Tải bản đầy đủ (.docx) (162 trang)

Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (656.77 KB, 162 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

----------------------

LƢƠNG VĂN SÁNG

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH
VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM
AIRLINES

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 603401

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. LÊ HỒNG HUYÊN

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực
khai thác mặt đất của Vietnam Airlines” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên
cứu trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Trƣờng Đại học Kinh tế
- Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt cho tôi kiến thức trong suốt thời gian

học tại trường.


Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Hồng Huyên đã tận tình hướng dẫn tôi
hoàn thành tốt luận văn này.
Hà Nội, ngày 26

tháng 12 năm 2013

Tác giả luận văn

Lƣơng Văn Sáng


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................... viii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH
VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG...........................9
1.1 Tổng quan quản lý an toàn............................................................................... 9
1.1.1 An toàn và quản lý an toàn...................................................................... 9
1.1.2 Quản lý an toàn của hãng hàng không.................................................... 9
1.1.3 Lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không.................................12
1.2 Quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không...13
1.2.1 Đặc điểm an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất........................................13
1.2.2 Quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất........................................... 13
1.3 Quản lý an toàn khai thác mặt đất một số hãng hàng không trên thế giới và
gợi ý cho Vietnam Airlines.................................................................................... 30
1.3.1 Quản lý an toàn khai thác mặt đất của một số hãng hàng không...........30
1.3.2 Những gợi ý cho Vietnam Airlines về quản lý an toàn khai thác mặt đất
....................................................................................................................... 33

Kết luận chƣơng 1................................................................................................ 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC
KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM AIRLINES..................................... 35
2.1 Tổng quan về Vietnam Airlines...................................................................... 35
2.1.1 Hoạt động khai thác mặt đất của Vietnam Airlines...............................37
2.1.2 Các yêu cầu về an toàn của Cục Hàng không Việt Nam.......................40
2..2 Quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines.............42
2.2.1 Khái quát về quản lý an toàn của Vietnam Airlines..............................42
2.2.2 Phân tích hiện trạng quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất của
Vietnam Airlines............................................................................................ 46
2.3 Nhận xét và đánh giá quản lý an toàn trong khai thác mặt đất...................47
2.3.1 Những kết quả đã đạt được trong quản lý an toàn khai thác mặt đất.....47
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu trong quản lý an toàn khai thác
mặt đất........................................................................................................... 49


2.4 Những vấn đề đặt ra trong quản lý an toàn khai thác mặt đất của Vietnam
Airlines................................................................................................................... 61
2.4.1 Về tổ chức quản lý an toàn khai thác mặt đất....................................... 61
2.4.2 Về thực hiện quản lý an toàn khai thác mặt đất.................................... 61
2.4.3 Về kiểm tra giám sát quản lý an toàn khai thác mặt đất........................61
2.4.4 Về đào tạo và truyền thông an toàn khai thác mặt đất........................... 62
Kết luận chƣơng 2................................................................................................ 63
CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ AN
TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA VIETNAM
AIRLINES............................................................................................................. 64
3.1 Bối cảnh quốc tế và trong nƣớc tác động đến quản lý an toàn khai thác mặt
đất của Vietnam Airlines....................................................................................... 64
3.1.1 Tình hình kinh tế, chính trị thế giới...................................................... 64
3.1.2 Tình hình vận tải hàng không thế giới.................................................. 65

3.1.3 Chiến lược phát triển của ngành hàng không Việt Nam đến 2020........67
3.2 Định hƣớng quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất...................70
3.2.1 Mục tiêu chung..................................................................................... 70
3.2.2 Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể................................................................................... 73
3.3 Giải pháp quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất.......................73
3.3.1 Hoàn thiện hệ thống các quy trình, tiêu chuẩn...................................... 73
3.3.2 Tổ chức thực hiện................................................................................. 83
3.3.3 Kiểm tra, giám sát và đánh giá quản lý an toàn khai thác mặt đất........87
3.4 Kiến nghị bổ sung, điều chỉnh hoàn thiện hệ thống...................................... 88
3.4.1 Kiến nghị đối với Cục Hàng không Việt Nam......................................88
3.4.2 Kiến nghị đối với các công ty phục vụ mặt đất và các văn phòng chi
nhánh Vietnam Airlines................................................................................. 88
Kết luâṇ chƣơng 3................................................................................................ 89

́

KÊT LUÂṆ CHUNG............................................................................................ 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 91


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
STT

Anh/ Việt

1 CAA/ HKDD
2

CAAV/

CHKVN

3 DIAGS

4 GHS/ PVMĐ

5

GO/
KTMĐ

6 IATA

7 ICAO

8 ISAGO

9 NIAGS
1
0
1
1
1

SAG

SMS


2

1
3

SSP

TIAGS

1 VNA/TCTHK
4 VN
1
5

UBAT


DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

BẢNG

1

Bảng 0.1

2

Bảng 1.1

3


Bảng 1.2

4

Bảng 1.3

5

Bảng 1.4

6

Bảng 1.5

7

Bảng 2.1

8

Bảng 2.2

9

Bảng 2.3

10

Bảng 2.4


11

Bảng 2.5

12

Bảng 2.6

13

Bảng 2.7


14

Bảng 2.8

15

Bảng 3.1

16

Bảng 3.2


17

Bảng 3.3


18

Bảng 3.4

19

Bảng 3.5

20

Bảng 3.6

21

Bảng 3.7

22

Bảng 3.8

23

Bảng 3.9

24

Bảng 3.10

25


Bảng 3.11

26

Bảng 3.12

27

Bảng 3.13

28

Bảng 3.14


DANH MỤC CÁC HÌNH
STT

Hình

1

Hình 1.1

2

Hình 1.2

3


Hình 1.3

4

Hình 1.4

5

Hình 2.1

6

Hình 2. 2

7

Hình 3.1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Vận tải hàng không là một ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí đặc biệt quan trọng,
cùng với các loại hình vận tải khác thiết lập huyết mạch kinh tế thúc đẩy phát triển nền
kinh tế quốc dân, hỗ trợ quá trình hội nhập kinh tế của các quốc gia, các khu vực trên
thế giới. Vận tải hàng không được Việt Nam xác định là ngành kinh tế - kỹ thuật thuộc
cơ sở hạ tầng quan trọng của đất nước, có liên quan đến nhiều lĩnh vực (an ninh quốc
phòng, tài chính ngân hàng, thương mại du lịch). Do vậy, việc quản lý đối với hoạt
động vận tải của VietNam Airlines nói chung và lĩnh vực khai thác mặt đất nói riêng
được coi là một nhiệm vụ quan trọng, mang tính cấp thiết. Trên thực tế, quản lý tốt

công tác an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất sẽ góp phần tích cực đảm bảo an toàn
trong vận tải hàng không, từ đó thúc đẩy sự phát triển của VietNam Airlines, thúc đẩy
sự phát triển các ngành kinh tế khác như đầu tư, thương mại, du lịch; đáp ứng nhu cầu
đi lại của người dân và khách quốc tế; tạo thuận lợi thu hẹp khoảng cách phát triển kinh
tế - xã hội giữa các nước, khu vực, vùng, địa phương, đồng thời củng cố, tăng cường
các quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế giữa Việt Nam và các nước.

Vietnam Airlines trong giai đoạn 2010 - 2013 có tốc độ tăng trưởng cả về ghế
cung ứng và sản lượng vận chuyển. Đội máy bay dự kiến khoảng 115 chiếc máy bay
vào năm 2015 và 170 chiếc vào năm 2020. Với đội máy bay lớn như vậy là một
thách thức đối với cơ sở hạ tầng giao thông hàng không tại Việt nam; các nhà chức
trách hàng không đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm cách nâng cấp sân đỗ
máy bay, nhà ga hành khách tại các cảng hàng không để có thể phục vụ đảm bảo an
toàn cho đội máy bay đang tăng lên. Câu hỏi đặt ra là: quản lý an toàn trong lĩnh
vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines hiện nay thế nào và đã được coi là quản
lý tốt chưa; Vietnam Airlines cần phải làm gì để hoàn thiện công tác quản lý an toàn
trong lĩnh vực khai thác mặt đất?
Vấn đề an toàn luôn được coi là quan trọng hàng đầu, đặc biệt trong vận tải
hàng không thì quản lý an toàn luôn là yêu cầu bắt buộc và khác biệt so với các loại

1


hình vận tải khác. Khi máy bay vận hành trên không trung sẽ không có chỗ cho sai
sót và không có bất kỳ cơ hội nào để khắc phục hay sửa chữa sai sót; các công đoạn
theo quy trình an toàn do nhà chức trách và nhà vận chuyển hàng không đưa ra phải
được tuân thủ nghiêm ngặt.
Quản lý an toàn yếu kém, không hiệu quả hoặc không có hệ thống quản lý an
toàn, hoặc có nhưng không được thực thi thì hậu quả là khó lường có thể dẫn đến
phá sản một hãng hàng không. Năm 2005, các nước thuộc liên minh châu Âu (EU)

đã quy định trong văn bản số 2111/2005 trong đó thống nhất lập danh sách đen các
hãng hàng không chưa đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, cần giám sát đặc biệt và bị giới
hạn bay nghiêm ngặt, danh sách này được cập nhật định kỳ bao gồm một số hãng
của các nước: Angola, Indonesia, Kazakhstan, Sudan, Thái Lan, Ukraine…
Ngược lại những hãng hàng không đề cao việc quản lý an toàn và quản lý an
toàn hiệu quả được lọt vào danh sách 10 hãng an toàn tốt nhất và chất lượng tốt nhất
do Skytrax đánh giá năm 2010, 2011 và 2012 được tổng hợp ở bảng 0.1 dưới đây:
Bảng 0.1: Đánh giá chất lƣợng các hãng hàng không của Skytrax
Tên hãng
Qatar Airways
Singapore Airlines
Asiana Airlines
Cathay Pacific Airways
Thai Airways
Etihad Airways
Air New Zealand
Qantas Airways
Turkish Airlines
Emirates
Malaysia Airlines
All Nippon Airways
Nguồn:Đánh giá chất lượng các hãng hàng không năm 2010, 2011 và 2013 của
Skytrax.

2


Các hãng trên do đảm bảo yếu tố an toàn, có uy tín đối với khách hàng nên luôn
giành được thị phần lớn hơn trong mạng đường bay mà hãng đang khai thác, điều
này chứng minh rằng khi chỉ số an toàn nói chung và chỉ số an toàn trong lĩnh vực

khai thác mặt đất được đảm bảo đã làm tăng hệ số sử dụng ghế và tăng chỉ số cất hạ
cánh tại các sân bay.
2. Tình hình nghiên cứu

2.1 Về quản lý chất lượng dịch vụ hàng không
Đến nay nhiều đề tài nghiên cứu về ngành hàng không; tuy nhiên tập trung
chủ yếu vào các vấn đề tài chính, thương mại, cơ cấu ngành, quản lý vốn, quản lý
nhân sự, quản lý chất lượng. Cụ thể, có 2 đề tài nghiên cứu về chất lượng dịch vụ
Hàng không:
Luận án Tiến sĩ kinh tế: Chất lượng dịch vụ hàng không và quản trị chất lượng
dịch vụ hàng không tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam của TS. Trần Phương
Lan năm 2006. Đề tài đã hệ thống lý luận về chất lượng dịch vụ hàng không, các
vấn đề về quản lý chất lượng nói chung; khai thác, bổ sung và phát triển kết quả
nghiên cứu của tác giả về các nhân tố ảnh hưởng chất lượng dịch vụ mặt đất; tận
dụng lý luận về ảnh hưởng chất lượng cảm nhận của khách hàng [6].
Luận văn Thạc sĩ kinh tế: Chất lượng dịch vụ hành khách tại Xí nghiệp
Thương mại mặt đất Nội Bài của Thạc sỹ Nguyễn Lâm Tuấn năm 2011. Đề tài đã
làm rõ bản chất, cơ sở lý luận của dịch vụ hàng không và chất lượng dịch vụ mặt đất
hàng không; phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng phục vụ hành khách tại Xí
nghiệp thương mại mặt đất Nội Bài; đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ mặt đất đối với hành khách trực tiếp đi đến trên các chuyến bay nội địa và
quốc tế của Việt Nam Airlines tại sân bay quốc tế Nội Bài [7].
2.2 Về quản lý an toàn hàng không
Về quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất trên thế giới đã có các tài
liệu, công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề này; trong đó, có một số công
trình nổi bật như:

3



i)

“Safety Management Manual - SMM” mang mã hiệu DOC 9859 (Quy

định trong quản lý an toàn về hoạt động vận tải hàng không) của Tổ chức hàng
không dân dụng quốc tế (ICAO) xuất bản lần 1 năm 2006, tái bản lần 2 năm 2009,
tái bản lần 3 năm 2012 khai thác khía cạnh, các ý tưởng, các nguyên tắc và các yêu
cầu mới về quản lý an toàn hàng không ở cấp quốc gia và cấp các nhà cung cấp dịch
vụ hàng không.
Tài liệu DOC 9859 này đề xuất xây dựng hệ thống quản lý an toàn theo quy
định của ICAO tại các phụ lục 1 (cấp bằng cho người lái), 6 (khai thác máy bay), 8
(Tính năng máy bay), 11 (dịch vụ không lưu), 13(điều tra tai nạn máy bay) và 14
(vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không) của công ước quốc
tế Chicago. Trong hệ thống quản lý an toàn phải bao gồm 4 thành phần được các
nước thành viên chấp thuận cấp quốc gia: các chính sách và mục tiêu an toàn , công
tác quản lý rủi ro an toàn, công tác đảm bảo an toàn, công tác đẩy mạnh an toàn;
trong 4 thành phần đó đặc biệt đề cao 2 thành phần là công tác quản lý rủi ro an toàn
và đảm bảo an toàn.
Ngoài ra, tài liệu “Advisory Circular”- Hướng dẫn quản lý an toàn của Cục
hàng không liên bang Mỹ ban hành ngày 08/12/2010 bao gồm các nội dung cơ bản:
những mong muốn, chính sách, mục tiêu an toàn, đảm bảo an toàn và thúc đẩy an
toàn. Tài liệu này giúp các hãng hàng không Mỹ xây dựng quy trình thủ tục và cơ
cấu phù hợp với nguồn lực của mình để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu đề ra. [8]
ii) Thông tư số 01/2011/TT-BGTVT ban hành bộ quy chế An toàn hàng

không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tà u bay bởi Cục hàng không Việt
Nam ngày 27/01/2011. Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay
và khai thác tàu bay quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai thác tàu bay, tiêu
chuẩn về chuyên môn của nhân viên hàng không trong lĩnh vực khai thác gồm 22
phần áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thiết kế, sản xuất, thử

nghiệm tàu bay, thiết bị lắp ráp trên máy bay, thiết bị, vật tư phục vụ sửa chữa, bão
dưỡng tàu bay, khai thác tàu bay, huấn luyện, đào tạo, giám sát định kỳ.

4


Ngày 7/5/2013, Bộ Giao thông vận tải đã ký ban hành Quyết định số
1189/QĐ-BGTVT phê duyệt Chương trình An toàn Quốc gia trong lĩnh vực hàng
không dân dụng. Về bản chất là chương trình tích hợp giữa các văn bản quy phạm
pháp luật với các hoạt động cụ thể nhằm nâng cao an toàn hàng không.
iii) Quy định về hệ thống quản lý an toàn gọi là “tài liệu quản lý an toàn”

(SMSM) của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (VNA) ban hành ngày
30/06/2009 sửa đổi lần 1 ngày 01/10/2010 và sửa đổi lần 2 ngày 30/11/2012. Đây là
quy định cao nhất của VNA về quản lý an toàn. Tài liệu này mô tả chính sách an
toàn, yêu cầu, phương thức, quy trình áp dụng và vận hành hệ thống quản lý An
toàn của VNA.
Mặc dù các quy định, hướng dẫn, tài liệu nghiên cứu nước ngoài về quản lý
an toàn vận tải hàng không khá phong phú, đề cập đầy đủ mọi khía cạnh vấn đề
nhưng mang tính khái quát; hệ thống về thực tiễn quản lý an toàn vận tải hàng
không ở một quốc gia cụ thể thì rất hiếm, đặc biệt là an toàn trong lĩnh vực khai thác
mặt đất.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu, quy định, hướng dẫn
về quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của một hãng hàng không còn
rất hiếm, chủ yếu là các bài báo, tạp chí khai thác các khía cạnh rất nhỏ của quản lý
như vấn đề phát hiện ra sự cố, tai nạn, phản hồi, khiếu nại … mà chưa có công trình
nào nghiên cứu một cách hệ thống về thực thi việc quản lý an toàn trong lĩnh vực
khai thác mặt đất nói chung và của Vietnam Airlines nói riêng.
Với ý nghĩa lý luận và thực tiễn như vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện
quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines” làm luận

văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Quản lý kinh tế.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết về quản lý an toàn để dựng lên bức tranh tổng thể về tình
hình quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất ở Việt Nam Airlines, từ đó đề
xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai
thác mặt đất của Vietnam Airlines.

5


3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận của quản lý An toàn trong lĩnh vực

khai thác mặt đất đối với hoạt động vận tải hàng không ở Viêt Nam.
- Phân tích đánh giá thực trạng quản lý về an toàn đối với lĩnh vực khai thác

mặt đất của Việt Nam Airlines.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể chủ yếu và khả thi hoàn thiện quản lý an

toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác
mặt đất của Vietnam Airlines.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Quản lý về an toàn trong Vietnam Airlines có rất nhiều
khía cạnh khác nhau, đề tài chỉ đề cập đến khía cạnh quản lý về an toàn trong lĩnh

vực khai thác mặt đất của Vietnam Airlines.
Vì hoạt động khai thác mặt đất của VNA chủ yếu do 3 công ty phục vụ mặt đất đảm
nhiệm là NIAGS ở Hà Nội, DIAGS ở Đà Nẵng và TIAGS ở Thành phố Hồ Chí
Minh, ba công ty này có cùng nhiệm vụ, cùng cơ cấu tổ chức và đều chịu sự chi
phối toàn bộ bởi VNA. Do đó khi phân tích thực trạng tác giả chọn NIAGS là điển
hình để lấy số liệu phân tích.
Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu vấn đề quản lý về an toàn trong lĩnh vực
khai thác mặt đất của hàng không Việt Nam từ năm 2010 đến nay.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn lấy chủ nghĩa duy vật biện chứng làm cơ sở phương pháp luận của
phương pháp nghiên cứu kinh tế; luận văn dựa vào các qui luật kinh tế và quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước làm cơ sở phân tích, đánh giá và
đề xuất giải pháp.
Để giải quyết những nội dung nhiệm vụ đặt ra, luận văn còn sử dụng một số
phương pháp nghiên cứu kinh tế phổ biến sau:

6


i) Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Tìm hiểu những luận cứ trong lịch sử

nghiên cứu mà đồng nghiệp đi trước đã thực hiện. Nghiên cứu tài liệu để thu thập các
thông tin sau: Cơ sở lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu; thành tựu lý thuyết liên
quan đến chủ đề nghiên cứu; kết quả nghiên cứu của đồng nghiệp đã công bố trên các
ấn phẩm; chủ trương chính sách liên quan đến nội dung nghiên cứu.
ii) Phƣơng pháp pháp thống kê: Thống kê để thu thập thông tin định

lượng: luận văn sử dụng các số liệu thống kê thích hợp để phục vụ cho việc phân
tích, đánh giá toàn diện nội dung nhiệm vụ cơ bản của hoạt động quản lý quản lý an

toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất.
iii) Phƣơng pháp quy nạp và diễn dịch: trên cơ sở phân tích những nội

dung cơ bản về quản lý an toàn và thực tế quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác
mặt đất của một chi nhánh thuộc VNA, luận văn sử dụng phương pháp quy nạp để
đưa ra những đánh giá chung mang tính khái quát về thực trạng quản lý an toàn
trong lĩnh vực khai thác mặt đất của VNA ở sân bay trong nước và các sân bay trong
khu vực và trên thế giới.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Kết quả của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý hàng
không, những doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh dịch vụ mặt đất hàng không, phục
vụ tốt cho công tác nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn của các cán bộ nhân viên
làm việc trong ngành hàng không đặc biệt là lĩnh vực khai thác mặt đất.
- Những giải pháp đề tài có thể sử dụng trong tương lai làm cơ sở để bổ sung

vào nội dung liên quan đến khai thác mặt đất trong “Chương trình an toàn quốc gia
lĩnh vực hàng không dân dụng”.
Ngoài ra, những đóng góp và tính mới của luận văn là: Hoàn thiện cả về tổ
chức và thực hiện quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất, đề xuất được bộ
tiêu chuẩn an toàn trong khai thác mặt đất tương đối hoàn chỉnh bao phủ hầu hết các
dịch vụ trọng yếu trong lĩnh vực khai thác mặt đất đầu tiên ở Viêṭ Nam giúp hãng
hàng không khai thác an toàn, không có tai nạn nghiêm trọng, hoặc giảm thiểu thiệt

7


hại gây ra bởi các sự cố hoặc tai nạn; đề xuất một số nội dung cơ bản để xây dựng
văn hóa an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất.
7. Kết cấu của đề tài


Ngoài lời mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận quản lý về an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của
hãng hàng không.
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý an toàn trong lĩnh vực khai thác mặt đất của
Vietnam Airlines
Chƣơng 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý an toàn trong lĩnh vực
khai thác mặt đất của Vietnam Airlines.

8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC
KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA HÃNG HÀNG KHÔNG
1.1

TỔNG QUAN QUẢN LÝ AN TOÀN

1.1.1 An toàn và quản lý an toàn
Khái niệm về an toàn : An toàn không phải là không có tai nạn, sự cố, mối
nguy hiểm, sai lỗi hay tuân theo luật lệ mà là trạng thái khi khả năng gây hại tới con
người hoặc tài sản được giảm xuống bằng hay dưới mức độ chấp nhận được thông
qua quá trình liên tục nhận dạng các mối nguy hiểm và quản lý rủi ro [3].
Khái niệm về quản lý an toàn: Quản lý an toàn là tập hợp có tổ chức các quá
trình và quy trình dựa trên sự phân bổ có nguyên tắc các nguồn lực cho phép kiểm
soát và giảm thiểu các rủi ro an toàn tới mức độ chấp nhận được. Quản lý an toàn
gồm 3 đặc trưng cơ bản: tính hệ thống ; tính rõ ràng; tính đi trước [3].
1.1.2 Quản lý an toàn của hãng hàng không
Sự cần thiết của quản lý an toàn hàng không: An toàn trong hoạt động hàng

không luôn luôn được đề cao và chú trọng hàng đầu. Khi hoạt động hàng không
ngày càng tăng thì công tác quản lý an toàn càng trở thành yêu cầu cấp thiết của
từng quốc gia. ICAO đã khuyến nghị các nước trên thế giới xem xét áp dụng nhiều
nguyên lý về an toàn để xây dựng hệ thống quản lý an toàn, trong đó điển hình là
quy tắc 1:600.
Quy tắc 1:600 là kết quả nghiên cứu của Frank Bird, ông là giám đốc công ty
bảo hiểm của Mỹ - North America (ESTA) năm 1969 chỉ ra rằng tỉ lệ tai nạn được
báo cáo có thể hình thành quy luật như sau: cứ 1 tai nạn mức thảm họa xảy ra khi
xảy ra 10 vụ tai nạn nghiêm trọng, 30 vụ tai nạn, 600 sự cố, từ đó người ta gọi là
quy tắc 1:600; quy tắc này được mô tả ở hình 1.1[10].

9


Hình 1.1: Quy tắc 1:600
Nguồn: DOC 8959 ICAO, năm 2006
Giải thích hình 1.1: Thảm họa (Fatal accidents): Tàu bay hoặc phương tiện
bị phá hủy hoàn toàn , nhiều người tử vong ; tai naṇ nghiêm trongg̣ (Serious
accidents): Tàu bay hoặc phương tiêṇ bị hư hỏng nặng , nhiều người bi thươngg̣ ; tai
nạn (Accidents): Tàu bay hoặc phương tiêṇ bị hỏng nhẹ , có ít người bị thương nhẹ ;
sư g̣cố (Incidents): Tàu bay hoặc phương tiêṇ bị hỏng không đánh kể , không phải
khắc phucg̣ gi.̀
Các loại hình dịch vụ hàng không cần phải quản lý an toàn: ICAO xác lập
rằng các quốc gia phải yêu cầu buộc các tổ chức cung cấp dịch vụ hàng không đối
mặt với những rủi ro do mất an toàn trong khi cung cấp các dịch vụ áp dụng một hệ
thống quản lý an toàn.
Yêu cầu về quản lý an toàn của ICAO: Yêu cầu các quốc gia thành viên phải
có chương trình an toàn quốc gia trong lĩnh vực hàng không dân dụng (SSP) theo
quy định tại phụ ước 1 (cấp phép nhân viên hàng không), phụ ước 6 (khai thác tàu


10


bay), phụ ước 8 (tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay), phụ ước 11 (dịch vụ
quản lý bay), phụ ước 13 (điều tra sự cố tai nạn tàu bay) và phụ ước 14 (cảng hàng
không), phụ ước 18 (vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm bằng đường hàng không),
phụ ước 19 (quản lý an toàn) [10].
Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) yêu cầu mỗi quốc gia thành
viên phải xây dựng một chương trình an toàn quốc gia (SSP). Đây là “Một hệ thống
tích hợp các quy định và hoạt động nhằm mục đích nâng cao an toàn” và phải bao
gồm 4 thành phần sau: Các chính sách và mục tiêu an toàn của quốc gia; công tác
quản lý rủi ro an toàn cấp quốc gia; công tác đảm bảo an toàn cấp quốc gia; công tác
đẩy mạnh an toàn cấp quốc gia.
Tại hội nghị lần thứ 37 của ICAO vào tháng 9/2010 đã nhận định: Với lưu
lượng hàng không sẽ tăng trưởng gấp đôi trong vòng 15 năm tới, rủi ro an toàn phải
được giải quyết tích cực để đảm bảo sự tăng trưởng đáng kể này ICAO đề xuất thêm
Phụ ước 19 về quản lý an toàn trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của quản lý an
toàn ở cấp nhà nước và tăng cường an toàn thông qua củng cố các quy định quản lý
an toàn có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực hàng không trong một Phụ ước duy
nhất. ICAO đã chấp thuận việc phát triển phụ ước 19 theo 2 giai đoạn: Giai đoạn
thứ 1: Tập trung vào việc củng cố và sắp xếp các tiêu chuẩn và khuyến cáo thực
hành đã có trong các phụ ước khác vào Phụ ước 19; giai đoạn 2: Tập trung vào việc
phát triển các quy định quản lý an toàn mới. Phụ ước 19 đã được ICAO thông qua
vào tháng 4/2013 và chính thức có hiệu lực từ ngày 14/11/2013.
Phạm vi quản lý an toàn hàng không: Nhằm đảm bảo an toàn cho toàn bộ
các quá trình cung cấp dịch vụ cho khách hàng, phạm vi của hệ thống quản lý an
toàn (SMS) phải bao gồm các lĩnh vực sau: Lĩnh vực khai thác bay; lĩnh vực bảo
dưỡng máy bay; lĩnh vực khai thác mặt đất và dịch vụ bao gồm cả dịch vụ mặt đất
và trên không.
Mối quan hệ giữa đảm bảo an toàn hàng không với hoạt động kinh doanh

trong lĩnh vực vận tải hàng không: Vì các chức năng chính của quản lý an toàn hàng
không là: quản lý rủi ro và đảm bảo an toàn nên ICAO khuyến cáo trong chính

11


sách, chiến lược của các hãng hàng không bắt buộc phải đặt yếu tố quản lý an toàn ở
mức độ ưu tiên số một để định hướng cho việc ra quyết định quản lý, kinh doanh.
Tất cả các hành động quản lý trong lĩnh vực vận tải hàng không chỉ được đưa ra sau
khi đã xem xét kỹ lưỡng đến yếu tố an toàn, tức là trong mọi hoàn cảnh phải xem
xét để đảm bảo an toàn trước. Mọi hành vi điều hành sản xuất kinh doanh trong vận
tải hàng không đều gắn với hành vi ra quyết định liên quan đến quản lý rủi ro hay
quản lý an toàn. Qua những phân tích trên cho thấy quản lý an toàn cũng đồng nhất
với quản lý rủi ro vì quản lý an toàn sẽ giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh, doanh
nghiệp làm tốt quản lý an toàn cũng chính là đã quản trị rủi ro có hiệu quả và kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp đó sẽ tốt hơn.
1.1.3 Lĩnh vực khai thác mặt đất của hãng hàng không
Khai thác mặt đất là sản phẩm không tách rời của vận chuyển hàng không, có
vai trò rất quan trọng trong đảm bảo hiệu quả hoạt động của một hãng hàng không
và vận tải hàng không của một quốc gia, hiệu quả trong hoạt động khai thác mặt đất
được xem xét trên các mặt: Duy trì mức độ an toàn; sự hài lòng của khách hàng;
hiệu quả của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không; đảm bảo hiệu quả vốn đầu
tư của chủ sở hữu; đảm bảo cung ứng các sản phẩm dịch vụ.
Các sản phẩm trong lĩnh vực khai thác mặt đất: Là khai thác một chuyến bay
giữa hai điểm, các dịch vụ khai thác mặt đất bao gồm: (1) Dịch vụ làm thủ tục hành
khách và hành lý; (2) Dịch vụ cân bằng trọng tải và giám sát sân đỗ; (3) Dịch vụ
phục vụ máy bay tại khu vực sân đỗ.
i) Dịch vụ làm thủ tục hành khách và hành lý: Dịch vụ bao gồm nhiều công

đoạn như: Làm thủ tục cho hành khách và hành lý lên máy bay; hướng dẫn hành

khách lên máy bay đúng chuyến bay; cân và gắn thẻ hành lý đúng trọng lượng và
đúng điểm đến. Các công đoạn này bao gồm nhiều công đoạn nhỏ, nhiều thao tác
phải thực hiện bằng tay do đó có nhiều nguy cơ sai lỗi.
ii) Dịch vụ cân bằng trọng tải và giám sát sân đỗ: Dịch vụ này bao gồm các

công đoạn như: Lập kế hoạch chất xếp tải, lập bản cân bằng trọng tải và giám sát
chất xếp tải hành khách, hành lý, hàng hóa lên xuống máy bay đảm bảo an toàn cho

12


con người, trang thiết bị mặt đất và máy bay. Dịch vụ này đòi hỏi phải đảm bảo yếu
tố tận dụng tải thương mại, an toàn và đúng giờ.
iii) Dịch vụ phục vụ máy bay tại khu vực sân đỗ: Dịch vụ này bao gồm các

công đoạn như: Chất xếp hàng hóa, hành lý lên xuống máy bay, làm vệ sinh máy
bay, cung cấp báo chí, chăn, gối, nước, điện và khí cho máy bay. Dịch vụ này luôn
phải sử dụng các trang thiết bị mặt đất để tiếp cận máy bay nên có nhiều nguy cơ va
chạm trực tiếp với thân hoặc động cơ máy bay.
1.2

QUẢN LÝ AN TOÀN TRONG LĨNH VỰC KHAI THÁC MẶT ĐẤT CỦA
HÃNG HÀNG KHÔNG

1.2.1 Đặc điểm an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất.
Quá trình cung cấp các dịch vụ mặt đất diễn ra trong khoảng thời gian ngắn
từ 1 đến 2 giờ đồng hồ, tất cả các công đoạn đều phải tuân thủ các quy trình, hướng
dẫn và tiêu chuẩn khai thác đã định trước. Trong khi đó để đảm bảo yếu tố thương
mại máy bay đòi hỏi phải cất cánh đúng giờ, với tiêu chuẩn an toàn cao nhất; do đó
áp lực đối với nhân viên phục vụ và các cấp quản lý luôn ở mức cao. Khi máy bay

đã cất cánh, nếu có sai sót trước đó ở công đoạn phục vụ mặt đất thì không có bất kỳ
cơ hội nào cho bất kỳ ai có thể sửa chữa được.
Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình khai thác mặt đất bao gồm: (1) vật ngoại
lai tại sân đỗ gây hư hại đối với tàu bay trong quá trình khai thác; (2) va chạm giữa tàu
bay với trang thiết bị mặt đất; (3) va chạm giữa tàu bay với cơ sở hạ tầng sân bay,
xưởng bảo dưỡng; (4) mất an toàn do quản lý tải và chất xếp; (5) sự cố vận chuyển
hàng hoá nguy hiểm; (6) không tuân thủ quy trình đã được thiết lập tại sân đỗ tàu bay
gây nên nguy cơ mất an toàn khi trang thiết bị mặt đất va chạm với tàu bay.

Các nguy cơ xảy ra sự cố trên xẩy ra có nhiều nguyên nhân: yếu tố con
người, máy móc, tương tác con người và máy móc, qui trình không có hoặc không
hợp lý, môi trường.
1.2.2 Quản lý an toàn lĩnh vực khai thác mặt đất
1.2.2.1 Các khái niệm cơ bản về quản lý an toàn khai thác mặt đất

Khái niệm về an toàn khai thác mặt đất: An toàn trong khai thác mặt đất
không phải là không có tai nạn, sự cố, mối nguy hiểm, sai lỗi hay sự không tuân

13


theo luật lệ của quá trình diễn ra hoạt động khai thác mặt đất (KTMĐ) mà là khả
năng gây hại tới con người hoặc tài sản được giảm xuống bằng hay dưới mức độ
chấp nhận được thông qua quá trình liên tục nhận dạng các mối nguy hiểm và quản
lý rủi ro.
Khái niệm về quản lý an toàn khai thác mặt đất: Quản lý an toàn khai thác
mặt đất là tập hợp có tổ chức các quá trình và quy trình KTMĐ dựa trên sự phân bổ
có nguyên tắc các nguồn lực cho phép kiểm soát và giảm thiểu các rủi ro an toàn
trong KTMĐ tới mức độ chấp nhận được.
Quản lý an toàn khai thác mặt đất là một công cụ quản lý để quản lý an toàn

bởi một tổ chức phục vụ mặt đất (PVMĐ). Ít nhất nó sẽ nhận diện các mối nguy
hiểm và đánh giá, kiếm soát và giảm thiểu rủi ro; đảm bảo rằng các biện pháp khắc
phục cần thiết để duy trì một mức độ an toàn trong KTMĐ có thể chấp nhận được
thực hiện; theo dõi liên tục và đánh giá thường xuyên mức độ an toàn đã đạt được;
và nhằm nâng cấp liên tục đối với mức độ an toàn tổng thể trong tất cả các hoạt
động KTMĐ.
Khái niệm khác liên quan đến quản lý an toàn:
- Tai nạn: Là sự cố xảy ra khi khai thác tàu bay từ khi một người lên tàu bay

với mục đích thực hiện chuyến bay cho đến khi cá nhân này rời khỏi tàu bay trong
đó một cá nhân bị thương nghiêm trọng bởi hậu quả của việc hiện diện trong tà u
bay, hoặc tiếp xúc trực tiếp với bất kể bộ phận nào của tàu bay, gồm cả các bộ phận
đã tách rời khỏi tàu bay, hoặc trực tiếp chịu ảnh hưởng của luồng khí phản lực (cao
áp); hoặc tàu bay bị hư hại cấu trúc trong đó hư hại này ảnh hưởng trực tiếp tới độ
bền cấu trúc, tới tính năng hoặc các đặc tính bay của tàu bay, và có thể đòi hỏi phải
được sửa chữa lớn hoặc thay thế các bộ phận bị ảnh hưởng; hoặc tàu bay bị mất tích
hoặc hoàn toàn không thể tiếp cận được [3].
- Nguy hiểm: Được xác định như là một trạng thái hoặc một đối tượng với

nguy cơ gây ra thương tích đối với người , hư hại đối với trang thiết bị hoặc các cấu
trúc, sự mất mát vật chất hoặc việc giảm khả năng thực hiện một chức năng được
định trước [3].

14


- Sự cố: Là một việc xảy ra, khác với tai nạn, liên quan đến hoạt động của

máy bay mà ảnh hưởng hoặc có thể ảnh hưởng đến sự an toàn trong khai thác [3].
- Rủi ro: Là sự đánh giá, biểu thị thông qua xác suất và mức độ nghiêm trọng


được dự báo trước về (các) hậu quả của một mối nguy hiểm, như là một dẫn chiếu
tới tình huống xấu nhất có thể dự đoán trước [3].
- Sự cố nghiêm trọng: Là sự cố bao gồm các tình huống mà một tai nạn gần

đã xảy ra [3].
- Khuyến cáo an toàn: Là một yêu cầu chính thức, dựa trên sự điều tra an

toàn được làm đối với một tổ chức để giới thiệu những thay đổi về hệ thống để duy
trì hoặc cải thiện mức độ an toàn [3].
- Giữ bí mật: Là biện pháp an ninh đảm bảo cho các thông tin và kết quả

phân tích được giữ kín [3].
- Rủi ro an toàn: Rủi ro an toàn là thuật ngữ chỉ sự đánh giá khả năng xảy ra

và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của mối nguy hiểm và được dự báo sẽ ảnh
hưởng xấu đến hoạt động của hệ thống [3].
- Giảm thiểu rủi ro: Cụm từ này được sử dụng để mô tả rủi ro an toàn được

giảm tới một giá trị hợp lý và có thể chấp nhận được. Khi xác định “giá trị hợp lý có
thể chấp nhận” trong công tác quản lý rủi ro an toàn, cần xem xét cả hai yếu tố là
tính khả thi kỹ thuật, thêm việc giảm rủi ro an toàn và chi phí [3].
- Nhận diện nguy hiểm: Là chương trình nhận diện nguy hiểm và đánh giá rủi

ro được phát triển phù hợp với yêu cầu quản lý rủi ro an toàn [3].
- Cơ sở dữ liệu an toàn:: Đầu vào là các báo cáo an toàn sau quá trình phân

tích dữ liệu, đầu ra là khuyến cáo, thông báo hành động khắc phục phòng ngừa.
Khái niệm liên quan đến các chỉ số đo lường an toàn khai thác mặt đất:
- Mức độ an toàn: Là mức độ an toàn của hệ thống. Đây là đặc trưng cơ bản


của quản lý an toàn, nó biểu thị cho chất lượng của hệ thống. Mức độ an toàn được
thể hiện qua các chỉ số an toàn [3].

15


×