Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Bệnh truyền nhiễm gia súc- mở đầu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.79 KB, 2 trang )


LỜI NÓI ĐẦU

Ngành đào tạo thú y trong những năm vừa qua đã có những nỗ lực trong
việc mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Tuy nhiên, đổi mới và cập
nhật kiến thức của nhiều giáo trình đại học trong lĩnh vực này còn chậm. Trong số
giáo trình cần biên soạn mới đó có "Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y". Giáo
trình môn học này hiện đang được sử dụng trong các khoa (bộ môn) đại học thú y
và chăn nuôi - thú y đã được biên soạn trước đây gần 30 năm. Trong thời đại khoa
học công nghệ phát triển nhanh chóng hiện nay, đồng thời các thuật ngữ khoa học
cũng trên đà đó không tránh khỏi biến đổi theo quá trình vận động khách quan của
xã hội, nhiều kiến thức trong tài liệu cũ đó đã trở nên bất cập. Giáo trình này được
chấp nhận biên soạn cùng với gần 40 giáo trình khác trong khuôn khổ chương
trình của Dự án mức B "Nâng cao năng lực đào tạo các môn liên quan sinh học"
của Đại học Huế. Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về thời gian, nội dung giáo trình
này chỉ giới hạn trong phần truyền nhiễm học đại cương còn được hiểu là "Dịch tễ
học bệnh truyền nhiễm thú y". Đây là phần đầu trong chương trình dài gồm 11 đơn
vị học trình của môn "Bệnh truyền nhiễm thú y", áp dụng cho sinh viên năm giáp
cuối và năm cuối của ngành học Thú y.
Những quy tắc viết thuật ngữ có nguồn gốc nước ngoài không phải chữ
Hán là vấn đề lớn, phức tạp và chưa được thống nhất trong các văn bản, trên thực
tế nhiều quy tắc khác nhau đồng thời được sử dụng. Theo chúng tôi, những
nguyên tắc Việt hóa, không du nhập từ nước ngoài một cách khiên cưỡng, và
nguyên tắc bảo đảm tính nhất quán của thuật ngữ cần được tuân thủ. Giáo trình
này áp dụng quy tắc ghi âm thuật ngữ có nguồn gốc tiếng nước ngoài đã được áp
dụng trong "Giáo trình vi sinh vật học thú y" do Nhà xuất bản Nông Nghiệp ấn
hành năm 2002 và là giáo trình mang nội dung tiền đề cho môn học này. Đồng
thời, để tránh sự hiểu lầm xuất phát từ vốn từ vựng có sự khác biệt giữa các khu
vực chúng tôi sử dụng từ "bệnh" thay cho từ "ốm" tuy từ sau đã khá phổ biến trong
các tài liệu phổ thông, trừ những trường hợp sao chép lại từ văn bản khác.
Tham gia biên soạn giáo trình này gồm:


-TS Phạm Hồng Sơn, chủ biên, biên soạn phần "Mở đầu", các chương 1, 2,
3, 4 và 5, trừ mục "Luật pháp liên quan thú y" thuộc chương 4, và 5
-TS Bùi Quang Anh biên soạn mục "Phân tích dịch tễ học" thuộc chương 3
và mục "Luật pháp liên quan thú y" thuộc chương 4.
Chúng tôi trân trọng cám ơn sự tham gia ý kiến xây dựng của ThS Nguyễn
Thị Thanh, BS Phan Văn Chinh (trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế) và TS
Lê Lập (Phân Viện Thú y miền Trung, Nha Trang), PGS Đỗ Ngọc Liên (Đại học
Quốc gia Hà Nội) cũng như sự động viên, khích lệ của nhiều đồng nghiệp khác
trong và ngoài khoa Chăn nuôi - Thú y, và đặc biệt cám ơn GS Đào Trọng Đạt là
người đã tận tình trong việc hiệu đính bản thảo. Chúng tôi đánh giá cao sự ủng hộ
và tạo điều kiện biên soạn của các thành viên trong gia đình chúng tôi.

Chúng tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến xây dựng từ các thầy giáo,
cô giáo, các em sinh viên và các đồng nghiệp để giáo trình này được hoàn thiện
hơn trong lần tái bản.
TÁC GIẢ

×