Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phân biệt thuế nhập khẩu và hạn ngạch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.07 KB, 5 trang )

Phân biệt thuế nhập khẩu và hạn ngạch
Khái niệm
Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh
vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi
phương tiện vận tải (tàu thủy, máy bay, phương tiện vận tải đường bộ hay
đường sắt) đến cửa khẩu biên giới (cảng hàng không quốc tế, cảng sông
quốc tế hay cảng biển quốc tế, cửa khẩu biên giới bộ) thì các công chức hải
quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan
đồng thời tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập
khẩu đã quy định trước. Về mặt nguyên tắc, thuế nhập khẩu phải được nộp
trước khi thông quan để nhà nhập khẩu có thể đưa mặt hàng nhập khẩu vào
lưu thông trong nội địa, trừ khi có các chính sách ấn hạn thuế hay có bảo
lãnh nộp thuế, nên đây có thể coi là một trong những loại thuế dễ thu nhất,
và chi phí để thu thuế nhập khẩu là khá nhỏ.
Còn hạn ngạch nhập khẩu hay hạn chế số lượng là quy định của một nước về
số lượng cao nhất của một mặt hàng hay một nhóm hàng được phép nhập từ
một thị trường trong một thời gian nhất định thông qua hình thức cấp giấy
phép (quota nhập khẩu).
Như vậy điểm khác biệt cơ bản là: thuế nhập khẩu là một khoản tiền được
đánh lên hàng hóa nhập khẩu còn hạn ngạch là lượng hàng hóa giới hạn cho
phép nhập khẩu của một quốc gia.
Tác động đối với nền sản xuất trong nước
Tác động của thuế nhập khẩu

Mô hình tác động của thuế nhập khẩu đối với nền kinh tế
Trong điều kiện thương mại tự do, với mức giá P0 sản lượng sản xuất trong
nước là Q
1
, lượng nhập khẩu là Q
4
– Q


1
.
Khi chính phủ đánh mức thuế T, mức giá tăng lên bằng P
0
và lượng sản xuất
trong nước tăng lên bằng Q
2
, lương nhập khẩu giảm xuống còn Q
3
– Q
2
.
Khi đó, thặng dư của người tiêu dùng giảm 1 lượng là diện tích P0DGP
1
,
thặng dư nhà sản xuất tăng l lượng bằng diện tích P
0
AFP
1
, phần thu nhập
của chính phủ từ thuế là diện tích BCGF và chi phí để chính phủ bảo hộ nền
kinh tế là diện tích ABF+CGD.
Như vậy, khi chính phủ dánh thuế nhập khẩu thì làm cho giá cả hàng hóa đó
trong nước tăng, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triền và giảm lượng hàng
hóa nhập khẩu và chính phủ có thêm thu nhập từ thuế, cuối cùng người tiêu
dùng vẫn chịu thiệt vì giá cả tăngvà các nhà sản xuất trong nước đc hưởng
lợi.
Mặt khác, đứng trên góc độ xã hội, việc đánh thuế của chính phủ là cần thiết
để bảo vệ nền sản xuất non trẻ trong nước tuy nhiên nếu chính phủ tăng mức
đánh thuế có thể dẫn đến tình trạng buôn lậu.

Tuy nhiên việc chính phủ đánh thuế vẫn được xem là một động thái tích cực
đối với các nhà xuất khẩu nước ngoài hơn so với việc chính phủ áp dụng hạn
ngạch vì nó vẫn tạo ra động lực sản xuất đối với họ, họ vẫn có thế tận dụng
tối đa việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất và tối thiểu
hóa các chi phí để thu được mức lợi nhuận như mong đợi bằng việc giảm chi
phí để mở rộng thị trường nhập khẩu, và có được thị trường mong đợi khi bị
áp thuế.
Tác động của hạn ngạch

Mô hình tác động của hạn ngạch
Trên đây là mô hình tác động của hạn ngạch tới nền kinh tế đối với một loại
hàng hóa Y.
Đường D biểu diễn cầu về hàng hóa Y, đường S biểu diễn cung hàng hóa Y
của một nước.
Trong điều kiện thương mại tự do giá của Y là Po thì lượng cầu là Q
2
, trong
đó Q1 đơn vị được cung cấp từ các nhà sản xuất trong nước và Q
2
-Q
1

lượng hàng hóa nhập khẩu.
Khi nước sở tại áp dụng hạn ngạch h thì giá hàng hóa lúc này là P
oh
, cầu về
hàng hóa là Q
ho
được đáp ứng bằng Q
h

đơn vị hàng hóa được sản xuất trong
nước và Q
ho
-Q
h
= h là lượng hàng hóa chỉ được nhập khẩu theo chế độ hạn
ngạch.
Khi áp dụng hạn ngạch, chúng ta đều thấy mức thặng dư sản xuất tăng lên (
diện tích P
o
AKP
oh
) và thặng dư tiêu dùng giảm xuống (diện tích P
o
NHP
oh
),
phần mất không của xã hội chung vẫn là tổng diện tích của các phần ABK
và CNF.
Điểm khác biệt đầu tiên khi áp dụng hạn ngạch là diện tích phần hình chữ
nhật KFCB. Trong khi áp thuế, đây là phần thu nhập chính phủ từ thuế
nhưng khi áp dụng hạn ngạch thì chính phủ không thu được phần diện tích
này và được xếp tính vào một phần mất không xã hội trừ trường hợp được
chính phủ đấu giá hạn ngạch. Chính điều này cũng hạn chế sự phát triển của
các doanh nghiệp trong nước hơn so với việc áp thuế do không có được một
phần nguồn đầu tư từ chính phủ cho các doanh nghiệp trong nước.
Thứ hai, hạn ngạch được đánh giá thiệt hại hơn cho nền kinh tế bởi, áp thuế
cho hàng nhập khẩu vẫn tạo động lực cho các doanh nghiệp phát triển nâng
cao hiệu quả (như phân tích trên) nhưng áp hạn ngạch dù doanh nghiệp nước
ngoài tìm mọi cách nâng cao hiệu quả khoa học công nghệ, năng suất… để

giảm giá hàng bán trong nước nhưng rốt cuộc khi áp dụng hạn ngạch thì
đường giá chỉ bị buộc phải quay về mức P
oh
, và lượng hàng nhập khẩu của
doanh nghiệp nước ngoài vào trong nước luôn là Q
ho
-Q
h
= h.
Cách thức phân loại thuế và hạn ngạch
Cách phân loại thuế quan nhập khẩu
1. Theo phương thức tính thuế
o
Thuế quan theo đơn giá hàng: là một tỷ lệ phần trăm nào đó của
mặt hàng.
o
Thuế quan theo trọng lượng: được tính theo trọng lượng của
mặt hàng.
o
Thuế quan nhập khẩu theo hạn ngạch: là mức thuế suất đánh lên
lượng hàng hóa mà nhập khẩu vượt mức quy định của nhà nước
về một loại hàng hóa nào đó.
2. Theo mục đích đánh thuế
o
Thuế quan tăng thu ngân sách: là một tập hợp các mức thuế suất
được đưa ra mà mục đích chính là làm tăng nguồn thu cho ngân
sách nhà nước, còn mục đích bảo hộ cho sản xuất trong nước chỉ
là thứ yếu.
o
Thuế quan bảo hộ: được đưa ra với mục đích làm tăng giá một

cách nhân tạo đối với hàng hóa nhập khẩu nhằm bảo hộ cho sản
xuất trong nước trước sự cạnh tranh từ nước ngoài.
o
Thuế quan cấm đoán: là thuế quan đưa ra với thuế suất rất cao,
gần như không còn nhà nhập khẩu nào dám nhập mặt hàng đó
nữa.
Cách thức phân loại hạn ngạch nhập khẩu

Hạn ngạch nhập khẩu cho một số loại sản phẩm đặc biệt: là việc chỉ
áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số các mặt hàng đặc biệt .Ví dụ:
ô tô con, rượu ngoại, điện thoại di động, mỹ phẩm…

Hạn ngạch nhập khẩu cho sản phẩm với thị trường đặc biệt: mỗi thị
trường lại quy định những mặt hàng áp đặt hạn ngạch khác nhau.Ví dụ:
ở Việt Nam áp đặt hạn ngạch nhập khẩu với ô tô còn ở Trung Quốc thì
không.

×