Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

BTL luật hành chínhThời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em ở các trường mầm non tư thục có dấu hiệu gia tăng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.83 KB, 13 trang )

MỞ ĐẦU
“ Trẻ em như búp trên cành, biết ngủ, biết học hành là ngoan.” Câu thơ
chứa chan tình yêu thương trẻ em của bác Hồ cứ mãi lay động cõi lòng của
mỗi người Việt Nam. Tuy nhiên, những vụ bạo hành trẻ em xuất hiện ngày càng
nhiều, ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ tương lai, những mầm non của đất nước. những
vụ bạo hành được phát hiện chủ yếu xảy ra ở những trường, lớp mầm non nên.
Việc bạo hành trẻ, dù với bất cứ lý do nào cũng đều không thể chấp nhận. Nhận
thấy được những ảnh hưởng nghiêm trọng của việc bạo hành đó em đã chọn đề 1
làm bài tập lớn học kì:
Đề bài : Thời gian gần đây tình trạng bạo hành trẻ em ở các trường mầm
non tư thục có dấu hiệu gia tăng.
Câu hỏi đặt ra:
1. Phân tích các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến
vấn đề bạo hành trẻ em trong trường học.
2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em
trong trường học.
3. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ
em ở trường học.

1


NỘI DUNG
1. Phân tích các quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên
quan đến bạo hành trẻ em trong trường học.
1.1. khái niệm trẻ em và bạo hành trẻ em
Có rất nhiều khái niệm về trẻ em được nêu ra trong đó:
Theo công ước Quốc tế xác định trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ khi luật
pháp ở các nước cụ thể quy định tuổi thành niên.
Luật pháp Việt Nam quy định trẻ em là người dưới 16 tuổi. Thuật ngữ "trẻ
em" không cần thiết phải có nghĩa là một đứa trẻ mà có thể gồm cả trẻ em trưởng


thành cũng như trẻ em trưởng thành không phụ thuộc. Không có các định nghĩa về
các thuật ngữ khác được sử dụng để miêu tả người còn trẻ như "thanh niên", "vị
thành niên," hay "thiếu niên" trong luật pháp quốc tế. Khái niệm này của Việt Nam
không có gì trái với công ước quốc tế vì việc xác định độ tuổi của trẻ em phụ thuộc
vào yếu tố nhân chủng học, các trỉ số phát triển tâm lí, thể lực trí lực của con người
nói chung. Cũng như các điều kiện kinh tế, Xã hội của mỗi quốc gia. Vì thế ngay từ
điều 1 công pháp quốc tế về quyền trẻ em đã quy định “ Trừ trường hợp pháp luật
quốc gia áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Trẻ em không
hải là người lớn thu nhỏ, mà chúng vận động và phát triển theo quy luật khác với
người lớn, về thể chất, tinh thần, đạo đức và xã hội. Chính vì vậy trẻ em không thể
tự chăm sóc và bảo vệ mình nên đòi hoirphair có sự chăm sóc và bạo vệ của người
lớn.
Bạo hành trẻ em được hiểu là sự ngược đãi về thể xác, tinh thần, tình dục
hay bằng lời nói đối với các em nhỏ, những người chưa phát triển một cách đầy đủ
về thể chất, tinh thần và trí tuệ. Bạo hành trẻ em có thể xảy ra ở bất cứ đâu, từ các
tổ chức ngoài xã hội, trong nhà trường cho đến ngay cả trong gia đình của các em.
2


Có nhiều hình thức bạo hành trẻ em, trong đó có bỏ bê, bạo hành tình cảm / bạo
hành tâm lý, bạo hành thể chất; bạo hành tình dục…
1.2. Khái quát chung về vi phạm hành chính và vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giáo dục.
a) Vi phạm hành chính.
- Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện,
vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
(Điều 1. Luật xử lý vi phạm hành chính 2012).
b) Vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
Hiểu một cách chung nhất thì vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo

dục chính là vi phạm các nội dung hoạt động nhằm truyền thu tri thức và
kinh nghiệm, rèn luyện kĩ năng và lối sống, chuẩn bị cho đối tượng của giáo
dục tham gia hoạt động, đi vào đời sống xã hội và nâng cao chất lượng cuộc
sống.
Hiểu theo pháp lí vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là một
dạng vi phạm hành chính nói chung được thể hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
bởi các cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định quản lí nhà nước trong lĩnh
vực giáo dục, mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp lệnh sử
lý vi phạm hành chính và nghị định của chính phủ về sử lý vi phạm hành
hính trong lĩnh vực giáo dục phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
Chủ thể vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục là cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính và có năng lực chịu
trách nhiệm hành chính, chủ thể tham gia thường có bốn đối tượng: Cơ sở

3


giáo dục, người học, người dạy và người có trách nhiệm trong lĩnh vực giáo
dục.
1.3. Quy định của pháp luật về vi phạm hành chính liên quan đến
bạo hành trẻ em ở trường học.
Bạo hành trẻ em ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện
nay. nhiều vụ việc xảy ra gây hậu quả nghiêm trọng cho trẻ em và gia đình,
gây bức xúc trong dư luận xã hội. Trên cơ sở đó, để hạn chế vấn đề dố nhà
nước ta đã bạn hành ra các quy định về vi phạm hành chính liên quan đến
bạo hành trẻ em đặc biệt trong trường học.
* Nội dung của Điều 40 (sửa đổi, bổ sung Điều 65) trong dự thảo sửa đổi Hiến
pháp năm 1992 có quy định như sau: 1. Trẻ em có quyền được gia đình, nhà
trường, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục. 2. Nghiêm cấm hành hạ,
ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm

quyền trẻ em.
Thực tế cuộc sống hiện nay cho thấy, tình trạng trẻ em (nhất là trẻ em gái) bị
kích động bạo lực trong học đường, bị dụ dỗ rồi bị hiếp dâm, cưỡng dâm, bị bán ra
nước ngoài... Thậm chí dụ dỗ và cả trên mạng dành cho trẻ em cũng bị tung lên
những hình ảnh khiêu dâm, kích dục làm suy đồi đạo đức, thuần phong mỹ tục và
gây ảnh hưởng xấu đến tâm lý các em.
Điều 75 luật giáo dục quy định về các hành vi nhà giáo không được
làm, trong đó tại khoản 1 có đề cập: “ xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm
phạm thân thể của người học” .
Tại điểm e khoản 1 điều 118 quy định về các trường hợp xử lí vi phạm
của luật giáo dục có quy định : “1 người nào có một trong các hành vi sau
đây tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỉ luật, xử phạt vi phạm
4


hành chính, hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây ra thiệt hại thì phải
bồi thường theo quy định của pháp luật:
e. xâm phạm nhân phẩm, thân thể nhà giáo; ngược đãi hành hạ người
học.”
Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em năm 2004 thể hiện rõ quan điểm
tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em: “ trẻ em được gia đình, nhà nước và xã
hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể nhân phẩm và danh dự ,” “ mọi
hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường
của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật ” (theo điều 14 và
khoản 2 điều 6 luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định ).
Điều 8 nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số quy định của luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em bao gồm:
Điều 8. Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua, bán, đánh tráo
trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha, mẹ,
người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của

người khác.
1. Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn,
uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi
có môi trường độc hại, nguy hiểm.
2. Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi
mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ
em.
3. Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn
để thể xác và tinh thần.
5


4. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn khác để chiếm đoạt,
bắt cóc trẻ em, cách ly trẻ em khỏi cha, mẹ, người giám hộ.
5. Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm
trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.
6. Mua, bán trẻ em dưới mọi hình thức.
7. Đánh tráo trẻ em vì bất cứ mục đích gì.
8. Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em dưới mọi hình thức làm cho trẻ em thù ghét
cha, mẹ, người giám hộ.
9. Xúi giục, kích động, lừa dối trẻ em xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm và
danh dự của người khác.
Một số biện pháp xử lí vi phạm hành chính về bạo hành trẻ em trong
học đường, tại Điều 21 nghị định 138/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục:
“Điều 21. Vi phạm quy định về kỷ luật người học, ngược đãi, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm người học
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi kỷ
luật buộc người học thôi học không đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xúc

phạm danh dự, nhân phẩm, ngược đãi, xâm phạm thân thể người học.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6
tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này
4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc hủy bỏ các quyết định trái pháp
luật và khôi phục quyền học tập của người học đối với hành vi vi phạm quy
định tại Khoản 1 Điều này.”

6


Như vậy từ những quy định của pháp luật về chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ em chúng ta có thể khăng định cơ sở pháp lí về những điều luật
trên là xuất phát từ thực tiễn, nhìn nhận và đánh giá mối quan hệ giữa lí luận
và thực tiễn những bất cập cảu bạo hành trẻ em.Do đó vấn đề đưa ra những
quy định để xử phạt hành chính trong lĩnh vực này là hoàn toàn cần thiết và
quan trọng. Để những thế hệ mầm non tương lai của đất nước có được môi
trường đào tạo tốt nhất.
2. Bình luận về thực tiễn vi phạm hành chính liên quan đến vấn đề bạo
hành trẻ em ở trường học.
2.1. khái quát chung về vấn đề bạo hành trẻ em ở trường học.
Trong thực tế hằng ngày, chúng ta bắt gặp rất nhiều những hành vi xâm
phạm các quy tắc quản lý nhà nước tuy chưa nguy hiểm đến mức được coi là
tội phạm, nhưng cần được xử lý kịp thời để đảm bảo an ninh, trật tự an toàn
xã hội những hành vi ấy được gọi chung là vi phạm hành chính . Đối với nước
ta, tình trạng bạo lực trẻ em trong những năm gần đâydiễn biến phức tạp và có xu
hướng gia tăng. Trong hai năm 2008-2009, cả nước đã xảy ra 5.956 vụ (bình quân
gần 3.000 vụ một năm), trên 100 vụ giết trẻ em và 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em
được phát hiện và xử lý, trong đó có rất nhiều vụ gây bức xúc trong dư luận xã
hội. . Ví dụ như vụ việc 29/3/2017, cô giáo mầm non bạo hành trẻ 4 tuổi ở
Hà Nội. Bằng việc nhốt bé trong nhà vệ sinh với ly do bé xô xát với bạn

khác. Đó là hành vi trái đạo đức, trái lương tâm nghề nghiệp người nhà giáo
và là hành vi vi phạm pháp luật, và cần được xử lí một cách nghiêm khắc và
triệt để.Hay Như vụ bảo mẫu “ tắm đòn” một bé gái ba tuổi tháng 11/2010
khiến cho dư luận không khỏi xôn xao phẫn nộ trước clip “ tắm đòn” cho trẻ
của một bảo mẫu… và còn nhiều những vụ việc khác tính chất và mức độ vi
phạm cũng như hậu quả xảy ra không hề nhẹ. Như vậy từ thực trạng và
7


những minh chứng từ những vụ án nói trên cho chúng ta thấy bên cạnh sự an
toàn, ổn định môi trường học tập của trẻ em hiện nay đã và đang phải đối
mặt với những mối đe dọa từ sự bạo hành, đặc biệt ở trong môi trường sư
phạm. Vậy nguyên nhân là do đâu?
* Tại nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:
Việt Nam có hai cơ quan quane lý nhà nước liên quan đén trẻ em gồm
cục bảo vệ chăm sóc trẻ em (thuộc bộ lao động thương bih và xã hội) và vụ
giáo dục mầm non (thuộc bộ giáo dục và đào tạo). Bên cạnh đó, còn có một
hệ thống quản lý tại các địa phương và các tổ chức chính trị xã hội. Nhưng
hầu hêt những vuj bạo hành hay sai phạm trong trường mầm non được phát
hiện là do phụ huynh, người dân và các cơ quan báo chí. Việc cấp pháp các
trường mầm non tư thục, các cơ sở trông giữ tư nhân, lẫn hoạt động quản lý
các đơn vị này hầu như bị buông lỏng trong thời gian qua. Việc này thể hiện
hàng nghàn cơ sở trường mầm non tư thục và cơ sở trông giữ không đủ tiêu
chuẩn vẫn được cấp phép thành lập. Không thể nói các tổ chức xã hội,các tổ
chức xã hội… không biết.rõ dàng nếu các cơ quan quản lý chuyên ngành lẫn
chính quyền địa phương làm đúng chức trách của mình thì không thể có
những cơ sở mầm non chưa đạt tiêu chuyển quy định của luật được thành
lập, cũng koong thể có các giáo viên chưa có trình độ chuyện môn trông dạy
trẻ tại các trường này.
2.2. Một số nguyên nhân dẫn đến bạo hành trẻ em ở trường học.



Gia đình và xã hội

Gia đình cử những trẻ bị bạo lực không thể không có trách nhiệm. Họ đã
không tìm hiểu kĩ và quan tâm hơn đến cơ sở mầm non mà họ sẽ gửi gắm
con của họ. Cho dù vì lý do bươn trải cơm áo gạo tiền hay lý do tin tưởng
trung tâm giáod dục thì vẫn là điều đáng trách đối với các phu huynh. Họ
8


gần như giao phó hoàn toàn con của mình cho nhà trường, cho giáo viên.
Nếu có gì bất thường với con thay vì tìm hiểu nguyên nhân thì họ lại trước
tiếp hỏi cô giáo. Và luôn nhận lại nhưng câu trả lời là do con của họ quá
nghịch. Ngay cả nhưng việc như họ gửi tiền phong bì cho giáo viên để có thể
quan tâm đén con họ hơn, tất nhiên những gia đình khó khăn con của hộ sẽ
bị thiệt thòi hơn. Nghĩa là họ biết có những vụ bạo hành trong cơ sơ mầm
non và họ sẵn sang bỏ tiền ra để chuyện đó không sảy ra với con của mình.
Khi việc bạo hành sảy ra họ quay lại đổ hết tội lõi cho giáo viên, nhà trường,
cho các cơ quan quan lý. Và họ cho rằng mình chỉ là nạn nhân cho sự mất
nhân tính của giáo viên, nhà trường



Nhà trường

Ở một trường mầm non không quan tâm đến chất lượng giáo dục mà chỉ
quan tâm đến lợi nhuận thu được. Tuyển người chưa đào tạo hoặc đào tạo
ngắn ngày để giảm chi phí lương và tăng lợi nhuận, gây áp lực kinh tế cho
giáo viên. Một số chủ cơ sở, trường tư thục xem việc kinh doanh giáo dục là

một loại hình kinh doanh béo bở, nên họ sẵn sang xây dựng và hoạt động dù
không có chuyên môn nghề nghiệp, dù không đủ điều kiện vật chất, trang
thiết bị dạy học. Một số trường nhồi nhét một số lượng học sinh quá đông,
vượt qua khả năng chăm sóc của giáo viên dẫn đến chất lượng chăm sóc
kém. Các trường vẫn đặt nặng vân sđè chạy đoa thành tích tạo áp lực cho
giáo viên.


Giáo viên

Giáo viên nhưng người nuôi dạy trẻ hàng ngày phải chịu nhiều áp lực về
công việc, những mối quan hệ trong gia đình, xã hội. Họ rất rễ rơi vào trạng
thái căng thẳng tâm lý dẫn đến xúc cảm, hành vi tiêu cực như dận cá chém
9


thớt trong ứng sư với trẻ em. Một cố người luôn so sánh một đứa trẻ này với
đứa trẻ khác cùng tuổi và gây áp lực cho trẻ bằng những hình phạt. Có rất
nhiều giaó viên chưa qua đào tạo chuyên ngành về giáo dục mầm non nên
không đủ chình độ chuyên môn để chăm sóc và dạy trẻ. Mặc dù đã qua đào
tạo nhưng lại thiếu ý thức trách nhiệm của một giáo viên, làm việc một cách
đối phó, thiếu tinh thần trách nhiệm, không có niềm đam mê thực sự không
có đạo đức nghề nghiệp, không có tâm huyết vơi nghề.
 Về phía đứa trẻ
Mỗi đứa trẻ sinh ra với khí chất khác nhau, có em nóng nảy, có em ưu tư,
bình thản… Vì vậy khi thực hiện yêu cầu của người nuôi dạy mỗi em biểu hiện rất
khác nhau. Người chăm sóc trẻ lại so sánh theo cách thông thường là đều trẻ con
sao đứa này ăn nhanh và cho là ngoan, nghe lời; đứa kia ăn chậm bị cho là lì lợm,
không nghe lời. Bên cạnh đó, đặc điểm tâm lý của mỗi giai đoạn là khác nhau nên
nhu cầu và biểu hiện của mỗi trẻ là riêng biệt. Tuy nhiên, một số người chăm sóc

không nhận thức được lại gắn cho trẻ cái mác là “hư", “lì lợm”, “bướng bỉnh”.
2. Đề xuất giải pháp hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo
hành trẻ em ở trường học.
Để hạn chế vi phạm hành chính liên quan đến bạo hành trẻ em ở trường
học cần thiết đưa ra những giải pháp sau đây:
* Đối với nhà nước và các cơ quan quản lý giáo dục:
Phân cấp quản lý các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non ngoài công lập.
Quy định rõ trách nhiệm của các cấp quản lý, cấp phép hoạt động đối với các cơ sở
nuôi dạy trẻ. Những đơn vị không đủ điều kiện cơ sở vật chất và nhân lực sẽ không
được cấp phép hoặc buộc ngưng hoạt động.

10


Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng định kỳ nhằm nâng cao năng lực chuyên
môn nghiệp vụ trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ cho cán bộ quản
lý, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở ngoài công lập.
Tăng cường công tác thanh tra, giám sát của các cơ quan chức năng tại các
nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non. Buộc ngưng hoạt động các cơ sở không đủ điều
kiện tiêu chuẩn hoặc vi phạm điều lệ, quy chế trường mầm non.
Các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và đưa ra những chế tài đủ mạnh
nhằm răn đe, ngăn ngừa những hành vi hành hạ, bạo hành trẻ theo cấp, từ quản lý
đến giáo viên, nhân viên khi xảy ra bạo hành trẻ.
Khuyến khích sự giám sát của quần chúng nhân dân tại địa bàn dân cư đối
với hoạt động của nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non ngoài công lập.
* Đối với giáo viên:
Giáo viên, nhân viên, cần nâng cao ý thức, trách nhiệm và kiểm soát hành
động của mình đối với trẻ, không ngừng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ trong
công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất
và tâm lý. Các nhà quản lý tại các cơ sở nuôi dạy trẻ ngoài công lập cần quản lý

chặt chẽ, giám sát hoạt động của giáo viên và nhân viên, phải đặt chất lượng nuôi
dạy trẻ lên hàng đầu. Đây cũng chính là yếu tố quyết định sự tồn tại của cơ sở giáo
dục.
* Đối với phụ huynh:
Các bậc phụ huynh cũng cần có ý thức cảnh giác khi gửi con vào các cơ sở
nuôi dạy trẻ ngoài công lập, thường xuyên theo dõi, kiểm tra thân thể và tâm lý của
trẻ. Nếu thấy các em có những biểu hiện, phản ứng bất thường, cần tìm hiểu rõ
nguyên nhân để kịp thời xử lý, tránh để xảy ra những hành vi bạo hành đáng tiếc
11


xảy ra với trẻ trong một thời gian dài mà không biết. Tình trạng này sẽ để lại hậu
quả không nhỏ cả về mặt thể chất và tâm lý trong tiến trình phát triển của trẻ.
* Đối với nhà trường:
- Sử dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại nhằm kiểm soát trực tiếp hay
gián tiếp hoạt động của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên, giúp họ tự ý thức
hơn về những hành vi, hành động của mình đối với trẻ. Ví dụ như yêu cầu các cơ sở
nuôi dạy trẻ phải gắn camera quan sát. Việc này còn giúp ích cho các bậc phụ
huynh những nhà nghiên cứu dễ dàng quan sát, theo dõi tiên trình phát trình của trẻ,
tránh gây phiền toái cho chính các cơ sở nuôi dạy trẻ khi có những tình huống bất
thường, nguy hiểm xảy ra với trẻ.
- Cần có sự phối hợp và giúp đỡ của các cơ quan chức năng, tổ chức chính
phủ và phi chính phủ, các nhóm công tác, trợ giúp xã hội trong việc tổ chức, quản
lý và hoạt động của các nhóm trẻ, nhà trẻ, trường mầm non ngoài công lập nói
chung và kiểm soát hành vi bạo hành trẻ nói riêng.

KẾT LUẬN
Như vậy bằng việc phân tích đánh giá những biểu hiện của vi phạm hành
chính liên quan đến vấn đề bạo hành trẻ em ở trường mầm non, giúp ta
hiểurằng dù là nguyên nhân chủ quan, hay khách quan… hay nguyên nhân gì

đi nữa thì hành động bạo hành của những người bạo hành trẻ em, dều là
những người mất hết nhân tính, đạo đức. Qua việc phân tích trên cho thấy rõ
hơn về những quy định của pháp luật về vi phạm hành chính cũng như xử lí
vi phạm hành chính. Từ đó góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm về vấn đề
chăm sóc, bảo vệ, trẻ em ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

12


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình luật hành chính Việt Nam nhà xuất bản công an nhân
dân.
2. Nghị định 134/2004/NĐ-CP của chính phủ ngày 14/11/2003 của
chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh xử lí
vi phạm hành chính 2002.
3. Luật giáo dục số 38/2005/QH 11 ngày 14/6/2005 của quốc hội.
4. Số chuyên đề về pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính 2002 tạp chí
dân chủ pháp luật.
5. .
6. />7. Nghị định 144/2013 NĐ-CP xử phatj hành chính về bảo trợ, cứu trợ
xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em.
8. Khóa luận tốt nghiệp xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
9.

giáo dục.
/>
chinh/20112/167558.vov[002402 ]
10. />11. />
13




×