Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

tiểu luận thể loại phỏng vấn trên báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (283.68 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
I.

Khái niệm phỏng vấn:
Theo cuốn “Cách viết một bài báo”, các tác giả cho rằng: “phỏng vấn là một

hình thức đối thoại trong đó nhà báo nêu câu hỏi và người được phỏng vấn trả
lời. mục đích của bài phỏng vấn là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lý lẽ
về một vấn đề thời sự do một nhân vật am hiểu, có thẩm quyền cung cấp”. tuy
nhiên qua thời gian, sự phát triển của báo chí đã cho thấy định nghĩa này chưa
đầy đủ.
Giáo trình Tác phẩm báo chí tập 2 của tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên)
có ghi: “Phỏng vấn là một thể loại báo chí thuộc loại tác phẩm thông tấn được
trình bày dưới dạng những câu hỏi và lời đáp giữa phóng viên và người khác về
một sự kiện, vấn đề, nhân vật đang được xã hội quan tâm”.
II.
1.

Đặc điểm của bài phỏng vấn:
Thể hiện tính dân chủ của báo chí
Sự tham gia của công chúng là vô cùng quan trọng trong bất kì loại hình báo

chí nào. Tuy nhiên, vai trò của nó lại càng trở nên không thể thiểu đối với hoạt
động báo chí của thể loại phỏng vấn. xoay quanh chủ đề của cuộc phỏng vấn
hoặc xoay quanh các nhân vật được phỏng vấn, mọi người đều có quyền gửi
những thắc mắc, chia sẻ của mình để được tham gia vào buổi phỏng vấn. Điều
này cũng đồng thời góp phần không nhỏ trong việc xây dựng nội dung và tạo ra
những yếu tố bất ngờ thú vị cho cuộc phỏng vấn.
Phỏng vấn là loại hình báo chí thể hiện tính dân chủ cao nhất bởi sự lôi cuốn
tham gia đối với đông đảo công chúng. Tất cả mọi người đều có thể trở thành



một phần của cuộc phỏng vấn. Được thằng thắn bày tỏ suy nghĩa, băn khoăn
của mình.
Tuy nhiên, cũng giống như các thể loại báo chí khác, sự dân chủ trong thể
loại phỏng vấn luôn đảm bảo tính định hướng bởi những người làm công tác
biên tập. vai trò của họ là rất quan trọng trong việc sàng lọc, lựa chọn những
câu hỏi, những ý kiến tốt để đăng tải rộng rãi, đồng thời xử lí kịp thời những sự
tham gia phạm luật.
2.

Trực tiếp, khách quan, chân thực
Tính dân chủ đồng thời cũng bao gồm tính khác quan, trực tiếp, chân thực.

thể loại phỏng vấn dù được thức hiện dưới hình thức một chương trình phát
thanh, truyền hình hay một bài báo in cũng gần như ngay lập tức đăng tải những
ý kiến của người tham gia. Những ý kiến thông qua sự trao đổi,hỏi đáp, giao
lưu mang tính ngấy hứng cao nên sẽ chuyển tải không chỉ nội dung thông tin
mà còn gắn liền với những sâc thái biểu cảm. chính điều này đã góp phần tạp
nên tính chân thật cho thể loại phỏng vấn khiến người theo dõi có cảm giác như
đang được trực tiếp theo dõi.
Bên cạnh đó, sự can thiệp vào các ý kiến, tư tưởng tình cảm của người tham
gia hầu như không có. Thông qua các phương tiện trực quan như tiếng nói, hình
ảnh người theo dõi có thể cảm nhận được diễn biến, tình cảm của cuộc phỏng
vấn. Phỏng vấn là thể loaik nguyên chất nhất bởi sự can thiệp của phóng viên
chỉ còn là lựa chọn các câu hỏi, sắp xếp và dẫn dắt câu chuyện theo đúng chủ đề
đã định trước.
3.

Tính sinh động, hấp dẫn



Bản thân cuộc phỏng vấn đã tạo ra sự sinh động, hấp dẫn nhất định. Phỏng
vấn tạo điều kiện để những người tham gia bày tỏ thái độ và quan điểm của
mình về vấn đề. Điều này sẽ tạo ra sự tương tác giữa các luồng ý kiến và dẫn tới
nhiều sự phát sinh bất ngờ thú vị.
Bên cạnh đó, sự sinh động hấp dẫn của cuộc phỏng vấn còn nằm ở chỗ
phóng viên sử dụng câu hỏi như thế nào. Thông thường, có một số cách nhất
định để tạo ra những điểm nhấn cho cuộc trò chuyện. ví dụ như phóng viên có
thể đẳ ra những câu hỏi bất ngờ, có tính chất ngẫu hứng, câu hỏi khiêu khích
hoặc gài bẫy với một trình tự hợp lí và chặt chẽ có thể giúp cuộc phỏng vấn tạo
ra được những hiệu quả tốt.
4.

Thông tin trong thể loại phỏng vấn do người trả lời hoàn toàn chịu trách
nhiệm
Đây là đặc điểm quan trọng của thể loại phỏng vấn. Nó liên quan mật thiết

đến quá trình tác nghiệp và đồng thời cũng phản ánh đạo đức của người phống
viên. Vì thế, phóng viên không được thêm bớt những tư liệu thông tin, tư liệu
mà người tham gia không nói hoặc có nói nhưng trong hoàn cảnh cụ thể.
Bên cạnh đó, do đặc thù một người nói nhiều người nghe nên những quan
điểm, thái độ được trình bày trong cuộc phỏng vấn trực tuyến sẽ gây ra những
tác động lớn. và nếu như không cẩn trọng sẽ tạo ra những hậu quả khôn lường.
bởi vậy, những người tham gia cuộc phỏng vấn cần cân nhắc kỹ hoặc có sự
chuẩn bị tốt các ý kiến để tránh mắc phải những lỗi đáng tiếc ảnh hưởng đến
hiệu quả truyền thông.
III.
1.

Sáng tạo tác phẩm phỏng vấn

Viết dàn bài:


Đây là quá trình quan trọng bao gồm lên ý tưởng, đặt câu hỏi và sắp xếp câu
hỏi cho phù hợp với chủ đề. Những câu hỏi đã suy nghĩ phải ngắn gọn, chính
xác và đơn giản, tránh trường hợp câu hỏi nhiều phần khiến người trả lời rườm
rà, lạc chủ đề. Những câu hỏi “tại sao” luôn là những câu hỏi tốt trong trường
hợp muốn gợi mở hay cần tìm hiểu sâu hơn về vấn đề. Việc lựa chọn đề tài
cũng là một khâu cực kì quan trọng có liên quan mật thiết đến thành công của
cuộc phỏng vấn. Các đề tài phỏng vấn càng hẹp thì càng có nhiều khả năng thực
hiện thành công. Bước đầu tiên này phóng viên cần phải đoán tình huống trả lời
và chuẩn bị các biện pháp đối phó với những tình huống bất thường.
2.

Liên hệ:
Đây là bước quyết định bài phỏng vấn có thực hiện được hay không. Cần

khéo léo nêu lý do phỏng vấn, có lời mời khôn khéo để người trả lời khó từ chối
và gặp phóng viên sớm nhất. Trong bước này cần tìm hiểu người trả lời đã từng
trả lời phỏng vấn ở đâu về vấn đề người viết đang định đề cập để tránh bị bắt bí
hoặc trùng lặp thông tin. Cần tìm hiểu kĩ về người trả lời, trong trường hợp họ
rất ít khi hoặc không bao giờ nhận trả lời phỏng vấn thì cần tìm điểm yếu hoặc
sở thích đam mê của họ, từ đó lôi kéo được họ nhận trả lời.
3.

Thực hiện phỏng vấn:
Người viết sử dụng những câu hỏi đã chuẩn bị trước, tùy từng trường hợp cụ

thể có thể thay đổi một số câu hỏi, sắp xếp thứ tự hợp lí. Sau khi đã thu thập
được thông tin, người viết biên tập lại câu trả lời và câu hỏi cho hợp lí, phù hợp

với chủ đề và mục đích mà người viết muốn hướng tới. Đặc biệt không được
thay đổi nội dung câu trả lời, đó là vi phạm đạo đức nghề nghiệp.


NỘI DUNG
1.

Bài viết:

Người nghệ nhân tâm huyết với nghệ thuật then cổ ở Bắc Kạn
Nhân dịp Nghi lễ then vừa được công nhận là di sản văn hóa Quốc gia
và đang được hoàn tất hồ sơ gửi đến UNESCO để công nhận then là di sản
văn hóa thế giới, chúng tôi đã có buổi gặp gỡ với nghệ nhân Lưu Đình Bạo –
một trong những “báu vật sống” của làng then cổ Bắc Kạn để trò chuyện đôi
chút về loại hình nghệ thuật này.

Nghệ nhân Lưu Đình Bạo

Pv: Được biết ông tiếp xúc và gắn bó với then trên 30 năm, vậy ông có thể giới
thiệu đôi chút về nghệ thuật then nói chung và then Bắc Kạn nói riêng được
không?


NN Lưu Đình Bạo: Theo tiếng dân tộc, then có nghĩa là thiên, tức là "trời". Hát
then được coi là điệu hát của thần tiên truyền lại. Chính vì thế, trong đời sống của
người Tày cổ, nó được dùng trong những sự kiện trọng đại hay lễ cầu an, cầu mùa,
gọi hồn… giúp gửi lời cầu khấn đến nhà trời. Những ông then, bà then chính là sứ
giả của thần thánh, là người giúp họ gửi vía cầu thần, chuyển tải tâm tư, nguyện
vọng của gia chủ tới thần linh.
Then Bắc Kạn cũng giống như then của các tỉnh khác ở chỗ nó được chia

thành 2 dòng: dòng then cổ là những điệu hát được dùng trong các lễ hội, cho đến
nay những điệu then này đa phần còn được giữ nguyên bản; dòng then mới thì đã
được cải biến, mang tính chất văn nghệ nhiều hơn. Tuy nhiên nó có điểm khác là
then các tỉnh thường hát với đàn tính 3 dây, then Bắc Kạn chỉ dùng đàn 2 dây, nếu
có đàn 3 dây thì dây ở giữa cũng chỉ là dây phụ.
Pv: Cơ duyên nào đưa ông đến với hát then?
NN Lưu Đình Bạo: Tôi may mắn được sinh ra trong một gia đình có truyền thống
8 đời làm then cổ, cái duyên đưa tôi đến với then chính là ân đức trời ban. Từ nhỏ,
tôi đã được học những điệu hát then qua ông cụ, theo ông trong những chuyến đi lễ
hội cầu phúc cầu an, điệu hát then đã ăn sâu vào máu. Năm 1980, khi ông cụ nhà
tôi qua đời, tôi trở thành người kế nhiệm của Then dòng họ Lưu.
Pv: Là người đã theo nghiệp then nhiều năm, ông thấy làm then khó ở điểm gì?
NN Lưu Đình Bạo: Người muốn hát then trước hết phải biết dùng đàn tính, người
ta đã ví hát then không đàn tính như một “bát cơm thiếu muối”, không có đàn tính
thì điệu hát không còn sự dư dương, truyền cảm. Học được đàn tính lại đòi hỏi
người đàn phải có sự hiểu biết về âm vực, nhạc lí. Then có 3 làn điệu là hạ thanh,
trung thanh và thượng thanh, nếu không có kĩ năng đàn tốt thì rất dễ nhầm lẫn 3 làn
điệu này với nhau.


Then là nghệ thuật riêng của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, bởi vậy muốn
hát then phải biết tiếng dân tộc. Tuy nhiên đây là điều rất khó vì hiện nay người ta
thường giao tiếp bằng tiếng phổ thông, tiếng dân tộc ít người biết đến hơn. Ngoài
ra, then cổ là để phục vụ các lễ hội, mỗi lễ hội lại có một bài then riêng, thế nên
muốn hát then cổ thì phải học thuộc các điệu hát đó.
Pv: Trong thời gian vừa qua thì then Bắc Kạn và cá nhân ông đã giành được những
giải thưởng tiêu biểu nào?
NN Lưu Đình Bạo: Tất cả những cuộc thi Liên hoan hát then toàn quốc từ năm
1998 đến giờ tôi đều theo đoàn đi tham gia, giải thưởng cao nhất then Bắc Kạn đã
đạt được là giải Nhất toàn đoàn. Năm 2012 vừa qua Đoàn cũng đã đạt giải Nhì toàn

đoàn trong Liên hoan hát then toàn quốc. Bản thân tôi cũng vinh dự nhận giải A
cho tiết mục “Vọng én” tại liên hoan hát then tổ chức ở Quảng Ninh và giải B với
tiết mục “Con trẻ đầy tháng” tại liên hoan hát then được tổ chức ở Cao Bằng.
Ngoài ra còn nhiều giải thưởng, giấy khen, bằng khen ở các cuộc thi cấp tỉnh.
Pv: Then là một trong những nghệ thuật truyền thống của Bắc Kạn, thế nhưng thực
tế lại cho thấy nó chưa thu hút được khán thính giả, đặc biệt lớp trẻ bây giờ có vẻ
lơ là với nghệ thuật này. Vậy theo ông liệu có phải là do then chưa hấp dẫn?
NN Lưu Đình Bạo: Trước tiên tôi khẳng định then là rất hấp dẫn. Việc chưa có
nhiều người yêu thích then có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, người muốn cảm
thụ then phải biết tiếng dân tộc, thế nhưng giờ người ta ưu tiên sử dụng tiếng phổ
thông nên tiếng dân tộc càng ngày càng có ít người hiểu. Hơn nữa, dù cùng là tiếng
của một dân tộc, ví dụ như dân tộc Tày, nhưng Tày ở Ba Bể lại nói khác với Tày
Chợ Đồn và càng khác hơn Tày thị xã. Bởi vậy, kể cả là người dân tộc thì có những
câu hát người nghe cũng không hiểu được, mà không hiểu được tức là một phần ý
nghĩa của nó đã mất đi. Việc lớp trẻ chưa quan tâm đến nghệ thuật này ngoài rào


cản về ngôn ngữ còn là do bây giờ có nhiều mối quan tâm nên chưa có thời gian để
tìm hiểu về nghệ thuật này.
Pv: Là một trong những người gạo cội trong nghề, ông có giải pháp nào để ngày
càng có nhiều người biết đến và yêu thích then hơn nữa?
NN Lưu Đình Bạo: Tôi cũng đã truyền dạy các làn điệu then cổ cho nhiều người,
có người học thành tài thì nay cũng đã có những giải thưởng cao trong các cuộc
thi, ví dụ như anh Lô Văn Chiến là học sinh của tôi đã từng đạt giải A trong Liên
hoan hát then toàn quốc, có những người do không có điều kiện lại bỏ dở việc học.
Trước đây tôi cũng đã từng đề nghị Sở Văn hóa mở các lớp dạy hát then và tôi sẽ
trực tiếp giảng dậy, tuy nhiên Sở cũng chưa thực hiện được do nhiều lí do.
Để nghệ thuật then phát triển hơn nữa thì cần có sự kết hợp của các Ban, ngành,
lòng nhiệt huyết và trách nhiệm của các nghệ nhân, hơn nữa mỗi người phải tạo
cho mình niềm đam mê với nghệ thuật này.

Pv: Vậy qua buổi phỏng vấn thì ông có muốn gửi gắm tâm tư nguyện vọng gì
không?
NN Lưu Đình Bạo: mong muốn lớn nhất của tôi bây giờ cũng giống như những
người theo nghệ thuật then là mong cho nghệ thuật này sớm được UNESCO công
nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, có như vậy thì then mới ngày càng
được quan tâm và phát triển. Qua buổi phỏng vấn tôi cũng rất mong muốn các cấp,
ban, ngành quan tâm hơn nữa đến then, tạo điều kiện để then đến gần với công
chúng hơn và mở các lớp dạy then để duy trì nghệ thuật này. Ngoài ra tôi mong
muốn những người con của tỉnh hãy dành tình yêu cho then nhiều hơn, quan tâm
đến loại hình nghệ thuật này, phải có tình yêu và đam mê thì nghệ thuật mới trở
nên hoàn mỹ. Đặc biệt là lớp trẻ cần phải tìm tòi để giá trị của then không những
không bị mai một mà còn ngày càng được nâng cao.


Vâng xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện. Chúc ông luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
có nhiều thành tích hơn nữa trong sự nghiệp hát then.
Hường Hứa
2.

Kinh nghiệm rút ra khi thực hiện tác phẩm phỏng vấn:
Thứ nhất, cần liên hệ cụ thể với người được phỏng vấn, bàn bạc về vấn đề

thời gian và không gian, chủ đề bài phỏng vấn, cần chắc chắn không có sự thay
đổi để tránh mất công trong trường hợp người được phỏng vấn ở một địa điểm
xa so với địa điểm của mình.
Thứ hai, trước khi đi làm bài phỏng vấn cần chuẩn bị đầy đủ các phương
tiện tác nghiệp như máy ảnh, máy ghi âm hoặc điện thoại, xe cộ…
Thứ ba, tốt nhất nên mang chút quà đến để họ nhiệt tình hơn khi làm việc.
Thứ tư, đối với những chủ đề không quá gay cấn, máy móc hay đòi hỏi có sự
gài bẫy, có thể để người được phỏng vấn đọc câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời

trước khi ghi âm.
Thứ năm, người viết cần khéo léo dẫn dắt người trả lời theo đúng ý của
mình, không dài dòng mất thời gian và cũng không bị lạc đề.
3.

Bài viết cá nhân đã được đăng trên bản Điện tử báo Bắc Kạn vào thứ Tư,
ngày 12/06/2013


HỌC VIỆN BÁO CHÍ – TUYÊN TRUYỀN
KHOA BÁO CHÍ

----

BÀI TẬP LỚN

MÔN: PHỎNG VẤN BÁO IN

Giảng viên: Lê Thị Nhã
Họ và tên : Hứa Thị Hường
Lớp: Báo in K30A2

Hà Nội, 06-2013



×