Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

Biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu đông thái quá cho trẻ 5 6 tuổi tại trường mầm non thị trấn yên lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.22 KB, 39 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“ BIỆN PHÁP ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI HIẾU ĐỘNG THÁI QUÁ CỦA
TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON”
1. Lời giới thiệu
Giáo dục mầm non là cấp học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặt
nền móng cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ
cho trẻ em. Những kiến thức, kỹ năng mà trẻ được tiếp thu ở bậc học mầm non
sẽ là nền tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Bàn về giáo dục
mầm non, sinh thời Bác Hồ đã dạy:
“ Dạy trẻ cũng giống như trồng cây non
Trồng cây non được tốt thì sau này các cháu thành người tốt”
Vâng! Trường mầm non là một môi trường giáo dục đặc biệt đối với trẻ mầm
non, nơi đây trẻ vừa được học tập, vui chơi vừa được chăm sóc và bảo vệ.

Bởi trẻ

học tập, vui chơi, hoạt động, sinh hoạt ở trường mầm non chiếm hầu hết thời gian trong một ngày. Những
gì trẻ được tiếp nhận ở trường mầm non có ý nghĩa rất lớn và quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và
nhân cách của trẻ. Song trẻ mầm non rất hiếu động ,

sự hiếu động là đặc điểm đặc trưng của

trẻ mầm non và là điều kiện cần thiết để đứa trẻ phát triển bình thường. Tính
hiếu động sẽ giúp trẻ chuyển từ việc thực hiện hành động để thỏa mãn nhu cầu
sinh lí sang đáp ứng nhu cầu xã hội, mong muốn được thể hiện, tự khẳng định
bản thân. Tuy nhiên, sự phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ tuổi này chưa ổn định,
trẻ chưa nhận thức được hết về những hành vi mình đang làm, mức độ tích cực
hoạt động của trẻ phụ thuộc vào hứng thú của trẻ và chịu ảnh hưởng lớn của
hoàn cảnh xung quanh, thái độ của người lớn đặc biệt là Cha, Mẹ trẻ và Cô
giáo. Nếu trẻ nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía giáo viên, gia đình trẻ


và những người xung quanh, thì sự hiếu động; thích tìm hiểu khám phá thế giới
xung quanh sẽ giúp trẻ tích cực tham gia hoạt động có mục đích, trẻ có những


thái độ ứng xử và hành vi phù hợp. Ngược lại nếu trẻ hiếu động không được
quan tâm đúng mức sẽ trở thành đứa trẻ có hành vi “ hiếu động thái quá”. Trẻ
“ hiếu động thái quá” sẽ không chú ý đến hoạt động học tập, vui chơi, hòa đồng
với bạn bè… Từ đó sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, trẻ sẽ tự ti và phá rối
nhiều hơn.
Thực tế hiện nay trẻ trong độ tuổi mầm non có hành vi hiếu động thái quá ngày
càng gia tăng. Nguyên nhân dẫn đến trẻ hiếu động thái quá một phần là do sự
phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, truyền thông nên trẻ đã được tiếp
xúc với các bộ phim hành động, phim kiếm hiệp, siêu nhân quá sớm, một phần
là do cha mẹ trẻ mải làm ăn kinh tế nên chưa quan tâm đến trẻ đúng mức…
Chính những điều đó đã làm trẻ có hành vi hiếu động thái quá ngày một nhiều.
Trẻ hiếu động thái quá sẽ có những hành động, phản ứng một cách quá mức
bình thường, nghịch ngợm liên tục, không chú ý đến các hoạt động khác và mọi người xung
quanh.

Trong những năm gần đây, ngành giáo dục mầm non đã đưa nội dung giáo dục
tình cảm và kỹ năng xã hội vào chương trình giáo dục mầm non, đặc biệt đã
quan tâm chỉ đạo các trường và giáo viên mầm non đưa giáo dục kỹ năng sống
cho trẻ mầm non, tích hợp vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày,
qua đó hình thành cho trẻ những hành vi văn minh, ứng sử đúng...giúp trẻ có kỹ
năng ứng phó, giải quyết vấn đề... phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay,
góp phần giáo dục phát triển toàn diện nhân cách trẻ.
Là một người giáo viên mầm non trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi, tôi
nhận thấy trẻ có hành vi hiếu động thái quá ở trong trường, lớp tôi ngày một
nhiều. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên thường xuyên quan tâm đến việc giáo
dục trẻ để uốn nắn, điều chỉnh cho trẻ có hành vi đúng, phù hợp với sự phát

triển của trẻ theo độ tuổi, song hiệu quả chưa cao. Bản thân là giáo viên tôi thấy
việc điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá của trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non là một việc làm rất cần thiết và cần được thực hiện theo


các biện pháp mang tính sư phạm, khoa học. Để từ đó định hướng hành vi đúng
đắn cho trẻ, hướng trẻ vào những hành vi xã hội có tính đạo đức, điềm tĩnh, tự
tin, ham hoạt động nhưng có mục đích rõ ràng; giúp cho công tác chăm sóc,
giáo dục trẻ tại trường mầm non đat hiệu quả cao hơn.
Xuất phát từ vấn đề trên là một giáo viên trực tiếp đứng lớp chăm sóc giáo dục
các cháu 5-6 tuổi tôi luôn trăn trở, suy nghĩ để tìm ra những giải pháp nhằm
điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá cho trẻ 5-6 tuổi và tôi đã mạnh dạn
chọn đề tài: “ Biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá của trẻ 5-6
tuổi ở trường mầm non” làm đề tài để nghiên cứu. Với mong muốn kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục trẻ em lứa tuổi
mầm non.
2. Tên sáng kiến:
“ Biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá của trẻ 5-6 tuổi ở trường
mầm non”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Kim Thị Thanh Hà
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thị trấn Yên Lạc.
- Số điện thoại: 0981.570.168
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Kim Thị Thanh Hà
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Áp dụng trực tiếp đối với trẻ 5-6 tuổi có “ Hành vi hiếu động thái quá” ở
trường mầm non Thị trấn Yên Lạc.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu:



Từ tháng 15/9/2017 đến 15/01/2018 đưa các giải pháp áp dụng vào thực tiễn
chăm sóc giáo dục trẻ nhằm “ Điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá của trẻ 56 tuổi ở trường mầm non” - Lĩnh vực phát triển tình cảm và kỹ năng xã hội trẻ
5-6 tuổi.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
* Về nội dung của sáng kiến.
7.1. Cơ sở lý luận “ Hành vi hiếu động thái quá và biện pháp điều chỉnh
hành vi hiếu động thái quá của trẻ 5-6 tuổi”.
7.1.1. Một số khái niệm cơ bản.
“ Hành vi hiếu động” là một hiện tượng phát triển bình thường ở trẻ nhỏ
thể hiện sự năng động, tháo vát, linh hoạt trong hoạt động của trẻ đồng thời còn
thể hiện cá tính của đứa trẻ - một dấu hiệu của sự hình thành nhân cách sáng
tạo.
“ Hiếu động thái quá” có nghĩa là sự ham thích hoạt động một cách quá
mức bình thường. Trẻ thường khó có thể ngồi yên và tập trung vào một việc
được. Trẻ thường có biểu hiện đi lại nhiều, nghịch và hay sờ mó các vật xung
quanh mình. So với trẻ bình thường chúng gia tăng về tính chất cũng như số
lượng hành động.
Trẻ hiếu động thái quá được đề cập ở đây chưa đến mức trở thành bệnh, bởi dù
rất hiếu động nhưng trẻ vẫn có khả năng chú ý nếu được điều chỉnh đúng cách.
Tuy vậy đây là một biểu hiện không tốt ở trẻ và là hội chứng rõ ràng nhất dẫn
đến bệnh, nếu không được điều chỉnh kịp thời sẽ dẫn đến Tăng động giảm chú ý
(ADHD) - hội chứng được đặc trưng bởi sự hoạt động quá mức bình thường,
hấp tấp, kém tập trung và nhiều trẻ còn không thể học được. Và trẻ hiếu động
quá mức bình thường sẽ khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như
sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy việc điều chỉnh để những hành vi của trẻ không bị
lệch lạc và ảnh hưởng tiêu cực tới học tập cũng như sinh hoạt của trẻ là cần


thiết. Điều đó đòi hỏi giáo viên mầm non phải có những biện pháp điều chỉnh

phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ để những hành vi hiếu động thái quá sẽ phát
triển theo chiều hướng tích cực, hình thành và phát triển ở trẻ sự năng động,
tháo vát, linh hoạt trong hoạt động và trong cuộc sống.
“ Biện pháp điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá” của trẻ là cách thức làm
thay đổi những hành động, những hành vi hiếu động thái quá của trẻ theo chiều
hướng tích cực.
7.1.2. Đặc điểm phát triển tâm - sinh lý của trẻ 5-6 tuổi.
- Về sự phát triển vận động: Trẻ 5 tuổi, sự phát triển vận động của trẻ được tăng
cường do khả năng điều khiển vận động của trẻ tốt hơn, vận động tinh cũng
hoàn thiện dần. Lúc này, trẻ có rất nhiều năng lượng do chưa phải tập trung
nhiều vào việc học tập, cùng với nó là sự phát triển liên tục của các cơ quan
trong cơ thể. Vì vậy, nhất là đối với các bé trai thì việc nghịch ngợm, leo trèo,
chạy nhảy, thậm chí là phá phách được xem là chuyện bình thường. Tuy vậy,
cũng có những trẻ sự năng động ấy đã phát triển “ ngoài tầm kiểm soát” của
người lớn và cả với trẻ.
Vận động của trẻ giai đoạn này đã hoàn thiện. Trẻ từ 5 tuổi trở đi đã có thể vận
động toàn thân, hoặc làm các động tác phức tạp hơn như chơi đá cầu, nhảy dây,
leo trèo, lộn xà đơn… Các ngón tay của trẻ 5 tuổi không những có thể hoạt động
tự do, mà động tác còn nhanh nhẹn, linh hoạt và hoàn chỉnh hơn, nên có thể cầm
bút để viết hoặc vẽ, đồng thời còn thực hiện nhiều động tác mới và tinh tế hơn.
- Về sự phát triển nhận thức: Độ tuổi 5-6 tuổi, khả năng nhận thức của trẻ đã
phát triển mạnh mẽ. Nhu cầu tìm tòi, khám phá thế giới xung quanh của trẻ thôi
thúc trẻ không ngừng hoạt động để tìm hiểu về sự vật hiện tượng xung quanh
mình. Trẻ có hứng thú cao với tất cả những điều đang xảy ra xung quanh, những
đồ vật, đồ chơi xung quanh, không ngừng tìm nhiều cách để khám phá về chúng
và chỉ có hoạt động mới đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trẻ.


- Về sự phát triển tự ý thức: Đến 5-6 tuổi, ý thức bản ngã của trẻ phát triển hơn
giúp trẻ có khả năng đánh giá bản thân, người khác dựa trên việc so sánh hành

động, hành vi của mình - bạn và những người xung quanh. Ở trẻ hình thành đời
sống tâm lí mang tính cá nhân, vì vậy việc người lớn tác động tới trẻ cũng trở
nên phức tạp hơn trước.
Trẻ có nhiều hoạt động giao lưu với môi trường xung quanh hơn và ngày càng
mở rộng phạm vi hoạt động của mình, chúng tự cảm nhận được sức mạnh và
khả năng của mình khi tham gia vào các hoạt động khác nhau. Nhiều trẻ có khả
năng đánh giá bản thân và bạn, giúp trẻ tự điều chỉnh hành vi của mình trong
các hoạt động và quan hệ với mọi người xung quanh cho phù hợp với những
chuẩn mực xã hội. Khả năng đánh giá phát triển tạo điều kiện để hình thành
động cơ hoạt động, làm cho trẻ chú ý hơn đến quá trình hoạt động để tạo ra kết
quả mong muốn.
Như vậy, khi bước vào độ tuổi 5-6 tuổi các bộ phận trên cơ thể đang trên đà
phát triển liên tục, trẻ có nhiều xung năng. Và ở độ tuổi này trẻ có khả năng
nhận thức và đã có ý thức rõ ràng về “ cái tôi” cá nhân. Chính “ cái tôi” đó đã
thôi thúc trẻ hoạt động không ngừng để thể hiện nhu cầu tìm tòi, khám phá thế
giới xung quanh mình và chỉ có hoạt động mới đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Đó chính là trẻ hiếu động, sự hiếu động của trẻ được đánh giá là rất có lợi cho
sự phát triển trí tuệ và nhận thức của trẻ. Sự hiếu động của trẻ nếu nhận được sự
quan tâm và tác động phù hợp sẽ giúp cho trẻ phát triển được nhiều kĩ năng,
hành vi tốt. Song sự hiếu động nếu không được quan tâm và tác động không
phù hợp sẽ trở thành hiếu động thái quá. Hành vi hiếu động thái quá của trẻ
được nảy sinh trong quá trình phát triển thể chất và tâm lí, được đặc trưng bởi
đặc điểm lứa tuổi.
7.2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu “ Hành vi hiếu động thái quá ở trẻ 56 tuổi” của trường mầm non tôi đang công tác.


7.2.1. Về nhận thức giáo viên.
Hiện tại trường có 26 nhóm lớp trong đó có 9 lớp 5 tuổi với 12 giáo viên
giảng dạy. Trong đó có 11 giáo viên có trình độ Đại học, 1 giáo viên có trình độ
TCSP. Các giáo viên đều được hưởng mọi chế độ và quyền lợi theo đúng Bộ

luật lao động nên các giáo viên đều yên tâm công tác.
Qua việc trao đổi thảo luận và dự giờ các hoạt động học tập có chủ đích của 12
giáo viên trực tiếp giảng dạy tại 9 lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi tôi thu được kết
quả cụ thể như sau:
- Kết quả trao đổi thảo luận:
Điều chỉnh hành vi

Điều chỉnh hành

Điều chỉnh hành vi

hiếu động thái quá cho

vi hiếu động thái

hiếu động thái

trẻ 5 - 6 tuổi là rất quan

quá cho trẻ 5 - 6

quá cho trẻ 5 - 6 tuổi

trọng

tuổi là quan trọng

là không quan trọng

12


5

5

2

Tỷ lệ %

42

42

16

Số giáo viên

- Nhận xét:
Đa số giáo viên đã có nhận thức đúng đắn về hành vi hiếu động thái quá của trẻ
- đó là những hành vi không bình thường, song vẫn có một số giáo viên còn hạn
chế trong việc nhận thức về hành vi hiếu động thái quá của trẻ. Giáo viên đã đưa
ra một số biện pháp điều chỉnh hành vi cho trẻ, tuy nhiên những biện pháp mà
giáo viên sử dụng chưa đạt được hiệu quả cao.
Bên cạnh đó giáo viên ít đầu tư thời gian nghiên cứu về nội dung “ Điều chỉnh
hành vi hiếu động thái quá cho trẻ 5 - 6 tuổi” nên việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ thường diễn ra còn gặp khó khăn, không đạt được kết quả mong đợi.
7.2.2. Về nhận thức của phụ huynh.


Kết quả nghiên cứu thực trạng cho thấy số ít phụ huynh đã có nhận thức đúng

đắn về hành vi hiếu động thái quá của trẻ, đó là những hành vi không bình
thường. Đa số phụ huynh vẫn còn hạn chế trong việc nhận thức về hành vi hiếu
động thái quá của trẻ. Phụ huynh vẫn cho rằng đó là trẻ năng động, nghịch
ngợm như vậy là thông minh.
7.2.3. Về tình hình của trẻ ở lớp.
Qua kết quả điều tra đầu năm học thì tỉ lệ trẻ có biểu hiện thái quá của lớp tôi là
4/34 trẻ có hành vi hiếu động thái quá chiếm 11,7%. Để thấy rõ mức độ biểu
hiện của trẻ khi chưa áp dụng các biện pháp “ Điều chỉnh hành vi hiếu động thái
quá” tôi đã lập biểu bảng khảo sát 34 trẻ ở lớp 5-6 tuổi mà tôi phụ trách:
* Đối với trẻ:

Các dấu hiệu biểu hiện

Số

Mức độ biểu hiện trước khi áp

lượng

dụng biện pháp mới

trẻ
khảo

Nặng

Vừa

Nhẹ


sát
Trẻ khó tập trung vào các hoạt
động mà những trẻ khác ở cùng

34

1/34=2,9%

34

1/34=2,9%

34

1/34=2,9%

độ tuổi nó thích thú.
Trẻ khó khăn trong việc làm theo
những chỉ dẫn đơn giản chỉ vì
không chú ý (thiếu tập trung).

1/34=2,9
%
2/34=5,8
%

2/34=5,8%

1/34=2,9%


Chạy nhảy, leo trèo luôn chân
luôn tay khắp nơi, không ngồi yên
một chỗ; lục lọi, tháo lắp bừa bãi.
Khó tham gia vào hoạt động một
cách yên lặng.

1/34=2,9
%

2/34=5,8%


Trẻ không kiên nhẫn đợi đến lượt
mình, hay “phá bĩnh”, chen ngang.

34

1/34=2,9%

34

0/34=0%

34

1/34=2,9%

Đang làm việc này lại chuyển
sang làm việc khác, không đến


1/34=2,9
%
2/34=5,8
%

nơi đến chốn một việc nào.
Khó kiềm chế cảm xúc của mình
trong quan hệ ứng xử, trong các

1/34=2,9

hoạt động.

%

2/34=5,8%

2/34=5,8%

2/34=5,8%

* Thuận lợi và khó khăn trong việc “ Điều chỉnh hành vi hiếu động thái
quá cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”
Qua quá trình điều tra và khảo sát về “ Hành vi hiếu động thái quá của trẻ 5-6
tuổi tại trường mầm non tôi đang công tác. Để thực hiện đề tài này tôi nhận thấy
có thuận lợi và khó khăn như sau:
* Thuận lợi.
Được công tác tại đơn vị trường đã có nhiều thành tích và là tốp đầu của
huyện, Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo sát sao về công tác
nuôi dưỡng - Chăm sóc - Giáo dục trẻ. Được phân công làm tổ trưởng chuyên

môn tổ 5 tuổi phụ trách 12 giáo viên và trực tiếp đứng lớp 5 tuổi A1 với 34 học
sinh

có 12 cháu nữ và 22 cháu nam, đa số cá cháu đã qua lớp mẫu giáo 4-5

tuổi nên các cháu đều ngoan và có nề nếp.
Về cơ sở vật chất: Lớp học được trang bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi, học
liệu đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non, có máy tính được
kết nối Internet. Môi trường lớp học đảm bảo an toàn cho trẻ.
Bản thân đã có trình độ đào tạo trên chuẩn, được tham gia học tập đầy đủ các
lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của Sở giáo dục, Phòng giáo dục và nhà
trường tổ chức; Luôn nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ; Tích cực học hỏi, trau dồi
đạo đức, kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ sự phạm để nâng cao tay nghề và năng


lực công tác; Năng động, sáng tạo trong công việc, luôn có ý thức tìm kiếm, tận
dụng những vật liệu sẵn có để hoạt động và cùng trẻ làm đồ dùng đồ chơi, tạo ra
sản phẩm để tổ chức các hoạt động cho trẻ; Có giọng nói thu hút sự tập trung,
chú ý của trẻ; Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý, phương pháp chăm sóc giáo dục
trẻ 5-6 tuổi.
* Khó khăn.
Số học sinh đông, diện tích lớp còn hạn hẹp, phần nào ảnh hưởng đến việc tạo
môi trường để trẻ tham gia hoạt động điều chỉnh hành vi.
Lớp học gần xưởng mộc nên đôi khi bị ảnh hưởng của tiếng ồn ( máy móc) dễ
làm trẻ bị phân tán.
Đa số bậc phụ huynh chưa có những quan tâm đúng mức và sự định hướng
đúng đắn đối với trẻ. Một số cha mẹ trẻ còn có những mâu thuẫn trong quan
điểm giáo dục trẻ nên chưa có sự thống nhất, cũng khiến cho tâm lí trẻ bị ảnh
hưởng tác động không nhỏ tới hành vi và xử sự của trẻ với thế giới xung quanh.
Từ tình hình thực trạng trên tôi đã mạnh dạn áp dụng những biện pháp

để “ Điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi" của lớp
tôi như sau:
7.3. Biện pháp điều chỉnh hành vi thái quá cho trẻ 5-6 tuổi.
7.3.1. Biện pháp 1: Giúp trẻ nhận thức đúng về hành vi của mình.
Việc tác động đến nhận thức của trẻ về hành vi của mình có một ý nghĩa
đặc biệt quan trọng. Bởi một đứa trẻ khi thực hiện các nhiệm vụ nhận thức hoặc
giải quyết một vấn đề nào đó rất cần được hướng dẫn, giải thích để hiểu được
cách làm đúng, cách giải quyết hợp lí. Việc tác động đến nhận thức của trẻ, làm
thay đổi nhận thức của trẻ trên cơ sở đó làm thay đổi hành động của trẻ là một
việc làm không đơn giản và không dễ thực hiện. Công việc này đòi hỏi giáo
viên phải thân thiện với trẻ và thực sự hiểu trẻ thì mới có thể giúp trẻ thấy được


những việc làm của mình đúng hay sai, tốt hay xấu để mà từ đó điều chỉnh lại
hành vi của mình theo hướng tích cực. Việc thay đổi nhận thức của trẻ về hành
vi thái quá là một công việc cần thiết trong quá trình giáo dục trẻ.
Để tác động nhằm thay đổi nhận thức của trẻ về hành vi thái quá của
mình thì công việc đầu tiên là cô giáo phải thường xuyên gần gũi trò chuyện,
tiếp xúc với trẻ về những hoạt động mà trẻ thường làm hằng ngày. Đưa ra những
câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của trẻ về những hành động, việc làm của mình
rồi từ đó giáo dục trẻ.
Ví dụ: Trong các giờ học, trong các hoạt động hàng ngày ở lớp cô giáo thấy trẻ
có các biểu hiện lệch lạc như: Thường xuyên ra khỏi chỗ, chạy nhảy lung tung,
lấy đồ chơi và ném đồ chơi. Cô giáo có thể lại gần trẻ và nhẹ nhàng hỏi trẻ:
- Theo con, đang trong giờ học chúng mình có nên chạy nhảy lung tung và
nghịch đồ chơi không? Nếu các bạn học mà con lại chạy nhảy và nghịch đồ chơi
thì lớp học sẽ như thế nào? Con thấy việc ra khỏi chỗ ngồi, chạy nhảy trong lớp,
nghịch đồ chơi và không tập trung vào những hướng dẫn của cô là đúng hay
sai? Vậy để trở thành bé ngoan con sẽ làm gì? Sau đó cô giáo cần giải thích cho
trẻ hiểu: Trong giờ học con tập trung lắng nghe và làm theo hướng dẫn, gợi ý

của cô, không chạy nhảy và làm ồn trong lớp học. Khi con tập trung học bài con
sẽ biết được rất nhiều điều thú vị...
Nếu trong các mối quan hệ ứng xử với mọi người xung quanh trẻ thường
có những hành vi quá đáng hoặc có thể “ thô bạo” với bạn bè ( xô đẩy bạn, cào
cấu bạn, tranh giành đồ chơi với bạn, quăng ném đồ chơi… ) khi không thỏa
mãn được nhu cầu hoạt động của mình, cô giáo cần trò chuyện, giải thích để trẻ
hiểu việc làm của mình là chưa đúng và gây ảnh hưởng không tốt đến người
khác, đồng thời rèn luyện cho trẻ khả năng kiềm chế cảm xúc của mình khi ứng
xử với mọi người.


Ví dụ: Trong khi chơi, trẻ đùa nghịch, giành đồ chơi của bạn. Khi không có
được thứ mình muốn, trẻ cấu bạn và liên tục chạy nhảy trong lớp, khi đó giáo
viên cần đến gần trẻ, trò chuyện với trẻ để trẻ nhận thấy việc giành đồ chơi của
bạn khi bạn đang chơi là một việc làm không tốt, nếu con cũng thích đồ chơi
bạn đang chơi con cần nói với bạn, xin được cùng chơi chứ không nên giành đồ
chơi của bạn. Khi con cấu bạn sẽ làm bạn bị đau, trong lớp cũng còn rất nhiều
đồ chơi khác mà con có thể chơi cùng. Ngoài ra, việc chạy nhảy nhiều như thế
sẽ làm con bị mệt, đùa nghịch nhiều sẽ làm phiền đến người khác và làm mọi
thứ xung quanh bị lộn xộn…


Ảnh cháu Sơn đang tranh giành đồ chơi của bạn trong giờ chơi hoạt động
góc

Ảnh cháu Sơn khi được cô giáo hướng dẫn đã biết trả lại đồ chơi và chơi
cùng bạn
Trong các hoạt động, cần giải thích, nhận xét, hướng dẫn trẻ cách thực hiện một
nhiệm vụ nhận thức hay cách giải quyết một vấn đề. Như vậy, trẻ mới nắm được
cách thực hiện đúng và hành động đúng. Trẻ hiếu động thái quá thường nghịch

phá đồ chơi, tháo lắp bừa bãi do tò mò và muốn tìm hiểu về đồ vật đó, cần


hướng dẫn cho trẻ cách sử dụng chúng, cho trẻ nhận ra được công dụng của đồ
vật, đồ chơi để trẻ bớt tò mò và tháo lắp bừa bãi.
Và khi cô giáo tổ chức các hoạt động trong lớp nếu trẻ không có kiên nhẫn để
chờ đợi đến lượt mình, chen ngang và phá rối. Giáo viên cần giải thích cho trẻ
hiểu hành động của trẻ là sai và ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ví dụ: Trong lúc cô cho cả lớp xếp hàng lấy dép trước khi xuống sân chơi, trẻ
thường không kiên nhẫn xếp hàng, đùn đẩy các bạn, không đợi các bạn lấy xong
rồi đến lượt mình mà thường tìm cách chen lên trước lấy dép rồi chạy nhảy ra
trước, cười đùa, nhảy nhót khi đi xuống cầu thang… Những lúc như vậy cần nhắc nhở trẻ và cho trẻ thấy
các bạn đang xếp hàng rất nghiêm chỉnh, lấy dép xong các bạn vẫn theo hàng đi xuống sân, khi đi xuống cầu
thang thì đi chậm để không bị ngã và không nói to để không làm ảnh hưởng đến các lớp xung quanh học bài.
Khi đó trẻ vừa nhìn thấy mẫu hành động đúng của các bạn để điều chỉnh hành vi của mình, vừa nhận thức
được hành động của mình là chưa đúng, có thể gặp nguy hiểm nếu chạy nhảy quá đà và hành động như vậy
làm ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Khi trẻ có những hành vi thái quá (hoạt động quá nhiều, liên tục sờ mó và
nghịch ngợm đồ vật, đồ chơi, trêu chọc bạn …) cần dạy trẻ “ Tập nghĩ trước khi
hành động”, cho trẻ hình dung được hậu quả của những hành vi, việc làm xấu
trước khi hành động.
Ví dụ: Khi ngồi trên ghế trẻ thường loay hoay, kênh ghế hoặc đung đưa trên
ghế,… cần cho trẻ biết ngồi như vậy có thể bị ngã, ghế đè vào chân bạn làm bạn
bị thương…
Khi trẻ lục lọi, tháo lắp đồ chơi bừa bãi, cần cho trẻ thấy hậu quả của việc đó là
làm đồ đạc trở lên bừa bộn, đồ chơi bị hỏng, các bạn nếu muốn chơi lần sau sẽ
không sử dụng được. Ngoài ra các đồ dùng nếu bị đổ vỡ sẽ gây nguy hiểm cho
mình và các bạn.
Trong các giờ tổ chức hoạt động học, cô giáo cần gọi trẻ phát biểu nhiều hơn để

trẻ tập trung chú ý vào hoạt động. Các câu hỏi đặt ra cho trẻ cần rõ ràng và dễ
hiểu, nếu trẻ chưa trả lời được thì khuyến khích trẻ, gọi trẻ khác trả lời đúng và


giải thích cho trẻ hiểu nếu tập trung hơn sẽ có thể trả lời được câu hỏi của cô,
còn nếu trẻ trả lời được câu hỏi của cô thì khen trẻ để trẻ cố gắng hơn nữa và có
hứng thú hơn với hoạt động, dần dần sẽ tạo cho trẻ được thói quen và tập trung
hơn.
Qua việc thực hiện phương pháp này tôi thấy việc giúp trẻ nhận thức được hành
vi của mình có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy tôi thường xuyên
tạo mối quan hệ thân thiện với trẻ và trò chuyện cùng trẻ để thực sự hiểu trẻ từ
đó có thể giúp trẻ thấy được những việc làm của mình đúng hay sai, tốt hay xấu
để mà điều chỉnh lại hành vi của mình theo hướng tích cực. Tôi cho đây là một
vấn đề quan trọng đòi hỏi giáo viên cần:
- Tìm hiểu kiến thức về tâm lí trẻ em, đánh giá được vai trò của việc tạo môi
trường thân thiện để trẻ thấy được hành vi tốt hay không tốt có ý nghĩa như thế
nào trong việc làm thay đổi hành vi của trẻ.
- Luôn quan tâm đến trẻ, có thái độ gần gũi, yêu thương trẻ. Khi tiếp xúc với trẻ,
giáo viên cần có thái độ nhẹ nhàng, ân cần, trìu mến, tránh quát mắng trẻ hay sử
dụng những hình phạt đối với trẻ. Giáo viên tạo được lòng tin ở trẻ và làm cho
trẻ nhận thức được về những hành vi của mình như thế nào, đã đúng chưa… và
hướng dẫn trẻ để trẻ tự điều chỉnh được hành vi của mình theo hướng tích cực.
7.3.2. Biện pháp 2: Giao nhiệm vụ phù hợp cho trẻ
Trẻ em thường có tâm lí muốn giúp đỡ người lớn và làm những việc để những
người trẻ yêu quý vui. Vì vậy trẻ luôn tìm cách để làm một việc gì đó gây được
sự chú ý của người lớn đến mình. Nắm được đặc điểm tâm lý này của trẻ, giáo
viên cần đưa ra những nhiệm vụ hoặc công việc vừa sức để giao cho trẻ thực
hiện. Đây là một trong những biện pháp rất tốt với trẻ, vừa hình thành cho trẻ
những kỹ năng, tính chủ động, tự tin và lĩnh hội những chuẩn mực đạo đức vừa
giúp định hướng hoạt động của trẻ vào một mục tiêu rõ ràng và có trách nhiệm

thực hiện công việc đến nơi đến chốn.


Nhà sư phạm học Elizabeth Pantley cho rằng, giao việc cho con trẻ là một cách
tốt nhất để xây dựng lòng tự trọng và giúp bé khám phá năng lực, hứng thú của
chính mình. Thông qua các công việc được giao, làm cùng người lớn, trẻ bắt
đầu học khái niệm có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với những đồ
dùng của trẻ. Và một khi trẻ đã cảm nhận được trách nhiệm của mình với những
điều trên, cảm giác có trách nhiệm đối với người khác, đối với xã hội sẽ dần đến
với trẻ một cách tự nhiên trong giai đoạn phát triển tiếp theo.
Vì vậy giáo viên có thể giao cho trẻ một chức vụ trong lớp.
Ví dụ: Giao cho trẻ làm bàn trưởng, nhóm trưởng với nhiệm vụ nhắc nhở các
bạn nhóm mình trong giờ ăn hoặc chịu trách nhiệm lấy đồ dùng cho các bạn
trong bàn trong hoạt động tạo hình… Như vậy sẽ tạo cho trẻ hứng thú khi tham
gia hoạt động và nỗ lực để hoàn thành nhiệm vụ một cách “ gương mẫu”. Trẻ sẽ
bớt những hoạt động đùa nghịch và phá rối, thay vào đó là những hành động có
mục đích.


Ảnh cháu Nguyễn Gia Bảo tung hộp bút màu để nghịch trong giờ tạo hình


Ảnh cháu Nguyễn Gia Bảo khi được cô giáo giao nhiệm vụ làm nhóm trưởng
Khi giao cho trẻ hiếu động những công việc, cần đảm bảo tính vừa sức và nên
chia nhỏ công việc, không kéo dài quá lâu để trẻ từng bước đạt được hiệu quả
công việc. Có thể giao cho trẻ những công việc như lau dọn bàn ăn, thu dọn đồ
chơi, xếp ghế, giặt khăn lau tay… trẻ sẽ tự giác, có tinh thần trách nhiệm và cố
gắng hoàn thành công việc được giao. Dần dần trẻ hình thành được thói quen
làm việc có mục đích, giữ gìn đồ dùng, đồ chơi và có những kỹ năng làm việc
đúng đắn.

Thường xuyên cho trẻ tham gia vào các công việc phù hợp sẽ giúp trẻ thấy mình
có ích và quan trọng, phát triển tinh thần thân thiện và có trách nhiệm với công
việc, với những người xung quanh. Để duy trì hứng thú cho trẻ và giúp trẻ nỗ
lực thực hiện nhiệm vụ được giao đến cùng thì giáo viên nên cùng làm với trẻ,
trong khi làm vừa trò chuyện, vừa hướng dẫn, động viên trẻ.
Do trẻ hiếu động thái quá thường gặp khó khăn trong việc tập trung chú ý, vì
vậy khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần chia nhỏ nhiệm vụ, sắp xếp từ dễ đến khó và
quy định thời gian thực hiện nhiệm vụ. Khi hoàn thành tốt được một nhiệm vụ
trẻ sẽ có được niềm vui và cố gắng để thực hiện tiếp những nhiệm vụ khác. Với
việc tăng dần độ khó và thời gian thực hiện nhiệm vụ sẽ giúp trẻ tự nguyện làm


một cách tự nhiên nhất và không bị chán nản hay từ bỏ nhiệm vụ đang làm.
Đồng thời, sau mỗi nhiệm vụ giao cho trẻ thực hiện, giáo viên có những động
viên, khen ngợi kịp thời hoặc những phần thưởng nhỏ, như vậy sẽ khuyến khích
được trẻ tham gia vào công việc và thực hiện tốt công việc đó.
Khi giao nhiệm vụ cho trẻ cần nhìn vào mắt trẻ, hiệu lệnh và yêu cầu phải rõ
ràng, dễ hiểu để trẻ có thể nắm được việc mình cần làm. Đề nghị trẻ nhắc lại
nhiệm vụ được giao và yêu cầu trẻ nhìn vào mắt cô khi trẻ có ý kiến hoặc mong
muốn gì. Nhắc nhở, động viên trẻ khi xao lãng. Hướng trẻ vào những công việc
có chủ đích.
Để thực hiện tốt biện pháp này giáo viên cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Giáo viên cần lập kế hoạch công việc cụ thể giao cho trẻ, chia nhỏ công việc
và tăng dần mức độ, thời gian thực hiện nhiệm vụ.
- Động viên, khích lệ trẻ để trẻ thực hiện đến cùng công việc được giao với thái
độ nhẹ nhàng, ân cần. Tránh hối thúc trẻ, sẽ làm trẻ bị cuống và thực hiện nhiệm
vụ không tốt.
Sau khi thực hiện biện pháp này, tôi thấy khi giao cho trẻ nhiệm vụ hoặc công
việc vừa sức hướng trẻ vận động có định hướng, có mục đích. Tạo cho trẻ trách
nhiệm với những công việc nhỏ, vừa sức và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ tới

cùng. Đồng thời hình thành được kỹ năng tự phục vụ, trẻ thêm tự tin, độc lập và
thực hiện được những công việc có định hướng rõ ràng. Hình thành thói quen
tốt trong hành động cho trẻ.
7.3.3. Biện pháp 3: Sử dụng trò chơi
Đối với trẻ mầm non, vui chơi đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển toàn diện nhân cách trẻ vì “ vui chơi là hoạt động chủ đạo” của trẻ mầm
non.


Đối với trẻ hiếu động thái quá, việc sử dụng trò chơi nhằm điều chỉnh hành vi
hiếu động cho trẻ sang hướng tích cực là một việc làm đặc biệt có ý nghĩa. Bởi
lẽ, những trẻ này hoạt động rất nhiều và tỏ ra hứng thú cao đối với các trò chơi.
Trò chơi thỏa mãn được nhu cầu vận động cao của trẻ. Giáo viên có thể sử dụng
những trò chơi vận động đối với trẻ. PF. Lexgap - người sáng lập ra lí luận và
phương pháp của trò chơi vận động (TCVĐ) cho rằng, xây dựng TCVĐ để dạy
trẻ biết cách tự chủ (vượt qua những cảm xúc không tốt), giữ lại những cảm xúc
tốt, tập làm quen có ý thức khi vận động, làm xuất hiện những sáng kiến và các
phẩm chất đạo đức như: tính kỉ luật, thật thà, biết tự kiềm chế. TCVĐ sẽ phát
triển ở trẻ kĩ năng giao tiếp, bước đầu biết cách ứng xử với những hoàn cảnh
khác nhau, với các đối tượng khác nhau trong khoảng thời gian khác nhau. Theo
E.A. Arơkin, xây dựng TCVĐ để làm thỏa mãn cảm xúc, tạo ra sự lôi cuốn đặc
biệt, động viên được sức lực của trẻ, đem lại sự vui sướng, thỏa mãn nhu cầu
vận động, loại trừ mệt mỏi, giúp trẻ điều chỉnh nhịp điệu và năng lượng vận
động, phát triển các tố chất tâm lí. Như vậy, việc sử dụng trò chơi vận động với
trẻ hiếu động thái quá có tác dụng tích cực trong việc điều chỉnh hành vi cho trẻ,
làm giảm thiểu hành vi hiếu động thái quá cho trẻ. Các trò chơi vận động dành
cho trẻ này cần có nhiều sự di chuyển, vì trẻ hiếu động thái quá thường không
thể tập trung ngồi yên hoặc chú ý vào một hoạt động trong một thời gian dài. Vì
vậy, cần lập kế hoạch tổ chức trò chơi cho trẻ, xây dựng môi trường chơi, xác
định hình thức và tình huống chơi. Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần hướng

dẫn trẻ chơi (giới thiệu tên trò chơi, giới thiệu nhiệm vụ chơi, luật chơi, cách
chơi) để trẻ nắm được và tham gia chơi.
Ví dụ: Tổ chức cho trẻ chơi trò chơi vận động mô phỏng “Gió lớn - gió nhỏ”
trong chủ đề “Nước và các hiện tượng tự nhiên”, tổ chức cho trẻ tham gia chơi
cùng cả lớp. Đây là trò chơi được thiết kế để phát triển nhận thức cho trẻ về môi
trường xung quanh – các hiện tượng tự nhiên, đồng thời trò chơi có “tính động”


và các vận động được thay đổi liên tục, nhẹ nhàng giúp trẻ hiếu động tham gia
trò chơi một cách hứng thú và tập trung hơn.
* Mục đích: Trẻ mô phỏng lại được tác động của gió tới sự vật xung quanh.
Kích thích hứng thú của trẻ trong hoạt động. Tăng cường sự chú ý của trẻ vào
trò chơi, tạo cho trẻ những xúc cảm tốt, tập làm quen có ý thức khi vận động.
* Chuẩn bị: Không gian sạch sẽ thoáng mát, đảm bảo an toàn. Có thể tổ chức
trong lớp hoặc ngoài trời.
* Luật chơi: Trẻ đứng thành hàng hoặc đứng tự do. Nghe khẩu lệnh của cô thực
hiện vận động mô phỏng gió thổi.
* Cách chơi: Khi cô hô “ gió lớn – gió lớn” thì trẻ lập tức dạt về một phía; khi
cô hô “ gió reo, gió reo”, cả lớp đưa tay lên cao, vẫy tay , mình đung đưa , chân
nhún nhẩy, miệng nói “ mát quá! mát quá!”, khi cô hô “ gió nhẹ”, trẻ di chuyển
nhẹ nhàng sang hai bên, chân bước khẽ và miệng nói “ vi vu, vi vu”.

Cô cho trẻ chơi

một vài lần, thay đổi tốc độ khẩu lệnh khi trẻ đã chơi thuần thục.

Khi tham gia vào trò chơi vận động như vậy, trẻ có cơ hội được chơi đùa, thỏa
mãn nhu cầu vận động của mình, tạo cho trẻ hưng phấn và cảm giác vui vẻ khi
chơi, đồng thời trẻ biết điều chỉnh hành động chơi của mình theo đúng yêu cầu
của cô quy định trong luật chơi và cách chơi. Dần dần cô giảm mức độ động

trong các trò chơi, tổ chức trò chơi đa dạng để kích thích sự tò mò, chú ý của
trẻ.
Ngoài việc sử dụng những trò chơi vận động, giáo viên cũng cần kết hợp tổ
chức những hoạt động vui chơi mang tính “ tĩnh” để rèn luyện cho trẻ khả năng
kiên trì thực hiện nhiệm vụ chơi, kiềm chế các vận động quá mức. Các trò chơi
có tính “ tĩnh” đòi hỏi trẻ cũng phải tập trung hơn. Các trò chơi có thể sử dụng
như trò chơi lắp ghép, trò chơi xếp hình,… Những trò chơi này đòi hỏi ở trẻ tính
kiên trì, khơi dậy ở trẻ những ý tưởng, sáng kiến khi lắp ghép, xếp hình từ các


hình khối. Cần cung cấp cho trẻ nhiều đồ chơi đa dạng, với nhiều màu sắc khác
nhau để trẻ hứng thú hơn với trò chơi.
Những trẻ hiếu động nên được bố trí vào góc chơi như góc xây dựng, ở đây theo
từng chủ đề giáo dục trẻ cũng có thể xây dựng công trình phản ánh ấn tượng,
biểu tượng và hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh thông qua các hình khối,
đồ chơi khác nhau. Từ những công trình xây dựng của trẻ trong quá trình chơi
trẻ vừa thỏa mãn nhu cầu được hoạt động vừa thể hiện được sự hiểu biết của
mình về thế giới xung quanh mình.
Tùy thuộc vào mỗi chủ đề giáo dục khác nhau, cùng với điều kiện cụ thể, ở đây
chúng tôi đưa ra gợi ý một số trò chơi xây dựng, lắp ráp có thể sử dụng: lắp ráp
- ghép hình các con vật, dụng cụ lao động, phương tiện giao thông, lắp ráp bàn
ghế và các dụng cụ gia đình, lắp ghép các kiểu nhà, xây dựng công viên…
Ví dụ: Trong chủ đề Gia đình, có thể sắp xếp, gợi ý trẻ lắp ráp các đồ dùng gia
đình như giường tủ, bàn ghế, giá sách, ngôi nhà…Khi trẻ tham gia vào các hoạt
động này, cùng những ý tưởng của mình, trẻ rèn luyện được sự tập trung làm
việc và có chú ý nhiều hơn vào trò chơi của mình. Đồng thời, tập cho trẻ ngồi
yên được lâu hơn, không chạy nhảy lung tung, dần dần xuất hiện những thay đổi
tích cực hơn.
Khi tổ chức cho trẻ chơi, giáo viên có thể chơi cùng trẻ, trò chuyện với trẻ, tạo
cảm giác thân tình, gần gũi với trẻ.

Đối với biện pháp sử dụng trò chơi giáo viên cần có nhận thức đúng đắn
về vai trò của trò chơi đối với trẻ mầm non, đặc biệt là ý nghĩa của nó trong việc
điều chỉnh hành vi hiếu động thái quá của trẻ: Giáo viên cần tích cực trong việc
thiết kế các trò chơi cho trẻ, đặc biệt là các trò chơi có tính “động”, chú ý giảm
dần mức độ vận động và hướng trẻ dần tập trung vào các hoạt động.
Khi tổ chức cho trẻ chơi, dựa vào chủ đề chung, giáo viên khơi gợi, kích
thích trẻ đưa ra ý tưởng chơi (Chơi gì? Chơi như thế nào?) để định hướng trẻ


chơi. Khi trẻ chơi các trò chơi có tính “tĩnh”, gợi ý trẻ thay đổi kiểu lắp ráp, xây
dựng để trẻ hứng thú chơi và tránh được sự nhàm chán; đưa trẻ tham gia vào trò
chơi với các bạn trong nhóm chơi để trẻ có những thay đổi tích cực trong ứng
xử với bạn bè, thực hiện tốt vai trò chơi của mình.
Khi tổ chức cho trẻ chơi giáo viên cần bố trí không gian thích hợp, lớp học sạch
sẽ, thoáng đãng cho trẻ chơi. Các vật liệu, đồ chơi, đồ dùng cần thíết được bố trí, chuẩn bị ở giá,
bàn, sao cho chúng ở trong tầm mắt của trẻ. Không nên để đồ dùng, đồ chơi trên giá cao, kín hoặc xếp
chồng lên nhau gây khó khăn cho sự lựa chọn của trẻ. Không nên đưa tất cả các thứ ra cho trẻ chơi cùng
một lúc. Trong

khi trẻ chơi, chú ý quan sát, giúp đỡ, cung cấp thêm đồ chơi cho

trẻ; động viên kịp thời những “thành quả” trẻ làm được khi chơi, để trẻ thích thú
và hào hứng chơi. Giáo viên có thái độ nhẹ nhàng, khuyến khích, động viên
trẻ. Sau khi sử dụng trò chơi để điều chỉnh hành vi của trẻ tôi thấy trẻ đã có sự
thay đổi hành vi, cách vận động theo hướng tích cực, kích thích sự tò mò, chú ý
của trẻ. Đưa trẻ vào những trò chơi có tính động giảm dần giúp trẻ dần dần kiềm
chế được xung năng khi tham gia chơi, gia tăng khả năng tập trung, khả năng
chú ý của trẻ.
7.3.4. Biện pháp 4: Tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ tạo ra sản
phẩm.

Theo kinh nghiệm của bản thân tôi thấy rằng hoạt động tạo ra sản phẩm là
những hoạt động có hiệu quả tốt trong việc điều chỉnh hành vi hiếu động của
trẻ. Khi tổ chức các hoạt động khuyến khích trẻ tạo ra sản phẩm và để trẻ thấy
được thành quả của mình sẽ kích thích trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích
cực và tập trung chú ý cao. Đặc biệt là khi những sản phẩm của trẻ được đem ra
trưng bày, trang trí lớp hoặc sử dụng vào các hoạt động học tập khác sẽ khiến
trẻ thấy được những cố gắng của mình và có ý thức tiếp tục nỗ lực hơn nữa
trong các hoạt động tiếp theo.
Trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ mẫu giáo là vô cùng phong phú và độc đáo,
những sản phẩm của trẻ làm ra có thể được dùng vào các hoạt động chơi khác


nhau phù hợp sẽ khiến buổi chơi trở nên hấp dẫn hơn đối với trẻ. Không những
vậy, việc tạo ra nhiều sản phẩm còn rèn luyện cho trẻ rất nhiều đức tính tốt như
kiên trì, biết tôn trọng và giữ gìn sản phẩm do chính mình hay người khác làm
ra.
Công việc đầu tiên cần làm là tạo môi trường chơi cho trẻ, có thể là tạo
những góc chơi mở, tận dụng những mảng tường trống, những giá đồ chơi để
tạo các góc chơi và một số bảng trang trí lớp, bảng trưng bày sản phẩm… Góc
hoạt động được thiết kế phù hợp với chiều cao, tầm với của trẻ để trẻ có thể dễ
dàng lấy, cất, trưng bày sản phẩm của mình. Các góc chơi có liên kết mật thiết
với nhau để trẻ dễ dàng di chuyển và qua mỗi buổi chơi trẻ có thể tạo ra nhiều
sản phẩm và trưng bày ở nhiều góc khác nhau.
Tiếp theo là hướng dẫn trẻ hoạt động để tạo ra sản phẩm. Giáo viên cần chuẩn
bị cho trẻ nhiều đồ dùng, vật liệu khác nhau để trẻ sử dụng như: giấy bìa, hột
hạt, sỏi, dây kim tuyến… cũng có thể tận dụng những vật liệu đã qua sử dụng
hoặc bỏ đi như vỏ hộp bánh, lon coca, đĩa ăn một lần, que kem… và hướng dẫn
trẻ thao tác với những đồ vật đó. Trò chuyện, để gợi ý cho trẻ tưởng tượng ra có
thể làm được những gì từ những vật liệu đó, hoặc hướng dẫn trẻ làm một đồ
chơi cụ thể nào đó.

Ví dụ: Cô giáo hướng dẫn trẻ gấp con bướm từ giấy họa báo hoặc từ túi nilong,
hướng dẫn, làm mẫu cho trẻ xem để trẻ nắm được cách làm. Những trẻ hiếu
động là những trẻ gặp nhiều khó khắn trong việc thực hiện các vận động tinh và
cần sự khéo léo. Vì vậy trong khi trẻ làm, giáo viên cần để ý đến trẻ, hướng dẫn
tận tình cho trẻ để trẻ có thể tạo ra được sản phẩm. Trong quá trình làm ra sản
phẩm, khi mãi không thực hiện được, trẻ dễ tỏ ra chán nản, giáo viên cần động
viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục thực hiện. Sản phẩm ban đầu trẻ làm ra có
thể chưa đẹp lắm, nhưng giáo viên cần tỏ ra nhẹ nhàng động viên trẻ lần sau cố
gắng hơn, khen trẻ vì đã làm được sản phẩm rất dễ thương. Đối với những trẻ
hiếu động mà đã kiên trì tạo ra được sản phẩm, giáo viên nên trưng bày sản


phẩm của trẻ và khen trẻ trước lớp rằng trẻ đã rất cố gắng và hoàn thành được
sản phẩm, được cô khen cùng với sự động viên của cả lớp sẽ tạo cho trẻ thêm
động lực để trẻ tiếp tục cố gắng hơn trong các hoạt động tiếp theo.

Ảnh cháu Khánh Duy không chú ý nên loay hoay mãi không gấp được con
bướm


×