Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một vài suy nghĩ giảng dạy các bài chương trình địa phương môn ngữ văn THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.15 KB, 30 trang )

PHÒNG GD & ĐT VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS THƯỢNG TRƯNG

Tên sáng kiến:
MỘT VÀI SUY NGHĨ GIẢNG DẠY CÁC BÀI
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG MÔN NGỮ VĂN THCS

Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Vĩnh
Mã sáng kiến: 27

Vĩnh Tường, tháng2 năm 2018

1


MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

Các chữ cái viết tắt

3

1. Lời giới thiệu

4

2. Tên sáng kiến

5



3. Tác giả sáng kiến

5

4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến

5

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

5

6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu

6

7. Mô tả bản chất của sáng kiến

7

7.1 Khái quát chương trình địa phương trong môn ngữ văn THCS.

7

7.2 Thực trạng trước khi nghiên cứu

8

7.3 Khảo sát trực trạng trước khi nghiên cứu


8

7.4 Giải pháp thực hiện

9

8. Những thông tin cần bảo mật

27

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến

27

10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã

27

tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử theo các nội
dung.
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
dụng sáng kiến của tác giả.
10.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp

27
28

dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân.

11. Danh sách những tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng thử

28

hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu.
Tài liệu tham khảo

30
CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

2


1

THCS – Trung học cơ sở

2

GD&ĐT – Giáo dục và đào tạo

3

BGH – Ban giám hiệu

4

SKKN – Sáng kiến kinh nghiệm

BÁO CÁO KẾT QUẢ

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu
3


Một trong những điểm mới của chương trình Ngữ văn cấp THCS là: ngoài
những nội dung cứng do Bộ GD& ĐT ban hành, chương trình đã dành một số
tiết cho văn học địa phương với mục đích gắn kết những kiến thức học sinh
được học trong nhà trường với những vấn đề đang đặt ra cho cộng đồng (dân
tộc và nhân loại) cũng như cho mỗi địa phương. Khai thác, bổ sung và phát huy
vốn hiểu biết về văn học địa phương, làm phong phú và làm sáng tỏ thêm
chương trình chính khóa. Từ đó giúp học sinh hiểu biết và hòa nhập hơn với môi
trường mà mình đang sống, có ý thức tìm hiểu, góp phần giữ gìn và bảo vệ các
giá trị văn hóa của quê hương. Đồng thời giáo dục lòng tự hào về quê hương, xứ
sở của mình. Những sự kiện, hiện tượng, con người cụ thể, chứa đựng những giá
trị văn hóa bên trong hết sức gần gũi, sống động, hiện hữu ngay trên mảnh đất
quê hương của các em cũng là những yếu tố cần thiết, quan trọng góp phần giáo
dục, hình thành tri thức, nhân cách, đạo đức, tình cảm... cho mỗi học sinh. Đồng
thời đáp ứng với yêu cầu phát triển của đất nước, xu thế tất yếu của thời đại.
Có thể nói, chương trình địa phương dành cho phần tiếng Việt và tập làm
văn không gặp nhiều trở ngại trong quá trình tổ chức dạy và học bởi vấn đề
được đặt ra ở đây được gắn kết khá chặt chẽ với nội dung kiến thức trong
chương trình chính khóa. Thế nhưng chương trình văn học địa phương gặp rất
nhiều khó khăn khi thiếu tư liệu hỗ trợ và chưa hội đủ các điều kiện để tổ chức
các hoạt động ngoại khoá văn học.
Ở nước ta, vấn đề dạy học ngữ văn địa phương ở các trường phổ thông
hiện nay đã được chú ý nhiều hơn trước. Tuy nhiên, hiệu quả đạt được từ những
tiết dạy này còn hạn chế. Giáo viên nắm kiến thức ngữ văn địa phương chưa sâu,
chưa rộng, chưa thường xuyên cập nhật đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng
học tập của học sinh. Do đó, kiến thức ngữ văn địa phương của học sinh thường

nghèo nàn, việc cung cấp và bổ sung kiến thức ngữ văn địa phương cho học sinh
còn nhiều hạn chế, đây là vấn đề cần khắc phục.
Vĩnh Phúc là mảnh đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra biết bao nhà thơ,
nhà văn và các bậc anh hùng, hào kiệt, những danh lam thắng cảnh, di tích lịch

4


sử, những câu ca dao, tục ngữ đặc sắc…đưa vào chương trình ngữ văn địa
phương là hết sức cần thiết.
Qua thưc tế giảng dạy, thăm lớp và dự giờ các đồng nghiệp tôi mạnh dạn
đóng góp một vài ý kiến nhỏ của mình qua đề tài SKKN ‘‘Một vài suy nghĩ
giảng dạy các bài chương trình địa phương môn ngữ văn THCS ”.
2. Tên sáng kiến:
“Một vài suy nghĩ giảng dạy các bài chương trình địa phương môn ngữ văn
THCS”
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Nguyễn Thị Vĩnh
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Thượng Trưng - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
- Số điện thoại: 0944472393
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Nguyễn Thị Vĩnh
5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Ngữ văn
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Mảng văn học dân gian của địa phương như: Tục ngữ, ca dao, truyện dân gian,
sân khấu...
+ Các tác phẩm của các nhà thơ, nhà văn Vĩnh Phúc.
+ Cách dùng từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với các từ ngữ toàn dân và
các địa phương khác.
+ Những danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử, vùng đất và con người Vĩnh

Phúc…
Trong quá trình nghiên cứu do có nhiều điều kiện hạn chế (về thời gian,
tài chính…) nên sáng kiến chỉ giới hạn ở phạm vi đưa ra một vài suy nghĩ về
nội dung kiến thức ngữ văn địa phương vào dạy học chương trình ngữ văn nói
chung và lấy ví dụ minh họa ở tỉnh Vĩnh Phúc.
5


6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Tháng 8 năm 2016
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ triển khai nghiên cứu đề tài ở
năm học 2016 - 2017 và học kì I năm học 2017-2018.
Bắt đầu từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 01 năm 2018.

6


7. Mô tả bản chất của sáng kiến
7.1. Khái quát chương trình địa phương trong môn ngữ văn ở THCS:
7.1.1. Khái niệm.
Chương trình địa phương trong môn ngữ văn được hiểu theo nghĩa rộng là
toàn bộ những sáng tác dân gian và hiện đại, những giá trị cộng đồng có chứa
đựng những yếu tố văn hóa mang bản sắc của một vùng, miền, địa phương nhất
định. Địa phương là thôn xã cụ thể, nhưng cũng có thể là huyện , thị tỉnh thành
phố, thậm chí là các vùng, miền lớn hơn.
7.1.2. Vai trò, vị trí của chương trình ngữ văn địa phương trong dạy
học ngữ văn:
Trên thực tế theo phân phối chương trình của bộ chương trình ngữ văn địa
phương chiếm số lượng 16 tiết từ lớp 6 đến lớp 9. Vì vậy, nó giữ vai trò khá
quan trọng trong hệ thống chương trình. Với mục đích phục vụ giáo dục, nội
dung ngữ văn địa phương xuất phát từ những yêu cầu giảng dạy và học tập ở

trường phổ thông, gắn liền với chương trình và thời gian quy định. Ngữ văn địa
phương giúp các em phải có được những kiến thức văn học tối thiểu về địa
phương mình đang sinh sống, có khả năng nhận biết, giải thích và phân tích, cảm
nhận được những tác phẩm văn học của địa phương. Nắm được cơ bản những
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các vấn đề hiện tại của địa phương…
Đồng thời, khi giáo viên biết lồng ghép, tích hợp kiến thức ngữ văn địa
phương vào trong bài giảng ngữ văn sẽ gây được sự hứng thú, tính tự giác, tích
cực học tập của học sinh. Bên cạnh đó, những kiến thức văn học địa phương mà
nhà trường trang bị cho học sinh giúp các em thêm tự hào về quê hương mình
đang sinh sống, tạo động lực thúc đẩy và phấn đấu trong học tập và rèn luyện.
Như vậy, có thể thấy vai trò của chương trình địa phương trong môn ngữ văn là
không hề nhỏ, nếu không muốn nói là quan trọng.
7.1.3. Bảng thống kê các tiết dạy chương trình địa phương trong môn
ngữ văn.

7


Lớp

Tiết theo phân phối chương trình

Số lượng tiết

6

Tiết 69,139

2 tiết


7

Tiết 71,74, 133, 134, 137, 138

6 tiết

8

Tiết 31, 52, 121, 138

4 tiết

9

Tiết 42, 78,133, 143

4 tiết

Tổng số

16 tiết

7.2. Thực trạng trước khi nghiên cứu:
7.2.1.Về phía giáo viên:
Hầu hết thầy cô giáo đã ý thức được tầm quan trọng và nắm được dụng ý
của Bộ giáo dục trong việc phân phối các tiết của chương trình địa phương, đã
dành thời gian và tâm huyết cho việc chuẩn bị, đổi mới phương pháp trong quá
trình dạy, làm cho những tiết học sinh động và bước đầu gây được hứng thú cho
học sinh. Song, việc dạy học chương trình ngữ văn địa phương trong một bộ
phận thầy cô giáo vẫn chưa được coi trọng đúng mức. Giáo viên còn hết sức

lúng túng khi soạn giảng những tiết chương trình địa phương ( do thiếu tài liệu ).
Trong khi đó, những kiến thức này rất quan trọng, có liên quan, ảnh hưởng đến
sự hiểu biết của học sinh về quê hương mình. Đây chính là một điểm yếu trong
dạy học ngữ văn địa phương mà chúng ta cần khắc phục.
Qua thực tế thực hiện nhiều năm nay, chương trình địa phương môn ngữ
văn ở bậc học THCS gặp không ít khó khăn, thách thức, hiệu quả đem lại còn
chưa được như mong muốn.
7.2.2.Về phía học sinh:
Các em chưa thực sự hào hứng đón nhận và hứng thú với các tiết học
chương trình địa phương trong môn ngữ văn . Tâm lí các em cho rằng đây là
những tiết học nội dung kiến thức không trọng tâm.
Tư liệu tham khảo cho các em sưu tầm còn hạn chế chưa phong phú và
đầy đủ.
7.3. Khảo sát thực trạng trước khi nghiên cứu:
8


7.3.1. Hình thức khảo sát:
Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi vào phiếu học tập.
Câu 1: Em hãy kể tên những nhà văn, nhà thơ của tỉnh Vĩnh Phúc và
huyện Vĩnh Tường mà em biết ?
Câu 2: Hãy đọc một vài câu ca dao, tục ngữ nói về địa phương Vĩnh
Phúc ?
Câu 3 : Hãy kể tên một vài danh lam thắng cảnh,di tích lịch sử ở địa
phương em ?
7.3.2. Kết quả khảo sát như sau:

Câu

Số HS khảo sát


Số trả lời đúng

Số trả lời không
đúng

TS

%

TS

%

1

100

40

40%

60

60%

2

100


45

45%

55

55%

3

100

50

50%

50

50%

7.3.3.Nguyên nhân:
Nội dung kiến thức do giáo viên tự biên soạn, nên chưa có sự thông nhất
giữa các trường trong một huyện hay các huyện trong một tỉnh.
Một bộ phận thầy cô chưa thực sự tâm huyết với tiết dạy, chưa thường
xuyên cập nhật những nội dung kiến thức mới để truyền đạt cho học trò.
Giáo viên còn lúng túng trong phương pháp dạy các bài chương trình địa
phương, các giờ học thường khô khan dễ nhàm chán, chưa sinh động.
Trước thực trạng và nguyên nhân trên, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải
pháp như sau:
7.4. Giải pháp thực hiện:

7.4.1.Tổ chức sưu tầm văn học dân gian địa phương để giáo viên có
tài liệu tham khảo.
7.4.1.1. Cách thức sưu tầm:
9


Hướng dẫn học sinh cách sưu tầm những câu cao dao, dân ca, tục ngữ,
truyện dân gian của Vĩnh phúc. Các em hỏi ông, bà, cha mẹ và những người cao
tuổi ở thôn xóm địa phương... Sau đó ghi chép lại vào sổ tay văn học.
Bản thân mỗi giáo viên cũng tiến hành sưu tầm văn hóa,văn học dân gian
ở nhiều kênh khác nhau: Hỏi những người cao tuổi, tìm hiểu trên sách báo địa
phương, các phương tiện thông tin đại chúng, Internet…Bên cạnh đó, giáo viên
cần tham khảo các tài liệu về văn hoá, ngôn ngữ, tác phẩm văn học sáng tác về
đề tài địa phương hoặc tác giả người địa phương.
Sau khi sưu tầm xong học sinh tiến hành lập bảng sưu tầm theo vần
A,B,C..
7.4.1.2. Nội dung tư liệu đã sưu tầm.
7.4.1.2.1 Tục ngữ và ca dao
Những câu ca dao, tục ngữ, nói về vẻ đẹp của quê hương.
Vĩnh Phúc có một kho tàng tục ngữ, ca dao phong phú. Bên cạnh nội
dung phản ánh và giá trị nghệ thuật giống tục ngữ, ca dao nói chung của cả
nước, có nhiều câu tục ngữ ca dao mang sắc thái địa phương rõ nét. Đó là những
câu tục ngữ, ca dao nói lên đặc điểm hoặc cái hay, vẻ đẹp tiêu biểu của một vùng
đất, một miền quê; chẳng hạn: "Yên Lạc tứ Cẩm, ngũ Yên”
Huyện Yên Lạc xưa có 4 làng Cẩm và 5 làng Yên. 4 làng Cẩm là: Cẩm
Khê,Cẩm La, Cẩm Trạch, Cẩm Viên; nay phân tán về 2 xã Hồng Châu và Đại
Tự. 5 làng Yên là: Yên Tâm, Yên Nghiệp (nay thuộc xã Yên Đồng), Yên Quán
(xã Bình Định), Yên Lạc (xã Đồng Văn), Yên Thư (xã Yên Phương).
Nam chân, Bắc Dũng, Đông Kỳ, Tây Lạc
Thời Nguyễn, có 4 huyện được coi là trù phú nhất: Tỉnh Nam Định, có

huyện Chân Định, tỉnh Bắc Ninh có huyện Yên Dũng, tỉnh Hải Dương có huyện
Tứ Kỳ, tỉnh Sơn Tây có huyện Yên Lạc.
Nhất cao là núi Ba Vì
Thứ ba Tam Đảo, thứ nhì Độc Tôn.
10


Núi Ba Vì là núi Tản Viên huyện Ba Vì (Hà Tây). Tam Đảo là dãy núi lớn
đứng giữa vùng trung du có khu du lịch và nghỉ mát thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.
Độc Tôn là một ngọn núi hiểm trở đứng riêng ra ở phía đông Tam Đảo sau núi
Thiên Thị; thủ lĩnh nông dân khởi nghĩa thời Lê Mạt và Nguyễn Danh Phương
tức Quận Hẻo đã lập căn cứ ở đây…
Ca dao - tục ngữ về con người chủ yếu phản ánh những cá nhân, dòng họ… đã
có công với dân, với nước về nhiều mặt, được dân thừa nhận. Ví như:
Họ Dương lập làng, họ Hoàng đào giếng
Nói về việc lập làng Gẩu (thị xã Vĩnh Yên). Họ Dương về đây cư trú đầu
tiên, lập ra làng, họ Hoàng về sau vận động nhân dân đào giếng lấy nước ăn. Hai
họ đều có công với làng.
Bảy làng kẻ Đám, tám làng kẻ He.
Không đánh nổi giặc què ở núi Thanh Tước.
Phản ánh cuộc khởi nghĩa nông dân do Nguyễn Danh Phương cầm đầu
chống triều đình Lê - Trịnh mục nát thời Cảnh Hưng. Nhân dân gọi Nguyễn
Danh Phương là Quận Hẻo vì là người làng Hẻo (Tiên Hội, nay thuộc phường
Hội Hợp, thị xã Vĩnh Yên). Quân triều đình gọi ông là "Giặc què" vì ông đi tập
tễnh. Nguyễn Danh Phương đóng tại đồn ở núi Độc Tôn và thung lũng Thanh
Lanh, Ngọc Bội; tiền đồn đặt ở núi Thanh Tước (nay thuộc Mê Linh). Quân triều
đình thúc ép các làng Đám (xã Tiên Châu), làng He (xã Phúc Thắng, huyện Mê
Linh) đi đánh quận Hẻo.
Nhưng dân không nghe nên không đánh nổi.
Tuần Giang, Nho Hứa bán chúa lập công.

Vào năm Canh Ngọ (1780), Đoan Nam Vương Trịnh Khải bị Nguyễn Hữu
Chỉnh theo Tây Sơn đánh bại, chạy khỏi thành Thăng Long, qua huyện Yên
Lãng (nay là Mê Linh) gặp tiến sĩ Lý Trần Quán. Quán đón Khải về nhà ở Hạ
Lôi giao cho học trò là Tuần Giang đưa đi trốn. Giang mưu cùng Nho Hứa đem
Trịnh Khải nộp cho quân Tây Sơn. Lý Trần Quán tự vẫn để tỏ lòng trung thành
với chúa Trịnh.
11


Một số mặt khác của đời sống lao động cũng được phản ánh trong ca dao
tục ngữ.
Những câu ca dao,tục ngữ, nói về sản xuất nông nghiệp
Về thời tiết có câu:
Tam Đảo đội mũ nước lũ sẽ về.
Về mùa mưa, nhìn lên các đỉnh Tam Đảo, thấy mây đen phủ dày đặc, sẽ có mưa
to kéo dài, sẽ có lũ tràn về ngập các đồng trũng bắc Yên Lạc - nam Bình Xuyên.
Sản vật nổi tiếng:
Lúa đồng Oai, khoai đồng Bầu
Các cánh đồng của thị xã Vĩnh Yên: Đồng Oai ở xóm Đậu, ruộng cao hơn
mặt ngòi, có nước tát không sợ cạn; khoai sọ đồng Bầu phường Liên Bảo có
tiếng là ngọn.
Nhất Sậu quả, nhì Gả Gối.
Sậu là xã Hoàng Thượng, Quả là Hạ Chuế thuộc xã Kim Xá. Gả và Gối nay là
xã An Hoà (Tam Dương), các làng trên là những nơi có nhiều thóc gạo.
Cỗ chín lợn mười trâu không bằng tép dầu Đầm Vạc.
Đầm Vạc thuộc thị xã Vĩnh Yên có cá tép dầu được xếp vào hàng đặc sản.
Tép đầm Vạc, lạc chợ Cói.
Chợ Cói thuộc phường Hội Hợp (thị xã Vĩnh Yên).
Dứa Hướng Đạo, gạo Long Trì.
Long Trì thuộc xã Đạo Tú, xã Hướng Đạo đều thuộc huyện Tam Dương.

Dứa Hướng Đạo, gạo Làng Chùa.
Làng Chùa là một thôn của xã Hướng Đạo.
Những câu ca dao,tục ngữ, nói về lễ hội đình chùa:
Bơi Me, vật Triệu, hát làng Dần
Làng Me hay Diệm Xuân thuộc xã Yên Lập (Vĩnh Tường) có hội đua chải
vào tháng năm. Xã Triệu Đề (Lập Thạch) có lò vật nổi tiếng và làng Dần tức
Dữu Lân (Việt Trì) nổi tiếng về ví giao duyên.
12


Rau gác Hạc bơi, Hạc gác Me bơi, Me gác Đức Bác bơi.
Đức Bác gác Dạng bơi.
Các làng trên đều có đua chải trong hội làng, lần lượt làng này gác chèo thì
làng khác lại hạ chèo. Rau là thôn Cựu Ấp, xã Liên Châu (Yên Lạc), Hạc là
Bạch Hạc, Đức Bác và Dạng tức Tứ Yên (Lập Thạch).
Đông Cao có lệ bó mo
Tráng Việt có tiệc đi mò ăn đêm.
Đông Cao thuộc xã Tráng Việt (Mê Linh) thờ bà Hồ Đề, tướng của Hai Bà
Trưng, hội làng mồng 6 tháng Giêng có tiệc bánh dầy, khi giã bánh dầy, khi giã
bánh lấy mo cau bó đầu chày. Tráng Việt (Mê Linh) cũng thờ tướng của Hai Bà
là bà Ả Lã, ngày tiệc nửa đêm mới cúng lễ và ăn cỗ với ý nghĩa quân bà Ả Lã
quyết chiến, tới nửa đêm đánh tan giặc mới ngồi nghỉ ăn.
7.4.1.2.2 Các nhà thơ, nhà văn quê Vĩnh Phúc.
NGÔ VĂN PHÚ
Sinh ngày 8-4-1937. Quê quán : Nam Viêm, Mê Linh, Vĩnh Phúc. Tốt
nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội, làm biên tập viên báo Văn học,
báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội. Hiện là giám đốc Nhà xuất bản Hội
Nhà văn.
Đã xuất bản :
Tháng năm mùa gặt ( 1978 ); Ngọn giáo búp đa ( 1991 ); Đi ngang đồi cọ

( 1986 ); Cỏ bùa mê ( 1988 ); Đừng khóc ( 1991 ); Âm thầm ( 1992 ); Mặt trái
xoan ( 1993 ); Mắt mùa thu ( 1994 ); Hoa trắng tình yêu ( 1995 )
NGÂN VỊNH
Sinh ngày 14-2-1942. Quê quán : Thạch Đà, Mê Linh, Vĩnh Phúc.
Vào bộ đội năm 1963, đi chiến trường Quân khu V, làm biên tập viên báo tạp chí
Văn nghệ Quân giải phóng Trung Trung Bộ. Tham gia trận đánh Ba Gia - Vạn
Tường năm 1965. Năm 1984, về nghỉ hưu.
Đã xuất bản : Tình yêu nhận từ đất ( in chung, 1977 ); Bóng rừng trong mưa
( 1984 ); Ếch con và hoa sen ( thơ thiếu nhi, 1966 ); Hoàng hôn mây bay
13


( 1991 ); Tiếng đàn của dế ( thơ thiếu nhi, 1996 ); Ngày thường đam mê
( 1996 ).
HỮU THỈNH
Sinh ngày 15-2-1942. Quê quán : Phú Vinh, Duy Phiên, Tam Dương, Vĩnh
Phúc.Tốt nghiệp phổ thông, vào bộ đội Tăng - Thiết giáp. Nhiều năm tham gia
chiến đấu tại các chiến trường Đường 9 - Nam Lào, Tây Nguyên và chiến dịch
Hồ Chí Minh. Sau 1975, học Đại học Văn hoá ( Trường Viết văn Nguyễn Du
khoá I ). Cán bộ biên tập, Phó Tổng biên tập tạp chí Văn nghệ Quân đội. Chuyển
ngành làm Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Phó Tổng thư kí thường trực Hội
Nhà văn Việt Nam.
Đã xuất bản : Âm vang chiến hào ( in chung ); Đường tới thành phố( trường
ca ); Từ chiến hào tới thành phố ( trường ca, thơ ngắn ); Khi bé Hoa ra đời
( thơ thiếu nhi, in chung ); Thư mùa đông, Trường ca Biển ( 1997 ).
LÂM QUÝ
Sinh ngày 18-4-1947. Quê quán : Quang Yên. Lập Thạch, Vĩnh Phúc. Tốt
nghiệp khoa Ngữ Văn Đại học Tổng hợp Hà Nội. Dân tộc Cao Lan.
Từng là bộ đội bộ binh, nhiều năm chiến đấu ở chiến trường miền Nam trong
chiến tranh chống Mĩ. Hiện là phân xã trưởng Phân xã TTXVN tại Yên Bái.

Đã xuất bản : Điều có thật từ câu dân ca ( song ngữ 1988 ).
LƯƠNG CẦM GIANG
Lương Cầm Giang (1931-1989) tên khai sinh là Lê Gia Hợp, tên thường
gọi là Lương Cầm Giang. Ông sinh ngày 2-5-1931 tại xóm 3, thôn Nguyệt Viên,
xã Hoằng Quang, Hoằng hoá, Thanh Hoá, ở tại thôn Khách Nhi, xã Vĩnh Thịnh,
Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc. Nghề nghiệp chính của ông là y tế sơ cấp và dạy học.
Cha ông là Lê Gia Tượng là người giầu có (địa chủ), nên ông được học hành tử
tế, vào loại có học vấn khá, từng dịch thơ Victor Hugo, văn O.Balzac... Ông là
con trai lớn nên khi mới 11 tuổi đã phải lấy vợ là Lê Thị Vịnh.
Do ảnh hưởng thơ văn thời "Tự lực văn đoàn", năm 15 tuổi còn đang
học trung học, ông bỏ nhà ra Hà Nội đi bán báo kiếm sống. Ông được ông
14


Lương Hữu Ca (quê Khách Nhi, Vĩnh Phúc, vợ con chết đói, ra Hà Nội đạp xích
lô) cưu mang Lê Gia Hợp. Sau 3 năm vừa tròn 18 tuổi ông xin phép ông Ca cho
vào Vệ Quốc Đoàn (Bộ đội Cụ Hồ). Ông tự đặt cho mình cái tên Cẩm Giang và
lấy họ của cha nuôi là họ Lương.
Tháng 2-1950 ông làm y tá ở F.335. Thời kỳ này ông bắt đầu sáng tác thơ
văn với bút danh Cẩm Giang (một địa danh ở quê Thanh Hoá) nhưng do sơ xuất
cô đánh máy đánh nhầm là Cầm Giang (vì ở Tây Bắc chỉ có họ Cầm, chứ không
có ai mang họ Cẩm cả). Còn một lý do nữa mà bây giờ nói ra nghe khó tin là hồi
ấy buổi đầu cách mạng báo chí rất kỵ kiểu thơ tình "anh anh em em" lãng mạn,
lại với lý lịch địa chủ, học trường Pháp cùng ảnh hưởng thơ mới, nếu sáng tác ký
tên Lê Gia Hợp thì rất khó in, mặt khác những bài thơ như "Em tắm", "Nhớ
vợ"... với những chi tiết nude "vớ vẩn" ở thời điểm ấy là không thích hợp. Với
giải pháp lấy họ tên dân tộc thiểu số (một kiểu "lừa" ban biên tập ở mãi nơi xa
xôi khó mà hỏi ra được) để BBT họ cho là: dân tộc họ viết như thế mà, chân thật
chất phác... cần ưu tiên châm chước cho "Pi no ọng". Và quả nhiên, các bài thơ
ấy dưới cái "lốt" Cầm Giang, Cầm Vĩnh Ui, Bạc Văn Ùi được in ra đời. Năm

1958 ông xuất ngũ về quê bố nuôi lây vợ là Nguyễn Thị Kiên. Năm 1962 ông
mới về Thanh Hoá làm thủ tục ly dị với vợ cũ là Lê Thị Vịnh.
Cầm Giang là một nhà thơ lãng mạn cách mạng trữ tình độc đáo thấm đẫm
hồn quê Xứ Thái (Tây Bắc) đã để lại 3 bài thơ tình độc đáo ít ai có được.
Tác phẩm:
- Gió núi biên phòng
- Rừng trắng hoa ban
- Người bản Nà Phiêu
- Nà Phiêu đánh Mỹ
BÙI VĂN DUNG
Bùi Văn Dung sinh năm 1941 (Tân Tỵ), quê và chỗ ở hiện nay đều là xã
Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trước 1975 ông đi bộ đội
trong chiến trường miền Nam. Các bài thơ của ông thẫm đẫm chất nhạc, có lẽ
chính vì thế mà đã có rất nhiều nhạc sĩ đã phổ nhạc những bài thơ của ông.
15


Các tác phẩm : - Gửi nắng cho em - Nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc
thành bài hát cùng tên.
- Con kênh ta đào
HOÀNG TÁ
Tên thật:

Hoàng Tá ( 1945-2000

Nơi sinh: Tuân Chính - Vĩnh Tường - Vĩnh Phúc
Bút danh: Hoàng Tá
Thể loại:

Thơ


Các tác phẩm: - Mặt trời của em (1977)
- Hoa học thầm (1988)
- Cái sân chơi biết đi
- Chiều nhẹ cánh cò
- Lời của bé
- Mùa đông
CÁC NHÀ THƠ KHÁC
Stt
1

2

3

Họ tên quê quán

Bút
danh

Những tác phẩm chính

Hà Đình Cẩn- 21/3/1945
Tử Du - LT

Quần đảo san hô(Tập kí1997)
Người đàn bà mộng du (KB
1993)

Vũ Đình Minh-12/1944

Mê Linh

Thơ: Gió đồng(1978), Mưa
trước cửa nhà
T2: Mùa cạn, Trả giá cuối
cùng

Dương Kiều Minh
(1960)
Mê Linh

Củi lửa(1989), Dâng
mẹ(1990)
Những thời đại thanh
xuân(1991)

16


4

Vũ Duy Thông – 1944
Mê Linh

5

Trương Vĩnh Tuấn-1946
Phúc Yên

6


7

8

9

Lê Tốn
Vĩnh Yên
Nguyên phó giám đốc Sở
GD& ĐT Vĩnh Phúc
Phan Hữu Hưởng
(Tuân Chính - Vĩnh Tường)
Nguyên Trưởng phòng GD
VT
Nguyễn Xuân Hùng – 1965
(Yên Lạc)
Nhà báo – nhà thơ
(Bùi)Hải Thanh
Phó CT hội VHNT VP
(Nghĩa Hưng- Vĩnh Tường)

Thi
Vũ,
Duy


Thơ: Nắng trung du(1978)
-Những đám lá đổi màu
-1982

-Tình yêu người thợ(1984)
-Gió đàn(1987)
-Trái đất không chỉ có một
người(1993)
Truyện:: Cuộc phiêu lưu của
chú ong vàng. Chiếc nôi trên
vách 1983, Chiếc kẹo tàng
hình- 1986, Xứ sở không
người – 1987
Tập truyện : Đám ma bác dế1986
TT : Tín hiệu lạ (1988)


Thuần
Thảo

Hồn cây – 2003
Viên hồng ngọc – 2004
Giáo giới trường tôi
Dấu chân -2004
Quả vườn tôi – 2002
Viết lúc nửa đêm -2001
NxbVH
Mưa qua tôi
Bến trăng (1994)
Bến thu xưa(1998)
Tự (2009)

7.4.1.2.3. Giới thiệu các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh ở địa
phương.

Nội dung trên giúp cho học sinh, có thể viết các bài văn thuyết minh về các
di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của địa phương. Từ đó giáo dục cho học
sinh truyền thống của quê hương đất nước, lòng tự hào về truyền thống của địa
phương, tình yêu quê hương, đất nước.
17


Vùng đất và con người Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2006 có tổng diện tích tự nhiên là
1.372,23km2, dân số 1.169.067 người, gồm 9 đơn vị hành chính là: Thành phố
Vĩnh Yên (tỉnh lỵ), thị xã Phúc Yên và các huyện: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh
Tường, Yên Lạc, Tam Đảo, Bình Xuyên, Mê Linh. Toàn tỉnh có 152 xã, phường,
thị trấn.
Phía Bắc tỉnh Vĩnh Phúc tiếp giáp với tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên;
phía Nam giáp tỉnh Hà Tây; phía Nam và Đông giáp thủ đô Hà Nội; phía Tây
giáp tỉnh Phú Thọ.
Lịch sử hình thành.
Tỉnh Vĩnh Phúc được thành lập ngày 12/02/1950, trên cơ sở hợp nhất tỉnh
Vĩnh Yên và tỉnh Phúc Yên.
Tháng 2/1968 tỉnh Vĩnh Phúc hợp nhất với tỉnh Phú Thọ thành tỉnh
Vĩnh Phú.
Tháng 12/1978 huyện Lập Thạch tách khỏi Tam Dương trở về huyện cũ Lập
Thạch; huyện Bình Xuyên tách khỏi Mê Linh và nhập với Tam Dương thành lập
huyện Tam Đảo mới.
Tháng 3/1979 hai huyện Sóc Sơn và Mê Linh chuyển về Hà Nội; tháng 10/1991
huyện Mê Linh lại tách khỏi Hà Nội trở về Vĩnh Phú.
Ngày 01/01/1996 huyện Vĩnh Lạc tách thành 2 huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc.
Tháng 11/1996 Quốc hội khoá IX kỳ họp thứ X đã ra Nghị định tách tỉnh
Vĩnh Phú thành 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ. Thực hiện Nghị quyết trên, tỉnh
Vĩnh Phúc được tái lập và chính thức đi vào hoạt động từ 01/01/1997.

Tháng 9/1998 huyện Tam Đảo tách thánh 2 huyện Tam Dương và Bình Xuyên.
Ngày 09/12/2003 Chính phủ ra Nghị định số 153/2003/NĐ-CP thành lập thị xã
Phúc Yên và huyện Tam Đảo mới.
Ngày 01/12/2006 Chính phủ ra Nghị định số 146/2006/NĐ-CP thành lập thành
phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
18


Tính đến tháng 12/2006 sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, tỉnh
Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính trong đó có thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc
Yên và 7 huyện là: Lập Thạch, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên,
Tam Đảo, Mê Linh. Nay tách huyện Lập Thạch thành hai huyện Lập Thạch và
Sông Lô.
Truyền thống văn hoá và lịch sử.
Di sản văn hoá vật thể.
Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước
và giữ nước. Con người và vùng đất nơi đây đã để lại một kho tàng di sản văn
hoá phong phú và đặc sắc, đó là một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc trong tiến
trình phát triển của dân tộc.
Bên cạnh những di chỉ khảo cổ ở Lũng Hoà, Đồng Đậu, Thành Dên...
khẳng định Vĩnh Phúc là một trong những vùng đất cổ, là trung tâm của nước
Văn Lang xưa, nơi đây để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá, tạo nên
một nét độc đáo riêng.
Kết quả tổng kiểm kê năm 1998, Vĩnh Phúc có 967 di tích danh thắng
trong đó có 287 đình, 122 đền, 95 miếu, 325 chùa. Xếp hạng quốc gia có 86 di
tích; tiêu biểu là một số di tích sau:
Cụm đình Hương Canh:
Thị trấn Hương Canh huyện Bình Xuyên có 3 ngôi đình ở 3 làng là
Hương Canh, Ngọc Canh và Tiên Hường. Cả 3 ngôi đình đều thờ 5 nhân vật
được phong “thần” là Ngô Xương Ngập (con trưởng Ngô Quyền), Ngô Xương

Văn (con thứ Ngô Quyền), Đỗ Cảnh Thạc (một tướng của Ngô Quyền), bà Linh
Quang Thái Hậu (vợ Ngô Quyền) và một Ả nữ vương được phong là Thị Tàng
Công Chúa.
Cụm đình Hương Canh được xây dựng vào cuối thế kỷ XVII. Tất cả các
cột đều làm bằng gỗ lim, giữa cột cái và cột quân tông vì chính toà đại đình liên
kết với nhau kiểu “cốn chồng rường” với dày đặc các mảng trạm khắc. Kiến

19


chúc cụm đình Hương Canh thuộc loại hình kiến chúc mở, phù hợp với các hoạt
động lễ hội của làng.
Đình Thổ Tang:
Đình làng Thổ Tang, xã Thổ Tang huyện Vĩnh Tường xây dựng vào
khoảng thế kỷ XVII theo kiểu chữ đinh (J) gồm phần hậu cung và một toà 5 gian
2 dĩ. Đình thờ Lân Hổ Đô Thống Đại Vương, một vị tướng có công đánh giặc
Nguyên Mông thời Trần. Đình Thổ Tang có dáng dấp cổ nhất trong số các ngôi
đình còn lại hiện nay ở Vĩnh Phúc và cũng là ngôi đình đậm đà tính nhân dân
trong chạm trổ trên gỗ, vừa có giá trị mỹ thuật, vừa có giá trị tư tưởng cao, tiêu
biểu là bức “ngày hội xuống đồng” chạm trên kẻ nghé ở hè đình ngay cửa ra vào
dài 1,5m, rộng 0,7m. Đình Thổ Tang được Bộ Văn hoá ghi vào sổ “danh mục di
tích lịch sử văn hoá” ngày 13/01/1964 và cấp bằng “Di tích lịch sử văn hoá”
ngày 17/02/1990.
Đền Hai Bà Trưng ( nay là Hà Nội)
Đền được xây dựng ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, thờ 2 Bà Trưng và ông
Thi Sách. Tương truyền đền làm ngay trên nền cung điện xưa của Trưng Nữ
Vương. Đền gồm một tam quan, một hồ sen nhỏ, một sân lát gạch nhỏ rồi đến
tiền tế và hậu cung xây sát nhau theo hình chữ (=). Sau đền còn sót lại một số
đoạn thành bằng đất, tương truyền la thành cổ xưa. Cổ vật quý còn lại trong đền
hiện nay là 2 con rồng đá và 3 cỗ kiệu gỗ làm từ đời Lê.

Đền thờ Trần Nguyễn Hãn tả tướng quốc:
Đền thờ được xây dựng ở thôn Đa Cai, xã Sơn Đông, huyện Lập Thạch,
thờ Trần Nguyên Hãn-Tả tướng quốc phò Lê Lợi diệt giặc Minh giải phóng đất
nước cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV.
Đền được cấu trúc theo kiểu chữ đinh (J), xung quanh có tường bao bọc
tạo thành khuân viên vuông vắn. Trong đền có một số cổ vật như 2 Hoành Phi,
4 câu đối, 2 sập thờ, một ngai thờ, 1 án thư, 2 con Hạc gỗ, 2 cây đèn gỗ, một
mâm gỗ, một hòm sắt (có 13 đạo sắc phong từ đời Lê Vĩnh Thịnh (1705-1719)

20


đến đời Nguyễn Bảo Đại (1926-1945) và một thần tích. Liên quan tới di tích,
tương truyền còn có hai cổ vật là một thanh gươm và một phiến đá mài gươm.
Tháp Bình Sơn:
Tháp Bình Sơn được xây dựng trước Chùa Vĩnh Khánh thôn Bình Sơn, xã
Tam Sơn, huyện Lập Thạch. Tháp được xây dựng vào thế kỷ XIII, đầu trần
(1225-1400). Tương truyền khi mới xây tháp có 15 tầng, do thời gian huỷ hoại
nay còn lại 11 tầng và phần bệ tháp với chiều cao là 15m. Tháp Bình Sơn vừa
có giá trị nghiên cứu về kỹ thuật xây dựng vừa có giá trị về mặt mỹ thuật.
Về kỹ thuật xây độc đáo, mặt bằng tháp hình vuông, đáy bệ tháp có cạnh
4,45m, cao 1,62m, tầng dưới cùng có cạnh 3,3m, cao 2,72m. Các tầng tháp đều
xây đòn võng (hơi võng ở giữa), càng lên cao càng thu vào và mỗi tầng có kích
thước khác nhau. Tầng trên cùng có cạnh 1,5m, 4 mặt có cuốn cửa tò vò nhỏ
dần theo tầng tháp. Tháp được xây dựng nhiều loại gạch khác nhau.
Về mỹ thuật: Lớp gạch ốp ngoài có hoa văn khác nhau ở từng mặt, từng
tầng tháp. Kỹ thuật nung gạch vẫn tươi màu không bị rêu phong. Đây cây tháp
bằng đất nung được đánh giá là đẹp nhất Đông Nam Á.
Danh thắng Tam Đảo:
Danh sơn Tam Đảo đứng giữa vùng trung du dài hơn 50 km chạy theo

hướng Tây Bắc-Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đến huyện
Sóc Sơn Hà Nội, là danh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.
Dãy Tam Đảo có trên 10 đỉnh cao trên 1.400m, riêng đỉnh núi giữa (giữa 3
tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) cao 1529m đến cuối dãy ở đèo
Nhe cao 600m và đến Dõm còn 300m rồi hoà vào đồng bằng Sóc Sơn. Gọi là
Tam Đảo vì ở giữa dãy có 3 ngọn núi cao vút trông như 3 hòn đảo nổi bồng
bềnh giữa biển mây. Ba ngọn đó thứ tự từ Tây Bắc xuống Đông Nam là Phù
Nghĩa, Thạch Bàn, Thiên Thị. Đỉnh Phù Nghĩa có nghĩa là giúp việc nghĩa, cao
1.400m. Tên này tương tuyền do Quận Hẻo Nguyễn Danh Phương đặt.

21


Đỉnh thiên thị có nghĩa là chợ trời cao 1.375m, gọi vậy vì trên đỉnh có
khoảng đất bằng phẳng, rải rác có những tảng đá cao thấp, nhấp nhô trông như
người trời xuống họp chợ.
Bao trùm lên danh sơn Tam Đảo là rừng nguyên sinh nhiệt đới được
Chính Phủ quy hoạch thành vườn quốc gia Tam Đảo. Nằm trong vườn quốc gia
Tam Đảo còn có nhiều danh thắng và di tích lịch sử văn hoá có giá trị, tiêu biểu
là danh thắng Tây Thiên và khu nghỉ mát Tam Đảo.
Di sản văn hoá phi vật thể.
Ngoài những di sản văn hoá vật thể, Vĩnh Phúc còn là vùng văn hoá dân
gian đặc sắc trên nhiều loại hình như: Văn học dân gian, mỹ thuật dân gian, âm
nhạc dân gian, trò diễn hội làng. Truyền thuyết dân gian và truyền thuyết lịch sử
ở Vĩnh Phúc luôn gắn liền với cội nguồn của dân tộc, được phổ biến và lưu
truyền ở nhiều địa phương trong tỉnh như truyền thuyết về người con gái Tam
Đảo, truyền thuyết Đinh Thiên Tích, truyền thuyết về tướng lĩnh của Hai Bà
Trưng... các truyền thuyết trên đều nói về những tấm gương giúp dân đánh giặc
cứu nước ở Vĩnh Phúc. Tục ngữ ca dao dân ca cũng là thể loại được phổ biến
trong cộng đồng dân cư của các dân tộc ở Vĩnh Phúc. Nội dung của tục ngữ, ca

dao ở Vĩnh Phúc đều nói lên cái hay, vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương và phản
ánh đời sống lao động của người dân. Về dân ca ở Vĩnh Phúc vừa mang âm
điệu của vùng đồng bằng, vừa phảng phất âm điệu của các làn điệu dân ca các
dân tộc miền núi. Tiêu biểu là trống quân Đức Bác, hát ví giao duyên, hát soọng
cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu.
Trò chơi hội làng là một hoạt động văn hoá tiêu biểu ở nhiều địa phương
trong tỉnh còn lưu giữ đến ngày nay như trò Chọi trâu xã Bạch Lưu (Lập Thạch)
vào ngày 17 tháng giêng; trò Kéo co ở Tích Sơn (Vĩnh Yên); trò Bơi chải ở Bạch
Hạc; Cướp Phết ở Bàn Giản (Lập Thạch)... ngoài ra còn có trò đua tài khéo léo
như Thi Nấu cơm ở Sơn Đông (Lập Thạch), Thượng Trưng (Vĩnh Tường), Tích
Sơn (Vĩnh Yên).

22


Nói đến văn hoá dân gian Vĩnh Phúc còn phải kể đến văn hoá ẩm thực. Đó
là những món ăn, cách uống mang nét đặc trưng của miền quê này, gắn liền với
cuộc sống của từng vùng đã có từ bao đời nay như: mắm tép ở Đức Bác, cá
thính ở Đức Bác, Cao Phong; cá gỏi của người Cao Lan; bánh nẳng ở Đôn
Nhân, Nhân Đạo; cháo se, bánh hòn ở Hương Canh; nem chua ở Vĩnh Yên, đa
nem ở Tiến Thịnh, bún bánh ở Vĩnh Mỗ ....
Truyền thống văn hiến.
Địa linh Vĩnh Phúc đã sản sinh ra nhiều trang tuấn kiệt, bởi đó là đất sinh
tụ của những anh hùng.
Mở đầu thời kỳ quốc gia Đại Việt, Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Văn Nhượng
là một danh tướng nay còn đền thờ ở quê hương ông xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh
Tường. Văn thần có ông Phạm Công Bình người xã Đồng Văn huyện Yên Lạc,
thi nho học đỗ đầu hàng Đệ nhất giáp, khoa giáp thìn năm 1124 đời Lý Nhân
Tông, ông có công 2 lần đánh thắng quân Chân Lạp, bảo vệ toàn vẹn vùng biên
giới phía Nam tổ quốc, tên ông được ghi sáng ngời trong quốc sử.

Thời chiến thì võ công oanh liệt, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn xã Sơn
Đông (Lập Thạch) trở thành tả tướng quốc “tên ông liền với tên vua đủ thấy
ông được vua coi trọng như thế nào”. (Lê Quý Đôn-Lê Triều thông sử)
Thời bình thì văn học huy hoàng, những con em người Vĩnh Phúc xuất
thân vào chốn trường nho thì đỗ cao, làm quan giỏi, tên tuổi được chép trên bia
đá, bảng vàng, trở về quê được suy tôn (đưa lên bậc cao quý), được tôn thờ, tên
tuổi ghi lên bia đá, còn sáng mãi hai chữ Thân-Danh.
Tỉnh Vĩnh Phúc chỉ tính từ năm 1124 (Triều Lý) đến năm 1889 (Triều
Nguyễn) đã thành đạt 98 danh Nho (nổi tiếng trong làng Nho học), tức là các bậc
thi đỗ vào hàng Đại Khoa, đạt danh hiệu từ Phó bảng đến Trạng Nguyên, được
phân theo các huyện hiện thời như sau:
Huyện Vĩnh Tường có 23 người đỗ
Huyện Lập Thạch có 22 người đỗ
Huyện Yên Lạc có 22 người đỗ
23


Huyện Mê Linh có 15 người đỗ
Huyện Bình Xuyên có 12 người đỗ
Huyện Tam Dương có 1 người đỗ
Thành phố Vĩnh Yên có 3 người đỗ
Tỉnh Vĩnh Phúc khởi đầu khoa bảng là ông Phạm Công Bình là người khai
khoa hàng danh Nho của tỉnh, đến triều Nguyễn được truy phong là Trạng
Nguyên, kết thúc là ông Phạm Duy Bách (1124-1889), 765 năm liên tục tỉnh có
người đăng khoa, một thời phát triển huy hoàng của văn hiến Vĩnh Phúc. Tiêu
biểu cho hàng khoa bảng ở Vĩnh Phúc có Trạng Nguyên Đào Sư Tích triều Trần
thi đỗ danh sách thứ nhất cả 3 kỳ thi Hương - Hội - Đình, nên đạt danh hiệu
Tam Nguyên. Hoàng giáp Phí Văn Thuật triều Lê Trung Hưng, tuy không đạt
nhiều danh hiệu hàng Tam khôi nhưng thi đỗ danh sách thứ nhất 3 kỳ thi
Hương-Hội-Đình, khi vào ứng chế bài thơ của ông được bình vào bậc nhất, nên

được gọi là tứ nguyên. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Cần triều Nguyễn hai kỳ thi
Hội-Đình đều đỗ danh sách thứ nhất nên đạt danh hiệu Song Nguyên. Đứng vào
hàng Tam Khôi Vĩnh Phúc có 3 người.
Ông Đào Sư Tích (Trạng Nguyên)
Ông Phạm Du (Bảng nhãn)
Ông Lê Ninh (Thám Hoa)
Trên đường xuất thân, có người đạt được tiêu chí là bậc danh thần (bề tôi
có tên tuổi rực rỡ) như Đỗ Nhuận, Nguyễn Duy Thì, những bậc danh tiết (tên
tuổi rực rỡ vì gương hy sinh tiết liệt) như Nguyễn Thiệu Tri, Lê Đức Toản,
Nguyễn Duy Tường, Nguyễn Khắc Cần, tên tuổi được chép trong sử thực lục,
được lập đền miếu riêng tôn thờ, các triều đại tặng sắc phong, ban ân điển.
Những tài liệu trên đây mới chỉ là những sưu tầm, mang tính tập hợp còn
rất khiêm tốn, những tài liệu chỉ mang tính tham khảo khi giáo viên soạn, giảng
nội dung các bài dạy chương trình địa phương trong môn ngữ văn.
7.4.1.2.4. Chính tả và từ ngữ địa phương.
24


Vĩnh Phúc nằm trong phương ngữ Bắc thuộc khu vực Hà Nội và các tỉnh
xung quanh (Hà Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang), Vĩnh Phú (Vĩnh Phúc, Phú Thọ),
Hà Sơn Bình (Hà Tây, Hoà Bình), Hải Hưng (Hải Dương, Hưng Yên), Hải
Phòng). Đây là vùng mang những đặc trưng tiêu biểu của phương ngữ Bắc.
Phương ngữ Vĩnh Phúc rất gần với từ ngữ địa phương, sự khác biệt nhìn chung
là không đáng kể.
Địa phương Vĩnh Phúc thường mắc các lỗi chính tả so với từ ngữ toàn dân
như: tr / ch; s / x; r / d / gi; l / n.
- Cách khắc phục các lỗi chính tả trên là đọc nhiều cho quen mặt chữ và
luyện viết nhiều để không quên cách viết đúng.
Cách xưng hô trong từ ngữ địa phương Vĩnh Phúc và xưng hô trong từ ngữ
toàn dân được thể hiện trong lời ăn tiếng nói trong giao tiếp hàng ngày.

VD:
STT

Từ ngữ toàn dân

Từ ngữ được dùng ở địa phương VP

1.

Cha

Bố, thầy

2.

Mẹ

U, bầm

3.

Bà ngoại

Bà vãi

4.

Ông ngoại

Ông vãi






Cách phát âm có sự khác biệt ở một số vùng :
Vùng Yên Lạc : Khu vực Minh Tân phát âm thường nhầm lẫn thanh
huyền.
Vùng Vĩnh Tường: Khu vực Thổ Tang, Vĩnh Sơn thường nhầm lẫn thanh
hỏi sang thanh ngã.
Ngoài ra còn có sự khác biệt về về thanh điệu khi phát âm giữa của vùng
như: Ngũ Kiên, Phú Đa, An Tường, Đại Đồng…so với cách phát âm toàn dân.
7.4.2. Góp ý, đề xuất ý kiến với BGH, Phòng GD & ĐT về việc thiết
kế, định hướng nội dung các tiết dạy chương trình địa phương trong môn
ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 một cách cụ thể.
25


×