Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Thực trạng theo dõi chương trình thời sự trên kênh truyền hình đài phát thanh – truyền hình thái nguyên của công chúng thành phố thái nguyên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.64 KB, 16 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh giàu tiềm năng về phát triển kinh tế xã hội với
điều kiện khí hậu nhiệt đới phát triển cây chè, tài nguyên khoáng sản phát triển
các ngành công nghiệp lớn. Thái Nguyên cũng là tỉnh có số lượng các trường đại
học và cao đẳng lớn thứ 3 trên cả nước. Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh Thái
Nguyên là đơn vị đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển chung của
tỉnh, là tiếng nói của Đảng bộ chính quyền và là diễn đàn của nhân dân tỉnh Thái
Nguyên. Đặc biệt chương trình thời sự của Đài được nhiều sự quan tâm theo dõi
bởi luôn đăng tải những tin tức nóng, có ý nghĩa quan trọng đối với người dân
trong tỉnh. Hình ảnh đất và người Thái Nguyên cần được quảng bá, giới thiệu tới
các địa phương trong cả nước và với bạn bè quốc tế nhằm thu hút đầu tư, phát
triển kinh tế - xã hội. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, các cơ quan thông
tin đại chúng của tỉnh Thái nguyên đã và đang nỗ lực phát huy tốt vai trò báo chí
của mình, tự đổi mới, nâng cao chất lượng thông tin, chất lượng phục vụ đáp
ứng nhiệm vụ được giao.
Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên là cơ quan báo chí thuộc
UBND tỉnh Thái Nguyên thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, của cấp ủy và chính quyện địa
phương. Bên cạnh đó Đài còn thực hiện nhiệm vụ phản ánh tình hình kinh tế,
chính trị, xã hội và góp phần giáo dục, nâng cao dân trí phục vụ nhu cầu thưởng
thức văn hóa, nghệ thuật do nhân dân các dân tộc trong tỉnh, giới thiệu, quảng bá
hình ảnh Thái Nguyên với cả nước và quốc tế. Tuy nhiên, chương trình thời sự
của Đài chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của công chúng trong tỉnh, chưa
thực sự thu hút được đông đảo công chúng quan tâm, theo dõi.
Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa học công nghệ hằng ngày,
hằng giờ diễn ra trên khắp thế giới đã và đang tạo ra sự bùng nổ thông tin trên
toàn cầu. Báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Bộ Thông tin &


Truyền thông tại Hội nghị Báo chí toàn quốc tổng kết công tác năm 2015, triển


khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nước có 857 cơ quan báo chí, trong
đó có 199 cơ quan báo chí in (86 báo trung ương, 113 báo địa phương), 658 tạp
chí (521 tạp chí trung ương, 137 tạp chí địa phương), 01 hãng thông tấn quốc
gia.
Về báo chí điện tử: Hiện cả nước có 105 báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo
so với năm 2014). Trong đó có 83 báo, tạp chí điện tử của cơ quan báo chí in và
22 báo, tạp chí điện tử độc lập. Tổng số trang thông tin điện tử tổng hợp của các
cơ quan báo chí được cấp phép là 248. 5 năm qua, số lượng cơ quan báo chí điện
tử tăng 44 cơ quan.
Về phát thanh, truyền hình (PTTH): Hiện cả nước có 67 đài PTTH (02 đài
quốc gia là Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam; Đài Truyền
hình kỹ thuật số VTC trước đây thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, nay đã
chuyển sang trực thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam; 64 đài địa phương).
Số kênh chương trình PTTH quảng bá là 183 kênh, với 106 kênh chương
trình truyền hình quảng bá, 77 kênh chương trình phát thanh quảng bá (năm
2015 cấp mới kênh FM cảm xúc và kênh Tiếng Anh 24/7; cấp mới 01 kênh
truyền hình quảng bá, kênh Giáo dục - VTV7, cho Đài Truyền hình Việt Nam);
75 kênh chương trình truyền hình trả tiền.
Như vậy, công chúng Việt Nam hiện nay cũng như công chúng trên địa
bản tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều sự lựa chọn đối với các phương tiện truyền
thông đại chúng nói chung và các kênh truyền hình, chương trình truyền hình
nói riêng, nhất là rong các khung giờ phát sóng chính, được coi là “khung giờ
vàng”. Sự cạnh tranh giữa các kênh truyền hình ngày càng lớn, mỗi khi có thêm
một kênh truyền hình mới ra đời là sự chọn lựa của công chúng lại càng đa dậng
hơn. Xã hội ngày càng hiện đại và phát triển, nhu cầu của công chúng hiện đại
cũng sẽ thay đổi theo. Phương thức chương trình, cách thức thể hiện chương
trình theo hướng hiện đại ngày càng được thể hiện rõ trong các chương trình


mới tiêu biểu như chương trình “Chuyển động 24h”. Trong khi đó, kênh truyền

hình Thái Nguyên là một chương trình mang tính địa phương, mức độ quan tâm
của công chúng lại càng ít hơn. Đó chính là lý do tôi chọn đề tài khảo sát “Thực
trạng theo dõi chương trình thời sự trên kênh truyền hình Đài Phát thanh –
Truyền hình Thái Nguyên của công chúng thành phố Thái Nguyên hiện nay”.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài
Đối với các công trình nghiên cứu về báo chí nói chung cũng như về Đài
PT – TH Thái Nguyên, có rất nhiều đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên các đề tài
nghiên cứu về thực trạng theo dõi một chương trình thời sự trên truyền hình cụ
thể phát trên sóng đài truyền hình địa phương của công chúng còn rất ít. Một số
đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu về báo chí Thái Nguyên có thể kể đến như
sau:
Trong luận văn thạc sĩ báo chí “Vấn đề sử dụng câu hỏi trong phỏng vấn
truyền hình ở Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên” của Đinh Thị Quỳnh
Trang khảo sát từ tháng 1/2015 đến tháng 7/2015 rất cụ thể và chi tiết thực trạng
sử dụng câu hỏi trong phỏng vấn tại Đài PT – TH Thái Nguyên. Ngoài việc nêu
ra những nguyên tắc sử dụng câu hỏi bao gồm những điều nên tránh và nên làm
khi sử dụng câu hỏi trong một tác phẩm phỏng vấn truyền hình, thông qua khảo
sát 678 câu hỏi từ 75 cuộc phỏng vấn luận văn đã đánh giá thực trạng sử dụng
câu hỏi tại Đài. Theo đó, việc sử dụng câu hỏi trong phỏng vấn truyền hình cảu
các phóng viên nói chung trong các chương trình phỏng vấn trên Đài PT – TH
Thái Nguyên nói riêng đã đáp ứng được các yêu cầu cơ bản đặt ra. Tuy nhiên,
trong quá trình sử dụng câu hỏi còn bộc lộ những hạn chế nhất định dẫn đến
nhiều cuộc phỏng vấn chưa đạt hiệu quả cao. Luận văn cũng đã đề xuất một số
giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng mắc lỗi trong quá trình sử dụng câu hỏi
trong phỏng vấn truyền hình ở Đài PT – TH Thái Nguyên.
Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng chương trình phát thanh tiếng
dân tộc tại các tỉnh Miền núi phía Bắc” của Nguyễn Thị Lệ Thủy có khảo sát tại


Đài PT – TH Thái Nguyên từ tháng 1/2013 đến tháng 6/2013. Luận văn đã làm

sáng tỏ những vấn đề lý thuyết liên quan đến lý luận báo phát thanh và chương
trình phát thanh tiếng dân tộc. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng các
chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại Đài Thái Nguyên về quy trình sản xuất,
chất lượng nội dung và hình thức của các chương trình này. Đồng thời luận văn
cũng nêu lên những vấn đề đặt ra đối với các chương trình phát thanh tiếng dân
tộc và đề xuất những giải pháp nhằm tăng hiệu quả, nâng cao nội dung chất
lượng các chương trình phát thanh tiếng dân tộc tại Đài Thái Nguyên.
Luận văn “Công tác tổ chức biên tập trong tòa soạn hai phiên bản ở báo
địa phương miền núi Phía Bắc” của Tạ Văn Lộc khảo sát báo Thái Nguyên năm
2014 đã đề xuất mô hình tổ chức biên tập, quy trình biên tập trong tòa soạn báo
hai phiên bản báo tại Thái Nguyên. Bên cạnh đó, thông qua việc đề xuất mô
hình tổ chức, giải pháp thực hiện xây dựng tòa soạn có thể áp dụng đổi mới công
tác tổ chức biên tập, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, giẩm áp lực
công tác biên tập, giảm nhân lực nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hiệu quả
thông tin.
Năm 2014, tác giả Trần Thanh Tâm đã có luận văn thạc sĩ báo chí nghiên
cứu với đề tài “Báo chí Thái nguyên tuyên truyền xây dựng thương hiệu chè
Thái Nguyên”. Luận văn nghiên cứu, đánh giá đúng thực trạng tuyên truyền, xây
dựng thương hiệu chè Thái Nguyên trên báo chí, từ đó chỉ ra những nguyên
nhân của thành công và hạn chế của việc tuyên truyền xây dựng thương hiệu chè
của địa phương; đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng
tuyên truyền xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên.
Một số đề tài nghiên cứu có thể tham khảo trong quá trình khảo sát thực
trạng theo dõi chương trình thời sự của một kênh truyền hình nói chung hay của
địa phương nói riêng tiêu biểu như:
Khóa luận tốt nghiệp“Chất lượng phóng sự trong chương trình thời sự
19h – VTV1” của Nguyễn Thị Uyên khảo sát từ tháng 8/2007 đến tháng 4/2008.


Khóa luận đã nhận dạng được đầy đủ và chính xác về phóng sự được phát sóng

phổ biến trong các chương trình thời sự. Bước đầu xác lập một số tiêu chí khoa
học có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động sáng tạo và sản xuất phóng sự phục
vụ cho chương trình thời sự.
Khóa luận tốt nghiệp của Trịnh Thị Thanh Hoa về “Tổ chức sản xuất
chương trình thời sự 19h Đài Truyền hình Việt Nam” khảo sát chương trình thời
sự 19h từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2008. Trong nội dung nghiên cứu của mình
luận văn cũng đã mạnh dạn đưa ra những nhận xét về ưu nhược điểm, đồng thời
đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tổ chức sản xuất chương
trình thời sự 19h của Đài Truyền hình Việt Nam.
Chương trình thời sự của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái nguyên
không phải là một chương trình mới nhưng cũng chưa có bất cứ một đề tài nào
nghiên cứu đầy đủ, toàn diện về chương trình này.
Vì vậy, là sinh viên chuyên ngành truyền hình cũng như đã có khoảng thời
gian kiến tập tại Phòng Thời sự của Đài PT – TH Thái Nguyên, tôi nghiên cứu
thực trạng theo dõi chương trình thời sự trên kênh truyền hình Đài Truyền hình
Thái Nguyên của công chúng thành phố Thái Nguyên hiện nay, từ đó đánh giá
hiệu quả chương trình đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng chương trình.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc điều tra xã hội học từ công chúng trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên, nghiên cứu về nội dung chương trình thời sự của Đài Phát thanh –
Truyền hình Thái nguyên, chỉ ra những ưu điểm và nhược điểm của chương
trình thời sự. Từ đó, đề xuất những giải pháp khả thi để cải thiện, nâng cao chất
lượng của chương trình thời sự, thu hút sự quan tâm và theo dõi của công chúng
trên địa bàn tỉnh.
4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu


Thực trạng theo dõi chương trình thời sự trên kênh truyền hình Đài Phát

thanh - Truyền hình Thái Nguyên của công chúng thành phố Thái Nguyên hiện
nay.
4.2. Khách thể nghiên cứu
300 người, là công chúng sinh sống và làm việc trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Thành phố Thái nguyên – tỉnh Thái Nguyên.
- Thời gian: tháng 06/2016
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tài liệu đọc và tra cứu tài liệu, báo cáo về nội
dung, chất lượng chương trình Thời sự Thái Nguyên có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp quan sát thực tế nhằm thu thập những hiểu biết về chương
trình thời sự của Đài Phát thanh – Truyền hình Thái nguyên bằng cách xem
chương trình Thời sự Thái Nguyên được phát sóng trên kênh truyền hình Thái
Nguyên.
- Phân tích tác phẩm trong chương trình Thời sự Đài PT – TH Thái
Nguyên để đánh giá chất lượng, nội dung, hình ảnh, hình thức chương trình.
- Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi: Đây là phương pháp thu
thập thông tin xã hội sơ cấp được sử dụng rộng rãi trong điều tra xã hội học.
Thực chất phương pháp này là hình thức hỏi – đáp gián tiếp dựa trên bảng câu
hỏi được soạn thảo trước. Điều tra viên tiến hành phát bảng hỏi, hướng dẫn
thống nhất cách trả lời câu hỏi, người được hỏi tự đọc các câu hỏi trong bảng hỏi
rồi ghi cách trả lời câu hỏi của mình vào phiếu hỏi và đưa lại cho điều tra viên.
• Dựa vào mục đích nghiên cứu của đề tài để đưa ra hệ thống câu hỏi
đối với công chúng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên mang tính chất thăm dò
ý kiến, xem xét ý kiến đánh giá về chất lượng chương trình Thời sự của Đài Phát


thanh – Truyền hình Thái nguyên. Tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thông tin trong
chương trình thời sự của công chúng sinh sống và làm việc trên địa bàn thành

phố Thái Nguyên.
• Số lượng phiếu phát ra là 300 phiếu. Nội dung bảng hỏi chủ yếu tập
trung thăm dò ý kiến về thực trạng theo dõi, chất lượng chương trình thời sự của
Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên và nhu cầu tiếp tục xem chương
trình của công chúng trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.
- Phương pháp thống kê, xử lý và phân tích số liệu sau khi tiến hành khảo
sát xã hội học, thu thập các mẫu phiếu điều tra để phân tích, tổng hợp căn cứ
theo mục đích, nhiệm vụ của đề tài.
6. Thao tác hóa khái niệm
- Truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng, đặc trưng của
truyền hình là truyền tải thông tin bằng hình ảnh và âm thanh thông qua kỹ thuật
truyền dẫn. Truyền hình là sự kết hợp của kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế
vầ báo chí.
- Chương trình truyền hình chỉ toàn bộ nội dung thông tin phát đi trong
ngày, trong tuần hay trong tháng của mỗi kênh truyền hình hay cả một đài truyền
hình. Chương trình truyền hình bao gồm một hay nhiều tác phẩm hoàn chỉnh
hoặc kết hợp với một số thông tin tài liệu khác được tổ chức theo chủ đề cụ thể
với hình thức tương đối nhất quán, thời lượng ổn định và được phát đi theo định.
Một trong số những chương trình truyền hình có vai tò quan trọng và được đa số
công chúng yêu thích và theo dõi thường xuyên đó chính là tin tức trên truyền
hình.
- Tin tức là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, tình
hình có thật mới xảy ra, đang xảy ra, mới phát hiện thấy, có ý nghĩa quan trọng
hoặc có liên quan đến xã hội, theo một đường lối và cải tạo thực tiễn, bằng hình
thức ngắn gọn nhất, cô đọng nhất, nhanh chóng nhất, kịp thời nhất, được ghi


bằng chữ, tiếng nói hoặc hình ảnh… Tin là mới, ngắn gọn, súc tích, nhanh
chóng, có ý nghĩa chính trị xã hội nhất định.
- Phóng sự là một thể loại báo chí, phản ánh những sự kiện, sự việc, vấn

đề đang diễn ra trong hiện thực khách quan có liên quan đến hoạt động và số
phận của một hoặc nhiều người bằng phương pháp miêu tả hay tự thuật, kết hợp
nghị luận ở mức độ nhất định. Trong phóng sự, vai trò cái Tôi trần thuật – nhân
chứng khách quan rất quan trọng.
- Thời sự (thời: giai đoạn, sự: vụ việc) là tổng thể nói chung những sự việc
ít nhiều quan trọng (hoặc được cho là quan trọng) trong một lĩnh vực nào đó,
xảy ra trong một thời gian nhất định và được mọi người quan tâm. Thời sự là
những tin tức mới nhất, “nóng” nhất, quan trọng nhất và được mọi người quan
tâm trong mọi lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội,… được chọn lọc
trong một khoảng thời gian nhất định để phát sóng trong chương trình thời sự.
- Đài Phát thanh - Truyền hình Thái Nguyên có trụ sở tại 226 - Đường
Bến Oánh - TP. Thái Nguyên (thành phố). Đài Phát thanh – Truyền hình tỉnh
Thái Nguyên là đơn vị sự nghiệp trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện
chức năng thông tin, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của
nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh bằng các chương trình phát thanh, truyền
hình, thông tin điện tử và tạp chí. Đài chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông
tin và Truyền thông, Sở Thông tin và Truyền thông về hoạt động báo chí, phát
thanh, truyền hình; thực hiện sự hướng dẫn của Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài
Truyền hình Việt Nam về nghiệp vụ và kỹ thuật phát thanh, truyền hình. Tiền
thân là Đài phát thanh Bắc Thái được thành lập vào năm 1977.
- Chương trình thời sự do Phòng Thời Sự của Đài Phát thanh – Truyền
hình Thái Nguyên chịu trách nhiệm sản xuất. Hiện nay, chương trình thời sự của
Đài Phát thanh – Truyền hình Thái Nguyên được phát sóng vào các khung giờ
sau: 9h sáng, 11h45 trưa, 15h chiều và 19h45 tối, từ 19h đến 19h 45 là khoảng


thời gian tiếp sóng chương trình thời sự của VTV. Thời lượng phát sóng là 47
phút. Chương trình gồm các thể loại báo chí: tin, phóng sự, phản ánh, bình luận.
Kết cấu chương trình gồm 3 phần: phần tin tức trong nước, phần tin tức trong

tỉnh Thái Nguyên và phần tin tức thế giới. Mỗi một tuần chương trình thời sự tối
thứ 7 có thêm một chuyên mục “Câu chuyện cuối tuần”, thời lượng là 20 phút.
“Câu chuyện cuối tuần” trong chương trình thời sự có hình thức và nội dung như
một cuộc bình luận, trao đổi ý kiến về một vấn đề đang nóng hổi nào đó trên địa
bàn tỉnh và đang được dư luận quan tâm.
7. Bộ công cụ

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH-TRUYỀN HÌNH
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Thưa các bạn!
Để có những đánh giá chân thực của công chúng trong địa bàn thành phố
Thái Nguyên về chương trình truyền hình thời sự trên kênh truyền hình của Đài
PT – TH Thái Nguyên hiện nay tôi tiến hành cuộc khảo sát bằng bảng hỏi này
mong tìm hiểu thói quen, nhu cầu thông tin và ý kiến đánh giá của các bạn,
nhằm tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng chương trình, phục vụ ngày càng tốt
hơn nhu cầu của công chúng trên địa bàn tỉnh.
Rất mong các bạn sẽ hỗ trợ và giúp đỡ chúng tôi hoàn thành đề tài bằng
cách tham gia trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào đáp án mình
cho là thích hợp. Đối với câu hỏi có phương án trả lời không loại trừ nhau, bạn
có thể chọn nhiều phương án trả lời phù hợp với suy nghĩ của mình. Hoặc đánh
dấu vào ô thích hợp và ghi thêm ý cá nhân vào những dòng để trống (……).
Những ý kiến này sẽ được sử dụng với mục đích nghiên cứu với nguyên
tắc khuyết danh, không sử dụng vào mục đích khác.
Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của các bạn!


Phần A - THÔNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI
1. Giới tính
1. Nam

2. Nữ
2. Tuổi (dương lịch):…
3. Trình độ
1. Không biết chữ, chưa từng đi học
2. Trung cấp/cao đẳng (đang học hoặc đã tốt nghiệp)
3. Đại học (đang học hoặc đã tốt nghiệp)
4. Sau đại học (Đang học hoặc đã tốt nghiệp)
5. Khác:……………
4. Nghề nghiệp:
1. Giáo viên
2. Bác sĩ
3. Công nhân
4. Công chức
5. Khác (ghi rõ)……….

Phần B – THỰC TRẠNG THEO DÕI CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ
TRÊN KÊNH TRUYỀN HÌNH ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH
THÁI NGUYÊN.
1. Bạn có từng xem chương trình thời sự của Đài PT – TH Thái
Nguyên chưa?
1. Có
2. Không (chuyển sang câu 1 phần C)


2. Mức độ bạn có theo dõi chương trình thời sự trên kênh truyền hình
Đài PT – TH Thái Nguyên?
1. Hàng ngày
2. Thường xuyên (4-6 ngày/tuần)
3. Thỉnh thoảng (3-4 ngày/tuần)
4. Hiếm khi (1-2 ngày/tuần)

3. Bạn theo dõi chương trình bằng phương tiện nào?
1. TV
2. Internet
3. Smart phone
4. Phương tiện khác(Ghi rõ): ..................................
4. Bạn xem chương trình vào khung giờ nào?
1. Phát đi (19h45’ trên kênh TN1)
2. Phát lại trên MyTV
3. Phát lại trên mạng internet
5. Bạn xem chương trình ở đâu?
1. Ở nhà
2. Ở cơ quan
3. Ở nơi công cộng
4. Khác (Ghi rõ):………………….
6. Bạn theo dõi chương trình cùng với ai?
1. Người thân
2. Bạn bè
3. Người lạ
4. Một mình
5. Khác


7. Bạn có theo dõi hết thời lượng của chương trình mỗi ngày không?
1. Có ( chuyển sang câu 7a)
2. Không (chuyển sang câu 7b)
7a. Tại sao bạn theo dõi hết thời lượng chương trình mỗi ngày?
1. Chương trình hấp dẫn
2. Muốn theo dõi dể biết được tình hình thời sự trong tỉnh
3. Lý do khác:.....................................
7b. Tại sao bạn không theo dõi hết thời lượng chương trình mỗi

ngày?
1. Chương trình kém hấp dẫn
2. Chương trình quá dài
3. Không có thời gian
4. Lý do khác:....
8. Bạn có thường xuyên nói chuyện với người khác về chương trình
không?
1. Có
2. Không
9. Bạn xem chương trình nhằm mục đích gì?
1. Có thêm nhiều kiến thức chung
2. Theo dõi tin tức thời sự
3. Để biết các thông tin thực tế hàng ngày
4. Giải trí
5. Lợi ích khác: …………………………..
10. Thể loại mà bạn quan tâm nhất trong chương trình?
1. Tin
2. Phóng sự


3. Bình luận
11. Những lĩnh vực thông tin mà bạn quan tâm nhất khi xem chương
trình?
1. Chính trị
2. Kinh tế
3. Văn hóa – xã hội
12. Thông tin theo khu vực mà bạn quan tâm nhất?
1. Tin tức quốc tế
2. Tin tức trong nước
3. Tin tức trong tỉnh Thái Nguyên

13. Mức độ yêu thích của bạn đối với chương trình?
1. Rất thích
2. Thích
3. Bình thường
4. Không thích
14. Điều ấn tượng nhất của bạn về chương trình?
1. Tính chân thật
2. Nội dung hay
3. Hình ảnh đẹp
4. Lý do khác:............

Phần C - ĐÁNH GIÁ VỀ CHƯƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN KÊNH
TRUYỀN HÌNH ĐÀI PT – TH THÁI NGUYÊN
1. Khung giờ phát sóng của chương trình đã hợp lý chưa?
1. Hợp lý
2. Tương đối hợp lý


3. Chưa hợp lý (Ghi rõ khung giờ hợp lý):…………………….….
2. Đánh giá về thời lượng chương trình?
1. Dài
2. Ngắn
3. Hợp lý
3. Đánh giá của bạn về nội dung của chương trình?
1. Nội dung hay, hấp dẫn, đa dạng
2. Nội dung nhàm chán, không thực sự thu hút
3. Nội dung bình thường
Lý do cảm thấy rất hay/chán:.....
4. Bạn thấy thông tin của chương trình đã đáp ứng được những tiêu
chí nào? (Có thể chọn nhiều phương án)

1. Tính chính xác
2. Thời sự
3. Hấp dẫn
4. Chưa đáp ứng được những tiêu chí trên
5. Đánh giá của bạn về âm nhạc sử dụng trong chương trình?
1. Rất hay
2. Hay
3. Bình thường
4. Không hay
6. Bạn đánh giá nhạc hiệu chương trình như thế nào?
1. Hay, tiếp tục giữ nguyên
2. Chưa hay, cần thay đổi bài khác
3. Cần thay đổi tiết tấu


7. Đánh giá của bạn về mức độ cần thiết của chữ xuất hiện trong
chương trình?
1. Rất cần thiết
2. Cần thiết
3. Không cần thiết
8. Bạn thấy tốc độ chạy chữ (thời gian xuất hiện chữ) như thế nào?
1. Nhanh
2. Vừa
3. Chậm
9 Bạn thấy màu sắc của chữ trong chương trình như thế nào?
1. Dễ nhìn
2. Bình thường
3. Khó nhìn
10. Đánh giá của bạn về hình ảnh đồ họa trong chương trình?
1. Đẹp

2. Bình thường
3. Xấu
11. Bạn đánh giá như thế nào về cách dẫn chương trình của Biên tập
viên, Phát thanh viên trong chương trình thời sự Đài PT – TH Thái Nguyên
không? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Cách dẫn tự nhiên, thu hút người xem
2. Giọng nói hay, lưu loát
3. Nói vấp nhiều
4. Phong thái dẫn cứng, không tự nhiên
5. Khác…………………
12. Bạn muốn chương trình cung cấp thêm thông tin ở lĩnh vực gì?


1. Kinh tế
2. Chính trị
3. Văn hóa – xã hội
4. Thể thao
5. Khác (Ghi rõ): .…………………………
13. Theo bạn chương trình thời sự Đài PT – TH Thái Nguyên cần
thay đổi như thế nào để thu hút công chúng? (có thể chọn nhiều đáp án)
1. Tăng thời lượng thông tin trong tỉnh
2. Tăng số lượng phóng sự ngắn, phóng sự trên địa bàn tỉnh
3. Thay đổi phong cách dẫn chương trình của Phát thanh viên, Biên tập
viên
14. Nếu có cơ hội, bạn có muốn được cộng tác với chương trình
không?
1. Có
2. Không (Ghi rõ lý do.................................................................)
Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn!




×