Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Môn biên tập báo chí, một số lỗi câu thường gặp trên báo chí và bài học kinh nghiệm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.95 KB, 15 trang )

LÝ THUYẾT
Biên tập văn bản báo chí là bộ môn nghiên cứu về hoạt động nghiệp
vụ của bộ phận biên tập trong các toà soạn báo. Biên tập văn bản báo chí
hướng tới mục tiêu cung cấp cho người học những hiểu biết căn bản nhất về
các hoạt động nghiệp vụ biên tập tại các toà soạn; về các khâu, các kỹ thuật...
để biên tập một văn bản báo chí. Từ đó, môn học hình thành ở người học ý
thức và khả năng tự biên tập; kỹ năng phối hợp hoạt động với bộ phận biên
tập. Cùng các môn học khác, Biên tập văn bản báo chí cũng góp phần xây
dựng ý thức tác nghiệp chủ động, độc lập, sáng tạo ở mỗi người học.
Trong sự phát triển của xã hội hiện nay, con người thường có thói
quen sử dụng ngôn ngữ một cách nhanh hơn dẫn đến thiếu cẩn thận hơn. Điều
này ảnh hưởng tiêu cực tới sự trong sáng của tiếng Việt. Vì thế, vấn đề chuẩn
ngôn ngữ có tầm quan trọng đặc biệt. Chuẩn ngôn ngữ được hiểu là tập hợp
các quy tắc được cộng đồng chấp nhận tại một thời điểm nào đó. Do đó,
chuẩn ngôn ngữ mang tính cộng đồng và tính lịch sử. Tiêu chí để đánh giá
chuẩn ngôn ngữ là sự chấp nhận hay không chấp nhận của cộng đồng sử dụng
ngôn ngữ đó và việc phản ánh đúng hoặc sai trong tư duy của con người.
Có thể nói, vấn đề chuẩn ngôn ngữ được đặt ra đối với mọi người,
mọi ngành, đặc biệt là trên các phương tiện thông tin đại chúng. Khi nói đến
chuẩn ngôn ngữ, nhiều người thường chỉ nghĩ đến việc sử dụng từ ngữ. Thông
thường, người ta hay quan tâm nhiều đến cách sử dụng từ, đến vấn đề chính
tả, mà ít quan tâm đến việc sử dụng câu cho chính xác, cho hợp với văn cảnh.
Lẽ ra, chuẩn ngôn ngữ cần phải được xem xét một cách toàn diện hơn,
trong mọi cấp độ ngôn ngữ: chính tả, từ, câu, văn bản.
Hiện nay, trên báo chí cũng như trong giao tiếp hàng ngày, xuất hiện
nhiều câu sai về hình thức và nội dung. Tác giả xin đề cập tới một số lỗi câu
thường gặp trên báo chí và rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân mình.
1


1. Các lỗi câu thường gặp trên báo chí


Hiện nay có nhiều cách phân loại, nhận diện các lỗi câu nhưng trong
phạm vi bài viết này tác giả xin được phân ra làm 2 loại: Câu sai về hình thức
và câu sai về nội dung.
a. Câu sai về hình thức
- Lỗi về câu như sai ngữ pháp, thiếu thành phần nòng cốt câu... Một
câu hoàn chỉnh về hình thức có nghĩa là nó có đủ các thành tố cần thiết theo
nguyên tắc ngữ pháp. Các câu được coi là sai về ngữ pháp khi trong câu thiếu
chủ ngữ, hoặc vị ngữ, hoặc cả chủ ngữ và vị ngữ, câu thiếu bổ ngữ bắt buộc.
Các thành phần nòng cốt câu là những thành phần bắt buộc phải có mặt
trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về hình
thức.Một câu độc lập về nội dung nghĩa là chúng ta có thể hiểu được câu đó
mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung quanh nó), hay dựa vào
hoàn cảnh giao tiếp.
- Tiếp đó là các lỗi chính tả, lỗi hiểu sai nghĩa của từ, lạm dụng từ ngữ
nước ngoại, dùng từ không hợp với ngữ cảnh...Nhiều từ có nghĩa rất rõ ràng
nhưng thường bị viết sai chính tả. Ví dụ: trùng lặp - trùng lắp, hằng ngày hàng ngày, thập niên - thập kỷ; không phân biệt được sự khác nhau giữa giả
thuyết - giả thiết, tung tích - tông tích… Nhận thấy hầu hết những trường hợp
sai do phóng viên và biên tập viên không chịu hiểu kỹ nghĩa của thành tố
ghép (đẳng lập hoặc chính phụ) hoặc không nắm được nghĩa của từ Hán Việt,
khiến từ vô nghĩa hoặc sai trầm trọng. Tiếp đó, những lỗi sai về từ Hán Việt
rất phổ biến, nhất là khi dùng những từ: yếu điểm (để nói về điểm yếu), vấn
nạn (được hiểu là vấn đề tệ nạn), sáp nhập (được hiểu sát vào nhập lại), tự
(khi viết về ai đó kèm theo một cái tên phụ, ví dụ: Trần Minh Tuấn, tự Tuấn
“trọc”; đúng ra phải viết tức Tuấn “trọc”, bởi tên tự là tên chữ chỉ dùng cho
những bậc hiền tài, không thể dùng cho kẻ xấu). Cách viết không thống nhất
những từ nước ngoài đã được Việt hóa, tức là đã được phiên âm, dùng phổ
2


biến trong tiếng Việt. Ví dụ: càphê, ximăng, xíchlô, bêtông, axít, vắcxin, kiốt

(trên báo Lao Động) hay là cà phê, xi măng, xích lô, bê tông, a xít, vắc xin, ki
ốt? Những từ như thế đã thoát khỏi nguyên gốc, được sử dụng như mọi từ
tiếng Việt khác, có dấu tiếng Việt thì cần viết tách ra. Những từ nước ngoài về
đo lường viết tắt như: km (ki lô mét), kg (ki lô gam), ha (héc ta), m2 (mét
vuông)… bị nhiều phóng viên và tờ báo dùng không chuẩn mực. Cần lưu ý
rằng những từ đó khi đi liền với con số cụ thể thì có thể viết tắt (ví dụ 200ha,
15km) nhưng khi đi với chữ thì phải viết đầy đủ (ví dụ 200 ngàn héc ta, 1 vạn
ki lô mét). Điều rất đáng lưu ý là trong tiếng Việt đã có những từ thay thế rất
gọn nhưng ít được dùng, ví dụ: cây số (ki lô mét), ký (ki lô gam). Cần quy
định rõ những chữ viết tắt chỉ đơn vị tiền tệ, thời gian, đo lường… (như đồngVNĐ, mét-m, giờ-h, ki lô wat giờ-kwh…) cần viết sát ngay sau các con số bởi
khi nó nằm ở cuối dòng dễ bị đẩy xuống dòng dưới đứng một mình, trái với
quy chuẩn tiếng Việt.
Ngoài ra còn có các lỗi như sử dụng câu văn lủng củng, tối nghĩa,
dùng các từ địa phương trên ấn phẩm phát hành toàn quốc....
b. Các lỗi về nội dung :
- Câu sai logic của tư duy. Câu sai lôgic của tư duy là câu hoặc phản
ánh không đúng thực tế khách quan, hoặc thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa
các bộ phần cấu thành câu.
- Câu mơ hồ về nghĩa. Câu mơ hồ là những câu có thể hiểu ít nhất là
hai nghĩa khỏc nhau. Nói khác đi, bản chất tổng quát của hiện tượng mơ hồ là
nhiều ý nghĩa khác nhau có khả năng được diễn dịch tương ứng với cùng một
hình thức duy nhất của một đơn vị ngôn ngữ hay một biểu thức ngôn ngữ.
Trong tiếng Việt, hiện tượng mơ hồ xảy ra khá phổ biến vì tiếng Việt là ngôn
ngữ đơn lập, không biến đổi hình thái, việc hiểu nghĩa của câu còn phụ thuộc
vào sự ngắt đoạn của người tiếp nhận. Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân
ngoài ngôn ngữ như: kĩ năng của người viết, sơ xuất trong quá trình tư duy
3


không kịp với xử lí vấn đề. - Câu mơ hồ có thể chia thành hai phạm trù: mơ

hồ từ vựng và mơ hồ về cấu trúc ngữ pháp.
- Mơ hồ từ vựng: hiện tượng mơ hồ từ vựng xuất hiện ở những câu có
hơn một nghĩa. Tính mơ hồ của ngôn ngữ ở cấp độ từ thể hiện qua từ đa
nghĩa, từ đồng âm.
- Câu phản ánh sai hiện thực: Câu phản ánh sai hiện thực thường là do
người viết không nắm rõ hiện thực hoặc người viết nhầm lẫn sự kiện, sự việc.
- Sai phạm lệch lạc về tư tưởng chính trị.
Chuẩn mực ngôn ngữ là một vấn đề lớn trong ngôn ngữ học.Nó đã và
đang được bàn luận trong nhiều tài liệu ngôn ngữ học ở trong và ngoài nước.
Muốn chuẩn ngôn ngữ được phổ biến rộng rãi trong xã hội thì trước hết phải
đảm bảo chuẩn trên báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi vì,
ngôn ngữ trên báo được coi là ngôn ngữ mang tính quy phạm, gọt dũa và định
hướng. Muốn đạt chuẩn ngôn ngữ trên báo chí, trước hết cân nhận diện, khắc
phục và hạn chế những lỗi sai, trong đó lỗi sai về câu là một lĩnh vực cần
được coi trọng đúng mức. Theo tôi, để khắc phục và hạn chế những lỗi sai về
câu trên báo chí, những người làm báo luôn phải có ý thức cẩn trọng ngay
trong khâu viết và biên tập trước khi bài báo đến tay bạn đọc. Như Giáo sư
John Hohengerg đã khẳng định: “Không thể cẩu thả trong việc sử dụng ngôn
ngữ ở các ngành truyền thống được. Ngôn ngữ ở đây phải chuyển được tin
tức, ý kiến và tư tưởng tới quần chúng càng hữu hiệu càng tốt.Cũng không thể
hạ giá văn phạm. Trình độ văn phạm của báo chí ít ra cũng phải cao bằng
trình độ của những độc giả hoặc khán thính giả có học thức, nếu không báo
chí mất ngay sự kính trọng của quần chúng… Sự chuẩn xác của ngôn ngữ làm
sắc bén thêm ý nghĩa của sự kiện.Vì thế sự kiện và chuẩn xác phải luôn luôn
đi đôi với nhau”.

4


THỰC HÀNH

Tìm ví dụ về các lỗi sai trên ấn phẩm báo chí, truyền thông

I.

Các lỗi sai về mặt hình thức
1. Sai chính tả
Đây là lỗi sai cơ bản nhưng đáng tiếc lại rất dễ gặp phải ở rất nhiều bài
báo. Nguyên nhân do khâu biên tập, kiểm duyệt không kĩ trước khi bài đăng.
Tình trạng sai chính tả được thể hiện ở một số ví dụ sau :
Ví dụ 1: Bài viết “ Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11/2014 – Nữ PGS.TS
trẻ nhất Việt Nam 2013 : “Gia đình” là nơi vun đắt cho sự nghiệp” đăng trên
báo Phụ nữ thủ đô số ra 19/11 mắc phải lỗi sai chính tả nghiêm trọng khi nằm
ngay vị trí trung tâm, tít chính trang nhất mà lại sai chính tả ở chữ “ sự ngiệp”
-> “ sự nghiệp”. Chú thích: Ảnh 1.1
Ví dụ 2: Bài viết “ Thịt già nhập khẩu 20 ngàn/kg : Đỡ không nổi” đăng
trên báo điện tử VietNamnet ngày 27/11 tiếp tục mắc phải lỗi sai chính tả ở
ngay chữ đầu tiên và cũng là phần chính của tít “ Thịt già “ thành “ Thịt già”.
Chú thích: Ảnh 1.2.
Ví dụ 3: Trong bài viết : “Nhận diện điểm yếu của sinh viên sư phạm”
của nhà báo Hải Bình được đăng trên báo Giáo dục và thời đại ngày 27/11 với
sapo :“Bốn điểm yêu của sinh viên sư phạm được PGS.TS Nguyễn Văn Đệ Hiệu trưởng Trường ĐH Đồng Tháp - thẳng thắn chia sẻ. Nhìn thẳng vào
những điểm yếu này, các trường sư phạm sẽ có những cách thức đổi mới hoạt
động đào tạo phù hợp trong bối cảnh hội nhập.”
Có thể nhận thấy ngay ừ mở đầu lời dẫn đã mắc phải lỗi sai chính tả. “
Điểm yếu “ viết thành “ điểm yêu” khiến nội dung bị hiẻu sai.

5


Sai chính tả trong bài báo mất độ tin tưởng và thiện cảm của người đọc.

Để khắc phục lỗi sai này, ngay từ khi viết bài, người viết phải tự mình kiểm
tra kiểm duyệt trước khi chuyển lên ban biên tập, tiếp đó, người biên tập cũng
cần cẩn thận hơn trong khâu biên tập của mình để tránh được những sai sót
nhỏ gây ảnh hưởng lớn với tờ báo của mình.

Ảnh 1.1: Tít bài trên báo Phụ Nữ Thủ Đô ngày 20/11/2015.

Ánh 1.2: Tít tin trên báo điện tử Vietnamnet ngày 27/11/2015.
2. Viết tắt bừa bãi
Viết tắt bừa bãi lỗi khá phổ biến trong báo chí. Đặc biệt là với các bài
báo chuyên ngành.Nhưng đôi khi những cách viết tắt này khiến nghĩa của bài
báo trở nên khó hiểu, không rõ ràng.
Ví dụ: Trong bài biết “Chặt cây phục vụ dự án đường sắt đô thị Nhổn Ga Hà Nội” trên báo điện tử Dân Trí số ra 4/12/2014 tác giả liên tục sử dụng
6


các từ ngữ viết tắt như: UBND: Ủy ban nhân dân; TP: Thành phố; GTVT:
Giao thông vận tải; GPMB: Giải phóng mặt bằng; ATGT: An toàn giao
thông;...khiến người đọc khá mất thời gian trong việc dịch nghĩa để hiểu. Mặt
khác những từ viết tắt này chưa được viết đầy đủ từ đầu nên có thể gây khó
hiểu. Do đó nên viết đầy đủ hoặc nếu từ ghép quá dài mới sử dụng đến chú
thích các từ viét tắt bên dưới hoặc mở ngoặc bên cạnh từ viết đầy đủ đẩu tiên.
3. Dùng tiếng nước ngoài thay tiếng Việt
Ví dụ 1: Trong bài biết “Khi sao Việt…” của tác giả JackSonWang đăng
trên trang tin điện tử kenh14.vn ngày 21/7/2015 có rất nhiều từ tiếng Anh
được sử dụng trong khi có thể dùng từ tiếng Việt để thay thế như từ “scandal”,
“showbiz” ở tít bài. Chú thích: Ảnh 3.1.
Sửa: Từ “scandal”có thể thay thế bằng cụm từ “vụ bê bối”, từ “showbiz”
tương ứng với cụm từ “làng giải trí” ở tiếng Viêt.
Ví dụ 2: Trong phần điểm tin thể thao trên trang tin điện tử 24h.com.vn

ngày 19/7/2015 ở mục tennis có đăng tin về việc tay vợt nữ Venus Wiilliams
bị loại ở loại ở vòng 1 Istanbul Cup, tác giả đã sử dụng 1 số từ tiếng Anh như
“break point”, “set” trong khi ở tiếng Việt cũng có những từ ngữ tương
dương.
Sửa lại: thay từ “break point” bằng từ “điểm bẻ giơ giao bóng”, từ “set”
bằng từ “séc”. Chú thích: Ảnh 3.2.

7


Ảnh 2.1: Bài viết lạm dụng từ tiếng nước ngoài đăng trên kenh14.vn.

Ảnh 2.2: Tin lạm dụng từ tiếng nước ngoài trên trang tin 24h.com.vn

8


4. Dùng thuật ngữ chuyên ngành, thuật ngữ mới mà không giải thích.
Ví dụ 1: Bài viết “VinaPhone ra mắt giải pháp bảo vệ khách hàng
VinaGuard” được đăng tải trên báo Công an nhân dân online ngày 22/11/2014
mắc phải lỗi lạm dụng thuật ngữ chuyên môn khá nhiều, khiến người đọc bị
khó hiểu.Tác giả sử dụng những thuật ngữ như “VinaGuard”, “BitDefender”
hay tên các gói cước “MAX 10”, “MAX 100” đều là thuật ngữ chuyên ngành,
hơn nữa lại là tiếng nước ngoài, không có sự giải thích nào trước đó hay trong
bài viết tạo nên sự khó hiểu cho người đọc khi theo dõi nội dung bài viết.
Sửa: Cần giải thích rõ ràng hoặc đóng mở bên cạnh chữ viết tắt thuật ngữ
để người đọc hiểu và nắm được nội dung thông tin.
5. Thừa từ, lặp từ, thiếu từ
Ví dụ 1: Bài viết “ Akara bác tin quân khủng bố đi từ Thổ Nhĩ Kì tấn
công thị trấn Kobani” của tác giả Đặng Vũ đăng trên báo An Ninh Thủ Đô

online ngày 30 tháng 11 mắc phải lỗi thiếu từ ở tít dẫn đến tình trạng thiếu hụt
thông tin. Chú thích: Ảnh 5.1.
Sửa lại : Akara bác bỏ tin quân khủng bố đi từ Thổ Nhĩ Kì tấn công thị
trấn Kobani...
Ví dụ 2: Bài viết “ Đẩy mạnh tuyên truyền bạo lực giới trong trường
học” đăng trên báo Kinh tế đô thị online ngày 26/11 mắc phải lỗi thiếu từ “
về” ở ngay tit dẫn đến tình trạng nghĩa của tít dễ bị hiểu nhầm, từ việc tăng
hiểu biết của học sinh về bạo lực giới để phòng trừ bạo lực giới trong trường
học sang thành đẩy mạnh bạo lực giới trong trường học. Chú thích: Ảnh 5.2.
Sửa lại : “Đẩy mạnh tuyên truyền về bạo lực giới trong trường học”

9


Ảnh 3.1: Tít bài thiếu từ trên báo An Ninh Thủ Đô ngày 30/11/2014

Ảnh 3.2: Tít bài thiếu từ trên báo Kinh tế và Đô thị online ngày 27/11/2014
II.

Những lỗi sai về mặt nội dung
1. Những chi tiết mâu thuẫn

10


Ví dụ: Trong bài viết “17h00 ngày 23/07, SHB Đà Nẵng vs Hoàng Anh
Gia Lai: Tiếp đà hưng phấn” trên báo điện tử bongda.com.vn ngày 23/7/2015,
tác giả Thanh Hoài ban đầu viết tên huấn luyện viên của SHB Đà Nẵng là Lê
Huỳnh Đức, nhưng ngay sau đó lại viết “Vị HLV họ Huỳnh”. Như vậy tác giả
đã đưa ra chi tiết mâu thuẫn với nhau về cùng một người, gây khó hiểu cho

độc giả. Chú thích: Ảnh 4.1.

Ảnh 4.1: Bài viết sử dụng chi tiết mẫu thuẫn trên báo điện tử bongda.com.vn
ngày 23/7/2105
2. Viết sai sự thật
Ví dụ: Bài viết “ Diễn viên Công Lý mặc quần nhỏ lên bìa sách” được
đăng trên báo Tuổi trẻ online ngày 17/11 là một ví dụ điển hình cho việc sử
dụng sai sự thật. Rõ ràng, trong bài báo không hề đề cập đến việc bìa báo có
in hình của nghệ sĩ Công Lý, mà nói về sự lố bịch của một cuốn sách về luật
hình sự, lấy hình nghệ sĩ để thú hút độc giả, làm trò cười mà không hề xin
phép nghệ sĩ. Hành vi này là vi phạm đạo đức, pháp luật. Tít bài báo khiến
cho người đọc dễ hiểu nhầm đây là một hình thức gây hài hoặc một cuốn sách
hài mới ra mắt chứ không thực sự hiểu được tính chất cũng như mức độ

11


nghiêm trọng của bài viết. Do đó, việc đặt tít của bài báo này là không hợp
lý , giật gân, câu khách quá đà. Chú thích: Ảnh 5.1.

Ảnh 5.1: Bài viết sử dụng thông tin sai sự thật trên báo Tuổi Trẻ online
ngày 17/11/2014.
3. Lỗi trích dẫn, trích nguồn
Ví dụ: Bài viết “ Thu hồi nhà, đất của ông Trần Văn Truyền” trên báo
xã hội online mắc phải lỗi không tôn trọng bản quyền bài viết, tổng hợp
nhưng không dẫn nguồn, ảnh xoá hết logo trang báo gốc. Đây là lỗi sai
cơ bản về ảnh cũng như bản quyền bài viết.Cần lưu ý tránh trường hợp
này.Chú thích: Ảnh 6.1.

12



Ảnh 6.1: Bài viết sai phạm khi lấy ảnh của báo khác mà xóa logo và không
dẫn nguồn trên báo Xã hội online.

4. Dùng từ biểu cảm không phù hợp
Ví dụ 1: Trang tin điện tử Tiin.vn ngày 11. 6 đăng tin “Tuấn Hưng căng
thẳng trước khi cạo trọc đầu”. Cắt tóc không phải là một việc quá áp lực đến
mức phải dùng từ “căng thẳng”. Chú thích: Ảnh 7.1.

13


Ảnh 7.1: Tít bài không phù hợp đăng tên Tiin.vn ngày 11/6/2015
Ví dụ 2: Báo điện tử Dantri.vn ngày 23.7.2015 đăng tin “Chelsea thua
“dập mặt” trước New York Red Bulls” của tác giả Phù Sa, trong sử dụng từ
“dập mặt” ở đây mang tạo cảm giác phản cảm, khó chịu đối với độc giả. Hơn
nữa, tác giả nói thua dập mặt trong một trận đấu giao hữu giữa 2 đội là không
thật sự cần thiết và hợp lí. Điều này chỉ nhằm thu hút sự chú ý của độc giả
chứ không phản ánh được nội dung bài viết. Chú thích: Ảnh
Sửa lại: Thay tít cũ bằng tít “ Nhà đương kim vô địch Ngoại hạng Anh
nhận trận thua đầu tiên trên đất Mĩ”

14


Ảnh 7.2: Tít bài viết sử dụng từ ngữ phản cảm, không phù hợp
5. Lỗi trên ảnh và chú thích ảnh
Ví dụ 1: Chương trình thể thao 24/7 phát sóng trên kênh VTV3 đài
truyền hình Việt Nam ngày 19.7.2015 đưa tin về việc ra mắt của Hội Cổ

động viên đội bóng Manchester City tại Việt Nam nhưng lại sử dụng hình
ảnh cổ động viên đội bóng Manchester United. Chú thích: Ảnh 8.2.

Ảnh 8.2: Lỗi sử dụng hình ảnh minh họa không hợp lí trên VTV3 ngày
19/7/2015

15



×