CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TIẾT THỰC HÀNH TRÊN MÁY TÍNH TRONG
MÔN TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4’’
Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
TIẾT THỰC HÀNH TRÊN MÁY TÍNH TRONG
MÔN TIN HỌC CHO HỌC SINH LỚP 4’’
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Diệp
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy
Lệ Thủy, tháng 4 năm 2020
1. Phần mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đang
ngày càng lớn mạnh, đặc biệt là cuộc cách mạng 4.0 trên thế giới đã và đang có
ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các nước. Nó quyết định quốc gia nào sẽ
tiếp tục phát triển hay sẽ tụt hậu. Vì điều đó mà bản thân tôi nghĩ mình có thể
đóng góp một phần nhỏ vào sự phát triển của nước nhà. Với vai trò là một giáo
viên dạy tin học trong trường Tiểu học, tôi mong muốn giúp học sinh có được
những thành công nhất định ở bậc tiểu học để các em có nền móng vững chắc
tạo đà cho các em trên các cấp học tiếp theo.
Trong xu thế phát triển của hệ thống giáo dục hiện nay, môn Tin học đóng
một vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ góp phần nâng cao chất lượng và
hiệu quả giáo dục toàn diện mà còn tạo tiền đề vững chắc cho các em học sinh
trên con đường hội nhập. Mặc dù vậy, việc triển khai dạy và học môn Tin học
vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn thách thức.
Trường nơi tôi công tác được đầu tư phòng máy tính cho học sinh từ
nhiều năm trước, các em được học Tin học ở các khối lớp 3, lớp 4 và lớp 5.
Trong quá trình dạy học tôi phát hiện các em rất thông minh và có hứng thú
trong việc học bộ môn này. Tuy nhiên, kĩ năng thực hành của các em còn chậm
và hiệu quả chưa cao. Qua thực tế đó tôi luôn băn khoăn, trăn trở và mong muốn
tìm ra biện pháp khắc phục, nâng cao chất lượng mỗi giờ thực hành. Chính vì
thế mà tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tiết thực
hành trên máy tính trong môn Tin học cho học sinh lớp 4” nhằm cải thiện
được tình trạng nói trên.
1.2. Điểm mới của SKKN:
Nâng cao chất lượng giảng dạy học sinh hoàn thành khối lượng bài thực
hành cao hơn trước, giờ thực hành không mất trật tự giáo viên dễ dàng quản lý và
hướng dẫn học sinh.
1.3. Phạm vi áp dụng:
Đề tài này được áp dụng trong môn tin học cho học sinh lớp 4 trường Tiểu
học nơi tôi đang công tác.
2. Phần nội dung.
2.1. Thực trạng dạy học tiết thực hành trên máy tính trong môn Tin
học cho học sinh lớp 4 ở trường Tiểu học nơi tôi đang công tác :
Nhà trường đã được trang bị phòng máy 2 phòng máy với 24 máy dành cho
học sinh và 2 máy chủ dành cho giáo viên. Các máy được kết nối mạng tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giảng dạy .
Trước khi thực hiện đề tài tôi đã khảo sát học sinh khối 4 thông qua giờ dạy
lí thuyết và thực hành. Kết quả thu được:
Năm học: 2018 – 2019
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện đề tài
Số học sinh
Tỉ lệ %
Thao tác nhanh, đúng
73/215
33,9
Thao tác đúng
120/215
55,8
Thao tác chậm
18/215
8,37
Chưa biết thao tác
4/215
1,86
* Thuận lợi:
Được các cấp lãnh đạo, nhà trường quan tâm, tạo điều kiện về cơ sở vật
chất, phòng máy, phụ huynh học sinh trang bị cho con em đầy đủ sách vở, một
số gia đình phụ huynh còn có máy tính để bàn ở nhà cho học sinh thực hành.
Nội dung sách nhẹ nhàng, trình bày đẹp, sách chú trọng nhiều về phần thực
hành rất phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học.
Phần lớn học sinh đều có hứng thú với máy tính.
Việc thực hành mang lại kết quả ngay lập tức và có được cái nhìn trực
quan, sinh động. chính vì thế các em thích học tin học, nhất là tiết thực hành.
Được Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên đầu tư kinh phí để nâng cấp,
sửa chữa phòng máy.
Môn Tin học là một môn học Tự chọn nên học sinh tiếp thu kiến thức một
cách thoải mái, không bị gò ép.
Học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản của bài học. Từ đó các em đã
biết sử dụng và ứng dụng phần mềm vào việc học tập.
Kỹ năng thực hành của một bộ phận học sinh khá tốt.
Nhà trường đã trang bị cho phòng máy mạng internet để kết nối và tải các
phần mềm học tập khi cần thiết .
* Khó khăn
Các em học sinh của trường chủ yếu là con em nông thôn, chưa có nhiều
điều kiện để tiếp cận với môn Tin học. Trong khi đây là một môn học mới, cần
sự hỗ trợ từ máy tính. Do vậy việc tiếp thu bài học của các em cũng còn rất hạn
chế.
Mặt khác, do điều kiện kinh tế khó khăn, về nhà các em không có máy tính
để học mà chỉ khi đến lớp mới có máy để thực hành nên cũng ảnh hưởng lớn tới
chất lượng dạy và học môn Tin học.
Đây là môn học tự chọn nên một số học sinh học chưa nghiêm túc và phụ
huynh chưa quan tâm.
Việc rèn luyện thói quen gõ 10 ngón tay cho học sinh còn gặp khó khăn do
các em không có nhiều thời gian cho việc luyện tập trên lớp.
Sĩ số học sinh trong một lớp đông, vì thế các em phải ngồi 2 người một
máy và thay ca thực hành nên thời gian thực hành trong một tiết học chưa đảm
bảo.
Học sinh học tiết thực hành thường hay mất trật tự.
2.2. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Tin học là môn học đặc thù và có liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính,
đặc trưng quan trọng của bộ môn này là học lí thuyết phải đi đôi với thực hành.
Do vậy, để dạy học Tin học có hiệu quả, giáo viên vừa phải trang bị cho học sinh
kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư duy, vừa phải chú trọng rèn luyện
kỹ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học sinh được thực hành,
nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của tin học phục vụ học tập và đời
sống. Tuy nhiên, từ thực tế dạy học tại trường bản thân tôi nhận thấy, nhiều học
sinh tỏ ra ngại thực hành, thao tác cơ bản trên máy còn chưa chuẩn; đa số thực
hành trên máy chỉ tập trung vào học sinh khá và giỏi, số còn lại chỉ quan sát nên
khi giáo viên hỏi không thực hiện được công việc theo yêu cầu. Để có thể khắc
phục được hạn chế nêu trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số Biện pháp như sau:
Biện pháp 1: Thiết kế giáo án phù hợp
Đây là công việc bắt buộc của tất cả các tiết học, môn học. Tuy nhiên với
tiết thực hành Tin học, ngoài việc soạn giảng bình thường theo quy định giáo
viên cần phải nêu rõ các yêu cầu cho từng bài thực hành, trong đó nêu rõ các yêu
cầu từ thấp đến cao và yêu cầu cho từng đối tượng giỏi, khá, trung bình, yếu.
Thiết kế bài dạy thực hành phù hợp với nhiều đối tượng học sinh là nội
dung quan trọng cần lưu ý, bởi việc này sẽ giúp giáo viên chuẩn bị chu đáo hơn
về kiến thức, kỹ năng, phương pháp, tiến trình của một tiết dạy thực hành.
Xác định được mục tiêu trọng tâm của bài học về kiến thức, kỹ năng. Tìm
ra được những kỹ năng cơ bản dành cho học sinh yếu kém và những kiến thức
kỹ năng dành cho học sinh khá giỏi, tham khảo thêm tài liệu để mở rộng, đi sâu
hơn vào bài giảng, giúp giáo viên nắm tổng thể, giải thích cho học sinh khi cần
thiết. Giáo viên cũng cần nắm được mục đích yêu cầu, chuẩn kiến thức của
chương, của bài để thiết kế các hoạt động học tập phù hợp với trình độ học sinh
và điều kiện dạy và học; đồng thời, hoàn chỉnh tiến trình của một giờ dạy học
với đầy đủ các hoạt động cụ thể.
Biện pháp 2: Kiểm tra phòng máy trước giờ dạy
Trước mỗi giờ thực hành, giáo viên cần đến trước để kiểm tra phòng máy,
các thiết bị điện, màn hình, cây máy tính, sự hoạt động của máy tính, máy chiếu,
các bàn ghế ngồi học… đảm bảo cho một tiết dạy thực hành được ổn định, an
toàn với tất cả học sinh.
Biện pháp 3: Điều hành tổ chức giờ dạy
Điều quan trọng trong tiết thực hành là giáo viên phải tổ chức và điều
khiển các đối tượng học sinh trên lớp. Trong điều kiện hiện nay cơ sở vật chất
nhà trường không đảm bảo 1 máy/1 học sinh, giáo viên nên chia lớp thành hai
nhóm thực hành. Bước này vô cùng quan trọng, bởi vì học sinh thường hay mất
trật tự trong các giờ thực hành. Với việc chia nhóm, học sinh nhóm sau có thể
quan sát các bạn nhóm trước thực hành và rút ra kinh nghiệm cho bản thân mà
không cần đến sự giúp đỡ của giáo viên. Tuy nhiên, để thực hành theo nhóm
hiệu quả, buộc giáo viên phải lựa chọn nội dung đưa vào thực hành phù hợp với
nhiều đối tượng học sinh.
Vì vậy, giáo viên cần xác định đúng mức nội dung thực hành, phải vừa sức
với học sinh, thuộc nội dung học sinh đã được nghiên cứu, dễ tổ chức thực hiện
trong điều kiện trang bị máy tính hiện có của nhà trường.
Học sinh ngồi 2 em/ 1 máy tính trong nhóm
Giáo viên hướng dẫn học sinh các kỹ năng thao tác trong bài thực hành,
thao tác mẫu bằng máy chiếu cho học sinh quan sát. Tổ chức hướng dẫn học
sinh thực hành, gợi mở, khuyến kích học sinh tích cực hoạt động; đồng thời
quan sát, theo dõi và bổ trợ học sinh khi cần. Phát hiện những nhóm thực hành
không có hiệu quả để uốn nắn điều chỉnh kịp thời, chỉ trợ giúp, tránh đi sâu can
thiệp làm hạn chế khả năng độc lập sáng tạo của học sinh. Giáo viên có thể đưa
ra nhiều cách để thực hiện một thao tác giúp các em rèn luyện và nâng cao kỹ
năng thực hành.
Biện pháp 4: Chia nhỏ nội dung bài tập thực hành
Một số bài thực hành gồm nhiều yêu cầu khác nhau, giáo viên có thể chia
nhỏ ra thành nhiều yêu cầu với mức độ từ dễ đến khó, cho học sinh thực hành
theo những yêu cầu đã nêu. Giáo viên phải đặt ra mỗi yêu cầu hoàn thành trong
khoảng thời gian nhất định nào đó với mỗi nhóm đối tượng. Điều đó có thể thúc
đẩy sự cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; học sinh khá giỏi có thể thực
hiện theo nhiều cách để có thể hoàn thành nhiệm vụ trong khoảng thời gian
nhanh nhất.
Ví dụ 1: Khi dạy bài “ Vẽ hình chữ nhật, hình vuông” với nội dung bài
thực hành dưới đây:
Giáo viên có thể chia nhỏ nội dung như sau:
- Dùng công cụ
chọn màu đỏ để vẽ hình vuông thứ nhất
- Chọn màu vàng để vẽ hai hình chữ nhật bên cạnh
- Sau đó chọn màu tím để vẽ hình vuông thứ 2 và thứ 3
- Chọn màu xanh ngọc để vẽ hai hình chữ nhật
- Chọn màu xanh nước biển để vẽ hình vuông thứ 4
- Cuối cùng chọn màu xanh lá cây để vẽ hình vuông ở giữa.
Ví dụ 2: Khi dạy bài : “Thực hành tổng hợp”
Giáo viên có thể chia nhỏ thành các yêu cầu sau:
Dùng công cụ
vẽ hai bức tường nhà, ô cửa sổ, ô cửa ra vào
Dùng công cụ
vẽ mái nhà, con đường, đường viền xung quanh
Dùng công cụ
vẽ cây xanh
Dùng công cụ
tô màu theo mẫu
Các bài tập không quá dài mà được nâng dần từ mức đơn giản đến phức
tạp, ngoài ra giáo viên có thể kết hợp với kiến thức của bài học trước hoặc liên
hệ với môn học khác.
Ví dụ: Khi thực hành vẽ hình vuông, giáo viên có thể yêu cầu học sinh vẽ
theo mẫu sau:
Ở hình vẽ trên, ngoài việc vẽ hình vuông học sinh còn được ôn lại cách vẽ
đường thẳng, đường cong, tô màu và trang trí hình vuông. Qua đó các em sẽ liên
tưởng đến bài trang trí hình vuông trong môn Mĩ thuật lớp 4
Biện pháp 5: Phát động phong trào “đôi bạn cùng tiến”
Phương pháp này không chỉ dùng trong môn Tin học, ở cấp Tiểu học. Mà ở
các môn học khác, cấp học khác vẫn có hiệu quả cao. Trong phương pháp này,
giáo viên chia lớp thành hai nhóm lớn, trong mỗi nhóm lại chia thành các cặp
mỗi cặp ngồi một máy tính, ngồi cố định với nhau trong suốt học kì, các em sẽ
cùng học, cùng thực hành ngay từ đầu năm học cho đến hết năm học. Giáo viên
sẽ theo dõi quá trình học, tiến bộ của các nhóm qua các tuần, tháng và có đánh
giá sau mỗi tháng, học kì. Xem hai bạn nào tiến bộ nhất trong nhóm đó thì cuối
học kì cô sẽ có phần thưởng.
Học sinh hỗ trợ lẫn nhau là phương pháp thu hút sự tham gia của học sinh,
phù hợp với đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay là “dạy ít, học nhiều”. Với
phương pháp này thì giáo viên chia mỗi máy tính một học sinh khá, giỏi kèm
một học sinh yếu để các học sinh giỏi này hỗ trợ giáo viên kèm cặp, giúp đỡ bạn
thực hành. Giáo viên hướng dẫn cho nhóm học sinh có khả năng học tập tốt thật
kỹ trước khi tiến hành để nhóm đối tượng hỗ trợ này nắm chắc kiến thức; Nhắc
nhở học sinh thực hiện tốt vai trò của người hỗ trợ và người nhận hỗ trợ. Giáo
viên cũng nên chỉ ra các điều kiện cần để đảm bảo có được hoạt động học sinh
hỗ trợ lẫn nhau hiệu quả.
Học sinh thực hành theo cặp
Trong hai bạn này sẽ có một học sinh khá, giỏi kèm một học sinh yếu. Khi
thực hành thì học sinh giỏi sẽ làm mẫu trước và bạn còn lại làm theo dưới sự
giúp đỡ của bạn bên cạnh.
Biện pháp 6: Có phần thưởng để khuyến khích học sinh
Trong môn Tin học Giáo viên có thể sử dụng các phần mềm, các trò chơi
để treo thưởng, khuyến khích cho học sinh có động lực học tập. Ví dụ nhóm nào
hoàn thành bài trước thời gian quy định thì sẽ được chơi các phần mềm trong
máy tính hoặc vào xem mạng internet… Làm như vậy sẽ khuyến khích học sinh
tập trung vào làm bài và hoàn thành sớm yêu cầu của giáo viên.
Học sinh giải trí sau khi hoàn thành bài trước thời gian
2.3. Những kết quả đạt được:
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, các học sinh thực hành tin
học chưa mấy hứng thú,vừa làm vừa chơi, đa phần các em làm cho có bài. Từ
sau khi áp dụng tôi nhận thấy nhiều học sinh đã có thái độ yêu thích môn học
hơn, Thao tác thành thạo, đúng chuẩn, biết vận dụng môn tin học vào trong học
toán, tiếng việt và đặc biệt hơn là xây dựng cho các em tác phong hoạt động
nhóm . Việc dạy học với các biện pháp đã nêu đòi hỏi người giáo viên phải luôn
tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học phù hợp và hiệu quả. Tôi tin rằng nếu áp
dụng biện pháp này ở những giờ học bộ môn của các khối lớp khác thì cũng sẽ
đem lại những hiệu quả rõ rệt, áp dụng được nhiều kiến thức đã học vào cuộc
sống hàng ngày, góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng môn học. So với năm
học trước thì số học sinh thao tác nhanh, thao tác đúng đã tăng rõ rệt, số học
thao tác chậm, chưa biết thao tác giảm đáng kể.
3. Phần kết luận
3.1. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm:
Từ khi thực hiện đề tài đã mang lại kết quả tốt, phục vụ thiết thực cho giờ
dạy của tôi. Những biện pháp tổ chức tiết thực hành tin học của trường thực hiện
có lẽ không phải là những biện pháp mới lạ đối với các đơn vị bạn, tuy nhiên
đây là một số biện pháp đơn giản mà hiệu quả. Qua cách làm trên, tôi đã nâng
cao chất lượng các giờ thực hành tin học và góp phần giúp các em áp dụng vào
học tập các môn học khác trong nhà trường.
Qua quá trình áp dụng đề tài tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
Thứ nhất: Giáo viên phải luôn tìm tòi sáng tạo cách dạy, cách học tạo sự
hứng thú tiếp thu bài.
Thứ hai: Phải có lòng yêu nghề, tích cực học tập, bồi dưỡng nâng cao
chuyên môn nghiệp vụ…
Thứ ba: Phải thường xuyên, tích cực thăm lớp dự giờ, hội thảo phương
pháp giảng dạy các bộ môn khác.
Thứ tư: Tuỳ theo tình hình thực tế của từng lớp, giáo viên và trò cùng bàn
bạc và thảo luận xem bạn nào thực hiện còn chậm và chưa đầy đủ, lúc này giáo
viên đề nghị các học sinh nhanh nhất, làm tốt nhất tới hướng dẫn trực tiếp cho
học sinh đó.
Thứ năm: Tích cực tham mưu với nhà trường để tăng cường nâng cấp
máy tính, trang thiết bị dạy học.
Thứ sáu: Thực hiện tốt các quy định của ngành đề ra.
3.2. Kiến nghị, đề xuất:
Với bộ môn tin học cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất phục vụ
cho việc dạy và học thực hành. Trong một đề tài nhỏ và thời gian hạn chế những
vấn đề nêu ra chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót và mong muốn các vị lãnh đạo
cấp trên, các đồng nghiệp bổ xung để nội dung trên được hoàn thiện và phát huy
hiệu quả.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu
nhà trường, sự giúp đỡ nhiệt tình của tổ chuyên môn và sự đóng góp ý kiến quý
giá của các đồng nghiệp trong nhà trường đã giúp tôi hoàn thành và áp dụng có
hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm này.