Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Một số biện pháp để giúp học sinh rèn kĩ năng viết trong môn học tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.55 KB, 12 trang )

PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
Trong giao dịch quốc tế việc sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp đã
và đang trở thành xu hướng phổ biến hiện nay. Thấy được tầm quan
trọng của ngôn ngữ này trong việc phát triển hội nhập quốc tế nên
ngành giáo dục Việt Nam chọn Tiếng Anh là môn học giữ vai trò chủ
đạo và còn là môn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông bắt buộc. Ở bậc
Tiểu học, học Tiếng Anh giúp học sinh hình thành và phát triển năng
lực giao tiếp bước đầu thông qua các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết.
Đồng thời là một trong những điểm khởi đầu quan trọng góp phần vào
việc hình thành và phát triển kĩ năng học tập suốt đời, năng lực làm
việc trong tương lai và khả năng tham gia các hoạt động văn hoá xã
hội. Ngoài ra, việc học tiếng Anh còn giúp học sinh hình thành năng
lực diễn đạt ý tưởng cá nhân một cách tự tin, độc lập và sáng tạo. Khi
bắt đầu học một ngoại ngữ, ngoài kĩ năng nói thì kĩ năng viết được
xem như một trong những kỹ năng quan trọng mà người học cần phải
nắm vững nếu họ thực sự muốn thành công trong giao tiếp. Việc học
Tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Viết là một trong bốn kỹ năng trong
việc dạy và học tiếng Anh để học sinh có khả năng giao tiếp nhanh và
hiệu quả nhất, truyền đạt ý tưởng của mình đến người nghe chính xác
nhất. Đặc biệt đối với những người mới bắt đầu học tiếng Anh nói
1


chung và cấp Tiểu học nói riêng. Viết đúng là ưu tiên hàng đầu để
tránh những lỗi sai rất khó sửa về sau này.

PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Thực trạng học môn Tiếng Anh của học sinh khối lớp 4 trước
khi áp dụng sáng kiến.
- Ở lớp 3 học sinh đã làm quen với một số từ và mẫu câu đơn giản,
lên lớp 4 các em tiếp tục với nhiều từ, mẫu câu dài và cũng phức tạp


hơn.
- Vốn từ vựng của học sinh chưa nhiều, khả năng vận dụng các mẫu
câu chưa cao.
- Tâm lý e dè, nhút nhát, tâm lý sợ sai dẫn đến việc hạn chế sự hứng
thú và phát triển kỹ năng viết của học sinh.
- Ý thức tự học, tự thực hành và luyện tập ở nhà của học sinh chưa
cao. Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học Tiếng Anh
của con em mình.
- Nhà trường chưa có phòng học bộ môn nên việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào giảng dạy còn hạn chế.
2


- Kết quả khảo sát học kì I:
TSS
Lớp
H

Hoàn
thành tốt

Chưa
Hoàn thành
hoàn thành

SL

%

SL


%

SL

%

4A1

31

19

61

10

32

2

7

4A2

31

11

35


17

54,8

4

10,2

4A3

31

10

32

17

54,8

5

13,2

4A4

31

10


32

19

61

2

7

Tổng

124

50

40,3

63

50,8

13

8,9

2. Các biện pháp rèn kĩ năng viết cho học sinh
Học sinh tiểu học ở địa phương còn yếu cả bốn kỹ năng nghe, nói,
đọc, viết. Nhất là kỹ năng viết bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như:

tâm lí sợ sai, chưa có vốn từ vựng, chưa biết vận dụng các mẫu câu,
chưa có kĩ năng viết bài; do sĩ số lớp học đông nên giáo viên ít có thời
gian rèn luyện kỹ năng viết cho mỗi học sinh.
Qua thực tế giảng dạy tôi nhận thấy học sinh của mình rất ngại làm
bài viết đoạn văn hay các bài liên quan đến kĩ năng viết. Phần lớn học
sinh còn viết sai chính tả, chưa biết vận dụng các mẫu câu đã học vào
viết bài. Từ những ý kiến trên đây tôi xin đưa ra một số biện pháp để
giúp học sinh rèn kĩ năng viết trong môn học Tiếng Anh như sau:
Biện pháp 1. Xây dựng sơ đồ tư duy
3


Một cách tuyệt vời để tạo tiền đề cho một bài viết là động não các ý
tưởng liên quan đến chủ đề và kích hoạt tất cả Tiếng Anh cần có để thể
hiện trong bài viết. Khi yêu cầu học sinh viết về một chủ đề nào đó,
hãy hướng dẫn và yêu cầu họ tạo ra một sơ đồ tư duy trong đó viết ra
bất kì kiến thức nào về chủ đề trong các gạch đầu dòng và chỉ định các
ý kiến họ muốn đưa vào. Cũng có thể chọn lập ra một danh sách các
từ vựng hoặc các mẫu câu sẽ sử dụng giúp họ nói lên ý kiến của mình.
Ví dụ: Khi học xong bài về chủ điểm Ngôi nhà (House), giáo viên
yêu cầu học sinh viết một đoạn văn giới thiệu về ngôi nhà của mình.
Học sinh có thể liệt kê các mẫu câu sẽ sử dụng như:
+ There is a …. It is …..
+ There are …… They are ….
+ I like …./ I love ….
Tiếp theo sẽ lập một sơ đồ tư duy về những nơi cần giới thiệu trong
nhà như sau:
small and
beautiful
many

flowers
big

large

a living room

a garden

three bedrooms

My house

big

a kitchen

two bathrooms

a dining room

small

small
4


Từ sơ đồ tư duy đã có học sinh sẽ dễ dàng có được một bài viết
hoàn chỉnh. Bài viết sẽ khoa học hơn, đầy đủ ý hơn.
Biện pháp 2. Tạo thói quen đọc Tiếng Anh mỗi ngày

Trong thế giới ngày nay việc đọc sách là cơ bản cho cuộc sống hàng
ngày. Thực tế cho thấy chúng ta học viết tốt nhất bằng cách đọc. Nếu
muốn học Tiếng Anh nhanh hơn, nhất là để cải thiện kĩ năng viết thì
việc đọc là rất quan trọng. Đọc càng nhiều bộ não càng nhận được
nhiều thông tin về cách ngôn ngữ hoạt động. Khi chúng ta đọc bằng
Tiếng Anh, chúng ta có thể mở rộng vốn từ vựng, ngữ pháp. Ngoài ra,
đó còn là một cách tuyệt vời để có được một ý tưởng về các phong
cách viết khác nhau và xem cách sử dụng các từ một cách thích hợp.
Dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng để giúp học sinh có thói
quen đọc và rèn kĩ năng viết mỗi ngày:
* Xây dựng góc thư viện Tiếng Anh ở trường học:
Giáo viên kết hợp với nhà trường tạo một góc thư viện gồm sách,
truyện tranh, báo, tạp chí bằng Tiếng Anh và quy định ngày để các em
học sinh có thể đến ngồi đọc sách. Bên cạnh đó, có thể làm thẻ thư
viện cho các em mượn sách về đọc nếu không có điều kiện đọc ở
trường.

5


Khuyến khích các em học sinh có sách hay có thể mang đến thư
viện cho các bạn cùng trao đổi để đọc. Điều này vừa giúp các em giải
trí vừa mang lại cho các em cơ hội tiếp xúc tiếng Anh một cách tự
nhiên, thoải mái và hứng thú. Và khi các e đọc nhiều, các em sẽ biết
thêm nhiều từ, các mẫu câu và cách diễn đạt ý. Từ đó cải thiện kĩ năng
viết của các em rất nhiều. Đây vừa là cách giúp các em học sinh nâng
cao kĩ năng đọc, viết tiếng Anh mà còn giúp các em kết hợp giải trí
hằng ngày. Hơn nữa sẽ khơi gợi tình yêu sách của các em.
* Đọc và viết tóm tắt nội dung
Ở một số tiết học giáo viên hãy bố trí thời gian để các em có thể

đọc một câu truyện ngắn rồi yêu cầu các em viết tóm tắt lại nội dung
câu truyện rồi trình bày trước lớp. Hoạt động này sẽ giúp học sinh
giảm bớt căng thẳng trong các giờ học và nâng cao khả năng tóm tắt
và kĩ năng viết của các em.
Biện pháp 3. Viết nhật kí hàng ngày
Hãy khuyến khích học sinh có cho mình một cuốn nhật kí và viết
cái gì đó bằng Tiếng Anh mỗi ngày, ngay cả khi là những thứ đơn
giản. Hãy bắt đầu với những câu ngắn đơn giản và dần làm chúng dài
hơn. Để các em học sinh có hứng thú và chắc chắn được hiệu quả của

6


hoạt động này, giáo viên cần đầu tư thời gian hơn, quan tâm đến các
em học sinh hơn. Ví dụ như yêu cầu học sinh hãy viết lại những việc
đã làm và chưa làm được trong ngày hôm nay vào cuối ngày, thậm chí
có thể khuyến khích các em tự viết nên những câu chuyện cười ngắn
đơn giản, viết thư, tin nhắn cho bạn bè bằng Tiếng Anh rồi hôm sau
mang đến cho cô kiểm tra giúp xem cách các em dùng từ và mẫu câu
đã chuẩn xác chưa rồi viết nhận xét cho các em. Các em sẽ xem lại từ
đó rút ra kinh nghiệm cho những lần viết sau.
Tạo cho mỗi học sinh một Hồ sơ học tập (Portfolio) để các em
lưu giữ lại những bản viết của mình để các em nhìn thấy sự tiến bộ
của chính mình theo các bản viết.
Với hoạt động này giáo viên có thể tổ chức thi đua giữa các cá
nhân hoặc các nhóm. Cá nhân hoặc nhóm nào có bài viết hay, ít lỗi
hơn sẽ nhận được một một ngôi sao. Sau đó sẽ tổng kết vào cuối tuần
và tuyên dương khen thưởng cá nhân hoặc nhóm có bài viết chất
lượng.
3. Kết quả thu được sau một thời gian áp dụng giải pháp

Từ thực tiễn giảng dạy tiếng Anh những năm qua cùng với việc áp
dụng một số biện pháp như trên như trên, tôi thấy kết quả các giờ học
viết đã có nhiều thay đổi tích cực:
7


+ Học sinh hứng thú, có niềm đam mê, yêu thích môn học từ đó
không chỉ kĩ năng viết mà các kỹ năng ngôn ngữ khác của học sinh
được cải thiện rõ rệt: học sinh ít mắc lỗi chính tả hơn, các mẫu câu
được viết chính xác hơn, cách viết bài, các liên kết, chuyển ý trong
viết đoạn văn cũng được cải thiện hơn.
+ Không khí lớp học sôi nổi hơn, tạo sự gần gũi, thân thiện giữa
giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.
+ Những học sinh yếu không chỉ bớt ngại học và sợ môn Tiếng Anh
mà còn bạo dạn hơn, có ý thức hơn trong việc phát biểu xây dựng
không khí sôi nổi trong lớp học. Học sinh không còn thụ động mà đã
chủ động, tích cực hơn trong việc sử dụng tiếng Anh. Thành công
bước đầu này là động lực giúp tôi cố gắng hơn nữa trong công việc
giảng dạy của mình. Đây cũng chính là những nguyên nhân đi đến
những kết quả tương đối khả quan của đợt khảo sát học kì II năm học
2018 -2019 vừa qua.
Cụ thể là:
TSS
Lớp
H
4A1

31

Hoàn

thành tốt

Chưa
Hoàn thành
hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%

25

80,6

6

19,4

0

0
8



4A2

31

17

54,8

14

45,2

0

0

4A3

31

15

48,3

15

48,3


1

3,4

4A4

31

14

45,1

17

54,9

0

0

Tổng

124

71

57,2

52


41,9

1

0,9

So với kết quả khảo sát học kì I:
TSS
Lớp
H

Hoàn
thành tốt

Chưa
Hoàn thành
hoàn thành

SL

%

SL

%

SL

%


4A1

31

19

61

10

32

2

7

4A2

31

11

35

17

54,8

4


10,2

4A3

31

10

32

17

54,8

5

13,2

4A4

31

10

32

19

61


2

7

Tổng

124

50

40,3

63

50,8

13

8,9

Ta thấy có sự khác biệt:
- Loại Hoàn thành tốt tăng: 16,9%
- Loại Hoàn thành giảm: 8,9%
- Loại Chưa hoàn thành giảm : 8%
PHẦN BA: KẾT LUẬN
1. Khả năng áp dụng của sáng kiến
- Khả năng áp dụng của sáng kiến rất cao. Nó vừa đơn giản, dễ thực
hiện mà hiệu quả lại cao:
+ Tạo sự hứng thú, niềm đam mê, yêu thích môn học. Tạo sự gần
gũi, thân thiện giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với nhau.

9


+ Nâng cao chất lượng học tập môn Tiếng Anh, các kĩ năng ngôn
ngữ được cải thiện, đặc biệt là kĩ năng viết.
- Sáng kiến này không chỉ có khả năng áp dụng đối với đối tượng là
học sinh khối lớp 4 của Trường TH&THCS Trung Mỹ mà còn có thể
áp dụng cho các đối tượng học sinh khác trong các trường tiểu học
khác hoặc học sinh lớp cao hơn.
Chúng ta muốn giảng dạy đạt hiệu quả thì việc đổi mới và áp dụng
những phương pháp mới nhằm đưa nền giáo dục nhà trường phát triển
bắt kịp với một số trường trong và ngoài huyện là điều tiên quyết phải
thực hiện. Nhằm đáp ứng những yêu cầu phù hợp với chương trình cải
cách giáo dục.
2. Kiến nghị
* Về phía giáo viên:
+ Giáo viên cần quan tâm, dành nhiều thời gian hơn để xem bài,
nhận xét và chữa lỗi cho học sinh.
+ Giáo viên cần tự nghiên cứu bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
thường xuyên, tích cực dự giờ, thăm lớp các đồng nghiệp để học hỏi
kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy.

10


+ Tạo môi trường và cơ hội để học sinh được tiếp xúc với Tiếng
Anh không chỉ trong giờ học mà còn ở ngoài giờ lên lớp nhiều nhất có
thể.
* Về phía học sinh:
+ Chủ động ôn bài, chuẩn bị bài trước khi đến lớp.

+ Cần tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học, luyện tập
thường xuyên.
+ Thường xuyên viết bài, làm các bài tập liên quan đến kĩ năng viết.
+ Có ý thức tự học, tiếp thu sự góp ý của bạn bè thầy cô trong học
tập, chủ động tham gia vào các hoạt động, không sợ sai, không sợ mắc
lỗi.
* Về phía các cấp quản lý:
+ Sở giáo dục, phòng giáo dục thường xuyên mở các đợt chuyên đề
bồi dưỡng để các giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm, học hỏi
lẫn nhau.
+ Đầu tư cơ sở vật chất như: loa, đài, máy tính, máy chiếu, phòng
chức năng, các loại sách, báo tranh ảnh tham khảo phục vụ quá trình
giảng dạy và học tập môn Tiếng Anh.

11


+ Tạo điều kiện thuận lợi để các giáo viên dạy tiếng Anh tiểu học
được tham gia các lớp bồi dưỡng về công nghệ thông tin, cách thức
khai thác các phần mềm và trang website phục vụ dạy và học tiếng
Anh trên mạng.
+ Tổ chức cho các em một số sân chơi, cuộc thi viết tiếng Anh tại
trường, hoặc các trò chơi tập thể nhằm thu hút, khích lệ học sinh giúp
các em tự tin hơn trong giao tiếp.

12




×