗi cung ứng thuỷ sản xuất
khẩu. Năm là, công tác chuyển giao công nghệ chưa tốt, nhất là đối với các
doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ chế biến còn lạc hậu. Sáu là, sự phát triển
của các ngành công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ còn nhiều bất cập, chưa đóng góp
nhiều cho xuất khẩu thuỷ sản [17].
-Theo PGS, TS. Nguyễn Chu Hồi (2007), Viện trưởng Viện kinh tế và Quy
hoạch thuỷ sản, trong công trình nghiên cứu “Cơ hội và thách thức của ngành
thuỷ sản khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới” cho
rằng Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi khi ra nhập WTO. Trước hết, doanh nghiệp
được ưu đãi hơn về thuế quan và được đối xử công bằng khi xảy ra tranh chấp
thương mại. Kế đến, các doanh nghiệp thuỷ sản sẽ có năng lực cạnh tranh cao



7
nhờ tiếp cận được công nghệ nuôi trồng và khai thác tiên tiến, giảm thiểu nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường và kiệt quệ tài nguyên. Tuy nhiên, các doanh nghiệp chế
biến thuỷ sản phải cạnh tranh quyết liệt hơn với sản phẩm nhập khẩu có chất lượng
cao, mẫu mã đa dạng, hấp dẫn người tiêu dùng. Hơn nữa, doanh nghiệp Việt Nam
vẫn còn đứng trước nguy cơ bất ổn về nguồn nguyên liệu. Trình độ quản trị của
doanh nghiệp còn rất thấp so với các đối thủ cạnh tranh. Thêm vào đó, các nhà máy
chế biến thuỷ sản còn nhỏ bé, manh mún, yếu kém về năng lực sản xuất. Vì thế,
chúng ta sẽ rơi vào “thế yếu” khi phải sản xuất hàng hoá với khối lượng lớn và đòi
hỏi chất lượng cao. Trong một sân chơi bình đẳng, chúng ta phải nâng cao năng lực
cạnh tranh để không những thâm nhập thành công vào thị trường thế giới, mà còn
phải cạnh tranh với thuỷ sản ngoại nhập ngay tại thị trường của nước ta [11].
-Theo Nguyễn Thị Thu Huệ (2007), trong công trình “Giải pháp giúp doanh
nghiệp Việt Nam đối phó với các vụ kiện bán phá giá trong hoạt động thương
mại quốc tế” đã phân tích về năng lực đối phó với các vụ kiện của các doanh nghiệp
xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam. Đây là một trong những thang đo năng lực cạnh tranh.
Tác giả kết luận: năng lực đối phó của doanh nghiệp Việt Nam là tương đối thấp.
Tuy nhiên, công trình này đo lường bằng định tính, chưa đầy đủ cơ sở thuyết phục
và chỉ đo lường một khía cạnh về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Một số
giải pháp đưa ra có hạn chế về tính đồng bộ [13].
-Theo Nguyễn Văn Cần (2010), Chủ tịch Hội đồng tư vấn của Hội Nghề cá
Việt Nam, trong bài viết “Chiến lược phát triển của ngành thuỷ sản” cho rằng
mặc dù ngành thuỷ sản đã đóng góp rất lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả
nước và có tiềm năng phát triển, nhưng sản xuất vẫn gặp nhiều khó khăn, thách
thức. Ngành thuỷ sản hiện tiềm ẩn nhiều bất cập, rủi ro và phát triển thiếu bền vững,
thậm chí nếu không được đầu tư có thể sẽ dần bị “lụi tàn”. Hàng loạt câu hỏi cần
bàn đến là nguồn lợi thuỷ sản bị khai thác cạn kiệt; hạ tầng kỹ thuật nghề cá chưa
được đầu tư tương xứng, hệ thống cầu cảng, khu neo đậu tránh bão, công tác đảm
bảo an toàn cho tàu cá hoạt động trên biển chưa được đầu tư, quan tâm đúng mức.

Việc quản lý nhà nước đối với ngành thuỷ sản còn nhiều bất cập... Năng lực cạnh

7


8

tranh của doanh nghiệp chưa cao bởi thiếu thông tin thị trường, chưa chuyên môn
hoá các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa xây dựng thương hiệu và tiêu chuẩn
chất lượng cho một số sản phẩm chủ lực [4].
Qua các công trình nghiên cứu trên có thể đưa ra một số nhận xét sau:
Các công trình nghiên cứu trên đã đưa ra một số nhận định về năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam; mô tả một số yếu tố
cấu thành năng lực cạnh tranh này như: năng lực cạnh tranh về giá, về thương hiệu,
về marketing, về công nghệ sản xuất, về tài chính, về xử lý tranh chấp thương mại,
về phát triển quan hệ kinh doanh, về nguồn nhân lực, về nghiên cứu và triển khai,
về năng lực quản trị.
Tuy nhiên, từng công trình còn chưa đề cập một cách hệ thống và đồng bộ,
chưa mang tính liên kết tập hợp các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh nêu trên.
Do đó, cơ sở khoa học và thực tiễn của các nhận định, kết luận chưa mang tính toàn
diện. Hơn nữa, đa số các công trình nghiên cứu trên đều sử dụng phương pháp định
tính, chưa có số liệu đo lường định lượng một cách cụ thể.
Nhằm bổ sung các hạn chế trên, tác giả thực hiện công trình nghiên cứu này
với mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào một vấn đề lớn mà toàn ngành thuỷ sản
Việt Nam rất quan tâm.
6. Đóng góp mới của luận án
Luận án đã hệ thống hoá khung lý thuyết cạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là
đã tổng hợp các phương pháp đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất
khẩu thuỷ sản Việt Nam. Luận án cũng đã phác hoạ một cách tổng quát bức tranh
ngành thuỷ sản Việt Nam trong giai đoạn 2000 – 2010 với những nét chính về tiềm

năng, thành tựu và hạn chế.

8


9
Trên nền bức tranh đó, chỉ ra những nét cơ bản về tình hình các doanh
nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản, những điểm mạnh cần phát huy và những
điểm yếu cần khắc phục.
Đóng góp của luận án này là đã vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên
cứu để đo lường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam, đã góp phần trả lời ba câu hỏi quan trọng, đó là:
(1)

Các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mạnh hay yếu?

(2)

Các doanh nghiệp mạnh, yếu cụ thể ở điểm nào?

(3)

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam như thế nào?
Trên cơ sở đó, luận án đã đề xuất một hệ thống gồm 3 nhóm giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
Việt Nam đến năm 2020. Đó là:
(1)


Nhóm giải pháp phát huy điểm mạnh;

(2)

Nhóm giải pháp khắc phục điểm yếu;

(3)

Nhóm giải pháp hỗ trợ.

Ngoài ra, luận án cũng nêu các kiến nghị đối với nhà nước và ngành thuỷ
sản để thực hiện các nhóm giải pháp trên đây.
Các giải pháp này là tài liệu nghiên cứu, là những gợi ý để các doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản có thể vận dụng phù hợp với điều kiện thực tế cho
phép.
7. Kết cấu của luận án
Luận án có 197 trang, 49 bảng, 15 hình vẽ và 20 phụ lục. Ngoài phần mở


10

Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu
thuỷ sản Việt Nam.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020.
Đồng thời, luận án cũng nêu các kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam
đến năm 2020.



×