Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

khảo sát tỷ lệ mắc bệnh gumboro do infectious bursal disease virus IBDV gây ra ở gà nuôi tại xã vĩnh ngọc, huyện đông anh, hà nội và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài, cùng với sự nỗ lưc của
bản thân, tôi đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình, sự động viên khích lệ của gia
đình, bạn bè và người thân. Nhân dịp hoàn thành khóa luận cho phép tôi gửi lời
cảm ơn tới toàn thể các Thầy, Cô trong Khoa Thú Y-Học Viện Nông Nghiệp Việt
Nam đã trang bị cho tôi những kiến thức chuyên ngành bổ ích và quý báu trong
suốt quá trình học tập vừa qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc tới thầy Lê Văn
Trường ( Giảng viên Bộ môn Vi Sinh Vật-Truyền Nhiễm) đã dành thời gian quý
báu tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới đại lí thuốc thú y
Hoàng Yến đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập và rèn luyện trong
suốt quá trình thực tập.
Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân, bạn
bè, những người đã hết lòng động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi
để tôi được học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các Thầy, Cô trong khoa Thú y-Học Viện
Nông Nghiệp Việt Nam, gia đình chị Hoàng Yến, cùng toàn thể gia đình và bạn
bè sức khỏe, đạt nhiều thành công trong công việc.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày...tháng...năm 2018
Sinh viên

Lương Thị Ngọc


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................i
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU..................................................................................iv


DANH MỤC HÌNH ẢNH.....................................................................................v
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1
1.2 Mục đích của đề tài.........................................................................................2
PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU......................................................................3
2.1 Một số giống gà phổ biến ở Việt Nam............................................................3
2.1.1 Gà Mía..........................................................................................................3
2.1.2. Gà Ác...........................................................................................................3
2.1.3. Gà Ai Cập....................................................................................................4
2.1.4 Gà Ta Lai......................................................................................................6
2.2 Đặc điểm sinh lý của gà..................................................................................7
2.2.1 Nhiệt độ........................................................................................................7
2.2.2 Tần số hô hấp...............................................................................................7
2.2.3 Đặc điểm hệ tiêu hóa....................................................................................7
2.3 Lịch sử và tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro...........................................11
2.3.1 Lịch sử và địa dư bệnh trên thế giới...........................................................11
2.3.2 Tình hình bệnh Gumboro trong nước.........................................................12
2.4 Những hiểu biết chung về Gumboro.............................................................13
2.4.1 Căn bệnh.....................................................................................................13
2.4.2 Dịch tễ học..................................................................................................16
2.4.3 Triệu chứng.................................................................................................18
2.4.4 Bệnh tích.....................................................................................................19
2.4.5 Chẩn đoán...................................................................................................19


2.5 Phòng bệnh....................................................................................................23
2.6 Điều trị...........................................................................................................25
PHẦN III ĐỐI TƯỢNG –NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU...............................................................................27
3.1 Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu....................................................27

3.1.1Đối tượng nghiên cứu..................................................................................27
3.1.2 Địa điểm nghiên cứu..................................................................................27
3.1.3 Thời gian nghiên cứu..................................................................................27
3.2 Nguyên liệu...................................................................................................27
3.3 Nội dung nghiên cứu.....................................................................................27
3.3.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà
Nội.............................................................................................................27
3.3.2 Tình hình chăn nuôi gà tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội........27
3.3.3 Công tác phòng bệnh cho gà tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà
Nội.............................................................................................................27
3.3.4 Tỷ lệ mắc các bệnh thường gặp ở đàn gà nuôi tại xã Vĩnh Ngọc, huyện
Đông Anh, Hà Nội....................................................................................27
3.3.5 Tỷ lệ gà chết do bệnh Gumboro so với các bệnh khác...............................27
3.3.6. Tỷ lệ bệnh Gumboro ở các đàn có và không tiêm vaccine Gumboro.......27
3.3.7Tỷ lệ đàn bệnh Gumboro giữa các hình thức chăn nuôi..............................28
3.3.8. Tỷ lệ đàn gà bệnh Gumboro giữa các giống gà.........................................28
3.3.9. Tỷ lệ gà nhiễm bệnh Gumboro giữa các lứa tuổi......................................28
3.3.10 Một số triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của gà mắc bệnh....................28
3.3.11 Thử nghiệm một số phác đồ phòng trị......................................................28
3.4 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................28
3.4.1 Điều tra tình hình dịch bệnh Gumboro tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông
Anh, Hà Nội..............................................................................................28
3.4.2 Theo dõi triệu chứng và mổ khám bệnh tích..............................................28


3.4.3 Phương pháp thử nghiệm phác đồ phòng trị..............................................28
3.4.4 Xác định tỷ lệ gà mắc bệnh, chết bằng số liệu thống kê............................29
PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................30
4.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội.......30
4.2 Tình hình chăn nuôi gà tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội...........31

4.3 Công tác phòng bệnh cho gà tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội
...................................................................................................................33
4.3.1 Vệ sinh phòng bệnh....................................................................................33
4.3.2 Phòng bệnh bằng vacxin.............................................................................34
4.4 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh Gumboro ở đàn gà nuôi tại xã Vĩnh
Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội...............................................................36
4.4.1 Tỷ lệ mắc một số bệnh thường gặp trên đàn gà nuôi tại xã Vĩnh Ngọc,
huyện Đông Anh.......................................................................................36
4.4.2 Khảo sát tỷ lệ gà chết do bệnh Gumboro so với bệnh khác......................37
4.4.3 Tỷ lệ bệnh Gumboro ở các đàn có và không tiêm vacxin Gumboro..........38
4.4.4 Tỷ lệ đàn gà mắc bệnh Gumboro giữa các hình thức chăn nuôi................39
4.4.5 Tỷ lệ đàn gà bệnh Gumboro giữa các giống gà..........................................39
4.4.6 Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro theo lứa tuổi.................................................40
4.4.7 Một số triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh Gumboro tại xã Vĩnh
Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội...............................................................41
4.4.8 Thử nghiệm một số phác đồ điều trị...........................................................46
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.................................................................47
5.1 Kết luận.........................................................................................................47
5.2 Kiến nghị.......................................................................................................48
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................49


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 4.1 Tổng đàn gà theo quy mô chăn nuôi của xã Vĩnh Ngọc từ năm 2016
đến tháng 9 năm 2018...............................................................................32
Bảng 4.2: Lịch phòng bệnh bằng vacxin cho gà. (Trạm thú y xã Vĩnh Ngọc)....34
Bảng 4.3 Tỷ lệ mắc một số bệnh trên đàn gà tại xã Vĩnh Ngọc..........................36
Bảng 4.4 Tỷ lệ mắc bệnh Gumboro so với bệnh khác.......................................37
Bảng 4.5 Tỷ lệ bệnh Gumboro ở các đàn có và không tiêm vacxin Gumboro

...................................................................................................................38
Bảng 4.6 tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro giữa các hình thức chăn nuôi..................39
Bảng 4.7 Tỷ lệ đàn gà mắc bệnh Gumboro giữa các giống gà............................40
Bảng 4.8 Tỷ lệ gà mắc bệnh Gumboro theo lứa tuổi...........................................40
Bảng 4.9 Một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng của gà mắc bệnh Gumboro. . .42
Bảng 4.10 Bệnh tích của gà mắc bệnh Gumboro...............................................43
Bảng 4.11 Kết quả điều trị bệnh Gumboro giữa hai phác đồ..............................46


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Gà mía....................................................................................................3
Hình 2.2 Gà Ác......................................................................................................4
Hình 2.3 Gà Ai Cập...............................................................................................5
Hình 2.4 Gà Ta Lai................................................................................................6
Hình 2.5 Myvac gumboro plus............................................................................24
Hình 2.6 IBD UPM 93.......................................................................................24
Hình 4.1 Mô hình chăn nuôi gà tại xã Vĩnh Ngọc..............................................31
Hình 4.2 Đàn gà nuôi tại xã Vĩnh Ngọc..............................................................32
Hình 4.3 Xuất huyết cơ đùi.................................................................................44
Hình 4.4 Thận sưng.............................................................................................44
Hình 4.5 Túi fabricius sưng to.............................................................................45
Hình 4.6 Hậu môn đưa ra ngoài..........................................................................45


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Việt Nam là một nước nông nghiệp có truyền thống lâu đời. Trong nông
nghiệp, song song với trồng trọt là chăn nuôi, và ngành chăn nuôi hiện đang giữ
vai trò hết sức quan trọng, góp phần vào việc phát triển kinh tế nông nghiệp và

nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đặc biệt ngành chăn nuôi gia cầm
được quan tâm hàng đầu, đang dần trở thành ngành sản xuất hàng hóa vì nó có
khả năng đáp ứng nhanh nhu cầu về trứng và thịt. Hơn nữa, sản phẩm từ trứng
và thịt của gia cầm có giá trị dinh dưỡng, tỷ lệ protein cao, chứa nhiều nguyên
tố vi lượng tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, các sản phẩm từ gia cầm ngày
càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Không những thế chăn nuôi còn giải
quyết được một phần lớn lao động không có việc làm. Chăn nuôi cung cấp thực
phẩm cho nhu cầu trong nước và sản phẩm chăn nuôi là nguồn hàng xuất khẩu
mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Cũng chính vì thế mà nó đòi hỏi
các nhà khoa học phải đầu tư nghiên cứu để tạo ra con giống chất lượng cao,
nguồn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, chuồng trại phù hợp và hạn chế tối đa dịch
bệnh xảy ra.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy lượng gà ngành chăn nuôi
đang trên đà tăng trưởng: tổng đàn 2017 là hơn 295 triệu con, tăng 6,5% so với
năm 2016, trong đó gà lấy thịt chiếm tới 77,5% tổng đàn của cả nước. Để chăn
nuôi gia cầm lấy trứng hay thịt đạt hiệu quả năng suất cao thì vấn đề phòng và
trị bệnh luôn được quan tâm hàng đầu vì dịch bệnh xảy ra là nguyên nhân chủ
yếu làm ảnh hưởng đến chi phí chăn nuôi và giá thành sản phẩm. Một số bệnh
thường gặp trong chăn nuôi gà như: bệnh do vi khuẩn E.coli, bệnh thương hàn,
tụ huyết trùng, viêm ruột hoại tử và đặc biệt một số bệnh do virus gây ra gây
thiệt hại kinh tế nặng nề phải kể đến như bệnh Gumboro, bệnh Newcastle,
Marek, Viêm phế quản truyền nhiễm, nguy hiểm nhất là bệnh có khả năng lây


lan và trở thành đại dịch nguy hiểm cho con người trên toàn thế giới là cúm gia
cầm.
Trong các bệnh truyền nhiễm ở gà thì Gumboro là bệnh truyền nhiễm cấp
tính, rất dễ lây lan và gây thiệt hại lớn. Bệnh do Virus Gumboro (Infectious
Bursal Disease Virus, IBDV) thuộc họ Birnaviridae gây ra, virus tác động vào
túi Fabricius gây suy giảm miễn dịch ở gà. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập

trung nhất vào vụ đông xuân và thường gặp ở gà 3-8 tuần tuổi, thời gian nung
bệnh rất ngắn, thường chỉ 23 ngày, trong khi đó tỷ lệ mắc bệnh trong đàn cao,
thường 100%, tỷ lệ chết 20-30%. Khi bệnh GUMBORO xảy ra làm giảm khả
năng sinh trưởng, khả năng sản xuất và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Vì
vậy cần tìm hiểu và nắm được thực trạng bệnh từ đó đưa ra được biện pháp ngăn
chặn, khống chế không để dịch bệnh xảy ra.
Để đáp ứng yêu cầu thực tiễn đó, dưới sự hướng dẫn của Thầy LÊ VĂN
TRƯỜNG, chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài “ Khảo sát tỷ lệ mắc bệnh
Gumboro do Infectious Bursal Disease Virus-IBDV gây ra ở gà nuôi tại xã Vĩnh
Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội và thử nghiệm một số biện pháp phòng trị.”
1.2 Mục đích của đề tài
- Nắm được tình hình bệnh Gumboro do IBDV gây ra trên đàn gà nuôi tại
xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
- Đề xuất các biện pháp phòng, trị bệnh Gumboro phù hợp, hiệu quả, tạo
điều kiện thuận lợi, góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển tại xã
Vĩnh Ngọc.


PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Một số giống gà phổ biến ở Việt Nam.
2.1.1 Gà Mía
- Gà Mía có nguồn gốc từ Sơn Tây. Con trống có màu lông đỏ sẫm xen kẻ
lông màu đen ở đuôi, đùi, lườn, hai hàng lông cánh xanh biếc. Con mái có lông
màu vàng nhạt xen kẽ lông đen ở cánh đuôi, lông cổ có màu nâu. Là giống gà
hướng thịt, có tầm vóc to, ngoại hình thô, đi lại chậm. Trọng lượng trưởng thành
gà mái: 2,5 – 3 kg, gà trống 4,4 kg. Thời gian đạt trọng lượng thịt khoảng 5
tháng. Sản lượng trứng thấp (55 – 60 quả/ năm). Thời gian gà mái bắt đầu đẻ
khoảng 7 tháng.

Hình 2.1 Gà mía

2.1.2. Gà Ác
Gà Ác có sắc lông trắng tuyền, mỏ và da chấm đen, chân 5 ngón đen
xanh. Gà mái ấp và nuôi con khéo. Trọng lượng trưởng thành con mái: 0,5 – 0,6


kg, con trống: 0,7 – 0,8 kg. Gà mái đẻ 1 – 2 trứng/ lứa, sản lượng trứng 70 – 80
quả/ năm. Người ta nuôi gà ác để làm thuốc hay chế biến như một món ăn đặc
sản. Hiện nay giống gà này bị tạp pha với một số giống khác như: gà ri, gà Tàu
Vàng, gà Tre.

Hình 2.2 Gà Ác
2.1.3. Gà Ai Cập
Gà Ai Cập có tầm vóc trung bình, con cái có thân hình nhỏ nhẹ, tiết diện
hình nêm thể hiện rõ hướng chuyên dụng trứng. Gà Ai Cập có chân cao, rất
nhanh nhẹn, thịt săn chắc và ngon, chúng có bộ lông hoa mơ đen đốm trắng,
chân chì, cổ dài, lông đuôi cao một số có lông màu hoa mơ đen đốm trắng, cổ
trắng, mào cờ đỏ tươi, da trắng, chân màu chì, xung quanh mắt có màu lông sẫm
hơn. Gà mái lúc 19 tuần tuổi chỉ đạt 1,35-1,45 kg, lúc này nó đã bắt đầu đẻ. Gà
đẻ nhiều, chỉ cần nuôi hơn 4 tháng là có thể cho lứa trứng đầu tiên. Năng suất
trứng đạt 250-280 quả/mái/năm, trung bình từ 200-210 trứng/năm.Sản lượng
trứng chỉ đạt 141 quả, năng suất trứng có thể đạt 195-205 quả ở mức 72 tuần
tuổi, tỷ lệ đẻ trứng cao, thời kỳ sinh sản đạt tỷ lệ 85% trong đó khoảng trên 80%


trứng to và đều. Trứng chúng rất ngon, ngon hơn các loại trứng gà khác, tỷ lệ
lòng đỏ cao, trứng có tỷ lệ lòng đỏ chiếm 34%.

Hình 2.3 Gà Ai Cập

2.1.4 Gà Ta Lai



Gà Ta Lai là giống gà công nghiệp lông màu lai có nguồn gốc từ Việt
Nam. Đây là tổ hợp gà lai trên cơ sở lai tạo giống gà ngoại nhập với một số
giống gà ta. Gà ta lai là sản phẩm tích hợp của công nghệ di truyền giống từ
nhiều giống gà đặc sản, chúng giữ được phẩm chất thịt của gà ri, có ngoại hình
đẹp như mào cờ, lông ôm gọn, lông đỏ màu mận chín, chân nhỏ vàng, có tỷ lệ
thịt đùi, thịt ngực cao và tỷ lệ mỡ thấp, năng suất đã được cải thiện nuôi 90
ngày- 105 ngày thì gà trống đạt 2,5- 2,7kg, gà mái đạt 2,0- 2,1kg với mức tiêu
tốn từ 2,7- 2,8kg thức ăn/kg tăng trọng. Các giống gà lông màu J và Ja đều có
hàm lượng mỡ thấp, thịt săn chắc và vị ngọt, giòn, thơm. Màu lông gà lai cả
trống, mái đều đẹp, phù hợp thói quen, tín ngưỡng người Việt.
Gà ta lai có ưu thế thuần nhất về giống và sự phát triển đồng đều về trọng
lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu, địa hình khả năng chống
chịu bệnh tật cao.

Hình 2.4 Gà Ta Lai


2.2 Đặc điểm sinh lý của gà
2.2.1 Nhiệt độ
Thân nhiệt của gà con khoảng 38,7 – 38,90C
Thân nhiệt của gà trưởng thành khoảng 40,5 – 410C
Trong tình trạng bệnh lí, thân nhiệt thay đổi phụ thuộc vào tính chất và
mức độ bệnh.
2.2.2 Tần số hô hấp
Tần số hô hấp là số làn hít vào thở ra trong 1 phút. Tần số hô hấp thể hiện
quá trình trao đổi khí giữa phổi và môi trường bên ngoài.
Tần số hô hấp phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, trạng thái cơ thể, khí
hooju thời tiết.

Tần số hô hấp của gà là 12 – 30 lần/phút, nhịp mạch đập 140 – 150
lần/phút.
2.2.3 Đặc điểm hệ tiêu hóa
Gà có tốc độ trao đổi chất và năng lượng cao hơn so với động vật có vú.
Cường độ tiêu hóa mạnh ở gà được xác định bằng tốc độ di chuyển của thức ăn
qua ống tiêu hóa.
Ở gà còn non, tốc độ này là 30 – 39cm trong 1 giờ, ở gà lớn hơn là 32 –
40cm và ở gà trưởng thành là 40 – 42cm trong 1 giờ(V.M Xelianxki, 1986).
Chiều dài của ống tiêu hóa ở gà không lớn, thời gian mà khối thức ăn được giữ
lại trong ống tiêu hóa không vượt quá 2-4 giờ, ngắn hơn so với động vật khác.
Do đó, để quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thuận lợi và có hiệu quả cao, thức ăn
cần phải phù hợp với tuổi và trạng thái sinh lí, được chế biến thích hợp đồng
thời có hàm lượng xơ ở mức ít nhất.
*Tiêu hóa ở miệng
Gà dùng mỏ để lấy thức ăn. Gà có mỏ ngắn, nhọn và cứng, hơi cong. Lưỡi
nằm ở đáy khoang miệng, có hình dáng và kích thước tương tự với mỏ. Bề mặt
phía trên của lưỡi có những gai nhỏ hóa sừng hướng về cổ họng, có tác dụng giữ


thức ăn và đầy thức ăn về phía thực quản. Cơ quan vị giác và khứu giác kém
phát triển. Gà thực hiện 180 – 240 động tác mổ trong 1 phút.
Khi thức ăn đi trong khoang miệng, nó được thấm ướt nước bọt để dễ
nuốt. Các tuyến nước bọt của gà kém phát triển. Động tác nuốt ở gà được thực
hiện nhờ chuyển động rất nhanh của lưỡi, khi đó thức ăn được chuyển vào vùng
trên của hầu và thực quản. Thanh quản được nâng lên trên và phía trước, lối vào
thanh quản bị ép tới đáy của xương dưới lưỡi và gốc lưỡi, ngăn không cho thức
ăn rơi vào đường hô hấp. Viên thức ăn thu nhận được ở cuống lưỡi được đẩy vào
lỗ thực quản và sau đó, do những co bóp nhu động của thành thực quản nó được
đẩy vào diều. Trong thành thực quản có các tuyến nhầy hình ống, tiết ra chất
nhầy làm ướt và trơn thức ăn khi nuốt. Ở gà đói, thức ăn được đẩy thẳng vào dạ

dày, không qua diều.
*Tiêu hóa ở diều
Diều là một chỗ phình rộng hơn, hình túi. Ở gà, diều chứa được 100 –
120g thức ăn. Thức ăn ở diều được làm mềm ra, quấy trộn và được tiêu hóa từng
phần bởi các men của thức ăn và các vi khuẩn nằm trong thức ăn.
*Tiêu hóa ở dạ dày
Dạ dày gà chia làm 2 phần là dạ dày cơ và dạ dày tuyến. Vách dạ dày
tuyến có các màng nhầy, cơ và mô liên kết. Các mô có tuyến nhầy chiếm 51,4%.
Dịch dạ dày được tiết vào trong khoang của dạ dày tuyến, có axit clohydric,
enzyme và musin. Cũng như ở động vật có vú, pepsin được tiết ra ở dạng không
hoạt động gọi là pepsinogen và được hoạt hóa bở axit clohydric. Các tế bào hình
ống của biểu mô màng nhầy bài tiết ra một chất nhầy đặc rất giàu musin, chất
này phủ lên bề mặt niêm mạch của dạ dày. Sự tiết dịch dạ dày là liên tục, sau khi
ăn thì tốc độ tiết nhanh hơn. Số lượng dịch dạ dày và độ axit tăng dần lên cùng
với độ tuổi, gà con vài ngày tuổi dịch dạ dày có tính axit( pH = 4,2 – 4,4), gà
con 31 – 40 ngày tuổi độ axit đạt mức tối đa( pH = 1,15 – 1,55) và giữ ở mức
độ đó với sự giao động không lớn ở các thời kì tiếp theo. Axit clohydric tự do


không thường xuyên được tìm thấy trong khối chứa trong dạ dày của gà con có
độ tuổi từ 1 – 5 ngày.
Dạ dày cơ của gà lớn hơn đáng kể so với thủy cầm, tại đây thức ăn sẽ bị
nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn với men và được tiêu hóa dưới tác dụng của các
dịch dạ dày cũng như enzym và các chất tiết của vi khuẩn. Cả chu kì co bóp của
dạ dày cơ là 20 giây.
Tần số co bóp phụ thuộc vào độ rắn của thức ăn, thức ăn ướt có 2 lân co
bóp và thức ăn cứng có 3 lần co bóp. Tần số co bóp trung bình: khi đói là 2,6
lần/phút, sau khi cho ăn là 2,9 lân/phút và một giờ sau khi ăn là 2,3 lần/phút.
Trong dạ dày cơ ngoài việc nghiền thức ăn cơ học còn xảy ra quá trình hoạt
động của các men. Dưới tác động của axit clohydric, các phân tử protein trở nên

căng phồng và dễ bị phân giải.
*Tiêu hóa ở ruột
Quá trình tiêu hóa đều xảy ra ở ruột non của gà. Nguồn men quan trọng
nhất là từ dịch dạ dày, cũng với mật đi vào manh tràng, chất tiết của các tuyến
ruột có ý nghĩa kém hơn. Dịch ruột gà là một chất lỏng đục, có phản ứng kiềm
yếu. Trong thành phần dịch ruột có các men proteolytic, aminolytic, lypolytic và
cả men enterokinaza.
Dịch tuỵ là một chất lỏng không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc
hơi kiềm (pH 7,2 - 7,5). Trong chất khô của dịch, ngoài các men, còn có các
axiTamin, lipit và các chất khoáng (NaCl, CaCl 2, NaHCO3...).
Dịch tuỵ của gia cầm trưởng thành có chứa các men tripsin,
cacbosipeptidaza, amilaza, mantaza, invertaza và lipaza.
Tripsin được bài tiết ra ở dạng chưa hoạt hoá là tripsinogen, dưới tác động
của men dịch ruột enterokinaza, nó được hoạt hoá, phân giải các protein phức
tạp ra các axiTamin. Men proteolytic khác là các cacbosipeptidaza được tripsin
hoạt hoá cũng có tính chất này.


Các men amilaza và mantaza phân giải các polysacarit đến các
monosacarit như glucoza, Lipaza được dịch mật hoạt hoá, phân giải lipit thành
glyserin và axit béo.
Cơ chế việc chế tiết tuyến tuỵ ở gà giống với động vật có vú. Ở gà 10 - 12
tháng tuổi, trước khi cho ăn, tuyến tiết ra một lượng dịch nhỏ: 0,4 - 0,8ml/giờ
(sự chế tiết bình thường). Từ 5 - 10 phút sau khi cho ăn, mức độ chế tiết tăng 3 4 lần và giữ đến giờ thứ ba, sau đó việc tiết dịch dần dần giảm xuống, đến giờ
thứ 9 - 10 sau khi cho ăn thì bằng mức độ ban đầu.
Trong tá tràng, dưới tác động của axit clohidric và các men của dịch dạ
dày (pepsin và chimosin), protein bị phân giải đến pepton và polypetit. Các men
proteolytic của dịch tuỵ tiếp tục phân giải chúng đến các axitamin trong hồi
tràng; gluxit của thức ăn được phân giải đến các monosacarit, do tác động của
amilaza của dịch tuỵ và một phần do amilaza của mật và của dịch ruột; Sự phân

giải lipit được bắt đầu trong tá tràng, dưới tác động của dịch mật, dịch tuỵ và tạo
ra các sản phẩm là monoglyserit, glyserin và axit béo.
Các quá trình tiêu hoá và hấp thu ở ruột non xảy ra đặc biệt tích cực. Sự
phân giải các chất dinh dưỡng không chỉ có trong khoang ruột (tiêu hoá ở
khoang), mà cả ở trên bề mặt các lông mao của các tế bào biểu bì (sự tiêu hoá ở
màng). Tiêu hoá ở khoang là sự thuỷ phân thức ăn, còn tiêu hoá ở màng là các
giai đoạn tiếp theo, tạo ra các sản phẩm cuối cùng của sự tiêu hoá để hấp thu (A.
M. Ugolep, 1980). Các cấu trúc phân tử và trên phân tử của thức ăn có kích
thước lớn được phân giải dưới tác động của các men trong khoang ruột, tạo ra
các sản phẩm trung gian nhỏ hơn, chúng đi vào vùng có nhiều nhung mao của
các tế bào biểu mô. Ở đó, trên các nhung mao có các men tiêu hoá, tại đây diễn
ra giai đoạn cuối cùng của sự thuỷ phân để tạo ra sản phẩm cuối cùng như axit
amin, monosacarit chuẩn bị cho việc hấp thu.
Sự tiêu hoá trong manh tràng của gà nhờ có các men đã đi vào cùng với
chymus từ phần ruột non và từ hệ vi khuẩn. Các vi sinh vật bắt đầu thâm nhập


vào manh tràng gia cầm non ngay từ lần tiếp nhận thức ăn đầu tiên. Ở đây, các vi
khuẩn streptococei, trực khuẩn ruột, lactobasilli...sinh sản rất nhanh. Trong
manh tràng cũng sảy ra quá trình tiêu hoá protein, gluxit và lipit. Ngoài ra, các
vi khuẩn còn tổng hợp các vitamin nhóm B.
*Sự hấp thu
Ở gia cầm, các quá trình hấp thu chủ yếu xảy ra ở ruột non. Ở đây các sản
phẩm phân giải cuối cùng protein, lipit và gluxit; nước, các chất khoáng, các
vitamin được hấp thu.
Các chất chứa nitơ chủ yếu được hấp thu dưới dạng các các axit amin.
Gluxit được hấp thu dưới dạng các đường đơn (monosacarit) và đường đôi
(disacarit). Khả năng hấp thu đường ở gà được phát triển trong 14 ngày tuổi.
Glucoza và galactoza được hấp thu nhanh hơn một cách đáng kể so với fructoza
và mantoza.

Hấp thu nước ở gia cầm được thực hiện trong tất cả các phần ruột non và
ruột già.
Các chất khoáng được hấp thu trên toàn bộ chiều dài ruột non. Diều, dạ
dày và ruột già hấp thu các chất khoáng không đáng kể. Các muối natri, kali
clorua hoà tan được trong chymus, được hấp thu một cách chọn lọc và với tốc
độ khác nhau, phụ thuộc vào nhu cầu về các chất đó của cơ thể. Natri clorua đặc
biệt dễ được hấp thu trong ruột gà con.
2.3 Lịch sử và tình hình nghiên cứu bệnh Gumboro.
2.3.1 Lịch sử và địa dư bệnh trên thế giới.
Bệnh Gumboro là một bệnh truyền nhiễm cấp tính ở gà, nhưng chủ yếu ở
gà 3-6 tuần tuổi và gà tây. Bệnh do 1 loại virus tác động vào túi Fabricius gây
suy giảm miễn dịch ở gà. Bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1957 tại vùng
Gumboro ( thuộc bang Delaware-Mỹ ), nhưng đến năm 1962 mới được
Cosgrove mô tả cặn kẽ và được công bố là bệnh viêm thận gà ( avian nephrosis)
do có sự hủy hoại ở vùng vỏ thận.


Winterfield và Hitchner (1962) khi nghiên cứu cho rằng virus Gray (một
trong những nguyên nhân gây hội chứng viêm thận gà) là nguyên nhân gây
bệnh. Nhưng khi nghiên cứu những gà đã được miễn dịch bằng virus Gray thì gà
vẫn mắc bệnh Gumboro và một đặc trưng của bệnh này là túi Fabricius bị biến
đổi rõ rệt.
Trong quá trình nghiên cứu, người ta thấy rằng bệnh tích đặc trưng của
bệnh ở túi Fabricius, và túi Fabricius được coi là cơ quan đích của virus.
Năm 1970, Hitchner cũng xác định kết quả và đề nghị gọi bệnh này là
bệnh “Viêm túi huyệt truyền nhiễm” hay òn gọi là bệnh Gumboro. Mầm bệnh
được gọi là Infectious Bursal Disease virushay virus Gumboro.
Kể từ khi phát hiện được bệnh Gumboro cho đến nay, bệnh đã xảy ra và
gây thiệt hại lớn về kinh tế đối với các nước có chăn nuôi gà công nghiệp trên
thế giới. Bệnh lan tràn khắp các quốc gia: Anh năm 1962; năm 1996 bệnh bùng

phát lần đầu tại Ý; 1967 Landgraf phát hiện bệnh ở Đức, Rigenbach tìm thấy
bệnh ở Thụy Điển.
Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE) năm 1992, đã chính thức công bố tên bệnh,
mầm bệnh, các phương pháp chẩn đoán, các loại vacxin phòng bệnh. Nhưng do
virus Gumboro có nhiều biến chủng, tính tương đồng kháng nguyên thấp nên
việc phòng chống bệnh chưa đạt hiệu quả cao.
2.3.2 Tình hình bệnh Gumboro trong nước
Tại Việt Nam, bệnh Gumboro được chuyên gia Hungari và đồng nghiệp
Việt Nam chính thức phát hiện từ năm 1981 dựa vào triệu chứng, bệnh tích, dịch
tễ học của bệnh (Lê Thanh Hòa,1992).
Từ năm 1990 đến nay, bệnh Gumboro đã gây thiệt hại nặng nề cho nhiều
trại gà trong cả nước (Nguyễn Bá Thành, 2006).
Năm 1982, Viện Thú Y Quốc gia chính thức công bố bệnh Gumboro ở
Việt Nam (Trần Minh Châu và Cs, 1982).


Theo Nguyễn Tiến Dũng(1996) ở Việt Nam giai đoạn 1986-1990 là thời
kỳ bỏ ngỏ đối với bệnh Gumboro do chưa có vacxin phòng bệnh, thiếu kinh
nghiệm phòng bệnh nên đã gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành chăn
nuôi: tỷ lệ gà bệnh 80-90%, tỷ lệ chết 30-40%.
Từ năm 1986, bệnh Gumboro xảy ra ồ ạt tại các trại gà công nghiệp. Năm
1987, bệnh Gumboro xảy ra tại trại gà Phúc Thịnh (Hà Nội) làm chết 55.407
con. Đầu tiên, người ta nghi đó là Newcastle nhưng qua dấu hiệu điều tra lâm
sàng, bệnh tích đại thể và những chẩn đoán phân biệt khác, đã xác định đó là
bệnh Gumboro (Lê Văn Hùng, 1996).
Năm 1987, nước ta có nhiều ổ dịch. Bệnh phát ra nghiêm trọng ở xí
nghiệp gà Cầu Diễn thuộc liên hiệp gia cầm Hà Nội, xí nghiệp gà giống Tam
Đảo và một số xí nghiệp gà giống thương phẩm (Nguyễn Đăng Khải, 1988).
Năm 1990, một ổ dịch nghi Newcastle ghép Gumboro xảy ra ở xí nghiệp chăn
nuôi gà Bình An làm chết 9500 gà (trích dẫn Nguyễn Thành Trung, 1997).

Tình hình bệnh Gumboro không ngừng gia tăng:
1989 tỷ lệ gà nhiễm bệnh 19,23%, đến năm 1995 tăng lên 90,31% trong
tổng số đàn được kiểm tra (Lê Hồng Mận và Phương Song Liên, 1999).
Như vậy ở nước ta bệnh đã tổn hại nhiều năm nay ở hầu khắp các tỉnh, tuy
đã có vacxin phòng bệnh nhưng bệnh vẫn xảy ra và gây thiệt hại đáng kể về kinh
tế.
2.4 Những hiểu biết chung về Gumboro
2.4.1 Căn bệnh
a.Phân loại
IBDV thuộc họ Birnaviridae. Họ này gồm có 3 giống: giống Aqubirnavirus
gây bệnh hoại tử tuyến tụy cho cá, loài giáp xác; giống Avibirnavirus, trong đó
có IBDV gây bệnh cho gà; giống Entomobirnavirus, trong đó có virus Drosophia
X gây bệnh cho côn trùng. Các virus thuộc họ này đều đặc trưng bởi cấu tạo
nhân gồm 2 đoạn ARN sợi đôi, vì vậy tên gọi của họ virus là Birnavirus (bi =


hai). Trước đây, do hình thái và cấu trúc của virus chưa được nghiên cứu đầy đủ
nên IBDV đã từng được xếp vào họ Picornaviridae hoặc Reoviridae
b. Hình thái và cấu trúc của virus gây bệnh Gumboro
Infectious Bursal Disease Virus- IBDV thuộc Birnaviridae
Virus có dạng hình khối đa diện đều. Là loại virus trần không có vỏ bọc
ngoài cùng, kích thước khá nhỏ, đường kính khoảng 55-65nm. Cấu tạo virus đơn
giản chỉ gồm nhân chứa ARN (sợi đôi phân làm 2 đoạn) và lớp vỏ capside bao
bọc bên ngoài, vỏ này có chứa các thành phần kháng nguyên của virus. (Huỳnh
Thị Mỹ Lệ, 2009)
Lớp capside này bao gồm 32 capsome, mỗi capsome lại được cấu tạo bởi 5
loại protein cấu trúc VP1, VP2, VP3, VP4, VP5 (trong đó VP2 và VP3 là hai
loại protein chính). (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ, 2011).
Có hai loại protein(VP2 và VP3) đặc hiệu chịu trách nhiệm kháng nguyên:
Kháng nguyên đặc hiệu nhóm (Group specific antigen) : kích thích cơ thể

sản sinh kháng thể kết tủa (precipitating antibody). Loại này khi kết hợp với
kháng thể tạo phản ứng kết tủa (ứng dụng để làm phản ứng kết tủa trong thạch
khi chẩn đoán).
Kháng nguyên đặc hiệu type (Type specific antigen) : kích thích cơ thể sản
sinh ra kháng thể trung hòa (neutralizing antibody) . Kháng nguyên này khi kết
hợp với kháng thể tạo nên phản ứng trung hòa có tác dụng trung hòa tính gây
bệnh của virus.
Theo Mc Ferran (1980), virus Gumboro có 2 serotype là I và II
Serotype I : gây bệnh cho gà, không gây bệnh cho gà tây nhưng có thể tồn
tại trong gà tây làm lây truyền bệnh.
Serotype II : gây bệnh cho gà tây nhưng không gây bệnh cho gà, có thể
phân lập từ gà tây hoặc gà.


Hai serotype này có sự khác biệt nhau về kháng nguyên vì vậy chúng
không gây miễn dịch chéo cho nhau. Hơn nữa sự tương đồng về kháng nguyên
giữa các biến chủng trong cùng một serotype cũng chỉ đạt khoảng 30%
Hai serotype I và II chỉ có thể phân biệt bằng các phản ứng trung hòa virus
mà không phân biệt được bằng các phản ứng huyết thanh hoc khác như kháng
thể huỳnh quang hoặc miễn dịch đánh dấu enzyme (ELISA).
Miễn dịch chống serotype II không bảo hộ được gà với serotype I. (Thử
nghiệm ngược lại không thực hiện được vì không có chủng độc lực serotype II
c. Đặc tính nuôi cấy
Virus có thể nuôi cấy trên phôi gà (9-11 ngày tuổi) bằng cách tiêm vào
màng nhung liệu.
Virus gây chết phôi sau 3- 5 ngày. Bệnh tích đặc trưng: màng liệu xung
huyết, sưng dầy lên, phôi còi cọc, xuất huyết dưới da, gan xuất huyết và hoại tử,
thận hoại tử, lách nhạt màu và có các điểm hoại tử.
Nuôi cấy trên môi trường tế bào phôi gà, gà tây, vịt, thận thỏ, thận khỉ
nhưng virus không thích ứng ngay trong lần nuôi cấy dầu tiên và phải trải qua

vài lần (2-3 lần); gà tây 3-10 lần) cấy chuyển mù ( blind passage)
Nếu cấy chuyển tiếp đời nhiều lần trên môi trường tế bào tổ chức chứa thì
độc lực của virus giảm dần, có thể sử dụng làm giống vacxin.
Nuôi cấy trên động vật: gà 3-6 tuần tuổi, bằng cách nhỏ mắt, nhỏ mũi hoặc
nhỏ vào hậu môn. Sau 2-3 ngày gà có các triệu chứng, bệnh tích như ngoài tự
nhiên.
d. Sức đề kháng
Virus có sức đề kháng cao trong tự nhiên, bị vô hoạt ở PH >=12 và PH
<=2.
Virus bị diệt ở 56 độ C trong 5 giò, 60 độ C trong 30 phút, 70 độ C virus
chết nhanh chóng.


Các chất hóa học thông thường có thể diệt được virus như formalin 0,5% ;
phenol 0,5% ; cloramin 0,5%.
Trong phân, rác, chất độn chuồng virus có thể tồn tại khá lâu (122 ngày),
đây chính là nguồn tàng trữ virus khiến cho bệnh hay xảy ra.
2.4.2 Dịch tễ học
a. Loài vật mắc bệnh, thời gian mắc bệnh.
Trong tự nhiên gà được coi là nguồn nhiễm bệnh duy nhất, nhưng gần đây
một số tác giả cho rằng gà tây, vịt cũng nhiễm bệnh Gumboro.
Gà từ 3-9 tuần tuổi (đặc biệt từ 3-6 tuần tuổi) cảm nhiễm mạnh nhất.
Tuy nhiên cũng có trường hợp mắc bệnh sớm hơn (9 ngày tuổi) hoặc muộn
hơn (sau 9 tuần tuổi).
Trong phòng thí nghiệm: có thể gây bệnh cho gà (3-6 tuần tuổi) hoặc phôi
gà (9-11 tuần tuổi).
Mùa vụ: bệnh xảy ra quanh năm, nhưng tập trung nhất vào vụ đông xuân.
Tỷ lệ mắc bệnh trong đàn cao, thường 100%. Tỷ lệ chết 20-30%, bắt đầu chết
sau 3 ngày bị bệnh, chết cao nhất sau 5-7 ngày. (Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị
Mỹ Lệ 2011).

Thực tế có nhiều đàn mắc bệnh tỷ lệ chết cao 50,90 và thậm chí lên tới 100%.
b. Phương thức truyền lây
IBDV xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều đường, chủ yếu qua thức ăn, nước
uông vào đường tiêu hóa.
Trong phòng thí nghiệm có thể gây bệnh thực nghiệm bằng cách nhỏ mắt,
nhỏ mũi, miệng, hậu môn.
Chất chứa mầm bệnh: virus có nhiều nhất trong túi Fabricius, ngoài ra còn
có ở gan, lách, thận.
Các dụng cụ chăn nuôi, chất độn chuồng, thức ăn, nước uống thùa,.. là nơi
tiềm tàng mầm bệnh.
c. Cơ chế sinh bệnh


Sau khi vào cơ thể virus bắt đầu quá trình nhân lên cục bộ, chỉ sau 6-8 giờ
đã có một lượng virus đáng kể xâm nhập vào hệ tuần hoàn. Khi đó virus được
vận chuyển đi khắp cơ thể đến gan, lách, túi Fabricius và một số cơ quan khác.
Thường sau 9-11 giờ xâm nhập virus đã có một lượng lớn ở túi Fabricius,
lúc này virus bắt đầu tấn công các loại hình tế bào lympho B (trưởng thành,
đang trưởng thành, tiền sinh). Trong vòng 48-96 giờ số tế bào lympho B bị phá
hủy và giảm đi rất nhiều và đồng thời xuất hiện một số bệnh tích vi thể và đại
thể trong túi Fabricius và một số cơ quan liên quan.
Số lượng virus nhân lên tiếp tục được giải phóng và xâm nhập trở lại hệ
tuần hoàn gây nhiễm trùng máu.
Virus Gumboro lại đến các cơ quan thích ứng và gây bệnh tích, lúc này
xuất hiện các phức hợp bệnh lý có thẩm xuất dịch gây hiện tượng xung huyết,
xuất huyết. Bệnh tích này thường thấy ở cơ ngực, cơ đùi, túi Fabricius, lách và
gan.
Có tác giả cho rằng bệnh tích trong bệnh Gumboro là kết quả của phản ứng
kết hợp kháng nguyên- kháng thể với sự có mặt của bổ thể. Bình thường trong
cơ thể gia cầm rất ít bổ thể, nhưng khi bị nhiễm virus Gumboro tù 1-3 ngày

lượng bổ thể bắt đầu tăng nhanh và làm tăng tốc độ của phản ứng. Khi lượng bổ
thể tham gia hết vào phức hợp miễn dịch bệnh lý thì chu trình bệnh cũng kết
thúc.
Phức hợp bệnh lý KN-KT-BT hình thành cục huyết khối lưu thông trong
máu -> cục máu đông -> tắc mạch -> xuất huyết.
Đối với cơ thể gia cầm mẫn cảm thì quá trình xâm nhập. sinh bệnh, tiến
triển và kết thúc xảy ra trong khoảng 8-12 ngày. Những gia cầm không chịu nổi
sự mất cân bằng và khả năng chống đỡ bệnh tật kém sẽ chết.
Khi kết thúc gà khỏi bệnh, nhưng túi Fabricius dã mất hết các nang
lympho, các mô bào lympho tiền sinh, vách ngăn giữa các nang không còn, tăng
sinh mô liên kết nên làm cho túi bị teo nhỏ.


Virus Gumboro có hướng tác động gây hiện tượng bệnh lý đông máu, tắc
nghẽn các mao quản, chủ yếu vùng gan, lách, thận, túi Fabricius, gây hiện tượng
xung huyết, xuất huyết.
Trước 17 ngày tuổi cơ thể gia cầm không nhạy cảm với bệnh lý đông máu
tạo huyết khối. Hiện tượng bệnh lý này tăng và đạt mức cao nhất ở độ tuổi 6
tuần tuổi, nên gà 3-6 tuần tuổi mắc bệnh Gumboro thì triệu chứng, bệnh tích rất
điển hình.
Ở gia cầm túi Fabricius là cơ quan miễn dịch dịch thể cao nhất, nên khi túi
Fabricius bị phá hủy sẽ gây suy giảm miễn dịch, trước hết là miễn dịch đặc hiệu
đối với các loại vacxin.
Những gà mắc bệnh sớm không những giảm miễn dịch đối với vacxin mà
còn làm cho gà mẫn cảm hơn với một số bệnh truyền nhiễm khác như:
Newcastle, Marek, Viêm gan, Cầu trùng
2.4.3 Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh 2-3 ngày
- Trong đàn gà xuất hiện một số con có dấu hiệu hoảng loạn, có tiếng kêu
khác thường.

- Gà quay đầu về phía hậu môn để ‘‘gãi’’.
-Sau 2-3 ngày thấy nền chuồng ướt nhanh do gà bị ỉa chảy.
- Gà uống nhiều nước.
- Mặc dù đi ỉa chảy nhưng gà có biểu hiện khó ỉa, phải rặn ra để ỉa: lông
gáy dựng ngược , đầu gối khuỳnh ra, hậu môn hạ thấp xuống, toàn bộ cơ bắp
rung lên.
- Phân loảng, nhiều nước, trắng, nhớt.
- Do gà ỉa chảy, mất nước kèm theo mất chất điện giải -> gà nằm liệt nhiều,
ít vận động, lông bẩn, nhất là vùng lông xung quanh hậu môn.
- Gà trong đàn chết tập trung vào ngày 3-5, sau đó giảm dần đến ngày 9-10
thì dừng lại.


2.4.4 Bệnh tích
- Xuất huyết nặng trên cơ đùi, cơ ngực.
Có khi xuất huyết thành từng đám lớn hoặc xuất huyết lấm chấm, nếu xuất
huyết nặng toàn bộ cơ thâm sẫm lại.
Do mất nhiều nước các cơ của gà co rất nhanh.
Sau 46-72h nhiễm bệnh túi Fabricius sưng to gấp 2-3 lần kích thước ban
đầu, kích thước đạt tối đa ở ngày thứ 3.
Những ngày đầu do sưng to các múi nang túi lồi ra có màu trắng ngà, túi có
biểu hiện thẩm dịch nhày như keo gelatin màu vàng bao phủ một lớp ở mặt
ngoài. Bổ đôi túi ra có thể thấy hiện tượng xuất huyết rất nặng bên trong túi, có
khi thành vệt, thành dải. Đến ngày thứ 4 kích thước túi bắt đầu giảm dần, túi trở
lại kích thước ban đầu vào ngày thứ 5, thứ 6 và dần teo nhỏ đi, đến ngày thứ 8
chỉ còn 1/3 so với trọng lượng ban đầu. Lúc này hiện tượng thẩm dịch bị mất đi,
túi có màu xám đục. Bổ đôi túi ra có hiện tượng xuất huyết trên niêm mạc các
múi khế, bên trong túi có chất bựa màu trắng giống như bã đậu.
Thận sưng có muối urat đọng trong ống dẫn niệu, những bệnh tích ở thận
chỉ gặp ở gà bị chết hoặc bệnh đang tiến triển.

Các biến đổi bệnh lý ở ruột khá đa dạng: ruột căng chứa nhiều nước, giai
đoạn sau chứa nhiều chất nhày trắng đục, đặc biệt có viêm xuất huyết lan tràn
dọc theo đường ruột đến tận hậu môn.
Lách của gà khi bị nhiễm virus Gumboro sau 2-3 ngày cũng sưng lên,
nhưng sau đó lại giảm đi về thể tích như túi Fabricius. Nhưng do sự phục hồi
của lách rất nhanh nên khi mổ khám vào giai đoạn cuối của bệnh nhiều khi
không thấy những biến đổi bệnh lý đặc thù.
Các cơ quan còn lại như tim, gan, phổi, dạ dày cũng có bệnh tích nhưng
không điển hình.
2.4.5 Chẩn đoán
- Chẩn đoán dựa vào dịch tễ học và triệu chứng-bệnh tích


×