UBND HUYỆN KẾ SÁCH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MG XUÂN HÒA 2
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Kế Sách, ngày
tháng năm 2019
BÁO CÁO SÁNG KIẾN
NĂM HỌC 2018-2019
I. Sơ yếu lý lịch:
- Họ và tên: Lê Thị Diễm Huyền
Nam, nữ: Nữ
- Sinh năm: 1989
- Quê quán: Xã An Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng.
- Chức danh: Giáo viên
- Đơn vị: Trường Mẫu Giáo Xuân Hòa 2.
II. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm cải tiến kỹ thuật; áp dụng công nghệ mới:
1. Tên sáng kiến: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo
lớn thông qua các môn học”
Qua việc tìm hiểu môi trường xung quanh và các môn học mục tiêu của
tôi nhằm mang đến cho trẻ sự yêu mến, say mê, tạo cơ hội để rèn và phát triển
ngôn ngữ một cách tốt nhất cho trẻ.
Nghiên cứu nhằm để phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong
các môn học và hoạt động làm quen với môi trường xung quanh, đặc biệt là hoạt
động học tập tại trường mẫu giáo Xuân Hòa 2.
Phạm vi triển khai: Do nhiều năm nay tôi được phân công dạy lớp mẫu
giáo lớn nên tôi chọn nghiên cứu “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
1
mẫu giáo lớn thông qua các môn học”. Tuy nhiên đề tài này cũng có thể áp dụng
cho lớp mẫu giáo nhỡ và bé.
Nội dung tiết kiệm: Khi áp dụng đề tài vào thực tế giảng dạy, học sinh tiết
kiệm được thời gian học tập, kích thích sự sáng tạo của trẻ, đạt kết quả tốt hơn.
2. Thời gian thực hiện sáng kiến
Đề tài này viết vào năm học 2017-2018 và cũng được áp dụng cho năm
học 2018-2019.
3. Quá trình hoạt động để áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Đối với trẻ cô giáo bao giờ cũng là hình tượng đẹp mà trẻ luôn ngưỡng
mộ, từng động tác, lời nói của cô mang sức truyền cảm rất lớn vào tâm hồn trẻ
thơ. Do vậy muốn cho trẻ tập trung vào tiết học thì trước hết cô giáo phải gây
được hứng thú cho trẻ ngay từ những phút đầu tiên. Vì thế cô phải tổ chức được
tiết học làm sao để trẻ cảm thấy như đang được vui chơi chứ không phải một tiết
học gò bó, ép buộc tạo cho trẻ một không khí thoải mái thỏa sức trao đổi bằng
ngôn ngữ vừa rèn ngôn ngữ cho trẻ bên cạnh đó cũng cung cấp cho trẻ những
vốn từ phong phú và đa dạng, chuẩn xác. Vì vậy tôi đã suy nghĩ tìm hiểu xem
hàng ngày trẻ thích chơi gì? Và qua tìm hiểu, trò chuyện với trẻ, tôi thấy trẻ lớp
tôi rất thích chơi các trò chơi có chủ đề sinh nhật, thích nghe truyện cổ tích,
thích đi chơi, đi tham quan du lịch... để khai thác khả năng trò chuyện và trả lời
các câu hỏi nhằm để phát triển ngôn ngữ cho trẻ nắm bắt được đặc tính đó tôi đã
lựa chọn chủ đề để đưa trẻ vào tiết học. Tùy theo từng nội dung bài dạy tôi chọn
chủ đề cho hợp lý.
Sơ lược nội dung đề tài: “Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo lớn thông qua các môn học”.
2
3.1. Đặt vấn đề
Đối với việc giáo dục và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ ngay từ
lứa tuổi mầm non, hoạt động hình thành biểu tượng và thể hiện, diễn đạt lại bằng
ngôn ngữ một cách chính xác, rỏ ràng có vai trò vô cùng quan trọng giúp trẻ
hình thành phát triển vốn từ ngôn ngữ cho trẻ.
Các phương pháp hoạt động toán lâu nay đang được sử dụng còn mang
tính áp đặt, theo khuôn mẫu, sao chép chưa phát huy hết khả năng sáng tạo và sự
linh hoạt của người giáo viên khi tổ chức hoạt động. Vậy giáo viên phải làm gì,
làm như thế nào để trẻ có thể trãi nghiệm và nắm bắt kiến thức sâu sắc hơn cũng
như phát triển ngôn ngữ một cách dễ dàng hơn.
Nhận thức rõ trách nhiệm to lớn của giáo viên mầm non trong giai đoạn
phát triển hiện nay. Là một giáo viên mầm non tôi đã trải qua nhiều năm chủ
nhiệm lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, không ngừng tìm tòi, tích cực học hỏi và đã tích
lũy được một số kinh nghiệm cho bản thân khi cho trẻ làm quen với các môn
học qua đó nắm bắt được khả năng ngôn ngữ của trẻ còn chưa mạnh dạng, rõ
ràng, chuẩn xác…. bởi vì lẽ đó mà tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp phát
triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo lớn thông qua các môn học”. Mong các cấp
lãnh đạo, ban giám hiệu và bạn bè đồng nghiệp góp ý, chia sẻ những kinh
nghiệm để giúp cho ngành học mầm non nói chung và việc phát triển ngôn ngữ
cho trẻ nói riêng chất lượng ngày càng được nâng cao hơn.
3
3.2. Giải quyết vấn đề
* Đặc điểm tình hình
Dẫn dắt trẻ vào tìm hiểu thế giới xung quanh là nhiệm vụ vô cùng quan
trọng của mỗi giáo viên chúng ta. Trẻ mầm non “Học mà chơi – chơi mà học”.
Vì vậy cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là phải tổ chức các hoạt
động tạo điều kiện dẫn dắt trẻ hòa vào cuộc sống, có cơ hội gần gũi với môi
trường xung quanh tích lũy những tri thức, những ấn tượng đẹp về thiên nhiên,
về cuộc sống, về bản thân, về xã hội phong phú và đa dạng, từ đó cung cấp dạy
cho trẻ những vốn từ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt hơn.
* Thuận lợi
Đã nhiều năm tôi được phân công dạy lớp mẫu giáo lớn. Tôi đã rút được
một số kinh nghiệm từ việc dạy trẻ môn toán và đây cũng chính là môn dạy mà
tôi yêu thích.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu, phòng giáo dục, chính quyền địa
phương và đặc biệt là sự quan tâm của các bậc phụ huynh.
Trường có 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, luôn giúp
đỡ lẫn nhau tạo điều kiện cho việc học hỏi kinh nghiệm.
Cảnh quan xung quanh trường, lớp rộng rãi có thể nhìn thấy mọi cảnh vật
xung quanh, góp phần rất lớn cho trẻ quan sát, từ đó cung cấp cho trẻ những
biểu tượng thể hiện sự hiểu biết của mình về thế giới xung quanh.
* Khó khăn.
4
Trang thiết bị đồ dùng dạy học được cấp từ năm học 2009 đến nay đã cũ
đa số đã hư không còn sử dụng được.
Bên cạnh đó nhận thức của một số phụ huynh học sinh còn chưa đồng
đều, còn cho rằng việc cho trẻ đến trường chỉ là chơi chứ học vẫn chỉ là thứ yếu,
ít quan tâm trò chuyện hướng dẫn trẻ đa số lo cuộc sống mưu sinh chỉ đưa trẻ
đến trường để đi làm ít quan tâm đến sự phát triển của trẻ hằng ngày mặc dù đã
được giáo viên trao đổi trực tiếp chưa hoàn toàn phối hợp với giáo viên.
Số trẻ trong lớp không đồng đều về chất lượng, đa số trẻ chưa đuợc học
qua các lớp mầm chồi, số ít cháu còn nhút nhát trong khi thể hiện hành động,
suy nghĩ, lời nói của mình với cô và các bạn xung quanh…
* Biện pháp giải quyết
Trước hết tôi phải nhìn nhận những khó khăn và tình hình của lớp, biết
được tâm sinh lý của những trẻ trong lớp, và đã quyết định áp dụng các biện
pháp sau để thử nghiệm trên lớp.
Sau khi đã tiến hành khảo sát ban đầu tôi tiến hành áp dụng sáng kiến với
một số biện pháp cụ thể:
- Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu trước khi lên tiết dạy.
- Chuẩn bị đầy đủ các phương pháp, phương tiện nhằm kích thích tính tích
cực sáng tạo của trẻ.
5
- Tạo điều kiện để trẻ thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh
để từng bước cung cấp các biểu tượng phong phú về đối tượng, cho trẻ tự khám
phá bằng cách huy động sự tham gia của các giác quan, các quá trình tâm lí khác
nhau để lĩnh hội các khía cạnh khác nhau của sự vật, hiện tượng xung quanh…
và tự dùng lời diễn đạt nhận thức cảm xúc của mình về đối tượng.
- Tận dụng các thời điểm hợp lí trong ngày cho trẻ tiếp xúc như được
quan sát, so sánh… với các đồ vật gần gũi, chơi với các đồ vật, tri giác các đối
tượng gần gũi xung quanh trong lớp và môi trường và cho trẻ thể hiện diễn đạt
lại bằng ngôn ngữ cô có thể can thiệp gợi ý hướng dẫn trẻ nếu trẻ không biết.
- Cô là người hướng dẫn- trẻ là người thực hiện- lấy trẻ làm trung tâm.
Trong giờ học nói chung và giờ học hãy để trẻ tự thể hiện, cô luôn là
người động viên, gợi ý, khuyến khích trẻ để trẻ có thể đưa ra một đáp án đúng
như mong muống. Trẻ cần được động viên để thể hiện những hiểu biết của trẻ
đối với đối tượng cần tìm hiểu .
- Bằng hệ thống câu hỏi, chuẩn bị đồ dùng đồ chơi đẹp gây hứng thú cho
trẻ, sử dụng công nghệ thông tin có thể giúp trẻ nhớ lại những biểu tượng đã
hình thành trong trẻ, động viên và khơi gợi ở trẻ ý diễn đạt sự hiểu biết của mình
về đối tượng, khích thích trẻ suy nghĩ, và củng cố những kinh nghiệm mà trẻ đã
từng trải nghiệm. Cuối cùng trẻ có thể đưa ra một kết quả theo ý nghĩ của mình
một cách đúng theo ý định của giáo viên.
6
Ví dụ: Chủ đề “Thế giới thực vật” có bài “Tìm hiểu một số loại hoa” tôi
chuẩn bị một ngôi nhà trồng rất nhiều hoa (hoa do tôi tự cắt, xé dán) có cả hoa
thật.
Trong ngôi nhà kia có rất nhiều loại hoa, mỗi loại hoa có một màu sắc,
kiểu dáng khác nhau (những loại hoa mà trẻ cần tìm hiểu) hoa thì tên là hoa
hồng, hoa thì tên là hoa cúc...Kể đến đâu tôi cho những bông hoa đó xuất hiện,
khi giới thiệu xong mỗi loại hoa tôi dùng lời nói tạo tình huống để cất hoa đi, rồi
lại cho hoa khác xuất hiện, không nên cất ào một lúc. Trong quá trình dạy tôi
luôn âu yếm gần gũi trẻ, lời nói thân mật nhẹ nhàng, trẻ nào nghịch hay nói
chuyện tôi không quát trẻ, sẽ khiến trẻ sợ mất hứng thú, nói nhẹ nhàng tạo tình
huống để trẻ chú ý hơn. Qua việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng trên, tôi hiểu
rằng nếu để trẻ ngồi lâu suốt tiết học trẻ sẽ thấy chán không gây được hứng thú
và khơi gợi khả năng tư duy của trẻ. Để duy trì hứng thú cho trẻ từ đầu đến cuối
tiết học ở phần luyện tập tôi thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi để trẻ được
vận động hoặc những trò chơi mang tính chất thi đua để thay đổi không khí kích
thích trẻ hào hứng tham gia vào tiết học.
Ví dụ: Sau khi dạy bài “Tìm hiểu một số loài hoa” tôi cho trẻ chơi trò
chơi “Bé trồng hoa”.
Mục đích: Giúp trẻ phân biệt các loài hoa và cho trẻ gọi tên các loại hoa.
Chuẩn bị: Một số hoa tươi cô cắt, xé dán cho trẻ, 2 sa bàn để trẻ trồng
hoa.
Cách chơi: Cô chia trẻ làm hai đội trồng hoa, xem đội nào trồng được
đúng hoa vào vườn.
Luật chơi: Trong vòng 3 phút, trẻ lên trồng hoa dưới hình thức thi đua,
nếu bạn nào không trồng đúng vườn hoa của mình thì sẽ bị mất lượt và khi hết
thời gian chơi cô đến từng vườn hoa mà trẻ trồng được cho trẻ đếm số lượng,
nói tên loại hoa mà trẻ vừa trồng. Nói chung khi sử dụng đồ dùng đồ chơi cho
trẻ để phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở mỗi bài dạy cô luôn thay đổi các chủ đề chơi
khác nhau khiến trẻ rất thích thú như: Mừng sinh nhật, tham quan vườn cổ tích,
7
đi du lịch, thăm công viên...Và trong mỗi chủ đề, các trò chơi nhỏ cũng phải
thay đổi nội dung. Đồng thời linh hoạt xen kẽ động và tĩnh để gây hứng thú cho
trẻ. Nếu ta cứ dạy như trước kia tôi cảm thấy đó giống như một hình phạt nặng
nề đối với tính hiếu động của trẻ làm cho trẻ rất thụ động không cởi mở trò
chuyện từ đó ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế chỉ trả lời ngắn gọn đôi khi còn nhút
nhát trò chuyện và trả lời. Vì vậy chọn chủ đề, chuẩn bị và sử dụng đồ dùng là
cả một nghệ thuật nó đóng vai trò quyết định trong việc gây hứng thú phát triển
ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng nếu ta sử dụng hai biện pháp trên một cách rập khuôn
máy móc, lời nói rời rạc, ánh mắt thiếu thiện cảm thì không thể kích thích trẻ
tham gia giờ học một cách say mê, hứng thú được vì thế tôi đã kết hợp lồng
ghép các môn học khác vào việc phát triển ngôn ngữ.
- Với những cử chỉ, hành động, lời nói tạo ra cho trẻ thấy là trẻ được đánh
giá tốt (khá) qua việc làm của trẻ.
- Không lạm dụng các câu hỏi nhằm gợi ý cho trẻ nên đặt câu hỏi mở rộng
để kích thích trẻ tư duy và kích thích sự tò mò khám phá tìm tòi học hỏi.
+ Ngoài tiết học thì hoạt động toán còn phải có trong tiết học khác.
Ví dụ: “hãy tìm những con vật, đồ vật có cùng kích thước”.
+ Trong tiết hoạt động toán phải tích hợp các chuyên đề khác để mở rộng
kiến thức cho trẻ.
+ Cuối cùng phải cho trẻ hoạt động toán theo ý thích của trẻ ở mọi lúc
mọi nơi.
3.3. Kết thúc vấn đề
8
- Thực hiện đề tài này cá nhân tôi xoay quanh nội dung là làm sao cho trẻ
phát ngôn ngữ một cách tốt nhất. Tôi nghiên cứu ngay từ lớp học của mình,
những nội dung bài học trong chương trình tôi thấy tất cả những gì áp dụng đối
với trẻ đều phù hợp, khả năng hình thành phát triển ngôn ngữ phong phú và đa
dạng với trẻ rất hứng thú trong giờ học. Tôi đã sử dụng phương pháp chính trong
tiết học là quan sát, đàm thoại, ghi nhớ và tái tạo… Với kinh nghiệm trên tôi đã
áp dụng với các cháu lớp tôi và đạt kết quả khá tốt, tôi đã kịp thời và bồi dưỡng
cho trẻ có năng khiếu và nhân rộng ra những trẻ khác.
- Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các giờ lên lớp, buổi lên lớp
của tôi. Ngoài ra nó còn là những kết quả sau quá trình đào sâu nghiên cứu tâm
lý trẻ. Mong muốn lớn nhất của tôi làm sao để mỗi tiết học trẻ được vui chơi và
thấm vào tâm hồn trong sáng của trẻ những cảm xúc, ở đó sự sáng tạo đã được
bắt nguồn, nảy nở để trẻ có thể trả lời và nắm được những kiến thức khắc sâu
nhằm hình thành và phát triển ngôn ngữ một cách hoàn thiện .
3.4. Bài học kinh nghiệm
- Để nâng cao chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
thông qua các môn học tôi tự rút ra bài học cho mình như sau:
- Cô giáo phải nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp chuyên
môn.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra cái mới học hỏi đồng
nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
9
- Đặc biệt là ta phải gây được hứng thú cho trẻ để phát huy được tính tích
cực của trẻ bằng nhiều cách như:
+ Tạo môi trường xung quanh phong phú, đa dạng theo chủ đề.
+ Biết sử dụng linh hoạt các hình thức khác nhau như: Gây hứng thú cho
trẻ ngay ở phần giới thiệu bài, biết cách lựa chọn chủ đề và lồng ghép chủ đề
xuyên suốt tiết học tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động học một cách nhẹ
nhàng thoải mái.
+ Để thay đổi không khí lớp học, sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ dùng
trực quan đẹp, hấp dẫn phù hợp với trẻ. Dùng lời nói hấp dẫn truyền cảm để thu
hút và hấp dẫn trẻ.
+ Để bắt nhịp với thời đại và những đổi mới trong giáo dục là ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên cũng cần tìm tòi những nội dung
và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ nhằm
phát huy tính tích cực cho trẻ.
Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là ta cần phối hợp cùng với phụ huynh
để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục
vì việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm của nhà trường mà
cần có sự phối kết hợp của gia đình và xã hội.
4. Hiệu quả của sáng kiến:
Các tiêu chí
đánh giá
Số trẻ hứng thú tham
gia học
Trước khi áp dụng
đề tài
Sau khi áp dụng
đề tài
Đạt ở
mức cao
Đạt ở
mức thấp
Đạt ở
mức cao
Đạt ở
mức thấp
14/34 trẻ
(tỷ lệ
41,16%)
20/34 trẻ
(Tỷ lệ
58,82 %)
30/34 trẻ
(tỷ lệ
88,23%)
4/34 trẻ
(tỷ lệ
11,76%)
10
Mức độ phát triển
ngôn ngữ của trẻ
14/34 trẻ
(tỷ lệ
41,16%)
20/34 trẻ
(Tỷ lệ
58,82 %)
30/34 trẻ
( tỷ lệ
88,23%)
4/34 trẻ
( tỷ lệ
11,76%)
5. Mức độ ảnh hưởng
Sau khi thực hiện đề tài ngôn ngữ của trẻ được cải thiện bất ngờ, trẻ có
được một khối kiến thức về vốn từ một cách phông phú đa dạng và giải quyết
được các vấn đề theo yêu cầu của cô.
6. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Đề tài này áp dụng được cho tất cả các lớp mầm non trong huyện ở tất cả
các độ tuổi nhưng đặc biệt là độ tuổi ở trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi.
NGƯỜI VIẾT THÀNH TÍCH
XÁC NHẬN
CỦA TRƯỜNG MG XUÂN HÒA 2
HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Diễm Huyền
11
12