Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lý trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 17 trang )

BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy trên lớp tôi nhận thấy môn Địa lý trong trường
THCS là môn học có ý nghĩa và vị trí quan trọng đối với việc đào tạo thế hệ trẻ theo
mục tiêu giáo dục đã được nhà nước xác định, giúp học sinh nắm được những kiến
thức cơ bản cần thiết về Địa lý là cơ sở bước đầu cho sự hình thành thế giới quan
khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa xã hội.
Hơn nữa, học sinh biết tìm hiểu về thế giới quan khoa học biết quan tâm đến những
vấn đề bức xúc có ảnh hưởng tới quốc gia, khu vực và toàn cầu. Trên nền tảng kiến
thức đã học môn Địa lý còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, hành động, có
thái độ ứng xử đúng đắn trong đời sống xã hội, chủ yếu đáp ứng yêu cầu của sự phát
triển con người Việt Nam XHCN trong công cuộc công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất
nước. Trong quá trình phát triển đất nước chúng ta càng phải chú trọng vấn đề bảo vệ
môi trường. Bởi lẽ muốn phát triển kinh tế bền vững chúng ta phải chú ý đến vấn đề
bảo vệ môi trường. Bởi lẽ môi trường rất cần thiết và quan trọng đối với xã hội loài
người.
Môi trường là không gian sống cho con người và thế giới sinh vật Trong cuộc
sống hàng ngày, mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho
các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghỉ, nơi để sản xuất...Như vậy chức năng này đòi
hỏi môi trường phải có một phạm vi không gian thích hợp cho mỗi con người. Không
gian này lại đòi hỏi phải đạt đủ những tiêu chuẩn nhất định về các yếu tố vật lý, hoá
học, sinh học, cảnh quan và xã hội. Yêu cầu về không gian sống của con người thay
đổi tuỳ theo trình độ khoa học và công nghệ. Tuy nhiên, trong việc sử dụng không
gian sống và quan hệ với thế giới tự nhiên, có 2 tính chất mà con người cần chú ý là
tính chất tự cân bằng (homestasis), nghĩa là khả năng của các hệ sinh thái có thể gánh
chịu trong điều kiện khó khăn nhất và tính bền vững của hệ sinh thái. 2. Môi trường là
nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.
Trong lịch sử phát triển, loài người đã trải qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con
người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến
khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVII, đánh dấu sự khởi đầu của công


cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong mọi lĩnh vực. Nhu cầu của con người về các
nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên về cả số lượng, chất lượng và mức độ phức
tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của môi trường còn gọi là
nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp
nước, bảo tồn tính đa dạng sinh học và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu
và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thuỷ vực: có chức năng cung cấp nước, dinh
dưỡng, nơi vui chơi giải trí và các nguồn thuỷ hải sản. - Động - thực vật: cung cấp
lương thực, thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng
1


lượng mặt trời, nước, gió: có chức năng duy trì các hoạt động trao đổi chất. - Các loại
quặng, dầu mỏ: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất... 3.
Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong quá trình
sống Trong quá trình sống, con người luôn đào thải ra các chất thải vào môi trường.
Tại đây các chất thải dưới tác động của vi sinh vật và các yếu tố môi trường khác sẽ bị
phân huỷ, biến đổi từ phức tạp thành đơn giản và tham gia vào hàng loạt các quá trình
sinh địa hoá phức tạp. Trong thời kỳ sơ khai, khi dân số của nhân loại còn ít, chủ yếu
do các quá trình phân huỷ tự nhiên làm cho chất thải sau một thời gian biến đổi nhất
định lại trở lại trạng thái nguyên liệu của tự nhiên. Sự gia tăng dân số thế giới nhanh
chóng, quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá làm số lượng chất thải tănglên không
ngừng dẫn đến chức năng này nhiều nơi, nhiều chổ trở nên quá tải, gây ô nhiễm môi
trường. Khả năng tiếp nhận và phân huỷ chất thải trong một khu vực nhất định gọi là
khả năng đệm (buffer capacity) của khu vực đó. Khi lượng chất thải lớn hơn khả
năng đệm, hoặc thành phần chất thải có nhiều chất độc, vi sinh vật gặp nhiều khó
khăn trong quá trình phân huỷ thì chất lượng môi trường sẽ giảm và môi trường có thể
bị ô nhiễm. Chức năng này có thể phân loại chi tiết như sau: - Chức năng biến đổi lý
- hoá học (phân huỷ hoá học nhờ ánh sáng, hấp thụ, tách chiết các vật thải và độc tố)
- Chức năng biến đổi sinh hoá (sự hấp thụ các chất dư thừa, chu trình ni tơ và cacbon,
khử các chất độc bằng con đường sinh hoá) - Chức năng biến đổi sinh học (khoáng

hoá các chất thải hữu cơ, mùn hoá, amôn hoá, nitrat hoá và phản nitrat hoá). 4. Chức
năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người Môi trường trái đất được xem là
nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Bởi vì chính môi trường trái đất là
nơi: - Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử trái đất, lịch sử tiến hoá của vật chất và
sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. - Cung cấp các chỉ thị
không gian và tạm thời mang tín chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm hoạ đối với
con người và sinh vật sống trên trái đất như phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước
khi xảy ra các tai biến tự nhiên và các hiện tượng tai biến tự nhiên, đặc biệt như bão,
động đất, núi lửa... - Cung cấp và lưu giữ cho con người các nguồn gen, các loài
động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp, cảnh quan có giá trị
thẩm mỹ để thưởng ngoạn, tôn giáo và văn hoá khác. 5. Bảo vệ con người và sinh vật
khỏi những tác động từ bên ngoài. Các thành phần trong môi trường còn có vai trò
trong việc bảo vệ cho đời sống của con người và sinh vật tránh khỏi những tác động
từ bên ngoài như: tầng Ozon trong khí quyển có nhiệm vụ hấp thụ và phản xạ trở lại
Các tia cực tím, các tia bức xạ có hại cho sự sống của con người và sinh vật. bảo vệ
con người khỏi các bệnh về đường hô hấp và các bệnh ngoài da.
Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác giáo dục bảo vệ môi trường cũng như những
thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường diễn ra trên thế giới, trên cả nước cũng như
tại địa phương. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế- xã hội trong những
năm qua đã làm mới đổi xã hội Việt Nam. Chỉ số tăng trưởng kinh tế không ngừng
được nâng cao. Tuy vậy, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo với việc bảo vệ môi
trường. Vì vậy, môi trường Việt Nam đã xuống cấp, nhiều nơi môi trường đã bị ô
2


nhiễm nghiêm trọng. Đảng và nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nhằm
giải quyết các vấn đề về môi trường. Hoạt động bảo vệ môi trường được các cấp, các
ngành và đông đảo tầng lớp nhân dân quan tâm và bước đầu thu được một số kết quả
đáng khích lệ. Tuy vậy, việc bảo vệ môi trường ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu
cầu của quá trình phát triển kinh tế- xã hội trong giai đoạn mới. Nhìn chung, môi

trường nước ta vẫn tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có lúc, có nơi đã đến mức báo động.
Trước những yêu cầu nêu trên, bản thân tôi thấy rằng chủ trương của Đảng và nhà
nước, cũng như chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc triển khai xây dựng bộ tài
liệu tích hợp giáo dục môi trường trong các môn học ở các cấp học là cần thiết nhất,
hữu hiệu nhất. Vì ở nước ta hiện nay có khoảng hàng chục triệu học sinh, sinh viên
các cấp và hàng triệu GV - cán bộ quản lí và cán bộ giảng dạy. Đây là một lực lượng
khá hùng hậu. Vì vậy việc trang bị kiến thức về môi trường, kĩ năng bảo vệ môi
trường cho tầng lớp học sinh - sinh viên, các nhà làm công tác giáo dục là cách nhanh
nhất làm cho gần một phần ba dân số hiểu biết về môi trường. Đây cũng chính là lực
lượng xung kích, hùng hậu nhất trong công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường cho
gia đình và cộng đồng dân cư của khắp các địa phương cả nước. Hơn nữa hệ thống
các trường học cùng các cơ sở giáo dục và đào tạo cũng là những trung tâm văn hóa
của địa phương, là nơi có điều kiện để thực thi các chủ trương, chính sách của Đảng
và nhà nước về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước.
Là nền tảng của nền giáo dục quốc dân, lực lượng học sinh trong hệ thống giáo dục
phổ thông, giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách người lao
động mới. Tác động đến lực lượng học sinh phổ thông là tác động đến lực lượng dân
số trẻ - chủ nhân tương lai của đất nước - Nếu đội ngũ này có sự chuyển biến về nhận
thức, tư tưởng và hành vi, tất yếu sẽ có sự thay đổi lớn trong công tác bảo vệ môi
trường. Từ đó tôi đã đưa ra đề tài nghiên cứu này nhằm nhắc nhở bản thân mình phải
sử dụng phương pháp sư phạm, các kĩ năng sống để giáo dục học sinh thấy rõ trách
nhiệm của cá nhân mình trong việc góp phần chung tay bảo vệ môi trường sống khi
chưa quá muộn. Đó cũng chính là lí do của đề tài sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
2. Tên sáng kiến kinh nghiệm:
Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lý trung học
cơ sở
3. Tác giả sáng kiến :
- Họ và tên: Nguyễn Thị Bích Ngọc.
- Địa chỉ: Trường TH&THCS Bạch Lưu.
- Điện thoại: 0335395916

- EMail:
4. Chủ đầu tư : Trường TH&THCS Bạch Lưu
3


5. Lĩnh vực áp dụng: Môn Địa lý- Bậc THCS.
- “ Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lí THCS ” được
áp dụng trong dạy học môn Địa lí trường THCS Bạch Lưu nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục, và ý thức bảo vệ môi trường của các em
Với đề tài này, tôi muốn tìm hiểu thực trạng bảo vệ môi trường của học sinh
trong nhà trường. Từ đó có các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các
em một cách toàn diện và khoa học.
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Sáng kiến được áp dụng từ năm học 2019-2020.
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1.Tầm quan trọng của đề tài:
Những hiểm họa suy thoái môi trường đang ngày càng đe dọa cuộc sống của
loài người. Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và
của mỗi quốc gia.
Các nhà khoa học và quản lí đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản
gây suy thoái môi trường là do thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người.
Vì vậy giáo dục môi trường là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh
tế nhất và có tính bền vững nhất trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi
trường và phát triển bền vững đất nước. Thông qua giáo dục môi trường, từng người
và cộng đồng được trang bị kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng
lực phát hiện và xử lí các vấn đề môi trường.
Giáo dục bảo vệ môi trường góp phần hình thành nhân cách người lao động
mới, người chủ tương lai của đất nước, người lao động, người chủ có thái độ thân
thiện với môi trường và bảo vệ môi trường là tự bảo vệ mình. Đây chính là bức thông
điệp không chỉ riêng cho một cá nhân mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Giáo dục

bảo vệ môi trường là vấn đề có tính chiến lược của mỗi quốc gia và toàn cầu. Bảo vệ
môi trường vì sự phát triển bền vững của đất nước.
7.2. Những thực trạng của vấn đề bảo vệ môi trường.
Công tác bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập. Ô nhiễm môi trường
vẫn đang là vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, đặc biệt tại các lưu vực sông, khu
công nghiệp, đô thị và làng nghề; vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường vẫn đang
ngày càng tinh vi và phức tạp. Điều đó cho thấy nhiệm vụ của mọi công dân Việt
Nam trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới là hết sức nặng nề. Đòi hỏi chúng
ta phải tiếp tục có sự chung sức, chung lòng, cùng nhau nỗ lực hơn nữa để bảo vệ môi
trường, phải thực sự coi bảo vệ môi trường là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân. Trước những thực trạng nêu trên bản thân tôi phải xác định rằng tích hợp
giáo dục bảo vệ môi trường trong các môn học nói chung và môn học địa lí nói riêng
là vô cùng cần thiết nhằm chung tay cùng với cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường
sống của nhân loại, trong đó có cá nhân mình.
Thực trạng về nguồn tài nguyên nước, rừng, chất thải trong sản xuất và sinh hoạt.
4


* Tài nguyên nước:
Dân số tăng, các hoạt động kinh tế gia tăng và công tác quản lí chưa tốt khiến
tài nguyên nước ở Việt Nam đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm. Chỉ số lượng nước
theo đầu người năm 1943 là 16.641m 3/người, nếu số dân tăng lên 150 triệu thì chỉ số
chỉ còn 2.467m3/ người/ năm, xấp xỉ với các quốc gia hiếm nước.
Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam năm 2001: Trong thời gian gần
đây, ở Việt Nam đã xẩy ra tình trạng khan hiếm nước. Nhiều nơi thuộc Trung Bộ đã
có biểu hiện tình trạng hoang mạc hóa, vùng ven biển có quá trình mặn hóa và muối
hóa. Ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và một số vùng khác đã
xẩy ra tình trạng căng thẳng về nước. Các thành phố như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh, Hải Phòng, Việt trì , Biên Hòa…nước đã bị ô nhiễm tới mức nghiêm trọng.
Môi trường nước ở một số dòng sông như sông Cầu ( ở Bắc Bộ), sông Thị Vải, sông

Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông (ở Đông Nam Bộ) đã bị ô nhiễm nặng. Nguồn nước
ngọt cho sản xuất và sinh hoạt của con người ngày càng cạn dần. Không chỉ ở Việt
Nam mà trên thế giới tình trạng thiếu ngọt cũng xẩy ra nghiêm trọng. Vì thế năm
2003 Liên Hợp Quốc chọn là năm quốc tế về nước ngọt bởi: Nước- Hai tỉ người
đang khát. Tất cả mọi người hãy hành động để bảo vệ Nước, nguồn sống trên trái
đất.

*Tài nguyên rừng:
Rừng là nguồn tài nguyên quí giá của nước ta. Rừng có vai trò điều hòa khí
hậu, bảo vệ đất, giữ nước ngầm và là nơi lưu giữ các nguồn gen quí giá. Tuy nhiên, độ
che phủ rừng của nước ta trong thời gian dài có xu hướng giảm, nhiều khu rừng bị tàn
phá nghiêm trọng, làm cho môi trường sinh thái bị đảo lộn, môi trường sống của các
loại động vật bị thu hẹp, nguy cơ tuyệt chủng các loại động vật quí hiếm…
5


Tuy vậy trong những năm gần đây, các hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích
rừng có được tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút. Cụ thể diễn biến
diện tích rừng qua các năm theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn (tính đến tháng 12 năm 2005).
1945 1976 1980
Tổng DT tr ha 14.300 11.169 10608
Rừng trồng

0

0.092 0.422

1985
9.892


1990
9.175

1995
9.302

2002
11.785

2005
12.617

0584

0.745

1.050

1.9195 2.334

Rừng tự nhiên 14.300 11.076 10.186 9.3083 8.4307 8.2525 9.865

10.283

Độ che phủ % 43.0

33.8

32.1


30.0

27.8

28.2

35.8

37.0

BQ rừng/ ng
( ha/ người

0.31

0.19

0.14

0.12

0.12

0.14

0.15

0.57


* Về chất thải:
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và đời sống ngày càng đi lên, lượng chất
thải cũng ngày càng nhiều hơn. Sự gia tăng dân số, tình hình đô thị hóa nhanh chóng
đã làm tăng lượng rác thải. Cụ thể lượng phát sinh chất thải rắn ở Việt Nam lên đến
hơn 15 triệu tấn mỗi năm, tăng trung bình hằng năm là 15%. Trong đó chất thải sinh
hoạt hơn 6 triệu tấn ( ở các khu đô thị). Chất thải công nghiệp phát sinh chiếm khoảng
20% tổng lượng chất thải. chất thải công nghiệp phát sinh từ các làng nghề ở vùng
nông thôn chủ yếu tập trung ở miền Bắc. Khoảng 1.450 làng nghề phân bố ở các vùng
nông thôn trên toàn quốc, mỗi năm thải ra khoảng 774.000 tấn chất thải công
nghiệp…
Theo ước tính, lượng chất thải sẽ tăng lên đáng kể. Trong đó lượng chất thải sinh
hoạt sẽ tăng 60%, chất thải công nghiệp tăng 50%, chất thải nguy hại tăng 3 lần, các
số liệu thống kê trên tính đến năm 2010. ( Nguồn: báo cáo diễn biến môi trường Việt
Nam năm 2004. Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Bên cạnh những thực trạng về môi trường mang tầm cỡ quốc gia, thì ở tại địa
phương nơi các em đang sinh sống vấn đề môi trường cũng đang đến hồi báo động.
Đặc biệt là ở những nơi đông dân cư qua lại như nơi họp chợ, rãnh, cống thoát
6


nước… Mặc dù đã có đội vệ sinh môi trường thường xuyên dọn dẹp song do ý thức
của người dân chưa tự giác đối với cộng đồng, chỉ biết sạch trong nhà mình còn ở
ngoài đường phố thì không được quan tâm. Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng chưa đáp ứng
yêu cầu, như nơi đổ rác cũng như nơi xử lí rác thải chưa đảm bảo kĩ thuật gây nên
hiện tượng ô nhiễm. Ngay trong trường học, mặc dù được quán triệt, nhắc nhở thường
xuyên của BGH nhà trường cũng như tổng phụ trách đội và hàng ngày ban lao động
đều phân công luân phiên lớp, trực tiếp lao động dọn vệ sinh. Thế nhưng do ý thức
chưa tự giác của một số học sinh nên ở trong sân trường, hành lang các dãy phòng học
cũng như trong lớp học vẫn thấy sự xuất hiện của rác thải.
7.3. Nguyên tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường

trong trường THCS.
a. Nguyên tắc.
- Giáo dục bảo vệ môi trường là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, tích hợp vào
các môn và các hoạt động. Giáo dục bảo vệ môi trường không phải là ghép thêm vào
chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó
là một hướng hội nhập vào chương trình. Giáo dục môi trường là cách tiếp cận xuyên
bộ môn. Vì thế cần xác định mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi
trường phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng cấp học, lớp học và từng độ tuổi.
- Giáo dục bảo vệ môi trường phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức
tương đối đầy đủ về môi trường và kĩ năng bảo vệ môi trường, phù hợp với tâm lí lửa
tuổi.
- Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường phải chú ý khai thác tình hình thực tế
môi
trường của từng địa phương và từng mục tiêu về kiến thức- kĩ năng của từng
bài học.
- Nội dung và phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường phải chú trọng thực
hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham
gia có hiệu quả vào các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước,
phù hợp với độ tuổi.
- Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục bảo vệ môi trường là: Giáo dục về môi
trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó
là thước đo cơ bản hiệu quả của giáo dục bảo vệ môi trường.
- Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường nhằm tạo cho người học chủ động
tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi
trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
- Tận dụng các cơ hội để giáo dục bảo vệ môi trường nhưng phải đảm bảo kiến
thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức
và tăng thời gian của bài học, có nghĩa là: không biến một bài dạy địa lí thành một
bài dạy môi trường.
b.Phương thức giáo dục.

- Giáo dục bảo vệ môi trường là lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy được triển
khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường được tích hợp
trong môn học thông các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: Mức
7


độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ. Cụ thể là ở mức độ toàn phần thì
mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và
nội dung của giáo dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ như khi dạy về vấn đề ô nhiễm không khí và nguồn nước ở đới ôn hòa.
Còn đối với mức độ bộ phận thì chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo
dục bảo vệ môi trường.
Ví dụ như khi dạy về bài 28 vùng Tây Nguyên thì chỉ tích hợp giáo dục bảo vệ
môi trường ở mục II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng. Học sinh
biết được vùng Tây Nguyên có một lợi thế để phát triển kinh tế: địa hình cao nguyên,
đất ba dan, rừng chiếm diện tích lớn…Học sinh phải biết được rằng việc chặt phá
rừng quá mức để làm nương rẫy và trồng cà phê, nạn săn bắt động vật hoang dã làm
ảnh hưởng xấu tới môi trường…Còn đối với mức độ liên hệ thì có điều kiện liên hệ
một cách logic.
Ví dụ khi dạy về sông, hồ và biển thì học sinh phải biết được vai
trò của sông, hồ đối với đời sống và sản xuất của con người trên trái đất. Phải có óc
quan sát và nhận định về tình trạng nguồn nước có bị ô nhiễm hay không. Để từ đó
các em cần tìm ra nguyên nhân, hậu quả cũng như tìm ra các giải pháp khắc phục.
Thông qua việc tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường sẽ tạo điều kiện cho các em có
thái độ, hành vi đúng trong việc không làm cho nguồn nước bị ô nhiễm và phản đối
các hành vi làm ô nhiễm nguồn nước sông, hồ, biển khi các em có dịp đi tắm biển
cùng gia đình.( HS quan sát qua tranh ảnh minh họa)
Ngoài các hoạt động trong lớp học, thì các hoạt giáo dục bảo vệ môi trường còn
được tích ngoài lớp học như câu lạc bộ về môi trường theo từng chủ đề cụ thể, hoặc
nói chuyện chuyên đề về tác động của sự nóng lên toàn cầu, sản xuất sạch…

c. Các phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
Phương pháp tích hợp giáo dục môi trường trong môn địa lí về cơ bản là những
phương pháp thường được sử dụng để dạy môn học. Tuy nhiên, trong các phương
pháp đó có một số phương pháp có nhiều khả năng giáo dục môi trường một cách
hiệu quả cần quan tâm, đó là những phương pháp đòi hỏi học sinh phải bộc lộ được
nhận thức, quan điểm, ý thức, thái độ, đưa ra được những giải pháp… trước các vấn
đề của môi trường. Ví dụ như phương pháp đàm thoại, phương pháp sử dụng các
phương tiện trực quan ( tranh ảnh, băng, đĩa hình có nội dung về môi trường). phương
pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương
pháp tham quan, điều tra, khảo sát thực tế.
7.4 Các biện pháp, giải pháp và cách tiến hành thông qua các bài học cụ
thể ở chương trình tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường.
a. các biện pháp, giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường.
- Khi tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo viên phải dựa vào các nguyên
tắc, phương thức, phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS như
đã nêu ở phần 1.
- Giáo dục cho học sinh kĩ năng sống bảo vệ môi trường là khả năng ứng xử
một cách tích cực đối với các vấn đề môi trường. Cụ thể là kĩ năng nhận biết và pháp
hiện các vấn đề môi trường, xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường, kiên định
8


thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường trong lớp học, trường học, khu dân cư và
ngay trong gia đình của các em.
- Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học
sinh. Vì thế muốn giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi
trường, trước hết các thầy, cô giáo và các bậc phụ huynh cần phải thực hiện đúng các
qui định bảo vệ môi trường. Ví dụ chỉ là hành động nhỏ thôi cũng tác động rất lớn đến
các em, như khi ta kê một tờ giấy xuống ghế ngồi thì khi ta đứng dậy phải cất ngay tờ
giấy đó hoặc bỏ vào sọt rác thì bản thân ta đã góp phần làm cho môi trường sạch hơn.

Có thể nhắc các em tắt hệ thống điện trong phòng học khi không cần thiết. Đó cũng
chính là những hành động để giáo dục các em sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn
năng lượng, vì đây cũng là một trong những nguyên nhân tạo ra lượng khí thải gây
hiệu ứng nhà kính, làm cho trái đất nóng lên và khí hậu trên toàn cầu bị biến đổi. Một
trong những quốc gia bị ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu lớn nhất là Việt Nam.( Cụ
thể trong năm 2010 Việt Nam đã phải hứng chịu những đợt hạn hán lớn diễn ra trên
phạm vi cả nước. Trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua ở các tỉnh duyên hải Miền
Trung, từ Nghệ An trở vào cho tới Ninh thuận phải đương đầu với nhiều trận lũ lụt
lớn, gây thiệt hại lớn về tài sản cũng như tính mạng của người dân). Sự mất mát đó
không thể khắc phục trong ngày một ngày hai mà phải sau nhiều năm nữa mới khắc
phục được. Khi lấy những dẫn chứng cụ thể như vậy thì hiệu quả giáo dục môi trường
sẽ có tác dụng hơn, vì có thể khẳng định rằng chính con người tác động vào tự nhiên
và lấy đi những gì của tự nhiên, thì con người phải chịu những hậu quả của tự nhiên
mang lại.

9


Cảnh tượng đau thương ở Miền Trung trong các trận lũ vừa qua
Môi trường cũng chính là những vấn đề rất gần gũi với học sinh như cơm ăn,
nước uống, không khí để thở, mảnh sân, góc nhà, vườn cây… Các em có thể nhìn
thấy, sờ thấy,nhận biết được kinh nghiệm thực tế. Giáo viên cần tận dụng được điểm
này để giáo dục các em.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về khối lượng rác thải, giáo viên không nên cung cấp ngay
các số liệu mà tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động điều tra lượng thải ở trường
học, ở địa phương. Qua số liệu điều tra học sinh có thể nhận biết, phát hiện các vấn đề
môi trường trong phạm vi nhà trường, hay ở tại các tổ dân phố. Từ đó cho các em tự
xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường và kiên định thực hiện kế hoạch hành
động vì môi trường. Làm được điều đó có nghĩa là giáo viên đã thành công trong việc
giáo dục các em kĩ năng sống trong bảo vệ môi trường nơi các em đang sinh sống và

học tập.
b. Cách tiến hành tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong một số bài
học môn địa lí.
* Khi dạy về chủ đề nguồn nước:
Ví dụ khi dạy về bài 33: ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM
(SGK địa lí lớp 8)
Ngoài xác định mục tiêu về kiến thức- kĩ năng bài học thì giáo viên cần xác
định mục tiêu về kiến thức - kĩ năng về giáo dục bảo vệ môi trường.
Ở nôi dung bài này tích hợp ở mức độ bộ phận trong mục 2: Khai thác kinh tế và bảo
vệ trong sạch của các dòng sông.
- Học sinh cần biết được giá trị kinh tế của sông và việc khai thác các nguồn lợi
từ sông ngòi ở nước ta.
- Sau đó giáo viên sử dụng phương pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường
qua tranh, ảnh địa lí. Qua tranh, ảnh địa lí học sinh có thể nhận biết được hiện tượng
nước sông như thế nào? Có bị ô nhiễm không?.

10


Từ đó giáo viên cho học sinh tìm hiểu nguyên nhân, hậu quả và xây dựng thái
độ, hành vi trong việc có ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn nước ngọt và các sông, hồ của
quê hương, đất nước. Giáo viên có thể cho học sinh tự đưa ra những giải pháp riêng
của bản thân, trả lại sự trong sạch cho các dòng sông, mà các em được nghe qua sách,
báo, thơ, ca ngợi về các dòng sông ở nước ta khi chưa bị ô nhiễm.
11


“ Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…
… khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu

Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy.
Bạn bè tôi tụm năm, tụm bảy.
Bầy chim non bơi lội trên sông”.
Trích trong bài thơ “ Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh.
Sau đây là một số hình ảnh khắc phục ô nhiễm nguồn nước sông,và xử lý nước thải
trước khi đưa ra sông.

Hoặc khi dạy về bài 38, 39. PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO
VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN- ĐẢO
( SGK địa lí lớp 9)
Đối với bài này giáo viên cần tích hợp theo mức độ toàn phần trong mục I:
Biển và đảo Việt Nam , mục III: Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển- đảo.
- HS cần biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có
nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển.
- HS hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài
nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững.
- Giáo viên có thể sử dụng phương pháp tích hợp thảo luận nhóm, kết hợp với
phương pháp sử dụng tranh, ảnh địa lí.
Ví dụ: Khi sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, bản thân tôi đã thực hiện các
bước sau:
Bước 1: GV nêu chủ đề và các câu hỏi thảo luận.
Bước 2: HS thảo luận theo nhóm nhỏ ( 04 HS) và trình bày kết quả.
Bước 3: GV tóm tắt các ý kiến thảo luận, củng cố các điểm chính.
Cụ thể vấn đề thảo luận: Để phát triển bền vững các ngành kinh tế biển cần
phải quan tâm đến vấn đề gì? Nêu một số biện pháp cụ thể.
- Yêu cầu HS cần nêu được những vấn đề cần quan tâm: bảo vệ nguồn tài
nguyên biển, chống ô nhiễm môi trường biển.
12



- Một số biện pháp cụ thể: không khai thác bừa bãi, quá mức các tài nguyên
biển; không để xẩy ra các sự cố tràn dầu; hạn chế chất thải ra biển từ các nhà máy, các
đô thị…( Minh họa ở phần phụ lục)
Qua thực tế kết quả thảo luận, dưới sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên, tôi thấy
rằng các em đã có những ý kiến, suy nghĩ, những quan điểm, thái độ về vấn đề môi
trường biển trong hiện tại và cả tương lai. Tôi còn nhớ mãi một tình huống của nhóm
một đặt ra cho nhóm hai là: nếu như không ý thức được tác hại của sự suy giảm nguồn
lợi thủy sản, thì trong tương lai liệu con người có còn các loại cá trong bữa ăn hàng
ngày không? Hay nếu bạn đi tắm biển cùng gia đình, thấy biển có rác thì bạn sẽ làm
gì?... Những câu hỏi tình huống đó đã tạo nên sự sôi nổi của HS trong quá trình tự lực
phát hiện vấn đề từ một tình huống thực, lựa chọn vấn đề cần giải quyết, từ đề xuất ra
giả thuyết, tự đánh giá chất lượng và hiệu quả giải quyết vấn đề… và tôi cảm thấy
được sự thành công của mình trong tiết dạy.
*. Khi dạy về chủ đề tài nguyên rừng:
Ví dụ ở bài 39: BẢO VỆ TÀI NGUYÊN SINH VẬT VIỆT NAM.
( SGK địa lí 8)
Đối với bài này được giáo viên có thể tích hợp theo mức độ toàn phần ở cả mục
1, mục 2, mục 3 của bài.
- HS phải biết giá trị của tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
- Biết hiện trạng, nguyên nhân suy giảm tài nguyên sinh vật và sự cần thiết phải
bảo vệ tài nguyên sinh vật ở nước ta.
- Biết nhà nước đã ban hành nhiều chính sách và luật để bảo vệ và phát triển tài
nguyên rừng.
- Từ đó rèn luyện HS có ý thức bảo vệ các loài động, thực vật ở địa phương, đất
nước, không đồng tình, không tham gia các hoạt động phá hoại cây cối, săn bắt chim
thú… Có ý thức tìm hiểu và chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo
vệ động, thực vật.
Đối với bài này giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp như : PP đàm
thoại, PP sử dụng tranh, ảnh địa lí, băng, đĩa hình hay tham quan, điều tra, khảo sát
thực tế.

GV: Dùng hình ảnh để HS quan sát nhận biết về hiện trạng rừng, tìm ra nguyên
nhân, hậu quả của sự suy giảm tài nguyên rừng. HS có thể đề ra các giải pháp để bảo
về tài nguyên rừng , tham gia tuyên truyền cũng như có những hành động bảo
vệ, chăm sóc cây xanh trong trường học…( kèm theo minh họa ở phụ lục)

13


* Hoặc khi dạy về chủ đề chất thải trong sản xuất, trong sinh hoạt:
Ví dụ khi dạy về bài 12:
SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
( SGK địa lí lớp 9)
Đối với bài này GV tích hợp theo mức độ liên hệ ở mục II. Các ngành công
nghiệp
- HS biết việc phát triển không hợp lí một số ngành công nghiệp đã và sẽ tạo
nên sự cạn kiệt khoáng sản và gây ô nhiễm môi trường.
- Thấy được sự cần thiết phải khai thác tài nguyên một cách hợp lí và bảo vệ
môi trường trong quá trình phát triển công nghiệp.
Ở bài này GV cho HS thảo luận theo nhóm nhỏ để tìm hiểu về những nguyên nhân cơ
bản làm cho môi trường bị ô nhiễm trong quá trình khai thác và chế biến.
Muốn làm được điều đó HS cần phải xác định được địa bàn phân bố của các điểm
khai và chế biến trong công nghiệp và liên hệ qua thực tế thông qua phương tiện
14


thông tin đại chúng về các vụ việc có liên quan đến vấn đề môi trường. Như chất thải
độc hại của công ty bột ngọt Vedan trên sông Thị Vải, công ty Tungkuang, công ty
TNHH Miwon, công ty thuộc da Hào Dương, công ty giấy việt trì…
Vấn đề chất thải độc hại ở các khu công nghiệp, bệnh viện …đang hàng ngày,
hàng giờ rình rập đe dọa đến môi trường sống của con người. Từ nhận biết được

những tác hại đó các em cũng sẽ thấy rằng trong một phạm vi hẹp trong nhà trường
mức độ rác thải của các em hằng ngày cũng góp phần làm cho môi trường xung quanh
các em không trong lành. Từ tích hợp vấn đề trong bài học GV có thể lòng ghép giáo
dục cho các em ý thức trong tiết kiệm điện, giữ gìn vệ sinh lớp học
8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có):
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Sáng kiến được áp dụng trong việc giảng dạy bằng các biện pháp như trắc
nghiệm khách quan hoặc tự luận và các hoạt động lao động tập thể cũng như ngoại
khóa. Giúp các em có ý thức cao hơn trong việc tuyên truyền cũng như bảo vệ môi
trường.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng
sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
10.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
10.2 Lợi ích thu được trong năm học 2019- 2020
Sáng kiến được áp dụng trong việc nâng cao chất lượng đại trà và áp dụng trong
việc bồi dưỡng cho học sinh giỏi môn địa nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
cho các em cụ thể như sau:
III/ KẾT QUẢ:
Một số biện pháp tích hợp bảo vệ môi trường trong môn địa lí ở trường THCS tôi
cũng đã áp dụng trong năm 2019 – 2020. Để thấy được hiệu quả của bài tôi đã dùng
hai bài kiểm tra với hình thức khác nhau để đánh giá chất lượng học sinh của trường
trong năm học 2019 – 2020,
- Bài kiểm tra thứ nhất: Bằng câu hỏi trắc nghiệm sau tiết học
- Bài kiểm tra thứ hai: Kiểm tra viết 45 phút kết quả thu được như sau:
* Trong năm học 2019-2020 ( Khảo sát đầu năm )

Khối
THCS

Tỉ lệ
(%).
15

Sĩ số

Chưa nhận
biết

Có nhận biết

Có ý thức

191

90

50

51

100

47,1

26,1

26,7



Sĩ số

( Khảo sát cuối năm )
Chưa nhận
Có nhận biết
biết

Có ý thức

Khối THCS

Tỉ lệ
(%).

187

5

120

62

100

2,6

64,2

33,1


* Chênh lệch tỉ lệ giữa đầu năm học và cuối năm học là:
Năm học
Đầu năm

Chưa nhận biết
47,1

Có nhận biết
26,1

Có ý thức
26,7

Cuối năm

2,6

64,2

33,1

Tỉ lệ chênh lệch.

44,5

38,1

6,4

Sau khi thực hiện các giải pháp, biện pháp tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường trong

môn học, bản thân tôi nhận thấy học sinh đã tự phát hiện được những vấn đề liên quan
đến môi trường. Đặc biệt các em hiểu được rõ hơn khái niệm về môi trường và có
những hành động về môi trường thiết thực hơn, đa số các em có ý thức trong việc giữ
gìn vệ sinh lớp học, tạo nên cảnh quan môi trường sạch hơn, xanh hơn và đẹp hơn.
Như vậy: Kết quả của bài kiểm tra đã cho thấy được sự tiến bộ của học sinh
trong vấn đề nhận thức về môi trường. cụ thể là đầu năm khóa học 2019 – 2020 so với
cuối năm khóa học 2019 – 2020 tỉ lệ học sinh chưa nhận biết giảm 44,5 % còn tỉ lệ có
ý thức tănglên 33,1%. Những kết quả trên tuy chỉ mới bước đầu trong quá trình thực
hiện việc gắn kết GDMT trong việc dạy và học tập địa lí cũng như trong quá trình
theo dõi thực nghiệm của bản thân tại địa phương nhưng với tôi nhận thấy đây là một
kết quả đáng mừng.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của cá nhân tôi đã và đang áp dụng trong
công tác giảng dạy ở trường THCS, mặc dù kết quả chưa cao, chưa thật nổi bật so với
các trường trong huyện, trong tỉnh. Bản thân tôi cần phải cố gắng và nỗ lực thật nhiều.
Nhưng mặt khác tôi nhận thấy hiệu quả tích cực rõ rệt trong việc nâng cao ý thức học
tập và ý thức bảo vệ môi trường trong môn địa lí. Nó góp phần không nhỏ trong việc
bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu làm cuộc sống con người trở nên tốt đẹp
hơn.
16


11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu (nếu có):
Số TT

Tên tổ
chức/cá nhân

1


Trường THCS
Bạch Lưu

Địa chỉ
Bạch Lưu- Sông LôVĩnh Phúc

Ngày 20 tháng 6 năm 2020.
Hiệu trưởng

Ngày 20 tháng 6 năm 2020
Chủ tịch hội đồng sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)

cấp trường

Phạm vi/Lĩnh vực
áp dụng sáng kiến
Trong giảng môn địa lí trường
THCS Bạch Lưu nâng cao ý
thức bảo vệ môi trường
Bạch lưu ngày 16 tháng 6 năm 2020
Người viết sáng kiến

(Ký tên, đóng dấu)
Nguyễn Thị Bích Ngọc
Nguyễn Anh Dũng

Nguyễn Anh Dũng
Nguyễn Xuân Mùi


17



×