Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH GIAI ĐOẠN 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.55 KB, 58 trang )

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH GIAI
ĐOẠN 2005-2010
I. Giới thiệu chung về Công ty BDC
1. Lịch sử hình thành
Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh Truyền hình (BDC), tên giao dịch
quốc tế Broadcasting Development Company (BDC), có trụ sở chính tại 59 - 61
Thợ Nhuộm, Hoàn Kiếm, Hà Nội, là một trong những công ty chuyên ngành, đi
đầu trong công tác nghiên cứu, phát triển và ứng dụng kỹ thuật phát thanh
truyền hình của Việt Nam.
Tiền thân của Công ty là Viện Nghiên cứu phát triển phát thanh truyền
hình thuộc Uỷ Ban phát thanh truyền hình được thành lập năm 1979. Sau
nhiều năm hoạt động đạt được nhiều thành tích tốt và có những kết quả đáng
khích lệ, Viện nghiên cứu đã đổi tên thành Liên hiệp Truyền thanh Truyền hình
Hà Nội thuộc Bộ Văn hoá Thông tin (năm 1988) và là Công ty ứng dụng phát
triển Phát thanh Truyền hình thuộc Đài Tiếng nói Việt Nam (năm 1994), và nay
là Công ty cổ phần phát triển phát thanh truyền hình (theo quyết định số
1133/QĐ-TNVN ngày 30/11/2007) của Đài Tiếng Nói Việt Nam. Công ty BDC đã
có một bề dày về lịch sử và phát triển cùng với những bước tiến không ngừng
của lĩnh vực phát thanh truyền hình trên cả nước. Kể từ ngày thành lập, sự
phát triển mạnh mẽ của BDC đạt được là nhờ vào chất lượng sản phẩm và
dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Công ty luôn suy nghĩ và hành động nhằm
giải quyết các vấn đề của khách hàng đặt ra một cách hiệu quả nhất. Điều đó
thể hiện bởi niềm tin từ các trạm thu phát thanh, phát hình tại các tỉnh thành,
các huyện…, các nhà khai thác, cung cấp dịch vụ trong và ngoài Ngành.
Các thành tựu đạt được:
- Công ty BDC đã được tổ chức Business Initiative Directions (Tây Ban
Nha) trao giải Sao vàng quốc tế về chất lượng năm 2007, được Chủ tịch nước
trao tặng Huân chương lao động hạng Nhì và liên tiếp trong nhiều năm liền
được Đài Tiếng nói Việt Nam trao tặng bằng khen về những đóng góp trong sự
nghiệp phát triển chung của ngành.


- Thương hiệu BDC đã trở nên quen thuộc với những sản phẩm chuyên
ngành mang tính ứng dụng cao, được các khách hàng trong và ngoài nước tín
nhiệm từ nhiều năm qua.
- Là đại diện phân phối các thiết bị phát thanh truyền hình cho nhiều nhà
sản xuất thiết bị nổi tiếng trên thế giới như Harris, CTE, Rymsa,… và là đối tác
chiến lược của các hãng Thomson, Linear, DB, ABE, SIDSA,…
2. Nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của Công ty BDC.
Công ty BDC là Công ty đầu tiên thiết kế và sản xuất máy phát hình và
máy phát thanh FM Stereo tại Việt Nam. Ngoài ra, Công ty BDC còn thực hiện
tư vấn, thiết kế, cung cấp, lắp đặt và bảo hành các hệ thống thiết bị phát thanh
truyền hình cũng như các thiết bị làm chương trình cho nhiều Đài Phát thanh
Truyền hình trong cả nước.
Công ty BDC luôn tự hào và vui mừng trước những thành công trong sản
xuất kinh doanh, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ mà Đài Tiếng nói Việt Nam
tin tưởng giao phó.
Công ty BDC cũng nhận thấy vai trò và trách nhiệm của mình đối với sự
phát triển của các Đài Phát thanh Truyền hình địa phương nói riêng và cho
công cuộc phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình quốc gia nói chung, tất
cả phục vụ mục tiêu chính trị của Đảng và Nhà nước.
3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty BDC:
Theo Quyết định thành lập số 517 QĐ/ĐPT ngày 09/08/1994 của Đài
Tiếng nói Việt Nam và Giấy đăng ký kinh doanh số 109775 ngày 24/08/1994
quy định chức năng và nhiệm vụ của Công ty ứng dụng phát triển Phát thanh
Truyền hình như sau:
- Khảo sát, thiết kế, lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa các đài, trạm phát và
các công trình chuyên ngành phát thanh truyền hình.
- Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư chuyên ngành
Phát thanh Truyền hình.
- Dịch vụ tư vấn đầu tư, ứng dụng công nghệ mới trong ngành phát thanh
truyền hình.

- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư hàng hoá phục vụ nhiệm vụ kinh
doanh của Công ty BDC.
- Xuất nhập khẩu máy móc thiết bị phụ tùng, phương tiện vận tải, vật tư
phục vụ sản xuất, vật liệu xây lắp, hàng tiêu dùng thiết yếu.
- Sản xuất, lắp ráp máy phát sóng, tăng âm, anten và các phụ kiện chuyên
dùng phục vụ truyền thanh truyền hình. (Các sản phẩm của Công ty BDC được
bảo hộ về nhãn hiệu thương mại theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
hàng hoá số 31585 ngày 24/07/1999 của Cục Sở hữu Công nghiệp)
- Sản xuất kinh doanh thiết bị thông tin viễn thông, thiết bị bảo vệ an toàn,
các sản phẩm cơ khí, vật liệu điện, điện lạnh, điện tử phục vụ chuyên ngành và
dân dụng.
- Sản xuất, lắp dựng cột anten, các cột tự đứng, hệ thống anten trong lĩnh
vực phát thanh truyền hình và thông tin đại chúng.
- Hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để đầu tư trực tiếp và gián
tiếp trong các dự án phát triển ngành phát thanh - truyền hình - viễn thông và
các ngành kinh tế khác
- Đào tạo và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực phát thanh - truyền
hình - viễn thông.
Cho đến nay, Công ty BDC đã cung cấp và lắp đặt hơn 800 máy phát
hình, máy phát thanh FM Stereo và các máy phát thanh sóng trung cho nước
bạn Lào và các địa phương trên mọi miền đất nước.
4. Các sản phẩm chính của Công ty BDC:
Công ty cổ phần ứng dụng phát triển phát thanh truyền hình với hoạt động
chủ yếu là sản xuất, chế tạo và kinh doanh các loại thiết bị, máy móc kỹ thuật
dùng trong phát thanh và truyền hình. Các sản phẩm chính của công ty bao
gồm:
- Máy phát FM Stereo công suất lên tới 50KW (hiện nay Công ty BDC
đang là đại diện bán hàng độc quyền của các hãng sản xuất thiết bị phát thanh
truyền hình nổi tiếng như Harris (Mỹ), CTE (Italy),... trên lãnh thổ Việt Nam).
- Máy phát hình băng VHF/UHF công suất đến 50KW.

- Hệ thống máy phát sóng trung công suất tới 2002KW.
- Các hệ thống anten phát thanh, phát hình dải rộng và feeder.
- Hệ thống thiết bị làm chương trình phát thanh, truyền hình sử dụng các
thiết bị xử lý kỹ thuật số hiện đại.
- Xe phát thanh truyền hình lưu động.
- Hệ thống đèn chiếu sáng phim trường, điều hoà nhiệt độ, trang âm
studio phát thanh truyền hình.
- Các hệ thống truyền thanh không dây sử dụng kỹ thuật số.
- Các hệ thống thu vệ tinh TVRO, RRO.
- Linh kiện, phụ kiện cho các thiết bị phát thanh truyền hình
5. Cơ cấu tổ chức công ty BDC
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty BDC được xây dựng theo mô hình
công ty cổ phần. Đứng đầu công ty là đại hội đồng cổ đông. Các cổ đông sẽ
tiến hành bầu ra Hội đồng quản trị với Chủ tịch Hội đồng quản trị, các Phó chủ
tịch và thành viên (kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm). Sau đó, Hội đồng quản
trị sẽ tiến hành bổ nhiệm Giám đốc. Các Phó Giám đốc, Trưởng phòng và các
Giám đốc trung tâm chịu sự điều hành trực tiếp của Giám đốc Công ty BDC và
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về mọi hoạt động của đơn vị mình phụ trách.
Đại hội cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao
gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết của công ty. Đại hội cổ đông quyết
định những vấn đề được pháp luật và điều lệ công ty quy định. Đặc biệt, đại
hội cổ đông sẽ thông qua các báo cáo tài chính hàng năm của công ty và ngân
sách tài chính cho năm tiếp theo, sẽ bầu hoặc bãi nhiệm hội đồng quản trị và
Ban kiểm soát của công ty.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công
ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị
do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan đại diện cho đại hội cổ đông thực hiện
giữa hai kỳ đại hội. Hội đồng quản trị của công ty gồm 05 người, trong đó 01
Chủ tịch Hội đồng quản trị, 01 Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và 03 Uỷ viên Hội

đồng quản trị.
Ban Kiểm soát : Là Cơ quan giám sát của của Đại hội cổ đông, do Đại hội
cổ đông bầu ra. Ban kiểm soát có quyền thanh tra và giám sát tất cả các hoạt
động của công ty.
Về nhân sự: 3 người
Ban giám đốc: Có trách nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kinh
doanh trong Công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ kết quả hoạt động kinh
doanh, đại diện cho toàn thể cán bộ công nhân viên và thay mặt Công ty quan
hệ pháp lý với các đơn vị, tổ chức bên ngoài.
Về nhân sự: 3 người, bao gồm 1 giám đốc, 1 phó giám đốc tài chính và 1
phó giám đốc kinh doanh
Giám đốc: Là người nắm quyền hành cao nhất trong Công ty, trực tiếp
chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, về việc bảo đảm thực thi
đầy đủ các chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước .
Phó giám đốc kinh doanh: có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+ Xem xét tồn kho và yêu cầu sản xuất.
+ Ký hợp đồng cung cấp sản phẩm cho khách hàng, duyệt nhu cầu mua
vật liệu, duyệt danh sách nhà thầu phụ được chấp nhận, ký đơn hàng, mua
nguyên vật liệu (khi được uỷ quyền).
+Tìm hiểu thị trường, tiến hành tổ chức tham gia các hội chợ, xem xét tổ
chức quảng bá sản phẩm, xem xét và quyết định mở các đại lý. Kiểm tra nội
dung phê duyệt tài liệu có liên quan đến công tác kinh doanh (khi được uỷ
quyền).
Phó giám đốc tài chính: có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:
+Thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo pháp chế thống kê kế toán của
nhà nước .
+ Theo dõi và báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch tài chính tháng, quí,
năm.
+ Xây dựng các kế hoạch tài chính, kế hoạch vay vốn, thay mặt giám đốc
giám định với ngân hàng về mặt tài chính.

+ Xây dựng và tổ chức bộ máy kế toán cũng như kế hoạch báo cáo định
kỳ.
Các phòng nghiệp vụ, bao gồm:
Phòng thanh toán công nợ: có nhiệm vụ kiểm soát công nợ, theo dõi công
nợ, thúc đẩy thu hồi công nợ, nợ quá hạn; đối chiếu công nợ hàng tháng với
khách hàng để khách hàng lên lịch thanh toán và chuyển khoản; thu tiền khi
khách hàng thanh toán tiền mặt; kiểm tra đơn đặt hàng, lập báo cáo theo quy
định của công ty.
Phòng tổ chức hành chính: có nhiệm vụ tổ chức quản lý nhân sự toàn
công ty, xây dựng các công trình thi đua, khen thưởng; thay đổi nhân sự ở các
bộ phận phòng ban; xây dựng bảng chấm công và phương pháp trả lương, tổ
chức đào tạo, huấn luyện tuyển chọn nhân sự toàn Công ty; xây dựng các
chính sách về nhân sự.
Phòng kế toán vật tư: Kiểm kê khối lượng dở dang , vật tư tồn kho hàng
tháng, quý, năm; hàng hóa xuất nhập khẩu hàng năm để có số liệu chính xác
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh cuả công ty.
Phòng kinh doanh: Tư vấn cho ban lãnh đạo công ty về mục tiêu kinh
doanh và giải pháp phát triển; xây dựng chiến lược và kế hoạch Marketing cho
sản phẩm dịch vụ của công ty; triển khai và giám sát quá trình Marketing; chịu
trách nhiệm về kết quả hoạt động; báo cáo công việc hàng ngày cho cấp trên
Trung tâm kỹ thuât bao gồm:
Bộ phận điện-điện tử: Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ điện, điện tử vào
chế tạo các loại máy móc thiết bị
Bộ phận âm thi tần: Nghiên cứu, chế tạo các loại máy thu phát sóng; kiểm
tra tần số, đường truyền của sóng; chất lượng âm thanh thu được…
Bộ phận giới thiệu sản phẩm: thực hiện các họat động giới thiệu, trình
diễn, vận hành thử các loại máy móc, công nghệ ứng dụng phát thanh truyền
hình tới các khách hàng và khách hàng tiềm năng của Công ty.
Bộ phận ứng dụng công nghệ: gồm các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực
khoa học công nghệ; có trách nhiệm nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu của

khoa học công nghệ vào phát thanh truyền hình
Hiện nay, công ty có 1 đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc, đó là
xí nghiệp cơ khí điện tử. xí nghỉệp có nhiệm vụ Thực hiện các công
đoạn sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp các hoạt động phù trợ cho sản
xuất
Bảng 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty BDC
BỘ PHẬN ÂM THI TẦN
PHÒNG THANH TOÁN CÔNG NỢ
BỘ PHẬN GIỚI THIỆU SẢN PHẨM
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC KINH DOANH
PHÓ GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH
GIÁM ĐỐC
TRUNG TÂM KỸ THUẬT
PHÒNG KẾ TOÁN-VẬT TƯ
PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH
BỘ PHẬN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
BỘ PHẬN ĐIỆN-ĐIỆN TỬ
XÍ NGHIỆP CƠ KHÍ ĐIỆN TỬ
TƯ VẤN KỸ THUẬT VÀ CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG
CÁC TỔ KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
XÍ NGHIỆP TRỰC THUỘC
ĐẠI HỘI ĐỒNG
CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
PHÒNG KINH DOANH
6. Tình hình phân bổ nhân lực
Là một doanh nghiệp lớn với đội ngũ cán bộ công nhân viên đông,

từ khi chuyển sang cơ chế mới tự hạch toán kinh tế, để phù hợp và hoạt
động có hiệu quả hơn trong cơ chế mới, công ty đã mạnh dạn đổi mới
sắp xếp lại, phân công lại lao động.
Do đội ngũ công nhân trẻ được bổ sung còn ít và chưa được đào
tạo hoàn chỉnh, số công nhân lớn tuổi khá đông có phần hạn chế về
trình độ và sức khoẻ nên chưa đáp ứng đủ những yêu cầu của một nền
sản xuất công nghệ hiện đại. Bằng các biện pháp hợp lý, đúng chế độ,
chính sách công ty đã giảm bớt một số lao động thừa, các phòng ban
được sắp xếp tinh giảm hơn, gọn nhẹ hơn.
Bảng 2: Cơ cấu công nhân viên công ty BDC phân theo học vị tính đến
tháng 12/2009
Học vị Số lượng (người)
- Tiến sĩ kinh tế 08 người
- Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành điện tử 13 người
- Kỹ sư tốt nghiệp các trường đại học kỹ thuật 84 người
- Thạc sỹ kinh tế, cử nhân kinh tế 36 người
- Công nhân lành nghề 256 người
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Cty BDC)
Số cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có trình đội đại học và trên đại học
chiếm 35,5% trong tổng số cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ. Đây cũng là đội
ngũ lãnh đạo chủ chốt của công ty trong những năm qua, là đội ngũ đã
đóng góp rất lớn vào những thắng lợi trong sản xuất kinh doanh của
công ty.
Trong đó, số cán bộ kỹ thuật nghiệp vụ có thâm niên trình độ lớn
hơn 10 năm chiếm 43%. Đội ngũ cán bộ này đều là những người đã
được rèn luyện trong thực tiễn, đúc rút được nhiều kinh nghiệm, hiểu
biết về kinh tế thị trường, về tổ chức sản xuất và về quản lý nhân sự, có
hiểu biết về pháp luật, có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần đoàn
kết tập thể cao.
Đội ngũ công nhân có tay nghề bậc 4/7 trở lên chiếm đa số. Đây là

đội ngũ công nhân kỹ thuật được đào tạo cơ bản tại các trường dạy
nghề trong nước, có sức khỏe tốt,cần cù và chịu khó làm việc. Phần lớn
công nhân này đều có ý thức kỷ luật tốt, có tác phong làm việc công
nghiệp, đáp ứng được yêu cầu sản xuất với cường độ cao, tay nghệ tôt,
tiếp thu công nghệ nhanh.
Ngoài ra, Công ty BDC còn có một đội ngũ hơn 60 cộng tác viên là
các giáo sư, tiến sĩ, kỹ sư đầu ngành hiện đang công tác tại các trường
đại học, viện nghiên cứu, Đài Phát thanh Truyền hình Trung ương và địa
phương, các cơ sở sản xuất... luôn kết hợp cùng cán bộ kỹ thuật của
Công ty nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến, cải tiến kỹ thuật
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm do BDC sản xuất cũng như chất
lượng các công trình do BDC đảm nhiệm.
7. Cơ sở vật chất – kỹ thuật của công ty
Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty BDC có giá trị lớn, bao gồm
những Tài sản cố định có từ những năm 80 khi mới thành lập công ty và
những Tài sản cố định được bổ sung sau này do yêu cầu sản xuất kinh
doanh
- Trụ sở chính đặt tại: 61 Thợ Nhuộm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng diện tích: 275m
2
.
- Xí nghiệp Cơ khí Điện tử: Đường Bê Tông, Thanh Xuân, Hà Nội.
Tổng diện tích: 11.132m
2
.
Các thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải của công ty bao gồm:
- Các thiết bị đo lường, kiểm tra chuyên dụng cho ngành phát thanh
truyền hình đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu khoa học,
sản xuất, lắp ráp, chuyển giao công nghệ cho công trình.
- Dây chuyền lắp ráp IKD, CKD, SKD các loại máy phát thanh FM

công suất đến 5KW, phát hình công suất từ 50W ÷ 5000W băng VHF,
máy phát hình băng UHF, các loại dàn anten phát thanh phát hình dải
rộng, có độ tăng ích cao.
- Dây chuyền sản xuất máy tăng âm truyền thanh bán dẫn, công
suất 50W ÷ 1200W.
- Các loại thiết bị cơ khí: máy hàn, máy gò, dập,... công nghệ mới
để sản xuất cột anten, vỏ hộp máy, anten ...
- Trang thiết bị nhà xưởng hiện đại, đảm bảo các yêu cầu về vệ
sinh, các tiêu chuẩn môi trường và an toàn lao động theo quy định của
Nhà nước.
- Các loại phương tiện vận tải: gồm 11 ô tô các loại.
8. Tình hình kinh doanh của công ty một số năm gần đây
Giai đoạn 2007-2008 chứng kiến sự suy thoái của nền kinh tế toàn
cầu. Trong bối cảnh đó, công ty BDC cũng như các doanh nghiệp khác
đã phải đối đầu với nhiều thử thách. Mặt khác, công ty cũng gặp phải
những khó khăn ban đầu sau cổ phần hóa. Tuy nhiên nhờ có sự phấn
đấu không ngừng của cán bộ công nhân viên, công ty đã từng bước
vượt qua được những khó khăn ban đầu và dần khẳng định vị thế của
mình trên thị trường. Trong những năm gần đây công ty đã có những
bước tiến cả về chất lượng và khối lượng.
Dưới đây là Bảng tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của Công ty giai đoạn 2007-2009 căn cứ vào những báo cáo tài chính,
báo cáo thuế và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được kiểm toán
nhà nước kiểm tra và xác nhận:
Bảng 3: Kết quả họat động sản xuất kinh doanh chủ yếu của Công
ty BDC
(Đơn vị: nghìn đồng)
T
T
Chỉ tiêu 2007 2008 2009

1 Tổng doanh thu
22153591 29638121 34381340
2 Các khoản giảm trừ
117241 156322 150839
3 Doanh thu thuần
22036349 29381799 34030499
4 Giá vốn hàng bán
20675226 27566968 31768472
5 Lợi nhuận gộp
5370440 7160587 7751099
6 Chi phí bán hàng
257478 343305 120802
7 Chi phí QLDN
506990 675987 1031417
8 Lợi nhuận thuần từ
HĐKD
171933 229245 426604
9 Thu nhập từ HĐTC
198441 264589 226591
10 Chi phí HĐTC
75410 100547 93524
11 Lợi nhuận từ HĐTC
123030 164041 133067
12 Các khoản thu nhập bất
thường
77983 103978 90150
13 Chi phí bất thường
31854 42472 34296
14 Lợi nhuận bất thường
46128 61505 55853

15 Tổng lợi nhuận trước
thuế
971373 1195165 1781449
16 Thuế thu nhập doanh
nghiệp
242842 323790 347362
17 Lợi nhuận sau thuế
728529 971373 1036087
(Nguồn: Phòng kế toán thống kê, Công ty BDC
Qua bảng trên ta có thể thấy quy mô sản xuất của công ty không
ngừng được mở rộng qua các năm. Điều này được thể hiện ở doanh
thu năm sau luôn cao hơn năm trước. (năm 2008 so với năm 2007 tăng
33,78%. tương ứng với số tuyệt đối tăng 7.484,530 triệu VNĐ, năm
2009 tăng 4.743,219 triệu VNĐ so với năm 2008 tức đã tăng 16%). Tuy
nhiên có thể thấy tốc độ gia tăng doanh thu như vậy là không cao.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do suy thoái kinh tế toàn cầu
những năm 2008-2009 đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của
nước ta và công ty BDC cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Đặc biệt công ty đang phải đương đầu với sức ép cạnh tranh ngày
một gay gắt:
- Việc gia nhập WTO của Việt Nam kéo theo hệ lụy là sản phẩm
công ty sẽ phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu từ các công ty nước
ngoài-vốn đã có lợi thế về uy tín và công nghệ hơn so với BDC.
- Sự phát triển mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh truyền thống
như VTC, TQT…do được sự hậu thuẫn từ các nhà đầu tư nước ngoài
- Cơ chế thông thoáng về đầu tư cũng khiến cho các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh
vật tư, thiết bị phát thanh truyền hình xuất hiện ngày một đông. Mặc dù chưa có uy tín trên thị
trường nhưng đây cũng sẽ là những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của công ty BDC trong tương
lai
Cùng với việc tăng doanh thu thì tổng chi phí cũng tăng. Năm 2008 tăng 33,33% so với

năm 2007 (tương ứng 7.060,738 triệu VNĐ), đến năm 2009 đã tăng so với năm 2008 là
16,02% (tương ứng 4.356,935 triệu VNĐ). Mặc dù tăng như vậy nhưng không có nghĩa là hoạt
động kinh doanh của Công ty BDC kém hiệu quả đặc biệt là trong việc quản lý chi phí kinh
doanh mà mặt khác nó thể hiện hoạt động của Công ty BDC đang đi vào thế ổn định, công tác
quản lý chi phí kinh doanh đang tốt dần lên, địa vị và uy tín của Công ty BDC ngày càng được
nâng cao đồng thời thị trường của Công ty BDC ngày càng được mở rộng. Điều đó được minh
chứng ở tốc độ tăng doanh thu bình quân (24,89%) vẫn cao hơn tốc độ tăng chi phí (24,23%).
Năm 2009 lợi nhuận sau thuế của Công ty BDC đạt 1.036,087 triệu đồng tăng 64,714
triệu đồng so với năm 2008 (Năm 2008 đạt 971,373 triệu đồng) và tăng 42,21% so với năm
2007 (năm 2007 đạt 728,529 triệu đông). Hiện công ty chia cổ tức cho các cổ đông theo tỷ lệ
23% lợi nhuận.
Qua việc phân tích khái quát trên ta có thể thấy mặc dù chuyển sang loại hình công ty cổ
phần, công ty gặp phải không ít những khó khăn song công ty đã từng bước đưa hoạt động sản
xuất kinh doanh đi vào ổn định và phát triển. Áp lực cạnh tranh trong giai đoạn tới được nhận
định là vô cùng gay gắt. Ban lãnh đạo công ty cần chủ động xây dựng phương hướng sản xuất
kinh doanh cho riêng mình-đặc biệt là kế hoạch đầu tư phát triển nhằm nâng cao chất lượng
sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh và mở rộng thị trương.
II. Hoạt động đầu tư phát triển của công ty cổ phấn phát triên phát thanh
truyền hình giai đoạn 2005-2010
1. Tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển đối với công ty BDC
1.1. Đầu tư phát triển-điều kiện kiên quyết cho sự tồn tại và phát triển của
doanh nghiệp
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp là hoạt động sử dụng các
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất.nguồn lực lao động và trí tuệ để
xây dựng, sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị
và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực
hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này
nhằm duy trì tiềm lực mới cho nền kinh tế -xã hội, tạo ra việc làm và
nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội.
Như vậy ta có thể thấy đầu tư phát triển là điều kiện kiên quyết cho

sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bất kì một lĩnh vực nào trong
doanh nghiệp cũng cần phải đầu tư cả về vật chất, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Công ty BDC cũng không nằm
ngoài quy luật đó.
Bên cạnh đó mặc dù có lợi thế là một trong những công ty hàng
đầu cung cấp dịch vụ công nghệ phát thanh truyền hình Việt Nam, công
ty cũng vẫn phải đối mặt với tình hình cạnh tranh ngày một gay gắt từ
các công ty nước ngoài có lợi thế hơn BDC về vốn và công nghệ. Ngoài
ra các đối thủ cạnh tranh truyền thống của công ty BDC về công nghệ
phát thanh truyền hình trong nước cũng bắt đầu chú trọng đổi mới thiết
bị công nghệ để có thể sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt,
giá thành hạ, gây cho công ty áp lực cạnh tranh không nhỏ như công ty
TQT, VTC, EMI-TEC…; và cùng với đó là sự xuất hiện ngày một nhiều
các công ty tư nhân kinh doanh vật tư phát thanh truyền hình.
Như vậy nhìn chung là trình độ thiết bị công nghệ của các công ty
cùng ngành đang được đổi mới và nâng lên từng ngày. Chính vì thế để
tạo được ưu thế cạnh tranh so với các đối thủ, công ty BDC cần đẩy
mạnh đầu tư đổi mới máy móc thiết bị công nghệ, đào tạo nguồn nhân
lực nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, hay nói cách
khác là phải đẩy mạnh họat động đầu tư phát triển
1.2. Vai trò của đầu tư phát triển đối với việc thực hiên nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Chính phủ về phát triển phát thanh truyền hình của công ty
BDC
Nghị quyết số 41/2004/QH11 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam Khóa XI, kỳ họp thứ sáu đã đề ra các nhiệm vụ cụ
thể cho lĩnh vực phát triển Phát thanh và truyền hình là:
“Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững đi đôi với quản lý tốt; tiếp thu
có chọn lọc kinh nghiệm thế giới, khu vực và phù hợp với điều kiện,
phong tục, tập quán của Việt Nam, từng bước hội nhập khu vực và quốc
tế, từng bước đổi mới công nghệ phát thanh, hiện đại hóa hệ thống sản

xuất chương trình, truyền dẫn phát sóng phát thanh”
“Phát triển sự nghiệp phát thanh phải gắn liền với nâng cao phẩm
chất chính trị, trình độ chuyên môn và từng bước cải thiện đời sống của
các cán bộ, viên chức; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành liên quan
và các địa phương thực hiện quy hoạch phát triển chung của hệ thống
phát thanh toàn quốc.”
“Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng các chương trình trên sóng phát thanh, chú trọng
các chương trình phát thanh tiếng dân tộc ít người; tăng cường chất lượng phủ sóng phát thanh,
tiếp tục phủ sóng ở các vùng lõm, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo”
Trong bản “Quy hoạch phát triển phát thanh” cũng chỉ rõ nhiệm vụ
của Đài Tiếng Nói Việt Nam và các đơn vị trực thuộc như sau:
“Phối hợp chặt chẽ với các đài phát thanh địa phương trong việc
phát triển phương tiện thu nghe, hệ thống truyền thanh cơ sở, đài công
cộng và trong việc sản xuất chương trình, truyền dẫn, phủ sóng, góp
phần quan trọng phát triển toàn diện hệ thống phát thanh hiện đại gắn
liền với tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao
trong hệ thống phát thanh”
“Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và
công nghệ mạng máy tính âm thanh trong việc sản xuất chương trình;
xây dựng mô hình sản xuất chương trình phù hợp với tổ chức hệ
chương trình mới; thống nhất về công nghệ, quy mô và thực hiện số hóa
hệ thống lưu trữ âm thanh”.
“Tăng cường khả năng trao đổi thông tin, chương trình với các đài
địa phương và các đài nước ngoài; tăng thời lượng phát thanh trực tiếp
tại phòng thu và từ các địa điểm có sự kiện thông qua xe thu lưu động
và cơ sở hạ tầng viễn thông lên 50% vào năm 2010 và 70% vào năm
2015.”
Từ đó ta có thể thấy thông qua hoạt động đầu tư phát triển -đặc biệt
là đầu tư vào nhân lực, khoa học công nghệ- công ty BDC đã đóng góp
vào sự nghiệp phát triển phát thanh truyền hình chung của đất nước.

Như vậy đầu tư phát triển tại công ty BDC, xét về một khía cạnh nào đó
còn là phương tiện, cách thức để công ty thực hiện nghĩa vụ chính trị
với Đảng và Chính phủ
2. Tình hình huy động vốn đầu tư phát triển của công ty BDC qua các năm
2.1. Đánh giá chung về nguồn vốn đầu tư phát triển của công ty BDC.
Vốn đầu tư là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất cho doanh
nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn đầu tư giúp
doanh nghiệp hoạt động được liên tục, mở rộng sản xuất, mua sắm máy
móc thiết bị cho quá trình sản xuất, đào tạo nhân lực và phát triển khoa
học công nghệ.
Từ khi mới thành lập và đi vào hoạt động (năm 1979), là một doanh
nghiệp nhà nước nên công ty BDC chỉ thuần túy thực hiện các kế hoạch
do Nhà nước giao về mặt khối lượng sản phẩm cũng như chủng loại,
mẫu mã. Hàng năm Công ty được cấp vốn từ ngân sách nhà nước để
hỗ trợ phát triển. Tuy nguồn vốn chiếm tỷ trọng không cao nhưng cũng
đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển của công ty. Bên cạnh
nguồn vốn ngân sách thì nguồn vốn kinh doanh của công ty được bổ
sung từ kết quả hoạt động kinh doanh của và từ việc huy động vốn từ
bên ngoài bằng việc vay ngắn hạn, vay dài hạn của ngân hàng và các tổ
chức tín dụng khác.
Năm 2008, công ty chính thức chuyển đổi từ loại hình Doanh
nghiệp Nhà nước sang Công ty cổ phần theo quyết định số 1133/QĐ-
TNVN ngày 30/11/2007 của Đài tiếng nói Việt Nam. Công ty được quyền
phát hành các loại chứng khoán ra thị trường, có thể huy động vốn bằng
cách phát hành các cổ phần mới tới các nhà đầu tư và Công ty cũng có
thể dùng vốn chủ sở hữu để mua chính cổ phần của mình nhằm thu hồi
lượng cổ phần đã phát hành về. Từ khi cổ phần hóa, công ty đã tự xây
dựng cho mình phương hướng sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ, tự
mình quyết định và thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển nhằm cải
tạo, sửa chữa và đổi mới TSCĐ; đào tạo nhân lực khoa học công nghệ

nhằm nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh.
Ta có thể xem xét tình hình về vốn kinh doanh của công ty trong
một vài năm gần đây qua bảng số liệu tổng hợp sau:
Bảng 4: Tình hình nguồn vốn đầu tư phát triển tại công ty BDC
giai đoạn 2005-2010
Nguồn vốn Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Vốn chủ sở hữu 5.635 5.811 6.088 12.210 13.274
-Lợi nhuận để lại 244 254 283 243 260
-Quỹ khấu hao 3.501 3.452 3.225 3.326 3.354
-Phát hành cổ phiếu 0 0 0 1.500 3.000
-Khác 1.890 2.105 2.326 2.214 1.423
Vốn ngân sách và TDĐT 6.500 6.400 6.200 930 1.100
Vốn vay 12.843 12.303 13.130 17.353 18.972
-Tín dụng ngân hàng 10.837 10.825 12.256 14.143 11.313
-Vay nhân viên 0 0 254 6.400 7.200
-Khác 1.006 1.478 1.874 1.710 1.659
Tổng 21.978 23.014 26.418 27.256 28.319
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty BDC các năm 2005-2010)
Có thể nhận thấy rằng nguồn vốn huy động của công ty tăng dần
qua các năm nhưng tỷ lệ gia tăng không cao. Mức tăng trưởng bình
quân của toàn hệ thống là 5,21%, đặc biệt giai đoạn 2008-2009 chỉ là
1,2%. Trong những năm 2008-2009 tình hình kinh tế thế giới, khu vực bị
suy thoái và bất ổn định đã ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế của
nước ta. Công ty BDC chịu sự quản lý của Nhà nước do đó cũng ít
nhiêu bị ảnh hưởng. Trước tình trạng đó, công ty BDC đã từng bước
tháo gỡ những khó khăn và tìm phương hướng nhằm khơi thông nguồn
vốn.
2.2. Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty:
2.2.1. Nguồn lợi nhuận để tái đầu tư
Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa thu nhập và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong

một thời kỳ nhất định. Sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chuyển lỗ theo quy định của
Luật thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp tự quyết định việc trích lập các quỹ theo
mục đích của mình.
Lợi nhuận để lại để tái đầu tư là một nguồn tài trợ quan trọng cho
hoạt động đầu tư mua sắm, đổi mới máy móc thiết bị của công ty BDC.
Hàng năm, công ty trích lập một phần lợi nhuận sau thuế để hình thành
nên quỹ phát triển sản xuất. Việc trích lập, sử dụng và quản lý quỹ phát
triển sản xuất do công ty tự tiến hành và phải đảm bảo thực hiện đúng
mục đích khi hình thành quỹ. Hiện nay, theo quyết định của Hội đồng
quản trị, công ty đã tiến hành trích lập quỹ phát triển sản xuất với tỷ lệ là
25% lợi nhuận sau thuế. Với mức trích như vậy, từ số liệu bảng kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2008 và 2009, ta có
thể đễ dàng tính được công ty đã bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất
243 và 256 triệu VNĐ. Tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn trong
một vài năm gần đây đã làm nguồn vốn từ quỹ này tăng chậm.
Hiện tại, công ty đang thực hiện phân chia cổ tức cho các cổ đông
với tỷ lệ chi trả cổ tức là 23%. Đây là mức chi trả hợp lý, bởi với mức
này các cổ đông vẫn có lợi hơn so với đầu tư theo các phương thức
khác như gửi tiết kiệm hoặc cho vay, đồng thời cũng không ảnh hưởng
tới việc trích lập các quỹ phát triển sản xuất của công ty.
2.2.2. Quỹ khấu hao
Tài sản cố định (TSCĐ) của công ty khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh sẽ không tránh khỏi hao mòn (bao gồm cả hao mòn
hữu hình và vô hình), giá trị hao mòn đó được chuyển dịch vào giá trị
sản phẩm và gọi là khấu hao TSCĐ. Sản phẩm được sản xuất ra sau khi
tiêu thụ thì số khấu hao TSCĐ trên được giữ lại và được sử dụng để tái
sản xuất TSCĐ.
Như vậy, huy động vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, công nghệ
bằng sử dụng nguồn khấu hao là hoàn toàn phù hợp. Vấn đề đặt ra là
cần phải khai thác nguồn khấu hao như thế nào để có thể đạt được hiệu

quả cao nhất. Với TSCĐ chủ yếu là thiết bị vật tư kỹ thuật dùng
cho ngành phát thanh truyền hình, thông tin có giá trị cao, nhanh
lạc hậu và hao mòn vô hình lớn; hiện tại, công ty thực hiện việc tính
và trích khấu hao TSCĐ phương pháp khấu hao nhanh. Áp dụng
phương pháp này không chỉ nhằm thu hồi vốn nhanh, hạn chế được tổn
thất do hao mòn vô hình mà còn giúp cho công ty có thể tập trung được
vốn để đổi mới máy móc thiết bị kịp thời. Ngoài ra, do công ty vẫn làm
ăn kinh doanh có lãi nên việc áp dụng phương pháp khấu hao nhanh là
hoàn toàn hợp lý
Theo đó, khung thời gian trích khấu hao bình quân TSCĐ của công
ty như sau:
Các loại máy phân tích phổ, máy hiện sóng: 7 năm
Các loại máy đo công suất: 5 năm
Dụng cụ quản lý và đo lường : 3 năm
Phương tiện vận tải : 4 năm
Công cụ, dụng cụ: 5 năm
Nhà xưởng: 15 năm
Với cách tính khấu hao như trên ta có thể thấy số trích khấu hao qua các năm trên bảng số
liệu 4. Phần lớn số tiền trong quỹ khấu hao công ty dùng để đầu tư mua sắm, sửa chữa Tài sản
cố định (chiếm trên 70%); còn lại dùng để trả lãi vay.
2.2.3. Vốn huy động qua phát hành cổ phiếu:
Thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã đi vào hoạt động từ tháng
7/2000, nhưng quy mô hoạt động còn nhỏ bé, dung lượng giao dịch
không đáng kể, hơn nữa mới mang tính chất thu lợi ngắn hạn; vì vậy
trong tương lai gần khó có thể coi đây là hình thức huy động vốn có
nhiều triển vọng. Tuy vậy phát hành cổ phiếu ra công chúng vẫn là một
kênh huy động vốn quan trọng đối với công ty BDC sau cổ phần hóa.
Công ty BDC phat hành cổ phiếu căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu được
ghi trong điều lệ của Công ty. Hiện tại, công ty mới chỉ phát hành cổ phiếu
cho các nhà đầu tư chiến lược và cán bộ công nhân viên trong công ty

nhằm gia tăng vốn điều lệ. Mục đích của Công ty là gắn kết quyền lợi và
nghĩa vụ của cán bộ công nhân viên với Công ty, mọi người đều có trách nhiệm
bảo vệ tăng cường hiệu quả sử dụng vốn. Công ty đã căn cứ vào thâm niên,
thành tích trong công tác để cán bộ nhân viên được mua với giá ưu đãi.
Công ty đã có 2 đợt phát hành riêng lẻ cổ phiếu vào năm 2008,
2009 với 1.250.000 va 2.500.000 cổ phiếu mệnh giá 12.000VNĐ. Tổng
lượng vốn huy động được là 1,5 tỷ VNĐ và 3 tỷ VNĐ.
2.3. Vốn ngân sách và Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước:
Vốn ngân sách là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước (ngân
sách trung ương, ngân sách địa phương) cho các dự án đầu tư và các
công trình xây dựng. Trong giai đoạn gần đây, các doanh nghiệp Nhà
nước không còn được ưu đãi so với các thành phần kinh tế khác như
trước đây. Bởi vậy trong các nguồn vốn huy động thì nguồn vốn ngân
sách Nhà nước cấp là không lớn và có xu hướng giảm liên tục trong giai
đoạn 2005-2008 (thực tế vốn ngân sách đã bắt đầu giảm từ năm 2000)
Năm 2005 ngân sách cấp 6.500 triệu đồng năm 2006 giảm xuống còn
6400 triệu đồng, và đến năm 2007 còn 6200 triệu đồng. Tuy nhiên từ
sau khi thực hiện cổ phần hóa (đầu năm 2008), công ty không còn được
cấp vốn ngân sách nữa.
Nguồn vốn tín dụng nhà nước cho đầu tư phát triển có tác dụng tích cực trong việc giảm
đáng kể bao cấp trực tiếp của Nhà nước. Vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ
trong tổng vốn đầu tư huy động. Hiện công ty được vay vốn ưu đãi đối với các trường hợp sau:
-Các dự án có tính khả thi cao và nằm trong quy hoạch phát triển
phát thanh truyền hình của Chính phủ hoặc Đài Tiếng Nói Việt Nam.
-Những dự án đòi hỏi tính cấp thiết hoặc được sự chỉ đạo của Chính phủ.
2.4. Nguồn vốn vay của công ty
2.4.1.Vốn tín dụng ngân hàng
Đây là một hình thức huy động vốn khá phổ biến hiện nay. Nếu
thực hiện theo phương thức huy động vốn này đoanh nghiệp phải trả
vốn gốc và lãi vay sau một thời gian nhất định. Đây là một nguồn vốn có

nhiều ưu thế do lãi vay phải trả được trừ ra trước khi tính thu nhập chịu
thuế song doanh nghiệp để tiếp cận được nguồn vốn này thì cần phải có
tài sản cầm cố, thế chấp hoặc phải có lòng tin đối với các ngân hàng.
Ngoài ra, khi vay vôn sẽ làm cho hệ số nợ của doanh nghiệp tăng cao
khiến doanh nghiệp luôn có nguy cơ gặp rủi ro về mặt tài chính.
Vốn tín dụng ngân hàng là nguồn vốn quan trọng của công ty,
thường chiếm trên 30% tổng lượng vốn huy động. Công ty chủ yếu vay
vốn ngân hàng theo các dự án. Lượng vốn huy động hàng năm phụ
thuộc vào số lượng và quy mô của các dự án. Thông thường các ngân
hàng cho công ty vay từ 50-60% giá trị của dự án. Mặt khác, trong
những năm gần đây do nhu cầu đầu tư tăng, đặc biệt là nhu cầu đổi mới
máy móc công nghệ, công ty đã phải vay ngân hàng, một lượng vốn khá
lớn. Điều này sẽ khiến công ty đứng trước nguy cơ gặp rủi ro về mặt tài
chính rất lớn kể cả khi công ty đang kinh doanh có lãi.
2.4.2. Vốn vay cán bộ công nhân viên
Vay cán bộ công nhân viên trong công ty là hình thức khá phổ biến
hiện nay tại các doanh nghiệp. Song không phải tất cả các doanh
nghiệp đều có thể áp dụng hình thức này. Chỉ doanh nghiệp nào làm ăn
kinh doanh có hiệu quả, mức thu nhập của cán bộ công nhân viên cao
mới có thể huy động vốn vay từ cán bộ công nhân viên.
Trước tình hình nguồn vốn bên trong còn hạn hẹp và nguồn vốn
huy đông bên ngoài còn gặp nhiều khó khăn hạn chế, công ty BDC đã
chủ động vay vốn từ nguồn tiết kiệm nhàn rỗi của các cán bộ công nhân
viên trong công ty. So với vay ngân hàng thì vay vốn từ cán bộ công
nhân viên có hạn chế là số vốn vay không lớn nhưng lại có thể vay trong
một thời gian dài, không cần phải thế chấp tài sản đồng thời sẽ tạo ra sự
gắn bó mật thiết giữa cán bộ công nhân viên và doanh nghiệp, thúc đẩy
họ tích cực hơn trong lao động và có ý thức hơn trong việc bảo quản,
giữ gìn tài sản. Hiện công ty vẫn duy trì mức lãi suất vay nhân viên cao
hơn lãi suất huy động của ngân hàng một chút, đảm bảo cho họ vẫn có

lãi hơn khi gửi ngân hàng.
Như vậy nhờ chính sách vay vốn cán bộ công nhân viên, Công ty
đã cải thiện dần được phần nào sự mất cân đối trong cơ cấu nguồn vốn
và sử dụng vốn, tránh được áp lực phải trả lãi khi vay ngân hàng, bảo
đảm đáp ứng đầy đủ nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh
doanh và đặc biệt là nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công
nhân viên trong lao động sản xuất kinh doanh.
3. Hoạt động tổng vốn đầu tư phát triển tại công ty BDC theo các nội dung
3.1. Về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động đầu tư nhằm tái tạo tài sản cố
định của doanh nghiệp và bao gồm các hoạt động chính như: Xây lắp,
mua sắm và sửa chữa máy móc thiết bị. Đầu tư xây dựng cơ bản là điều
kiện tiên quyết của bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh.
Nó tạo ra năng lực sản xuất, chế biến các nguyên vật liệu đầu vào thành các
sản phẩm đầu ra, một trong những yếu tố quan trọng nâng cao chất lượng sản
phẩm, cải tiến mẫu mã, hạ giá thành tăng cường khả năng cạnh tranh.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, Công ty BDC luôn quan tâm đến công tác
đầu tư xây dựng cơ bản. Cùng sự tăng lên của vốn đầu tư thì hoạt động
đầu tư xây dựng cơ bản là hoạt động chính nhằm mở rộng sản xuất và
nâng cao chất lượng sản phẩm của Công ty.
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐT XDCB) chiếm một tỷ lệ vốn lớn trong
tổng vốn đầu tư thực hiện của công ty BDC (thường từ 35-40%). Ta có
thể xem xét tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của Công ty qua bảng số
liệu sau:
Bảng 5: Tình hình đầu tư XDCB của công ty BDC giai đoạn 2005-2010
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng VĐT
21.978 23.014 26.418 27.256 28.319
Đầu tư XDCB 7.719 8.110 9.783 9.307 9.885
Tỷ trọng so với

VĐT (%)
35,12 35,24 37,03 34,12 34,89
(Nguồn: phòng kế toán thống kê-công ty BDC) Đơn vị: triệu đồng
Bảng 5 đã cho thấy vốn đầu tư vào xây dựng cơ bản của công ty
tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2005-2010. Đây là giai đoạn
công ty mở rộng sản xuất và đổi mới nhiều máy móc thiết bị, do đó tỷ
trọng vốn đầu tư XDCB trong tổng VĐT của công ty cũng tăng. Từ năm
2005 đến năm 2007 tỷ trọng VĐT XDCB đã tăng từ 35,12% đến 37,03%,
nhưng đến năm 2008 do cơn bão khủng hoảng của kinh tế thế giới đã
ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế trong nước, công ty buộc phải thu
hẹp sản xuất, dẫn đến tỷ trọng Vốn đầu tư XDCB lại giảm xuống, và còn
34,89% vào năm 2009. Vốn đầu tư XDCB này được tập trung vào mua
sắm đổi mới máy móc thiết bị, xây dựng nhà xưởng, và sửa chữa tài
sản cố định. Cơ cấu các khoản chi được thể hiện trong bảng số liệu
dưới đây:
Bảng 6: Cơ cấu các khoản mục đầu tư XDCB của công ty BDC
giai đoạn 2005-2010

×