Tải bản đầy đủ (.docx) (105 trang)

luận văn thạc sĩ, vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở tỉnh luông nặm tha nước CHDCND lào hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.52 KB, 105 trang )

MỤC LỤC

ẬN VĂN

BCHTW Đảng

Ban Chấp hành trung ương Đảng

CHDCND Lào

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CNH,HĐH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Đảng NDCM Lào

Đảng nhân dân cách mạng Lào

CNTB

Chủ nghĩa tư bản

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

CNXH

Chủ nghĩa xã hội



HLHPN

Hội Liên hiệp phụ nữ

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

ĐQCN

Đế quốc chủ nghĩa

CNCS

Chủ nghĩa cộng sản

TLSX

Tư liệu sản xuất

TBCN

Tư bản chủ nghĩa

GCVS


Giai cấp vô sản



DANH MỤC BẢNG


4

MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Từ xưa đến nay, trong xã hội Lào, gia đình luôn gắn chặt với làng, với
nước. Dù đất nước ta trải qua bao biến thiên,gia đình vẫn là một thiết chế xã
hội vững bền. Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi thân yêu nuôi dưỡng cả
đời người, là môi trường quan trọng, giáo dục nếp sống và hình thành nhân
cách. Sức mạnh trường tồn của quốc gia dân tộc Lào phụ thuộc rất nhiều vào
sự tồn tại và phát triển của gia đình.
Đảng nhân dân cách mạng Lào luôn khẳng định: phụ nữ Lào chiếm hơn
một nửa dân số cả nước, là lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực là lực lượng đặc
biệt - tái sản xuất ra lực lượng lao động, nghĩa là phụ nữ có vai trò chủ yếu sinh
ra thế hệ mới. Đồng thời phụ nữ có vị trí quan trọng trong gia đình, đó là người
có tác động đến sự nghiệp của người chồng, người con của mình. Trong suốt
quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã kế thừa và
phát huy sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vấn đề phụ nữ.
Đảng nhân dân cách mạng Lào đã đánh giá cao vị trí, vai trò và khả năng của
phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội, đồng thời tạo mọi điều kiện để họ hoàn
thành tốt vai trò của mình.

Tiếp nối truyền thống phụ nữ Lào, phụ nữ tỉnh Luông Nặm Tha đã
vươn lên phát huy vai trò của mình qua nhiều phong trào xây dựng quê hương
đất nước, trong đó có phong trào xây dựng gia đình văn hóa, nhiều tấm gương
tiêu biểu được tôn vinh đã khích lệ chị em phát huy năng lực của mình góp
phần hoàn thành công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Luông Nặm Tha
cần tiếp tục phát huy phong trào xây dựng gia đình văn hóa, cần nâng cao hơn
vai trò, vị trí của phụ nữ Luông Nặm Tha trong gia đình và ngoài xã hội. Đó
là vấn đề mang tính lý luận và là một trong những vấn đề mà toàn Đảng, toàn


5
quân, toàn dân Luông Nặm Tha quan tâm trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được trong xây dựng gia
đình văn hóa, phụ nữ tỉnh Luông Nặm Tha chưa thể hiện tốt vai trò của mình
trong việc giáo dục, tuyên truyền các chị em thực hiện tốt các chức năng, vai
trò của phụ nữ, điều đó ảnh hưởng đến việc xây dựng gia đình văn hóa, xây
dựng đời sống kinh tế-xã hội của tỉnh. Chính vì những lý do trên, tôi chọn đề
tài: “Vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở Tỉnh Luông Nặm Tha
Nước CHDCND Lào hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp chương trình thạc sĩ.
2.

Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề phụ nữ và vai trò của phụ nữ đã từng được các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác -Lênin nghiên cứu. Ở Việt Nam Đảng Cộng sảnViệt Nam,
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
ngay từ những ngày đầu của cách mạng đã quan tâm đến vấn đề này, cọi việc
nâng cao vai trò, vị trí của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội là một nhiệm
vụ của sự nghiệp giải phóng phụ nữ. Cũng với sự hỗ trợ của các tổ chực quốc
tế và tâm huyết của các nhà khoa học, một số vấn đề lý luận và thực tiễn
nghiên cứu phụ nữ và gia đình đã được đạt ra để xem xét và có hướng giải

quyết đúng đắn. Với sự ra đời của trung tâm nghiên cứu khoa học về gia đình
và phụ nữ (1987), trực thuộc trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia,
khoa học nghiên cứu vấn đề gia đình và phụ nữ đã có bước phát triển. Việc
nghiên cứu vấn đề phụ nữ và gia đình đã được triển khai rộng rãi, nhất là từ
sau năm 1994 - năm quốc tế gia đình. Nhiều trung tâm nghiên cứu phụ nữ và
gia đình được thành lập sua đó ở các trường đại học, ở các đô thị, thành phố
lớn. Các hoạt động nghiên cứu về gia đình và phụ nữ được triển khai, các hội
thảo khoa học có giá trị về phụ nữ và gia đình liên tiếp được tổ chức, các chủ
đề nghiên cứu về phụ nữ và gia đình được công bố. Có thể khái quát kết quả
nghiên cứu khoa học có liên quan đến đề tài thành các nhóm sau đây:


6
Một là, những công trình nghiên cứu về gia đình và vai trò của phụ nữ
trong gia đình dưới góc độ kinh tế:
“Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường”(1996) của
Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Lân; “Vai trò của người phụ nữ trong sản xuất nông
nghiệp ở đồng bằng song Cửu Long” và “Phụ nữ Việt Nam trong chuyển đổi
kinh tế” (1998) của Thái Thị Ngọc Dư.
Các đề tài này đã đưa ra và luận giải nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn
quan trọng, làm sáng tỏ ở mức độ nhất định chức năng kinh tế, các hoạt động
kinh tế sản xuất, hoạt động xã hội của các thành viên trong gia đình, đặc biệt
là người phụ nữ.
Hai là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò của phụ nữ trong
gia đình dưới góc độ chính trị - xã hội:
“Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội (1995) của Trung tâm
nghiên cứu phụ nữ và gia đình”; “Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam
hiện nay, thực trạng và giải pháp” (1999), luận án tiến sĩ chuyên ngành chủ
nghĩa khoa học của Đặng Thị Linh; “Gia đình Việt Nam và vai trò của người
phụ nữ trong thời kỳ CNH,HĐH” (2002) của Đỗ Lê Bình, Lê Ngọc Văn,

Nguyễn Linh Khiếu; “Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai
đoạn hiện nay” (2003) của Dương Thị Minh.
Các đề tài nghiên cứu nói trên, ở những góc khác nhua đã đề cập đến
các đặc điểm của gia đình Lào và chỉ ra thực trạng, vai trò của phụ nữ trong
gia đình, ngoài xã hội nước ta. Đồng thời, cũng đã đưa ra phương hướng, giải
pháp thiết thực góp phần xây dựng gia đình Lào, phát huy vai trò to lớn của
phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội.
Ba là, các công trình nghiên cứu gia đình và vai trò phụ nữ trong gia
-

đình dưới góc giới:
Tài liệu tập huấn đối với toàn bộ phụ nữ của Ban tuyên huấn Trung ương
Đảng và hội liên hiệp phụ nữ Lào, Thủ đô Viêng Chăn, 2006. Tài liệu đã đề
cập đến vai trò của phụ nữ Lào, việc xóa đói giảm nghèo của phụ nữ, truyền


7
thống của phụ nữ các bộ tộc Lào, phương hướng phát triển phụ nữ đến năm
-

2010 và một số bài học trong xây dựng gia đình hạnh phúc.
“Giáo dục công dân của chương trình công dân học”, NXB Giáo dục Thủ đô
Viêng Chăn, 1997. Công trình đã bàn về quyền bình đẳng, sức khỏe sinh sản,

-

vai trò của người phụ nữ trong xã hội và trong gia đình.
“Vai trò nam - nữ trong sự phát triển”, NXB Giáo dục, Thủ đô Viêng Chăn, 2000.
Cuốn sách đã chỉ ra vai trò nam - nữ, quyền bình đẳnh giới và vai trò của người


-

phụ nữ trong sự phát triển, trong diễn đàn quốc tế và trong gia đình.
“Phụ nữ Huyện Tụm Lan Tỉnh Sa La Van trong xây dựng gia đình thời kỳ đổi

-

mới ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào” (2013) của In Pone BaLaSy.
Luận án tiến sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng của Ních khăm:” xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN ở CHDCND Lào trong thời kỳ đổi
mới”, Hà Nội, 2003. Ngoài việc khẳng định sự cần thiết phải xây dựng đội
ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN ở CHDCND Lào, luận án còn đề xuất
ra phương hướng và giải pháp cho việc xây dựng đội ngũ này, trong đó có đề
cập đến sự cần thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ Lào trong thời kỳ đổi

-

mới.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng của Lếch Sẻn Khăm Vông Sả:
“Đảng NDCM Lào lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ nữ từ năm 1986 đến
2001”, Hà Nội, 2005. Luận văn đã khẳng định sự cần thiết phải có Đảng lãnh
đạo đối với phụ nữ các bộ tộc Lào nói chung và lãnh đạo trong việc xây dựng
đội ngũ cán bộ nữ, đồng thời còn đưa ra phương hướng và giải pháp cho việc

-

xây dựng đội ngũ này.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học của sút Pạ Sợt Li Vông: “Kế thừa và
phát huy những giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Lào trong giai đoạn
hiện nay” (Qua thực tế ở tỉnh Khăm Muộn), Hà Nội, 2007. Khóa luận đã đưa

ra một cách nhìn khái quát về các giá trị đạo đức truyền thống của phụ nữ Lào
cũng như chỉ ra những yêu cầu trong việc kế thừa và phát huy các giá trị đạo
đứa truyền thống ấy trong tình hình hiện nay; đồng thời đưa ra một số giải


8
pháp cơ bản nhằm kế thừa và phát huy những giá trị đạo đứa truyền thống của
phụ nữ tỉnh Khăm Muộn trong giai đoạn hiện nay, trong đó có đề cập đến sự
-

cần thiết phải phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hóa.
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành xây dựng Đảng của Phon Xay: Xây dựng
cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN Thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn
mới”, Thủ đô Viêng Chăn, 2009. Luận văn đã phân tích, đánh giá tính hình
hoạt động xây dựng cán bộ lãnh đạo chủ chốt HLHPN Thủ đô Viêng Chăn,
nêu những mặt tích cực và tiêu cực trong việc xây dựng cán bộ này và đưa
ra phương hướng, giải pháp chủ yếu để tổ chức thực hiện xây dựng cán bộ
lãnh đạo chủ chốt HLHPN Thủ đô Viêng Chăn trong những năm tới có hiệu

-

quả hơn.
Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ CNH, HĐH đất
nước của Đỗ Thị Bình- Lê Ngọc Văn - Nguyễn Linh Khiếu, NXB khoa học
xã hội, Hà Nội, 2002. Trong Cuốn sách đã tập trung phân tích, lý giải một
số nội dung chính như: lý thuyết tìm hiểu về những đặc điểm của gia đình
trong xã hội nông nghiệp và gia đình trong xã hội công nghiệp; cơ cấu gia
đình Việt Nam thời kỳ CNH, HĐH hiện nay của đất nước; các chức năng
của gia đình; vai trò của người phụ nữ trong gia đình Việt Nam thời kỳ


-

CNH, HĐH.
Gia đình Việt Nam và vai trò phụ nữ trong gia đình hiện nay, của Dương Thị
Minh, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2004. Tác giả đã đề cập đến
những yếu tố tác động đến gia đình, đặc điểm cơ bản của gia đình và vai trò
của phụ nữ trong gia đình; đồng thời dự báo các xu hướng biến đổi của gia
đình Việ Nam hiện nay.
Các tài liệu đó đã đề cập đến vai trò người phụ nữ trong xã hội và trong
gia đình nói chung song chưa đề cập đến vai trò của người phụ nữ trong xây
dựng gia đình văn hóa ở nước ta hiện nay.
Cho đến nay ở Luông Nam Tha chưa có công trình nghiên cứu về vai
trò của người phụ nữ trong xây dựng gia đình văn hoa ở tỉnh nhà. Vì vậy, khi


9
nghiên cứu vấn đề ở khía cạnh mới này, tác giả luận văn chắc chắn cần đến
những kết quả nghiên cứu khoa học đã nêu như là những tài liệu tham khảo
3.

đáng quý để góp phần làm sáng tỏ vấn đề đạt ra ở trên.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Từ lý luận và thực tiễn về vai trò của phụ nữ trong việc xây dựng gia
đình, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để nâng cao vai trò
của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở tỉnh Luông Nặm Tha nước CHDCND
Lào trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm
vụ sau:


-

Làm rõ cơ sở lý luận về vai trò phụ nữ trong xây dựng gia đình ở nước Cộng

-

hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
Phân tích thực trạng phát huy vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở

-

tỉnh Luông Nặm Tha hiện nay.
Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu để phát huy vai trò của phụ nữ
trong xây dựng gia đình ở tỉnh Luông Nặm Tha hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của phụ nữ trong xây
dựng xã đình ở Tỉnh Luông Nặm Tha Nước CHDCND Lào hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Dưới góc độ lý luận của chủ nghĩa xã hội khoa học, luận văn tập trung
nghiên cứu làm rõ vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở tỉnh Luông
Nặm Tha trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

5.

Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Nhân Dân Cách Mạng Lào về

vai trò phụ nữ và gia đình.


10
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn thực hiện theo các phương pháp kết hợp logic- lịch sử, phân tích
6.

-tổng hợp, số liệu thực tế có liên quan, nhằm giải quyết vấn đề đạt ra.
Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn phân tích góp phần làm rõ vai trò của phụ nữ trong gia đình ở
tỉnh Luông Nặm Tha. Đề xuất làm rõ phương hướng và các giải pháp cơ bản
để phát huy hơn nữa vai trò của phụ nữ trong xây dựng gia đình ở tỉnh Luông
Nặm Tha.
Luận văn cung cấp tư liệu cho đội ngũ cán bộ đang làm công tác liên
quan đến chiến lược vì sự tiến bộ của phụ nữ tỉnh Luông Nặm Tha trong gia

7.

đoạn hiện nay.
Ý nghĩa lý luận - thực tiễn của luận văn
Với những đóng góp mới về mặt khoa học trên đây, luận văn có thể làm
tài liệu tổng kết góp phần xây dựng chủ trương, chính sách của địa phương vì
sự tiến bộ của phụ nữ, góp phần thúc đẩy phong trào xây dựng đời sống văn
hóa ở tỉnh Luông Nặm Tha hiện nay.
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy
những vấn đề liên quan đến phụ nữ và gia đình ở các trường trong tỉnh và tài
liệu tham khảo trong chỉ đạo phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở tỉnh

8.


Luông Năm Tha.
Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham thảo, phụ lục và
một số công trình nghiên cứu các tác giả có liên quan đến tài đề, luận văn
được kết cấu thành 3 chương, 7 tiết.


11
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHỤ NỮ TRONG XÂY DỰNG GIA ĐÌNH
1.1. Một số quan điểm
1.1.1.Ở phương Đông.

trước Mác về phụ nữ.

Học thuyết tiêu biểu nhất là Nho giáo do Khổng Tử sáng lập. Đây là hệ
tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến thống trị. Nho giáo có những ưu
điểm nhất định, góp phần rất quan trọng vào tổ chức đời sống xã hội có nề
nếp, kỉ cương; đặc biệt trong giáo dục con người có tình thương yêu đồng
loại, có tinh thần tích cực đi vào cuộc sống xã hội…
Bên cạnh mặt tích cực trên, Nho giáo cũng bộc lộ những mặt hạn chế,
tiêu cực, ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội và tinh thần của nhiều dân tộc
phương Đông. Một trong những hạn chế cơ bản cảu Nho giáo là tư tưởng
trọng nam, khinh nữ; đề cao phụ quyền, nam quyền, chủ trương “tam tòng”,
“tứ đức”. m\Mặc dù những chủ trương này có tính tích cực nhất định, song
tiêu cực là chủ yếu, bởi nó đã trói buộc người phụ nữ một cách nghiệt ngã
theo lễ giáo phong kiến.
Khổng Tử đã từng nói: “Phụ nhân nan hóa” (đàn bà là giống khó dạy),
ông còn xếp phụ nữ ngang hàng với trẻ con: “Hèn như đàn bà và con trẻ”,

thậm chí còn phỉ báng phụ nữ: “Đàn bà gần chúng thì chúng hờn, xa chúng thì
chúng oán”.
Du nhập vào Việt Nam, Nho giáo được giai cấp phong kiến tiếp thu và
sử dụng nó như một vũ khí lợi hại để củng cố địa vị thống trị và nô dịch nhân
dân, đè nén, áp bức phụ nữ.
Người phụ nữ dưới chế độ phong kiến được coi là tài sản của chồng.
Luật nhà Trần cho phép: đàn ông nếu có vợ ngoại tình được coi vợ như nô tì
và được phép cầm bán. Nhà Hồ quy định, nếu binh sĩ ra trận mà nhút nhát thì
vợ, con, điền sản bị xung công.


12
Hôn nhân dưới chế độ phong kiến không dựa trên tình yêu mà dựa trên
quyền lợi của dòng họ, của gia trưởng và cũng vì mục đích chính trị. Người
phụ nữ trở thành vật để giai cấp phong kiến đánh đổi, vật mưu sinh cho những
thế lực của chế độ cầm quyền.
Gia đình phong kiến duy trì đạo “tam tòng” mà cơ sở kinh tế của nó là
quyền thừa kế tài sản để tăng cường giám sát phụ nữ trong gia đình. Cùng với
đạo “tam tòng”, người phụ nữ còn bị trói buộc bởi “tứ đức” - công - dung ngôn - hạnh. Dưới chế độ phong kiến “tam tòng, tứ đức” thực sự là công cụ
của giai cấp thống trị, của người đàn ông để áp bức về tinh thần đối với phụ
nữ theo chuẩn mực “phu xướng, phụ tùy”.
Tồn tại hơn hai nghìn năm, Nho giáo đã có nhiều tác động tiêu cực gây
hậu quả xấu, nghiêm trọng đến đời sống tinh thần của nhân dân, đặc biệt là hạ
thấp vai trò của người phụ nữ. Quan niệm Nho giáo đã ăn sâu vào đời sống
tinh thần của nhân dân và được truyền từ đời này sang đời khác gây nên thói
quen coi thường phụ nữ trong nhân dân và tâm lí tự ti ở phụ nữ.
1.1.2.Ở

phương Tây
Ở phương Tây vào thế kỉ thứ IV - III TCN Arít - xtốt - nhà triết học cổ


Hy Lạp, nhà tư tưởng của giai cấp chủ nô cho rằng: về bản chất thì đàn ông ở
cấp cao hơn, họ là người thống trị, còn phụ nữ ở vị trí thấp hơn, ở địa vị của
kẻ bị trị, đó là lẽ tự nhiên.
Trong suốt thời kì phong kiến ở phương Tây, từ thế kỉ thứ V - XV, phụ
nữ bị trói buộc trong gia đình, bị áp bức ngoài xã hội, họ không được đi học.
Tất cả những phụ nữ có học vấn, tài năng đều bị coi là phù thủy, bị đàn áp
khốc liệt và nhiều người đã bị lên giàn hỏa thiêu.
Các nhà xã hội không tưởng ở phương Tây có cái nhìn nhân đạo và sự
cảm thông sâu sắc với phụ nữ. Đầu thế kỉ XVI, Tômát Morơ - nhà xã hội chủ
nghĩa không tưởng nổi tiếng ở Anh đã đặt vấn đề nam nữ được tự do, bình


13
đẳng trong yêu đương được tự do kết hôn và ly hôn. Mọi trẻ em trai và gái
đều được đi học, được hưởng một nền giáo dục chung.
Cam - pa - nen - la, nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng ở Ý thế kỉ XVII
đã chủ trương xây dựng một xã hội bình đẳng “không ai là nô lệ của ai”.
Trong xã hội, cả nam và nữ đều phải làm việc, đàn ông làm những công việc
nặng nhọc còn những công việc mang tính chất khéo léo do phụ nữ đảm nhận.
Phu - ri - ê, đại biểu xuất sắc nhất của xã hội chủ nghĩa không tưởng ở
Pháp đầu thế kỉ XIX đã phê phán sự bất bình đẳng trong quan hệ nam nữ
trong gia đình và ngoài xã hội. Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, người phụ nữ
luôn chịu thiệt thòi, địa vị thấp kém. Vì thế, ông cho rằng giải phóng phụ nữ
là thước đo mức đội giải phóng xã hội.
Rô - bớt Ô oen, nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng nổi tiếng ở Anh đầu
thế kỉ XIX cũng có cái nhìn rất nhân đạo với phụ nữ. Để xây dựng xã hội tốt
đẹp, theo ông, cần phát triển giáo dục, phát triển trí tuệ, cải tạo triệt để hoàn
cảnh sống cho mọi người. Thực hiện giáo dục bình đẳng, hôn nhân tự do, phụ
nữ được làm việc phù hợp với sức khỏe, có điều kiện chăm sóc con cái.

Như vậy, các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng đều quan tâm đến phụ
nữ, có cái nhìn nhân đạo với phụ nữ, các ông đều mong muốn đem lại quyền
tự do, bình đẳng cho phụ nữ trong học tập, lao động; trong hôn nhân, gia đình;
tạo cơ hội cho phụ nữ làm tốt nhiệm vụ đối với gia đình và xã hội. Do hạn chế
về thế giới quan và hoàn cảnh lịch sử, các nhà tư tưởng tiến bộ đương thời dù
có nỗ lực vượt bậc cũng không vượt qua được những hạn chế mà chính thời
đại họ chưa cho phép. Vì vậy, các ông chưa tìm ra con đường để giải phóng
1.2.

phụ nữ, thực hiện bình đẳng nam nữ.
Những quan điểm ngoài chủ nghĩa Mác về phụ nữ.
Thuyết nữ quyền phương Tây ra đời vào giữa thế kỉ XIX. Điều đặc biệ
là hầu hết các nhà nữ quyền đầu tiên đều là phụ nữ, trong khi đại biểu của các
học thuyết, triết học, xã hội học khác là nam giới.
Sự ra đời muộn màng của thuyết nữ quyền phản ánh hiện thực về sự
thống trị toàn diện của nam giới trong các nhà khoa học từ hàng nghìn năm.


14
Phụ nữ chỉ xuất hiện ở lĩnh vực này khi họ được tuyển vào các xí nghiệp lao
động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Từ đây phụ nữ bắt đầu tham gia lao
động xã hội.
Cách mạng Pháp năm 1789 với khẩu hiệu: “tự do, bình đẳng, bác ái” đã
tạo cho những nhà nữ quyền đầu tiên của Pháp niềm tin rằng xã hội mới sẽ
mang lại cho phụ nữ quyền con người và sự bình đẳng với nam giới.
Nhưng phụ nữ nhận ra rằng họ đã nhầm. Năm 1793, chỉ 4 năm sau cách
mạng, chính quyền mới đã thẳng tay đàn áp phong trào phụ nữ, giải tán các âu
lạc bộ của họ và xử tử hình thủ lĩnh của phong trào. Việc làm này của chính
quyền của giai cấp tư sản đã làm cho phụ nữ hiểu rằng “tự do, bình đẳng, bác
ái ” chỉ dành cho nam giới, cho giai cấp thống trị mà không dành cho phụ nữ

và nhân dân lao động. Con đường dẫn tới cho phụ nữ còn đầy khó khăn trên
tất cả các lĩnh vực từ tư tưởng đến luật pháp và trong thực tế.
Thuyết nữ quyền bao gồm các lĩ thuyết xã hội khác nhau, giải thích
nguyên nhân ủa việc phụ nữ bị áp bức trong xã hội; tìm ra các biện pháp để
thay đổi quan hệ giới, tiến tới bình đẳng công bằng trong gia đình và xã hội.
Dù ra đời muộn nhưng sự xuất hiệncuar Thuyết nữ quyền đã làm đảo
lộn nhiều quan điểm mang tính truyền thống của triết học và xã hội học. Vì
vậy, nhiều nhà khoa học đã chia xã hội làm hai giai đoạn: giai đoạn trước nữ
quyền và sau nữ quyền. Cùng với C.Mác, Ph.Ăngghen, V.Lê nin, các nhà nữ
quyền đã đưa ra một cách tiếp cận mới trong khoa học xã hội: coi phụ nữ là
1.3.

nửa nhân loại, có quyền bình đẳng với nam giới trên mọi lĩnh vực.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về phụ nữ và vai trò của phụ nữ

trong xây dựng gia đình
1.3.1.Quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen
Chỉ đến thời đại C.Mác và Ph. Ănghen, do kết quả của sự phát triển lực
lượng sản xuất, với thiên tài trí tuệ của mình, Mác-Ănghen đã thực hiện được
một cuộc cách mạng trong địa hạt lý luận về vấn đề này. Các ông đã gắn vấn


15
đề giải phóng phụ nữ với sự nghiệp giải phóng người lao động nói chung, gắn
sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc đấu tranh cách mạng của GCVS chống
lại ách nô dịch của CNTB và các thế lực phản động.
Nghiên cứu lịch sử xã hội loài người, Mác-Ănghen đã chỉ ra rằng:
Trong xã hội có giai cấp đối kháng, phụ nữ là nạn nhân trực tiếp của sự áp
bức giai cấp và của sự bất bình đẳng trong gia đình và trong xã hội.
Ở thời tiền sử, do trình độ lực lượng sản xuất còn thấp kếm, cuộc sống

cộng đồng nguyên thủy đã tạo nên một hình thức gia đình theo chế độ quần
hôn. Trong kiểu gia đình này, vì quần hôn, nên dòng dõi chỉ được xác định
theo mẹ, mọi thành viên trong gia đình đều bình đẳng. Song, do phụ nữ nắm
quyền quản lý kinh tế trong gia đình nên hộ được tôn vinh và chế độ mẫu
quyền đã tồn tại trong một thời gian dài.
Sản xuất ngày càng phát triển, của cải ngày một dồi dào, chế độ tư hữu
ra đời, đó là “thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên
thủy và tự phát ”. sự thắng lợi của chế độ tư hữu cũng chình là sự thất bại của
chế độ mẫu quyền. Ănghen cho rằng: đây “là sự thất bại lịch sử có tính chất
toàn thế giới của phụ nữ”. Bởi thế, trong nhà, quyền cai quản đã thuộc về đàn
ông, người đàn bà bị biến thành nô lệ, thành công cụ sinh để đơn thuần. Cũng
từ thất bại lịch sử này, gia đình trở thành đơn vị kinh tế riêng lẻ, kết cấu, quy
mô thu hẹp hơn.
Sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến tình trạng áp bức, nô dịch của giai
cấp có của đối với giai cấp không có của. Sự nô dịch ấy trùng với sự nô dịch
của đàn ông đối với đàn bà. Ănghen đã chỉ rõ “sự áp bức giai cấp đầu tiên
trung hợp với sự nô dịch của đàn ông với đàn bà”. Từ đây trong gia đình,
người phụ nữ trở nên phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế về người chồng, người
cha, phải phục trùng tuyệt đối quyền lực của người chồng “thậm chí người
chồng có giết vợ cũng chỉ là để thực hiện quyền lực của mình mà thôi”. Họ


16
trở thành đầy tớ chính trong gia đình, không được tham gia vào sản xuất xã
hội. Như vậy, người phụ nữ bị tha hóa cả trong gia đình và ngoài xã hội.
Tất nhiên, theo sự phát triển của lịch sử xã hội, trong các xã hội dựa
trên chế độ tư hữu, với sự biến đổi của hình thức hôn nhân, hình thức phụ
thuộc của người phụ nữ vào chồng có thay đổi, nhưng bản chất thì không có
gì đổi thay. Ở thời đại mông muội có chế độ quần hôn, thời đại dã man có
hôn nhân cặp đội, ở thời đại văn minh có chế độ hôn nhân một vợ một chồng

được bổ sung bằng tệ ngoài tình và mại dâm. Từ chế độ quần hôn chuyên
sang hôn nhân cặp đôi thực hiện được chủ yếu là nhờ phụ nữ. Chế độ CSNT
tan rã, dân số tăng nhanh, những quan hệ tinh giao lúc này đã mất hết tinh
ngây thơ nguyên thủy. Vì vậy, phụ nữ thiết tha mông muốn “Được giữ trinh
tiết để kết hôn nhất thời hay lâu dài với một ngượi đàn ông, coi đây là được
giải phóng”. Còn từ hôn nhân cặp đôi sang hôn nhân một vợ một chồng là
công lao chủ yếu thuộc về người đàn ông, bởi hình thức hôn nhân này do tài
sản chi phối.
Sự thay đổi các hình thức hôn nhân trong xã hội thể hiện sự tiến bộ của
nhân loại, nhưng đồng thời cũng nói lên một thực tế là đàn bà ngàng càng mất
đi quyền tự do tính giao kiểu chế độ quần hôn, trái lại, đối với đàn ông quyền
này vẫn dược đảm bảo và tăng cường. Trong chế độ gia trưởng và chế độ
TBCN, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ, có quyền ly dị vợ và có quyền
ngoài tình. Luật pháp đã tạo mọi điều kiện cho đàn ông thả sức sử dụng
“những xa xỉ phẩm của lịch sử”, miễn là người đó không dắt tình nhân về nhà
mình. Trong xã hội TBCN thì quyền này của đàn ông được sử dụng dưới
nhiều hình thức. Với quan niệm coi vợ “chẳng qua chỉ là một công cụ sản
xuất đơn thuần” nên nếu phụ nữ mắc tội danh này họ sẽ bị trừng phạt nghiêm
khắc hơn bất cứ thời đại nào trước kia”, còn các ông chủ tư bản thỏa sức dâm
đãng với vợ và con giá GCVS và lấy việc cắm sừng lẫn nhau làm thù vui,
“Cái ngài tư bản chưa thỏa mãn là sẵn có vợ, con của giai cấp vô sản để dùng,


17
đó là chưa kể chế độ mại dâm công khai”, các ngài còn lấy việc “cắm sừng
lẫn nhau làm thù vui đặc biệt”. Tình trạng này đã làm bại hoại đạo đức xã
hội”, làm trụy lạc những người phụ nữ nào không may rơi vào đó” và “làm
bại hoại nhân cách toàn thế giới đàn ông”.
Như vậy, sự ra đời của chế độ tư hữu dẫn đến sự thống trị của đàn ông
trong gia đình. Trên cơ sở sự thống trị của người đàn ông về kinh tế, tất cả

mọi dua đớn, nhục nhã bát bình đẳng trong gia đình đều trút lên đầu người
phụ nữ.
Nếu như trong gia đình gia trưởng, hoạt động của người phụ nữ chỉ bó
hẹp trong gia đình, lao động của họ không mang tính chất xã hội, thì dưới
CNTB do yêu cầu phát triển của sản xuất, với sự phát triển của đại công
nghiệp đã “giật đàn bà ra khỏi nhà”, đem họ ra thị trường lao động và xô đẩy
họ vào công xưởng. Trong công xưởng TBCN, người phụ nữ phải chịu bao
nỗi nhục nhã, đắng cay, phải lao động cực nhọc từ 12 đến 16 giờ trong một
ngày. Từ lúc mang thai cho đến khi sinh nở, họ phải cật lực làm việc, thâm
chí không được nghỉ cho con bú và khi con ốm. Với đồng lương ít ỏi không
đủ nuôi sống gia đình, việc làm lại bấp bênh, nên nhiều phụ nữ khi sinh con
vài ba ngày đã phải đến phân xưởng để làm việc trong điều kiện hết sức tồi tệ.
Do lao động quá lâu trong một tư thế nên thân hình người phụ nữ công nhân
trở nên dị dạng: xương sống vẹo đi, xương vai trồi lên, người gầy đi, mắt
sưng lên... Tất cả điều đó làm cho cái chết luôn rình rập họ.
Trong tác phẩm “Tình cảnh giai cấp công nhân Anh” Ph.Ănghen đã chỉ
ra rằng: lao động của phụ nữ và trẻ em đưới CNTB là thứ lao động rẻ mạt. Sử
dụng nguồn lao động này nhà tư bản luôn thu được món kếch xù. Vì vậy các
ông chủ tư bản tìm mọi biện pháp để thải hồi nam công nhân và thu hút lao
động của phụ nữ và trẻ em thế chân họ. Trong các công xưởng tư bản “trong
gia đình người vô sản, người vợ kiếm tiền nuôi sống cả nhà, người chồng thì
trông con, quét dọn nấu nướng.


18
Như vậy, dưới chế độ TBCN phụ nữ luôn ở trong tình trạng mâu thuẫn
không lấy thoát “Nếu làm tròn bổn phận phục vụ riêng cho gia đình thì phải
đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không có một thu nhập nào cả, ngược lại,
nếu muốn tham gia công việc xã hội kiếm sống một cách độc lập thì họ lại
không có điều kiện làm chòn niệm vụ gia đình”.

Mặt khác, do môi trường lao động hỗn tạp, trình độ trí dục và đức dục
thấp, nên hành vi thiếu văn hóa trong nhà máy của nữ công nhân là phổ biến
và sự tha hóa nhân cách là không tránh khỏi. Sự tha hóa nhân cách của người
mẹ đã ảnh hưởng xấu đến thiên thức làm mẹ, làm vợ trong gia đình. Vấn đề
đặt ra là: làm thế nào để giải phóng và phát huy vai trò của phụ nữ trong gia
đình và ngoài xã hội.
Chính Mác và Ănghen đã xem vấn đề giải phóng phụ nữ là nhiệm vụ,
nội dung của cách mạng XHCN. Theo Mác và Ănghen, mọi sự bất bình
đẳng, áp bức đối với phụ nữ suy đến cùng là do chế độ tư hữu. Để giải phóng
phụ nữ vấn đề cơ bản là phải xóa bỏ cơ sở kinh tế của sự áp bức, đó là chế độ
tư hữu về tư liệu sản xuất. Đồng thời, phải xóa bỏ cơ sở xã hội của sự áp bức,
đó là xóa bỏ sự đối kháng về giai cấp và sự phân chia xã hội thành giai cấp,
từ đó, trình trạng “vợ phụ thuộc chồng, con phụ thuộc vào cha mẹ” (31/462),
tệ mại dâm, cộng thêm những tệ nạn làm nhục mạ phẩm hạnh người phụ nữ
cũng bị thủ tiêu.
Trong tác phẩm “Những nguyên lý của CNCS” Ănghen đã chỉ ra rằng:
“việc thủ tiêu chế độ tư hữu diễn ra một cách đúng đắn và chỉ khi nào tạo một
khối lượng TLSX cần thiết cho việc cải tạo đó (cải tạo xã hội tư bản chủ
nghĩa) thì khi ấy mới thủ tiêu được chế độ tư hữu. Đó là quá trình cách mạng
XHCN nhằm xây dựng nền kinh tế trên cơ sở công hữu về TLSX, với nền sản
xuất hiện đại, nền công nghiệp lớn.
Khi tư liệu sản xuất đã trỏ thành của chung thì “sự thống trị của người
đàn ông trong gia đình và tính ràng buộc vĩnh viễn của hôn nhân không còn


19
nữa, điều này sẽ tạo nên cơ sở đề xây dựng một kiểu gia đình mới: gia đình
bình đẳng giữa vợ và chồng, là gia đình mà hôn nhân dựa trên tình yêu chân
chình, không bị lợi ích kinh tế của dòng họ chi phối”. Khi đó, đúng như
Ănghen dự đoán “Một thế hệ đàn ông không bao giờ phải dùng tiền hoặc

dùng những phương tiện quyền lực xã hội khác để mua sự hiến thân của
người đàn bà một thế hệ đàn bà không bao giờ phải hiến thân cho đàn ông vì
một lý do nào khác ngoài tình yêu chân chình, hoặc phải từ chối không dám
hiến mình cho người mình yêu vì sợ những hậu quả kinh tế của sự hiến thân
đó”. Đó là gia đình mà hạnh phúc cá nhân gắn chặt với hạnh phúc gia đình và
“khi hôn nhân đã chết” sự “tồn tại của nó chỉ là bề ngoài giả dối” thì ly hôn là
điều tốt cho cả đôi bên và cho xã hội”. Đó là gia đình hiểu theo nguyên nghĩa
chứ không phải ý nghĩa lịch sử của danh từ đó.
Chính cuộc cách mạng XHCN mới tạo ra điều kiện và đặt ra yêu cầu
giải phóng phụ nữ và lôi cuốn toàn bộ phụ nữ tham gia vào nền sản xuất xã
hội”, “chỉ có thể giải phóng phụ nữ khi người phụ nữ có thể tham gia sản xuất
trên một quy mô xã hội rộng lớn và chỉ làm việc nhà rất ít”, khi tư liệu sản
xuất đã trỏ thành của chung thì gia đình không còn là đơn vị kinh tế riêng lẻ
nữa. Vì vậy, công việc nuôi dạy con cái là công việc của xã hội, công việc nội
trợ gia đình trở thành nền công nghiệp xã hội, do vậy, người phụ nữ được giải
phóng. Đương nhiên,vai trò phụ nữ trong gia đình không hề giảm đi, trái lại,
với vai trò ấy được nhân lên cùng với việc hoàn thành chức năng công dân
của người phụ nữ.
1.3.2.Quan điểm của V.I.Lênin
Là học xuất sắc của Mác và Ănghen, Lênin đã phát triển học thuyết của
Mác và Ănghen trong giai đoạn lịch sử mới: giai đoạn CNTB chuyển từ tự do
cạnh tranh sang giai đoạn CNĐQ và giai đoàn XHCN từ lý luận trở thành
hiện thực.


20
Cũng như trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, ở giai đoạn ĐQCN,
địc vị của người phụ nữ cũng không có gì thay đổi, thậm chí còn tồi tệ hơn.
Đối lập với cực bên kia là một ít gia đình tư sản giàu có, lấy việc tăng lên của
lợi nhuận làm mục tiệu là sự nghèo khổ bao trùm lên mọi tầng lớp trong xã

hội. Trong những gia đình khốn khó này, phụ nữ đã sống đau khổ nhất. Vì
muón cả nhà được ăn no, mặc ấm, bằng một số tiền hết sức ít ỏi, nên chị em
hàng ngày phải tính toán chi ly, phải đầu tắt mặt tối với công việc “chỉ có sức
lao động của mình là không hề tiếc”. Họ sẵn sáng nhận số tiền công hết sức
rẻ mạt, để kiếm thêm cho bản thân hoặc gia đình một mẩu bánh mì”. Cùng
quẫn, nhiều chị em rơi vào con đường cùng, nhục nhã, họ phải bán thân nuôi
miệng. Trước cảnh cùng quẫn đó, theo Lênin, phụ nữ vô sản không thể thụ
động ngồi nhìn giai cấp tư sản có vũ trang đầy đủ bắn giết công nhân kém vũ
trang, cũng như năm 1871 phụ nữ Pais đã chiến đấu vô cùng anh dũng ben
cạnh đàn ông. Ngày nay, để tự giai phóng mình, chỉ có một con đường duy
nhất phụ nữ đứng lên cầm vũ khí, thủ tiêu sự ap bức nô dịch của CNTB, để
tiến hành công cuộc xây dựng CNXH. Với sự tham gia nhiêt tình của quần
chúng lao động, trong đó phụ nữ đóng vai trò không nhỏ, cách mạng tháng
Mười Nga đã thành công, nền chuyên chính công nông được xác lập. Điều
kiện chính trị để giải phóng người lao động, giải phóng phụ nữ đã xuất hiện.
Trong điều kiện lịch sử mới, Đảng Bôn Sê Vích và chính quyền Xô viết mà
đứng đầu là Lênin đã thực hiện từng bước sự ngiệp giải phóng phụ nữ với
những nội dung sau:
Một là, thực hiện quyền bình đẳng cho phụ nữ, Đảng Bôn sê vích và
chính quyền Xô viết chủ trương “phụ nữ được bình đẳng với nam giới về mọi
mặt”. Để thực hiện sự bình đẳng của phụ nữ trong mọi lĩnh vực đời sống xã
hội, đòi hỏi nhà nước phải thủ tiêu chế độ đẳng cấp, thực hiện quyền bình
đẳng cho mọi công dân, không phân biệt trai gái trên mọi lĩnh vực đời sống xã


21
hội. Lênin cho rằng “trong các đạo luật của chính quyền Xô viết, người ta
không thấy có chút dấu vết về việc phụ nữ bị đối đãi bình đẳng”. Hoạt động
của người phụ nữ dưới chế độ cũ chỉ bó hẹp trong gia đình. Vì vậy, phải làm
cho phụ nữ nhận thức được quyền lợi của mình, quyền bình đẳng của mình so

với nam giới và phải đặc biệt là phải làm cho phụ nữ quan tâm đến công việc
chung, quan tâm đến chính trị. Sự quan tâm đến chính trị của người phụ nữ
trước hết, phải thể hiện sự quan đến quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan
nhà nước. Giai cấp công nhân phải coi quyền bầu cử của phụ nữ là một bộ
phận hữu cơ của quyền lợi giai cấp và sự nghiệp giai cấp của giai cấp vô sản.
Phấn đấu giành quyền bầu cử cho phụ nữ là một bước quan trọng trong sự
nghiệp giải phóng phụ nữ. Đây là biện pháp tích cực để đưa phụ nữ vào hoạt
động chính trị, xã hội và quan tâm đến tình hình đất nước. Cùng với việc thực
hiện quyền bầu cử, giai cấp công nhân phải đưa phụ nữ tham gia công việc
quản lý đất nước. Bầu phụ nữ vào các Xô viết, bổ nhiệm phụ nữ vào các ban
thanh tra, các thẩm phán... Đó là những việc làm có ý nghĩa sâu sắc, làm thay
đổi địa vị người phụ nữ trong xã hội, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia quản
lý đất nước. Song, bình đẳng trước pháp luật chưa phải là sự bình đẳng trong
đời sống thực tế. Muốn có bình đẳng trên thực tế phụ nữ phải cùng với giai
cấp công nhân tích cực xây dựng và củng cố chính quyền Xô viết, để chính
quyền phát huy được sức mạnh trong sự nghiệp xây dựng cuộc sống mới, đảm
bảo bình đẳng thực sự cho phụ nữ. Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng: Nơi
nào chính quyền Công-nông vững mạnh thì quyền bình đẳng của phụ nữ mới
được thực hiện đầy đủ.
Chính quyền Xô viết không những thực hiện quyền bình đẳng của
người phụ nữ ở ngoài xã hội mà ngay ở trong gia đình, đồng thời, với việc
hủy bỏ đặc quyền, sự nô dịch của đàn ông đối với vợ và con gái, tất cả những
pháp luật cũ kỹ của giai cấp tư sản đặt phụ nữ ở địa vị bất bình đẳng với nam


22
giới đều bị chính quyền Xô viết thủ tiêu. Những đạo luật về quyền tự do kết
hôn, tự do lý hôn, về quyền lợi con ngoái giá thú và quyền đòi người cha phải
chịu tiền nuôi nấng đưa con, đã từng bước được thực hiện.
Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử, địa vị, vai trò của người phụ nữ

trong gia đình và ngoài xã hội đã được nhà nước ghị nhận bằng pháp luật và
được thực hiện trên thực tế. Bình đẳng về chính trị là điều kiện tiên quyết,
song suy đến cùng bình đẳng về kinh tế là quan trọng nhất. Muốn có bình
đẳng về kinh tế theo lênin “phải thủ tiêu chế độ tư hữu về ruộng đất, công
xưởng, nhà máy, chỉ có như vậy mới có thể chuyển từ lối làm ăn riêng lẻ sang
lối làm ăn chung”chuyển nền kinh tế nhỏ thành nền kinh tế XHCN trên quy
mô rộng lớn. Có như vậy trình độ năng lực và sự giác ngộ của phụ nữ mới
được nâng lên, địa vị của người phụ nữ ngoài xã hội được củng cố, vai trò của
họ trong gia đình được phát huy.
Hai là, tạo điền kiện để phụ nữ được giải phóng, lênin cho rằng: “ngay
trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, phụ nữ vẫn bị trói buộc vì toàn bộ công
việc gia đình đều trút lên vai họ. Trong phần lớn trường hợp lao động gia
đình do phụ nữ gánh vác, là loài lao động hết sức vụn vặt, nặng nhọc, không
giúp ích chút nào cho sự tiến bộ của phụ nữ cả”.
Sau cách mạng tháng Mưới, mặc dù phải đương đầu với thù trong, giặc
ngoài và bề bộn công việc để bảo vệ chính quyền Xô viết non trẻ, nhà nước
Xô viết dưới sự lãnh đạo của Lênin đã quan tâm đến vấn đề giải phóng phụ
nữ, Lênin yêu cầu các cơ quan, các cơ sơ sản xuất” phải lập ra một số cơ quan
kiểu mẫu như: nhà ăn, nhà trẻ để phụ nữ thoát khỏi công việc gia đình. Việc
lập ra các cơ quan đó, trước hết phải do chính phụ nữ đảm nhận. Nhà nước
Xô viết còn đưa ra chính sách: tất cả phụ nữ lao động có con nhỏ đều được
dành thời gian cho con bú vào các khoảng cách nhau không quá 3 giờ, được
nhận một số tiền phụ cấp và chỉ làm việc 6 giờ mỗi ngày, cấm dùng phụ nữ
lao động ban đêm, phụ nữ được nghỉ lao động 8 tuần trước khi sinh và 8 tuần


23
sua khi sinh mà vẫn được hưởng lương như thường lệ, không phải trẻ tiền
chữa bệnh và tiền thuốc.
Lênin đánh giá rất cao vai trò của phụ nữ trong sự nghiệp cách mạng

XHCN. Người viết “kinh nghiệm của tất cả các phong trào giải phóng chứng
tỏ rằng, thắng lợi của cách mạng là tùy thuộc vào mức độ tham gia của phụ
nữ” bởi vậy, không chỉ chủ trương trong cương lĩnh mà trên thực tế lênin và
chính quyền Xô viết đã làm hết sức mình để lôi cuốn phụ nữ tham gia vào
công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội nhằm từng bước giải phóng, được
phát triển khi họ tự nhận thực được vị trí, vai trò của mình và có quyết tâm
đấu tranh vì sự nghiệp cao cả ấy “Việc giải phóng lao động nữ phải là việc
của bản thân phụ nữ”. Để thực hiện sự giải phóng, phụ nữ phải học tập nâng
cao trình độ về mọi mặt để nhanh chóng đuổi kịp nam giới. Học, học nữa,
học mãi, lời căn dặn của Lênin không chỉ là với thanh niên nói chung, mà đó
cũng là lời khuyên đối với phụ nữ, chỉ có học tập với gia đình và xã hội, mới
được giải phóng.
Do giải quyết tốt vấn đề phụ nữ mà Đảng Bôn sê vích và chính quyền
Xô viết đã động viên được đông đảo phụ nữ tham gia sự nghiệp xây dựng
CNXH, bảo vệ tổ quốc XHCN. Những quan điểm tiến bộ của Lênin, Đảng
Bôn sê vích và chính quyền Xô viết về vấn đề phụ nữ và những thực tiễn sinh
động của Liên Xô trước đây đã mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp giải
1.4.

phóng phụ nữ.
Quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về vai trò của phụ nữ

trong xây dựng gia đình và sự phát triển của cá nhân.
1.4.1.Quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về vai trò của phụ nữ trong
xây dựng gia đình.
Đảng NDCM Lào luôn luôn khẳng định: phụ nữ Lào chiếm hơn một
nửa dân số trong cả nước, là lực lượng to lớn trong mọi lĩnh vực, nhưng là lực
lượng đặc biệt - sản xuất ra lực lượng lao động, nghĩa là phụ nữ cố vai trò



24
sinh ra thế hệ mới. Đồng thời phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình, góp
phần to lớn vào phát triển sự nghiệp của người chồng, người con của mình.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng NDCM Lào đã kế thừa
và phát huy sáng tạo quan điểm Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn
đề phụ nữ nói chung và vai trò của phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội nói
riêng. Đảng đã đánh giá đúng vai trò và khả năng của phụ nữ trong gia đình
và ngoài xã hội. Phụ nữ là những người vợ, người mẹ, người thầy đầu tiên
trong gia đình; trong hoạt động xã hội và trong sản xuất kinh tế, phụ nữ còn
có khả năng trực tiếp đóng góp nhiều công sức xây dựng, phát triển và bảo vệ
đất nước. Trong bài phát biểu của ông Sing-thong Tham-ma-vông, thường
trực Bộ Chính trị Trung ương Đảng, tại Đại hội lẩn thứ IV (2001) của
HLHPN Lào: “Phụ nữ là một lực lượng chủ yếu của đất nước, chiếm một nửa
dân số, công việc lớn và quan trọng của đất nước sẽ không thể thực hiện
được, nếu không có sự tham gia cũa phụ nữ. Và hơn nữa có nhiều lĩnh vực
công việc mà nam giới không thể làm được và làm tốt như các chị em phụ nữ
mình” [22, tr.52].
Từ bao đời nay, phụ nữ Lào có vai trò thiêng liêng không thể thiếu
được trong xây dựng gia đình. Mặc dù lịch sử đã trải qua nhiều giai đoạn
nhưng vai trò quan trọng của phụ nữ trong gia đình không bao giờ thay đổi do
xã hội có nhận thức được hay không, phụ nữ vẫn mãi mãi có vai trò ấy. Phụ
nữ có chức năng tái sản xuất ra con người, nuôi dưỡng con bằng sữa của
mình, bảo tồn nòi giống, đảm bảo cho xã hội tồn tại và phát triển. Phụ nữ là
ngườỉ thầy đầu tiên dạy con làm người, trực tiếp trao truyền văn hóa cho con,
nâng giấc chăm bẵm cho con khôn lớn. Cố Tổng Bí thư Cay-xỏn Phôm-vi-hản
đã khẳng đinh: “Phụ nữ Lào có vaì trò đặc biệt trong xây dựng gia đình, nuôi
dưỡng con cái trở thành con người mới XHCN” [22, tr.36].
Theo đường lối của Đảng NDCM Lào, việc xây dựng gia đình kiểu mới



25
có ý nghĩa rất to lớn đối với cuộc cách mạng và trong đó phải xây dựng con
người mới-và vãn hóa mới XHCN. Bài phát biểu của cố Tổng Bí thư Cay-xỏn
Phôm-vi-hản tại Đại hội lân thứ I (1984) của HLHPN Lào nêu rõ:
Trong bước ngoặt từ đầu cùa thời kỳ quá độ lên CNXH, trong điều kiện
hệ thống giáo dục và việc tổ chức đời sông xã hội còn hạn chế về nhiều mặt,
việc xây dựng gia đình thành gia đình kiểu mới càng quan trọng hơn để nhằm
phát huy chức năng của gia đình trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục và tổ chức
đời sống cho phù hợp với xã hội mới. Việc xây dựng gia đình kiểu mới là
trách nhiệm của toàn xã hội, nhưng nói đến gia đình trước hết phải nói đến
phụ nữ, phụ nữ có khả năng và vai trò rất to lớn trong việc xây dựng gia đình
và trong việc thực hiện chức năng của gia đình [1, tr.13].
Ở bất kỳ giài đoạn nào, phụ nữ Lào đều có vai trò và ảnh hưởng rất lớn
tới sự nghiệp của người chồng, người con, Chủ tịch BCHTW Đảng NDCM
Lào, ổng Kham-tay Sỉ-phăn-đon, tại Đại hội lần thứ III (1993) của HLHPN
Lào khẳng định: “... Phụ nữ các bộ tộc Lào không chỉ là người giữ gìn truyền
thống người vợ, người mẹ tốt, hơn nữa họ còn phát huy được vai trò quan
trọng trong gía đình bằng cách cống hiến thể lực, tâm sức trong việc nuôi
dưỡng, giáo dục con cái, làm việc nội trợ tạo điều kiện thuận lợi cho người
chồng, người con tích cực tham gia vào sự nghiệp chung của đất nước nhằm
xây dựng gia đình văn hóa mới theo nội dung khẩu hiệu 3 tối: công dân tốt,
phụ nữ phát triển tốt và xây dựng gia đình văn hóa” [24, tr.51].
Đảng NDCM Lào, đánh giá rất cao vị trí, vai trò và khả năng của người
phụ nữ. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, phụ nữ Lào đã kiên quyết đấu
tranh vì sự tồn tại và phát triển của nhân dân các bộ tộc Lào. Họ đã có nhiều
cống hiến lớn lao trong việc viết nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Trong phong trào đấu tranh chống ách thống trị của thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, phụ nữ Lào cũng đã luôn luôn kiên quyết kề vai sát cánh với nam giới; các



×