Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN MINH KHÔI

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC THỰC HIỆN HOẠT
ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 8.34.02.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ THỊ KIM XUÂN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Ngân hàng xanh hiện đã và đang trở thành một chiến lược quan trọng đối
với các ngân hàng thương mại. Thực tế là ngân hàng xanh đã tạo ra những thay đổi
lớn trong môi trường làm việc của nhân viên và làm thay đổi việc cung cấp các dịch
vụ ngân hàng cho các khách hàng. Nhận thức được lợi ích mà ngân hàng xanh mang
lại, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) đang dần hướng đến
việc triển khai áp dụng công nghệ trong hệ thống ngân hàng cho nhân viên ngân
hàng bao gồm cả hoạt động nội bộ và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy


nhiên, hiện tại các chính sách hoạt động nội bộ cũng như những chương trình xanh
triển khai trong hoạt động ngân hàng tại BIDV chỉ mang tính chất ngắn hạn, phong
trào, chưa mang tính chiến lược, hoạt động lâu dài.
Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đáng kể
đến nhận thức của nhân viên ngân hàng đối với việc thực hiện hoạt động ngân hàng
xanh tại BIDV trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển. Bằng cách sử dụng lý
thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng mô hình công nghệ (UTAUT) trong các
ngân hàng thương mại, tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV thông qua kết quả khảo sát của gần
300 nhân viên hiện đang làm việc tại BIDV.
Nghiên cứu cho thấy có 8 nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân hàng
xanh của các nhân viên tại BIDV là hình ảnh của nhân viên ngân hàng, nỗ lực kỳ
vọng, điều kiện tạo thuận lợi, kết quả kỳ vọng, mối quan tâm về ngân hàng, ảnh
hưởng xã hội, sự phức tạp và ý định hành vi. Luận văn góp phần vào việc xây dựng
một hệ thống thang đo phù hợp đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện
hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói
chung, giúp cho những nhà nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng xanh tại Việt Nam
có được hệ thống thang đo về ý định thực hiện hoạt động ngân hàng xanh. Từ đó,
tác giả đề xuất các giải pháp để việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV
được hiệu quả trong thời gian tới.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc

phân tích, nhận xét, đánh giá được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và đã được
ghi chú rõ ràng trong tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng một số
nhận xét, đánh giá cùng các bài viết được đăng tải trên các báo của các tác giả, cơ
quan tổ chức khác và đều có chú thích nguồn gốc sau mỗi trích dẫn để dễ dàng tra
cứu, kiểm chứng. Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tác giả xin hoàn toàn
chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn tốt nghiệp của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả,

TRẦN MINH KHÔI

năm 2018


iii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin dành lời tri ân sâu sắc đến TS. Lê Thị Kim Xuân –
người hướng dẫn khoa học đã trực tiếp dẫn dắt, dành nhiều thời gian, tâm huyết và
tận tình, cho tôi những góp ý vô cùng sâu sắc và quý giá để tôi hoàn thành luận văn
thạc sĩ tốt nhất có thể.
Tiếp theo tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo kính yêu của trường
Đại học Ngân Hàng TP.HCM đã tận tâm dạy dỗ, truyền đạt những tri thức vô giá
trong suốt 6 năm gắn bó tại trường từ những năm đầu tiên của đại học đến khi hoàn
thành chương trình thạc sĩ ngày hôm nay.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các đồng nghiệp làm
việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Sài

Gòn, các anh chị đã tạo điều kiện hỗ trợ, đóng góp ý kiến để bài nghiên cứu đạt kết
quả tốt nhất.
Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những người đã
luôn giúp đỡ, đồng hành và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Trân trọng!

TRẦN MINH KHÔI


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

BIDV

Ngân Hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

NHTM

Ngân hàng Thương mại

EFA

Exploratory Factors Analysis – Phân tích nhân tố khám phá

CFA


Confirmatory Factor Analysis – Phương pháp nhân tố khẳng
định

SEM

Structural Equation Modeling – Phương pháp phân tích mô hình
cấu trúc tuyến tính

PLS

Partial Least Square – Phương pháp bình phương tối thiểu từng
phần

TMCP

Thương mại Cổ phần

IFC

International Finance Corporation – Tổ chức tài chính quốc tế

EPFIs

Equator Principles Financial Institutions – Nguyên tắc xích đạo

EHS

Environmental, Health and Safety Guidelines – Bộ tiêu chuẩn
hoạt động về Môi trường – Xã hội và Hướng dẫn môi trường,

Sức khỏe và An toàn

CNTT

Công nghệ thông tin

CSR

Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh
nghiệp.

NHNN

Ngân Hàng Nhà Nước

UEP-FI

The United Nations Enviroment Programme Finance Initiative –
Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc

ATM

Automatic Teller Machine – Máy rút tiền tự động

EPI

Environment Performance Index – Chỉ số đánh giá hoạt động
môi trường

JICA


The Japan International Cooperation Agency – Cơ quan Hợp tác
Quốc tế Nhật Bản

GCTF

Quỹ Ủy thác tín dụng xanh

CNTT

Công nghệ thông tin

DVNH

Dịch vụ ngân hàng


v

POS

Điểm chấp nhận thẻ

ATM

Máy rút tiền tự động

TCTD

Tổ chức tín dụng


DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

BVMT

Bảo vệ môi trường

TCNT

Tài chính Nông thôn

WB

World Bank – Ngân hàng Thế giới

ĐCTC

Định Chế Tài Chính

TRA

Thuyết hành động hợp lý

TAM

Mô hình chấp nhận công nghệ

UTAUT


Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
TÊN BẢNG

STT

TRANG

2.1

Quá trình hình thành và phát triển BIDV

39

2.2

Thống kê số lượng máy ATM và POS giai đoạn 2013 – 2017 của

44

BIDV
2.3

Số lượng thiết bị Số lượng thiết bị và giá trị (tỷ đồng) được thực


45

hiện tại ATM, POS theo báo cáo quý IV 2013 – 2016 của NHNN
2.4

Số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ NHĐT tại BIDV giai đoạn

45

2014 – 2017
2.5

Dư nợ cho vay 5 lĩnh vực ưu tiên giai đoạn 2015 – 2017

48

3.1

Mô hình TAM

60

3.2

Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT)

62

3.3


Mô hình nghiên cứu do tác giả đề xuất

74

4.1

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

78

4.2

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Kết quả kỳ vọng

80

4.3

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Nỗ lực kỳ vọng

81

4.4

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ảnh hưởng xã hội

81

4.5


Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Điều kiện tạo thuận lợi

81

4.6

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Mối quan tâm về môi

82

trường
4.7

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Sự phức tạp

82

4.8

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Hình ảnh của nhân viên

82

ngân hàng
4.9

Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định hành vi

83


4.10 Kết quả Cronbach’s Alpha của thang đo Ý định chấp nhận

83

4.11 KMO and Bartlett's Test

84

4.12 Kết quả phân tích nhân tố EFA của các biến độc lập

84

4.13 Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

88

4.14 Hệ số hồi quy chuẩn hóa của mô hình lý thuyết

90

4.15 Kiểm định giả thuyết

90


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT


TÊN HÌNH ẢNH

TRANG

4.1

Kết quả CFA chuẩn hóa mô hình đo lường tới hạng

87

4.2

Kết quả SEM mô hình nghiên cứu tác giả đề xuất

89


viii

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ....................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ...............................................................1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát ......................................................................................... 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 4
1.3. Câu hỏi nghiên cứu .............................................................................................. 4
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................... 4
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 4
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
1.4.2.1. Thời gian nghiên cứu .............................................................................. 4
1.4.2.2. Không gian nghiên cứu .......................................................................... 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 5
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................ 7
1.6.1. Ý nghĩa khoa học ........................................................................................... 7
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn ........................................................................................... 7
1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 7
1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới ......................................................................... 7
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước ........................................................................... 9


ix

1.8. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ THỰC TRẠNG
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI BIDV ............................12
2.1. Tổng quan về ngân hàng xanh........................................................................... 12
2.1.1. Khái niệm ..................................................................................................... 12
2.1.2. Đặc điểm ngân hàng xanh ........................................................................... 15
2.1.3. Phân biệt ngân hàng xanh và ngân hàng truyền thống .............................. 16
2.2. Hoạt động ngân hàng xanh ................................................................................ 18
2.2.1. Hoạt động ngân hàng xanh trong nội bộ của ngân hàng ........................... 19
2.2.2. Hoạt động ngân hàng xanh trong quá trình kinh doanh ............................ 20
2.2.2.1. Hoạt động tiền gửi ................................................................................ 20

2.2.2.2. Hoạt động tín dụng ............................................................................... 20
2.2.2.3. Hoạt động cung cấp dịch vụ khác ........................................................ 21
2.2.3. Hoạt động ngân hàng xanh trong quản trị và định hướng xã hội ............. 21
2.3. Lợi ích và ý nghĩa khi thực hiện ngân hàng xanh ............................................ 22
2.4. Hạn chế và thách thức ........................................................................................ 24
2.5. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam ...................... 26
2.5.1. Thực trạng triển khai thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Việt Nam
của Chính phủ và Ngân hàng Nhà Nước giai đoạn 2012 – 2015............................... 26
2.5.2. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các Ngân hàng
thương mại..................................................................................................................... 27
2.5.2.1. Hoạt động nội bộ................................................................................... 28
2.5.2.2. Hoạt động ngân hàng xanh trong quá trình kinh doanh ..................... 31
2.5.2.3. Hoạt động ngân hàng xanh trong quản trị và định hướng xã hội ...... 38
2.6. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV ............................ 39
2.6.1. Tổng quan về BIDV .................................................................................... 39
2.6.2. Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV ...................... 41


x

2.6.2.1. Hoạt động nội bộ ngân hàng ................................................................ 41
2.6.2.2. Quá trình kinh doanh ............................................................................ 43
2.6.2.3. Quản trị và định hướng xã hội ............................................................. 50
2.7. Đánh giá chung về tình hình thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại Việt
Nam................................................................................................................................ 52
2.7.1. Thành tựu ..................................................................................................... 52
2.7.2. Hạn chế ........................................................................................................ 53
2.7.3. Nguyên nhân ................................................................................................ 55
CHƯƠNG 3: LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ HÀNH VI CHẤP NHẬN CÔNG
NGHỆ VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................................59

3.1. Lý thuyết nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ mới ........................... 59
3.1.1. Các lý thuyết nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ trước đó
(TRA, TAM, UTAUT) ................................................................................................. 59
3.1.1.1. Thuyết hành động hợp lý (TRA) ......................................................... 59
3.1.1.2. Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) ................................................ 59
3.1.1.3. Mô hình hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified
Theory of Acceptance and Use of Technology – UTAUT) ....................................... 60
3.1.2. So sánh sự phù hợp giữa các mô hình ........................................................ 62
3.2. Thiết kế nghiên cứu, thang đo các nhân tố và bảng hỏi điều tra ..................... 63
3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................... 63
3.2.2. Thiết kế thang đo các nhân tố ..................................................................... 64
3.2.2.1. Kết quả kỳ vọng .................................................................................... 64
3.2.2.2. Nỗ lực kỳ vọng...................................................................................... 65
3.2.2.3. Ảnh hưởng xã hội ................................................................................. 67
3.2.2.4. Điều kiện tạo thuận lợi ......................................................................... 68
3.2.2.5. Mối quan tâm về môi trường ............................................................... 69
3.2.2.6. Sự phức tạp............................................................................................ 69


xi

3.2.2.7. Hình ảnh của nhân viên ngân hàng ...................................................... 71
3.2.2.8. Ý định hành vi ....................................................................................... 72
3.2.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả .................................................... 73
3.2.4. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................. 75
3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 75
3.4. Số liệu nghiên cứu.............................................................................................. 76
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................77
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................78
4.1. Thống kê mô tả đặc điểm mẫu và số liệu nghiên cứu...................................... 78

4.1.1. Thống kê mô tả và tần suất đặc trưng của các cá nhân khảo sát .............. 78
4.1.2. Thống kê mô tả và tần suất về đặc trưng có liên quan .............................. 79
4.1.3. Thống kê mô tả các thang đo ...................................................................... 79
4.2. Đánh giá sơ bộ thang đo .................................................................................... 80
4.2.1. Kiểm định Cronbach Alpha ........................................................................ 80
4.2.2. Kết quả phân tích nhân tố EFA .................................................................. 83
4.3. Phân tích nhân tố khẳng định CFA ................................................................... 86
4.4. Kiểm định mô hình ............................................................................................ 89
4.5. Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................................... 91
TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ............................................................................................96
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................97
5.1. Kết luận và đóng góp của đề tài ........................................................................ 97
5.1.1. Kết luận ........................................................................................................ 97
5.1.2. Đóng góp của đề tài ..................................................................................... 98
5.2. Đề xuất một số gợi ý .......................................................................................... 98
5.2.1. Căn cứ trên định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước ............ 99


xii

5.2.2. Căn cứ dựa trên kết quả nghiên cứu và gợi ý một số giải pháp mở rộng
hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV. ........................................................................ 100
5.2.2.1. Nâng cao nhận thức về hoạt động ngân hàng xanh .......................... 100
5.2.2.2. Áp dụng kỹ thuật công nghệ cao trong hoạt động ngân hàng .......... 104
5.2.2.3. Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ xanh .......................................... 105
5.3. Hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo .................................. 107
TÓM TẮT CHƯƠNG 5 ..........................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................109
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................115
PHỤ LỤC 2. ............................................................................................................117

PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................119
PHỤ LỤC 4 .............................................................................................................131


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu hướng phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu, một số quốc gia
lấy mục tiêu tăng trưởng làm tiêu chí hàng đầu mà bỏ qua nhiều hệ lụy, ảnh hưởng
tiêu cực đến môi trường tự nhiên. Đây là vấn đề luôn được các Tổ chức quốc tế
quan tâm nhằm tạo dựng sự phát triển ổn định, bền vững và lâu dài. Chính vì thế,
kinh tế xanh, tăng trưởng xanh được xem như là hướng đi mới và phù hợp với xu
thế phát triển bền vững của các quốc gia. Kinh tế xanh được hiểu là một nền kinh tế
sạch, thân thiện với môi trường1. Mục tiêu của kinh tế xanh là nhằm giúp cải thiện
đời sống, giảm thiểu những rủi ro từ môi trường và sự cạn kiệt về tài nguyên thiên
nhiên. Hiện nay, các quốc gia trên thế giới đang rất chú trọng đầu tư xây dựng và
phát triển kinh tế xanh nhằm hướng tới sự phát triển bền vững.
Phát triển bền vững – phát triển trên cả 3 bình diện kinh tế – xã hội – môi
trường là một yêu cầu thiết yếu và cấp bách đối với Việt Nam hiện nay, nhưng cũng
là một thách thức lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là trách nhiệm
chung cần có sự phối hợp đồng bộ và cần nhiều nỗ lực hơn nữa từ tất cả các thành
phần kinh tế, các cơ quan quản lý, các tổ chức xã hội... Ngành ngân hàng với vai trò
là kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế, góp phần không nhỏ đối với sự phát
triển bền vững của đất nước. Một hệ thống ngân hàng nếu tăng trưởng tín dụng
xanh và quản lý rủi ro môi trường – xã hội trong hoạt động cấp tín dụng hiệu quả sẽ
mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế, giảm thiểu những bất lợi đến xã hội và môi
trường. Ngành ngân hàng được xem là thân thiện với môi trường vì các tác động
bên trong từ việc sử dụng năng lượng điện, giấy, mực in, ... thường không đáng kể.
Các tác động đến môi trường của ngân hàng không trực tiếp liên quan đến hoạt

động ngân hàng mà liên quan đến hoạt động bên ngoài được tạo ra từ chính khách
hàng của ngân hàng. Chính vì vậy việc tăng cường quản lý rủi ro môi trường – xã
hội trong hoạt động cấp tín dụng là cần thiết giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro, bảo
toàn được nguồn vốn cho vay, hướng tới phát triển bền vững và nâng cao uy tín tổ
chức, góp phần giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, xã hội và tối ưu hóa
việc sử dụng tài nguyên. Một trong những nỗ lực mà các ngân hàng hướng đến hiện
1

Kim Ngọc, Nguyễn Thị Kim Thu, Xu hướng phát triển kinh tế xanh trên thế giới, Tạp chí Khoa học xã hội

Việt Nam số 5 (90)-2015, tr.9-10.


2

nay là việc thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh. Tại Việt Nam, khái niệm
“ngân hàng xanh” vẫn là một vấn đề còn khá mới mẻ và chỉ được nhận thức bởi các
ngân hàng và xã hội gần đây. Khá ít có ngân hàng hay tổ chức tài chính nào tiên
phong thực hiện xây dựng ngân hàng xanh mặc dù họ tham gia với vai trò khá tích
cực trong nền kinh tế.
Quyết định số 1393/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Chiến lược tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã cho
thấy mục tiêu của nền kinh tế hướng tới là phát triển bền vững. Ngân hàng Nhà
nước cũng đã có những chính sách về lĩnh vực này như Chỉ thị số 03/CT-NHNN
ngày 24/3/2015 về thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trườngxã hội trong hoạt động cấp tín dụng; và Quyết định số 1552/QĐ-NHNN ngày
06/8/2015 ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến
lược Quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020. Đây có thể được xem như là
bước khởi đầu trong việc tiếp cận và định hướng phát triển nền kinh tế theo xu
hướng chung của thế giới. Việc thực hiện ngân hàng xanh được xem như là một vấn
đề vô cùng cấp thiết, một nguồn lực quan trọng để thực hiện được các mục tiêu

chiến lược của tăng trưởng xanh cho việc phát triển bền vững.
Với vai trò vị thế của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam, Ngân Hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã xác định sứ mệnh của mình là:
“Luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng hiện đại, tốt
nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi
trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích
xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát
triển cộng đồng”. Việc hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan: cổ đông, người lao
động, khách hàng và cộng đồng chính là vì sự tồn tại lâu dài của chính bản thân
ngân hàng, thúc đẩy tăng trưởng một cách toàn diện, dài hạn và bền vững, mang lại
lợi ích cho nền kinh tế đất nước và toàn xã hội. Đây được xem là một trong những
mục tiêu trọng tâm mà hoạt động ngân hàng xanh muốn hướng đến.
Hiện tại các chính sách hoạt động nội bộ cũng như những chương trình
xanh triển khai trong hoạt động ngân hàng tại BIDV chỉ mang tính chất ngắn hạn,
phong trào, chưa mang tính chiến lược, hoạt động lâu dài. Các NHTM tại Việt Nam
nói chung và BIDV nói riêng vẫn chưa chú trọng được lợi ích mà hoạt động ngân


3

hàng xanh mang lại trong khi họ phải đánh đổi lợi ích kinh tế từ những dự án cho
vay ảnh hưởng đến môi trường. Do đó, sự cần thiết nâng cao nhận thức về lợi ích
mà ngân hàng xanh mang lại cùng với việc triển khai áp dụng công nghệ trong hệ
thống ngân hàng cho nhân viên ngân hàng bao gồm cả hoạt động nội bộ và các hoạt
động kinh doanh của ngân hàng; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh
cung cấp cho khách hàng là nhu cầu cấp thiết, cần phải được thực hiện để hoạt động
ngân hàng xanh đạt hiệu quả. Nhận thức của nhân viên ngân hàng đối với việc thực
hiện hoạt động ngân hàng xanh là điều quan trọng cần phải được hiểu rõ bởi lẽ nhân
viên ngân hàng là những người đi đầu trong việc thực hiện các sáng kiến ngân hàng
xanh trong lĩnh vực ngân hàng, việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh không

được xem là thành công nếu nhân viên ngân hàng không có động cơ để sử dụng các
loại hình dịch vụ đó và do đó sẽ không mang lại lợi ích cho ngân hàng (Al-Smadi,
2012). Nhân viên ngân hàng bình thường cũng có thể trở thành “nhân viên xanh”,
chỉ khác nhau một vài điểm nhỏ là nhân viên ngân hàng xanh tiến bộ về mặt đạo
đức nghề nghiệp. Điều đó sẽ không gây trở ngại lớn và nhân viên ngân hàng xanh
chấp nhận thay đổi theo xu hướng mới. Nếu nhận thức của nhân viên về ngân hàng
xanh là tích cực sẽ thúc đẩy việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại ngân hàng
diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả tốt.
Vì vậy, việc tìm hiểu “Nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động
ngân hàng xanh tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt
Nam” là vấn đề quan trọng được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu. Kết quả của
luận văn này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về việc xác định các nhân tố có
thể ảnh hưởng đến quá trình suy nghĩ của nhân viên ngân hàng trong việc áp dụng
và sử dụng hoạt động ngân hàng xanh trong môi trường làm việc tại BIDV. Nghiên
cứu này có thể giúp BIDV hoàn thiện việc triển khai ngân hàng xanh để thực hiện
mục tiêu tăng trưởng bền vững, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi
trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng
xanh tại BIDV.


4

 Đề xuất một số gợi ý để việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV
được hiệu quả.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
 Phân tích thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM tại
Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng giai đoạn 2012 – 2017, đánh giá những kết

quả đạt được, xem xét những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân.
 Thu thập các kết quả nghiên cứu, xem xét mức độ tác động của các nhân tố
đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV.
 Đề xuất một số gợi ý để việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV
được hiệu quả trong thời gian tới.
1.3. Câu hỏi nghiên cứu
Tác giả sẽ trả lời 3 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra để làm rõ các mục tiêu
nghiên cứu nêu trên nhằm lắp đầy khoảng trống nghiên cứu mà đề tài hướng đến:
Câu 1: Thực trạng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV như thế
nào?
Câu 2: Mô hình nào thích hợp để xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến việc
thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV? Mức độ tác động của các nhân tố
đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV ra sao?
Câu 3: Một số gợi ý nào giúp việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại
BIDV được hiệu quả?
1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Những nhân tố ảnh hướng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại
các ngân hàng thương mại.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
1.4.2.1. Thời gian nghiên cứu
Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được tác giả thu thập từ năm 2012 – 2017;
số liệu khảo sát được thực hiện từ tháng 04/2018 – tháng 06/2018.
1.4.2.2. Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện tại BIDV.


5

1.5. Phương pháp nghiên cứu

Do công nghệ xanh tạo thành nền tảng của ngân hàng xanh – một sản phẩm
dịch vụ tài chính mới nên cần hiểu rõ về sự chấp nhận và sử dụng của loại công
nghệ này trong nghiên cứu hệ thống thông tin (Afrin Rifat and Nabila Nisha và
cộng sự, 2016). Cuộc khảo sát các Ngân hàng ở Ấn Độ về vai trò của công nghệ đối
với ngân hàng xanh đã cho thấy sự quan trọng của công nghệ đối với việc thực hiện
ngân hàng xanh tại các ngân hàng (Munnu Prasad.V, 2011) – trong đó 69% nói rằng
họ đã áp dụng công nghệ cho ngân hàng xanh; 100% đồng ý với việc áp dụng công
nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian; phần lớn trả lời công nghệ đóng góp mức độ lớn
đối với ngân hàng xanh; và những ý kiến đồng tình về lợi ích đóng góp của công
nghệ. Điều này đã chứng tỏ rằng công nghệ, kỹ thuật hiện đại đóng vai trò quan
trọng trong việc thực hiện ngân hàng xanh. Các ngân hàng chấp nhận thực hiện
ngân hàng xanh cũng giống như việc chấp nhận áp dụng công nghệ, kỹ thuật hiện
đại vào hệ thống ngân hàng.
Một số mô hình lý thuyết chủ yếu phát triển từ các lý thuyết về tâm lý học
và xã hội học đã được sử dụng để giải thích sự chấp nhận và sử dụng công nghệ. Ví
dụ, Davis (1989) và Davis et al. (1989) tập trung vào việc kiểm tra các yếu tố quyết
định chấp nhận công nghệ máy tính và việc sử dụng nó thông qua Mô hình Chấp
nhận Công nghệ (TAM). Trên cơ sở những nghiên cứu trước đó, Venkatesh và cộng
sự (2003) sau đó phát triển mô hình UTAUT. Bốn yếu tố (hiệu quả kỳ vọng, nỗ lực
kỳ vọng, ảnh hưởng xã hội và các điều kiện thuận lợi) được đưa vào mô hình, chủ
yếu hướng đến dự đoán ý định hành vi sử dụng công nghệ và công nghệ sử dụng
trong bối cảnh tổ chức, điều chỉnh bởi các biến thể khác nhau như tuổi, giới tính,
kinh nghiệm và sự tự nguyện (Venkatesh và cộng sự, 2012).
UTAUT dựa trên một mô hình cơ sở để nghiên cứu nhiều công nghệ trong
cả hai hình thức tổ chức và phi tổ chức. Venkatesh và các cộng sự (2012) sau đó
tuyên bố rằng việc bổ sung các cấu trúc mới có thể góp phần mở rộng các chân trời
lý thuyết của UTAUT. Trong bài luận văn này, tác giả đã chọn mô hình UTAUT
ban đầu làm nền tảng lý thuyết để phát triển mô hình nghiên cứu. Mục đích của
nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức của nhân viên
ngân hàng đối với việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV trong bối

cảnh nền kinh tế đang phát triển.


6

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng có
liên quan để giải quyết các mục tiêu, cũng như để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đã
đặt ra. Việc áp dụng cả hai phương pháp định tính và định lượng sẽ cho phép tác giả
có cái nhìn toàn diện và phát hiện được nhiều bằng chứng khoa học đáng tin cậy
hơn trong quá trình nghiên cứu. Cùng với hai phương pháp định lượng và định tính,
tác giả xây dựng quá trình nghiên cứu gồm hai bước chính là nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức.
Giai đoạn 1 : Nghiên cứu sơ bộ
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm xây dựng mô hình để đo
lường các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh. Đồng thời
sử dụng các nghiên cứu trước đây có liên quan của các tác giả trong và ngoài nước
để đánh giá và đưa ra mô hình phù hợp nhất. Từ đó, điều chỉnh các nhân tố cho phù
hợp với thực tế tại BIDV. Thông qua các buổi thảo luận nhóm, đưa ra các ý kiến
phản biện để giải quyết những câu hỏi về kinh nghiệm và nhận thức của nhân viên
ngân hàng về việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV. Bên cạnh đó, luận
văn còn sử dụng phương pháp thống kê thông qua việc thu thập các số liệu có sẵn
nhằm thấy rõ thực trạng thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV và các NHTM ở Việt
Nam.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức
Đề tài áp dụng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp, gửi mail đến các nhân viên của
BIDV và đăng trên mạng xã hội BIDV workplace thông qua bảng câu hỏi. Mục
đích của nghiên cứu này là sàng lọc các biến quan sát, kiểm định mô hình thang đo
và xác định các nhân tố ảnh hưởng việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại
BIDV. Các số liệu thu được thông qua phương pháp thống kê mô tả để tổng hợp và
phân tích ý nghĩa của chúng. Công cụ hệ số tin cậy Cronbach alpha và phân tích

nhân tố khám phá EFA (Exploratory factors analysis) được sử dụng để sàng lọc các
thang đo các khái niệm nghiên cứu. Mô hình đo lường tới hạn được kiểm định
thông qua phương pháp nhân tố khẳng định CFA (confirmatory factor analysis) và
phương pháp phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM (structural equation
modeling) được sử dụng để kiểm định mô hình lý thuyết.


7

1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học nhằm bổ sung, hoàn thiện
khung lý thuyết để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện ngân hàng
xanh tại BIDV, đồng thời xem xét mức độ tác động của các nhân tố đến việc thực
hiện ngân hàng xanh tại BIDV. Tác giả đã lựa chọn mô hình hợp nhất về chấp nhận
và sử dụng công nghệ (Vankatesh & ctg, 2013) làm nền tảng lý thuyết và có điều
chỉnh một số biến cho phù hợp để phát triển mô hình nghiên cứu cho đề tài, góp
phần lấp đầy khoảng trống của các nghiên cứu trước đó.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã đóng góp về mặt thực tiễn thông qua việc phân tích thực trạng
thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV và các NHTM ở Việt Nam, sự cấp thiết và tầm
quan trọng của việc thực hiện ngân hàng xanh tại BIDV nói chung và hệ thống
NHTM Việt Nam nói riêng. Nghiên cứu này có ý nghĩa ứng dụng đối với nhà quản
lý của BIDV nói riêng va các NHTM nói chung trong việc tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh trong giai đoạn hiện nay.
1.7. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
1.7.1. Các nghiên cứu trên thế giới
Sarita Bahl (2012) nhấn mạnh các phương thức để tạo ra nhận thức trong
nội bộ cũng như trong toàn hệ thống ngân hàng, được thực hiện thông qua các nhóm
mục tiêu đào tạo để đạt được sự phát triển bền vững thông qua ngân hàng xanh.

Ngoài ra, nghiên cứu còn liệt kê những phương pháp hiệu quả cho ngân hàng xanh
và phân tích các chiến lược trong việc thúc đẩy hoàn thiện ngân hàng xanh. Nghiên
cứu sử dụng cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Nghiên cứu cho thấy những tin tức xanh
hàng ngày được truy cập hoặc được xếp vào sự lựa chọn ưa thích là phương thức
hiệu quả để tạo ra nhận thức cho các nhà quản lý và nhân viên để đạt được sự phát
triển bền vững thông qua các ngân hàng xanh. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng các
sự kiện và cuộc họp, phương tiện truyền thông và các trang web được đánh giá là
phương tiện hiệu quả để tạo ra được mục tiêu phát triển bền vững thông qua các
hoạt động ngân hàng xanh. [41]
Nhóm nghiên cứu của bộ phận Green Banking & CSR Department
Bangladesh Bank (2011) nhận thấy rằng các dịch vụ ngân hàng xanh đang được sử


8

dụng với tần suất ngày càng tăng ở hầu hết các nước đang phát triển, bao gồm
Bangladesh. Mặc dù các nghiên cứu trước đây đã xác định tầm quan trọng và lợi ích
của các dịch vụ này đối với cả ngân hàng và khách hàng, nhưng mức độ chấp nhận
thực hiện ngân hàng xanh ở Bangladesh vẫn còn thấp. Nghiên cứu đã tìm hiểu và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận sử dụng các dịch vụ ngân hàng
xanh của các ngân hàng. Nghiên cứu này kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ
(TAM), cam kết và hỗ trợ của cấp quản lý, áp lực của khách hàng và đối thủ cạnh
tranh để đưa ra mô hình lý thuyết. Dữ liệu chính được thu thập từ 120 bảng câu hỏi
hợp lệ được phân phát cho nhân viên của Bangladesh Bank và các sinh viên của
North South University. Phân tích số liệu đã được thực hiện bằng cách sử dụng
phương pháp tiếp cận phần tử nhỏ nhất (PLS). Khung lý thuyết TAM đã được sử
dụng để phân tích ý định hành vi. Những phát hiện của nghiên cứu chỉ ra rằng (1)
nhận thức dễ sử dụng có ảnh hưởng đến thái độ sử dụng và từ mô hình cũng chỉ ra
rằng cả cam kết – hỗ trợ của cấp quản lý và áp lực của khách hàng có thể có tác
động đáng kể đến kế hoạch áp dụng ngân hàng xanh, và (2) cam kết quản lý – hỗ

trợ và áp lực của khách hàng được coi là một nhân tố dự báo quan trọng trong việc
thông qua ngân hàng xanh. Nghiên cứu này giúp các nhà quản lý tìm ra các yếu tố
liên quan để áp dụng ngân hàng xanh. Lãnh đạo của một ngân hàng có thể xem xét
các kết luận của bài nghiên cứu trong việc đánh giá các điều kiện để các ngân hàng
chấp nhận ngân hàng xanh và giá trị ngân hàng của họ. [42]
Nghiên cứu của Afrin Rifat and Nabila Nisha và cộng sự (2016) bàn về vai
trò của các ngân hàng thương mại trong việc chấp nhận ngân hàng xanh: trường hợp
của Bangladesh. Bài nghiên cứu cho rằng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng ở Bangladesh liên tục tăng, kết quả là nhiều ngân hàng đang cố gắng giữ
chân khách hàng của họ bằng nhiều chiến lược khác nhau. Đề cập đến vấn đề này,
hiện nay ngân hàng xanh đã và đang trở thành một chiến lược quan trọng đối với
các ngân hàng, ảnh hưởng đến các vấn đề môi trường, trách nhiệm xã hội và cân
bằng sinh thái. Thực tế là ngân hàng xanh đã tạo ra những thay đổi lớn trong môi
trường làm việc và làm thay đổi việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho
các khách hàng. Mục tiêu của nghiên cứu này là kiểm tra thái độ của nhà quản lý và
nhân viên của họ đối với việc áp dụng các sáng kiến ngân hàng xanh ở Bangladesh
bằng cách sử dụng lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng mô hình công


9

nghệ (UTAUT) trong các ngân hàng thương mại. Nghiên cứu cho thấy nỗ lực kỳ
vọng, mối quan tâm về môi trường và các quy định của ngân hàng trung ương có
ảnh hưởng mạnh đến ý định và nhận thức của các nhân viên ngân hàng đối với việc
thực hiện ngân hàng xanh ở Bangladesh. Kết quả chung cho thấy nhà quản lý của
các ngân hàng đã có cái nhìn tích cực trong việc áp dụng các hoạt động ngân hàng
xanh như là một phần trong hoạch định chiến lược phát triển ngân hàng. [43]
1.7.2. Các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Nguyễn Thân Hoài My (2016) đã giúp xây dựng thang đo
về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh tại hệ thống

ngân hàng TMCP Việt Nam. Xem xét các nhân tố có tác động đến ý định chấp nhận
thực hiện ngân hàng xanh thông qua khảo sát gần 200 nhân viên ngân hàng làm việc
tại các ngân hàng TMCP ở TP.HCM có hiểu biết về hoạt động ngân hàng xanh bằng
việc sử dụng phương pháp độ tin cậy Cronbach Alpha; phân tích nhân tố khám phá;
phương pháp phân tích nhân tố CFA. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đóng góp về mặt
thực tiễn thông qua việc phân tích các nhân tố tác động sẽ đưa ra những cơ hội và
thách thức mà hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đối mặt, sự cấp thiết và
tầm quan trọng của việc thực hiện ngân hàng xanh tại hệ thống ngân hàng thương
mại Việt Nam để từ đó có những kiến nghị giải pháp cho quá trình thực hiện ngân
hàng xanh có hiệu quả và đạt được mục tiêu tăng trưởng xanh cùng với phát triển
bền vững, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. [9]
Trần Thị Thanh Tú & Nguyễn Thị Phương Dung (2017) chỉ ra các yếu tố
ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM ở Việt
Nam và vai trò của ngân hàng xanh đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế
Việt Nam. Một cuộc khảo sát quy mô lớn tiến hành với 32 ngân hàng và tổ chức tài
chính ở Việt Nam để có được 329 mẫu phiếu trong giai đoạn từ tháng 5 đến tháng 7
năm 2016 cung cấp bằng chứng cho nghiên cứu. Bằng cách sử dụng phương pháp
phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy, bài viết cho thấy việc hiểu
các định nghĩa về ngân hàng xanh, hoạt động ngân hàng xanh hiện nay, lợi thế trong
phát triển ngân hàng xanh và các ngành trọng điểm có mối tác động tích cực đối với
sự sẵn lòng chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh; trong khi các rào cản có mối quan
hệ tiêu cực với sự sẵn sàng sử dụng dịch vụ ngân hàng xanh của các ngân hàng Việt
Nam. Từ những kết quả nghiên cứu, bài viết đề xuất một số giải pháp để không chỉ


10

nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của ngân hàng xanh trong phát triển kinh tế
mà còn cải thiện sự sẵn lòng thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM
của Việt Nam. [44]

Nhìn chung, tại Việt Nam, các khái niệm như “tăng trưởng xanh, ngân hàng
xanh hay tín dụng xanh” dường như vẫn chưa được phổ biến và chú trọng đúng
mức. Một số bài báo chỉ dừng lại ở mức khai thác thông tin, đánh giá vai trò, chưa
phân tích được đúng, đủ thực tế triển khai tại Việt Nam. Đã có các công trình
nghiên cứu về những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh ở Việt Nam,
nhưng vì lý do khách quan nên việc thu thập các số liệu liên quan đến hoạt động
ngân hàng xanh còn khó khăn, chưa đi sâu cụ thể vào từng NHTM để phân tích và
nắm rõ đặc điểm, thế mạnh cũng như hạn chế của mỗi NHTM. Hiện tại, cũng chưa
có công trình nghiên cứu khoa học nào liên quan đến vấn đề về các nhân tố ảnh
hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại BIDV. Kế thừa các nghiên
cứu đã có trước đó, luận văn tiến hành nghiên cứu về các yếu tố có thể ảnh hưởng
đáng kể đến nhận thức của nhân viên ngân hàng đối với việc thực hiện hoạt động
ngân hàng xanh tại BIDV trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển. Đó là vấn đề
có cơ sở và mang tính thiết thực, góp phần lấp đầy một phần khoảng trống còn thiếu
của các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây, đó cũng chính là hướng nghiên
cứu tiếp theo của luận văn.
1.8. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1 : Giới thiệu nghiên cứu.
Chương 2 : Tổng quan về ngân hàng xanh và thực trạng thực hiện hoạt động
ngân hàng xanh tại BIDV.
Chương 3 : Lý thuyết nghiên cứu về hành vi chấp nhận công nghệ và mô
hình nghiên cứu.
Chương 4 : Kết quả nghiên cứu.
Chương 5 : Kết luận.


11

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện hoạt
động ngân hàng xanh tại BIDV là vấn đề cần thiết mang ý nghĩa thực tiễn. Trong
chương 1, tác giả đã giới thiệu tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu, các mục tiêu
nghiên cứu hướng đến để lấp đầy khoảng trống nghiên cứu còn thiếu, đồng thời tác
giả đã trình bày tổng quan về tình hình các nghiên cứu trong và ngoài nước liên
quan đến đề tài, giới thiệu về đối tượng, phạm vi nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, ...
– đây là nền tảng bắt đầu cho các chương tiếp theo.


12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG XANH VÀ THỰC TRẠNG
THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG XANH TẠI BIDV
2.1. Tổng quan về ngân hàng xanh
2.1.1. Khái niệm
Tại nhiều nước trên thế giới, ngân hàng xanh là một khái niệm mới được
biết đến trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, bởi lẽ
các quốc gia đều đang phải đối mặt với những tác động nặng nề ngày càng rõ nét
của biến đổi khí hậu và các yêu cầu về bảo vệ môi trường đang bị đánh đổi để đạt
được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu 2008, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải nhìn nhận lại cách
thức tổ chức và các mô hình hoạt động trong hệ thống tài chính của mình, bao gồm
các ngân hàng. Các vấn đề về phát triển bền vững, trách nhiệm kinh doanh và trách
nhiệm xã hội, đạo đức, môi trường đều được xem xét lại dưới một tầm quan trọng
cao hơn. Tại đây, ngân hàng xanh nổi lên như một hình mẫu cho ngân hàng trong
tương lai, là nền tảng cho việc hướng đến một nền kinh tế xanh phát triển bền vững.
Tổ chức tài chính quốc tế (IFC) và 9 ngân hàng quốc tế họp ở London bàn
về trách nhiệm của các ngân hàng đối với tài chính phát triển và quyết định xây
dựng một bộ tiêu chuẩn thực hiện trách nhiệm đối với môi trường, xã hội dựa trên
các bộ tiêu chuẩn đã có của IFC. Nguyên tắc xích đạo (EPFIs) về tài trợ dự án được

chính thức ra đời năm 2003 dựa trên Bộ tiêu chuẩn hoạt động về Môi trường – Xã
hội và Hướng dẫn môi trường, Sức khỏe và An toàn (EHS) đã thu hút 77 tổ chức tài
chính tham gia cam kết. Bộ tiêu chuẩn này đóng vai trò quan trọng trong việc phân
loại và xếp hạng các ngân hàng xanh hiện nay. Trong đó, một ngân hàng được coi là
ngân hàng xanh khi thỏa mãn đầy đủ 23 tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội và 47 tiêu
chuẩn về trách nhiệm môi trường.
Khái niệm về ngân hàng xanh đã được phát triển đầu tiên ở các nước
phương Tây vào năm 2003 với mục đích nhằm bảo vệ môi trường (Lalon, 2015).
Ngân hàng xanh có thể được hiểu trên hai khía cạnh: thứ nhất, hoạt động
ngân hàng xanh trong nội bộ ngân hàng (thông qua những hoạt động giảm thiểu tác
động trực tiếp bên trong khu vực ngân hàng đến môi trường như sử dụng năng
lượng, giấy, nước, ...); thứ hai, hoạt động ngân hàng xanh đối với bên ngoài thông


×