Tải bản đầy đủ (.docx) (168 trang)

Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại nhà máy ghế xoay văn phòng – công ty cổ phần nội thất hòa phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 168 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

MẠC THỊ LIÊN

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY
VĂN PHÕNG – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------MẠC THỊ LIÊN

ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT
LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN
PHÕNG – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN VĂN BÌNH


XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
TÓM TẮT
Danh mục các ký hiệu viết tắt …………………………………………………….i
Danh mục các bảng ……………………………………………………………… ii
Danh mục các hình vẽ…………………………………………………………….iv
Mở đầu …………………………………………………………………………….1
CHƢƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN....................................................................................................................... 5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.....................................................................5
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước.................................................................... 5
1.1.2 Tình hình nghiên cứu nước ngoài..................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về quản trị chất lƣợng và các công cụ thống kê trong quản
trị chất lƣợng sản phẩm....................................................................................... 14
1.2.1 Chất lượng sản phẩm...................................................................................... 14
1.2.2. Quản trị chất lượng........................................................................................ 15
1.2.3 Các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng............................................. 17
1.2.3.5 Biểu đto....................................................................................................... 24
1.2.3.7 Biểu đồ kiểm soát........................................................................................ 27
CHƢƠNG II. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................. 30

2.1 Quy trình nghiên cứu của luận văn:............................................................... 30
2.2 Những công cụ sử dụng trong nghiên cứu của luận văn...............................32
2.2.1 Những mô hình quản lý chất lượng, công cụ kiểm soát chất lượng được sử
dụng trong nghiên cứu đề tài:.................................................................................. 32
2.2.2. Những phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề tài..........................33
CHƢƠNG III THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG

QUẢN TRỊ CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN
PHÕNG – CÔNG TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT...............................36


3.1 Giới thiệu tổng quan về Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần
nội thất Hòa Phát................................................................................................... 36
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công
ty Cổ phần nội thất Hòa Phát................................................................................... 36
3.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
Cổ phần nội thất Hòa Phát....................................................................................... 38
3.1.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy ghế xoay văn phòng –
Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát trong 3 năm 2011 – 2013................................40
3.2 Quy trình sản xuất và tình hình chất lƣợng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay

văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát................................................ 44
3.2.1 Quy trình sản xuất sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ
phần nội thất Hòa Phát............................................................................................ 44
3.2.3 Thực trạng chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
cổ phần nội thất Hòa Phát....................................................................................... 49
3.3 Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lƣợng sản phẩm
tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty cổ phần nội thất Hòa Phát...........54
3.3.1 Sơ đồ lưu trình................................................................................................ 55
3.3.2 Phiếu kiểm tra chất lượng sản phẩm............................................................... 60

3.3.3 Sơ đồ Pareto................................................................................................... 67
3.3.4 Sơ đồ nhân quả............................................................................................... 74
3.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lƣợng
sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa
Phát......................................................................................................................... 91
3.4.1 Kết quả đạt được............................................................................................ 91
3.4.2 Những hạn chế............................................................................................... 95
3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế............................................................................... 96
CHƢƠNG IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG ỨNG DỤNG CÔNG CỤ THỐNG KÊ TRONG QUẢN TRỊ CHẤT


LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI NHÀ MÁY GHẾ XOAY VĂN PHÕNG – CÔNG
TY CỔ PHẦN NỘI THẤT HÕA PHÁT.............................................................. 97
4.1 Tiến hành đào tạo nâng cao hiểu biết cho cán bộ công nhân viên chức về
hoạt động ứng dụng các công cụ thống kê vào quản trị chất lƣợng..................97
4.1.1 Cơ sở của giải pháp........................................................................................ 97
4.1.2 Nội dung của giải pháp................................................................................... 97
4.1.3 Dự kiến chi phí của giải pháp......................................................................... 99
4.1.4. Kết quả dự kiến của giải pháp....................................................................... 99
4.2 Đƣa biểu đồ kiểm soát chất lƣợng vào hoạt động quản trị chất lƣợng sản
phẩm của Nhà máy................................................................................................ 99
4.2.1 Cơ sở của giải pháp........................................................................................ 99
4.2.2 Nội dung của giải pháp................................................................................. 100
4.2.3 Dự kiến chi phí thực hiện giải pháp.............................................................. 103
4.3 Tăng cƣờng kiểm soát của lãnh đạo đối với hoạt động ứng dụng công cụ
thống kê trong quản trị chất lƣợng sản phẩm tại Nhà máy.............................103
4.3.1 Cơ sở của giải pháp...................................................................................... 103
4.3.2 Nội dung của giải pháp................................................................................. 104
4.3.3 Kết quả dự kiến của giải pháp..................................................................... 105


KẾT LUẬN …………………………………………………………….....106
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………….107
PHỤ LỤC


LỜI CẢM ƠN
Trong lời đầu tiên của luận văn, em muốn gửi những lời cảm ơn chân thành
nhất tới tất cả những người đã hỗ trợ, giúp đỡ em về chuyên môn, vật chất, tinh thần
trong quá trình thực hiện luận văn.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS Trần Văn Bình –
Viện Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, người đã trực tiếp
hướng dẫn, nhận xét, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn tập thể sư phạm các thầy, cô giáo trong Trường
Đại học Kinh tế - Đại học Quốc Gia Hà Nội, những người đã dạy dỗ, chỉ bảo em
trong suốt những năm học tập tại trường.
Cuối cùng em xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động
viên em rất nhiều trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Do thời gian thực hiện có hạn, kiến thức chuyên môn còn nhiều hạn chế nên
luận văn chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận
được ý kiến đóng góp của các thầy, cô và các bạn để hoàn thiện luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015
Học viên

Mạc Thị Liên


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:

Bản luận văn tốt nghiệp:“Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất
lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất
Hòa Phát” là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ
sở nghiên cứu lý thuyết, kinh nghiệm thực tiễn và dưới sự hướng dẫn khoa học của
PGS.TS Trần Văn Bình – Viện Kinh tế và Quản lý – Trường Đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên.

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2015
Học viên

Mạc Thị Liên


TÓM TẮT

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả trình bày các nội dung:
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản trị chất lượng,
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm trong các tổ chức.
Thứ hai, phân tích có hệ thống thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội
thất Hòa Phát. Qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân trong quá trình ứng dụng.
Thứ ba, xây dựng hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động ứng
dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.



STT

Kí hiệu
1

CBCNV

2

CP

3

ĐHQGHN

4

GĐNM

5

HACCP

6

HDCV

7

ISO


8

KCS

9

KT

10

MTCL

11

NVKT

12

NXB

13

PKTCL

14

SA 8000

15


SĐ Pareto

16

SĐNQ

17

STCL

18

TBP

19

TBPSX

20

TCVN

21

TQM

22

TTQT



DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng
1

Bảng 1

2

Bảng 1

3

Bảng 3

4

Bảng 3

5

Bảng 3

6

Bảng 3


7

Bảng 3

8

Bảng 3

9

Bảng 3

10

Bảng 3

11

Bảng 3


12

Bảng 3


STT

Bảng


13

Bảng 3

14

Bảng 3

15

Bảng 3

16

Bảng 3

17

Bảng 3

18

Bảng 3

19

Bảng 3

20


Bảng 3

21

Bảng 3

22

Bảng 3

23

Bảng 4

24

Bảng 4


25

Bảng 4


DANH MỤC HÌNH
STT

Hình
1


Sơ đồ 1.1

2

Sơ đồ 1.2

3

Sơ đồ 1.3

4

Sơ đồ 1.4

5

Sơ đồ 2.1

6

Sơ đồ 3.1

7

Sơ đồ 3.2

8

Sơ đồ 3.3


9

Sơ đồ 3.4

10

Sơ đồ 3.5

11

Biểu đồ 3.1

12

Biểu đồ 3.2

13

Biểu đồ 3.3

14

Biểu đồ 4.1

15

Biểu đồ 4.2




MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày nay cùng với sự giao lưu, hội nhập kinh tế quốc tế rất nhiều người tiêu
dùng và các doanh nghiệp Việt Nam biết và sử dụng tới thuật ngữ ―Tiêu chuẩn
quốc tế‖. Có rất nhiều tiêu chuẩn quốc tế hiện đang được các doanh nghiệp trong và
ngoài nước áp dụng như HACCP, SA 8000, TQM... áp dụng tùy theo ngành nghề và
lĩnh vực kinh doanh, tuy nhiên có lẽ phổ biến hơn cả là hệ thống quản lý chất lượng
ISO 9000. Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng này giúp các doanh nghiệp
quản lý công việc hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng hệ thống, tạo lòng tin với
khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đã đưa ra nguyên
tắc ―Ra quyết định dựa trên sự kiện‖ nghĩa là việc ra quyết định dựa trên việc phân
tích dữ liệu và thông tin. Để áp dụng được nguyên tắc này doanh nghiệp cần phải đo
lường. Quản trị chất lượng không thể tách rời công tác đo lường vì thông qua đo
lường doanh nghiệp có thể nắm bắt, đánh giá chất lượng của sản phẩm, dịch vụ và
mọi hoạt động..
Ứng dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng là cách đo lường
hiệu quả đối với các doanh nghiệp. Các công cụ thống kê dùng để thu thập số liệu,
xác định lỗi sai, đi tìm nguyên nhân sai hỏng và đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, từ
đó giúp cán bộ quản lý chất lượng đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác, kịp
thời trong quản trị chất lượng sản phẩm. Ngày nay, việc sử dụng các công cụ thống
kê trong kiểm soát chất lượng đã trở thành phổ biến và là một nội dung không thể
thiếu được trong quản trị chất lượng.
Trên thế giới đã có nhiều doanh nghiệp sử dụng công cụ thống kê trong quản
trị chất lượng sản phẩm như Toyota, GM, Honda...Tại Việt Nam có khoảng 2000
doanh nghiệp áp dụng ISO 9000 trong sản xuất kinh doanh như các công ty xây
dựng Lilama, Vinaconex hay Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, Tổng công ty Tàu
biển Việt Nam ....tuy nhiên không phải công ty nào cũng đưa công cụ thống kê vào
kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc có áp dụng nhưng chưa thực sự hiệu quả.
1



Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát là một
trong những doanh nghiệp đi đầu trong hoạt động ứng dụng công cụ thống kê vào
công tác quản trị chất lượng sản phẩm. Trong những năm qua cùng với sự phát triển
của Nhà máy, việc ứng dụng các công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản
phẩm đã giúp thương hiệu Hòa Phát được cộng đồng ghi nhận và tôn vinh, nhiều
năm liền được người tiêu dùng bình chọn là ―Hàng Việt Nam chất lượng cao‖.
Bên cạnh đó còn một số hạn chế trong quá trình ứng dụng công cụ thống kê
trong quản trị chất lượng sản phẩm của Nhà máy như nhận thức của cán bộ công nhân
viên chưa cao, chưa đi sâu vào phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng sản
phẩm, quá tập trung vào công tác kiểm tra mà công việc này hiệu quả chưa cao, việc
đào tạo về chất lượng cho nhân viên chưa được chú trọng thỏa đáng...

Để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm và hạn chế các vấn đề tồn tại khi vận hành, kết hợp
với quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực tế tại Nhà máy ghế xoay văn phòng- Công
ty Cổ phần nội thất Hòa Phát, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Ứng dụng công cụ
thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng –
Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ ngành Quản
trị kinh doanh.
2.
-

Câu hỏi nghiên cứu
Quan niệm về chất lượng, quản trị chất lượng, công cụ thống kê trong quản

trị chất lượng sản phẩm?
-

Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm


tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát như thế nào?
-

Cần làm gì để nâng cao chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn

phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát thông qua hoạt động ứng dụng công cụ
thống kê?

2


3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
-

Mục đích nghiên cứu:

Trên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về chất lượng, quản trị chất
lượng, công cụ thống kê trong quản trị chất lượng, nghiên cứu phân tích thực trạng
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế
xoay văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát để đề ra một số giải pháp góp phần
hoàn thiện hoạt động ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm
tại Nhà máy.
+

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Tổng quát hóa lý luận về chất lượng, sản phẩm, chất lượng sản phẩm, quản


trị chất lượng và công cụ thống kê trong quản trị chất lượng.
+
Áp dụng lý thuyết phân tích, đánh giá thực trạng ứng dụng công cụ
thống
kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty
Cổ phần nội thất Hòa Phát.
+

Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tại Nhà

máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
chất

Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị

lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa
Phát.
+

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: tiến hành nghiên cứu tại Nhà máy ghế xoay văn phòng –

Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát.
+
5.


Về thời gian: nghiên cứu số liệu giai đoạn 2011-2013.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng kết hợp các phương pháp: thống kê, đánh giá, suy đoán, so sánh,

phân tích và sử dụng một số công cụ thống kê như:


3


-

Sơ đồ lưu trình: chỉ rõ các bước trong quá trình sản xuất sản phẩm.

Phiếu kiểm tra chất lượng: kiểm tra chất lượng sản phẩm và thu thập các lỗi

sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm.
-

Sơ đồ nhân quả 4M (con người, thiết bị, phương pháp sản xuất, nguyên vật

liệu): phân tích nguyên nhân gây ra các lối sai hỏng trong quá trình sản xuất sản phẩm.

-

Sơ đồ Pareto: chỉ rõ các vấn đề ưu tiên cần giải quyết trước.

Phương pháp điều tra ý kiến cán bộ nhân viên trong Nhà máy: lập bảng hỏi,


chọn mẫu, thống kê và phân tích kết quả thu thập.
6.
Những đóng góp mới của luận văn
Thứ nhất, bổ sung và hoàn thiện các vấn đề lý luận về quản trị chất lượng,
ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm trong các tổ chức.
Thứ hai, phân tích có hệ thống thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong
quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty CP nội
thất Hòa Phát. Qua đó đánh giá toàn diện những kết quả đạt được, những tồn tại và
nguyên nhân trong quá trình ứng dụng.
Thứ ba, xây dựng hệ thống giải pháp góp phần hoàn thiện hoạt động ứng
dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay
văn phòng – Công ty CP nội thất Hòa Phát.
7.

Bố cục của đề tài
Ngoài lời mở đầu và kết luận, đề tài có kết cầu gồm 4 chương:

-

-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận

-

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Thực trạng ứng dụng công cụ thống kê trong quản trị chất lượng


sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát
Chương 4: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng
dụng
công cụ thống kê trong quản trị chất lượng sản phẩm tại Nhà máy ghế xoay văn
phòng – Công ty Cổ phần nội thất Hòa Phát
4


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1.1 Một số luận án trong nước
1.
Khiếu Thiện Thuật, 2002. Phương hướng và những điều kiện mở
rộng việc
áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO 9000 trong các doanh nghiệp công
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
-

Nội dung: Lý luận cơ bản về hệ thống quản trị chất lượng, ISO 9000 thực

trạng áp dụng và phương hướng, điều kiện mở rộng việc áp dụng ISO 9000 trong
các doanh nghiệp công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Tác giả đã chỉ ra được điều kiện áp dụng ISO 9000 vào các doanh nghiệp
nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất lớn vì phần lớn các doanh nghiệp
nước ngoài quản lý chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt, đội
ngũ quản lý có trình độ, chất lượng lao động trong doanh nghiệp tương đối cao và
đồng đều nên có cơ sở và căn cứ để áp dụng ISO 9000.

2.
Trần Quang Diệu, 2005. Nghiên cứu ứng dụng mô hình quản lý chất
lượng
theo ISO 9000:2000 vào công tác quản lý chất lượng tại Công ty VINAPPRO. Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
-

Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết về chất lượng sản phẩm. Phân tích thực

trạng và các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chất lượng theo mô hình quản lý
chất lượng ISO 9000:2000 tại công ty VINAPPRO. Tác giả đã chỉ ra được lợi ích
của công ty khi áp dụng ISO 9000:2000 như tạo nền móng cho sản phẩm có chất
lượng, tăng năng suất và giảm giá thành, tăng tính cạnh tranh, tăng uy tín của công
ty về đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên tác giả chưa đề cập đến những hạn chế của
công ty trong quá trình áp dụng ISO 9000:2000 như: nhận thức của người lao động
5


trong công ty về ISO 9000:2000 còn nhiều hạn chế; công tác đo lường, phân tích,
cải tiến trong ISO 9000:2000 tại công ty chưa được thực hiện nghiêm túc và phát
huy hết hiệu quả, nhất là công tác đo lường mức độ hài lòng của khách hàng khi sử
dụng sản phẩm và việc cải tiến thường xuyên các thủ tục trong công ty còn chậm và
chưa đúng theo quy định.
3.
Nguyễn Thúy Hằng, 2006. Áp dụng các công cụ thống kê và đưa ra
một số
giải pháp nâng cao chất lượng rượu Vodka Hà Nội tại công ty rượu Hà Nội. Luận
văn Thạc sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
-


Nội dung: Giới thiệu cơ sở lý thuyết quản lý chất lượng; đánh giá thực

trạng công tác quản lý và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng để đạt mục đích
nâng cao chất lượng rượu Vodka Hà Nội. Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu của
đề tài tác giả chưa phân tích nguyên nhân gây ra chất lượng kém của sản phẩm mà
chủ yếu đi phân tích quy trình sản xuất rượu. Tác giả đã đưa ra một số giải pháp góp
phần nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng các giải pháp này còn mang nặng tính lý
thuyết, tác giả chưa chỉ ra được cơ sở để đưa ra giải pháp, nội dung, chi phí và kết
quả dự kiến của giải pháp làm cho tính thực tế của giải pháp không cao.
4.
Trịnh Thị Kim Oanh, 2008. Nghiên cứu áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO
9000
vào công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ tại trường Cao đẳng Nội
vụ Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
Nội dung: Trình bày chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, thành
phần, nội
dung tài liệu, cũng như lợi ích của việc áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 vào công
tác lập hồ sơ, nộp hồ sơ lưu trữ tại Trường Cao đẳng Nội Vụ. Khảo sát những quy
định của nhà nước và Trường về công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu
trữ; thực tế công tác lập các loại hồ sơ và thủ tục giao nộp hồ sơ vào lưu trữ của các
đơn vị thuộc Trường; đội ngũ cán bộ làm công tác có liên quan đến công văn, giấy
tờ…Từ đó, nêu ra những kết quả đạt được, hạn chế còn tồn tại của công tác này.
Trình bày các bước cần phải tiến hành khi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000 trong hệ


6


thống quản lý chất lượng công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ tại

Trường Cao Đẳng Nội Vụ Hà Nội: trách nhiệm quản lý của lãnh đạo nhà Trường;
nguồn lực tham gia công tác lập hồ sơ hiện hành và nộp hồ sơ vào lưu trữ; quy trình
nghiệp vụ; công tác phân tích, đánh giá, cải tiến. Các bước để xây dựng hệ thống
quản lý chất lượng công tác theo tiêu chuẩn ISO 9000: xây dựng kế hoạch áp dụng;
biên soạn, phổ biến các tài liệu; áp dụng tài liệu của hệ thống quản lý chất lượng;
đánh giá chất lượng; chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng.
1.1.1.2 Các bài báo nghiên cứu khoa học, sách chuyên khảo
1.
chí

Đỗ Tiến Long, 2010. Triết lý Kazen và lãnh đạo doanh nghiệp. Tạp

Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và kinh doanh, số 26, trang 262-270.
-

Nội dung chính: Trong nghiên cứu của mình tác giả đã chỉ ra 5S là một

triết lý quản lý Nhật Bản mang đậm nét Á Đông, nó thực chất là một cách tổ chức
và quản lý không gian làm việc và lưu trình tác nghiệp với mục đích cải thiện hiệu
quả công việc bằng việc loại trừ sự tiêu phí, cải thiện lưu trình tác nghiệp và giảm
thiểu sự vô lý trong quy trình. Trong bài viết này, tác giả phân tích những nét đặc
sắc của Kaizen và đặc điểm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản, từ đó so
sánh với những đặc điểm của lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hội
nhập quốc tế, đồng thời chỉ ra những thách thức mà giới lãnh đạo doanh nghiệp Việt
Nam cần phải vượt qua để áp dụng thành công triết lý Kaizen.
2.

Nguyễn Đăng Minh và cộng sự, 2013. Áp dụng 5S tại các doanh nghiệp

sản xuất nhỏ và vừa ở Việt Nam – Thực trạng và khuyến nghị. Tạp chí Khoa học

ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh, số 1, trang 23-31.
-

Nội dung: 5S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ, Săn sóc, Sẵn sàng) là một

phương pháp quản lý hữu ích giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
sản xuất vừa và nhỏ hạn chế lãng phí, nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực
cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng như quốc tế. Tuy nhiên, số lượng doanh
nghiệp sản xuất vừ và nhỏ ở Việt Nam có thể tiếp cận và áp dụng phương pháp này
7


còn rất nhỏ, ước tính dưới 1%. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đã áp dụng 5S vẫn
còn ở trong giai đoạn đầu, chủ yếu thực hiện 3S/5S. Thông qua khảo sát 52 doanh
nghiệp sản xuất vừa và nhỏ ở Việt Nam, nghiên cứu này đã chỉ ra thực trạng áp
dụng 5S tại các doanh nghiệp Việt Nam, nguyên nhân chính và đềxuất một số
khuyến nghị nhằm phát triển 5S tại Việt Nam. Nghiên cứu này sẽ là cơ sở cho các
nghiên cứu khác về áp dụng 5S trong các lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
3.

Hà Văn Hội, 2005. Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn

quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Hà Nội: Nhà xuất bản bưu điện.
Nội dung: Chất lượng dịch vụ là một trong các yếu tố quan trọng,
góp
phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những công cụ đáng tin cậy, góp phần
rất lớn trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ là Hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn quốc tế (ISO). Nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu và tiến tới áp
dụng một hệ thống quản trị chất lượng thực sự có hiệu quả trong các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ, cuốn sách ―Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế trong các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ‖ gồm 9 chương giới thiệu
những vấn đề thiết thực về chất lượng dịch vụ và quản lý chất lượng dịch vụ trong
bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, giới thiệu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn quốc tế (ISO), lợi ích, phạm vi, điều kiện và quy trình áp dụng ISO.

4.

Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự, 2013. Nghiên cứu năng suất chất lượng –

Quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp Việt Nam. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội.
-

Nội dung: Cuốn sách được bố cục thành bốn phần nội dung chính. Nội

dung thứ nhất được trình bày trong Chương 1 và 2 giới thiệu tổng quát về hệ thống
tiêu chuẩn chất lượng Việt Nam cũng như các nguyên tắc và áp dụng ISO 9000 trên
8


×