Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (413.54 KB, 29 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:

Nhu cầu tìm hiểu, khám phá thế giới xung quanh của con người xuất hiện
từ khi còn nhỏ. Ngay từ khi mới ra đời trẻ đã muốn ngắm nhìn xung quanh, khi
chỉ mới 2 tháng tuổi trẻ đã hứng thú đưa mắt nhìn theo những quả bóng bay
xanh - đỏ treo trước mắt và tò mò đưa tay với, …. Càng lớn, nhu cầu đó càng
tăng lên bằng việc bắt chước giọng điệu người lớn (Vd: trẻ thích mặc quần áo,
đeo dép của mẹ…), làm những công việc của người lớn hay với trẻ 4 - 5 tuổi
kinh nghiệm sống đã có nên trẻ liên tục hỏi những câu hỏi về thế giới xung
quanh như: “Tại sao? gió ở đâu đến? con sinh ra như thế nào?....” đó chính là
giai đoạn mà nhu cầu khám phá khoa học, khám phá thế giới xung quanh của trẻ
phát triển cao nhất.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non, khoa học là những hiểu biết về thế giới
khách quan mà trẻ phát hiện, tích lũy được trong các hoạt động tìm kiếm, khám
phá các sự vật, hiện tượng xung quanh. Đây có thể chưa phải là những kiến thức
chính xác ở mức độ cao, song chúng rất phong phú, thỏa mãn trí tò mò của trẻ,
góp phần làm giàu vốn kinh nghiệm để trẻ có thể giải quyết các tình huống đơn
giản trong cuộc sống.
Ở trường mầm non, trẻ không chỉ được chăm sóc nuôi dưỡng mà còn
được thực hiện nhiều hoạt động khác nhau trong ngày. Trong đó, hoạt động
“Khám phá khoa học” có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho
trẻ. Thông qua hoạt động này, trẻ thể hiện sự thích thú và đam mê khám phá thế
giới xung quanh, giúp nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ. Đồng thời
thông qua các hoạt động khám phá khoa học sẽ giúp cho trẻ dần hình thành và
phát triển các kỹ năng quan sát, kỹ năng tư duy, phân tích, tổng hợp, khái
quát ...Như vậy, các hoạt động khám phá khoa học, những hoạt động trải nghiệm
thực tế là không thể thiếu để trẻ được trải nghiệm và giải quyết tình huống một
cách rất sáng tạo, nhận ra những quy luật trong quá trình sinh hoạt của con
người bằng tính tò mò bẩm sinh vốn luôn xuất hiện không ngừng trong cuộc


sống hàng ngày,. Việc vừa mang lại niềm vui và sự quan tâm về khoa học một
cách tự nhiên, vừa chuẩn bị một nền tảng suy nghĩ khoa học đang trở thành một
mục tiêu lớn trong ngành giáo dục mầm non. Hơn nữa, điều đó cũng giúp ích
cho trẻ hình thành thái độ sống khoa học và tự mình tìm được phương pháp giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo.
Tuy nhiên, ở các trường mầm non hiện nay. Việc tổ chức các hoạt động
thử nghiệm, khám phá khoa học còn rất hạn chế. Một mặt do quá trình thực hiện
1


các thí nghiệm khám phá khoa học rất phức tạp mất nhiều thời gian, bên cạnh đó
việc tìm tài liệu, sách báo hướng dẫn các hoạt động khám phá, trải nghiệm đơn
giản và gần gũi với trẻ chưa phong phú.
Giáo viên chưa dành thời gian nghiên cứu sâu và tìm hiểu về môn học cho
trẻ khám phá khoa học, việc đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục chưa linh
hoạt, chưa sáng tạo và đôi khi còn ngại tổ chức các hoạt động cho trẻ trải
nghiệm phức tạp, khó. Trong thực tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ
tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng, đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho
trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi
mở khích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít
có điều kiện để giải quyết vấn đề mà trẻ dự đoán.
Phụ huynh đa số chưa hiểu và chưa quan tâm đến nhu cầu khám phá khoa
học của trẻ như thế nào, thường phó mặc việc dạy trẻ cho giáo viên và nhà
trường.
Vì tất cả những những lý do trên, tôi luôn mong muốn mình có thể giúp
trẻ học thật tốt bộ môn khám phá khoa học,tôi đã trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi,
nghiên cứu và quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học”
2. Tên sáng kiến:
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi

khám phá khoa học”
3. Tác giả sáng kiến:
Họ và tên: Nguyễn Thị Nhớ Thương
Địa chỉ: Trường Mầm non Đại Tự, Huyện Yên lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc
Số điện thoại: 0964844332; Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Bản thân tự tiến hành nghiên cứu sáng kiến.
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Lĩnh vực phát triển nhận thức; Chỉ ra thực trạng khi cho trẻ 4 - 5 tuổi khám
phá khoa học ở trường mầm non.
Vấn đề sáng kiến cần giải quyết:“Một số giải pháp nâng cao chất
lượngcho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi khám phá khoa học” .
6. Ngày sáng kiến được áp dụng.
- Ngày bắt đầu: 10/08/2017
- Ngày kết thúc: 28/02 /2018
2


7. Mô tả bản chất sáng kiến.
7.1. Cơ sở lý luận.
7.1.1.Thế nào là khám phá khoa học với trẻ mầm non?
Khoa học không chỉ là kiến thức mà còn là quá trình hay con đường tìm
hiểu khám phá thế giới vật chất. Khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm hiểu,
khám phá thế giới tự nhiên. Khám phá khoa học với trẻ nhỏ là quá trình tìm tòi
tích cực từ phía trẻ nhằm phát hiện cái mới của đối tượng, của thế giới tự nhiên.
Ở giai đoạn này, giáo viên không nhất thiết phải dạy hoặc giải thích những kiến
thức khoa học cho trẻ mà chủ yếu là giúp trẻ suy nghĩ nhiều hơn về những gì trẻ
nhìn thấy và đang làm, kích thích trẻ quan sát, xem xét, phỏng đoán các sự vật,
hiện tượng xung quanh và thảo luận, chia sẻ điều trẻ nhìn thấy, điều trẻ nghĩ
hoặc điều còn băn khoăn, thắc mắc.

7.1.2. Vai trò của khám phá khoa học đối với trẻ:
Khám phá khoa học là một hoạt động có vai trò quan trọng trong việc giáo
dục và sự phát triển toàn diện của trẻ độ tuổi mầm non.
Cụ thể là:
- Góp phần hình thành những biểu tượng đúng đắn về sự vật và hiện tượng
gần gũi xung quanh, cung cấp cho trẻ những tri thức đơn giản có hệ thống về thế
giới xung quanh, hiểu biết về mối liên hệ và sự phát triển của các sự vật hiện
tượng xung quanh.
- Góp phần phát triển và hoàn thiện các giác quan, các quá trình tâm lí của
trẻ.
- Góp phần phát triển ở trẻ tình cảm thẩm mỹ, đạo đức.
- Tích lũy cho trẻ vốn sống làm cơ sở để trẻ dễ dàng lĩnh hội những nội
dung giáo dục của các hoạt động vui chơi, lao động và các môn học khác.
7.1.3. Mục tiêu của khám phá khoa học với trẻ.
Việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá khoa học cho trẻ nhằm
đạt được các mục tiêu chính sau:
Giúp trẻ có hiểu biết ban đầu về sự vật hiện tượng xung quanh trẻ
Giúp phát triển kỹ năng nhận thức (khả năng quan sát, so sánh, phán
đoán, giao tiếp, suy luận…), kỹ năng xã hội cho trẻ.
Hình thành và phát triển ở trẻ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, lòng nhân
ái, tình cảm yêu thương với người thân, với cuộc sống xung quanh trẻ, biết yêu
quí bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ những truyền thống của quê hương đất nước, trân
trọng và giữ gìn sản phẩm lao động tự làm ra.
7.1.4. Đặc điểm nhận thức trong hoạt động khám phá khoa học của trẻ 45 tuổi.
3


Tất cả trẻ em đều rất thích tiếp xúc và hoạt động với sự vật và hiện tượng
xung quanh, trẻ sẵn sàng hoạt động với thiên nhiên, đồ dùng, đồ chơi, thích
được giao tiếp với bạn bè và người xung quanh.

Trẻ luôn luôn đặt ra câu hỏi vì sao? Tại sao? Cái đó là gì? Từ đâu có? …khi
quan sát các sự vật và hiện tượng xung quanh. Người lớn khó có thể trả lời hết
các câu hỏi mà trẻ đặt ra.
Nhận thức của trẻ đã đi vào chi tiết hơn trẻ nhà trẻ, trẻ không chỉ dựa vào
những đặc điểm bên ngoài mà còn đi vào các đặc điểm bên trong.
Nhận thức của trẻ thường mang tính không chủ định. Giáo viên cần giúp
cho trẻ nhận thức có chủ định và trong quá trình nhận thức đó đòi hỏi phải có
giáo dục trực quan.
Quá trình nhận thức của trẻ càng có nhiều giác quan tham gia vào thì quá
trình nhận thức đó càng đầy đủ và chính xác.
Cần tạo điều kiện cho trẻ hoạt động trực tiếp với sự vật, hiện tượng vào
những thời điểm thích hợp: nhìn, sờ, nếm, ngửi… sau đó dùng ngôn ngữ để khái
quát lại những đặc điểm đặc trưng của sự vật, hiện tượng.
Vì vậy, gia đình và nhà trường phải tạo điều kiện cho trẻ thường xuyên tiếp
xúc với thiên nhiên, giao tiếp với bạn bè và những người xung quanh. Người lớn
cần có thái độ đúng đối với những hành động của trẻ, cần thỏa mãn n nhu cầu
khám phá của trẻ.
7.1.5. Nội dung cho trẻ khám phá khoa học:
Bao gồm các nội dung sau:
a. Khám phá môi trường xã hội
- Dạy trẻ biết mối quan hệ của những người thân trong gia đình, trường, lớp
mẫu giáo, biết cách xưng hô với mọi người xung quanh, biết nghe lời và giúp đỡ
mọi người.
- Dạy trẻ tìm hiểu về Bác Hồ. Tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu và
mọi người.
- Dạy trẻ biết 1 số công việc lao động của người thân và 1 số nghề nghiệp
gần gũi.
- Giới thiệu với trẻ về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của địa phương,
của đất nước.Tổ chức các ngày lễ.
- Giới thiệu 1 vài dân tộc khác nhau trên đất nước.

b. Đồ vật, thực vật
Dạy trẻ biết tên gọi, công dụng và phân biệt được một số đồ dùng đồ chơi,
cây cối, phương tiện giao thông… qua những đặc điểm, dấu hiệu rõ nét, biết
phân nhóm đồ vật theo một số dấu hiệu cho trước.
c. Môi trường thiên nhiên
- Tiếp tục dạy trẻ biết tên gọi, ích lợi và phân biệt một số cây, hoa, rau, quả,
con vật phổ biến và đa dạng qua dấu hiệu đặc trưng.

4


- Dạy trẻ biết mối quan hệ giữa cấu tạo với môi trường sống, giữa cấu tạo
và khả năng vận động của con vật và cây cối…
- Dạy trẻ biết quan sát, phân biệt các hiện tượng và dấu hiệu rõ nét của 2
mùa chính ttrong năm: mùa đông, mùa hè.
- Tổ chức cho trẻ chơi với đất, đá, cát, nước… và tìm hiểu đặc điểm của
chúng.
Với các nội dung khám phá khoa học, khám phá xã hội như trên, giáo viên
cần linh hoạt trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho phừ
hợp với nội dung từng chủ đề cũng như khả năng nhận thức của trẻ để việc giáo
dục đạt kết quả tốt nhất.
7.2. Thực trạng việc tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi khám phá khoa học ở
trường mầm non:
7.2.1. Thực trạng nhà trường.
Trường được thành lập từ năm 1977. Trong suốt 40 năm năm xây dựng và
trưởng thành, nhà trường đã có sự phát triển nhanh chóng về số lượng cán bộ,
giáo viên, nhân viên cũng như số trẻ ở các độ tuổi đến trường. Trong quá trình
đó cùng với sự lớn mạnh dần lên của đội ngũ cũng có nhiều đồng chí chuyển đi
vì lý do công việc vì nhu cầu cuộc sống, song cũng có nhiều đồng chí chuyển
đến và được bổ nhiệm mới nhưng tinh thần đoàn kết nội bộ vẫn vững chắc, sự

phấn đấu phát triển vẫn luôn theo chiều hướng đồng thuận. Điều đó khẳng định
uy tín cũng như vị thế của trường với cộng đồng xã hội.
Về cơ sở vật chất của nhà trường từ khi còn làm việc ở những mái nhà
tranh tạm bợ đến những khu nhà kho cũ của hợp tác xã đến nay đã khang trang
sạch đẹp có tương đối đủ các phòng học, phòng làm việc, đảm bảo đủ các điều
kiện phục vụ mọi hoạt động của nhà trường.
Được sự đầu tư về cơ sở vật chất, nhà trường đã tích cực làm tốt công tác
tuyên truyền xã hội hóa giáo dục, tuyên truyền để số trẻ ra lớp tăng cao. Số
nhóm lớp nhà trẻ, mẫu giáo được tăng lên, có 3 nhóm trẻ tập thể, 16 lớp mẫu
giáo.
Đời sống của cán bộ, giáo viên đã được quan tâm hơn so với trước đây.
Cán bộ quản lý được hưởng lương biên chế Nhà nước, giáo viên được hợp đồng
và hưởng lương theo bằng cấp và được đóng BHYT, BHXH từ năm 2002.
Trường đã có chi bộ Đảng, công đoàn và đoàn thanh niên.
Trong những năm vừa qua đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã phấn
đấu đạt được nhiều thành tích trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
trẻ, được các cấp ngành đánh giá là đơn vị có nhiều cố gắng. Đạt được thành tựu
5


đó là nhờ có sự quan tâm của Đảng, chính quyền, các cấp ngành Giáo dục, đặc
biệt là do sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.
Từ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ như vậy đã ảnh hưởng lớn đến việc
vận dụng khám phá khoa học vào công tác chăm sóc, giáo dục trẻ, chất lượng
toàn diện của nhà trường.
7.2.2. Thực trạng của lớp:
Qua quá trình thực hiện chương trình ở lớp tôi phụ trách bản thân tôi
nhận thấy rằng lớp có những thực trang cụ thể như sau:
* Về cơ sở vật chất.
Cơ sở vật chất là một trang thiết bị hết sức cần thiết trong trường mầm

non không thể thiếu được. Đồ dùng trực quan, đồ chơi phục vụ tiết dạy như: bàn
ghế, bảng tranh lô tô, mô hình, đèn chiếu. Vật mẫu cần phải đầy đủ cho cô và trẻ
cùng hoạt động. Đồ dùng của trẻ phải đẹp, hấp dẫn phong phú sinh động nhằm
kích thích sự hứng thú tò mò của trẻ. Tôi thường sử dụng vật thật, đồ vật hoặc
tranh ảnh, mô hình, đèn chiếu sinh động cho tiết học. Dựa vào thực tế ở lớp, đầu
năm học tôi chủ động kiểm kê tài sản, đồ dùng tận dụng được trong lớp học.
Qua đó tôi nắm bắt được những đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động khám
phá khoa học của trẻ còn thiếu là các đồ dùng làm thí nghiệm. Tài liệu, sách báo
về các thí nghiệm khám phá khoa học cho trẻ còn hạn chế.
*Về giáo viên:
Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên về phương pháp GDMN mới.
Bản thân tôi luôn yêu nghề mến trẻ, là giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp
huyện trong nhiều năm, ham học hỏi, luôn cố gắng tìm tòi, sáng tạo trong giảng
dạy để tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho trẻ trong các hoạt động. tìm tòi
làm một số đồ dùng đồ chơi, phục vụ tiết dạy vào hoạt động của trẻ.
Bản thân tôi theo lớp ngay từ lớp mẫu giáo bé lên lớp mẫu giáo nhỡ nên
nắm bắt được đặc điểm nhận thức cũng như tâm sinh lý của trẻ.
Tuy nhiên, một số giáo viên trong trường chưa dành thời gian nghiên cứu
sâu và tìm hiểu về môn học cho trẻ khám phá khoa học, việc đổi mới nội dung,
phương pháp giáo dục chưa nhiệt tình, nhanh nhẹn, nhạy bén, sáng tạo và đôi
khi còn ngại tổ chức các hoạt động cho trẻ trải nghiệm phức tạp, khó, trong thực
tế, nhiều giáo viên thường chú trọng cho trẻ tìm hiểu bề ngoài của các đối tượng,
đa số trẻ chỉ được hỏi và trả lời, ít khi cho trẻ sờ, mó, nếm các đồ vật mà trẻ
được thí nghiệm. Giáo viên ít đưa ra câu hỏi mở khích thích sự tìm tòi, khám

6


phá của trẻ, chính vì vậy trẻ có ít trải nghiệm, ít có điều kiện để giải quyết vấn

đề mà trẻ dự đoán.
*Về phụ huynh:
Đa số phụ huynh luôn quan tâm đến việc học tập, nhu cầu của trẻ.
Một số phụ huynh đi làm ăn xa nên công tác phối hợp, tuyên truyền còn
gặp nhiều khó khăn.
*Về chất lượng trẻ:
Trẻ cùng độ tuổi ngoan, có ý thức kỷ luật khi tham gia các hoạt động.
Tuy nhiên, một số trẻ chưa qua lớp mẫu giáo bé, một số trẻ chuyển từ
trường khác đến nên có sự chênh lệch về khả năng tiếp thu, một số trẻ rụt rè,
nhút nhát, khả năng diễn đạt và giao tiếp còn nhiều hạn chế.
Vốn biểu tượng về môi trường tự nhiên của trẻ còn ít, đặc biệt trẻ rất
nhầm lẫn khi gọi tên các con vật, cây, hoa, quả....(Ví dụ như: Tất cả các con vật
biết bay trẻ đều gọi là chim mà không gọi được là chim bồ câu hoặc chim én ..).
Mặt khác khả năng quan sát, phân loại của trẻ gặp nhiều khó khăn.
* Kết quả khảo sát ban đầu:
Tổng số học sinh trong nhóm lớp được khảo sát là 23/23 trẻ ( = 100%)
Bắt đầu từ tháng 9, tôi đã lên kế hoạch khảo sát trẻ ( Qua việc theo dõi
các hoạt động trong ngày của trẻ, cùng với việc tổ chức cho trẻ tham gia một số
hoạt động trải nghiệm khám phá khoa học để đánh giá trẻ ) bao gồm các tiêu chí:
Khả năng quan sát, khả năng so sánh, khả năng phân loại, khả năng giao tiếp,
thao tác thực nghiệm, khả năng phán đoán, khả năng suy luận…Đồng thời, tôi
cũng thực hiện khảo sát mức độ quan tâm và phối hợp của phụ huynh trong việc
tổ chức các hoạt động khám phá khoa học cho trẻ.
Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 1) trẻ đạt được các mức độ sau:
STT

Tiêu chí

Số trẻ đạt


Tỉ lệ đạt

1

Khả năng quan sát

12/23

52%

2

Khả năng so sánh

10/23

43%

3

Khả năng phân loại

10/23

43%

4

Khả năng giao tiếp


13/23

56%

5

Thao tác thử nghiệm

11/23

48%

6

Khả năng phán đoán

10/23

43%

7

Khả năng suy luận

9/23

39%
7



Bảng kết quả khảo sát đầu năm (lần 1) phụ huynh đạt được các mức
độ:
STT

Tiêu chí

Số phụ huynh
phối hợp

Tỉ lệ đạt

1

Khả năng cộng tác phối hợp

14/23

60%

2

Sự quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu
làm đồ dùng, đồ chơi

10/23

43%

Với bảng khảo sát trên ta thấy, kết quả khảo sát trẻ ở các tiêu chí nhìn
chung còn thấp . Thấp nhất là khả năng suy luận của trẻ ( chỉ đạt 39%). Các tiêu

chí còn lại đa số đều đạt dưới 50%. Sự quan tâm ủng hộ nguyên vật liệu trong
quá trình dạy và học của phụ huynh vẫn còn hạn chế ( Có 43% phụ huynh quan
tâm). Từ thực trạng trên, để phát triển khả năng khám phá khoa học của trẻ 4-5
tuổi lớp tôi phụ trách được tốt hơn nên tôi đã thực hiện một số biện pháp cụ thể
như sau:
7.3. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi
khám phá khoa học”
Để đạt được hiệu quả cao trong việc chăm sóc giáo dục phát triển khám
phá khoa học, thì trước hết người giáo viên phải xây dựng kế hoạch thực hiện cụ
thể cho năm học, cho từng chủ đề, từng tuần. Phải nắm vững chuyên môn,
không ngừng học hỏi, tìm tòi để trao đổi kiến thức, năng động sáng tạo, phải
thực sự yêu nghề, mến trẻ, luôn luôn gần gũi yêu thương và tôn trọng trẻ, tạo
niềm tin đối với trẻ. Trẻ mẫu giáo, hoạt động vui chơi luôn đóng vai trò chủ đạo,
trẻ được “Học mà chơi chơi mà học”. Để giúp trẻ học tốt môn khám phá khoa
học thì cần phải thực hiện các giải pháp sau:
*Giải pháp 1. Tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất và tăng cường làm đồ
dùng, đồ chơi cho trẻ KPKH:
Muốn thực hiện tốt các hoạt động giáo dục, điều đầu tiên phải có CSVC
đầy đủ như: Máy vi tính cùng với các phần mềm giáo dục, máy in, đồ dùng, đồ
chơi, mạng intenet…. Để đáp ứng yêu cầu đó tôi đã tham mưu với ban giám
hiệu nhà trường đầu tư CSVC, trang thiết bị máy vi tính, máy chiếu đa năng
tăng cường làm và sưu tầm đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động tại nhóm, lớp
nhất là những đồ dùng đồ chơi làm từ những nguyên vật liệu sẵn có từ phế thải ở
địa phương như làm con giống từ những cái chai, lọ…., đồng thời vận động phụ
huynh ủng hộ vật chất để mua máy in, ti vi, đầu video...tạo điều kiện để giáo
viên có đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện làm tốt nhiệm vụ được
giao.
8



Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành thống kê, kiểm tra lại
CSVC và các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động của lớp mình phụ
trách, từ đó báo cáo với Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch tu sửa hoặc bổ
sung thêm đáp ứng với nhu cầu của nhóm lớp.
Ngoài ra bản thân còn xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp với nhận thức
của trẻ, với điều kiện của lớp và dành nhiều thời gian cho trẻ khám phá trải
nghiệm và chia sẻ, bày tỏ ý kiến của mình…
Tạo môi trường hoạt động khám phá khoa học phong phú, hấp dẫn với
những đồ dùng, đồ chơi, các nguyên vật liệu khác nhau.
*Giải pháp 2: Nâng cao nhận thức về việc tổ chức các hoạt động khám
phá khoa học cho giáo viên mầm non.
Trong những năm học trước, giáo viên chủ nhiệm các lớp thường tự tìm
hiểu các kiến thức, phương pháp giáo dục khám phá khoa học cho trẻ một cách
riêng lẻ nên có một số giáo viên chưa tích cực tự bồi dưỡng do đó hiểu chưa sâu
về sự cần thiết cho trẻ khám phá khoa học, chưa biết cần phải có phương pháp
nào để kết quả dạy là tốt nhất.
Do đó ,đầu năm học tôi tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường mua bổ
sung 1 số tài liệu có nội dung cho trẻ khám phá khoa học cho tất cả giáo viên tổ
4 - 5 tuổi ( Vd: tài liệu “ Trẻ mầm non khám phá khoa học”- của T.S Hồ Lam
Hồng,Viện nghiên cứu sư phạm; “Các hoạt động khám phá khoa học của trẻ
mầm non” của tác giả Trần Thị Ngọc Trâm+ Nguyễn Thị Nga …). Đồng thời,
tôi đã tổ chức thảo luận với giáo viên trong tổ, trong trường về thực trạng và giải
pháp ở đơn vị trong việc dạy trẻ khám phá khoa học cần thiết, qua đó giúp giáo
viên hiểu được rằng chương trình học thường cho trẻ tiếp xúc từ từ với các kiến
thức trong suốt năm học, và thực tế trẻ sẽ học tốt nhất khi có được cách tiếp cận
một cách cân bằng, giáo viên biết cách phát triển các kỹ năng nhận thức, cảm
xúc và xã hội của trẻ. Vì thế, khi trẻ tiếp thu được những kỹ năng giao tiếp cơ
bản trong nhóm bạn thông qua các trò chơi kháp phá, thì trẻ sẽ nhanh chóng sẵn
sàng và có khả năng tập trung vào việc học một cách tốt nhất.
*Giải pháp 3: Xác định những nội dung khám phá khoa học cơ bản

cần dạy trẻ ở lứa tuổi mầm non
Đối với tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi thì có nhiều kỹ năng quan trọng
mà trẻ cần phải biết trước khi vào trường tiểu học. Thực tế, kết quả của nhiều
nghiên cứu đều cho thấy các điều quan trọng nhất trẻ phải học ở trường mầm
non chính là những hoạt động khám phá, trải nghiệm như:

9


- Cho tr khỏm phỏ v nhn ra nhng nột c trng ca vt tht, vt v
nhng s vt hin tng quan sỏt c bng cỏch s dng tt c cỏc giỏc
quan mt cỏch thớch hp.
- Cho tr xem xột nhng nột ging nhau v khỏc nhau ca cỏc s vt hin
tng.
- Cho tr quan sỏt, xem xột, phng oỏn cỏc s vt hin tng xung
quanh.
- Dnh thi gian cho tr t khỏm phỏ, tri nghim v chia s, by t ý kin
ca mỡnh.
- Khớch l tr suy ngh v nhng gỡ chỳng ang nhỡn thy, ang lm v
phỏt trin nhng suy ngh, ý tng ca mỡnh v quan tõm n MTXQ.
- S dng nhng cõu hi gi m giỳp tr phỏt trin suy ngh.
- Cho phộp tr c hot ng v lm nhng cụng vic phc v bn thõn
vỡ ú cú th l nhng bi hc v tri nghim tt cho tr v khoa hc.
- To mụi trng hot ng phong phỳ, hp dn vi cỏc D C, cỏc
nguyờn vt liu khỏc nhau.
- Trũ chuyn, tho lun v ni dung cn hot ng.
- Xem tranh, nh, bng hỡnh v ni dung hot ng.
- K chuyn, c th, cõu liờn quan n ni dung hot ng.
- Lm album nh, sỏch tranh
- Tham quan, tri nghim, trũ chuyn vi nhng nhõn vt quan trng ( nu

cú iu kin).
*Gii phỏp 4: Xõy dng k hoch t chc cho tr mu giỏo 4 5 tui
khỏm phỏ khoa hc
nõng cao cht lng cho tr mu giỏo 4 5 tui khỏm phỏ khoa hc,
iu u tiờn i vi giỏo viờn l phi xây dựng kế hoạch vỡ xây dựng
kế hoạch là khâu quan trọng, góp phần rất lớn vào việc thực
hiện nhiệm vụ năm học đạt kết quả .Một kế hoạch khỏm phỏ
khoa hc cho tr mu giỏo 4 5 tui hợp lý khoa học sẽ giúp cho ngời
thực hiện dễ dàng và thu đợc kết quả cao. Ngay từ đầu năm
học đợc sự phân công của ban giám hiệu tôi đã tập trung xây
dựng kế hoạch khỏm phỏ khoa hc cho tr mu giỏo 4 5 tui, cụ thể
hóa từng chủ đề ,từng tuần với đầy đủ nội dung, biện pháp
thực hiện, thời gian, ngời thực hiện, chn ni dung phự hp vi nhn
thc ca tr v tỡnh hỡnh ca lp.. Khi kế hoạch đã xây dựng, ban
giám hiệu duyệt và đợc triển khai hng ngy cho tr ti lp, có sự
10


đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn để bổ sung các
nội dung mới cho phù hợp để thực hiện có hiệu quả.
* Gii phỏp 5: Xõy dng v khai thỏc hiu qu mụi trng cho tr
khỏm phỏ khoa hc:
Mụi trng lp hc p v sỏng to giỳp tr tho món nhu cu vui chi,
giao tip, nhn thc, nhu cu hot ng cựng nhau ca tr, va to c hi cho tr
c hot ng theo s thớch tớch cc, c lp, sỏng to vn dng nhng k
nng ú hc vo cỏc hot ng khỏc, cỏc tỡnh hung trong quỏ trỡnh hot ng.
Vic xõy dng mụi trng khỏm phỏ khoa hc v vui chi cho tr s l
phng tin, l iu kin giỳp tr hỡnh thnh cỏc k nng quan sỏt, phõn tớch, v
nhng am mờ tỡm hiu khỏm phỏ. Chớnh vỡ vy, khi vo u nm hc mi tụi
ó rt chỳ ý n vic xõy dng mụi trng lp hc, trang trớ tranh, nh, trang

tng, v cỏc loi tranh su tm, thay i thng xuyờn theo ch tr cú s
tri giỏc v khỏm phỏ theo kh nng ca tr. c bit l gúc Bộ vi khoa hc,
tụi su tm, sp xp nhiu dựng, chi phong phỳ, hp dn nhm giỳp tr
khi dy tớnh tũ mũ, úc sỏng to, nhng hiu bit v cỏc s vt, hin tng xung
quanh v giỏo dc tr thỏi ng x ỳng n vi thiờn nhiờn, vi xó hi.
i vi gúc chi Bộ vi thiờn nhiờn, tụi thit k nhng hỡnh nh cú mu
sc bt mt, ni dung sỏng to, phự hp, cha ng nhng ni dung hc tp,
giỳp tr hot ng khỏm phỏ mt cỏch tớch cc v hiu qu. Gúc chi cú rt
nhiu hỡnh nh kớch thớch tớnh t duy tỡm hiu khỏm phỏ cho tr nh quỏ trỡnh v
s phỏt trin ca cõy giỳp tr hỡnh thnh nhng hiu bit v s sinh trng v
phỏt trin ca cõy xanh. Bng pha mu giỳp tr hiu bit v cỏch pha trn mu
sc t hai mu hay ba mu cú th to ra mu m tr yờu thớch. Hay nhng hỡnh
nh mang tớnh cht giỏo dc giỳp tr cú nhng thỏi ỳng n vi thiờn nhiờn
v s vt xung quanh. phỏt trin ton din nhn thc cho tr thụng qua gúc
chi thỡ ngoi nhng hỡnh nh mang tớnh lý thuyt, giỏo viờn cn cho tr c
thc hnh tr c tri nghim v gii quyt tỡnh hung mt cỏch sỏng to.
Trong nhng gi hot ng gúc tụi thng xuyờn chun b chu ỏo cỏc dựng
tr c chi v tham gia hot ng thc t nhm em li nim vui cho tr,
giỳp tr phỏt trin t duy, úc sỏng to v quan tõm hn n khoa hc mt cỏch t
nhiờn.

11


(Chụp lại ảnh quan sát bồn hoa ở sân trường, góc thiên nhiên)

( trẻ tích cực tham gia vào hoạt động khám phá)
Kêt quả xây dựng góc khám phá khoa học sáng tạo và hấp dẫn trẻ: học
sinh lớp tôi đã rất tích cực tham gia vào các hoạt động khám phá, qua đó phát
triển vốn hiểu biết cho trẻ về thế giới xung quanh, phát huy khả năng tư duy

sáng tạo. Trẻ lớp tôi luôn tò mò, tự đặt câu hởi về những sự vật, hiện tượng xung
quanh với bạn, cô và người lớn. Các cháu còn biết tự tìm hiểu những điều trẻ
chưa biết.
*Giải pháp 6: Cho trẻ khám phá khoa học dưới nhiều hình thức khác
nhau.
Với đặc điểm tâm lý “Học bằng chơi, chơi mà học”. Trẻ 4-5 tuổi, tư duy
của trẻ là tư duy trực quan hành động. Trẻ tri giác dưới đồ vật, sự vật qua các
hình ảnh, vật thật. Nếu tổ chức cho trẻ tri giác quan sát các sự vật dưới nhiều
hình thức khác nhau thì trẻ hứng thú học tập và tiếp thu bài học tốt hơn, bằng
kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi thấy nếu một tiết học đơn thuần cô chỉ
cung cấp kiến thức cô đưa tranh ra cho trẻ quan sát, đàm thoại và cung cấp kiến
thức cho trẻ thì tiết học trẻ học buồn chán, trẻ không tập trung. Nhưng, cũng tiết
học đó mà thay đổi hình thức dạy dưới các dạng trò chơi hay các hình thức thi
đua thì trẻ học sẽ tốt hơn, nhất là môn khám phá khoa học. Tôi đã chuẩn bị tốt
các điều kiện như đồ dùng dạy học và các không gian để để trẻ được thực hành
và trải nghiệm nhiều. Xuất phát từ tình hình trên tôi luôn luôn đặt ra cho mình là
12


phải luôn đổi mới các hình thức tổ chức và các thủ thuật khác nhau khi cho trẻ
khám phá khoa học. Tuỳ vào mỗi yêu cầu bài dạy tôi tổ chức các dạy tiết học
dưới các hình thức khác nhau. Ví dụ, với bài cho trẻ quan sát các con vật, các
cây, các loại hoa quả thì tôi có thể chuẩn bị bằng vật thật hoặc tranh ảnh và tổ
chức dưới các dạng trò chơi để trẻ vừa chơi vừa quan sát tri giác các sự vật hiện
tượng một cách tôt nhất. Hay tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm thì tôi chia trẻ
về các nhóm để trẻ cùng nhau làm và khi tiến hành làm thí nghiệm tôi cho trẻ dự
đoán hiện tượng gì sẽ xảy ra trước, trong và sau khi làm thí nghiệm. Như thế sẽ
phát huy được tính mò, chủ động, khả năng tích cực hoạt động và lòng ham
hiểu biết của trẻ.
Chẳng hạn: Cho trẻ làm thí nghiệm “ không khí quanh chúng ta” tổ chức dưới

dạng trò chơi.
* Trò chơi bịt mũi:
Cho trẻ bịt mũi, hỏi trẻ có thở được không?
Vậy làm thế nào để thở được ?
Cho trẻ đứng vào chỗ cô quy định, hỏi trẻ: con có thở được không?
Cho trẻ đứng góc khác cùng với vài bạn nữa, hỏi trẻ: con có thở được không?
Cho trẻ đứng tự do trong lớp, hỏi trẻ:con có thở được không?
Lúc này tôi mới đặt vấn đề: chúng ta thở được là nhờ là nhờ có không khí, vậy
không khí có ở đâu?( không khí có ở xung quanh chúng ta)
Tôi kết luận: Như vậy không khí có ở quang chúng ta.
Tôi tiếp tục đặt tình hình huống: thế không khí có bắt được không ( Có trẻ nói
được, có trẻ nói không)
Tôi hỏi tiếp: Làm thế nào để bắt được không khí ( lúc này các trẻ đưa ra rất
nhiều ý kiến lấy ly, lấy chai, lấy hộp, để bắt không khí )
Tôi lấy cho mỗi trẻ một cái túi ni lon và yêu cầu “ Hãy lấy và bắt không
khí vào túi ” mỗi trẻ có thể thực hiện một cách khác nhau : nắm bắt không khí
xung quanh bỏ vào túi, với không khí cho vào túi … nhưng các trẻ vẫn chưa
thấy gì trong túi.Tôi tiếp tục gợi ý “ Các con hãy làm cách nào để túi phồng lên
đi” trẻ phát hiện là mình phải thổi hơi vào túi và muốn giữ hơi trong túi thì phải
xoắn hay cột túi lại )
Sau đó tôi giải thích: Không khí đang ở trong túi các con đấy!..
Tiếp theo tôi cho các trẻ chơi với túi không khí, lấy kéo cắt túi để thấy
không khí xì ra, lấy kim nhọn đâm nhẹ sẽ thấy hơi thoát ra đó là không khí.

13


Tiết học sôi động và vui vẻ hẳn lên các cháu hiểu biết thêm là: không khí
luôn luôn ở bên cạnh con người, con người phải có không khí thì mới sống, mới
thở được.

Qua đó tôi thấy nếu cho trẻ tự khám phá trẻ sẽ rất hứng thú, kiến thức đến
với trẻ nhẹ nhàng mà khắc sâu phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, để trẻ
tự đừng đánh mất cái tôi của trẻ.
Trong tiết học khám phá khoa học tôi lồng ghép tích hợp các môn học khác như
toán, âm nhạc, tạo hình văn học để trẻ thêm hứng thú , ghi nhớ tốt hơn vấn đề
sâu rộng hơn.
* Sự kì diệu của nam châm.
- Mục tiêu:
Cho trẻ biết nam châm có thể hút các vật làm từ kim loại, còn những vật
không làm bằng chất kim loại thì nam châm không hút.
- Chuẩn bị:
Cục nam châm, cái đinh, cái kéo, thìa nhôm, thước nhựa, cái bát nhựa và
một số đồ dùng khác trong lớp.
- Tiến hành:
Cho trẻ quan sát những đồ dùng đã chuẩn bị gọi tên chúng và nêu chất
liệu của từng đồ dùng.
Mời 6 – 7 trẻ lên lấy 1 trong số những vật mà cô chuẩn bị hỏi trẻ:
+ Vật đó có tên là gì? làm bằng gì?
+ Cho trẻ đưa vật đó lại gần cục nam châm và trẻ lời xem chúng có hút
nhau không và vì sao?
Lần lượt cô cho các trẻ được thí nghiệm với các vật xung quanh lớp và
đưa ra nhận xét, nam châm hút được những vật làm bằng gì ?
Giải thích và kết luận: Nam châm chỉ hút được các vật làm bằng kim loại
ngoài ra không hút được các vật làm từ các chất khác.
* Khám phá về kẹo.
- Mục tiêu:
+ Trẻ biết được đặc điểm của kẹo (Hình dáng, màu sắc,cứng, mềm, mùi
vị…)
+ Trẻ biết cách làm kẹo dẻo: nguyên liệu, dụng cụ làm kẹo, cách thức làm
kẹo và trang trí kẹo

+ Kỹ năng làm kẹo: trẻ biết dùng thìa để nạo chanh leo, cho đường và
đánh tan, biết dùng khuôn để in trang trí kẹo
14


+ Rèn kỹ năng làm việc theo nhóm
+ Rèn và phát triển kỹ năng quan sát, ghi nhớ có chủ định
+ Nghe và trả lời đúng câu hỏi
+ Rèn sự khéo léo của đôi bàn tay
+ Trẻ hứng thú tham gia vào giờ học
+ Có ý thức kỷ luật khi tham gia trò chơi và làm kẹo cùng cô
+ Trẻ biết sử dụng kẹo hợp lý và biết giữ gìn vệ sinh răng miệng.
- Chuẩn bị:
+ Mỗi nhóm một giỏ kẹo có các loại kẹo: kẹo sữa, kẹo oshi, kẹo mút, kẹo
chip chip, kẹo socola
+ Logo cho mỗi đội (Kẹo xanh, kẹo đỏ, kẹo vàng)
+ Các nguyên vật liệu và dụng cụ làm kẹo dẻo:
+ Bột gelatin, chanh leo, siro, đường
+ Khuôn làm kẹo, bếp hồng ngoại, xoong, đũa, muôi, khay đựng kẹo, đĩa
+Chuẩn bị 2 phòng học: 1 phòng kê sẵn bàn để làm kẹo, 1 phòng học có
các vòng tròn có biểu tượng logo tương ứng với logo của mỗi đội
+Tạp dề cho cô và trẻ
-Tiến hành:
+Món quà bí mật đội…nhận được là gì?
+Trong giỏ của đội…có những loại kẹo gì?
+Hãy kể 1 vài đặc điểm về loại kẹo mà cháu biết!(Cô gợi ý cho trẻ)
+ Kẹo cứng hay mềm?
+ Kẹo có màu gì?
+ Kẹo có vị gì?
+ Kẹo được làm bằng gì?

+ Ăn kẹo như thế nào cho hợp lý?
+ Nên ăn kẹo ít hay nhiều?
+ Ăn nhiều kẹo sẽ bị làm sao?
+ Nên ăn kẹo vào lúc nào?
+Làm thế nào để bảo vệ răng miệng sau khi ăn kẹo?
Giáo dục trẻ không nên ăn quá nhiều,và không nên ăn vào buổi tối. Sau
khi ăn kẹo và các loại đồ ngọt chúng mình nhớ đánh răng hoặc súc miệng để
bảo vệ răng miệng nhé
15


Như vậy trong những khám phá khoa học trẻ được trực tiếp trải nghiệm
rất vui vẻ hào hứng kích thích tư duy và làm phong phú vốn từ cho trẻ.
Trong các tiết học khám phá khoa học tôi luôn thay đổi các thủ thuật để
đưa các đối tượng ra cho trẻ quan sát và mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ
làm quen, tôi tìm cách vào bài khác nhau cũng có bài cho trẻ quan sát tri giác
bằng vật thật, cũng có bài dùng tranh ảnh, băng hình, hoặc dùng câu đố để đưa
ra giúp trẻ không bị nhàm chán lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá
các biểu tượng của mình.
*Giải pháp 7: Sưu tầm, sáng tạo các trò chơi thực nghiệm và tổ chức có
hiệu quả trong các chủ đề.
Thiên nhiên bao la rộng lớn là một hành tinh đầy ắp những bí mật khơi
dậy trí tưởng tượng của trẻ thơ, chính vì vậy để khơi dậy cho trẻ niềm đam mê
khám phá khoa học giáo viên cần chú ý tới cảm nhận của trẻ và cách trẻ khám
phá thế nào để nuôi dưỡng tình yêu thiên nhiên trong trẻ chứ không phải là
những kiến thức trẻ tiếp nhận được.
Bản thân tôi là người yêu thích bộ môn khám phá nên tôi và đồng nghiệp
sưu tầm, sáng tạo trò chơi thực nghiệm, đặc biệt là các trò chơi thực nghiệm
giúp trẻ phát triển lành mạnh hơn cả về thể chất và tình yêu, sự hiểu biết về sự
vật hiện tượng, lòng nhân ái và khả năng tìm hiểu môi trường xung quanh. Khi

sáng tạo các trò chơi thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học, tôi luôn lưu ý
đến các yêu cầu đối với các trò chơi thử nghiệm như: những thử nghiệm tiến
hành phải có sự thay đổi rõ ràng để giúp trẻ dễ nhận biết. Thử nghiệm không đòi
hỏi điều kiện đặc biệt, dễ thực hiện, là những hiện tượng diễn ra trong cuộc
sống. Những thử nghiệm không được gây thiệt hại cho vật làm thử nghiệm ( Ví
dụ : Làm chết cây, chết con vật). Không chọn thử nghiệm có thời gian quá lâu
vì trẻ dễ quên mất những gì xảy ra ban đầu. Phải đảm bảo an toàn cho trẻ trong
quá trình thử nghiệm ( an toàn về dụng cụ, vật liệu).

16


( Trẻ chơi trò chơi thử nghiệm chăm sóc cây)
Kết quả, tôi cùng đồng nghiệp, tổ chuyên môn khối 4-5 tuổi đã họp bàn và
tổ chức một số trò chơi thực nghiệm dựa theo bảng xây dựng kế hoạch các chủ
đề từ đầu năm học, giúp giáo viên dễ dàng lựa chọn đề tài, chuẩn bị đồ dùng và
tổ chức hoạt động có hiệu quả. Cụ thể tôi đã sáng tạo và tổ chức một số trò chơi
thực nghiệm giúp trẻ khám phá khoa học theo chủ đề như sau:
1. Chủ đề : Bản thân
VD : Trò chơi thử nghiệm : Truyền tin
* Mục đích:
- Trẻ biết được tác dụng của các giác quan thông qua trò chơi
- Trẻ biết phối hợp ăn ý với bạn trong nhóm
*Chuẩn bị:
- 2 quả bóng bay
- Một số tranh về các giác quan
* Cách tiến hành:
17



- Cho trẻ đầu hàng lên nhìn bức tranh về các giác quan và về hàng truyền
tin bằng cách áp sát quả bóng bay vào tai bạn đứng thứ hai và cứ như vậy cho
tới trẻ cuối cùng, Trẻ cuối cùng sẽ đoán tên giác quan trong bức tranh mà cô yêu
cầu
*Giải thích và kết luận:
Quả bóng bay khi thổi to lên sẽ có khí ở bên trong. Vì vậy khi áp tai vào
quả bóng bay sẽ nghe được tiếng vang của người nói ở bên vọng sang
2. Chủ đề : Gia đình
VD: Trò chơi thử nghiệm : Vật chìm – vật nổi
* Mục đích: Trau dồi óc quan sát, khả năng dự đoán và phân loại, giúp trẻ
nhận biết có những chất liệu nổi - chìm trong nước.

(Trẻ chơi thử nghiệm : Vật chìm – vật nổi).
* Chuẩn bị:
- 2 thùng đựng đầy nước
- 2 cái thìa inox ( sắt, nhôm ), 2 cái đĩa bằng sứ, 2 cái đĩa bằng inox
- 2 cái thìa bằng nhựa, 2 đĩa bằng nhựa
* Cách tiến hành:
- Cho trẻ phỏng đoán đồ dùng chìm nổi và gắn kết quả vào bảng dự đoán
18


- Cô cho trẻ thả từng đồ dùng vào nước. Trẻ nêu nhận xét và giải thích lí
do tại sao đồ dùng làm bằng chất liệu inox,sắt, nhôm, bằng sứ lại chìm xuống
dưới nước, còn đồ dùng làm bằng nhựa thì nổi trên mặt nước. Sau đó cho trẻ gắn
kết quả vào bảng
3.Chủ đề : Nghề nghiệp
VD: Trò chơi thử nghiệm: Hỗn hợp cát, vôi, xi măng
* Mục đích
- Trẻ nhận biết được sự khác nhau của các nguyên vật liệu và sự thay đổi

khi trộn các nguyên vật liệu đó lại với nhau. Nhận ra sự thay đổi khi đổ nước
vào trộn thành một hỗn hợp chất nhão
- Biết được các nguyên vật liệu dùng để xây nhà
* Chuẩn bị
- Một ít cát, vôi, xi măng đựng trong hộp
- Xô đựng nước sạch, cốc múc nước
- Khay đựng, bay nhỏ, xẻng nhỏ
- Giấy nilông để các nguyên vật liệu
* Cách tiến hành
Giáo viên cho trẻ quan sát các loại nguyên vật liệu, sờ và nêu nhận xét.
Sau đó cho trẻ trộn nguyên liệu và nêu nhận xét sự khác biệt sau khi trộn
*Giải thích và kết luận:
Các nguyên liệu cát, vôi, xi măng khi trộn vào nước sẽ kết dính lại với
nhau để tạo thành hợp chất, có tác dụng kết nối các viên gạch lại với nhau để tạo
thành đồ vật theo ý muốn, có thể trang trí thành 1 bức tranh.
4. Chủ đề: Động vật
VD: Trò chơi thử nghiệm: Bóng hình các con vật
* Mục đích:
- Trẻ nhận biết ánh sáng và bóng tối, các hình được tạo ra bởi ánh sáng và
bóng tối cùng kết hợp với các hoạt động từ ngón tay
- Rèn luyện sự khéo léo và các cơ nhỏ của các ngón tay
* Chuẩn bị:
- Khoảng trống và không gian trên tường
- Bóng đèn chiếu ánh sáng lên tường
* Cách tiến hành:

19


- Cô chiếu ánh sáng lên tường và dùng các ngón tay tạo thành bóng hình

các con vật. Cô giáo động đậy các ngón tay để cho hình các con vật thêm sinh
động
- Cho trẻ tạo thành hình bóng các con vật và thi xem bạn nào tạo thành
nhiều hình các con vật nhất
* Giải thích và kết luận:
Ánh sáng khi vào trong bóng tối nếu chiếu lên tường ở một khoảng
không gian sẽ tạo ra bóng hình của vật được ánh sáng chiếu lên. Kích thước vật
sẽ được phóng to hơn nếu đưa sát vào bóng đèn, và nhỏ hơn nếu đưa gần bức
tường và xa bóng đèn
5. Chủ đề: Thực vật
VD: Trò chơi thực nghiệm: Hoa nở như thế nào?
* Mục đích:
- Trẻ sử dụng sự khéo léo của đôi bàn tay để gấp hoa giấy thành nụ hoa
- Trẻ biết quá trình hoa nở: Từ nụ thành hoa.
* Chuẩn bị:
- Chậu đựng nước.
- Hoa giấy các kiểu, các màu.
* Cách tiến hành:
- Trẻ tạo nhóm lấy hoa giấy ra gấp, xếp thành nụ hoa và thả vào chậu
nước xem có hiện tượng gì xảy ra.
- Cho trẻ nêu ý kiến về các hiện tượng trẻ quan sát được.
* Giải thích và kết luận:
Nụ hoa làm bằng giấy khi thả xuống nước, đợi một thời gian ngắn nước
sẽ ngấm vào trong làm các cánh hoa bung ra giống như nụ hoa đang nở thành
bông hoa
6. Chủ đề: Phương tiện giao thông
VD: Trò chơi thử nghiệm: Đồ chơi chìm và nổi
* Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những đồ chơi chìm và nổi trên mặt
nước

- Nhận biết có những đồ chơi chìm – nổi trên mặt nước là tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
* Chuẩn bị:
20


- Chậu đựng nước sạch
- Thuyền gấp bằng giấy, ô tô ( xe máy, xe đạp, xích lô…) làm bằng sắt
* Cách tiến hành:
- Cho trẻ ngồi thành nhóm thả đồ chơi xuống chậu nước và xem có điều gì
xảy ra khi đồ chơi gặp nước
- Những đồ chơi làm bằng sắt có trọng lượng nặng nên khi thả vào nước
sẽ bị chìm xuống nước. Còn những đồ chơi làm bằng chất liệu là giấy, nhựa.. có
trọng lượng rất nhẹ nên khi thả vào nước sẽ nổi trên mặt nước một thời gian.
7. Chủ đề “Nước và mùa hè ” ( Các hiện tượng thiên nhiên, không khí,
ánh sáng…)
VD: Trò chơi thử nghiệm: Những đồ vật bay và không bay
* Mục đích:
- Giúp trẻ nhận biết và phân biệt được những thứ gió thổi bay và có những
thứ gió thổi không bay
- Nhận biết có những đồ vật bay được và không bay được tùy thuộc vào
chất liệu khác nhau
* Chuẩn bị:
- Quạt trần, quạt nan, quạt mo, quạt giấy
- Các đồ dùng khác nhau: Giấy màu, vải kẹp ghim, kéo, xắc xô…
* Cách tiến hành:
- Đặt các đồ vật trên bàn, cho trẻ quan sát phỏng đoán “ Vật nào bay và
không bay khi mở quạt hoặc thổi ”
- Trẻ nêu ý kiến cá nhân và giải thích lý do tại sao?
- Cô mở quạt và quan sát xem vật nào bay và không bay

- Trẻ lí giải hiện tượng
* Giải thích và kết luận:
Những vật thường bay khi gặp gió là những vật nhẹ như giấy, vải. Cũn
những vật như kẹp ghim, kéo… được làm từ sắt nặng nên khi gặp gió thỡ khụng
bay được
*Giải pháp 8: Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức
các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.
Sự bùng nổ của khoa học công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói
riêng đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Một nền kinh tế tri thức và một xã hội văn minh, Sự phát triển như vũ bão của
ngành khoa học và công nghệ đã đem lại những thành tựu to lớn trong mọi hoạt
21


động của con người. Chính vì vậy ngay từ cấp học mầm non trẻ đã được làm
quen với công nghệ thông tin như một phần của hoạt động giáo dục không thể
thiếu được lồng ghép vào các hoạt động trong ngày, công nghệ thông tin luôn
mang lại nhiều điều kì thú và hữu ích trong việc tiếp thu kinh nghiệm sống.
Hơn nữa trong việc giáo dục, truyền đạt kiết thức cho trẻ không phải sự
vật hiện tượng nào cũng có sẵn để trẻ được trực tiếp tri giác, nhất là với hoạt
động khám phá khoa học như tìm hiểu động vật sống dưới nước, quan sát máy
bay, các hiện tượng tự nhiên, …. , hay chúng ta không thể có thời gian để chứng
kiến những hiện tượng trong tự nhiên xảy ra như tìm hiểu về cách sinh sản của
một số loại vật nuôi, quá trình phát triển của cây..v.v…chính vì vậy để trẻ được
tìm hiểu thế giới xung quanh một cách bao quát nhất thì ứng dụng công nghệ
thông tin vào tiết học là một việc cần thiết.
Việc sử dụng công nghệ thông tin thường xuyên tin như các bài
powerpoint, E-learning vào các tiết học. Tôi nhận thấy khi sử dụng công nghệ
thông tin vào các tiết khám phá khoa học trẻ rất hào hứng, thích thú và cũng
giúp trẻ nhận biết sự vật- hiện tượng một cách rõ ràng hơn.

Ví dụ 1: Tìm hiểu về “Mưa có từ đâu?”
Tôi sử dụng bài powerpoint trình chiếu các quá trình tạo thành mưa (ánh
nắng chiếu xuống mặt nước – Nước bốc hơi- Tạo thành mây - Gió thổi mây
thành đám nặng rồi rơi xuống thành mưa)
Sau khi tìm hiểu xong về quá trình tạo thành mưa tôi cho trẻ xem phim
hoạt hình “Đám mây đen xấu xí” vừa là phim vừa đám ứng việc củng cố kiến
thức về quá trình tạo thành mưa cho trẻ.
Thông qua việc trình chiếu và xem phim hoạt hình trẻ vừa như được giải
trí và cũng là khi lượng kiến thức cần cung cấp cho trẻ đảm bảo trọn vẹn với
hình thức này.
Việc triển khai chuyên đề công nghệ thông tin trong trường tôi được Ban
giám hiệu và giáo viên rất quan tâm, các trò chơi thông minh trong “Vui học
kidsmart” luôn làm trẻ tò mò và hứng thú. Biết được điều đó tôi thường xuyên
tìm hiểu những trò chơi thông minh có liên quan tới chủ đề, chủ điểm mà trẻ
đang học vừa giúp trẻ có thêm kĩ năng sử dụng máy tính ,giúp trẻ thỏa mãn tính
tò mò, giúp trẻ củng cố, ghi nhớ bài học hơn và luôn hứng thú trong các hoạt
động khám phá khoa học.
*Giải pháp 9: Phối kết hợp với phụ huynh để cùng giúp trẻ khám phá
khoa học đạt kết quả cao.

22


Để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động khám
phá khoa học nói riêng của trẻ trong trường mầm non để có sự giáo dục toàn
diện giữa gia đình và nhà trường là một việc làm hết sức cần thiết trong giáo dục
hiện nay, tôi thấy rằng tất cả mọi khó khăn trong học tập không thể thiếu được
vai trò giải quyết khó khăn của phụ huynh vì thế ngay từ đầu năm học để phụ
huynh hiểu thêm về các hoạt động của trẻ trong trường mầm non, trường tôi đã
tổ chức họp phụ huynh và tuyên truyền đến các bậc phụ huynh về công tác phối

hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ.
Bản thân tôi là một cộng tác viên tuyên truyền của nhà trường ngoài việc
tuyên truyền các chuyên đề của nhà trường giao về lớp tôi đã làm tốt công tác
tuyên truyền tới các bậc phụ huynh như thông qua bảng tuyên truyền của lớp,
trang trí những hình ảnh của chủ đề đang học một cách sinh động. Thường
xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ của trẻ, tình hình học tập của trẻ đặc biệt
qua các buổi đón trả trẻ tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh về tình hình học
tập của trẻ ở lớp, về các chủ đề chủ điểm trẻ đang học giúp phụ huynh nắm rõ từ
đó có thể nhận được sự ủng hộ, động viên từ phụ huynh như các đồ dùng cần
thiết để thực hiện chủ đề…và tạo điều kiện cho trẻ được trải nghiệm ở nhà, củng
cố thêm kiến thức qua những kiến thức mà phụ huynh được tuyên truyền...
Ví dụ: Trong chủ đề “giao thông ” , tôi cho trẻ làm “Tìm hiểu về chiếc xe
đạp”. Tôi tổ chức cho trẻ được tham gia trải nghiệm bằng cách quan sát, khám
phá chiếc xe đạp. Tuy nhiên do thực nghiệm cần thời gian trẻ mới thu được kết
quả và có thể một số trẻ nghỉ, cho nên tôi đã trao đổi với phụ huynh về nội dung
khám phá. Qua đó, phụ huynh nắm được nội dung và tạo điều kiện cho trẻ được
thực hiện quan sát ở nhà.
Qua tìm hiểu về nghề nghiệp của bố mẹ trẻ tôi đã nắm được nghề của bố
mẹ trẻ từ đó tôi có kế hoạch gặp gỡ và trao đổi nhờ các bậc phụ huynh sưu tầm
những vật liệu hỏng bỏ đi để gom lại mang về làm đồ chơi
Hàng ngày trước khi dạy một bài tìm hiểu nào tôi thường xuyên trao đổi
với các bậc phụ huynh về bài học ngày hôm nay về nhà các bậc phụ huynh cùng
trò chuyện với trẻ về bài học hoặc có thể cung cấp cho trẻ một số kiến thức để
cho trẻ học tập tốt hơn.
Để giúp trẻ phát triển toàn diện thì việc phối kết hợp giữa nhà trường và
gia đình là vô cùng quan trọng. Chính vì vậy giáo viên cần phải trao đổi thường
xuyên việc học tập và vui chơi của trẻ tới các bậc phụ huynh, để việc học của trẻ
được tốt nhất khi đến trường cũng như khi về nhà.

23



Ngay từ đầu năm học tôi đó xây dựng nội dung tuyên truyền tới các bậc
phụ huynh giúp các con thực hành thí nghiệm khám phá đạt kết quả cao và nội
dung được thể hiện như sau:
* Nội dung phối hợp với phụ huynh:
Thông báo từng chủ đề các con đang học để các bậc phụ huynh nắm được
Lên kế hoạch trước về nội dung khám phá trong chủ đề
Vận động phụ huynh đóng góp các nguyên liệu: vỏ hộp, chai lọ, xi măng,
cát…để các thí nghiệm của trẻ được phong phú.
Phụ huynh cần quan tâm, giải thích và cùng làm tại nhà với trẻ khi trẻ có
yêu cầu với những thí nghiệm khó.
* Hình thức phối hợp:
Thông báo qua góc tuyên truyền của lớp.
Gửi những nội dung về kế hoạch khám phá khoa học qua tin nhắn tới các
phụ huynh để các bậc phụ huynh nắm bắt
Phát tờ rơi những kế hoạch quan trọng trong chủ đề
Trao đổi trực tiếp với các bậc phụ huynh trong các giờ đón, trả trẻ để phụ
huynh hiểu được các nội dung và yêu cầu thực hiện trong chủ đề
* Trao đổi với phụ huynh về hoạt động khám phá
Sau khi thực hiện biện pháp giữa nhà trường với phụ huynh đó đạt được
kết quả như sau:
100% phụ huynh quan tâm và ủng hộ các kế hoạch của giáo viên lớp
Rất nhiều phụ huynh phấn khởi khi thấy trẻ được tham gia thử nghiệm
khám phá khoa học
Nhiều phụ huynh đã cùng trẻ thực hiện được các thí nghiệm tại nhà:
truyền tin, bóng hình các con vật, hoa nở như thế nào, khám phá vật chìm, nổi…
Phụ huynh đã ủng hộ nhiệt tình các nguyên vật liệu để phục vụ cho các
giờ hoạt động khám phá khoa học của trẻ trên lớp.
Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh mà những giờ

hoạt động khám phá của trẻ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, từ đó mà tiết học
của trẻ đạt được kết quả cao trẻ rất hứng thú và sôi nổi trong giờ học.
7.4: Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng tại lớp 4 tuổi trường Mầm
non. Sáng kiến này được các giáo viên và phụ huynh đánh giá cao.
Trong năm học 2017 - 2018: Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng
trong công tác giáo dục trẻ tại trường Mầm non. Khi áp dụng sáng kiến này, kiến
24


thức và kĩ năng khám phá khoa học của trẻ tiến bộ hơn rất nhiều, chất lượng trẻ
được nâng lên rõ rệt.
8. Những thông tin cần bảo mật.
Không có.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến
Cơ sở vật chất: Tài liệu hướng dẫn phương pháp Tìm hiểu về môi trường
xung quanh cho trẻ qua hoạt động khám phá khoa học. Nhóm lớp có đủ đồ
dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác dạy và học.
Môi trường sư phạm nhà trường.
Phụ huynh của trẻ 4 - 5 tuổi trong nhà trường.
Học sinh 4 – 5 tuổi các nhóm lớp trong nhà trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được huac dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu.
10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của
tác giả:
Sau khi áp dụng Một số biện pháp tổ chức các trò chơi giúp trẻ 4 – 5 tuổi
học tốt môn khám phá khoa học ở lớp mình phụ trách, kết quả khảo sát trẻ lần 2
vào tháng 3 năm 2018 đã đạt được như sau: (kẻ thêm cột lần 1 để so sánh)
S

T
T
1

Kết quả khảo
sát trẻ lần 1

Tiêu chí

Số trẻ
đạt

Khả năng quan sát

Tỉ lệ %

Kết quả khảo sát
trẻ lần 2
Số trẻ

Tỉ lệ %

So sánh

đạt

20/23

Tăng 35%
87%


2 Khả năng so sánh

19/23

82%

Tăng 40%

3 Khả năng phân loại

18/23

78%

Tăng 35%

4 Khả năng giao tiếp

20/23

87%

Tăng 31%

18/23

78%

19/23


82%

17/23

74%

5

Thao
tác
nghiệm

thử

6

Khả năng
đoán

phán

7 Khả năng suy luận

Tăng 30%
Tăng 39%
Tăng 35%
25



×