Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.3 KB, 7 trang )

TỔNG QUAN VỀ ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU
1. Khái niệm cơ bản
Sự định giá nói chung là việc các nhà đầu tư xác định giá trị kinh tế hay giá
trị thực của một tài sản, được xác định tương đương với giá trị hiện tại của
những luồng tiền trong tương lai dự tính thu được từ tài sản đó. Những luồng
tiền này được chiết khấu trở lại hiện tại bằng việc sử dụng tỷ lệ lợi tức yêu cầu
của nhà đầu tư.
Định giá cổ phiếu cũng không nằm ngoài quan điểm chung này, cụ thể hơn
thì tài sản mà chúng ta nói ở trên đây bây giờ chính là cổ phiếu của một công ty
nào đó. Công việc định giá cổ phiếu được coi là một nghệ thuật hơn là một công
việc kỹ thuật thuần túy. Bên cạnh những nguyên tắc toán học thuần túy, định giá
cổ phiếu còn phải dựa vào những yếu tố của thị trường, mà những yếu tố này lại
rất khó dự báo và định lượng.
2. Tầm quan trọng của định giá cổ phiếu
Định giá cổ phiếu là một công đoạn không thể thiếu trong tất cả các quyết
định đầu tư của cá nhân cũng như tổ chức.
Định giá cổ phiếu giúp nhà đầu tư biết được giá trị thực của cố phiếu 
Tìm ra được cơ hội đầu tư  Ra quyết định đầu tư phù hợp
Một công ty tốt không nhất thiết là cơ hội đầu tư tốt nếu giá cổ phiếu của
công ty đã được định giá quá cao.
3. Nguyên tắc định giá – Quy trình định giá
Nguyên tắc định giá
Giá trị doanh nghiệp và giá cổ phiếu đang được giao dịch trên thị trường
chứng khoán thường không thống nhất. Tuy nhiên sự khác biệt này tương tụ
như Giá trị và Giá cả trong các học thuyết kinh tế, và về nguyên tắc thì giá cả
luôn xoay quanh giá trị chứ không thể thoát ly khỏi giá trị. Từ quan điểm này
việc định giá trị luôn được các nhà đầu tư quan tâm và khi nhận thấy giá cổ
phiếu đã cao hơn nhiều so với giá trị ước tính thì họ sẽ tìm cách bán ra, và khi
thấp hơn thì họ sẽ mua vào. Tất nhiên không phải hành vi này lúc nào cũng đem
lại thành công cho nhà đầu tư, vì thế mới có quan điểm cho rằng không thể định
giá doanh nghiệp.


Trên thị trường chứng khoán thì cổ phiếu là hàng hóa mua – bán, nhưng hàng
hóa này không đem lại giá trị sử dụng cho khách hàng như hàng hóa thông
thường mà ở chỗ nó sẽ đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư thông qua hoạt động
sinh lời của doanh nghiệp. Tất nhiên khi doanh nghiệp có lợi nhuận nhiều thì
giá trị của cổ phiếu sẽ tăng và ngược lại. Như vậy, việc định giá doanh nghiệp
(cũng là định giá cổ phiếu) cần phải dựa trên khả năng sinh lợi của doanh
nghiệp và trong tương lai, đây là quan điểm chủ yếu của việc định giá.
Từ quan điểm trên, việc định giá doanh nghiệp sẽ căn cứ trên một số nguyên tắc
chính như sau:
1. Có nhiều mô hình định giá. Do có nhiều mô hình ước lượng khả năng
sinh lợi của doanh nghiệp, do vậy cũng cần áp dụng nhiều mô hình định giá để
có độ tin cậy cao.
2. Giá trị công ty luôn bị tác động theo sự biến động của môi trường kinh
tế và ngay cả những hoạt động nội tại của công ty.
Nguyên tắc này là hiển nhiên tại các nước phát triển nhưng lại chưa được
hiểu rõ tại Việt Nam. Trong giai đoạng biến động trong năm 2007, Một số tổ
chức lớn nước ngoài đưa ra các nhận định khác nhau về cổ phiếu các công ty
Việt Nam sau vài tháng đã gây sự chất vần của nhiều chuyên gia Việt nam,
trong khi ở nước ngoài việc nhận định giá cổ phiếu công ty có thể thay đổi trong
vòng vài ngày nếu nhận thấy có những thông tin mới tốt hoặc xấu cho công ty.
3. Việc định giá có thể đưa ra được một giá trị có tính tương đối và luôn
có một mức độ biến động.Việc sai số càng giảm nếu các biến số thu thập càng ít
biến động. Do vậy một công ty đơn ngành thì giá trị ước tính sẽ ít biến động
hơn một công ty đa ngành. Một công ty sản xuất truyền thống và hoạt động
nhiều năm sẽ dễ xác định giá trị tin cậy hơn một công ty công nghệ mới.
4. Việc thu thập dữ liệu càng nhiều và phong phú sẽ giúp việc định giá
có độ tin cậy cao hơn. Việc định giá luôn dựa trên ước lượng khả năng sinh lời
của doanh nghiệp, mà khả năng này phụ thuộc vào giá cả và sản lượng cạnh
tranh trên thị trường, ngoài ra còn giá trị nguyên liệu, tỷ giá ngoại tệ, giá nhiêu
liệu… Do vậy, càng đầu tư vào khâu thu thập dữ liệu thì càng tăng độ tin cậy

của các biến số tính toán.
5. Việc định giá doanh nghiệp là đi tìm kiếm giá trị thật (Value) và giá trị
này khác với giá cả trên thị trường (Price). Nếu có sự khác biệt quá lớn của giá
trị và giá cả thì hoặc là thị trường chưa nhận định đúng giá trị doanh nghiệp
hoặc là phương pháp định giá còn thiếu sót
6. Việc định giá chủ yếu là tìm giá trị chứ không phải là sự tuân thủ
phương pháp định giá. Do vậy một sự kết hợp và điều chỉnh mô hình định giá
cho thích hợp là hoàn toàn chấp nhận được.
Quy trình định giá
Bước 1. Thu thập dữ liệu
Trong giai đoạn này cần thu thập các dữ liệu liên quan đến môi trường
kinh tế có ảnh hưởng tới khả năng kinh doanh của công ty trong hiện tại và tương
lai. Việc thu thập còn tập trung ở các tình hình nội tại của công ty từ kinh doanh
– tài chính cho đến nhân sự và các phương án đầu tư phát triển.
Giai đoạn này có vai trò quan trọng đến chất lượng định giá.
Bước 2. Phân tích các dữ liệu để xác định các biến số hợp lý
Trong bước này phải dựa trên các dữ liệu thu thập và các kiến thức về kinh
tế vĩ mô cũng như quản trị doanh nghiệp để xác định giá trị các biến số quan
trọng trong tính toán như tốc độ tăng trưởng GDP, lãi suất ngân hàng, thuế,…
Bước 3. Sử dụng các mô hình định giá để đưa ra giá trị doanh nghiệp
Trong bước này sẽ sử dụng các phương pháp định giá với các giá trị biến
số đã được chọn để tính ra giá trị doanh nghiệp. Việc xác định có thể sử dụng 1
phương pháp định giá, có thể kết hợp nhiều phương pháp định giá và nhiều giá
trị biến số để đưa ra nhiều khả năng về giá trị doanh nghiệp
Trong giai đoạn này thì việc tính toán để xác định giá trị chỉ là các bước thực
hiện phép toán tài chính. Vấn đề quan trọng là việc chọn lựa mô hình và xử lý
các dữ liệu không có hoặc thiếu tin cậy. Ngoài ra còn phải phân tích các biến
động về giá trị doanh nghiệp theo các kịch bản thay đổi của môi trường kinh tế.
Tóm lại Quy trình định giá từ trên xuống ( 3 bước )
Phân tích thị trường  Phân tích ngành  Phân tích doanh nghiệp

Trong bước phân tích doanh nghiệp thì bao gồm
Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh của công ty  Dự báo các chỉ số
tài chính  Lựa chọn mô hình định giá  Sử dụng các chỉ số tài chính dự báo
 Đưa ra quyết định đầu tư.
4. Các mô hình định giá cổ phiếu
Việc định giá doanh nghiệp theo quan điểm tài chính hiện đại là dựa trên
khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Do vậy phương pháp chủ yếu để định giá là
phương pháp chiết khấu dòng tiền. Theo đó chúng ta sẽ dự kiến dòng tiền thu
được trong tương lai của doanh nghiệp và cũng chính là giá trị doanh nghiệp.
Tuy nhiên vì việc định giá chủ yếu nhằm để xác định giá cổ phần tiến
hành cổ phần hóa, mua – bán doanh nghiệp và đầu tư cổ phiếu, do vậy việc định
giá có mối quan hệ chặt chẽ với giá cả đang được giao dịch trên thị trường
chứng khoán. Với quan điểm này, việc định giá có thể sử dụng phương pháp
định giá tương đối là phương pháp sử dụng các tỷ số giá trên thị trường chứng
khoán.

×