Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.98 KB, 24 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là nguyên nhân
gây tử vong hàng thứ tư trên thế giới sau các bệnh tim, ung thư và đột
quỵ não. Mặc dù BPTNMT gây ảnh hưởng chủ yếu tại phổi, song nó
cũng gây ra hoăc phôí hợp với nhiều bệnh lý toàn thân đặc biệt là bệnh
lý tim mạch (BLTM) . Những ảnh hưởng về BLTM do BPTNMT gây
nên và sự kết hợp của BLTM với BPTNMT càng làm tăng thêm mức
độ trầm trọng của bệnh, tăng biến chứng, tăng tỷ lệ tử vong và trong
đó bệnh mạch vành là nguyên nhân hàng đầu của tử vong do bệnh lý
tim mạch. Sự ra đời của phương pháp chụp cắt lớp vi tính động mạch
vành (Computer Tomography-CT) được xem như một giải pháp cho
việc chẩn đoán các tổn thương động mạch vành.
Những nghiên cứu về BPTNMT ở Việt Nam có khá nhiều, đề
cập đến nhiều khía cạnh của bệnh ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính nhưng chưa thấy có công trình nghiên cứu cụ thể và chi
tiết nào về đặc điểm tổn thương động mạch vành ở BPTNMT. Vì
vậy, việc tiếp

tục nghiên cứu đặc điểm BLTM ở bệnh nhân

BPTNMT đặc biệt là nghiên cứu tổn thương động mạch vành trên
phim chụp cắt lớp vi tính ở nhóm có nguy cơ tim mạch cao và mối
liên quan với một số đặc điểm lâm sàng bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cần thiết nhằm
nâng cao sự hiểu biết mối liên quan giữa chúng góp phần tiên lượng,
nâng cao hiệu quả điều trị và giảm tỷ lệ tử vong. Chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu biểu hiện lâm sàng, điện tim, siêu
âm tim và kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ”.




2

1. Mục tiêu của đề tài
1.1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện tim, siêu âm tim một số bệnh lý
tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
1.2. Đánh giá kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành
ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ tim mạch
cao và mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
2.Những đóng góp mới của luận án
- Đã mô tả được đặc điểm lâm sàng, điện tim, siêu âm tim một số
bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Đã đánh giá được kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch
vành và mối liên quan với lâm sàng, cận lâm sàng bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính.
3. Bố cục luận án
Luận án gồm 126 trang, với 4 chương: Đặt vấn đề 02 trang,
Chương 1- Tổng quan: 37 trang, Chương 2- Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu: 24 trang, Chương 3- Kết quả: 34 trang, Chương 4Bàn luận: 28 trang. Kết luận và kiến nghị : 03 trang.
Luận án có 36 bảng, 15 hình, 05 biểu đồ, 05 đồ thị, 03 sơ đồ, 131
tài liệu tham khảo : 51 tiếng Việt, 1 tiếng Pháp và 79 tiếng Anh.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Theo BOLD (The Burden of Obstructive Lung DiseaseChương trình gánh nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) và các
nghiên cứu dịch tễ học lớn khác, ước tính có 385 triệu ca mắc bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính vào năm 2010, với tỷ lệ mắc trên thế giới là



3

11,7%. Trên toàn cầu, có khoảng 3 triệu ca tử vong hàng năm. Với sự
gia tăng tỷ lệ hút thuốc lá tại các nước đang phát triển và già hóa dân
số ở những nước có thu nhập cao, tỷ lệ mắc BPTNMT được dự đoán
sẽ tăng cao trong 30 năm tới và đến năm 2030 có thể đến 4,5 triệu ca
tử vong hàng năm do BMTNMT và các tình trạng liên quan.
Phân loại mức độ nặng ở bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dựa vào
FEV1 sau nghiệm pháp hồi phục phế quản (GOLD 2016)
Ở bệnh nhân có chỉ số FEV1/FVC <0,7
Mức độ RLTK tắc nghẽn
Giá trị FEV1 sau nghiệm pháp hồi phục
GOLD 1 : nhẹ
GOLD 2 : vừa
GOLD 1 : nặng
GOLD 1 : rất nặng

phế quản
FEV1 ≥ 80% trị số lý thuyết
50% ≤ FEV1< 80% trị số lý thuyết
30% ≤ FEV1< 50% trị số lý thuyết
FEV1< 30% trị số lý thuyết

1.2. MỘT SỐ BỆNH LÝ HAY GẶP Ở BỆNH NHÂN BỆNH
PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
Biểu hiện tim mạch ở bệnh nhân BPTNMT rất phong phú và chuỗi
biểu hiện đó đã được công nhận trong vài thập kỷ. BPTNMT làm tăng
nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn 3 lần so với người khỏe mạnh và
tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch khoảng 50% trong tổng số nguyên nhân

gây tử vong ở bệnh nhân BPTNMT. Tỷ lệ tăng áp lực động mạch phổi,
suy tim phải và ảnh hưởng tới tim trái, tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim,
bệnh tim thiếu máu cục bộ ở bệnh nhân BPTNMT cao hơn bệnh nhân
không mắc BPTNMT. Tỷ lệ lưu hành BPTNMT ở bệnh nhân suy tim
thay đổi từ 11% đến 52% ở Mỹ và từ 9% đến 41% ở Châu Âu, trong
khi tỷ lệ mắc bệnh tim ở bệnh nhân BPTNMT thay đổi từ 14% đến
33%.


4

1.3. VAI TRÒ CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY TRONG
ĐÁNH GIÁ TỔN THƯƠNG ĐỘNG MẠCH VÀNH
Chụp động mạch vành chọn lọc được coi là tiêu chuẩn vàng
tham chiếu cho các phương pháp thăm dò không xâm lấn động mạch
vành. Với độ phân giải cao, phương pháp chụp động mạch vành chọn
lọc đã cho những kết quả tổn thương động mạch vành chính xác. Tuy
nhiên phương pháp chụp động mạch vành chọn lọc là một phương
pháp thăm dò chảy máu, có một số tai biến nhất định. Chẩn đoán hình
ảnh như chụp cắt lớp tim và cộng hưởng từ tim là phương pháp được
lựa chọn cho việc phát hiện các bất thường động mạch vành. Chụp cắt
lớp tim đã chỉ ra độ chính xác cao hơn chụp mạch xâm lấn và xác định
đầy đủ chi tiết giải phẫu với độ phân giải thời gian và không gian cao.
Phương pháp chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành đã đáp ứng
được một hình ảnh động mạch vành có độ phân giải thời gian và
không gian cao, đầu dò chuẩn trực và bề dày của lát cắt mỏng hơn làm
tăng tốc độ chụp do đó làm giảm thời gian chụp một cách có ý nghĩa.
Hy vọng rằng trong tương lai phương pháp chụp cắt lớp vi tính động
mạch vành có thể thay thế được hoàn toàn chụp động mạch vành chọn
lọc trong những trường hợp nguy cơ thấp và trung bình.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong số 256 bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính chúng tôi chọn được 162 bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính có bệnh lý tim mạch đủ tiêu chuẩn đưa vào nghiên
cứu, điều trị tại Khoa Nội Hô hấp, Nội Tim mạch và Khoa Hồi sức


5

cấp cứu Nội - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Thời gian nghiên cứu từ
01/2016 đến 10/2018.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân vào nghiên cứu
- Bệnh nhân được chẩn đoán xác định bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính theo GOLD 2016.
- Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có bệnh lý tim
mạch hay gặp: bệnh nhân được chẩn đoán xác định tăng huyết áp
theo JNC 7, suy tim theo Hiệp hội Tim mạch Châu Âu 2012, chẩn
đoán xác định bệnh tim thiếu máu cục bộ, rối loạn nhịp tim.
- Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được chụp cắt lớp
vi tính đa dãy hệ động mạch vành dựa vào chỉ định của Trường môn
Tim mạch Hoa Kỳ ( ACC/AHA 2006) .
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Bệnh nhân không đo được chức năng thông khí phổi, không
được làm điện tim, siêu âm tim, không chụp được được chụp cắt lớp
vi tính đa dãy. Bệnh nhân không đồng ý hợp tác. Bệnh nhân tái nhập
viện trong thời gian nghiên cứu.

2.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nội dung nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm lâm sàng, điện tim, siêu âm tim một số bệnh lý tim
mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Đánh giá kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nguy cơ tim mạch cao và
mối liên quan với một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính .
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.Phương pháp chọn mẫu: thuận tiện.
2.2.2.1. Nghiên cứu lâm sàng
- Thu thập thông tin: Tuổi, giới, tiền sử hút thuốc và thời gian mắc bệnh.


6

- Triệu chứng toàn thân: sốt, tím môi, phù
- Triệu chứng cơ năng: ho, khạc đờm, khó thở.
- Triệu chứng thực thể: co kéo cơ hô hấp, nhịp tim, ran rít, ran ngáy,
gan to…
2.2.2.2. Nghiên cứu cận lâm sàng
Bệnh nhân được làm xét nghiêm máu ( công thức máu và
sinh hóa máu, khí máu), X-quang tim phổi chuẩn, đo chức năng
thông khí phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim và chụp cắt lớp vi tính đa
dãy động mạch vành.
2.3. Thu thập và xử lý số liệu:
- Tất cả các bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu đều được tiến
hành khám lâm sàng, khai thác tiền sử, bệnh sử theo mẫu bệnh án
riêng, làm các xét nghiệm cần thiết ngay khi nhập viện.
- Các dữ liệu nghiên cứu được mã hóa và xử lý dựa trên phần

mềm thống kê y học SPSS 16.0.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và một số bệnh lý
tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
3.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Bảng 3.1. Phân bố theo tuổi và giới tính
Chung

Nhóm tuổi
(n)

Nam

Nữ

n=162 Tỷ lệ% n=121 Tỷ lệ% n=41 Tỷ lệ%

<50

1

0,6

1

0,8

0


0,0

50-59

16

9,9

13

10,7

3

7,3

60-69

49

30,2

39

24,1

10

6,2


70-79

54

33,3

38

23,5

16

9,9

≥80

42

25,9

30

18,5

12

7,4

P


>0,0
5


7

Tuổi trung
72,3 ± 9,8
71,7 ± 9,9
74,3 ± 9,2
bình
Kết quả nghiên cứu cho thấy, độ tuổi trung bình của bệnh
nhân trong nghiên cứu là 72,3± 9,8. Tỷ lệ nam (7 4,7%) gặp nhiều
hơn nữ (25,3%). Tỷ lệ nam/nữ là 3/1.
Bảng 3.5. Triệu chứng thực thể
Triệu chứng thực thể
Lồng ngực hình thùng
Co kéo cơ hô hấp
Tím môi - đầu chi
Phù chân
Tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên
Gan to
Phản hồi gan tĩnh mạch cổ (+)
Mạch nhanh (> 100lần/phút)
Nhịp thở > 20 lần/phút
Huyết áp tăng
Thổi tâm thu ổ van 3 lá
T2 mạnh, tách đôi ổ van ĐMP
Dấu hiệu Hartzer (+)
Ran rít, ngáy

Ran nổ, ẩm
Nghe phổi
Rì rào phế
nang giảm

n = 162
89
155
107
34
63
56
56
118
158
136
23
27
23
117
79

Tỷ lệ (%)
54,9
95,7
66,0
21,0
38,9
34,6
34,6

72,8
97,5
84,0
14,2
16,7
14,2
72,2
48,8

82

50,6

Kết quả ở bảng 3.5 cho thấy, có tới 97,5 % bệnh nhân nhịp
thở nhanh và có 95,7% bệnh nhân có co kéo cơ hô hấp. Đây là 2 triệu
chứng thực thể chiếm tỷ lệ cao nhất. Tiếp đến là tăng huyết áp
(84,0%), mạnh nhanh chiếm 72,8%, dấu hiệu hình thùng chiếm tỷ lệ
54,9%. Tỷ lệ bệnh nhân nghe phổi có ran rít, ngáy chiếm tỷ lệ cao
nhất (72,2%), tiếp đến là rì rào phế nang giảm ( 50,6%) và ran ẩm, nổ
(48,8%).Tỷ lệ bệnh nhân có tĩnh mạch cổ nổi tự nhiên, phản hồi gan


8

tĩnh mạch cổ (+) và gan to là tương tự nhau (38,9%; 34,6% ).
3.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng
3.1.2.1. Kết quả điện tâm đồ
Bảng 3.10. Kết quả điện tâm đồ
Biểu hiện điện tim


Kết quả
n=162

Tỷ lệ (%)

Dầy nhĩ phải

23

14,2

Dầy thất phải

36

22,2

Dày nhĩ phải + dày thất phải

11

6,8

Dày nhĩ trái

21

13,0

Dày thất trái


16

9.9

NTT nhĩ

2

1,2

NTT thất

3

1,9

Nhịp nhanh trên thất

3

1,9

Rung nhĩ

11

6,8

86


53,1

Bloc nhánh phải

49

30,2

Bloc nhánh trái

3

1,9

Bloc A-V cấp I

2

1,2

Loạn nhịp

Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Rối loạn dẫn
truyền

Tỷ lệ bệnh nhân có dày nhĩ phải là 14,2% và dày thất phải là
22,2%; dày nhĩ trái trên điện tâm đồ là 13% và dày thất trái chiếm tỷ
lệ 9,9%; rung nhĩ chiếm 6,8%; bệnh tim thiếu máu cục bộ chiếm tỷ lệ

53,1%; block nhánh phải là 30,2% và bloc nhánh trái là 1,9%.


9

3.1.2.2. Kết quả siêu âm tim
Bảng 3.11. Kết quả một số chỉ số siêu âm tim
Chỉ số siêu âm tim
Đường kính thất
phải (mm)
Dd (mm)
EF(%)

Tăng
Không tăng
Tăng
Không tăng
Giảm (<50%)
Không giảm

n=162

Tỷ lệ (%)

58
104
15
147
21
141


35,8
64,2
9,3
90,7
13,0
87,0

± SD
22,1 ± 4
43,5 ± 6,9
67,4 ± 11,8

Kết quả bảng 3.11 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính có đường kính thất phải tăng là 35,8%. Giá trị trung bình của
đường kính thất phải là 22,1 ± 4 mm. Tỷ lệ bệnh nhân có Dd tăng là
9,3%, giá trị trung bình của Dd là 43,5 ± 6,9 mm.Tỷ lệ bệnh nhân có
EF giảm là 13%, giá trị trung bình của EF là 67,4 ± 11,8
3.1.3. Tỷ lệ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Bảng 3.15. Tỷ lệ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính
Các loại bệnh lý tim mạch

n=162

Tỷ lệ%

Rối loạn nhịp tim


73

45,1

Tăng huyết áp

136

84,0

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

86

53,1

Suy tim

82

50,6

Bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có rối loạn nhịp tim
chiếm tỷ lệ 45,1%, tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 84%,có bệnh tim thiếu


10

máu cục bộ là 53,1%, suy tim chiếm tỷ lệ 50,6%.
3.2. Đặc điểm hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành

3.2.1. Số lượng nhánh động mạch vành tổn thương

18
02

52
29

BÌnh thường
1 nhánh
2 nhánh
3 nhánh

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo số lượng nhánh động mạch
vành tổn thương
Kết quả ở biểu đồ 3.3 cho thấy chỉ có 1 bệnh nhân có động
mạch vành bình thường(1,8%). Có 29 bệnh nhân hẹp 1 nhánh động
mạch vành (51.8%). Tỷ lệ bệnh nhân có hẹp 2 nhánh động mạch
vành là 28,6%( 16 bệnh nhân) và hẹp cả 3 nhánh chiếm 17,9% (10
bệnh nhân).
3.2.2. Phân bố vị trí và mức độ tổn thương động mạch vành


11
70
60
50
40
30
20

10
0

60.7
35.7

30.4

10.7
1.8
Hẹp chung

LM

RCA

LAD

LCX

Biểu đồ 3.4. Phân bố vị trí nhánh tổn thương
Tỷ lệ bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có hẹp động
mạch vành chung chiếm 60,7%. Trong đó hẹp nhánh LAD là 35,7%,
tiếp theo là RCA (30,4%), hẹp LCX là 10,7%. Chỉ có 1,8% bệnh
nhân có hẹp LM .
Bảng 3.27. Mức độ hẹp của các nhánh động mạch vành
Không hẹp
Đoạn mạch

n


LM
LADI
LADII
LADIII
LCXI
LCXII
LCXIII
RCAI
RCAII
RCAIII

48
26
27
49
42
38
53
37
29
48

Tỷ lệ
(%)
85,7
46,4
48,2
87,5
75,0

67,9
94,6
66,1
51,8
85,7

Hẹp < 50%
n
7
16
13
2
9
12
2
9
13
2

Tỷ lệ
(%)
12,5
28,6
23,2
3,6
16,1
21,4
3,6
16,1
23,2

3,6

Hẹp 50-70%
n
0
8
9
1
3
4
0
3
4
0

Tỷ lệ
(%)
0
14,8
16,1
1,8
5,4
7,1
0
5,4
7,1
0

Hẹp ≥ 70%
n

1
6
7
4
2
2
1
7
10
6

Tỷ lệ
(%)
1,8
10,7
12,5
7,1
3,6
3,6
1,8
12,5
17,9
10,7

Mức độ hẹp > 50% động mạch vành gặp nhiều nhất ở LAD
II (16,1%), tiếp đến là LAD I (14,8%), sau đó là RCA II, LCX II
cùng chiếm tỷ lệ là 7,1% và RCA I, LCX I cùng chiếm tỷ lệ là


12


5,4%. Không gặp hẹp động mạch vành nào ở LM, LCX III và RCA
III.
Mức độ hẹp ≥ 70% động mạch vành gặp nhiều nhất ở RCA II
(17,9%), tiếp đến là LAD II, RCA I cùng chiếm tỷ lệ là 12,5% và
LAD I (10,7%). Tỷ lệ thấp nhất là LM (1,8%).
Bảng 3.30. Liên quan giữa vị trí nhánh động mạch vành tổn
thương với giai đoạn bệnh
Vị trí nhánh
ĐMV tổn
thương
LM

Giai đoạn bệnh (n=56)
Giai đoạn II
Giai đoạn III
Giai đoạn IV
n=31
Tỷ lệ
n=16
Tỷ lệ
n=9
Tỷ lệ
(%)
(%)
(%)
1
3,2
0
0

0
0

RCA

11

35,5

7

43,8

3

33,3

LAD

13

41,9

5

31,3

4

44,5


LCX

6

19,4

4

25

2

22,2

Kết quả bảng 3.30 cho thấy, số bệnh nhân bị hẹp động mạch
vành giai đoạn II là 31/56 bệnh nhân (55,4%), giai đoạn III là 16/56
bệnh nhân (28,6%) và giai đoạn IV là 9/56 bệnh nhân (16,1%). Hẹp
nhánh LAD hay gặp nhất ở giai đoạn II và giai đoạn IV của bệnh
( 41,9% và 44,5%), tiếp đến là giai đoạn III (31,3%). Hẹp nhánh
RCA hay gặp nhất ở giai đoạn III của bệnh (43,8%), tiếp theo là giai
đoạn II và giai đoạn IV (35,5% và 33,3%). Hẹp nhánh LCX hay gặp
nhất ở giai đoạn III và giai đoạn IV (25% và 22,2%). Hẹp nhánh LM
chỉ gặp ở giai đoạn II của bệnh (3,2%), không có bệnh nhân nào có


13

tổn thương ở giai đoạn III và giai đoạn IV.
Bảng 3.31. Liên quan giữa vị trí nhánh động mạch vành tổn thương

với phân nhóm bệnh
Vị trí
nhánh
ĐMV tổn
thương
LM
RCA
LAD
LCX

Phân nhóm bệnh (n=56)
B
C
n
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
(%)
(%)
8
6
42,9
57,1
17
12 36,4
51,5
23 56,1
15 36,6
11 50,0
9

40,9

A
n

%

0
0
0
0

0
0
0
0

n
0
4
3
2

D
Tỷ lệ
(%)
0
12,1
7,3
9,1


Kết quả bảng 3.31cho thấy: hẹp nhánh RCA hay gặp nhất
ở nhóm B (51,5%), tiếp theo là nhóm C (36,4%), nhóm D chiếm
12,1%. Hẹp nhánh LAD hay gặp nhất ở nhóm B (56,1%), tiếp theo là
nhóm C (36,6%), nhóm D chỉ chiếm 7,3%. Tương tự, hẹp nhánh
LCX hay gặp nhất ở nhóm B (50,0%), tiếp theo là nhóm C (40,9%),
nhóm D chỉ chiếm 9,1%. Hẹp nhánh LM hay gặp nhất ở nhóm B
(57,1%), tiếp theo là nhóm C (42,9%), không có hẹp ở nhóm D.
Bảng3.34. Liên quan giữa vị trí nhánh động mạchvành tổn thương
với hình ảnh Xq- phổi
Hình ảnh Xq
n=56
n
Khí phế thũng
Dày thành phế quản
Hình ảnh phổi bẩn
Tái phân bố mạch

1
1
1
1

máu
Tim hình giọt nước

0

Vị trí nhánh động mạch vành tổn thương
LM

RCA
LAD
LCX
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
n
Tỷ lệ
(%)
(%)
(%)
(%)
1,8
17
30,4
20
35,7
6
10,7
1,8
17
30,4
20
35,7
6
10,7
1,8
14

25
16
28,6
6
10,7
1,8
14
25
16
28,6
6
10,7
0

3

5,4

6

10,7

0

0


14

Chỉ số tim/ lồng ngực


1

1,8

6

10,7

6

10,7

4

7,2

> 50%
Kết quả bảng 3.34 cho thấy, trong các tổn thương trên hình
ảnh X-quang ngực thì bệnh nhân có tổn nhánh RCA và LAD có hình
ảnh khí phế thũng và dày thành phế quản tỷ gặp cao nhất (30,4% và
35,7%), tiếp đến là hình ảnh phổi bẩn và tái phân bố mạch máu (25%
và 28,6%).
Tổn thương hẹp ĐMV ở nhánh LCX và LM tỷ lệ gặp ở các
hình ảnh X- phổi đương nhau.
Bảng 3.35. Liên quan giữa vị trí nhánh động mạch vành tổn
thương với đường kính thất phải, Dd, EF trên siêu âm
Chỉ số siêu âm tim
n=56


Đường
kính thất
phải
(mm)
Dd (mm)

EF(%)

LM

Vị trí nhánh ĐMV tổn thương
RCA
LAD

LCX

n

Tỷ lệ
(%)

n

Tỷ lệ
(%)

n

Tỷ lệ
(%)


n

Tỷ lệ
(%)

Tăng

25

44,6

10

17,9

7

12,5

23

41,1

Không tăng

31

55,4


44

78,6

32

57,1

7

12,5

Tăng

9

16,1

18

32,1

4

7,2

9

16,1


Không tăng

46

82,1

21

37,5

32

57,1

41

73,2

Giảm
(<50%)

10

17,9

8

14,3

6


10,7

10

17,9

Không giảm

44

78,6

31

55,4

30

53,6

40

71,4

Kết quả bảng 3.35 cho thấy, tổn thương các nhánh LM,
LAD và LCX hình ảnh hay gặp nhất trên siêu âm tim là đường kính


15


thất phải tăng ( 44,6%, 12,5% và 41,1%) và hình ảnh Dd tăng , EF
giảm gặp tương tự nhau. Riêng tổn thương nhánh RCA hay gặp nhất
trên siêu âm tim là Dd tăng (32,1%), tiếp đến là đường kính thất phải
tăng (17,9%) và EF giảm (14,3%).
Bảng 3.36. Liên quan giữa vị trí nhánh động mạch vành tổn
thương với áp lực động mạch phổi tâm thu tâm thu trên siêu âm
Áp lực động mạch phổi
tâm thu
n=56

Vị trí nhánh động mạch vành tổn thương
LM
RCA
LAD
LCX
n

n

0

Tỷ lệ
(%)
0

Nhẹ
(> 30 - 40 mmHg)
Vừa
(> 40 - 70 mmHg)


0

Nặng
(> 70 mmHg)

Không tăng

Tăng
(n=31)

ALĐMPtt trung bình
(mmHg) (

n

0

Tỷ lệ
(%)
0

0

2

0

0


0

0

35,8±13,0

n

0

Tỷ lệ
(%)
0

0

Tỷ lệ
(%)
0

3,6

4

7,2

0

0


6

10,7

11

19,6

1

1,8

0

0

0

0

0

0

36,1±14,0

34,9±12,1

37,7±18,6


± SD)

Kết quả ở bảng 3.36 cho thấy , tổn thương nhánh LM
không gặp tăng ALĐMPtt. Tổn thương nhánh RCA và LAD hay gặp
nhất là tăng ALĐMPtt mức độ vừa (10,7% và 19,6%) và vừa, tiếp
theo là tăng ALĐMPtt mức độ nhẹ (3,6% và 7,2%). Tổn thương
nhánh LCX gặp ở bệnh nhân tăng ALĐMPtt mức độ vừa ở tỷ lệ thấp
(1,8%). Và có ALĐMPtt trung bình cao nhất (37,7±18,6 mmHg).
Chương 4
BÀN LUẬN


16

4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Đặc điểm lâm sàng
Các triệu chứng thực thể: kết quả nghiên cứu của chúng tôi
(bảng 3.5) thấy triệu chứng hay gặp: lồng ngực hình thùng (54,9%); co
kéo cơ hô hấp (95,7%) ; ran ngáy, ran rít (72,2%) . Như nhận xét của
nhiều tác giả khác như Nguyễn Chính Diện, Nguyễn Thị Kim Oanh.
Tím môi - đầu chi có 107/162 bệnh nhân (66,0%), đây là triệu chứng
thường gặp trong đợt cấp do bệnh nhân có suy hô hấp. Nhịp thở > 20
lần/phút chiếm đa số 158/162 bệnh nhân (97,5%) như nhận xét của
Nguyễn Thị Kim Oanh 92/100 bệnh nhân (92%) .Tăng huyết áp
chúng tôi gặp 136/162 bệnh nhân (84%), cao hơn tỷ lệ mắc chung
trong dân số Việt Nam vì đối tượng nghiên cứu là bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính phần lớn hút thuốc lá - yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim
mạch và lứa tuổi hay gặp ≥ 60 tuổi- là tuổi có tỷ lệ mắc bệnh huyết
áp cao hơn.
4.1.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Dày nhĩ phải, dày thất phải, dày nhĩ phải + thất phải có
70/162 bệnh nhân (chiếm 43,2%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với
Nguyễn Thị Thuý Nga (35,8%) và Stolz D 76/167 bệnh nhân (45,5%)
và thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Chính
Diện 72/102 bệnh nhân (chiếm 70,6%). Có thể giải thích là các tác
giả này không nghiên cứu ở những bệnh nhân có loạn nhịp tim, bệnh
van tim, bệnh cơ tim, bệnh thiếu máu cơ tim kèm theo.Loạn nhịp
chúng tôi gặp 19/162 bệnh nhân chiếm 11,7%, trong đó loạn nhịp
nhanh trên thất 3/162 bệnh nhân (1,9%), rung nhĩ 11/162 bệnh nhân
(6,8%). Theo Shih H.T và CS khi khảo sát loạn nhịp trên điện tim lưu
động ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có 69% loạn nhịp
trên thất trong đó: 83% ngoại tâm thu thất, 22% nhịp nhanh
thất .Bệnh tim thiếu máu cục bộ thường phối hợp với bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính vì thường xảy ra ở người có hút thuốc lá. Trong
nghiên cứu của chúng tôi có 86/162 bệnh nhân (53,1%). Kết quả này


17

cao hơn nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh với tỷ lệ này là 12%.
Mapel D.W khi so sánh nhóm bị COPD có 33,6% trường hợp bệnh
tim thiếu máu cục bộ cao hơn nhóm không bị COPD (27,1%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.11): phân số tống máu
EF(%): trong số 162 BN SA tim thì chỉ 21/162 BN (13,0%) có EF
giảm dưới 50%. Trị số trung bình 67,4 ± 11,8. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi tương tự với Ngô Quí Châu và cộng sự 19/102 bệnh nhân
(18,6%), trị số trung bình là 61,44 ± 8,89, Hoàng Đức Bách và cộng sự
với 9/40 bệnh nhân (22,5%), trị số trung bình là 59,79 ± 15,45 và cũng
tương tự nghiên cứu của Sin D.D. và cộng sự. Kết quả của chúng tôi
thấp hơn kết quả nghiên cứu của Abroug F. và cộng sự (tỷ lệ bệnh nhân

bị BPTNMT có kết hợp với suy thất trái chiếm 31,1%), có lẽ vì các tác
giả này đánh giá kết quả gồm cả suy tâm trương, trong khi đó chúng
tôi chỉ đánh giá được suy thất trái tâm thu.
Đường kính thất phải: đây là chỉ số hay sử dụng đánh giá
hình thái thất phải, giá trị trung bình đường kính ngang thất phải tăng
trong nghiên cứu của chúng tôi là 22,1 ± 4, có đường kính thất phải
tăng. Kết quả của chúng tôi tương tự Nguyễn Thị Thuý Nga với giá
trị trung bình 23,2 ± 4,2 mm và Ngô Quý Châu và cộng sự (22,96 ±
3,94 mm).
Đường kính tâm trương thất trái (Dd): giá trị trung bình trong
nghiên cứu của chúng tôi là 43,5 ± 6,9 mm , kết quả tương tự nghiên
cứu của Ngô Quí Châu và cộng sự (41,9 ± 6,24 mm) và Nguyễn Cửu
Long (41,72 ± 7,85mm).


18

4.1.3. Tỷ lệ bệnh lý tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính
Nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.15 thấy rằng, trong các
bệnh lý tim mạch thì tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao nhất (84%), tiếp
theo là bệnh tim thiếu máu cục bộ (53,1%) , rối loạn nhịp tim chiếm
tỷ lệ 45,1%, suy tim chiếm tỷ lệ 50,6%..
Tỷ lệ tăng huyết áp trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn
các tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh có 37/100 bệnh nhân (37%) do
hiện nay tình trạng xơ vữa mạch máu, thừa cân là nguyên nhân
thường gặp và ngày càng gia tăng. Tỷ lệ rối loạn nhịp tim của chúng
tôi thấp hơn với nhận xét của tác giả Nguyễn Thị Kim Oanh có
76/100 bệnh nhân (76%). Điều này là do chúng tôi không chọn bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có nhịp nhanh xoang. Vì bệnh

nhân khi vào viện có thể có sốt , khó thở và có bệnh nhân được điều
trị thuốc Salbutamol làm tăng nhịp tim nhưng nhịp tim nhanh này
không phải do bệnh lý tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh tim thiếu máu cục
bộ trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Oanh (12%) là do bệnh tim thiếu máu cục bộ
thường gặp ở bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, nguyên
nhân do hậu quả của bệnh mạch vành để lại, do xơ vữa động mạch,
thiếu oxy mãn tính ở những bệnh nhân nặng gây nên. Tỷ lệ suy tim
trong nghiên cứu của chúng tôi là 50,6%, tương tự của tác giả Ngô
Quý Châu và Nguyễn Chính Điện (40,1%) vì cùng nghiên cứu bệnh
tim mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhưng cao hơn
kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Oanh (22%) vì đối tượng
nghiên cứu của các tác giả này không phải bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính. Suy tim phải và suy tim toàn bộ là hậu quả tất yếu của bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính và thường gặp ở giai đoạn nặng và rất nặng
của bệnh.
4.2. Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch ở bệnh nhân
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính


19

4.2.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo số lượng nhánh động mạch
vành tổn thương
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy (biểu đồ 3.3) chỉ có
1,8% bệnh nhân có động mạch vành bình thường. Phần lớn bệnh nhân
có hẹp 1 nhánh động mạch vành (51.8%). Tỷ lệ bệnh nhân có hẹp 2
nhánh động mạch vành là 28,6% và hẹp cả 3 nhánh chiếm 17,9%. Nhận
xét này không giống như nhận xét của Phạm Việt Hà khi nghiên cứu tổn
thương động mạch vành ở bệnh nhân đái tháo đường: đa số bệnh nhân

có tổn thương  2 nhánh trong đó tổn thương 2 nhánh chiếm 32,3%
(21/65), tổn thương 3 nhánh chiếm 21,5% (14/65). Điều này dễ hiểu là
do đặc điểm tổn thương mạch vành trong bệnh đái tháo đường là tổn
thương lan tỏa, hỗn hợp (gồm cả các tổn thương xơ vữa mềm, xơ vữa
hỗn hợp, xơ vữa vôi hóa).
4.2.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo vị trí nhánh động mạch
vành tổn thương
Trong nghiên cứu của chúng tôi , tỷ lệ bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính được khảo sát chụp cắt lớp vi tính đa dãy có hẹp
động mạch vành chung chiếm 60,7%. Trong đó hẹp nhánh LAD hay
gặp nhất, chiếm tỷ lệ là 35,7%, tiếp theo là RCA (30,4%). Tỷ lệ bệnh
nhân có hẹp LCX là 10,7%. Chỉ có 1,8% bệnh nhân có hẹp LM (biểu
đồ 3.4). Kết quả này phù hợp với Vũ Kim Chi trong nghiên cứu giá
trị chụp CT 64 dãy đánh giá các tổn thương của động mạch vành: tổn
thương hay gặp nhất là LAD 102/121 (84,2%), tiếp theo là RCA
57/121 (47,1%), LCX 55/121 (45,4%) và LM chiếm tỷ lệ thấp nhất
10/121 (8,2%). Tuy nhiên tỷ lệ gặp các nhánh cao nhiều hơn so với
chúng tôi có thể là do số lượng bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi ít
hơn (56 bệnh nhân so với 121 bệnh nhân).
4.2.3. Mức độ hẹp của các nhánh động mạch vành trên chụp cắt lớp
vi tính đa dãy
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.27 thấy:
* Thân chung động mạch vành trái(LM):


20

Trong nghiên cứu của chúng tôi có hẹp thân chung ở các mức
độ khác nhau trên CT 384 dãy là 8/56 bệnh nhân (14,3%) trong đó
có 1 ca hẹp trên 70% khẩu kính lòng mạch, chiếm tỷ lệ 1,8%. Nghiên

cứu của Phạm Việt Hà trên bệnh nhân đái tháo đường cho thấy tỷ lệ
tổn thương LM là 30,8%, trong đó có 4,6% hẹp >50% và 3,1% hẹp
>70%. Có lẽ sự khác biệt giữa nghiên cứu của chúng tôi và Phạm
Việt Hà có thể do số lượng bệnh nhân của chúng tôi ít hơn và do
nghiên cứu tổn thương động mạch vành trên 2 đối tượng khác nhau là
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và đái tháo đường.
* Các nhánh chính của động mạch vành:
Trong nghiên cứu của chúng tôi với mức độ hẹp 50% tỷ lệ
hẹp nhiều nhất ở LAD II (16,1%) và LAD I (14,8%) rồi tới RCA II,
LCX II đều chiếm tỷ lệ 7,1% và RCA I, LCX I đều chiếm tỷ lệ 5,4%.
Đặc điểm tổn thương trong nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung là
phù hợp với kết luận của nghiên cứu của Vũ Kim Chi (năm 2013) với
mức độ hẹp 50% thì tỷ lệ hẹp nhiều nhất LAD II (55,3%), LAD I
(50,4%), RCA II (31,4%), LCX II (30,5%) và Phạm Việt Hà với tỷ lệ
hẹp cao nhất là LAD I (18,5%) rồi tới RCA II (10,8%), LCX II
(10,8%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi với mức độ hẹp 70% tỷ lệ
hẹp nhiều nhất ở RCA II (17,9%), tiếp đến là LAD II và RCA I đều là
12,5%, sau đó là LAD I và RCA III đều là 10,7%. Tỷ lệ thấp nhất là
LM và LCX III (1,8%). Kết quả này khác với Phạm Việt Hà hẹp
nhiều nhất LAD II (47,7%) và RCA I (30,8%) rồi tới LAD I (26,2%),
LCX II (15,4). Tác giả Vũ Kim Chi cũng gặp nhiều nhất ở LAD II
(55,3%), LDA I (50,4%), tiếp theo là RCA II (31,4%), LCX II (30,5).
Như vậy tình trạng hẹp nặng cần can thiệp xuất hiện chủ yếu ở các
nhánh lớn của hệ động mạch vành, theo thứ tự từ động mạch liên thất
trước rồi đến động mạch vành phải và động mạch mũ.
Nghiên cứu về hẹp động mạch vành ở các giai đoạn của bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính ( bảng 3.30) cho thấy: giai đoạn II gặp tỷ lệ



21

hẹp động mạch vành cao nhất (55,4%) tiếp đến là giai đoạn III
(28,6%) và giai đoạn IV có tỷ lệ thấp nhất (16,1%). %). Hẹp nhánh
LAD hay gặp nhất ở giai đoạn II và giai đoạn IV của bệnh ( 41,9% và
44,5%), tiếp đến là giai đoạn III (31,3%). Hẹp nhánh RCA hay gặp
nhất ở giai đoạn III của bệnh (43,8%), tiếp theo là giai đoạn II và giai
đoạn IV (35,5% và 33,3%). Hẹp nhánh LCX hay gặp nhất ở giai đoạn
III và giai đoạn IV (25% và 22,2%). Hẹp nhánh LM chỉ gặp ở giai
đoạn II của bệnh (3,2%), không có bệnh nhân nào có tổn thương ở
giai đoạn III và giai đoạn IV.
Nghiên cứu về vị trí nhánh động mạch vành tổn thương với
phân nhóm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (bảng 3.31) cho thấy: tổn
thương ĐMV không gặp ở nhóm A. Tổn thương hẹp ĐMV nhánh
RCA, LAD, LCX và LM gặp nhiều nhất ở nhóm B, tiếp đến là nhóm
C, nhóm D gặp ít nhất. Điều này dễ hiểu vì đã có các nghiên cứu mối
liên quan giữa BPTNMT và BMV, BPTNMT càng nặng càng vôi hóa
nhiều và tổn thương ĐMV nặng hơn. Riêng nhóm D tỷ lệ gặp tổn
thương ĐMV thấp vì đây là nhóm nguy cơ rất cao, nhiều triệu chứng,
nhiều đợt cấp trong 12 tháng và thường phải nhập viện điều trị tại
khoa Hồi sức tích cực nên bệnh nhân nhóm này ít, chưa phản ánh
được chính xác tỷ lệ tổn thương ĐMV ở bệnh nhân BPTNMT.
Tương tự với kết quả sinh hóa máu và đo chức năng hô hấp,
kết quả ở bảng 3.34 cho thấy, tổn thương nhánh RCA và LAD hay
gặp nhất trên hình ảnh X- quang là khí phế thũng và dày thành phế
quản, tiếp theo là hình ảnh phổi bẩn và tái phân bố mạch máu. Tỷ lệ
tổn thương 2 nhánh LM và LCX trên hình ảnh X- quang gặp tương
đương nhau.
Tóm lại, nghiên cứu của chúng tôi đã xác định được liên
quan giữa sinh hóa máu, khí máu, CNTK phổi và X-quang ngực thấy



22

tổn thương của hẹp ĐMV chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là 2 nhánh LAD
và RCA.
Riêng về mối liên quan giữa kết quả SA tim với hẹp ĐMV ở
bảng 3.35 cho thấy đa số các chỉ số đo được trên SA tim không giống
như kết quả của hẹp ĐMV ở sinh hóa máu, khí máu và X-quang
ngực. Nghiên cứu của chúng tôi trên SA tim cho thấy : tổn thương
các nhánh LM, LAD và LCX có hình ảnh hay gặp nhất trên siêu âm
tim là đường kính thất phải tăng ( 44,6%, 12,5% và 41,1%) và hình
ảnh Dd tăng , EF giảm gặp tương tự nhau. Riêng tổn thương nhánh
RCA hay gặp nhất trên siêu âm tim là Dd tăng (32,1%), tiếp đến là
đường kính thất phải tăng (17,9%) và EF giảm (14,3%).
Kết quả ở bảng 3.36 cho thấy, tổn thương nhánh RCA và
LAD hay gặp nhất ở bệnh nhân có tăng ALĐMPtt mức độ vừa, tiếp
đến là tăng ALĐMPtt mức độ nhẹ. Bệnh nhân có tổn thường nhánh
LCX có ALĐMPtt trung bình cao nhất (37,7±18,6 mmHg) , tiếp theo
là nhánh RCA (36,1±14 ) và thấp nhất ở những bệnh nhân có tổn
thường nhánh LAD (34,9±12,1 mmHg).

KẾT LUẬN
1.Đặc điểm lâm sàng, điện tim, siêu âm tim và một số bệnh lý tim
mạch ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- Tỷ lệ các bệnh lý tim mạch hay gặp ở bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính: tăng huyết áp( 84%), rối loạn nhịp tim( 45,1%), bệnh tim
thiếu máu cục bộ (53,1%), tâm phế mạn (46,3%), suy tim (50,6%).
- Điện tâm đồ : Rung nhĩ 6,8%, bệnh tim thiếu máu cục bộ 53,1%,
block nhánh phải là 30,2% và bloc nhánh trái là 1,9%.

- Siêu âm tim :siêu âm tim có giá trị chẩn đoán suy tim phải:
đường kính thất phải tăng trên siêu âm tim là 35,8% và EF giảm là


23

13%.
2.Kết quả chụp cắt lớp vi tính đa dãy động mạch vành ở bệnh
nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2.1.Các tổn thương của động mạch vành ở bệnh nhân bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính
- Có 51.8% bệnh nhân có hẹp 1 nhánh động mạch vành, có
28,6% hẹp 2 nhánh động mạch vành và hẹp cả 3 nhánh là 17,9%.
- Hẹp động mạch vành chung 60,7%, nhánh LAD 35,7%;
RCA30,4%; LCX 10,7% và 1,8% có hẹp LM.
- Tổn thương động mạch vành mức độ hẹp và mức độ vôi
hóa đều có tổn thương nhánh động mạch liên thất trước (LAD)
chiếm phần nhiều nhất, sau đó là động mạch vành phải (RCA) và tổn
thương động mạch mũ (LCX) chiếm tỷ lệ thấp hơn. Thấp nhất là
nhánh thân chung động mạch vành trái (LM).
2.2. Mối liên quan giữa tổn thương động mạch vành trên chụp cắt
lớpvi tính đa dãy với lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính
Xác định được liên quan giữa tổn thương động mạch vành với lâm
sàng và cận lâm sàng ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tỷ
lệ gặp cao nhất vẫn là 2 nhánh LAD và RCA. Riêng các chỉ số đo
được trên siêu âm tim (đường kính thất phải, Dd, EF, áp lực động
mạch phổi tâm thu) không cho kết quả như trên.
Xác định được tổn thương hẹp động mạch vành ảnh hưởng lớn
đến mức độ nặng, trầm trọng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và

bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhcàng nặng thì tổn thưởng hẹp động
mạch vành càng nhiều càng nhiều.
KIẾN NGHỊ

Bệnh lý tim mạch hay gặp trong đa số bệnh nhân bị bệnh
phổi tắc nghẽn mạn tính. Vì vậy, việc khám và làm các xét nghiệm


24

toàn diện để phát hiện các biểu hiện bệnh lý tim mạch phối hợp ở
bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là rất cần thiết góp phần cho
chẩn đoán, theo dõi, điều trị và tiên lượng bệnh.
Cần tiếp tục tiến hành nghiên cứu với số bệnh nhân lớn hơn
nhằm mô tả chi tiết hơn tổn thương động mạch vành trên phim chụp
cắt lớp vi tính đa dãy và khẳng định thêm mối liên quan với một số
đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính.



×