Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Giải pháp hữu ích bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (419.8 KB, 40 trang )

GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

PHÒNG GD&ĐT …
TRƯỜNG THCS ….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
…., ngày …tháng ….năm 20….

BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ NGHỊ TẶNG
THƯỞNG DANH HIỆU “CHIẾN SĨ THI ĐUA CƠ SỞ” NĂM 2020
Phần I. Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Phương ngôn có câu: “Trở thành nhân tài một phần do tài năng còn 99 phần là ở
sự tôi luyện" cho nên yếu tố may mắn chỉ là một phần rất nhỏ, điều quan trọng hơn cả
là chúng ta phải trang bị cho các em vững vàng kiến thức trước khi đi thi. Do vậy, việc
bồi dưỡng vẫn là yếu tố quan trọng hơn cả, thầy (cô) phụ trách bồi dưỡng cố gắng
hướng đến sự phát triển tối đa những năng lực tiềm tàng trong mỗi học sinh.
Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Ở đâu cũng cần, ngành nào cũng cần, lúc
nào cũng cần nhiều người tài giỏi để gánh vác giang sơn. Nguồn nhân lực hoàn toàn
phụ thuộc vào nền giáo dục đào tạo của mỗi quốc gia. Khẳng định tầm quan trọng của
sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đã ghi rõ: “Cùng
với khoa học và công nghệ, giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi chính là một hoạt động quan trọng góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục. Thông qua hoạt động này, học sinh sử dụng linh hoạt hệ
thống kiến thức chuyên sâu và có điều kiện thuận lợi để phát huy tối đa khả năng của
bản thân trong những môn học có ưu thế. Đồng thời giáo viên cũng có điều kiện để
nâng cao trình độ chuyên môn, rèn luyện kỹ năng sư phạm.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một công tác mũi nhọn công việc khó khăn,


lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Bồi dưõng học sinh giỏi còn là một
nhiệm vụ trọng tâm của mỗi nhà trường nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn. Để thực
hiện nhiệm vụ này, đòi hỏi mỗi giáo viên phải có sự nhiệt tâm, có sự tích luỹ kinh
nghiệm và đưa ra những phương pháp giảng dạy, lựa chọn học sinh một cách hợp lý.
Xuất phát từ thực tế và qua kinh nghiệm giảng dạy của bản thân tôi cũng như
kinh nghiệm của một số đồng nghiệp trong Huyện, Tỉnh. Tôi xin lựa chọn đề tài
nghiên cứu “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học THCS”.
2. Giới hạn (Phạm vi nghiên cứu)
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 1


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

Giải pháp này có thể áp dụng cho giáo viên trong việc phát triển và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học THCS.
3. Thời gian nghiên cứu:
Giải pháp được nghiên cứu và vận dụng trong công tác phát hiện và bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học THCS từ năm học 2014 – 2015 đến nay.
Phần II. Nội dung
1. Thực trạng, những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân chủ quan, khách quan:
1.1. Thực trang:
- Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, với tinh thần làm việc nhiệt tình và trách
nhiệm. Tập thể giáo viên trường THCS Thanh Mỹ đã đạt được rất nhiều thành tích
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở tất cả các bộ môn như: Toán, Lý, Sinh, Văn,
Sử, Địa, Anh văn, tin… chất lượng đại trà cũng được nâng lên rõ rệt trong những năm
gần đây.
- BGH thường xuyên động viên, nhắc nhở thầy và trò cố gắng phấn đấu giúp
cho công tác bồi dưỡng HSG trong nhà trường đạt kết quả cao.

- Góp phần vào thành tích chung của nhà trường, cá nhân tôi nhiều năm liền
được nhà trường phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học lớp 9.
Tôi đã tích luỹ được một số kinh nghiệm trong giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi. Do
đó, chất lượng bồi dưỡng ngày càng được nâng cao.
1.2. Tồn tại, hạn chế:
Cơ sở vật chất có đầu tư song chưa đủ còn thiếu rất nhiều các tài liệu tham khảo
cho giáo viên và sách nâng cao cho học sinh nên giáo viên phải tự trang bị và động
viên học sinh mua sắm.
Trường có số lượng học sinh tương đối nhưng vẫn còn hạn chế bởi số lượng
học sinh đăng kí tham gia phải phân tán cho những môn khác.
Tâm lý của học sinh cho rắng môn sinh học là môn phụ nên điều này ảnh hưởng
nhiều đến quá trình lựa chọn đối tượng bồi dưỡng của giáo viên.
1.3. Nguyên nhân chủ quan, khách quan:
Nguyên nhân chủ quan:
Sinh học là bộ môn Khoa học tự nhiên cung cấp cho học sinh một lượng kiến
thức khá lớn nhưng đây lại là một môn học không có tính kế thừa, ở mỗi phần kiến
thức độc lập nhau, ít có mối quan hệ với nhau. Khi tôi đi tìm hiểu ở một số em, hầu
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 2


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

như em nào cũng nhận định rằng môn này khó học, khó tiếp thu, học khó thuộc, khó
nhớ Hơn nữa môn học này ít được các em đầu tư hơn so với các môn Toán. Lý, Hóa,
Tiếng anh… Vì vậy mà tỉ lệ học sinh giỏi thường thấp hơn, những em đạt loại giỏi bộ
môn lại đồng thời giỏi các môn khác. Trong thời gian đầu bồi dưỡng, kỹ năng học và
vận dụng vào giải bài tập môn Sinh thường yếu, đa số học sinh đạt loại giỏi chủ yếu là
từ học lý thuyết. Khi nói đến thi HSG các em chỉ nghĩ đến việc học bài mà bài học thì

đã có sẵn trong sách giáo khoa nên các em rất thụ động và không có hứng thú tham gia
bồi dưỡng. Thêm vào đó là vấn đề sách tham khảo, hầu như không có em nào có sách
tham khảo, sách bài tập nâng cao về bộ môn Sinh học nên các em còn học và giải bài
tập một cách máy móc, rập khuôn hoặc một số ít chỉ giải được các bài đơn giản.
Nguyên nhân khách quan:
Phụ huynh đặc biệt quan tâm đến chất lượng học tập của con em mình nhưng
thường hướng con em chú trọng học các môn mà sau này sẽ thi vào đại học, cao đẳng.
Chính vì vậy mà ngay từ đầu cấp các em đã được định hướng theo kiểu học phân
luồng, chú trọng những môn Toán, Vật lý, Hóa học, còn những môn như Sinh học,
Lịch Sử, Địa lý thì xem nhẹ, ít em chịu học; một số em có khả năng, đạt kết quả cao ở
các môn đó và được chọn để bồi dưỡng thì phụ huynh lại tha thiết xin cho con em
mình ra khỏi danh sách bồi dưỡng, điều đó đã ảnh hưởng không ít đến việc phát triển
toàn diện của học sinh và cả nhà trường, ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng của một
số môn khác.
2. Những giải pháp để khắc phục hạn chế, tồn tại.
- Tính mới của đề tài: Đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng
học sinh giỏi môn sinh học THCS” đã đưa ra được một số biện pháp cụ thể nhằm nâng
cao chất lượng trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn sinh học THCS, đã xác
định được tư tưởng cho học sinh làm cho học sinh yên tâm và có hứng thú trong học
tập, không còn xem môn sinh là môn phụ.
- Tính hiệu quả: Đề tài: “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học
sinh giỏi môn sinh học THCS” đem lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh
giỏi môn sinh học 9 trường THCS Thanh Mỹ tham dự kì thi các cấp; cụ thể các năm
gần đây luôn đứng đầu cấp Huyện và cao hơn nũa đã đạt giải Nhất, giải Nhì cấp Tỉnh.
- Phạm vi áp dụng: Giải pháp này có thể áp dụng trong công tác bồi dưỡng học
sinh giỏi môn sinh học THCS.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 3



GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

2.1. Các biện pháp thực hiện trong việc phát hiện, tuyển chọn và bồi dưỡng
HSG môn Sinh học 9.
Theo kế hoạch bồi dưỡng HSG của nhà trường đề ra đối với từng giáo viên thì
việc đầu tiên là mỗi giáo viên phải tuyển chọn được đội tuyển HSG của bộ môn mình
dạy. Đây là một khâu quan trọng trong việc bồi dưỡng.
Xuất phát từ thực tế không phải mọi học sinh có xếp loại học lực giỏi đều là học
sinh có năng khiếu về môn cần bồi dưỡng và chọn thi các môn Sinh học, Lịch sử, Địa
lý. Ngược lại những học sinh học xuất sắc các môn này chưa hẳn đã là học sinh có xếp
loại học lực khá trở lên. Cho nên làm thế nào để phát hiện được học sinh có năng
khiếu và đáp ứng đủ điều kiện, từ đó tiến hành lập đội tuyển để bồi dưỡng là công việc
không phải dễ và là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên, trong đó có tôi - giáo viên dạy
môn Sinh học. Do vậy, khi nhà trường giao nhiệm vụ lập đội tuyển và bồi dưỡng HSG
tôi đã nghĩ và áp dụng rất nhiều hình thức; trong pham vi chuyên đề này tôi xin nêu
các biện pháp thực hiện đã mang lại một số kết quả tôi thấy khả quan.
Để tuyển chọn đội HSG môn Sinh lớp 9 tôi đã thực hiện các bước như sau:
Bước 1: Phát hiện HSG:
Để phát hiện HSG bộ môn, sau mỗi bài học theo chương trình SGK hiện hành
tôi ra thêm một vài bài tập, trong đó có bài tập nâng cao, bắt buộc các học sinh có lực
học từ loại khá trở lên ở các năm trước phải hoàn thành, động viên các đối tượng còn
lại tùy khả năng làm được bài nào tốt bài đó. Tiết sau tôi thu bài về chấm, nhận xét và
sửa lỗi cụ thể cho từng bài và ghi kết quả vào sổ theo dõi. Làm như vậy khi dạy hết
chương I, tôi so sánh kết quả của các em điểm cao và chọn ra những học sinh có khả
năng tiếp thu tốt bộ môn của mình; ghi điểm khuyến khích vào sổ cho các em đã tham
gia tốt.
Bước 2: Chọn đội tuyển để bồi dưỡng
Sau khi phát hiện được những học sinh ưu tú của môn mình dạy, công việc đầu
tiên của tôi là trực tiếp trao đổi với các em để biết về nguyện vọng, suy nghĩ , thái độ

của các em đối với từng bộ môn, trong đó có môn Sinh học. Khi nắm rõ những điều
trên, tôi tiếp tục phân tích cho các em hiểu được rằng HSG ở bất kỳ bộ môn nào cũng
có quyền lợi như nhau nếu đạt những giải cao; khuyên nhủ các em nên dựa vào khả
năng của mình chọn môn để bồi dưỡng và thi; động viên các em thuyết phục gia đình

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 4


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

cho tham gia bồi dưỡng môn mình đã chọn… sau đó cho các em có thời gian suy nghĩ,
lựa chọn và tự giác lên đăng ký tham gia.
Có được danh sách học sinh đăng ký (thông thường tôi chọn mỗi lớp 2 em) tôi
tiến hành bồi dưỡng 3-4 buổi rồi kiểm tra lại, chọn ra đội tuyển chính thức cho trường
(3 – 5 em).
Trong quá trình chuẩn bị bồi dưỡng:
+ Đối với học sinh: Trước hết tôi đặt ra những yêu cầu về việc học bộ môn,
phương pháp học, giới thiệu các loại sách tham khảo, sách nâng cao có nội dung bám
sát với chương trình chuẩn, sách do nhà xuất bản có thương hiệu phát hành… để
những học sinh có điều kiện tìm mua và hướng dẫn cách sử dụng các loại sách đó cho
các em một cách tỉ mỉ.
+ Về phần giáo viên: Tôi sưu tầm tài liệu, sưu tầm các đề thi HSG các cấp từ
những năm học trước; trao đổi kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp đã có kinh nghiệm
trong công tác bồi dưỡng HSG… rồi xác định mục tiêu, chọn lọc những vấn đề cần bồi
dưỡng, tiếp đó ra đề cương, lên kế hoạch về thời lượng cho mỗi chuyên đề cần bồi
dưỡng.
Khi bồi dưỡng: Tôi tiến hành bồi dưỡng theo từng chuyên đề một với thời
lượng đã đặt ra (công việc này qua từng năm có thay đổi tùy theo mức độ tiếp thu

chuyên đề đó của những học sinh trong đội tuyển), mỗi chuyên đề gồm 2 phần:
+ Phần I: Tóm tắt lý thuyết.
• Kiến thức cần nhớ.
• Một số câu hỏi và gợi ý trả lời
+ Phần II: Bài tập: Phần này gồm:
- Bài tập mẫu và hướng dẫn giải.
- Bài tập vận dụng về nhà (có gợi ý hướng giải quyết).
Trong đề tài này tôi xin nêu ra các nội dung bồi dưỡng nằm trong cấu trúc đề thi
HSG môn sinh học các cấp.
2.2. CÁC CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG PHẦN DI TRUYỀN, BIẾN DỊ.
2.2.1. Các chuyên đề lý thuyết.
CHUYÊN ĐỀ: CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN:
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 5


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

+ Các khái niệm, thuật ngữ, kí hiệu cơ bản (khái niệm di truyền, biến dị, biến dị
tổ hợp...)
+ Thí nghiệm, kết quả, giải thích kết quả thí nghiệm áp dụng cho lai một cặp
tính trạng và lai hai cặp tính trạng.
+ Nội dung và ý nghĩa quy luật đồng tính, quy luật phân li, quy luật phân li độc
lập.
+ Nội dung, ý nghĩa phép lai phân tích.
- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:

+ Thế nào là cặp tính trạng tương phản? Vì sao MenĐen chọn cặp tính trạng
tương phản khi thực hiện phép lai?
+ Vì sao MenĐen chọn đối tượng thí nghiệm là đậu Hà Lan? Quy luật của
MenĐen có thể áp dụng trên các đối tượng khác được không? Vì sao?
+ Phát biểu nội dung quy luật đồng tính? Quy luật phân li và quy luật phân li
độc lập?
+ Tại sao biến dị tổ hợp ở những loài sinh sản hữu tính lại phong phú hơn ở loài
sinh sản vô tính?
+ Để kiểm tra độ thuần chủng của giống người ta sử dụng phương pháp nào?
+ Mô tả thí nghiệm của MenĐen trong lai một cặp tính trạng? Cho cây hoa đỏ
thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng thuần chủng thu được F 1 toàn hoa đỏ. Tạp
giao F1 thu được F2 tỉ lệ 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. Để kiểm tra kiểu gen của các cây F 2
người
ta tiến hành như thế nào?
CHUYÊN ĐỀ: NHIỄM SẮC THỂ:
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.
+ Khái niệm về nhiễm sắc thể, tính đặc trưng, ổn định của bộ nhiễm sắc thể.
+ Diễn biến cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân.
+ Ý nghĩa của sự biến đổi hình thái nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm
phân.
+ Quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh.
+ Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế xác định giới tính.
+ Ý nghĩa của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
+ Thí nghiệm, kết quả, quy luật và ý nghĩa quy luật di truyền liên kết.
- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 6



GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

+ Cơ chế sinh học nào duy trì tính ổn định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài
qua các thế hệ?
+ So sánh nguyên phân, giảm phân?
+ Ý nghĩa của các hoạt động đóng xoắn, duỗi xoắn nhiễm sắc thể trong nguyên
phân, giảm phân?
+ Trình bày các hoạt động cơ bản của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm
phân?
+ Ý nghĩa của nguyên phân, giảm phân, thụ tinh?
+ Phân biệt nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể giới tính?
+ Vẽ sơ đồ cơ chế xác định giới tính ở người? Cho biết vì sao tỉ lệ nam: nữ luôn
xấp
xỉ 1: 1?
+ Phân biệt quy luật di truyền phân li độc lập với quy luật di truyền liên kết?
+ So sánh nhiễm sắc thể kép và cặp nhiễm sắc thể tương đồng?
CHUYÊN ĐỀ: ADN
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.
+ Cấu trúc, chức năng của ADN, ARN, Prôtêin.
+ Quá trình tổng hợp và nguyên tắc tổng hợp ADN, ARN, Prôtêin.
+ Tính đặc trưng, ổn định của ADN.
+ Tính đa dạng, đặc thù của ADN, ARN, Prôtêin.
+ Ý nghĩa của nguyên tắc bổ sung trong cấu trúc và cơ chế di truyền.
+ Mối quan hệ giữa:
Gen (Một đoạn của ADN)

mARN

Prôtêin


Tính

trạng.
- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:
+ Phân tích tính hợp lí trong cấu trúc của ADN đảm bảo cho ADN là cơ sở vật
chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử? Tại sao ADN chỉ mang tính ổn
định tương đối?
+ Tại sao nói ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử?
+ Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong cấu trúc và cơ chế di
truyền?
+ ADN được đặc trưng bởi những yếu tố nào? Cơ chế nào duy trì ổn định của
ADN?
+ So sánh ADN, ARN, Prôtêin về cấu trúc và chức năng?
+ So sánh quá trình tổng hợp ADN và ARN?
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 7


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

+ Tại sao mã di truyền lại là mã bộ ba?
+ Giải thích mối quan hệ:
Gen (Một đoạn của ADN)

mARN

Prôtêin


Tính

trạng.
+ Cơ chế nào đảm bảo cho ADN con giống hệt mẹ?
CHUYÊN ĐỀ: BIẾN DỊ
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.
+ Các khái niệm biến dị gồm (Biến dị di truyền, biến dị không di truyền, biến dị
tổ hợp, đột biến, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể, đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể,
đột biến số lượng nhiễm sắc thể, dị bội thể, đa bội thể, thể dị bội, thể đa bội, thường
biến).
+ Nguyên nhân phát sinh, cơ chế, tính chất biểu hiện, hậu quả của các loại đột
biến.
+ Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình. Liên hệ với giống, kĩ
thuật chăm sóc và năng suất.
- Chuyên đề di truyền học người.
- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:
+ Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền?
+ Trình bày các khái niệm đột biến?
+ So sánh đột biến gen với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
+ So sánh thể dị bội với thể đa bội?
+ So sánh biến dị tổ hợp với biến dị đột biến?
+ Trình bày mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Liên hệ với
giống, kĩ thuật chăm sóc và năng suất?
+ Thế nào là thể dị bội, thể đa bội, cơ chế phát sinh thể dị bội, thể đa bội?
CHUYÊN ĐỀ: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.
+ Phương pháp và ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu di truyền học người
(phương pháp nghiên cứu phả hệ và phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh)

+ Di truyền học với con người.
+ Các bệnh, tật, nguyên nhân phát sinh và biện pháp hạn chế các bệnh, tật di
truyền ở người.
- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 8


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

+ Ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu phả hệ và phương pháp nghiên cứu trẻ
đồng sinh?
+ Phân biệt trẻ đồng sinh cùng trứng và trẻ đồng sinh khác trứng?
+ Trình bày nội dung của di truyền y học tư vấn? Tại sao phụ nữ không nên
sinh
con trước tuổi 22 và sau tuổi 35?
+ Tỉ lệ mất cân bằng giới tính hiện nay do những nguyên nhân nào?
+ Theo em cần làm gì để hạn chế các bệnh và tật di truyền ở người?
CHUYÊN ĐỀ: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC:
- Liệt kê các nội dung trọng tâm bồi dưỡng.
+ Khái niệm công nghệ tế bào, công nghệ, kĩ thuật gen, công nghệ sinh học,
thoái hoá giống do tự thụ phấn, giao phối gần, ưu thế lai.
+ Ứng dụng của công nghệ gen, công nghệ tế bào, các lĩnh vực của công nghệ
sinh học.
+ Vai trò của phương pháp tự thụ phấn và giao phối gần.
+ Các phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây trồng, các bước thực hiện
thao tác giao phấn.
+ Thành tựu chọn giống vật nuôi cây trồng.

- Xây dựng bộ câu hỏi:
Một số câu hỏi trọng tâm:
+ Thế nào là công nghệ tế bào? Công nghệ tế bào được ứng dụng vào những
lĩnh vực nào? Cho VD?
+ Trình bày khái niệm công nghệ gen và kĩ thuật gen? Những ứng dụng của
công nghệ gen.
+ Trình bày khái niệm công nghệ sinh học? Các lĩnh vực của công nghệ sinh
học?
+ Phân biệt hiện tượng ưu thế lai? Hiện tượng thoái hoá giống do tự thụ phấn và
giao phối gần?
+ Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai và thoái hoá giống? Vai trò của tự thụ
phấn và giao phối gần?
+ Người ta sử dụng những phương pháp nào để tạo ưu thế lai ở vật nuôi và cây
trồng?
+ Liệt kê những thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng tại địa phương?
+ Trình bày các bước thực hiện thao tác giao phấn ở lúa?
2.2.2. CÁC DẠNG BÀI TẬP PHẦN DI TRUYỀN, BIẾN DỊ:
BÀI TẬP VỀ LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG.
Dạng bài toán thuận.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 9


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

B1: Dựa vào đề bài, lập quy ước gen (Nếu đầu bài quy ước sẵn thì không cần
làm bước này).
B2: Từ kiểu hình của bố, mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ.
B3: Lập sơ đồ lai xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình của con lai.

Bài tập mẫu:
Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một gen nằm trên NST thường quy định.
Thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen. Hãy lập sơ đồ lai có thể xảy ra và xác định
kết quả kiểu gen, kiểu hình của các con lai khi cho các ruồi đều có thân xám lai với
nhau.
Hướng dẫn giải:
Bước 1: - Quy ước: A: Thân xám; a: Thân đen
Bước 2: - Kiểu gen của ruồi thân xám: Aa; AA
Bước 3: - Sơ đồ lai:
TH1:

P: Thân xám x Thân xám
Aa

Aa

GP: A, a;

A; a

F1: 1AA, 1Aa, 1Aa, 1aa
Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
Tỉ lệ kiểu hình: 3 thân xám: 1 thân đen
TH2:

P: Thân xám

x

Thân xám


AA
GP: A
F1:

Aa
;

A, a

1AA, 1Aa,

Tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 1Aa
Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân xám
TH3:

P: Thân xám

x Thân xám

AA
AA
GP: A
A
F1:

1AA

Tỉ lệ kiểu gen: 100% AA
Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân xám

Bài tập áp dụng:
Bài 1: ở ruồi giám, tính trạng màu thân do một gen nằm trên NST thường quy
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 10


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

định. Thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen. Hãy lập sơ đồ lai có thể xảy ra và
xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình của các con lai khi cho các ruồi đều có thân xám
lai với nhau.
Bài 2: ở một dạng bí, khi cho giao phấn giữa cây bí có hoa trắng thuần chủng,
thu được F1 đều có hoa vàng. Biết màu hoa do một gen quy định.
a) Có thể biết được tính trạng trội, tính trạng lặn hay không, vì sao?
b) Ở 1 phép lai khác cũng cho cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng thu
được con lai F1 Hãy lập sơ đồ lai và giải thích.
Bài 3: Ở người tính trạng về nhóm máu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định. - Gen IA quy định nhóm máu A.
- Gen IB quy định nhóm máu B
- Gen IO Quy định nhóm máu O.
( Biết IA, IB là trội hoàn toàn so với IO)
a) Ở người có 4 nhóm máu A, B, AB, O. Hãy viết kiểu gen tương ứng với mỗi
nhóm máu trên?
b) Xác định kết quả kiểu gen , kiểu hình của con khi biết rằng bố có nhóm máu
A, mẹ có nhóm máu O.
Dạng bài toán nghịch.
Các bước giải:
B1: - Nếu đề bài cho đầy đủ kết quả số kiểu hình ở con lai, ta rút gọn tỉ lệ kiểu
hình ở con lai. (100%, 3 : 1; 1 : 1 ; 1 : 2 : 1) sau đó dựa vào tỉ lệ đã rút gọn - > Số kiểu

tổ hợp -> Số loại giao tử của bố, mẹ -> Kiểu gen của bố, mẹ.
- Nếu đề bài chưa nêu đủ số con lai mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó,
dựa vào kiểu hình và kiểu gen được biết ở con lai , ta suy ra loại giao tử mà con lai đã
nhận từ bố, mẹ, từ đó tìm được kiểu gen của bố, mẹ.
B2: Lập sơ đồ lai chứng minh.
Bài tập mẫu:
Ở cây liên hình, màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Giao phấn
giữa hai cây với nhau thu được các cây đều có hoa đỏ. Biện luận và lập sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải:
Bước 1:- Quy ước: A: Hoa đỏ; a: Hoa trắng
- F1: 100% hoa đỏ -> Một trong hai cơ thể chỉ cho duy nhất một loại giao tử
mang gen A -> Cơ thể đó có kiểu gen AA; Kiểu gen của cơ thể còn lại có thể là AA;
Aa;aa.
Bước 2: - Sơ
đồ lai:
TH1:

P: Hoa đỏ x Hoa trắng
AA

aa
GP:

A

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

a
Trang 11



GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

F1:

Aa (Hoa đỏ)

Tỉ lệ kiểu hình: 100% Hoa đỏ
Tỉ lệ kiểu gen: 100%
Aa
TH2: P:

Hoa đỏ

x

Hoa trắng

AA
F1:

GP: A ;
1AA ; 1Aa

Aa
A; a

Tỉ lệ kiểu gen: 1AA : 1Aa
Tỉ lệ kiểu hình: 100 % hoa đỏ
TH3: P: Hoa đỏ

GP:

x

Hoa đỏ

AA

AA

A

A

F1:

AA ( Hoa đỏ)

Tỉ lệ kiểu gen: 100% AA
Tỉ lệ kiểu hình: 100% Hoa đỏ
Bài tập vận dụng:
Bài 1: ở cây liên hình, màu hoa đỏ là trội hoàn toàn so với màu hoa trắng. Giao
phấn giữa hai cây với nhau thu được các cây đều có hoa đỏ. Biện luận và lập sơ đồ lai.
Bài 2: ở một dạng bí gen A quy định quả tròn là trội so với gen a quy định quả
dài. Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F 1. Tiếp tục cho F1 giao phấn
với nhau thu được F2 có : + 85 quả tròn. + 169 quả bầu dục + 83 quả dài.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P -> F2.
Bài 3 : ở người , có 4 nhóm máu A, B, AB, O.
a) Trong một gia đình , mẹ máu O sinh được hai đứa con , một đứa có máu A và
một đứa có máu B.

b) ở một gia đình khác , mẹ có máu B, bố máu A sinh được con máu O. Xác
định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai minh hoạ cho mối gia đình trên.
Bài 4: Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2). Năm đầu sinh được
nghé đen (3), năm sau sinh được nghé xám (4).
- Nghé (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6).
- Nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8).
Biết tính trạng màu lông của trâu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
quy
định.
a) Có thể xác định tính trạng trội, tính trạng lặn được không? Vì sao?
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 12


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

b) Biện luận để xác định kiểu gen của cả 8 trâu nói trên.
Bài 5: Gen HbS gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm. Gen Hb s quy định
kiểu hình bình thường. Kiểu gen dị hợp HbSHbs gây bệnh thiếu máu hồng cầu hình
liềm nhẹ, Kiểu gen HbSHbS chết trước tuổi trưởng thành.
1) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con có biểu hiện thiếu máu hồng cầu
hình liềm nhẹ, kiểu gen của bố, mẹ có thể như thế nào?
2) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con có kiểu hình bình thường, kiểu gen
và kiểu hình của cặp vợ chồng đó có thể như thế nào?
3) Một cặp vợ chồng sinh được một đứa con biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu
hình liềm và chết trước tuổi trưởng thành, kiểu gen của cặp vợ chồng đó có thể như thế
nào?
4) Bà nội và bà ngoại đều biểu hiện bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm nhẹ,
ông nội và ông ngoại đều có kiểu hình bình thường, bố mẹ sinh được 2 người con:

Đứa thứ nhất chết vì bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, đứa thứ hai biểu hiện bệnh
nhẹ. Mỗi đứa con trong gđ trên đã thừa hưởng nguồn gen của bố, mẹ như thế nào? Nếu
bố, mẹ tiếp tục sinh con nữa thì khả năng có thể xuất hiện đứa trẻ có kiểu hình bình
thường được không? Giải thích?
BÀI TẬP VỀ LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG.
Dạng bài toán thuận.
Các bước giải:
B1: Quy ước gen (nếu đầu bài chưa quy ước)
B2: Xác định kiểu gen của bố, mẹ.
B3: Lập sơ đồ lai.
B4: Xác định kết quả.
Bài tập mẫu:
Bài 1: ở ruồi giấm, gen quy định màu thân và độ dài lông nằm trên nhiễm sắc
thể thường, chúng di truyền độc lập với nhau. thân xám là trội hoàn toàn so với thân
đen, lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 dòng ruồi giấm đều thuần
chủng : Dòng thân xám, lông ngắn và dòng thân đen, lông dài giao phối với nhau thu
được F1. Xác định kiểu gen, kiểu hình của F1 trong trường hợp trên?
Hướng dẫn giải:
Bước 1: - Quy ước: A: Thân xám; a: Thân đen. B: Lông ngắn; b:
Lông dài
Bước 2: Kiểu gen của ruồi thân xám, lông ngắn thuần chủng là:
AABB
Kiểu gen của ruồi thân đen, lông dài thuần chủng là: aabb
Bước 3: - Sơ đồ lai:
P:

Thân xám, lông ngắn x Thân đen, lông dài
AABB

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương


aabb
Trang 13


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

GP:

AB

F1:

ab
AaBb ( Thân xám, lông ngắn)

Bước 4: Tỉ lệ kiểu hình: 100% thân xám, lông ngắn.
Tỉ lệ kiểu gen: 100% AaBb.
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Ở ruồi giấm, gen quy định màu thân và độ dài lông nằm trên nhiễm sắc
thể thường, chúng di truyền độc lập với nhau. thân xám là trội hoàn toàn so với thân
đen, lông ngắn là trội hoàn toàn so với lông dài. Cho 2 dòng ruồi giấm đều thuần
chủng : Dòng thân xám, lông ngắn và dòng thân đen, lông dài giao phối với nhau thu
được F1. Tiếp tục cho F1 giao phối lẫn nhau. Lập sơ đồ lai từ P -> F2.
Bài 2: Ở một loài biết gen D quy định hạt đen, d quy định hạt nâu, T quy định
hạt tròn, t quy định hạt dẹp. Hai tính trạng màu và dạng hạt di truyền độc lập với nhau.
a) Tổ hợp hai tính trạng trên thì ở loài đó có thể có tối đa bao nhiêu kiểu hình,
kiểu gen, hãy liệt kê các loại kiểu hình, kiểu gen có thể có.
b) Lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai khi cho cây
có hạt đen dẹp giao phấn với cây có hạt nâu , dẹp.

Dạng bài toán nghịch.
- Xác định tỉ lệ KH của F.
- Phân tích kết quả từng cặp tính trạng ở con lai. Dựa vào tỉ lệ tính trạng của F
=> KG của P về cặp tính trạng đang xét=> KH của P.
+ Tỉ lệ F1 = 3:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét,
tính trội hoàn toàn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:2:1 => cả 2 cơ thể P đều có KG dị hợp về cặp tính trạng đang xét,
tính trội không hoàn toàn.
+ F1 đồng tính trội => ít nhất 1 cơ thể P đồng hợp trội; F 1 đồng tính lặn => cả 2
cơ thể P đều đồng hợp lặn.
+ Tỉ lệ F1 = 1:1 => 1 cơ thể P có KG dị hợp, cơ thể P còn lại có KG đồng hợp
lặn về cặp tính trạng đang xét.
- Xét chung 2 cặp tính trạng => KG ở hai cặp tính trạng của bố mẹ
- Lập sơ đồ lai minh họa.
***Lưu ý: để biết 2 cặp gen có phân li độc lập dựa vào:
+ Đề bài cho sẵn.
+ Tỉ lệ phân li độc lập của thí nghiệm MenDen: 9:3:3:1
+ Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
+ Đề bài cho 2 cặp gen nằm trên 2 NST khác nhau.
+ Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính
trạng kia.

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 14


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

Nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai thì có thể kết luận 2

cặp gen quy định 2 loại tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền phân li
độc lập: “Khi hai cặp gen di truyền độc lập, tỉ lệ KH ở đời con bằng tích tỉ lệ các tính
trạng hợp thành nó”
Bài tập mẫu:
Bài tập 1: Ở lúa, hai tính trạng thân cao và hạt gạo đục trội hoàn toàn so với hai
tính trạng thân thấp và hạt gạo trong. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu
được F1 có kết quả như sau: 120 cây có thân cao, hạt gạo đục : 119 cây có thân cao, hạt
gạo trong : 40 cây có thân thấp, hạt gạo đục : 41 cây có thân thấp, hạt gạo trong. Hãy
biện luận để xác định KG, KH của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen:
A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt gạo đục; b: hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 120 thân cao, hạt gạo đục : 119 thân cao, hạt gạo trong : 40 thân thấp, hạt
gạo đục : 41 thân thấp, hạt gạo trong ≈ 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo
trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng chiều cao cây:
Thân cao: thân thấp = (120+119) : (40+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hạt gạo đục : hạt gao trong = (120+40) : (119+41) ≈ 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P
còn lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt gạo đục : 1 hạt gạo trong) = 3 thân cao, hạt
gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo đục : 1 thân thấp, hạt gạo
trong =F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:

P: AaBb (thân cao, hạt gạo đục) x Aabb (thân cao, hạt gạo trong)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân cao, hạt gạo đục) AaBb
GP:

x

Aabb (thân cao, hạt gạo trong)

AB: Ab:aB:ab

Ab:ab

F2:
G
T
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

A
B

A
b

a
B

a
b
Trang 15



GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

A
b

A
ABb

a
b

A
Abb

A
aBb

A
aBb

A
abb

A
abb

a
aBb


a
abb

*** Kết quả:
+ KG: 3A-B- : 3A-bb : 1aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân cao, hạt gạo đục : 3 thân cao, hạt gạo trong : 1 thân thấp, hạt gạo
đục : 1 thân thấp, hạt gạo trong.
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F 1 đồng loạt có
KH giống nhau. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau, F2 thu được kết quả như sau: 360
cây quả đỏ, chín sớm : 120 cây có quả đỏ, chín muộn : 123 cây có quả vàng, chín
sớm : 41 cây có quả vàng, chín muộn.
a. Hãy xác định tính trạng trội, lặn và qui ước gen cho mỗi cặp tính trạng nói
trên?
b. Lập sơ đồ lai từ P -> F2?
Hướng dẫn giải:
a. - Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu sắc quả: quả đỏ: quả vàng = (120+360) : (123+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả
vàng. Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x
Aa
+ Về tính trạng thời gian chín của quả: chín sớm: chín muộn = (360+123) :
(120+41) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với
chín muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cây P đều mang kiểu gen dị
hợp: Bb x Bb
b. - Xét tỉ lệ KH của F1:
F2: 360 quả đỏ, chín sớm: 120 quả đỏ, chín muộn: 123 quả vàng, chín sớm: 41
quả vàng, chín muộn ≈ 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín
sớm: 1 quả vàng, chín muộn.

- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 quả đỏ: 1 quả vàng) x (3 chín sớm: 1 chín muộn) = 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả
đỏ, chín muộn : 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả vàng, chín muộn =F2
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ F1: AaBb (quả đỏ, chín sớm) x AaBb (quả đỏ, chín muộn)
+ P thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản:
* Khả năng 1: AABB (quả đỏ, chín sớm) x aabb (quả vàng, chín muộn)
* Khả năng 2: AAbb (quả đỏ, chín muộn) x aaBB (quả vàng, chín sớm)
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 16


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

- Sơ đồ lai minh họa:
* Sơ đồ lai 1: P: (quả đỏ, chín sớm) AABB

x

aabb (quả vàng, chín

muộn)
GP:
AB
ab
F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
* Sơ đồ lai 2:
P: (quả đỏ, chín muộn) AAbb x aaBB (quả vàng, chín

sớm)
GP:
Ab
aB
F1: AaBb -> 100% quả đỏ, chín sớm.
F1 x F1: (quả đỏ, chín sớm) AaBb
x
AaBb (quả đỏ, chín sớm)
GF1:
AB: Ab : aB : ab
AB : Ab : aB : ab
F2:
GT

AB

Ab

aB

ab

AB

AABB

AABb

AaBB


AaBb

Ab

AABb

AAbb

AaBb

Aabb

aB

AaBB

AaBb

aaBB

aaBb

ab

AaBb

Aabb

aaBb


aabb

*** Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 quả đỏ, chín sớm: 3 quả đỏ, chín muộn: 3 quả vàng, chín sớm: 1 quả
vàng, chín muộn.
Bài tập 3: Ở bí, quả tròn và hoa vàng là 2 tính trạng trội hoàn toàn so với quả
dài và hoa trắng. Hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng nói trên phân li độc lập với
nhau. Trong một phép lai giữa hai cây người ta thu được F 1 có 4 kiểu hình với tỉ lệ
ngang nhau: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa
vàng : 25% quả dài, hoa trắng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen: A: quả tròn; a: quả dài; B: hoa vàng; b: hoa
trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 25% quả tròn, hoa vàng : 25% quả tròn, hoa trắng : 25% quả dài, hoa vàng :
25% quả dài, hoa trắng = 1 quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa
vàng : 1 quả dài, hoa trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng quả:
Quả tròn: quả dài = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P
còn lại có KG dị hợp: Aa x aa
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 17


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS


+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hoa vàng : hoa trắng = (25%+25%) : (25%+25%) = 1:1
F1 có tỉ lệ của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P
còn lại có KG dị hợp: Bb x bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 quả tròn : 1 quả dài) x (1 hoa vàng : 1 hoa trắng) = 1 quả tròn, hoa vàng : 1
quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả dài, hoa trắng =F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
+ TH1: P: AaBb (quả tròn, hoa vàng) x aabb (quả dài, hoa trắng)
+ TH2: P: Aabb (quả tròn, hoa trắng) x aaBb (quả dài, hoa vàng)
- Sơ đồ lai minh họa:
+ TH1: P: (quả tròn, hoa vàng) AaBb

x

aabb

(quả

dài,

hoa

trắng)
G:

AB : Ab : aB : ab

ab


F1: AaBb : Aabb: aaBb : aabb
+ KG: 1AaBb : 1Aabb: 1aaBb : 1aabb
+ KH: quả tròn, hoa vàng: 1 quả tròn, hoa trắng: 1 quả dài, hoa vàng: 1 quả dài,
hoa trắng.
+ TH2:
P: (quả tròn, hoa trắng) Aabb
G:

Ab :ab

x

aaBb (quả dài, hoa vàng)
aB : ab

F1: AaBb : Aabb : aaBb : aabb
+KG: 1AaBb : 1Aabb : 1aaBb : 1aabb
+KH: quả tròn, hoa vàng : 1 quả tròn, hoa trắng : 1 quả dài, hoa vàng : 1 quả
dài, hoa trắng.
Bài tập 4: Ở một loài côn trùng, tính trạng mắt tròn trội so với tính trạng mắt dài. Cho
hai cá thể P lai với nhau ta thu được F 1: 90 cá thể thân đen, mắt tròn : 179 cá thể thân
đen, mắt dẹt : 91 cá thể thân đen, mắt dài : 32 cá thể thân trắng, mắt tròn : 58 cá thể
thân trắng, mắt dẹt : 29 cá thể thân trắng, mắt dài. Hãy biện luận và lập sơ đồ lai?
Hướng dẫn giải:
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 90 thân đen, mắt tròn : 179 thân đen, mắt dẹt : 91 thân đen, mắt dài : 32 thân trắng,
mắt tròn : 58 thân trắng, mắt dẹt : 29 thân trắng, mắt dài ≈ 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân
đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân
trắng, mắt dài.

- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng màu thân:
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 18


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

Thân đen : thân trắng = (90+179+91) : (32+58+29) ≈ 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Quả đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với quả vàng.
Qui ước: A: quả đỏ; a: quả vàng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
+ Về tính trạng hình dạng mắt:
Mắt tròn : mắt dẹt : mắt dài = (90+32) : (179+58) : (91+29) ≈ 1 : 2 : 1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => mắt tròn là tính trạng trội không hoàn toàn so với mắt
dài và mắt dẹt là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: mắt tròn; Bb: mắt dẹt; bb: mắt dài
=> cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(3 thân đen : 1 thân trắng) x ( 1 mắt tròn : 2 mắt dẹt : 1 mắt dài) = 3 thân đen,
mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt :3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng, mắt tròn : 2 thân
trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài = F1.
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân đen, mắt dẹt) x AaBb (thân đen, mắt dẹt)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân đen, mắt dẹt)
G:

AaBb


AB: Ab:aB:ab

x

AaBb (thân đen, mắt dẹt)
AB: Ab:aB:ab

F1:
GT
AB
Ab
aB
ab

AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB

aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

***Kết quả:
+ KG: 3A-BB : 6A-Bb : 3A-bb : 1aaAA : 2aaBb : 1aabb
+ KH: 3 thân đen, mắt tròn : 6 thân đen, mắt dẹt : 3 thân đen, mắt dài : 1 thân trắng,
mắt tròn : 2 thân trắng, mắt dẹt : 1 thân trắng, mắt dài.
Bài tập 5: Ở một loài thực vật, người ta xét 2 cặp tính trạng về hình dạng hạt và thời
gian chín của hạt do 2 cặp gen qui định. Cho giao phấn giữa 2 cây P thu được con lai
F1 có kết quả như sau: 56,25% cây có hạt tròn, chín sớm : 18,75% cây có hạt tròn, chín
muộn : 18,75% cây có hạt dài, chín sớm : 6,25% cây có hạt dài, chín muộn. Xác định
KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Hướng dẫn giải:
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng hình dạng hạt:
Hạt tròn : hạt dài = (56,25%+18,75%) : (18,75%+6,25%) = 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => hạt tròn là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt dài.
Qui ước: A: hạt tròn; a: hạt dài => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Aa x Aa
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 19


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS


+ Về tính trạng thời gian chín:
Chín sớm : chín muộn = (56,25%+18,75%) : (18,75%+6,25%) = 3:1
F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Chín sớm là tính trạng trội hoàn toàn so với chín
muộn. Qui ước: B: chín sớm; b: chín muộn => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp:
Bb x Bb
- Xét tỉ lệ KH của F1:
F1: 56,25% hạt tròn, chín sớm : 18,75% hạt tròn, chín muộn : 18,75% hạt dài, chín sớm
: 6,25% hạt dài, chín muộn = 9 hạt tròn, chín sớm : 3 hạt tròn, chín muộn : 3 hạt dài,
chín sớm : 1 hạt dài, chín muộn.
- Đây là tỉ lệ của qui luật phân li độc lập của MenDen => 2 cơ thể P dị hợp về 2 cặp
gen.
P: (hạt tròn, chín sớm) AaBb x AaBb (hạt tròn, chín sớm)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (hạt tròn, chín sớm)
G:

AaBb x

AB: Ab:aB:ab

AaBb (hạt tròn, chín sớm)
AB: Ab:aB:ab

F1:
GT
AB
Ab
aB
ab


AB
AABB
AABb
AaBB
AaBb

Ab
AABb
Aabb
AaBb
Aabb

aB
AaBB
AaBb
aaBB
aaBb

ab
AaBb
Aabb
aaBb
aabb

***Kết quả:
+ KG: 9A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb
+ KH: 9 hạt tròn, chín sớm : 3 hạt tròn, chín muộn : 3 hạt dài, chín sớm : 1 hạt dài,
chín muộn.
Bài tập 6: Ở ngô, tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với thân thấp, hạt vàng trội so
với hạt trắng. Cho lai 2 giống ngô với nhau ta thu được kết quả F 1 như sau: 12,5% thân

cao, hạt vàng : 12,5% thân thấp, hạt vàng : 25% thân cao, hạt tím : 25% thân thấp, hạt
tím : 12,5% thân cao, hạt trắng : 12,5% thân thấp, hạt trắng. Hãy biện luận và lập sơ đồ
lai?
Hướng dẫn giải:
- Theo đề bài, ta có qui ước gen: A: thân cao; a: thân thấp; B: hạt vàng; b: hạt trắng.
- Xét tỉ lệ KH của F 1: F1: 12,5% thân cao, hạt vàng : 12,5% thân thấp, hạt vàng : 25%
thân cao, hạt tím : 25% thân thấp, hạt tím : 12,5% thân cao, hạt trắng : 12,5% thân
thấp, hạt trắng = 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2
thân thấp, hạt tím : 1 thân cao, hạt trắng : 1 thân thấp, hạt trắng.
- Xét tỉ lệ từng cặp tính trạng:
+ Về tính trạng chiều cao thân:

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 20


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

Thân cao : thân thấp = (12,5%+25%+12,5%) : (12,5%+25%+12,5%) = 1 : 1. F 1 có tỉ lệ
của phép lai phân tích => 1 cơ thể P có KG đồng hợp lặn, cơ thể P còn lại có KG dị
hợp: Aa x aa.
+ Về tính trạng màu sắc hạt:
Hạt vàng : hạt tím : hạt trắng = (12,5%+12,5%) : (25%+25%) : (12,5% +12,5%)
= 1 : 2 :1. F1 có tỉ lệ của qui luật phân li => Hạt vàng là tính trạng trội không hoàn toàn
so với hạt trắng và hạt tím là tính trạng trung gian. Qui ước: BB: hạt vàng; Bb: hạt tím;
bb: hạt trắng => cả 2 cá thể P đều mang kiểu gen dị hợp: Bb x Bb
- Xét chung 2 cặp tính trạng:
(1 thân cao : 1 thân thấp) x (1 hạt vàng : 2 hạt tím : 1 hạt trắng) = 1 thân cao, hạt vàng :
1 thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2 thân thấp, hạt tím : 1 thân cao, hạt trắng :

1 thân thấp, hạt trắng =F1
=> Vậy 2 cặp tính trạng trên di truyền phân li độc lập.
Tổ hợp 2 cặp tính trạng, ta suy ra:
P: AaBb (thân cao, hạt tím) x aaBb (thân thấp, hạt tím)
- Sơ đồ lai minh họa:
P: (thân cao, hạt tím) AaBb
GP:

x

aaBb (thân thấp, hạt tím)

AB:Ab: aB: ab

aB:ab

AB
AaBB
AaBb

aB
aaBB
aaBb

F1:
aB
ab

Ab
AaBb

Aabb

ab
aaBb
aabb

***Kết quả:
+ KG: 1AaBB : 1aaBB : 2AaBb : 2aaBb : 1 Aabb : 1aabb
+ KH: 1 thân cao, hạt vàng : 1 thân thấp, hạt vàng : 2 thân cao, hạt tím : 2 thân thấp,
hạt tím : 1 thân cao, hạt trắng : 1 thân thấp, hạt trắng.
Bài tập vận dụng:
Bài tập 1: Ở gà, tính trạng chân cao trội hoàn toàn so với chân thấp, lông nâu trội so
với lông trắng. Cho giao phối giữa 2 gà P thuần chủng thu được F 1 đều có KG giồng
nhau. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được F2 như sau: 25% chân cao, lông nâu : 25%
chân thấp, lông nâu : 25% chân cao, lông trắng : 25% chân thấp, lông trắng.
a. Giải thích và lập sơ đồ lai phân tích của F1?
b. Biện luận và xác định KG, KH của 2 gà P đã mang lai và lập sơ đồ lai.
c. Cho F1 lai với gà có KG, KH như thế nào để F 2 có 100% gà chân cao, lông nâu?
Giải thích và minh họa bằng sơ đồ lai?
Bài tập 2: Cho giao phấn giữa 2 giống bí thuần chủng thu được F 1. Tiếp tục cho F1 tự
thụ phấn với nhau thu được con lai F2 có kết quả như sau: 56,25% cây có quả tròn, hoa
đỏ : 18,75% cây có quả tròn, hoa vàng : 18,75% cây có quả dài, hoa đỏ : 6,25% cây có
quả dài, hoa vàng. Xác định KG, KH của P và lập sơ đồ lai?
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 21


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS


Bài tập 3: Ở chuột, hai cặp gen qui định hai cặp tính trạng về màu lông và hình dạng
đuôi đều nằm trên NST thường và phân li độc lập với nhau. Khi cho giao phối hai
dòng chuột thuần chủng có lông xám, đuôi cong với lông trắng, đuôi thẳng thu được
F1.
a. Lập sơ đồ lai từ P đến F1?
b. Tiếp tục cho giao phối giữa F 1 với chuột khác, thu được F 2 có kết quả như sau:
37,5% số chuột có lông xám, đuôi cong : 37,5% chuột có lông xám, đuôi thẳng: 12,5%
số chuột có lông trắng, đuôi cong : 12,5% số chuột có lông trắng, đuôi thẳng.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai của F 1. Biết lông xám và đuôi cong là 2 tính
trạng trội hoàn toàn so với lông trắng và đuôi thẳng.
Bài tập 4: Trên một thứ cây trồng, hai cặp tính trạng về hình dạng hoa và màu hoa di
truyền độc lập với nhau. Tiến hành giao phấn giữa cây P dị hợp về hai cặp gen, mang
kiểu hình hoa kép, màu đỏ với hai cây khác thu được F1 có hai kết quả như sau:
a. Ở kết quả lai giữa P với cây thứ nhất thu được F 1: 126 cây có hoa kép, màu đỏ, 125
cây có hoa kép, màu trắng, 42 cây có hoa đơn, màu đỏ, 43 cây có hoa đơn, màu trắng.
b. Ở kết quả lai giữa P với cây thứ hai thu được F 1: 153 cây có hoa kép, màu đỏ, 51
cây có hoa kép, màu trắng, 151 cây có hoa đơn, màu đỏ, 50 cây có hoa đơn, màu trắng.
Biện luận để giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi trường hợp nêu trên.
Bài tập 5: Cho giao phấn giữa hai cây P thu được F 1 có kiểu gen giống nhau. Cho một
cây F1 giao phấn với cây khác thu được F 2 có kết quả như sau:1250 cây có quả tròn,
chín sớm, 1255 cây có quả tròn, chín muộn 1253 cây có quả dài, chín sớm, 1251 cây
có quả dài, chín muộn. Biết rằng hai tính trạng về hình dạng quả và thời gian chín của
quả di truyền độc lập với nhau. Quả tròn và chín sớm là hai tính trạng trội hoàn toàn so
với quả dài và chín muộn.
a. Lập sơ đồ lai của F1 với cây khác.
b. Suy ra KG, KH của cặp P mang lai.
Bài tập 6: Ở một loài côn trùng, người ta xét 2 cặp tính trạng về kích thước râu và màu
mắt do 2 cặp gen qui định. Cho giao phấn giữa 2 cá thể P thu được con lai F 1 có kết
quả như sau: 144 số cá thể có râu dài, mắt đỏ : 47 số cá thể có râu dài, mắt trắng: 50 số
cá thể có râu ngắn, mắt đỏ: 16 số cá thể có râu ngắn, mắt trắng. Xác định KG, KH của

P và lập sơ đồ lai?
Bài tập 7: Thực hiện phép lai giữa hai cây.
a. Trước hết theo dõi sự di truyền của cặp tính trạng về chiều cao, người ta thấy bố mẹ
đều có thân cao và các cây con F1 có tỉ lệ 75% thân cao : 25% thân thấp. Giải thích và
lập sơ đồ lai của cặp tính trạng này.
b. Tiếp tục theo dõi sự di truyền của cặp tính trạng về hình dạng quả, thấy F1 xuất hiện
125 cây có quả tròn : 252 cây có quả dẹt và 128 cây có quả dài. Giải thích và lập sơ đồ
lai của cặp tính trạng này.
c. Lập sơ đồ lai để giải thích sự di truyền chung của cả 2 cặp tính trạng theo điều
kiệnđã nêu. Biết rằng hai cặp tính trạng trên di truyền độc lập và quả tròn là tính trạng
trội.
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 22


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

Bài tập 8: Đem giao phấn giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về hai cặp tính
trạng tương phản, đời F1 đồng loạt xuất hiện cây tròn, vị ngọt. Tiếp tục cho F 1 tự thụ
phấn, thu được đời F2 có 6848 cây gồm 4 kiểu hình, trong đó 428 cây quả bầu, vị chua.
Cho biết mỗi gen qui định một tính trạng.
a) Hãy lập sơ đồ lai từ P -> F2?
b) Tính số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2?
Bài tập 9: Cho biết ở bò: lông đen trội so với lông vàng, lang trắng đen là tính trạng
trung gian, không sừng trội so với có sừng, chân cao trội so với chân thấp. Mỗi gen qui
định một tính trạng nằm trên NST thường. Lai bò cái lông vàng, không sừng, chân
thấp với bò đực chưa biết KG. Năm đầu sinh được một con bê đực lông vàng, có sừng,
chân thấp. Năm sau sinh được một bê cái lang trắng đen, không sừng, chân cao. Xác
định KG của 4 con bò nói trên?

Bài tập 10: Cho F1 tự thụ phấn được F2 gồm 4 loại KH. Do sơ suất của việc thống kê,
người ta chỉ còn ghi lại được số liệu của một loại kiểu hình là cây cao, hạt dài chiếm tỉ
lệ 18,75%. Hãy biện luận tìm KG của F 1 và viết sơ đồ lai để nhận biết tỉ lệ KG, KH ở
đời F2. Biết các gen di truyền phân li độc lập, tương phản với tín trạng thân cao, hạt dài
là các tính trạng thân thấp, hạt tròn.
BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH SỐ KIỂU TỔ HỢP, SỐ LOẠI GIAO TỬ, SỐ KIỂU
GEN TẠO RA VÀ DI TRUYỀN LIÊN KẾT GIỚI TÍNH.
Phương pháp xác định số loại giao tử, số kiểu tổ hợp, số kiểu gen.
- Xác định số loại giao tử: Gọi n là số cặp gen dị hợp của 1 kiểu gen.
+ Số loại giao tử của cơ thể trên được xác định = 2n.
VD: Cơ thể có 2 cặp gen dị hợp -> số loại giao tử = 22 = 4 loại. có 3 cặp gen dị
hợp -> số loại giao tử = 23 = 8. Có 4 cặp gen dị hợp
-> số loại giao tử = 24 = 16 loại.
+ Liệt kê đầy đủ các loại giao tử bằng sơ đồ cây:
VD: Cơ thể có kiểu gen AaBbCcDd có 24 = 16 loại giao tử như sau:
(GV hướng dẫn HS cách xác định các loại giao tử)
-> Các loại giao tử gồm: ABCD, ABCd, ABcD, ABcd, AbCD, AbCd, AbcD, Abcd,
aBCD, aBCd, aBcD, aBcd, abCD, abCd, abcD, abcd ( sơ đồ a tương tự A).
- Xác định số kiểu tổ hợp:
+ Bằng tổng số tỉ lệ đời con.
+ Bằng tích các loại giao tử của bố, mẹ.
- Xác định tỉ lệ kiểu gen trong lai 2 hay nhiều cặp tính trạng.
+ Để xác định tỉ lệ của một kiểu gen nào đó trong một phép lai 2 hay nhiều cặp tính
trạng, ta xét tỉ lệ kiểu gen của riêng từng cặp sau đó tổ hợp lại.
VD: Xác định tỉ lệ kiểu gen dị hợp trong phép lai sau: P: AaBbDd x AaBbDD.
b1: - Xét tỉ lệ của cặp số 1: Aa x Aa -> tỉ lệ đời con: 1AA : 2Aa : 1aa
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 23



GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

-> tỉ lệ dị hợp Aa = 2/4 = 1/2
- Tương tự -> cặp 2 tỉ lệ dị hợp Bb = 1/2.
- Cặp Dd xDD -> tỉ lệ dị hợp Dd = 1/2.
b2: - Tổ hợp tỉ lệ của từng cặp -> tỉ lệ kiểu gen dị hợp AaBbDd sinh ra từ phép lai trên
là: 1/2 x 1/2 x 1/2 = 1/8.
Bài tập:
Bài 1: Hãy cho biết kiểu gen AabbCcDDEe có thể cho tối đa mấy loại giao tử? Liệt kê
từng loại giao tử có thể có?
Bài 2: Cho biết kiểu gen AaBbCcDD cho tối đa bao nhiêu loại giao tử, liệt kê các loại
giao tử trong trường hợp trên?
Bài 3: Cho biết phép lai sau: AaBbCcdd x aaBbCcDd cho tối đa bao nhiêu kiểu tổ
hợp?
Bài 4: Cho phép lai sau: AaBbCcDd x AABbCCDd. Hãy xác định tỉ lệ các loại kiểu
gen sau được sinh từ phép lai trên?
1. AABBCCDD; 2. AABbCcDD; 3. AaBBCcDd; 4. aaBBccDD; 5. AaBbCcDd.
BÀI TẬP DI TRUYỀN CÁC GEN NẰM TRÊN NST GIỚI TÍNH.
- Điểm khác biệt giữa gen nằm trên NST thường và gen nằm trên NST giới tính:
+ Đa số các gen chỉ nằm trên NST giới tính X mà không nằm trên NST giới tính Y nên
các tính trạng được biểu hiện chủ yếu ở một giới.
+ Khi quy ước cần viết cả gen và NST giới tính để phân biệt với các trường hợp gen
nằm trên NST thường.
Bài tập mẫu: Bệnh mù màu ở người do 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định.
Tính trạng bình thường do một gen trội tương ứng cũng nằm trên NST giới tính X quy
định. Viết các quy ước về kiểu gen, kiểu hình trong trường hợp trên?
-> Quy ước: Mù màu : Xa; bình thường : XA
-> Kiểu gen có thể có trong trường hợp trên là:
- Nữ: XAXA (bình thường); XAXa (bình thường); XaXa (mù màu).

- Nam: XAY (bình thường); XaY ( mù màu).
Cách làm bài giống hệt dạng toán lai của MenĐen.
Bài tập vận dụng:
Bài 1: Ở ruồi, tính trạng mắt đỏ là trội so với tính trạng mắt trắng, gen quy định các
tính trạng này nằm trên NST giới tính X. Người ta có một cặp ruồi mắt đỏ giao phối
với nhau, F1 xuất hiện cả ruồi mắt đỏ và ruồi mắt trắng.
a) Hãy xác định tỉ lệ % và giới tính của ruồi mắt trắng F1 ?
b) Nếu muốn F1 thu được tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1 : 1 : 1 thì phải chọn cặp ruồi bố, mẹ có
kiểu gen và kiểu hình như thế nào? Lập sơ đồ kiểm chứng?
Bài 2: Ở gà tính trạng lông đen là trội so với tính trạng lông vàng, gen quy định các
tính trạng trên nằm trên NST giới tính X. Một gen khác nằm trên NST thường quy
Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 24


GPHI: Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG môn Sinh học THCS

định độ cao chân, trong đó, tính trạng chân thấp là trội so với chân cao nhưng tất cả
những gà chân thấp đồng hợp tử đều bị chết ở giai đoạn phôi.
Hãy cho biết kết quả ở thế hệ F1 trong phép lai sau:
a) Gà trống đen thuần chủng chân thấp x gà mái vàng chân thấp.
b) Gà trống vàng chân thấp x gà mái đen chân thấp.
c) Một trại chăn nuôi chỉ có giống gà chân thấp, trong một lần ấp đã thu được
4800 gà con. Hãy cho biết trong số đó có bao nhiêu gà chân thấp? Bao nhiêu gà chân
cao?
BÀI TẬP VỀ NHIỄM SẮC THỂ
Dạng bài xác định số nhiễm sắc thể, số cromatit, số tâm động của tế bào qua các
kì trong nguyên phân.
Các công thức vận dụng.

Bảng tóm tắt.
Các kì
Số NST
Số cromatit
Số tâm động

Trung gian
2n Kép
4n
2n

Đầu
2n kép
4n
2n

Giữa
2n kép
4n
2n

Sau
4n đơn
0
4n

Cuối
2n đơn
0
4n


Các công thức.
- Một tế bào thực hiện k đợt nguyên phân liên tiếp thì số tế bào con tạo ra là : A = 2 k.
- Có x tế bào qua k đợt nguyên phân liên tiếp sẽ tạo ra số tế bào con là: A = x.2k.
- Nếu x tế bào nguyên phân k1 đợt liên tiếp và y tế bào nguyên phân k2 đợt liên tiếp
thì số tế bào con tạo ra là: A = x.2k1 + y.2k2 .
- Số NST tự do trong môi trường nội bào cung cấp cho quá trình nguyên phân (2 k – 1).
2n.
- Số thoi phân bào xuất hiện = (2k – 1) = số thoi phân bào bị phá hủy.
Dạng bài xác định số NST, cromatit, tâm động của tế bào trong giảm phân,
phương pháp tính số tinh trùng, số trứng tạo ra sau giảm phân, số hợp tử
được tạo thành.
Các kì

Trung gian I

Đầu I

Giữa I

Sau I

Cuối I

Số NST
Số cromatit
Sốtâm động
Các kì

2n Kép

4n
2n
Trung gianII

2n kép
4n
2n
Đầu II

2n kép
4n
2n
Giữa II

2n kép
4n
4n
Sau II

n kép
2n
n
Cuối II

Số NST
Số cromatit
Số tâm động

n Kép
2n

n

n kép
2n
n

n kép
2n
n

2n đơn
0
2n

n đơn
0
n

Thực hiện: Nguyễn Thị Thiên Hương

Trang 25


×