Tải bản đầy đủ (.pdf) (235 trang)

Đảng lãnh đạo quan hệ của việt nam với liên xô trong kháng chiến chống mỹ (1954 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.45 MB, 235 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐOÀN THANH THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI
LIÊN XÔ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954-1975)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------

ĐOÀN THANH THỦY

ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ CỦA VIỆT NAM VỚI
LIÊN XÔ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ
(1954-1975)
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62 22 03 15
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Hồ Khang
PGS.TS. Nguyễn Thị Mai Hoa


Chủ tịch hội đồng

Người hướng dẫn

Hà Nội – 2020


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của tôi
dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Hồ Khang, PGS.TS. Nguyễn
Thị Mai Hoa. Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung
thực. Những kết luận của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

Đoàn Thanh Thủy


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận án tiến sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân nghiên cứu sinh còn có sự hướng dẫn
nhiệt tình của Quý Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và
bạn bè trong suốt thời gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy Cô hướng dẫn khoa học
PGS.TS Hồ Khang, PSG.TS Nguyễn Thị Mai Hoa, người đã hết lòng giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án này. Xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong bộ môn Lịch sử Đảng Cộng
sản Việt Nam cũng như khoa Lịch sử và khoa Sau Đại học, Trường Đại học

Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình truyền
đạt những kiến thức quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập nghiên cứu và thực hiện đề tài luận án.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại học
Lao động – Xã hội, Khoa Lý luận chính trị – nơi tôi công tác, đã tạo điều kiện
tốt nhất và động viên ủng hộ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện đề tài luận án.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã
hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện
đề tài luận án một cách hoàn chỉnh.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Nghiên cứu sinh

Đoàn Thanh Thủy


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục…………..……………………………………………………….1
Danh mục các ký hiệu viết tắt .................................................................. 4
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................. 5
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................... 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 8
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ...................................... 8
5. Đóng góp của luận án ......................................................................... 9
6. Bố cục của luận án ........................................................................... 10
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................... 11

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 11
1.1.1. Ở trong nước ............................................................................... 11
1.1.2. Ở nước ngoài ............................................................................... 26
1.2. Kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án tập trung giải quyết ...32
1.2.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................... 32
1.2.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết ............................... 35
Tiểu kết chương ................................................................................................... 37
Chương 2. CHỦ TRƯƠNG VÀ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG QUAN
HỆ VỚI LIÊN XÔ GIAI ĐOẠN 1954-1964 ............................................... 39
2.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ........................................... 39
2.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ....................................................................... 39
2.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................. 52
2.2. Chỉ đạo thực hiện ......................................................................................... 63
1


2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao ........................................... 63
2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại ............................................ 68
2.2.3. Trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóaxã hội. .................................................................................................... 73
2.2.4. Trên lĩnh vực quân sự - quốc phòng.......................................... 77
Tiểu kết chương ................................................................................................... 80
Chương 3. ĐẢNG LÃNH ĐẠO QUAN HỆ VIỆT NAM VỚI LIÊN XÔ
GIAI ĐOẠN 1965-1975................................................................................. 82
3.1. Hoàn cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng ........................................... 82
3.1.1. Hoàn cảnh lịch sử ....................................................................... 82
3.1.2. Chủ trương của Đảng ................................................................. 92
3.2. Chỉ đạo thực hiện ......................................................................................... 99
3.2.1. Về chính trị - ngoại giao ............................................................. 99
3.2.2. Về quân sự - quốc phòng .......................................................... 107
3.2.3. Về kinh tế - thương mại ............................................................ 111

3.2.4. Về giáo dục – đào tạo, khoa học – kỹ thuật, văn hóa – xã hội 116
Tiểu kết chương .................................................................................................121
Chương 4. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .......................................... 123
4.1. Nhận xét .......................................................................................................123
4.1.1. Về ưu điểm................................................................................. 123
4.1.2. Về hạn chế và nguyên nhân ..................................................... 144
4.2. Kinh nghiệm ...............................................................................................154
4.2.1. Đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên hàng đầu ……………...…..152
4.2.2. Giữ vững độc lập, tự chủ trong chủ trương đối ngoại; song
mềm dẻo, linh hoạt trong biện pháp thực hiện.................................. 155
4.2.3. Coi trọng quan hệ với các đối tác lớn gắn với cân bằng các mối
quan hệ ................................................................................................ 157
2


4.2.4. Nhận thức rõ về mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại ........ 160
KẾT LUẬN .................................................................................................. 163
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................... 166
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 167
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BBT

Ban Bí thư


BCH

Ban chấp hành

BCT

Bộ Chính trị

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

DCCH

Dân chủ Cộng hòa

DCND

Dân chủ Nhân dân

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

XHCN


Xã hội chủ nghĩa

USD

Đô la Mỹ

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Liên Xô là một trong những nước đầu tiên trên thế giới công nhận và
thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (DCCH).
Là hai nước cùng chung mục tiêu xây dựng đất nước theo con đường xã hội
chủ nghĩa (XHCN), quan hệ Việt - Xô được xây dựng trên tình đoàn kết quốc
tế của hai dân tộc, cùng chung mục đích và lý tưởng XHCN, phấn đấu vì hòa
bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Các nhà lãnh đạo cấp cao
nhất của Đảng và Nhà nước Liên Xô đã nhận định: “Tình hữu nghị Xô - Việt
được xây dựng trên lợi ích và mục tiêu chung, trên nền tảng vững chắc của
chủ nghĩa Mác - Lênin và nghĩa vụ quốc tế xã hội chủ nghĩa” [29; tr.584]. Về
phía Việt Nam, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi trọng việc xây dựng
quan hệ hợp tác toàn diện với Liên Xô, coi đây là một nhiệm vụ chiến lược
trong chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, được Đảng và Chính phủ
thường xuyên quan tâm vun đắp, gìn giữ.
Thời kỳ Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ là một thời kỳ quan
trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam, cũng là những năm tháng hết sức quan
trọng trong mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô. Trong cuộc đối đầu lịch sử
giữa Việt Nam - một nước nhỏ, đất không rộng, người không đông, kinh tế
nghèo nàn, lạc hậu với Mỹ - một đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng

đầu thế giới tư bản, Việt Nam cần có sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước XHCN,
của các lực lượng tiến bộ, yêu chuộng hòa bình, tự do trên thế giới. Chính vì
vậy, mục tiêu quan trọng trong chủ trương đối ngoại của Đảng với Liên Xô là
củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ, giúp
đỡ của Liên Xô cho cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng miền Nam, thống
nhất đất nước. Chủ trương đó xuất phát tiềm lực kinh tế, quân sự của Liên Xô,
từ vai trò và vị trí của Liên Xô trong quan hệ quốc tế. Liên Xô là trụ cột của
5


phe XHCN, là nước nhiệt tình ủng hộ phong trào cách mạng và phong trào
giải phóng dân tộc trên thế giới, có tiếng nói và vị trí quan trọng trên trường
quốc tế, Liên Xô lại có tiềm lực về kinh tế và quân sự mạnh, vì thế sự ủng hộ
của Liên Xô có ý nghĩa quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của
nhân dân Việt Nam.
Nhận thức được tầm quan trọng trong quan hệ với Liên Xô trong kháng
chiến chốế quốc. Sự ủng hộ anh em của Liên
Xô và các nước xã hội chủ nghĩa làm cho nhân dân Việt Nam càng thêm tin
tưởng vào thắng lợi cưới cùng của sự nghiệp chính nghĩa của mình.
Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa tỏ lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân Việt Nam, Đảng Lao
động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đối với sự
ủng hộ và giúp đỡ to lớn, đầy tình anh em và theo tinh thần quốc tế vô sản của
nhân dân Liên Xô anh em, Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô. Sự
ủng hộ và giúp đỡ ấy đã tăng cường rất nhiều sức mạnh cho nhân dân Việt
Nam trong cuộc chiến đấu để bảo vệ an ninh của nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và trong cuộc chiến đấu chống lại sự xâm lược dã man của đế quốc
Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam và
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt,


xxxiii


anh em của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và chính phủ Liên Xô trong
thời gian Đoàn ở thăm Liên Xô.
Nhân dân Việt Nam cũng đánh giá cao sự ủng hộ thường xuyên của
nhân dân Liên Xô thể hiện trong nhiều cuộc mít-tinh và hội nghị phản đối sự
xâm lược của đế quốc Mỹ, trong các thư từ của nhân dân lao động Liên Xô
bày tỏ nguyện vọng được sang Việt Nam với tư cách là những người tình
nguyện để cùng những người anh em Việt Nam chiến đống chống bọn xâm
lược.
Nếu Mỹ tăng cường xâm lược nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì
trong trường hợp cần thiết và khi có yêu cầu của Chính phủ nước Việt Nam
Dân chủ Cộng Hòa, Chính phủ Liên Xô sẽ đồng ý để cho những người công
dân Liên Xô sang Việt Nam, những người công dân Liên Xô này với tinh thần
quốc tế vô sản đã bày tỏ nguyện vọng được chiến đấu cho sự nghiệp chính
nghĩa của nhân dân Việt Nam, cho việc giữ gìn những thành quả xã hội chủ
nghĩa của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Sau khi thảo luận tình hình ở miền Nam Việt Nam, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chính phủ
Liên Xô cho rằng người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện của của
nhân dân miền Nam Việt Nam, người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân
dân miền Nam Việt Nam là Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Cương lĩnh của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đã được quần chúng
nhân dân ủng hộ rộng rãi bởi vì sự can thiệp của bọn đế quốc và chủ trưởng
xây dựng ở miền Nam Việt Nam một Chính phủ liên hiệp dân chủ, thực hiện
một chính sách độc lập và trung lập, hoàn toàn phù hợp với Hiệp nghị Giơ-nevơ năm 1954.

xxxiv



Trong quá trình hội đàm, hai bên đã nhận thấy rằng bản Tuyên bố ngày
22 tháng 3 nay năm của Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam đã được tích cực hưởng ứng và ủng hộ ở Liên Xô.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng và và Liên Xô tỏ lòng tin tưởng vững
chắc rằng cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân miền Nam Việt Nam tiến
hành dưới sự lãnh đạo của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam,
sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn. Mặc dù bọn đế quốc dùng phương tiện gì
đi nữa, chúng cũng quyết không thể nào nô dịch được một dân tộc đang bảo
vệ độc lập và tự do của mình.
Trong quá trình hội đàm, hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt
Nam và Liên Xô đã nhận xét về lời tuyên bố mới đây của Tổng thống Mỹ về
tình hình ở Việt Nam. Tuyên bố đó chứng tỏ rằng Mỹ vẫn tiếp tục theo đuổi
chính sách mở rộng những hành động xâm lược chống lại nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa, tiếp tục mở rộng cuộc chiến tranh chống lại nhân dân
miền Nam Việt Nam, và không muốn tìm con đường đi tới hòa bình giải
quyết vấn đề Việt Nam. Đều đặc biệt là Tổng thống Mỹ tuyên bố về cái gọi là
“giải pháp hòa bình” chính trọng lúc đang diễn ra những cuộc ném bom
xuống lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong lúc Mỹ vẫn đưa
thêm lính chiến đấu và vũ khí vào miền Nam Việt Nam để tăng cường xâm
lược đẫm máu chống lại nhân dân miền Nam Việt Nam và những hành động
xâm lược đó hiện nay vẫn đang tiếp diễn.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô nhất trí rằng muốn giải
quyết vấn đề Việt Nam thì Mỹ phải đình chỉ ngay những hành động xâm lược
chống lại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; theo đúng Hiệp định Giơ-ne-vơ,
chính phủ Mỹ phải rút quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí ra khỏi miền Nam
Việt Nam, đình chỉ xâm lược miền Nam Việt Nam và chấm dứt việc xâm phạm
toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
xxxv



Trong thời gian trước khi nước Việt Nam hòa bình thống nhất, điều cần
thiết là, theo đúng Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, hai miền Việt Nam không được liên
minh quân sự với các nước khác, không được để cho nước ngoài có căn cứ
quân sự và nhân viên quân sự trên lãnh thổ của mình.
Công việc của miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam tự giải
quyết trên cơ sở cương lĩnh của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam.
Việc hòa bình thống nhất nước Việt Nam phải do chính nhân dân Việt
Nam thực hiện, không có sự can thiệp của nước ngoài.
Hai bên cũng đã trao đổi ý kiến về những vấn đề liên quan đến tình
hình Lào và Cam-pu-chia do sự can thiệp không ngừng của Mỹ vào công việc
của các nước này gây nên. Con đường thực tế dẫn đến giải quyết các vấn đề
này là nghiêm chỉnh thực hiện các Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 và năm
1962. Triệu tập những cuộc hội nghị quốc tế thích đáng là có ích cho việc
thực hiện những mục đích đó.
Trong khi xét các biện pháp nhằm củng cố khả năng quốc phòng của
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô hài lòng nhận thấy rằng sự
thỏa thuận trước đây về những vấn đề này đang được thực hiện theo khối
lượng và trình tự đã định.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô, Chính phủ Liên Xô đã thỏa thuận về những bước tiếp theo nhằm bảo
vệ an ninh và chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong khi
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đang là mục tiêu của những hành động
xâm lược của đế quốc Mỹ, và nhằm những mục đích đó hai bên đã thỏa thuận
về những biện pháp thích đáng. Liên Xô xác nhận rằng từ nay về sau vẫn sẽ
xxxvi



sẵn sàng có sự giúp đỡ cần thiết cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để
đánh bại sự xâm lược của Mỹ.
Các Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Liên Xô đã nhấn mạnh rằng trong tình hình các lực lượng đều cố ra sức hoạt
động và tăng cường âm mưu đàn áp phong trào giải phóng của nhân dân các
nước thì hơn lúc nào hết việc tăng cường đoàn kết và thống nhất hành động
giữa các nước xã hội chủ nghĩa, giữa tất cả những người đấu tranh chống chủ
nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân, giành tự do, độc lập cho các dân tộc, là
cần thiết.
Xuất phát tự lợi ích của việc đảm bảo hòa bình, tự do và độc lập cho
các dân tộc, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Xô kêu gọi Chính phủ
và nhân dân tất cả các nước tiến hành những biện pháp cần thiết để chấm dứt
sự xâm lược của đế quốc Mỹ ở khu vực Đông Dương. Việc Mỹ tiếp tục và
mở rộng xâm lược ở Việt Nam chẳng những là sự khiêu khích đối với một
nước xã hội chủ nghĩa là nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mà còn là một
sự khiêu khích đối với tất cả các nước xã hội chủ nghĩa.
Đồng thời sự xâm lược đó của Mỹ cũng là một sự khiêu khích đối với
phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân châu Á, châu Phi và châu Mỹ latinh, đối với tất cả các dân tộc yêu thuộng hòa bình, đòi lợi ích của hòa bình
và an ninh quốc tế đòi phải chặn đứng những lực lượng của chủ nghĩa đế quốc
và xâm lược đang xâm phạm đến tự do và những quyền dân tộc của nhân dân
Việt Nam.
(Nguồn: Báo Nhân Dân, ngày 19/4/1965)

xxxvii


3. Thông cáo về cuộc đi thăm hữu nghị Liên Xô của Đoàn đại biểu Đảng
Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Ngày 20 tháng 10 năm 1969
Nhận lời của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và
Chính phủ Liên Xô, Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa do đồng chí Phạm Văn Đồng, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa, dẫn đầu, đã đi thăm hữu nghị Liên Xô từ ngày 13
đến ngày 20 tháng 10 năm 1969.
Trong thời gian Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ở thăm Liên Xô, hai bên đã trao đổi ý kiến về tình hình ở các
nước Đông Dương do cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ gây ra, về nhiều vấn đề
liên quan đến việc phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác giữa nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa và Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Hai bên đến tỏ ý hài lòng về sự củng cố và phát triển tốt đẹp mối quan hệ
hữu nghị anh em và sự hợp tác giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Liên Bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết.
Tham gia hội đàm về phía Việt Nam có các đồng chí: Phạm Văn Đồng,
Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam,
Thủ tướng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Lê Thanh Nghị, Ủy
viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Phó
Thủ tưởng Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nguyễn Thọ Châu,
Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam,
Đại sứ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô; Nguyễn Văn Kha, Bộ
trưởng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước; Hoàng Văn Tiền, Thứ
trưởng Bộ Ngoại giao; Thiếu tướng Trần Sâm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng;
Nghiêm Bá Đức, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương.
xxxviii


Về phía Liên Xô có các đồng chí: L.I. Brê-giơ-nép, Tổng Bí thư Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; A. N. Cô-xư-ghin, Ủy viên

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng Liên Xô; A. P. Ki-ri-len-cô, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước; A. A. Crô-mư-cô, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao; N. X. Pa-tô-li-tsép, Ủy viên Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương; C.
V. Ru-xa-côp, Ủy viên Ban thanh tra Trung ương, Trưởng Ban liên lạc đối
ngoại của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô; Đại tướng X.
L. Xô-cô-lôp, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô,
Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng; N. I. Phi-ri-u-bin, Thứ trưởng Bộ Ngoại
giao; I. T. Gri-sin, Thứ trưởng Bộ Ngoại thương; I. V. Ác-khi-pốp, Phó Chủ
tịch thứ nhấn Ủy ban Nhà nước về quan hệ kinh tế đối ngoại; I. X. Séc-bacốp, Ủy viên Ban thanh tra Trung ương, Đại sứ Liên Xô tại nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa; M. I. Mi-xnich, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà
nước; M. X. Ca-pít-xa, Vụ trưởng Vụ Đông Nam Á Bộ Ngoại giao.
Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
thông báo những thành tựu của nhân dân Việt Nam trong công cuộc đấu tranh
chống sự xâm lượng của đế quốc Mỹ, trong sự nghiệp xây dựng xã hội chủ
nghĩa ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đoàn đại biểu nhấn mạnh rằng
mọi hành động của Mỹ ở Việt Nam cũng như lập trường của Mỹ tại hội nghị
bốn bên ở Pari chứng tỏ rằng Chính phủ Mỹ vẫn tiếp tục đường lối trước đây
đã bị phá sản, hòng dùng vũ khí để duy trì ngụy quyền phản động ở miền
Nam Việt Nam, tước đoạt quyền chính đáng của nhân dân miền nam Việt
Nam tự quyết định công việc nội bộ của mình. Những kế hoạch “phi Mỹ
hóa”, “Việt Nam hóa” chiến tranh ở miền nam Việt Nam là có gắng tuyệt
xxxix


vọng nhằm thực hiện chính sách xâm lược và chủ nghĩa thực dân mới của Mỹ
ở Việt Nam và nhất định sẽ thất bại hoàn toàn. Thực hiện di chúc của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân miền nam Việt Nam cùng với đồng bào của

mình, được sự ủng hộ và giúp đỡ của tất cả lực lượng tiến bộ trên thế giới,
quyết tâm tiến hành đấu tranh về quân sự, chính trị và ngoại giao, nhằm thực
hiện đầy đủ những nguyện vọng dân tộc của nhân dân Việt Nam cho đến khi
quét sạch bọn xâm lược Mỹ và chư hầu của chúng ra khỏi nước Việt Nam.
Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và nhân dân Việt Nam bày tỏ với Ban
Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chính phủ Liên Xô và nhân
dân Liên Xô lòng biết ơn chân thành về sự giúp đỡ có hiệu lực, về mọi mặt để
đánh bại cuộc xâm lược của Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
bày tỏ những tình cảm chân thành và thân thiết của toàn thể nhân dân Việt
Nam đối với Liên Xô, quê hương của cách mạng tháng Mười vĩ đại, cuộc
cách mạng đã mở ra kỷ nguyên hoàn toàn mới trong lịch sử loài người, chỉ
cho các dân tộc con đường đấu tranh để tự giải phóng. Đoàn đại biểu Đảng
và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nói lên lòng kính yêu và
lòng biết ơn sâu sắc của toàn thể nhân dân Việt Nam đối với Lênin vĩ đại, vị
lãnh tụ thiên tài cà người thầy bất tử mà tư tưởng đang chiếu rọi rực rỡ hơn
bao giờ hết trong thời đại ngày nay, soi sáng mọi cuộc đấu tranh và mọi thắng
lợi của giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức toàn thế giới. Đoàn đại
biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhiệt liệt chào
mừng những thắng lợi rực rỡ của nhân dân Liên Xô anh hùng, kế tục vẻ vang
sự nghiệp của Lênin, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Liên Xô quang
xl


vinh, đã giành được trong sự nghiệp xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của
chủ nghĩa Cộng sản và trong cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới.
Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

nhấn mạnh quyết tâm của Đảng Lao động Việt Nam, Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và toàn thể nhân dân Việt Nam thực hiện Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh, tăng cường tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Liên
Xô anh em, làm hết sức mình để quan hệ giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa và Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết, giữa Đảng Lao động
Việt Nam và Đảng Cộng sản Liên Xô ngày càng thêm thắm thiết và đời đời
bền vững.
Đoàn đại biểu Liên Xô đã thông báo cho các đồng chí Việt Nam về
những thành tích trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô,
trong việc nhân dân Liên Xô chuẩn bị kỷ niệm lần thứ 100 ngày sinh của V.
L. Lê-nin.
Đoàn đại biểu của Việt Nam đã được thông báo về những cố gắng của
Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô nhằm giúp đỡ phong trào giải
phóng dân tộc, củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa
đế quốc, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Phía Liên Xô hoan nghênh những thắng lợi của nhân dân Việt Nam
trong cuộc đấu tranh chống cuộc xâm lược của đế quốc Mỹ trên các mặt trận
quân sự, chính trị và ngoại giao.
Một lần nữa, phía Liên Xô kiên quyết lên án hành động can thiệp vũ
trang của đế quốc Mỹ vào công việc của miền Nam Việt Nam, tuyên bố sẵn
sàng giúp đỡ nhân dân Việt Nam anh em mọi sự cần thiết trong công cuộc
đấu tranh chính nghĩa cho đến thắng lợi hoàn toàn nhằm giải phóng miền
Nam bảo về miền Bắc và hòa bình thống nhất đất nước trong việc thực hiện
những kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
xli


Liên Xô hoàn toàn ủng hộ giải pháp toàn bộ mười điểm của mặt trận giải
phóng dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm
thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, coi đó là cơ sở đúng đắn cho một giải

pháp chính trị về vấn đề Việt Nam, kiên quyết đòi Mỹ chấm dứt xâm lược,
rút hết và không điều kiện quân Mỹ và quân chư hầu ra khỏi miền Nam Việt
Nam. Mỹ không bao giờ có thể tước đoạt được những quyền dân tộc cơ bản
của nhân dân Việt Nam là: độc lập, chủ quyền,thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ.
Đoàn đại biểu Liên Xô nhấn mạnh rằng sự nghiệp chính nghĩa của Việt
Nam đang được sự ủng hộ ngày càng mạnh mẽ của toàn thế giới. Các đảng
cộng sản và công nhân đang đi đầu trong các lực lượng đoàn kết với cuộc đấu
tranh của nhân dân Việt Nam. Một nhân tố quan trọng trong cuộc động viên
quần chúng ở các nước, ủng hộ những người yêu nước Việt Nam là lời kêu
gọi của các đảng cộng sản và công nhân “độc lập, tự do và hòa bình ở Việt
Nam!”.
Phía Liên Xô tuyên bố rằng Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản
Liên Xô, Chính phủ Liên Xô và toàn thể nhân dân Liên Xô đánh giá cao Di
chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Lao động Việt Nam và coi đó là những văn kiện thấm nhuần ý chí của
Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam đấu tranh vì độc lập, tự
do,thống nhất và tiến bộ xã hội cho Tổ quốc mình, góp phần củng cố tình
đoàn kết hữu nghị giữa các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế. Những văn kiện đó đã nói lên tinh thần yêu nước và chủ
nghĩa quốc tế vô sản của đồng chí Hồ Chí Minh và Đảng Lao động Việt Nam
do đồng chí sáng lập ra.
Do kết quả của cuộc đàm phán giữa hai Đoàn đại biểu Liên Xô và Việt
Nam, ngày 15 tháng 10 năm 1969 đã ký kết những hiệp đình về việc Liên Xô
xlii


viện trợ không hoàn lại, cho vay những khoản mới, về trao đổi hàng hóa năm
1970 và các văn kiện khác.
Các hiệp định quy định trong năm 1970 Liên Xô sẽ giao cho phía Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa một số lớn lương thực, xăng dầu, phương tiện vận
tải, thiết bị toàn bộ, kim loại màu và đen, phân hóa học, vũ khí, đạn dược và
các vật tư khác cần thiết cho việc củng cố khả năng quốc phòng và phát triển
kinh tế của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Hai bên đã nghiên cứu những biện pháp nhằm củng cố và phát triển hơn
nữa tình hữu nghị anh em và quan hệ hợp tác giữa Đảng Lao động Việt Nam
và Đảng Cộng sản Liên Xô, giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên
bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô-viết. Hai bên đã tỏ lòng tin tưởng vững
chắc rằng sự củng cố và phát triển quan hệ hai nước trên cơ sở những nguyên
tắc của chủ nghĩa Mác – Lê-nin và chủ nghĩa quốc tế vô sản không những đáp
ứng lợi ích cơ bản của nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô mà còn đáp
ứng lợi ích của sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế
quốc, đứng đầu là đế quốc Mỹ, vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ
nghĩa xã hội.
Cuộc hội đàm đã diễn ra trong bầu không khí thân thiết và chân thành
đầy tình hữu nghị anh em và đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và
nhân dân Liên Xô.
Cuộc đi thăm hữu nghị Liên Xô của Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và các cuộc hội đàm là môt bước quan
trọng trên đường củng cố mối quan hệ anh em giữa Đảng Lao động Việt Nam
và Đảng Cộng sản Liên Xô, giữa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên
Bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết
(Nguồn: Báo nhân dân, 20-10-1969)

xliii



×