Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

skkn một vài suy nghĩ để dạy tốt tác phẩm chuyện chức phán sự đền tản viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.31 KB, 11 trang )

MỘT VÀI SUY NGHĨ ĐỂ DẠY TỐT TÁC PHẨM
"CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN"
( "Tản Viên từ phán sự lục" - trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tác phẩm văn chương là một chỉnh thể nghệ thuật thống nhất. Để đi
vào tìm hiểu giá trị nội dung tư tưởng và nghệ thuật của một tác phẩm, chúng
ta có rất nhiều con đường khác nhau. Nhưng theo chúng tôi, ở mỗi tác phẩm,
chúng ta chỉ có một con đường tối ưu duy nhất để đi vào tìm hiểu giá trị của
nó. Trong quá trình tiếp nhận tác phẩm cũng như nghiên cứu, giảng dạy, việc
tìm ra con đường đó là vô cùng quan trọng. Nó như là chiếc chìa khoá mở cho
ta con đường vào kho tàng của tác phẩm.
Tác phẩm " Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" (Tản Viên từ phán
sự lục) là một trong những tác phẩm tiêu biểu được trích trong "Truyền kì
mạn lục" của Nguyễn Dữ. Đây là một tác phẩm mới được đưa vào giảng dạy
trong chương trình THPT. Việc tìm ra một con đường phù hợp để đi vào tiếp
nhận tác phẩm này là vô cùng cần thiết. Theo sự tìm hiểu và theo suy nghĩ
thiển cận của chúng tôi, một số sách tham khảo và sách thiết kế bài giảng đã
đưa ra những con đường đi vào tiếp cận tác phẩm này chưa tối ưu mấy.
Sau đây, chúng tôi mạo muội xin được trình bày một số suy nghĩ thiển
cận của mình về việc đi vào tiếp nhận giá trị tác phẩm " Chuyện chức phán sự
đền Tản Viên" ( "Tản Viên từ phán sự lục" - trích Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ).
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Tiếp nhận tác phẩm theo thể loại
Mỗi thể loại văn học đều có đặc trưng riêng về thi pháp. Nếu chúng ta vận
dụng thi pháp của các thể loại vào việc tiếp nhận các tác phẩm văn chương thì
nó chính là một trong những chìa khóa góp phần đắc lực nhất trong quá trình
“giải mã” tác phẩm. Khi đi vào tìm hiểu tác phẩm " Chuyện chức phán sự đền
Tản Viên" ( "Tản Viên từ phán sự lục" - trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn
Dữ, chúng ta nên dựa vào đặc trưng thi pháp của thể loại truyền kì (Truyền kì
là một thể văn xuôi tự sự thời trung đại phản ánh hiện thực qua những yếu tố


kì lạ, hoang đường. Trong truyện truyền kì, thế giới con người và thế giới cõi
âm với những thánh thần, ma quỷ có sự tương giao. Đó chính là yếu tố tạo
nên sự hấp dẫn đặc biệt của thể loại. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết phi
hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng
như những quan niệm và thái độ của tác giả.). Nếu như khi đi vào tiếp nhận
tác phẩm này, không chú ý đến những đặc điểm trên của thể loại truyền kì,
chúng ta rất dễ sa vào việc phân tích tác phẩm theo thi pháp truyện ngắn hiện
đại, sẽ làm mất đi cái hồn riêng của tác phẩm. Chính vì vậy, theo chúng tôi
,trong quá trình "giải mã" tác phẩm, ta nên chú trọng đến đặc trưng thi pháp
của thể loại truyền kì. Có như vậy, ta mới gọi ra được cái hồn riêng của tác
phẩm.
2. Đặt tác phẩm trong bối cảnh lịch sử, văn hóa - xã hội
Tác phẩm văn chương là sự phản ánh hiện thực qua lăng kính là đôi mắt
của nhà văn. Vì vậy, tác phẩm văn chương bao giờ cũng mang yếu tố hiện thực;
yếu tố văn hóa, dấu ấn thời đại trong nó. Nếu như không nắm được bối cảnh ra
đời của tác phẩm, chúng ta sẽ không thể chiếm lĩnh được một cách đầy đủ nhất
tác phẩm đó. Để giúp học sinh chủ động trong quá trình tiếp nhận tác phẩm "
Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" ( "Tản Viên từ phán sự lục" - trích
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) chúng ta nên định hướng cho các em nắm
được bối cảnh ra đời tác phẩm: Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ viết bằng
chữ Hán, gồm 20 truyện, ra đời vào đầu thế kỉ XVI. Đây thực sự là một sáng
tác văn học có sự gia công, hư cấu của tác giả. Bối cảnh của các truyện xảy ra
ở thời nhà Lí, Trần, Hồ, Lê Sơ. Nhưng tác giả viết truyện này khoảng nửa đầu
thế kỉ XVI - khi đó chế độ phong kiến đang suy thoái, xã hội đầy rẫy bất
công. Nếu như không nắm được bối cảnh lịch sử, văn hoá xã hội Việt Nam
lúc bấy giờ, học sinh sẽ không thể tiếp nhận được giá trị hiện thực sâu sắc của
tác phẩm này.
3. Tiếp nhận tác phẩm theo cấu trúc truyện cổ trung đại
Theo sự tìm hiểu của chúng tôi, ở nhiều sách tham khảo; sách thiết kế
bài giảng, hầu hết các tác giả đi vào phân tích tác phẩm theo nhân vật. Ví dụ:

Trong Kĩ năng đọc - hiểu văn bản Ngữ văn 10 do Nguyễn Kim Phong (Chủ
biên), Nxb Giáo dục (2007), tác giả đã đi vào phân tích tác phẩm theo bố cục:
1. Ngô Tử Văn - kẻ sĩ khảng khái, bất khuất, dũng cảm chống gian tà, bảo vệ
chính nghĩa. / 2. Ngụ ý phê phán của truyện. / 3. Những nét đặc sắc về nghệ
thuật. Trong Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do Phan Trọng Luận (Chủ biên),
Nxb Giáo dục (2006), tác giả đã phân tích tác phẩm theo bố cục: a. Nhân vật
Tử Văn / b. Nghệ thuật tác phẩm. Trong Giới thiệu giới thiệu giáo án Ngữ
văn 10 do Nguyễn Hải Châu (Chủ biên), tác giả cũng đi tìm hiểu tác phẩm
theo nhân vật. Trong Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 do Nguyễn Văn Đường
(Chủ biên), Nxb Hà Nội (2006), tác giả đã hướng dẫn tóm tắt tác phẩm theo
cấu trúc của truyện, nhưng khi đi vào phân tích tác phẩm lại đi theo bố cục: 1.
Nhân vật Ngô Soạn (Tử Văn) - người đốt đền tà. / 2. Ngụ ý phê phán. / 3.
Nghệ thuật kể chuyện và vai trò của yếu tố kì ảo Nhìn chung mỗi cách chia
trên đều có những ưu điểm của nó. Nhưng theo thiển ý của chúng tôi, nếu
chúng ta đi vào tiếp nhận tác phẩm theo những cấu trúc trên chúng ta sẽ "để
sót" nhiều giá trị của tác phẩm, sẽ không có sự hài hoà giữa các nhân tố trong
tác phẩm. Ví dụ: Nếu khi đi vào phân tích nhân vật Tử Văn chúng ta sẽ 'để
sót" các nhân vật khác như: hồn ma tên Bách hộ họ Thôi, Thổ công, Diêm
Vương, nhân vật các thần thánh ăn của đút Những nhân vật trên tuy không
phải là nhân vật chính nhưng nếu thiếu những nhân vật này tác phẩm sẽ mất
đi giá trị của nó. Bởi, qua những nhân vật này, tác giả mới có thể phản ánh
được giá tri hiện thực, cũng như bộ mặt của xã hội đương thời. Hơn nữa nếu
tìm hiểu theo một trong những cấu trúc trên, chúng ta sẽ đánh mất đi sự liền
mạch trong sự phát triển của câu chuyện, sẽ không thấy được sự hấp dẫn
trong mô típ: thắt nút - cao trào - mở nút, sẽ đánh mất đi sự hoà quyện giữa
giá trị nội dung và nghệ thuật, giữa yếu tố hiện thực và kì ảo (một trong
những đặc trưng cốt lõi của thể loại truyền kì) Hơn nữa, nếu không tỉnh táo,
chúng ta sẽ rơi vào tình trạng trùng lặp ý trong các phần, thiếu đi sự logic;
liền mạch. Theo thiển ý của chúng tôi, khi đi vào tiếp nhận tác phẩm này,
chúng tôi đi vào tìm hiểu theo bố cục ba phần: Mở truyện, thân truyện và kết

truyện thì sẽ tránh được những điều trên. Điều đó, chúng tôi thể hiện trong
giáo án sau:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả Nguyễn Dữ
2. Truyện truyền kì ở Việt Nam và
Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ
3. Tìm hiểu khái quát về "Chuyện
chức phán sự đền Tản Viên"
a. Bố cục: 3 phần
- Mở truyện: giới thiệu về Ngô Tử Văn
- Thân truyện: diễn biến vụ án đốt đền.
+Tử Văn đốt đền tà
+ Tử Văn gặp kẻ tự xưng là cư sĩ và
Thổ công.
+ Tử Văn bị bắt và cuộc xử kiện ở dưới
Minh ti.
+ Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản
Viên.
- Kết truyện:
+ Cuộc gặp giữa quan phán sự với
người quen.
+ Lời bình cuối truyện.
b. Chủ đề:
II. Đọc hiểu chi tiết.
CH 1: Phân tích hình ảnh và lời
nói của kẻ tự xưng là cư sĩ?
Thái độ của Tử Văn? Ngụ ý của
truyện?
"Nhà ngươi đã theo nghiệp nho,

đọc sách vở của thánh hiền, há
không biết cái đức của quỷ thần
sao, cớ gì lại khinh nhờn huỷ
tượng, đốt đền khiến cho hương
lửa không có chỗ tựa nương, oai
linh không có nơi hiển hiện
Biết điều thì dựng trả lại ngôi đền
như cũ”.
- GV: Hung thần đi rồi, đến chiều
Tử Văn lại gặp một ông già. Lúc
này Tử Văn mới biết kẻ tự xưng
là cư sĩ kia thực chất là hồn ma
viên tướng bại trận của Bắc triều
CH 2: Cuộc gặp gỡ thứ hai này
có tác dụng gì đến sự phát triển
1. Mở truyện
2. Thân truyện
a. Tử Văn đốt đền tà
b. Tử Văn gặp kẻ tự xưng là cư sĩ và
Thổ công.
* Cuộc gặp thứ nhất:
- Trong cơn sốt, Tử Văn gặp một người
cao lớn, đầu đội mũ trụ, tự xưng là cư
sĩ, đòi Tử Văn " dựng trả đền".
- Y còn nhân danh người theo đạo nho
buộc tội Tử Văn, lấy oai linh của quỷ
thần hăm doạ, rồi tức giận phất áo ra đi.
- Tử Văn vẫn giữ thái độ điềm nhiên"
ngồi ngất ngưởng", không hề khiếp sợ
trước những lời đe nạt, doạ dẫm của tên

hung thần bởi chàng tin vào hành động
chính nghĩa của mình.
- Ngụ ý phê phán: Tác giả mượn chi tiết
kỳ ảo này để lên án lũ giặc xâm lược,
lúc sống cũng như lúc chết đều không
từ bỏ bản chất tham lam, hung ác, xảo
trá, lừa lọc.
* Cuộc gặp thứ hai:
- Tử Văn biết được Thổ công thực sự
của cốt truyện và nhân vật
chính?
Bối cảnh câu chuyện trong tác
phẩm là thời gian giặc Minh sang
xâm chiếm nước ta ( 1407 -
1427) nhưng tác giả viết truyện
này khoảng nửa đầu thế kỷ XVI -
khi đó giai cấp phong kiến Việt
Nam đang suy thoái, nội chiến Lê
- Mạc bắt đầu xảy ra, xã hội đẩy
rẫy những bất công.
- GV: Thổ công xuất hiện và hỗ
trợ cho cuộc chiến đấu của Tử
Văn vì cuộc chiến đấu của chàng
ngày càng gay go, quyết liệt. Chi
tiết hư cấu Tử Văn chết để xuống
tận Minh ti truy đuổi đến cùng
cái ác và kẻ gian tà là một chi tiết
giàu ý nghĩa. Sử dụng chi tiết
này, Nguyễn Dữ đưa người đọc
của ngôi đền và lý do vì sao Thổ công

để mất đền, đó là do:
+ Thiếu sự đề phòng
+ Các thần miếu bên cạnh vì " tham của
đút" nên tìm cách bưng bít sự thật, bênh
vực cho kẻ ác, tạo điều kiện cho cái ác
tiếp tục lộng hành.
- Thổ công là người bị " tên giặc giảo
hoạt" đánh đuổi, cướp đền phải đến
nương nhờ đền Tản Viên chờ dịp lấy lại
đền. Thổ công cảm kích trước hành
động đốt đền của Tử Văn nên đi tìm
gặp chàng và kể đầu đuôi mọi chuyện
rồi còn bầy kế giúp chàng quyết chiến
đấu đến cùng vì chính nghĩa. Đây chính
là lôgíc cho sự phát triển của cốt truyện
và nhân vật chính
- Mặt khác chi tiết này còn phản ánh
một phần hiện thực đã được kì ảo hoá.
Đó là hiện thực đầy bất công trong xã
hội đương thời mà ở đó điều nhức nhối
nhất là bọn tham quan ô lại đã tiếp tay
cho kẻ ác gây ra bao nỗi khổ cho ngưởi
dân.
vốn rất tò mò vào một thế giới
đầy bí ẩn mà ở đó diễn ra vụ xử
kiện của Diêm Vương.
- Phiên toà xử kiện diễn ra hai
chặng rất gay cấn. Xung đột của
truyện lên đến đỉnh điểm. Tử Văn
có dịp bộc lộ khí phách, bản lĩnh

của chàng.
CH 3: Vụ xử kiện ở dưới Minh
ti diễn ra như thế nào? Trong
phiên toà xử kiện Ngô Tử Văn
đã làm gì để đòi lại lẽ phải cho
mình? Phân tích bản lĩnh, khí
phách của chàng.
- Trước khi diễn ra phiên toà xử
kiện, bằng trí tưởng tượng của
mình Nguyễn Dữ đã tái hiện lại
một cách chân thực cảnh tượng ở
dưới âm phủ. Đó là thế giới ngự
trị của những âm binh, đao phủ.
Cảnh tượng hiện trước mắt Tử
Văn thật rùng rợn, kinh hãi. Một
mình chàng phải chống lại cả thế
giới ma quỷ. Thế nhưng trong
chính phiên toà xử kiện này bản
lĩnh của Tử Văn càng được sáng
rõ.
- GV: Lời đơm đặt của tên hung
thần lúc này có tác động gì tới
diễn biến của truyện?
c. Tử Văn bị bắt và vụ xử kiện ở dưới
Minh ti.
- Chặng 1:
+ Trước khi gặp Diêm Vương, Tử Văn
bị hai tên quỷ sứ giải xuống Minh ti
trong cảnh bị gông trói.
+ Đến Minh ti, chàng chịu ngay lời quát

mắng của Diêm Vương " Mày là một kẻ
hàn sĩ, sao dám hỗn láo, tội ác tự mình
làm ra, còn trốn đi đằng nào?". Tử Văn
bị vu oan, bị uy hiếp, bị kết tội.
+ Nhưng Tử Văn tỏ ra hết sức cứng cỏi,
bất khuất ngay từ khi đặt chân vào cõi
Minh ti: " Ngô Soạn này là một kẻ sĩ
ngay thẳng ở trần gian, có tội lỗi gì xin
bảo cho, không nên bắt phải chết một
cách oan uổng". Chàng tự minh oan cho
mình bằng cách tâu trình đầu đuôi sự
việc trước Diêm Vương
+ Nhưng tên hung thần đã có mặt ở đây
từ trước cứ già mồm đơm đặt, bịa tạc
khiến Diêm Vương nghi ngờ không biết
tin ai.
→ Đến đây mâu thuẫn của truyện lên
đến đỉnh điểm.
- Lời phán của Diêm Vương
trước khi trị tội tên hung thần: "
Lũ các ngươi chia toà sở, giữ
chức sự, cầm lệnh chí công, làm
phép chí công, thưởng thì xứng
đáng mà không thiên vị, phạt thì
đích xác mà không nghiệt ngã,
vậy mà còn có sự dối trá càn bậy
như thế " cho ta thấy được thế
giới âm phủ cũng đầy rẫy những
bất công do lũ quan lại câu kết
với nhau và câu kết với cái ác để

kiếm trác nhằm che mắt Diêm
Vương. Thật may, nhờ có Tử
Văn với hành động dũng cảm của
mình đã giúp Diêm Vương nhận
ra được bản chất của những kẻ
vốn được coi là " quan phụ mẫu"
của dân.
CH 4: Truyện được mở nút với
kết thúc của phiên toà như thế
nào?
- Chặng 2 :
+ Tử Văn đề nghị Diêm Vương cho
người đến đền Tản Viên xác minh sự
thực: " Nếu nhà vua không tin lời tôi,
xin đem tư giấy đến đền Tản Viên để
hỏi, không đúng như thế, tôi xin chịu
thêm cái tội nói càn".
+ Trước thái độ quyết liệt của Tử Văn
tên hung thần có vể sợ hãi nhưng vẫn
chưa chịu cúi đầu nhận tội mà còn giở
giọng nhân nghĩa.
+ Nhưng cuối cùng sự thực được sáng
tỏ. Lẽ phải thuộc về Tử Văn. Bản chất
gian xảo của tên hung thần bị bóc trần.
→ Câu chuyện được mở nút dần.
- Đến đây câu chuyện được mở nút với
kết thúc có hậu ( giống như kết thúc của
kiểu truyện cổ tích): Chính nghĩa thắng
gian tà, thiện thắng ác ( dù lúc đầu cái
thiện có bị cái ác che khuất). Tên hung

thần bị hình phạt đích đáng: lồng sắt
- Hình phạt Diêm Vương dành
cho hồn ma Bách hộ họ Thôi quả
là đúng người đúng tội. Bởi khi
sống, đến Việt Nam xâm lược
hắn đã thất bại nhục nhã, đến lúc
chết lại biến thành hồn ma lẩn
quất trên đất Việt làm điều dối
trá, càn bậy, hắn lại tiếp tục nếm
mùi thất bại. Phải chăng đó là số
phận chung cho những tên xâm
lược?
CH 5: Diêm Vương có vai trò gì
trong vụ xử kiện ở dưới Minh
ti? Chi tiết Diêm Vương xử kiện
nói lên điều gì?
- GV: Diêm Vương được coi là
bậc chí tôn ở dưới Minh ti, là
người cầm cân nẩy mực, là người
đại diện cho công lý cho lẽ phải.
Vì thế Diêm Vương có vai trò rất
quan trọng trong vụ xử kiện.
Diêm Vương chính là người bóc
trần lớp màn của sự thật đang bị
lớp màn của sự dối trá che khuất,
và đem trả lại sự trong sạch cho
Tử Văn, cho lẽ phải.
chụp vào đầu, khẩu gỗ dét vào miệng,
bỏ vào ngục Cửu U. Còn Tử Văn được
khẳng định công lao trừ hại, được Diêm

Vương sai lính đưa về nhà, và được
hưởng lộc.
- Ý nghĩa của việc Diêm Vương xử kiện
dưới Minh ti
+ Chi tiết Diêm Vương xử kiện ở dưới
Minh ti trước hết thể hiện khát vọng
công lý chưa thực hiện được trong cuộc
sống trần thế của người xưa.
- Vì thế chúng ta thấy vụ xử kiện
diễn ra ở cõi âm và người được
coi là hoàng đế của cõi âm cũng
chính là vị quan toà xử kiện. Lí
do vì sao phải xuống cõi âm Tử
Văn mới tìm được công lí cho
mình? Đó chẳng phải là do hiện
thực đương thời đầy rẫy những
bất công đó sao?
- Ngày nay, ý nghĩa của truỵên
vẫn còn nguyên giá trị ( tính thời
sự) nhất là việc chống tham
nhũng, chống việc chạy tội và
chống xét xử oan sai
CH 6: Em hiểu như thế nào về
chức phán sự? Tại sao Tử Văn
lại nhận chức quan này? Việc
Tử Văn nhận chức phán sự có ý
nghĩa gì?
+Khẳng định niềm tin chính nghĩa nhất
định sẽ thắng gian tà.
+ Đồng thời qua đó truyện có ý nghĩa

khuyên răn, giáo dục con người nên
sống và hành động như thế nào cho
đúng đắn, hợp lẽ phải, tránh làm điều
ác.
d.Tử Văn nhận chức phán sự đền Tản
Viên.
- Chức phán sự: là chức quan xem xét
về các vụ kiện tụng, giúp việc cho
người xử án. Đó là chức quan thực hiện
công lý.
- Tử Văn xứng đáng nhận chức quan
này vì chàng đã dũng cảm bảo vệ công
lí.
- Ý nghĩa:
+ Sự thưởng công xứng đáng cho
những người chính trực, dũng cảm.
+ Khích lệ mọi người dũng cảm chống
lại cái xấu, cái ác
+ Sự bất tử hoá khát vọng chính nghĩa,
công lí.
- GV: Cuối cùng truyện kết thúc
ra sao?
CH 7: Chi tiết kì ảo ở cuối
truyện gợi em nghĩ đến chi tiết
nào trong truyện "Chuyện
Người con gái Nam Xương"? Ý
nghĩa?
- Chi tiết này gợi chúng ta nhớ tới
chi tiết nàng Vũ Nương cũng biến
mất trên sóng nước trong cái nhìn

nuối tiếc của Trường Sinh. Đó
chính một kiểu kết thúc có hậu
của truyện truyền kì.
CH 8: Lời bình ở cuối truyện
cho thấy rõ quan điểm của tác
giả như thế nào về kẻ sĩ? Quan
điểm này có phải chỉ được bộc
lộ ở lời bình? Một bản lĩnh như
Ngô Tử Văn có thực sự quan
trọng với cuộc sống hôm nay
của chúng ta?
- Quan điểm này thể hiện rõ qua
3. Kết truyện.
a. Cuộc gặp gỡ giữa quan phán sự với
người quen.
- Chi tiết Tử Văn cưỡi gió biến mất thể
hiện niềm tin mãnh liệt của nhân dân
lao động thời xưa, niềm tin vào chân lí
bất diệt của sự sống " ở hiền gặp lành".
Tử Văn được trở về sống với thế giới
thần thánh , linh hồn bất tử.
b. Lời bình của tác giả
Lời bình thể hiện quan điểm của tác giả
về kẻ sĩ: kẻ sĩ cần cứng cỏi, cương trực,
có dũng khí. Hãy dũng cảm chống lại
cái xấu để bảo vệ công lý.
hình tượng Ngô Tử Văn xuyên
suốt toàn mạch của câu chuyện.
- Đặt trong bối cảnh xã hội phong
kiến suy tàn cuối thế kỉ XVI ta

càng thấy rõ hơn ý nghĩa tích cực
trong tư tưởng của nhà nho
Nguyễn Dữ.
- Đặc biệt, một bản lĩnh dám đấu
tranh vì công lí như Ngô Tử Văn
thực sự cần thiết và có ý nghĩa
với cuộc sống của chúng ta hôm
nay.
CH 9: Nét chính về giá trị nội
dung và giá trị nghệ thuật của
tác phẩm?
- Tác giả tạo được tình huống
truyện với sự thắt nút, mở nút,
đỉnh điểm của câu chuyện là khi
Diêm Vương phán xét tội lỗi của
Ngô Tử Văn nhưng ngay sau đó
xung đột được giải quyết → kết
thúc có hậu.
III. Tổng kết
1. Giá trị nội dung.
- Đề cao tinh thần khảng khái, cương
trực, dám đấu tranh chống lại cái ác trừ
hại cho nhân dân của Ngô Tử Văn - một
người trí thức nước Việt.
- Thể hiện niềm tin công lí, chính nghĩa
nhất định sẽ chiến thắng gian tà.
2. Giá trị nghệ thuật.
Nghệ thuật kể chuyện đặc sắc.
- Sự kết hợp thành công giữa bút pháp
hiện thực và bút pháp kì ảo.

→ Sự lôi cuốn, hấp dẫn của mạch kể
chuyện.
- Kết thúc truyện giàu kịch tính với
những tình tiết lôi cuốn.
- Xây dựng nhân vật có tính cách sinh
động
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
Cuộc sống này không có cái gì là trọn vẹn, mọi cái chỉ là tương đối.
Hơn nữa, chúng tôi cũng không dám có tham vọng cho rằng cách đi vào tiếp
nhận tác phẩm " Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" ( "Tản Viên từ phán sự
lục" - trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ) mà chúng tôi vừa trình bày là
tối ưu. Bởi, đó chỉ là một vài thiển ý của chúng tôi với mong muốn tiếp cận và
tiếp nhận những giá trị của tác phẩm được tốt hơn.

×