Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

GIAO AN ĐIA 12 HKI 5555

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (759.31 KB, 59 trang )

Tuần: 1
Tiết: 1
NS: 9/2020

ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN
Bài 2: VỊ TRÍ ĐỊA LÍ, PHẠM VI LÃNH THỔ

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Xác định được vị trí địa lí và hiểu được tính toàn vẹn của phạm vi lãnh thổ nước ta.
- Đánh giá được ý nghĩa của vị trí địa lí đối với đặc điểm tự nhiên, sự phát triển kinh tế- xã hội
và vị thế của nước ta trên thế giới.
2. Kỹ năng
- Xác định được trên bản đồ Việt Nam hoặc bản đồ thế giới vị trí và phạm vi lãnh thổ nước ta.
3. Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ các nước Đông Nam Á.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982)
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: Giáo viên sử dụng bản đồ và các mẫu bìa (ghi tọa độ các điểm cực)


- Hãy gắn tọa độ địa lí của cực Bắc, cực Nam lên bản đồ và nêu ý nghĩa về mặt tự nhiên của vị
trí địa lí.
- Nước nào sau đây có đường biên giới dài nhất với nước ta: Lào, Trung Quốc, Campuchia.
GV: Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm chung
của thiên nhiên và có ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động kinh tế- xã hội nước ta.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Xác định vị trí địa lí nước ta (Cả lớp).
? Quan sát bản đồ các nước Đông Nam Á, trình bày đặc điểm vị trí địa lí của nước ta theo dàn ý:
- Các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây trên đất liền và tọa độ địa lí các điểm cực.
- Các nước láng giềng trên đất liền và trên biển.
Một HS chỉ trên bản đồ để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức.
1) Vị trí địa lí:
- Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam á
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Vĩ độ: 23023' B - 8034' B (kể cả đảo 23023' B - 6050' B)

1


+ Kinh độ: 10209' Đ - 109024' Đ (kể cả đảo 1010 Đ - 117020' Đ)
HĐ2: Xác định phạm vi vùng đất liền của nước ta (Cả lớp).
? Cho biết phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm những bộ phận nào? Đặc điểm vùng đất ? Chỉ trên bản
đồ 2 quần đảo lớn nhất của Việt Nam? Thuộc tỉnh nào?
Một HS lên bảng trình bày và xác định vị trí giới hạn phần đất liền trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam, GV
chuẩn kiến thức.
2) Phạm vi lãnh thổ:
a) Vùng đất:
- Diện tích đất liền và các hải đảo 331.212 km2.
- Biên giới:

+ Phía Bắc giáp Trung Quốc 1300 km
+ Phía Tây giáp Lào 2100 km. Campuchia hơn 1100 km.
+ Phía Đông và Nam giáp biển 3260 km.
- Nước ta có 4000 đảo lớn nhỏ trong đó có hai quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa), Hoàng Sa (Đà
Nẵng)
HĐ3: Xác định phạm vi vùng biển của nước ta (Cá nhân).
- Cách 1: Đối với HS khá giỏi:
? Đọc SGK kết hợp quan sát sơ đồ phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế, xác định giới hạn của các
vùng biển của nước ta.
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- Một HS trả lời, các HS khác đánh giá phần trình bày của bạn.
- Cách 2: Đối với HS trung bình yếu:
GV vừa vẽ, vừa thuyết trình về các vùng biển ở nước ta sau đó yêu cầu HS trình bày lại giới hạn của
vùng nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa.
b) Vùng biển: Diện tích khoảng 1 triệu km 2 gồm vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và
vùng thềm lục địa.
c) Vùng trời: Khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ.
HĐ4: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng
nước ta (Nhóm).
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm.
- Nhóm 1, 2, 3: Đánh giá những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí tới tự nhiên nước ta.
GV gợi ý: Cần đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới cảnh quan, khí hậu, sinh vật, khoáng sản.
- Nhóm 4, 5 ,6: Đánh giá ảnh hưởng của vị trí địa lí tới kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng của
nước ta.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
? Trình bày những khó khăn của vị trí địa lí tới kinh tế - xã hội nước ta?
- Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV chuẩn kiến thức: (Nước ta diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên bộ và trên biển kéo
dài. Hơn nữa trên biển Đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chiến

lược của nước ta. Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt nước ta vào tình thế vừa
phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới).
3. Ý nghĩa của vị trí địa lí:
a) ý nghĩa về tự nhiên:

2


12
hải lí

Giới hạn vùng
đặc quyền
kinh tế

Giới hạn ngoài
vùng tiếp giáp

Vùng tiếp giáp

Giới hạn ngoài
lãnh hải

Lãnh hải

Đường cơ sở

Nội thủy

Đường bờ biển


- Thiên nhiên mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Đa dạng về động- thực vật, nông sản.
- Nằm trên vành đai sinh khoáng, nên có nhiều tài nguyên khoáng sản.
- Có sự phân hóa đa dạng về tự nhiên: phân hóa Bắc - Nam, Đông - Tây, thấp - cao.
Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán,...
b) ý nghĩa về kinh tế, văn hóa - xã hội và quốc phòng:
- Về kinh tế:
+ Có nhiều thuận lợi để phát triển cả về giao thông đường bộ, đường biển, đường không với các nước
trên thế giới. Tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên
thế giới.
- Về văn hóa - xã hội: thuận lợi cho nước ta chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển
với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- Về chính trị và quốc phòng: vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng Đông Nam Á.
3. Luyện tập:
Hãy ghép mỗi ý ở cột bên trái với mỗi ý ở cột bên phải sao cho phù hợp.
1. Nội thủy
A. Là vùng thuộc chủ quyền quốc gia trên biển có chiều
rộng 12 hải lí.
2. Lãnh hải
B. Là vùng tiếp giáp với đất liền, phía trong đường cơ sở.
3. Vùng tiếp giáp lãnh hải
C. Là vùng biển nước ta có quyền thực hiện các biện pháp
để bảo vệ an ninh, kiểm soát thuế quan,...
4. Vùng đặc quyền kinh tế
D. Vùng nhà nước có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng
các nước khác vẫn được tự do về hàng hải và hàng không.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- Làm câu hỏi 1, 2 SGK.

2. Bài mới:
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị dung cụ làm bài thực hành tại lớp (giấy A4, bút chì, thước...)
6. phụ lục: Phạm vi các vùng biển theo luật quốc tế (1982).

Mặt nước đại dương

12 Vùng nước đặc quyền kinh tế (200 hải lí)
hải lí
Vùng thềm lục địa pháp lí theo luật biển (1982)

3


Tuần: 2
Tiết: 2
NS: 9/2020

Bài 3: THỰC HÀNH: VẼ LƯỢC ĐỒ VIỆT NAM

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Hiểu được cách vẽ lược đồ Việt Nam bằng việc sử dụng hệ thống ô vuông (hệ thống kinh, vĩ
tuyến). Xác định được vị trí địa lí nước ta và một số đối tượng địa lí quan trọng.
2. Kỹ năng
- Vẽ được tương đối chính xác lược đồ Việt Nam (phần trên đất liền) và một số đối tượng địa lí.
3. Thái độ
- Củng cố thêm lòng yêu quê hương, đất nước, sẵn sàng xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
4. Năng lực hướng tới
- Sử dụng bản đồ, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Giảng dạy bài thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: HS: nêu yêu cầu của bài thực hành
2. Hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Vẽ khung ô vuông. ( Cả lớp)
Bước 1: Vẽ khung ô vuông.
GV hướng dẫn HS vẽ khung ô vuông gồm 32 ô, đánh số thứ tự theo trật tự theo hàng từ trái qua phải
( từ A đến E), theo hàng dọc từ trên xuóng dưới ( từ 1 đến 8), để vẽ nhanh có thể dùng thước dẹt 30 cm
để vẽ, các cạnh của mỗi ô vuông bằng chiều ngang của thước (3,4 cm).
Bước 2: Xác định các điểm khống chế và các đường khống chế. Nối lại thành khung khống chế hình
dáng lãnh thổ Việt Nam (phần đất liền).
Bước 3: Vẽ từng đọan biên giới (vẽ nét đứt-----), vẽ đường bờ biển (có thể dùng màu xanh nước biển
để vẽ).
Bước 4: Dùng các kí hiệu tượng trưng đảo san hô để vẽ các quần đảo Hoàng Sa (ô E4) và Trường Sa
(ô E8).
Bước 5: Vẽ các sông chính (Các dòng sông và bờ biển có thể tô màu xanh nước biển).
Hoạt động 2: Điền tên các dòng sông, thành phố, thị xã lên lược đồ. (Cá nhân)
Bước 1: GV quy ước cách viết địa danh.
+ Tên nước: Chữ in đứng.

4



+ Tên thành phố, quần đảo: Viết in hoa chữ cái đầu, viết song song với cạnh ngang của khung lược đồ.
Tên sông viết dọc theo dòng sông.
Bước 2: Dựa vào Átlat địa lí Việt Nam xác định vị trí các thành phố, thị xã.
- Xác định vị trí các thành phố ven biển: Hải Phòng gần 21 0 B, Thanh Hóa: 19045' B, Vinh: 18045' B,
Đà Nẵng: 160 B, Thành phố Hồ Chí Minh: 100 49' B,..
- Xác định vị trí các thành phố trong đất liền:
+ Kon Tum, Plâycu, Buôn Ma Thuột đều nằm trên kinh tuyến 1080 Đ.
+ Lào Cai, Sơn La nằm trên kinh tuyến 1040 Đ.
+ Lạng Sơn, Tuyên Quang, Lai Châu đều nằm trên vĩ tuyến 220B.
+ Đà Lạt nằm trên vĩ tuyến 120 B.
Bước 3: HS điền tên các thành phố, thị xã vào lược đồ.
4) Củng cố:
- Nhận xét một số bài vẽ của HS, biểu dương những HS có bài làm tốt, rút kinh nghiệm những
lỗi cần phải sửa chữa.
3. Luyện tập:
4. Vận dụng:
5. Mở rộng:
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- Học sinh về nhà hoàn thiện bài thực hành
2. Bài mới:
1. Đặc điểm chung
- Hảy chứng minh các đặc điểm chung của địa hình nước ta.
2. Các khu vực địa hình
a. Khu vực đồi núi
- Trình bày những đặc điểm khác nhau về địa hình của các khu vực đồi núi theo bảng sau.
Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc
Yếu tố

Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Ranh giới
Độ cao và hình thái
Hướng núi
Những đặc điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Bắc Trường Sơn và Nam Trường Sơn
Yếu tố
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn
Ranh giới
Độ cao và hình thái
Hướng núi
- Đặc điểm địa hình của các khu vực đồi núi ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu của khí hậu nước ta.

Tuần: 3
Tiết: 3
NS: 9/2020

CHỦ ĐỀ:
5


ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm nổi bật của cấu trúc địa hình Việt Nam, nhấn mạnh phần lớn diện tích
nước ta là đồi núi, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Hiểu được sự phân hóa địa hình đồi núi ở Việt Nam, đặc điểm mỗi vùng và sự khác nhau giữa
các vùng.
2. Kỹ năng

- Xác định 4 vùng địa hình đồi núi, đặc điểm của các vùng trên bản đồ.
- Xác định được vị trí các dãy núi, khối núi, các dạng địa hình chủ yếu.
3. Thái độ
- Ý thức xây dựng đất nước.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về cảnh quan các vùng địa hình đất nước ta.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: GV hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời:
- Màu sắc chiếm phần lớn trên bản đồ địa hình là màu gì? Thể hiện dạng địa hình nào?
GV: Đồi núi chiếm 3/4 lãnh thổ, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp là đặc điểm cơ bản của địa hình nước
ta. Sự tác động qua lại của địa hình tới các thành phần tự nhiên khác hình thành trên đặc điểm chung
của tự nhiên nước ta - đất nước nhiều đồi núi.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm chung của địa hình nước ta(Cặp).
Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cách phân loại núi theo độ cao. (núi thấp cao dưới 1000 m, núi cao
cao trên 2000 m), sau đó chia HS ra thành các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
? Đọc SGK mục 1, quan sát hình 5.1, Atlat địa lí Việt Nam, hãy:
- Nêu các biểu hiện chứng tỏ núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
- Kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.

- Chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi bổ sung cho nhau.
Bước 3: Một HS chỉ trên bản đồ để chứng minh núi chiếm phần lớn diện tích nước ta nhưng chủ yếu là
đồi núi thấp và kể tên các dãy núi hướng tây bắc - đông nam, các dãy núi hướng vòng cung.

6


Một HS chứng minh địa hình nước ta rất đa dạng và phân chia thành các khu vực.
Các HS khác bổ sung ý kiến.
? Hãy giải thích vì sao nước ta đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp?
(Vận động uốn nếp, đứt gãy, phun trào mắcma và giai đoạn Cổ kiến tạo đã làm xuất hiện ở nước
ta quang cảnh đồi núi đồ sộ, liên tục. Trong giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Anpi diễn
ra không liên tục theo nhiều đợt nên địa hình nước ta chủ yếu là đồi núi thấp, địa hình phân
thành nhiều bậc, cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam. Các đồng bằng chủ yếu là đồng bằng
chân núi, ngay đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long cũng được hình thành trên
một vùng núi cổ bị sụt lún nên đồng bằng thường nhỏ).
? Hãy lấy ví dụ chứng minh tác động của con người tới địa hình nước ta.
Chuyển ý: GV chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam khẳng định: Sự khác nhau về cấu trúc địa hình
ở các vùng lãnh thổ nước ta là cơ sở để phân chia nước ta thành các khu vực địa hình khác nhau.
1) Đặc điểm chung của địa hình:
a) Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp.
Địa hình cao dưới 1000 m chiếm 80% núi trung bình 14%, núi cao chỉ có 1%.
Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích đất đai.
b) Cấu trúc địa hình nước ta khá đa dạng:
Hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.
- Địa hình già trẻ lại và có tính phân bậc rõ rệt.
- Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
- Cấu trúc gồm 2 hướng chính:
+ Hướng Tây Bắc - Đông Nam: Từ hữu ngạn sông Hồng đến Bạch Mã.

+ Hướng vòng cung: Vùng núi đông bắc và Trường Sơn Nam.
c) Địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa (Sẽ học kĩ ở bài sau)
d) Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm các khu vức địa hình (Nhóm).
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm. (Xem phiếu học tập ở
phần phụ lục).
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Đông Bắc.
Nhóm 2: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Tây Bắc.
Nhóm 3: Trình bày đặc điểm địa hình vùng núi Bắc Trường Sơn.
Nhóm 4: Trình bày đặc điểm địa hình Vùng núi Nam Trường Sơn.
Lưu ý: Với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS trình bày như một hướng dẫn viên du lịch ( mời bạn
đến thăm vùng núi Đông Bắc...).
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS.
GV đặt câu hỏi cho các nhóm:
- Đông Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới khí hậu.
- Địa hình vùng Tây Bắc có ảnh hưởng như thế nào tới sinh vật.
2) Các khu vực địa hình:
a) Khu vực đồi núi:
* Vùng núi Đông Bắc:

7


- Giới hạn: Vùng núi phía tả ngạn sông Hồng.
- Chủ yếu là đồi núi thấp.
- Gồm cánh cung lớn mở rộng về phía bắc và đông chụm lại ở Tam Đảo.
- Hướng nghiêng: cao ở tây bắc thấp dần xuống đông nam.
* Vùng núi Tây Bắc gồm:
- Giới hạn: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

- Địa hình cao nhất nước ta, dãy Hoàng Liên Sơn (Phanxipăng 3143 m).
- Các dãy núi hướng Tây Bắc - Đông Nam, xen giữa là các cao nguyên đá vôi ( Cao nguyên Sơn La,
Mộc Châu).
* Vùng núi Bắc Trường Sơn:
- Giới hạn: Từ sông Cả tới dãy núi Bạch Mã
- Hướng tây bắc - đông nam
- Các dãy núi song song, so le, cao ở hai đầu ở giữa có vùng núi đá vôi (Quảng Bình, Quảng Trị ).
* Vùng núi Trường Sơn Nam:
- Các khối núi Kon tum, khối núi cực nam tây bắc, sườn tây thoải, sườn đông dốc đứng.
- Các cao nguyên đất đỏ ba dan: Plâyku, Đăk Lăk. Mơ Nông, Lâm Viên bề mặt bằng phẳng, độ cao
xếp tầng 500 - 800 - 1000 m.
3. Luyện tập:
1) Khoanh tròn ý em cho là đúng nhất:
1.1. Khu vực có địa hình cao nhất nước ta là:
A. Tây Bắc
B. Đông Bắc
C. Bắc Trường Sơn
D. Tây nguyên
1.2. Đặc điểm nổi bật của địa hình nước ta là:
A. Địa hình chủ yếu là đồng bằng châu thổ
C. Chủ yếu là địa hình cao nguyên
B. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích
D. Địa hình bán bình nguyên chiếm phần lớn
diện tích
4. Vận dụng và mở rộng:
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm địa hình của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc đến hoạt động
gió mùa Đông Bắc.
- Phân tích ảnh hưởng của đặc điểm địa hình vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam đến
đặc điểm của đồng bằng ven biển miền Trung.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC

1. Bài cũ:
- HS về nhà học bài. Trả lời câu hỏi cuối bài trang 32 SGK
2. Bài mới:
b. Khu vực đồng bằng
- Hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long.
Tiểu mục
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Hệ thống đê/ kênh rạch
Sự bồi đắp phù sa
Tác động của thủy triều
- Hãy nêu đặc điểm của đồng bằng ven biển theo dàn ý:

8


- Nguyên nhân hình thành:.......................
- Diện tích:................................................
- Đặc điểm đất đai:...................................
- Các đồng bằng lớn:................................
3. Thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình đối với sự phát triển KT - XH nước ta
- Hảy trình bày thế mạnh và hạn chế của các khu vực địa hình đối với sự phát triển KT - XH nước ta
theo bảng sau:
KV địa hình
Thế mạnh
Hạn chế
Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng
*Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục 2, quan sát hình 6.1 và Atlat địa lí Việt Nam hãy điền tiếp vào bảng sau đặc
điểm các vùng địa hình của nước ta:
Các vùng địa hình
Giới hạn
Hướng núi
Độ cao
Các dãy núi chính
Vùng núi Đông Bắc
Vùng núi Tây Bắc
Vùng núi Bắc Trường Sơn
Vùng núi Nam Trường Sơn

9


Tuần: 4
Tiết: 4
NS: 9/2020

CHỦ ĐỀ:
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
(Tiếp theo)

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được các đặc điểm của địa hình đồng bằng và so sánh sự khác nhau giữa các vùng đồng
bằng nước ta.
- Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng đất ở mỗi vùng đồng bằng.

- Hiểu được ảnh hưởng của đặc điểm thiên nhiên nhiều đồi núi với dân sinh và phát triển kinh tế
ở nước ta.
2. Kỹ năng
- Nhận biết đặc điểm các vùng đồng bằng trên bản đồ.
- Biết nhận xét về mối quan hệ giữa địa hình đồi núi, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa và ảnh
hưởng của việc sử dụng đất đồi núi với đồng bằng.
3. Thái độ
- Ý thức xây dựng đất nước.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Một số tranh ảnh về cảnh quan các vùng đồng bằng nước ta.
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: Khi nói về nông nghiệp, có 2 ý kiến sau đây:
- Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp lúa nước.
- Nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp với cây công nghiệp là chủ yếu.
Dựa vào tiêu chí nào để có thể đưa ra các nhận xét như vậy ?
GV: Các nhận xét trên dựa trên đặc điểm sản xuất nông nghiệp của một trong hai khu vực địa hình
nước ta - địa hình đồng bằng hoặc miền núi.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Nhóm).

Bước 1: GV yêu cầu HS nhắc lại khái niệm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. (Đồng bằng
châu thổ thường rộng và bằng phẳng, do các sông lớn bồi đắp ở cửa sông. Đồng bằng ven biển chủ yếu
do phù sa biển bồi tụ, thường nhỏ, hẹp).

10


GV đặt câu hỏi: Hãy trình bày những đặc điểm giống nhau của đồng bằng sông Hồng và đồng bằng
sông Cửu Long.
Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV chuẩn kiến thức. (Đều là các đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn. Có bờ biển phẳng, vịnh biển
nông, thềm lục địa mở rộng. Đất phù sa màu mỡ phì nhiêu).
Bước 2: GV chỉ trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, đồng bằng châu thổ
sông Cửu Long, đồng bằng Duyên hải miền Trung. GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
(Xem phiếu học tập phần phụ lục). HS trong các nhóm trao đổi bổ sung cho nhau.
Bước 3: Một HS chỉ trên bản đồ và trình bày đặc điểm của đồng bằng sông Hồng; Một HS trình bày
đặc điểm của đồng bằng sông Cửu Long, các HS khác bổ sung ý kiến.
Bước 4: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm (Xem thông tin
phản hồi phần phụ lục).
b) Khu vực đồng bằng:
* Đồng bằng châu thổ sông gồm: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm đồng bằng ven biển (Cá nhân).
? Đọc SGK mục b, quan sát hình 6.1, hãy nêu đặc điểm ven biển theo dàn ý:
- Nguyên nhân hình thành:.......................
- Diện tích:................................................
- Đặc điểm đất đai:...................................
- Các đồng bằng lớn:................................
Một HS lên bảng chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam để trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
GV nhận xét phần trình bày của HS và bổ sung kiến thức.
* Đồng bằng ven biển:

- Chủ yếu là do phù sa biển bồi đắp. Đất nhiều cát, ít phù sa.
- Diện tích: 15.000 km2. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
- Các đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Mã, sông Chu, đồng bằng sông Cả, sông Thu Bồn, sông Đà
Rằng,...
HĐ3: Tìm hiểu thế mạnh và hạn chế vè tự nhiên của các khu vực đồi núi trong phát triển kinh tế xã hội (Nhóm).
Cách 1: Tổ chức thảo luận theo nhóm.
Bước 1: GV chia HS thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhiệm vụ nhóm 1: Đọc SGK mục 3.a, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng
minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồi núi tới phát triển kinh tế - xã hội.
Nhiệm vụ nhóm 2: Đọc SGK mục 3.b, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu các dẫn chứng để chứng
minh các thế mạnh và hạn chế của địa hình đồng bằng tới phát triển kinh tế - xã hội.
Bước 2: HS trong Các nhóm trao đổi, HS chỉ trên bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam để trình bày. Một
HS trình bày thuận lợi, 1 HS trình bày khó khăn, các HS khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
GV đặt câu hỏi: Trình bày hiểu biết của em về khu du lịch Sa Pa (hoặc Đà Lạt).
Cách 2: GV yêu cầu 1/2 lớp là địa hình đồng bằng, nửa còn lại là địa hình đồi núi.
Nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy viết một từ hoặc cụm từ thể hiện thuận lợi và khó khăn
trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa hình đồng bằng và địa hình đồi núi.
HS lên bảng viết thuận lợi và khó khăn.

11


GV chuẩn kiến thức. (Trên bề mặt địa hình diễn ra mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người.
Khai thác hiệu quả những tiềm năng mà địa hình mang lại sẽ thúc đảy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy
nhiên hiện tượng sói mòn, lũ quét ở miền núi, đất bị bạc màu ở đồng bằng đang diễn ra với tốc độ
nhanh. Vì vậy cần có những biện pháp hợp lí đảm bảo sự phát triển bền vững trên các khu vực địa
hình nước ta).
3) Thế mạnh và hạn chế về thiên nhiên của các khu vực đồi núi và đồng bằng trong phát triển
kinh tế - xã hội:

a) Khu vực đồi núi:
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
- Địa hình bị chia cắt mạnh nhiều sông suối, hẻm vực, sườn dố gây trở ngại cho giao thông, cho việc
khai thác tài nguyên và giao lưu kinh tế giữa các miền.
- Do mưa nhiều, độ dốc lớn miền núi là nơi xảy ra nhiều thiên tai: lũ quét, xói mòn trượt lở đất, tại
các đứt gãy sâu còn phát sinh động đất. Các thiên tai khác như lốc, mưa đá, sương muối, rét hại,...
b) Khu vực đồng bằng:
* Thuận lợi:
* Các hạn chế: Thường xuyên chịu nhiều thiên tai bão, lụt, hạn hán,...
3. Luyện tập:
1. Nhận định chưa chính xác về đồng bằng ven biển miền Trung là:
A. Hẹp ngang, bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ.
B. Đất nhiều cát, ít phù sa.
C. Chủ yếu do phù sa biển bồi đắp.
D. Đất phù sa màu mỡ phì nhiêu.
2. Trở ngại lớn nhất của địa hình đồi núi đối với việc phát triển kinh tế - xã hội nước ta là:
A. Các cao nguyên xếp tầng 500 - 800 - 1000m.
B. Bề mặt bị chia cắt mạnh, nhiều hẻm vực, sườn dốc.
C. Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên đá vôi.
D. Hướng chính của các dãy núi là tây bắc - đông nam.
3. Thế mạnh phát triển nông nghiệp của thiên nhiên khu vực đồi núi là:
A. Khai thác tài nguyên rừng và khoáng sản.
B. Tiềm năng lớn về thủy điện và phát triển du lịch sinh thái.
C. Hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp và hcăn nuôi gia súc lớn.
D. Trồng rừng và chế biến lâm sản.
4. Vận dụng và mở rộng:
- Hãy giải thích những nguyên nhân tạo nên sự khác nhau của ĐBSH và ĐBSCL?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:

- Làm các câu hỏi 1,2, 3 SGK.
- Sưu tầm các bài báo về đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
2. Bài mới:
1. Khái quát về Biển Đông
- Hãy nêu những đặc điểm khái quát về Biển Đông.
- Tại sao độ muối trung bình của Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa? Gió mùa
ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước ta?
2. Vai trò, ảnh hưởng của biển Đông đối với nước ta.
a. Khí hậu

12


-

Hãy nêu tác động của Biển Đông tới khí hậu nước ta. Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều
hơn các nước khác cùng vĩ độ.
b. Vùng biển, và ven biển nước ta rất giàu tài nguyên
- Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí các
vịnh biển: Hạ Long (Quảng Ninh), Xuân Đài (Phú Yên), Văn Phong ( Khánh Hòa), Cam Ranh
(Khánh Hòa).Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta.
- Kể tên các hệ sinh thái vùng vên biển; hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả suy giảm diện tích rừng
ngập mặn
- Hãy chứng minh Biển Đông giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản. Tại sao vùng ven biển Nam
Trung Bộ rất thuận lợi cho hoạt động làm muối.
c. Thiên tai
Trình bày các loại thiên tai của vùng ven biển Đông. Biện pháp khắc phục.
6. Phụ lục:
Phiếu học tập
Nhiệm vụ: Đọc SGK mục b, quan sát hình 6.1, hãy điền vào bảng sau đặc điểm của địa hình đồng

bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
Tiểu mục
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành
Diện tích
Hệ thống đê/ kênh rạch
Sự bồi đắp phù sa
Tác động của thủy triều
Thông tin phản hồi:
Tiểu mục
Đồng bằng sông Hồng
Đồng bằng sông Cửu Long
Nguyên nhân hình thành Do phù sa sông Hồng và sông Do phù sa sông Tiền và sông Hậu
Thái bình bồi tụ.
bồi tụ.
2
Diện tích
15.000 km
40.000 km2.
Hệ thống đê/ kênh rạch
Có hệ thống đê ngăn lũ.
Có hệ thống kênh rạch chằng chịt.
Sự bồi đắp phù sa
Vùng trong đê không được bồi Được bồi phù sa hàng năm.
phù sa hàng năm.
Tác động của thủy triều ít chịu tác động của thủy triều.
Chịu tác động mạnh của thủy triều.

DUYỆT GIÁO ÁN THÁNG 9/2020

GIÁO VIÊN SOẠN
(Ký và ghi rõ họ và tên)

Nguyễn Hùng Oanh

DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
1. Về thực hiện soạn theo PPCT:
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
2. Về chuẩn kiến thức, kỹ năng, nội dung bài dạy và
các hoạt động của GV-HS:
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................
3. Về kỹ thuật trình bày giáo án:
.............................................................................................
.............................................................................................
.............................................................................................

13


4.. Đánh giá chung: ............................................................
(Rất tốt/ Tốt/ Đạt yêu cầu/ Chưa đạt yêu cầu)
Vĩnh Long, ngày ……/09/ 2020
P.TỔ TRƯỞNG

Phạm Thị Uyên


BAN GIÁM HIỆU KIỂM TRA VÀ DUYỆT GIÁO ÁN ĐẦU NĂM HỌC
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày …… tháng …… năm 20……
HIỆU TRƯỞNG

14


Tuần: 5
Tiết: 5
NS: 10/2020

CHỦ ĐỀ:
ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
THỰC HÀNH: BÀI 13
ĐỌC BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH, ĐIỀN VÀO LƯỢC ĐỒ TRỐNG
MỘT SỐ DÃY NÚI VÀ ĐỈNH NÚI

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Khắc sâu thêm, cụ thể và trực quan hơn các kiến thức về địa hình, sông ngòi.
2. Kỹ năng
- Đọc hiểu bản đồ địa hình, sông ngòi. Xác định đúng các địa danh trên bản đồ.
- Điền và ghi đúng trên lược đồ một số dãy núi và đỉnh núi.
3. Thái độ
- Tự hào về thiên nhiên, cảnh quan của nước ta.
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.

- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
- GV chuẩn bị sẵn lược đồ tự nhiên Việt Nam đã điền sẵn các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh
núi theo yêu cầu của bài.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập
- HS chuẩn bị lược đồ khung (lược đồ trống) Việt Nam trên giấy A4.
- Atlat địa lí Việt Nam.
- Bản đồ các miền địa lí tự nhiên Việt Nam.
III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Giảng dạy bài thực hành.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: GV nêu yêu cầu của bài thực hành:
- Xác định vị trí các dãy núi, đỉnh núi và dòng sông trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (hoặc
Atlat Địa lí Việt Nam)
- Điền vào lược đồ Việt Nam các cánh cung, các dãy núi, một số đỉnh núi.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Xác định vị trí các dãy núi và cao nguyên trên bản đồ (Cá nhân).
Bước 1: GV yêu cầu: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí:
- Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Sông Mã, Hoành Sơn.
- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình, Sìn Chải, Sơn La, Mộc Châu.
- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Các cao nguyên: Lâm Viên, Di Linh.
Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí Việt Nam.

15



Bước 3: GV yêu cầu một số HS lên chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường các dãy núi và cao
nguyên nước ta.
1) Chỉ trên bản đồ: Địa lí tự nhiên Việt Nam các dãy núi và cao nguyên, các đỉnh núi, các dòng
sông:
a)- Các dãy núi Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã; Các
cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
b)- Các cao nguyên đá vôi: Tà Phình,Sìn Chài, Sơn La, Mộc Châu.
HĐ2: Xác định vị trí các đỉnh núi trên bản đồ (Cả lớp).
Bước 1: HS Quan sát bản đồ hình thể Việt Nam xác định vị trí các đỉnh núi: Phanxipăng: 3143m.
Khoan La San: 1853m, Pu Hoạt: 2452m, Tây Côn Lĩnh: 2419m, Ngọc lĩnh: 2598m, Pu xai lai leng:
2711m, Rào Cỏ: 2235m, Hoành Sơn: 1046m, Bạch Mã: 1444m, ChYangSin: 2405m, Lang Biang:
2167m.
- Sắp xếp tên các đỉnh núi vòa các vùng đồi núi tương ứng.
Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dãy núi, cao nguyên trong Atlat Địa lí tự nhiên Việt
Nam.
Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các đỉnh
núi; 4 HS lên bảng sắp xếp tên các đỉnh núi vào các vùng đồi núi tương ứng.
- Vùng núi Tây Bắc: đỉnh Phanxipăng, Khoan La San.
- Vùng núi Đông Bắc: đỉnh Tây Côn Lĩnh.
- Vùng núi Bắc Trường Sơn: đỉnh Pu hoạt, Pu xai lai leng, Rào Cỏ, Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Vùng núi Nam Trường Sơn: đỉnh Ngọc Lĩnh, Chưyangsin, Lang Biang.
c)- Các đỉnh núi:
Phanxipăng: 3143 m, Khoan La San: 1853 m, Pu Hoạt: 2452 m, Tây Côn Lĩnh: 2419 m, Ngọc Lĩnh:
2598 m; Pu xai lai leng: 2711 m; Rào cỏ: 2235 m;c Hoành Sơn: 1046 m; Bạch Mã: 1444 m; Chư
Yang Sin: 2405 m; Lang Biang: 2167 m.
HĐ3: Xác định vị trí các dòng sông trên bản đồ (Cả lớp).
Bước 1: Xác định trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam (Atlat Địa lí Việt Nam) vị trí các dìng sông:
sông Hồng, sông Chảy, sông Lô, sông Đà, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Hương, sông Thu
Bồn, sông Trà khúc, sông Đà rằng, sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu.

- Kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.
Bước 2: Hai HS cùng bàn trao đổi để tìm vị trí các dòng sông trong Atlat Địa lí Việt Nam.
Bước 3: GV yêu cầu nhiều HS lên chỉ bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam treo tường vị trí các dòng sông.
- Một số HS kể tên các dòng sông thuộc miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, sông thuộc miền Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ; sông thuộc miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
d) Các dòng sông: Sông Hồng, sông Chảy, Sông Lô, sông Đà, sôngThái Bình, sông Mã, sông Cả,
sông Hương, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Đà Rằng, sông Đồng Nai, sôngTiền, sông Hậu.
HĐ4: Điền vào lược đồ các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trống (Cá nhân).
Bước 1: Ba HS lên bảng dán các cánh cung, các dãy núi, các đỉnh núi lên bản đồ trống.
Bước 2: Các HS khác nhận xét phần bài làm của các bạn, GV đánh giá.
Bước 3: HS vẽ vào lược đồ trống Việt Nam đã chuẩn bị sẵn.

16


2) Điền vào lược đồ trống:
- Các cánh cung: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.
- Các dãy núi: Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Hoành Sơn, Bạch Mã.
- Các đỉnh núi: Tây Côn Lĩnh, Phanxi păng, Ngọc lĩnh, Chư Yang Sin.
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- GV biểu dương những bài làm tốt, rút kinh nghiệm những lỗi cần sửa.
- Tiếp tục hoàn thiện bài thực hành.
2. Bài mới:
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật
a. Tài nguyên rừng
- Quan sát bảng 14.1, hãy nhận xét sự biến động tổng diện tích rừng, rừng tự nhiên, rừng trồng và
độ che phủ rừng. Giải thích nguyên nhân của sự thay đổi trên.
- Nhận xét sự thay đổi của chất lượng rừng giảm.
- Hãy nêu ý nghĩa về kinh tế, về môi trường của việc bảo vệ rừng. Cho biết những quy định của nhà

nước về bảo vệ và phát triển của rừng?
b. Đa dạng sinh học
- Hiện trạng: Quan sát hình 14.2 để nhận xét sự suy giảm đa dạng sinh học.
- Nguyên nhân.
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất
- Hãy hoàn thiện nội dung kiến thức theo sơ đồ sau

Hiện trạng sử dụng đất
Suy thoái tài nguyên đất

Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất
- Đối với đất vùng đồi núi.
- Đối với đất nông nghiệp
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác
Tài nguyên
Tình hình sử dụng
Các biện pháp bảo vệ
Tài nguyên nước
Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên du lịch
- Tại sao phải đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái

17


Tuần: 6
Tiết: 6
NS: 10/2020


Bài 8: THIÊN NHIÊN CHỊU ẢNH HƯỞNG
SÂU SẮC CỦA BIỂN

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được một số nét khái quát về biển Đông.
- Phân tích đước ảnh hưởng của biển Đông đối với thiên nhiên Việt Nam thể hiện ở các đặc
điểm về khí hậu, địa hình bờ biển, các hệ sinh thái ven biển tài nguyên thiên nhiên vùng biển và các
thiên tai.
- Vùng biển, và ven biển nước ta giàu tài nguyên là điều kiện thuận lợi cho phát triển tổng hợp
kinh tế biển.
2. Kỹ năng
- Đọc bản đồ, nhận biết các đường đẳng sâu, phạm vi thềm lục địa, dòng hải lưu, các dạng địa
hình ven biển, mối quan hệ giữa địa hình ven biển và đất liền.
- Liên hệ thực tế địa phương về ảnh hưởng của biển đối với khí hậu, địa hình ven biển, sinh vật.
3. Thái độ
- Có nhận thức thế giới quan khoa học về ảnh hưởng của biển Đông đến đặc điểm thiên nhiên
nước ta..
4. Năng lực hướng tới
- Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ.
- Sử dụng bản đồ, bảng số liệu thống kê, sử dụng hình ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK, SGV, tài liệu tham khảo
- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam. (Có phần biển)
- Một số tranh ảnh về địa hình ven biển, rừng ngập mặn, thiên tai bão lụt, ô nhiễm vùng ven
biển..
- Atlat địa lí Việt Nam.
2. Học sinh
- Dụng cụ học tập.

III. PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
- Đàm thoại gợi mở ,thuyết trình, nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Khởi động: GV có thể đọc đoạn văn sau đây để giới thiệu bài học:" Hàng ngày, Biển Đông vỗ sóng
vào các bãi cát và các vách đá ven bờ nước ta một cách dịu dàng, nhưng cũng có khi biển nổi giận,
gào thét và đập phá, nhất là trong các cơn bão tố. Tuy nhiên, điều đó không đáng ngại, cũng như con
người, biển có cá tính của nó". ( Thiên nhiên Việt Nam, Lê Bá Thảo). Em đã biết gì về " cá tính" của
biển.
GV: Những đặc điểm riêng của biển Đông có ảnh hưởng to lớn đối với thiên nhiên và các hoạt động
kinh tế - xã hội nước ta.
2. Hình thành kiến thức:
HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm khái quát của Biển Đông (Cặp).

18


? Chỉ trên bản đồ và nêu đặc điểm diện tích, phạm vi của biển Đông, trong biển Đông có những quốc
gia nào ?
? Đọc SGK mục 1, kết hợp hiểu biết của bản thân, hãy nêu những đặc điểm khái quát về Biển Đông ?
Tại sao độ muối trung bình của Biển Đông có sự thay đổi giữa mùa khô và mùa mưa? (Độ muối tăng
về mùa khô do nước biển bốc hơi nhiều, mưa ít. Độ muối giảm về mùa mưa do mưa nhiều và
nước từ các sông đổ ra biển nhiều).
Gió mùa ảnh hưởng như thế nào tới hướng chảy của các dòng hải lưu ở nước ta? ( Mùa đông, gió
Đông Bắc tạo nên dòng hải lưu lạnh hướng đông bắc - tây nam. Mùa hạ, gió Tây Nam tạo nên
dòng hải lưu nóng hướng tây nam - đông bắc).
1) Khái quát về Biển Đông:
- Biển Đông là một vùng biển rộng, có diện tích 3,477 triệu km2.
- Là biển tương đối kín.
- Đặc tính nóng, ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
HĐ2: Đánh giá vai trò, ảnh hưởng của Biển Đông đến đối với nước ta (Cặp/nhóm).

Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm.
Nhóm 1: Đọc SGK mục 2, kết hợp hiểu biết của bản thân hãy nêu tác động của Biển Đông tới khí hậu
nước ta. Giải thích tại sao nước ta lại mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ. (Biển Đông đã mang
lại cho nước ta một lượng mưa, ẩm lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô
trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè. Mùa hạ gió mùa Tây Nam và
Đông Nam từ biển thổi vào mang theo độ ẩm lớn. Gió mùa Đông Bắc đi qua Biển Đông vào nước
ta cũng trở nên ẩm ướt hơn. Vì vậy nước ta có lượng mưa nhiều hơn các nước khác cùng vĩ độ).
Nhóm 2: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đối với cảnh quan thiên nhiên nước ta? Rừng ngập
mặn ven biển nước ta phát triển mạnh nhất ở đâu? Tại sao rừng ngập mặn lại bị thu hẹp? (Biển Đông
làm cho cảnh quan thiên nhiên nước ta phong phú hơn với sự góp mặt của hệ sinh thái rừng
ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, đất mặn,... Rừng ngập mặn ở ven biển ở nước ta phát triển
mạnh nhất ở đồng bằng sông Cửu Long).
Nhóm 3: Kể tên các dạng địa hình ven biển nước ta. Xác định trên bản đồ Tự nhiên Việt Nam vị trí các
vịnh biển: Hạ Long (Quảng Ninh), Xuân Đài (Phú Yên), Văn Phong
( Khánh Hòa), Cam Ranh (Khánh Hòa).
Kể tên các điểm du lịch, nghỉ mát nổi tiếng ở vùng biển nước ta ?
Nhóm 4: Dựa vào hiểu biết của bản thân và quan sát trên bản đồ hãy chứng minh Biển Đông giàu tài
nguyên khoáng sản và hải sản.
Tại sao vùng ven biển Nam Trung Bộ rất thuận lợi cho hoạt động làm muối? (Do có nhiệt độ cao, lộng
gió, nhiều nắng, ít mưa, lại chỉ có một vài con sông đổ ra biển).
Chúng ta phải khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên dầu khí như thế nào? Vì sao? Chúng ta có thể
dùng nguồn năng lượng nào để thay thế nguồn nhiên liệu dầu khí.
Bước 2: HS trong các nhóm trao đổi, đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng của mỗi nhóm.
2) Vai trò, ảnh hưởng của Biển Đông đối với nước ta
a) Ảnh hưởng đến khí hậu Nhờ có Biển Đông nên khí hậu nước ta mang tính hải dương điều hòa,
lượng mưa nhiều, độ ẩm tương đối của không khí trên 80%.
b. Vùng biển, ven biển nước ta rất giàu tài nguyên
- Tài nguyên sinh vật


19


+ Các hệ sinh thái vùng ven biển rất đa dạng và giàu có: hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái đất
phèn, nước lợ,...
+ Nguồn lợi hải sản: các loại thủy hải sản nước mặn, nước lợ vô cùng đa dạng,…(Nhiều đặc sản như
đồi mồi, hải sâm, bào ngư, sò huyết, tổ yến...)
- Địa hình bờ biển: Vịnh cửa sông, bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn,
các đảo ven bờ và những rạn san hô.
+ Các bãi cát phẳng lì,, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt.
+ Có nhiều vụng biển lớn, nhiều cửa sông thuận lợi cho xây dựng các cảng biển.
- Tài nguyên khoáng sản:
+ Dầu mỏ, khí đốt, ở thềm lục địa.
+ Cát trắng, quặng ti tan..
+ Trữ lượng muối biển lớn...
HĐ3: Tìm hiểu những thiên tai do biển gây ra và biện pháp khắc phục. (Cả lớp.)
? Đọc SGK mục 2.d, kết hợp hiểu biết của bản thân, em hãy viết một đoạn văn ngắn nói về các biểu
hiện thiên tai ở các vùng ven biển nước ta và cách khắc phục của các địa phương này?
Một số HS trả lời, các HS khác góp ý bổ sung.
GV: Đánh giá, hệ thống lại và chốt kiến thức: (Biện pháp khắc phục thiên tai: Trồng rừng phòng hộ
ven biển, xây dựng hệ thống đê, kè ven biển, trồng các loại cây thích ghi với đất cát và điều kiện
khô hạn,...)
d)Thiên tai:
- Bão lớn kèm sóng lừng, lũ lụt.
- Sạt lở bờ biển.
Hiện tượng cát bay, cát chảy lấn chiếm đồng ruộng ở ven biển miền Trung...
3. Luyện tập:
Câu 1. Nhận định chưa chính xác về đặc điểm của Biển Đông là
A. có tính chất nhiệt đới gió mùa.
B. giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.

C. vùng biển rộng tương đối lớn.
D. nhiệt độ nước biển thấp.
Câu 2. Các dạng địa hình bờ biển có giá rị du lịch ở nước ta là
A. các bãi cát ven biển.
B. các vũng, vịnh.
C. các đảo ven bờ và các rạn san hô.
D. tất cả các ý trên.
Câu 3. Nguồn tài nguyên khoáng sản có ý nghĩa quan trọng nhất ở Biển Đông nước ta là
A. Sa khoáng
C. Dầu mỏ.
B. Muối.
D. Sắt.
Câu 4. Vai trò quan trọng của Biển Đông đối với khí hậu Việt Nam là
A. làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông.
B. làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè.
C. gây mưa nhiều.
D. tất cả các ý trên.
4. Vận dụng và mở rộng:
- Hãy trình bày một số biện pháp cải tạo môi trường ở vùng cát ven biển địa phương em?
V. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
1. Bài cũ:
- Làm các câu hỏi 1, 2, 3 SGK.
2. Bài mới:
1. Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa
a. Tính chất nhiệt đới

20


- Hãy chứng minh tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta

- Giải thích vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao?
b. Lượng mưa, độ ẩm
- Hãy nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta.
c. Gió mùa: Hoàn thành bảng sau
Thời gian
Phạm vi
Gió mùa
nguồn gốc
Hướng gió
Kiểu thời tiết đặc trưng
hoạt động hoạt động
Gió mùa
Áp cao
Đông
Xibia
Gió mùa
Áp cao ấn
Hạ
Độ Dương
Áp cao cận
chí tuyến
Nam
Hệ quả của hoạt động gió mùa đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Tuần: 7,8
Tiết: 7,8
NS: 10/2020

21



Bài 9, 10 : THIÊN NHIÊN
NHIỆT ĐỚI ẨM GIÓ MÙA
I- MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu và trình bày được các đặc điểm cơ bản của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Phân tích được nguyên nhân hình thành nên đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình,
thuỷ văn, thổ nhưỡng.
- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên.
- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản
xuất, nhất là đôí với sản xuất nông nghiệp.
2. Kỹ năng:
- Biết phân tích biểu đồ khí hậu
- Biết phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố hình thành và phân hóa khí hậu
- Có kĩ năng liên hệ thực tế để thấy các mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu đối với sản xuất ở
nước ta.
- Biết được biểu hiện của đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần tự nhiên: địa hình,
thuỷ văn, thổ nhưỡng.
- Giải thích được đặc điểm nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên.
- Hiểu được mặt thuận lợi và trở ngại của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa đối với hoạt động sản
xuất, nhất là đôí với sản xuất nông nghiệp.
3. Thái độ:
- Có thái độ đúng đắn đối với việc bảo vệ tài nguyên khí hậu và khai thác một cách hợp lí.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tự học; giải quyết vấn đề; sáng tạo; giao tiếp; hợp tác
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên: SGK, giáo án,
- Bản đồ khí hậu Việt Nam

- Bản đồ hình thể Việt Nam
- Sơ đồ gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa hạ
- Bản đồ địa hình VN
- Bản đồ các hệ thống sông chính ở nước ta.
- Một số tranh ảnh về đia hình vùng núi mô tả sườn dốc, khe rãnh, đá đất trượt, đia hình cacxtơ. Các
loài sinh vật nhiệt đới.
- Atlat Địa lí Việt Nam.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, dụng cụ học tập, soạn bài ở nhà.
III. PHƯƠNG TIỆN, PHƯƠNG PHÁP, KỸ THUẬT DẠY HỌC
1. Phương pháp dạy học
Vấn đáp, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện dạy học:
Sử dụng phương tiện trực quan: bản đồ, tranh ảnh, máy chiếu

22


IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Khởi động:
Khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm giớ mùa. Vậy nó có những biểu hiện gì? Nguyên
nhân nào tạo ra tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong tiết học ngày
hôm nay.
2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động l: Tìm hiểu tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta.
* Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK, bảng số liệu, kết hợp quan sát bản đồ khí hậu, hãy nhận xét tính
chất nhiệt đới của khí hậu nước ta theo dàn ý:
- Tổng bức xạ...,
- Cân bằng bức xạ.......
- Nhiệt độ trung bình năm .................

- Tổng số giờ nắng ..............................
* Giải thích vì sao nước ta có nền nhiệt độ cao:......................................................
* Bước 2: HS trả lời, các HS khác bổ sung.
* Bước 3: GV chuẩn kiến thức và đặt câu hỏi: Em hãy giải thích vì sao Đà Lạt có nhiệt độ thấp hơn
200C?
- Một HS trả lời, các HS khác bổ sung. Giáo viên chuẩn kiến thức.
1 Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm
a. Tính chất nhiệt đới
* Biểu hiện:
- Tổng bức xạ lớn, cán cân bức xạ dương quanh năm.
- Nhiệt độ trung bình năm trên 200C.
- Tổng số giờ nắng từ 14000 - 3000 giờ.
- Tổng lượng bức xạ> 130 kcal/cm2/năm
- Cân bằng bức xạ luôn dương và đạt 75 kcal/cm2/năm
* Nguyên nhân:
Do nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến: góc nhập xạ lớn, tất cả các địa điểm đều có 2
lần Mặt Trời lê thiên đỉnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu lượng mưa và độ ẩm
* Bước 1: GV đặt câu hỏi: Đọc SGK mục b, kết hợp quan sát bản đồ lượng mưa trung bình năm, hãy
nhận xét và giải thích về lượng mưa và độ ẩm của nước ta.
- Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, hãy trả lời các câu hỏi dưới đây:
+ Tại sao thực vật nước ta chủ yếu là thực vật nhiệt đới?
+ Tại sao các dòng sông Ơ nước ta có chế độ nước chia mùa rõ rệt?
+ Nguyên nhân nào làm địa hình đồi núi nước ta bị xâm thực mạnh.
* Bước 2: GV gọi HS trả lời, các HS nhận xét, bổ sung.
* Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức
b. Lượng mưa, độ ẩm lớn
* Biểu hiện
- Lượng mưa trung bình năm cao: 1500 - 2000mm. Mưa phân bố không đều, sườn đón gió 3500 4000mm.


23


- Độ ẩm không khí cao trên 80%
- Cân bằng ẩm luôn dương
* Nguyên nhân:
- Nằm trong khu vực nhiệt đới nên nhiệt độ cao, lượng bốc hơi lớn.
- Biển đông cùng với các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta một lượng mưa và độ ẩm
lớn
Hoạt động 3: Biết được đặc điểm của gió mùa mùa hạ và gió mùa mùa đông.
* Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ để hoạt động:
Nhóm 1: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa đông
Gió mùa
Hướng gió Nguồn gốc Phạm vi
Thời gian Tính chất
Hệ quả
hoạt động hoạt động
Gió mùa
mùa đông
Nhóm 2: Tìm hiểu đặc điểm của gió mùa mùa hạ
Gió mùa
Hướng gió Nguồn gốc Phạm vi
Thời gian Tính chất
Hệ quả
hoạt động hoạt động
Gió mùa
mùa hạ
*Bước 2: HS đại diện nhóm lên bảng trình bày, HS khác bổ sung hoặc đặt các câu hỏi (nếu có). GV
chuẩn kiến thức và đặt thêm câu hỏi cho các nhóm:
Câu hỏi l: Tại sao miền Nam hầu như không ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.

Câu hỏi 2: Tại sao cuối mùa đông, gió mùa đống bắc gây mưa ở vùng ven biển và đồng bằng sông
Hồng?
Câu hỏi 3: Tại sao khu vực ven biển miền Trung có kiểu thời tiết nóng, khô vào đầu mùa hạ?
c. Gió mùa
* Gió mùa mùa Đông:
- Thời gian: Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Hướng: Đông Bắc.
- Trung tâm xuất phát: Cao áp Xibia
- Tính chất:
+ Đầu mùa( tháng 11,12,1): lạnh khô.
+ Cuối mùa: lạnh ẩm, gây mưa phùn ở vùng ven biển, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.
+ Chỉ có tác động từng đợt.
- Phạm vi tác động: Phía Bắc dãy Bạch Mã.
* Gió mùa mùa hạ:
- Thời gian: Từ tháng 5 đến tháng 10.
- Nguồn gốc: Thổi từ các cao áp Nam Ấn Độ Dương, Ôxtrâylia, Ha Oai về các áp thấp Xibia, Iran.
- Hướng: Tây Nam, Đông Nam.
- Tính chất:
+ Có nền nhiệt cao trên 250C.
+ Lượng mưa lớn, chiếm khoảng 80% lượng mưa trong năm.
+ Tháng 5,6,7: gây nóng ẩm và mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, gây khô nóng cho đồng
bằng ven biển miền Trung và Tây Bắc.

24


+ Tháng 8,9,10: Gây mưa lớn cho những nơi đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Trung Bộ( vào
tháng 9)
3. Hoạt động luyện tập:
Câu 1. Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm :

A. Hoạt động liên tục từ tháng 11đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
B. Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
C. Xuất hiện thành từng đợt từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh
ẩm.
D. Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 2. Gió đông bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là
A. gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
B. một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
C. gió tín phong ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
D. gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 3. Vào đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam gây mưa ở vùng :
A. Nam Bộ.
B. Tây Nguyên và Nam Bộ.
C. Phía Nam đèo Hải Vân.
D. Trên cả nước.
.Câu 4. Trong 4 địa điểm sau, nơi có mưa nhiều nhất là :
A. Hà Nội.
B. Huế.
C. Nha Trang.
D. Phan Thiết.
Câu 5. Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:
A. Từ tháng 4 – tháng 10.
B. Từ tháng 5 – tháng 10.
C.Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau.
D. Từ tháng 11 – 4 năm sau
Câu 6. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành gió mùa là:
A. Sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương
B. Sự chênh lệch độ ẩm giữa ngày và đêm
C. Sự hạ khí áp đột ngột
D. Sự chênh lệch nhiệt và khí áp giữa lục địa và đại dương

Câu 7. Biên độ nhiệt trung bình năm và biên độ nhiệt tuyệt đối
A. giảm dần từ Bắc vào Nam.
B. tăng dần từ Bắc vào Nam
C. chênh lệch nhau ít giữa Bắc và nam.
D. tăng, giảm tùy lúc.
Câu 8: Gió thổi vào nước ta mang thời tiết lạnh, khô vào mùa đông và lạnh ẩm vào cuối mùa đông cho
miền Bắc là :
A. gió mùa Đông Bắc
B. gió mậu dịch nửa cầu Bắc
C. gió mậu dịch nửa cầu Nam
D. gió Tây Nam từ vịnh Tây Bengan
Câu 9: Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì :
A. gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn
B. gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải
C. gió di chuyển về phía đông
D. gió càng di chuyển về phía nam
4. Hoạt động vận dụng, mở rộng:
Gió mùa đã đem đến nhũng khó khăn như thế nào đên đời sống và sản xuất ở địa phương em?
Gợi ý trả lời:
- Gió mùa mùa đông:
+ Nhiệt độ hạ thấp ảnh hưởng đến sinh trưởng của một số cây trồng…
+ Vật nuôi dễ bị chết do lạnh.

25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×