Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU BƠI LỘI CHUYÊN NGÀNH HUẤN LUYỆN THỂ THAO KHÓA 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (851.08 KB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------oo0oo--------

LÊ HỒNG ĐAO

“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
CHUYÊN SÂU BƠI LỘI CHUYÊN NGÀNH HUẤN LUYỆN
THỂ THAO KHÓA 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC
THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

--------oo0oo--------

LÊ HỒNG ĐAO


“NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP
PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN CHO SINH VIÊN
CHUYÊN SÂU BƠI LỘI CHUYÊN NGÀNH HUẤN LUYỆN
THỂ THAO KHÓA 37 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC
THỂ THAO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
SAU MỘT NĂM TẬP LUYỆN”.

Chuyên ngành

: Giáo dục thể chất

Mã số

: 60140103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Lê Ngọc Trung


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu này là của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng có tác giả nào
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


Lê Hồng Đao


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý Thầy Cô Trường Đại
Học Thể Dục Thể Thao TP HCM đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình
học tập và nghiên cứu luận văn.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đối với Thầy TS. Lê Ngọc
Trung đã tận tình động viên, chỉ dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp cao học TDTT khóa 19.
- Quý Thầy, Cô trong hội đồng khoa học.
- Quý Thầy, Cô thuộc bộ môn Thể Thao Dưới Nước Trường ĐH TDTT
TP HCM.
- Thư viện Trường Đại Học TDTT TP HCM.
- Các em sinh viên chuyên sâu bơi lội khóa 37 HLTT Trường ĐH TDTT
TP HCM.
- Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên khích lệ, tạo điều kiện
thuận lợi nhất cho tôi hoàn thành luận văn này.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Hồng Đao

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................1


CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................................6
1.1. Môn thể thao bơi lội trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam:...........6
1.2. Đặc điểm và lý thuyết chung về hoạt động bơi lội.......................................6
1.3. Lý thuyết chung về tố chất thể lực.............................................................10
1.4. Đặc điểm huấn luyện bơi lội hiện đại........................................................11
1.4.1 Huấn luyện thể lực trên cạn với VĐV bơi: .....................................12
1.4.2 Huấn luyện thể lực dưới nước cho VĐV Bơi: .................................13
1.5. Những nhân tố sinh học ảnh hưởng đến tố chất thể lực chuyên môn trong
bơi lội:..............................................................................................................14
1.6. Đặc điểm tâm sinh lý của sinh viên...........................................................17
1.6.1 Đặc điểm phát triển tâm lý của sinh viên.........................................17
1.6.2 Đặc điểm phát triển sinh lý của sinh viên........................................18
1.6.3. Sự phát triển tố chất thể lực theo lứa tuổi trưởng thành..................19
1.6.4. Định khu các nhóm cơ tham gia hoạt động trong các kiểu bơi........19
1.7. Chương trình đào tạo môn bơi lội tại Trường Đại Học Thể Dục Thể Thao
Thành Phố Hồ Chí Minh..................................................................................20
1.7.1. Vị trí môn học................................................................................20
1.7.2. Mục tiêu đào tạo.............................................................................20
1.7.3. Yêu cầu..........................................................................................21
1.7.4 Cấu trúc môn học:...........................................................................22
1.8 Bài tập thể dục thể thao..............................................................................23
1.8.1 Khái niệm bài tập thể dục thể thao...................................................23
1.8.2. Phân loại bài tập trong huấn luyện bơi............................................24
1.8.3. Phân vùng cường độ và bài tập trong huấn luyện bơi.....................27
1.9. Các công trình nghiên cứu có liên quan.....................................................34
CHƯƠNG II


PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.......................................36
2.1. Phương pháp nghiên cứu:..........................................................................36

2.1.1. Phương pháp tham khảo, phân tích tổng hợp tài liệu:.....................36
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn (anket):....................................................36
2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm:.....................................................37
2.1.4. Phương pháp quan sát sư phạm......................................................41
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm...............................................41
2.1.6. Phương pháp toán thống kê............................................................42
2.2. Tổ chức nghiên cứu...................................................................................43
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:....................................................................43
2.2.2. Khách thể nghiên cứu:....................................................................43
2.2.3. Kế hoạch nghiên cứu:.....................................................................44
CHƯƠNG III
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN................................................45
3.1. Nghiên cứu lựa chọn các tiêu chí để đánh giá thể lực chuyên môn cho nam
sinh viên bơi lội khóa 37 HLTT Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí
Minh. ...............................................................................................................45
3.1.1. Cơ sở lựa chọn các tiêu chí đánh giá hiệu quả chương trình huấn
luyện........................................................................................................45
3.1.2. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của sinh viên chuyên sâu
bơi lội của trường ĐH TDTT TP HCM....................................................48
3.1.3 Bàn luận đánh giá về thực trạng phát triển TLCM của SV chuyên sâu
bơi khóa 37 HLTT trường ĐH TDTT TPHCM........................................52
3.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực và ứng dụng trên đối tượng
thực nghiệm.....................................................................................................54
3.2.1. Thực trạng sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn tại bộ
môn TTDN trường ĐH TDTT TP HCM..................................................54


3.2.2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển TLCM cho sinh viên chuyên
sâu bơi lội khóa 37 trường ĐH TDTT TP HCM.......................................60
3.2.3. Xây dựng chương trình tiến trình huấn luyện TLCM cho SV chuyên

sâu bơi lội khóa 37 chuyên ngành HLTT..................................................65
3.2.4 Bàn luận về xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho nam
sinh viên chuyên sâu bơi lội khóa 37 HLTT Trường ĐH TDTT TPHCM và
đưa vào ứng dụng trên đối tượng thực nghiệm.........................................69
3.3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực cho SV chuyên
sâu bơi lội khóa 37 HLTT Trường ĐH TDTT TP Hồ Chí Minh.......................70
3.3.1. Kết quả kiểm tra sau thời gian thực nghiệm (n = 18)......................70
3.3.2. Đánh giá kết quả sau thời gian 1 năm tập luyện với thang điểm.....76
3.3.3 Bàn luận về đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển TLCM
cho SV chuyên sâu bơi lội khóa 37 HLTT trường ĐH TDTT TPHCM sau
một năm học 2015 – 2016........................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................79
I. KẾT LUẬN..........................................................................................79
II. KIẾN NGHỊ:.......................................................................................79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
THỨ TỰ
1

2
3
4
5
6
7
8
9

10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36

VIẾT TẮT



Cm
ĐH
GDĐT
GDTC
GS TS
GV
HKI
HKII
HLTT
HLV
KH TDTT
LVĐ
NCKH
NXB
PGS
PHVĐ
PP
SB
SBTĐ
SGK
SM
SMB
SN
SV
TĐC
TDDC
TĐTB
TDTT
ThS

TLC
TLCM
TP. HCM
TTDN
VĐV

THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
Phút
Giây
Centimét
Đại học
Giáo dục đào tạo
Giáo dục thể chất
Giáo sư tiến sĩ
Giảng viên
Học kỳ I
Học kỳ II
Huấn luyện thể thao
Huấn luyện viên
Khoa học thể dục thể thao
Lượng vận động
Nghiên cứu khoa học
Nhà xuất bản
Phó Giáo sư
Phối hợp vận động
Phương pháp
Sức bền
Sức bền tốc độ
Sách giáo khoa
Sức mạnh

Sức mạnh bền
Sức nhanh
Sinh viên
Tốc độ cao
Thể dục dụng cụ
Tốc độ trung bình
Thể dục thể thao
Thạc sĩ
Thể lực chung
Thể lực chuyên môn
Thành Phố Hồ Chí Minh
Thể thao dưới nước
Vận động viên


37
38

XPC
XPT

Xuất phát cao
Xuất phát thấp

DANH MỤC CÁC BẢNG
TT BẢNG

TÊN BẢNG

Bảng 1.1


Các yếu tố quyết định thành tích bơi

Bảng 1.2

Quá trình trao đổi chất ưa khí và yếm khí cung cấp
năng lượng cho cơ thể hoạt động

Bảng 1.3

Phân phối thời gian chung

Bảng 1.4

Phân loại bài tập và tác động của bài tập trong huấn
luyện bơi

Bảng 1.5

Phân vùng cường độ huấn luyện bơi của Mỹ

Bảng 1.6

Phân vùng cường độ huấn luyện bơi của CHLB Nga

Bảng 1.7

Phân vùng cường độ huấn luyện bơi của Trung Quốc

Bảng 1.8


Phân vùng cường độ huấn luyện bơi của Úc

Trang


Bảng 2.1

Test đánh giá thể lực chuyên môn trên cạn:

Bảng 2.2

Test đánh giá thề lực thể lực chuyên môn dưới nước:

Bảng 3.1

Hệ thống các test đánh giá thể lực chuyên môn cho
sinh viên chuyên sâu bơi lội

Bảng 3.2

Các test được lựa chọn sau phỏng vấn

Bảng 3.3

Kiểm tra thực trạng phát triển thể lực chuyên môn
trên cạn của nam sinh viên bơi lội khóa 37 HLTT

Bảng 3.4


Kiểm tra thực trạng phát triển thể lực chuyên môn
dưới nước của sinh viên bơi lội khóa 37 HLTT

Bảng 3.5

Hệ thống bài tập phát triển TLCM cho sinh viên
chuyên sâu bơi lội khóa 37 trường ĐH TDTT TP
HCM sau phỏng vấn

Bảng 3.6

Kết quả phỏng vấn nguyên tắc sắp xếp hệ thống bài
tập phát triển TLCM cho sinh viên chuyên sâu bơi lội
trường ĐH TDTT TP HCM (n=16)

Bảng 3.7

Phân bổ các bài tập phát triển TLCM cho SV chuyên
sâu bơi lội K37 HLTT thực nghiệm

Bảng 3.8

Kết quả đánh giá các test TLCM trên cạn sau thời
gian 1 năm tập luyện

Bảng 3.9

Kết quả đánh giá các test TLCM dưới nước sau 1
năm tập luyện


Bảng 3.10

Bảng tính điểm của các test

Bảng 3.11

Đánh giá và xếp loại cho từng sinh viên


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1

TÊN BIỂU ĐỒ
Mức độ tổng hợp ATP từ CP và đường phân yếm khí

trong suốt bài tập co cơ đẳng trường 30 giây tối đa.
Biểu đồ 3.1 Trình độ học vấn của đối tượng được phỏng vấn
Biểu đồ 3.2 Thâm niên công tác của đối tượng được phỏng vấn
So sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của
Biểu đồ 3.3 sinh viên chuyên sâu bơi lội khóa 37 HLTT sau 1 năm

Biểu đồ 3.4

tập luyện.
Nhịp tăng trưởng của sinh viên chuyên sâu bơi lội
khóa 37 HLTT sau 1 năm tập luyện.

Tran

g


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Thể dục thể thao (TDTT) là một trong những lĩnh vực khoa học gắn
liền với đời sống con người. Tập luyện TDTT không những có thể làm cho
con người tăng cường sức khỏe, phát triển cân đối toàn diện về trí tuệ, nhân
cách, phẩm chất đạo đức, mà còn phát triển toàn diện các tố chất thể lực. Có
sức khỏe để nâng cao năng suất lao động, trí sáng tạo và xã hội ngày càng
phát triển. Ngoài ra, TDTT còn có ý nghĩa về mặt chính trị như thúc đẩy các
mối quan hệ quốc tế, kết nối cả dân tộc trên thế giới với nhau cùng sống trong
hòa bình hữu nghị.
Một trong những lĩnh vực đóng vai trò chủ đạo cần ưu tiên phát triển
một bước đó là giáo dục. Ở Việt Nam giáo dục và đào tạo được xem là “quốc
sách” hàng đầu rất được Đảng và nhà nước quan tâm. Nhiều năm qua, Bộ
Giáo dục và Đào tạo liên tục, không ngừng chỉ đạo và tổ chức việc cải tiến,
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các cấp học nói chung và đào tạo
đại học nói riêng. Nhiều văn bản chỉ thị ra đời, tổ chức được nhiều cuộc hội
thảo về giáo dục nhằm cải cách thay đổi chương trình giảng dạy. Đặc biệt ở
thế hệ đại học và cao đẳng đã có những hội đồng đánh giá, kiểm định chất
lượng đào tạo của các trường. Đây là bước ngoặt để từng trường có thể tự
xem xét và đánh giá làm cơ sở đổi mới, cải tiến chương trình, phương pháp,
nội dung cho phù hợp với nền giáo dục hiện đại.
Trong xu thế phát triển của xã hội, trào lưu chung của các trường đại
học Việt Nam. Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh là một trung
tâm đào tạo lực lượng cán bộ thể thao cho các tỉnh thành ở khu vực phía Nam.
Cũng không ngoài quy luật ấy, để đáp ứng xu hướng phát triển của xã hội, yêu
cầu chất lượng của cán bộ thể thao cũng được nâng cao, điều đó cũng là một

thách thức đòi hỏi Trường Đại học TDTT thành phố Hồ Chí Minh phải có


2

những chủ trương thỏa đáng để nâng cao chất lượng đào tạo, cung cấp được
cho xã hội những cán bộ có đủ năng lực.
Trong số các môn thể thao được đào tạo chính quy tại Trường Đại học
TDTT thành phố Hồ Chí Minh, bơi lội là môn học góp phần vào việc bồi
dưỡng các kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn, phát triển các tố chất thể lực, rèn
luyện nhiều phẩm chất ý chí, đạo đức cho sinh viên như: ý thức tổ chức kỷ
luật, tinh thần tập thể, khả năng sáng tạo, lòng dũng cảm, tính kiên trì….
Bơi lội là môn thể thao có nguồn gốc lịch sử rất lâu đời, nó ra đời cùng
với sự phát triển của loài người. Và là một trong những môn học cơ bản và quan
trọng trong hệ thống giáo dục thể chất và huấn luyện thể thao ở nước ta. Đồng
thời nó là môn học chủ yếu đối với sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học
chuyên và không chuyên. Trong chương trình học của sinh viên trường Đại học
TDTT thành phố Hồ Chí Minh, môn Bơi lội có nội dung chuyên sâu và phổ tu
dành cho tất cả sinh viên của trường. Do tính đa dạng và phức tạp của kỹ thuật
các môn Bơi lội, nên việc hình thành các phương pháp giảng dạy thường được
dựa trên đặc điểm tự nhiên của con người, trong đó đặc điểm quan trọng là
những quy luật hình thành khả năng phối hợp vận động và định hình động tác
cho người học trong quá trình giảng dạy. Bởi vậy, việc phát triển thể lực giúp
cho cơ thể vận động viên chịu đựng được toàn bộ lượng vận động lớn trong
khoảng thời gian ngắn. Nếu các vận động viên không có thể lực thì không thể
đạt được thành tích thể thao cao. Vì vậy, phát triển thể lực là không thể thiếu đối
với vận động viên.
Với đặc thù có các môn học thực hành là chủ yếu, bộ môn bơi lội đã
đào tạo rất nhiều những chuyên gia, huấn luyện viên, giáo viên có trình độ
Đại học và Sau Đại học, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nền TDTT xã

hội chủ nghĩa Việt Nam.


3

Nhận thức rõ mục tiêu với sứ mệnh của mình, nhiều năm qua Đảng Ủy,
Ban Giám Hiệu nhà trường đã tích cực chỉ đạo các đơn vị, đặc biệt là các
Khoa, Bộ môn lấy nghiên cứu khoa học làm “đòn bẩy” để nâng cao chất
lượng đào tạo trong nhà trường. Do vậy công tác nghiên cứu khoa học theo
hướng ứng dụng công nghệ, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập
cho phù hợp với từng môn học trong chương trình đào tạo của nhà trường để
đáp ứng được sự phát triển vượt bậc của nền khoa học hiện đại. Vì vậy, việc
thường xuyên cải tiến cập nhật chương trình, giáo trình giảng dạy luôn được
nhà trường quan tâm và là mục tiêu hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo
của nhà trường.
Các nhà khoa học cũng đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu về những vấn
đề nêu trên, như:
Nguyễn Thế Truyền và cộng sự (2002) “Tiêu chuẩn đánh giá trình độ
tập luyện trong tuyển chọn và huấn luyện thể thao”
Chung Tấn Phong (2000), Nghiên cứu tiêu chuẩn đánh giá trình độ tập
luyện của vận động viên bơi trẻ từ 9-12 tuổi trong giai đoạn huấn luyện ban
đầu, Luận án tiến sĩ.
Đỗ Trọng Thịnh (2008), Nghiên cứu phát triển khả năng ưa khí, yếm
khí cho vận động viên cấp cao Việt Nam, Luận án tiến sĩ.
Lê Nguyệt Nga (2000), Nghiên cứu thử nghiệm các tiêu chuẩn đánh
giá trình độ tập luyện của vận động viên bơi lội trẻ (nữ 13-15, nam 13-17)
trong giai đoạn chuyên môn hóa sâu, Đề tài khoa học.


4


Phan Thanh Hài, Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thành tích bơi
100m cho vận động viên đội tuyển quốc gia trung tâm huấn luyện quốc gia
Đà Nẵng, Tạp chí KHTT số 6/2012.
Vũ Văn Dũng (2013), Nghiên cứu xây dựng các chỉ tiêu đánh giá sự
phát triển thể lực chuyên môn cho nam sinh viên chuyên sâu bơi lội chuyên
ngành giáo dục thể chất khóa 34 trường đại học TDTT thành phố Hồ Chí
Minh, Đề tài thạc sỹ.
Nhằm góp phần xây dựng mục tiêu chung trong việc phát triển hoàn
thiện môn bơi lội, trên cơ sở phân tích ý nghĩa và hiện trạng của vấn đề. Với
những lý do trên, lựa chọn đề tài:
"Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho sinh viên chuyên sâu bơi lội chuyên ngành Huấn luyện thể thao
khóa 37 trường Đại học Thể dục thể thao Thành Phố Hồ Chí Minh sau
một năm tập luyện"
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Xác định hệ thống bài tập thể lực chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu
bơi lội khóa 37 HLTT Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh.
NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Để giải quyết mục đích đã đặt ra, đề tài tiến hành nghiên cứu các nhiệm
vụ sau:
1. Lựa chọn các tiêu chí để đánh giá thể lực chuyên môn cho nam sinh
viên bơi lội khóa 37 HLTT Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh.


5

2. Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực cho sinh viên chuyên
sâu bơi lội khóa 37 HLTT Trường Đại học TDTT Thành Phố Hồ Chí Minh và
đưa vào ứng dụng trên đối tượng thực nghiệm.

3. Đánh giá hiệu quả ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên
môn cho sinh viên chuyên sâu bơi lội khóa 37 HLTT Trường Đại học TDTT
Thành Phố Hồ Chí Minh sau một năm học 2015 - 2016
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Hệ thống bài tập nâng cao thể lực chuyên môn với khách thể nghiên
cứu là 18 sinh viên chuyên sâu Bơi lội khóa đại học 37 ngành Huấn luyện thể
thao Trường Đại học TDTT TP.HCM (15 Nam, 3 nữ).


6

Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1. Giải quyết một phần vấn đề trong công tác giảng dạy, huấn luyện bơi
lội chuyên ngành HLTT trong trường đại học hiện nay đó là:
-

Phân tích và làm sáng tỏ cơ sở sinh lý, sinh cơ học và các loại tố

chất thể lực đặc trưng trong môn Bơi.
-

Đưa ra các thông số tập luyện cụ thể cùng các chỉ tiêu theo dõi, điều

khiển và đánh giá theo kế hoạch giảng dạy năm.
2. Xây dựng được hệ thống bài tập cơ bản giúp các huấn luyện viên,
giáo viên có cơ sở tham khảo và ứng dụng trong huấn luyện và giảng dạy.
3. Đánh giá được hiệu quả của việc ứng dụng hệ thống bài tập phát
triển thể lực chuyên môn cho sinh viên bơi lội.



7

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Môn thể thao bơi lội trong chiến lược phát triển thể thao Việt Nam:
Bơi lội là môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu chính thức của các
đại hội thể thao quốc tế các cấp như SEA Games, ASIAD và Olympic và luôn
là một trong những môn thể thao được xác định và đầu tư trong hệ thống các
môn thể thao chính của nước ta. Trong thời gian qua, môn bơi lội nước ta đã
có sự phát triển mạnh mẽ, nhất là từ SEA Games 23 năm 2002 đến nay, bơi
lội Việt Nam đã có nhiều VĐV trẻ đạt thành tích, huy chương tại đấu trường
SEA Games, đến năm 2008 bơi lội Việt nam đã có huy chương ở đấu trường
ASIAD Bắc Kinh - Trung Quốc. Năm 2012, môn bơi Việt Nam đã có VĐV
Nguyễn Thị Ánh Viên đạt chuẩn B tham dự Olympic London năm 2012 và
với sự tiến bộ vượt bậc của mình, Nguyễn Thị Ánh Viên đã chính thức trở
thành VĐV đại diện cho bơi lội Việt Nam đạt chuẩn A để tham dự Olympic
lần thứ 31 năm 2016 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil, đây là niềm tự hào
lớn của bơi lội Việt Nam và đây cũng là kết quả đầu tư đào tạo VĐV bơi trẻ
trong những năm qua của bơi lội Việt Nam. Chính vì vậy, trong chiến lược
phát triển TDTT Việt Nam đến năm 2020 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch đã xác định, bơi lội là một trong 10 môn thể thao trong điểm loại I của
quốc gia được nhà nước ưu tiên đầu tư và địa bàn chủ yếu trong hệ thống


8

tuyển chọn, đào tạo tài năng và huấn luyện nâng cao thành tích thể thao bơi
lội là 10 đơn vị, địa phương, trong đó có TP. HCM.
1.2. Đặc điểm và lý thuyết chung về hoạt động bơi lội
Bơi lội là môn thể thao có chu kỳ và hoạt động chính trong môi trường

nước, các động tác của tay và chân được lặp lại liên tục. Mục đích chính trong
thi đấu bơi lội là bằng các hoạt động của tay chân đưa cơ thể tiến về phía
trước trong một quãng đường nhất định với thời gian nhanh nhất.
Trong hoạt động bơi lội, đã phát hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa sự vận
động của cơ thể với môi trường nước. Do đặc điểm vật lý của nước nên có các
yêu cầu và hiệu quả riêng biệt đối với kỹ thuật vận động.
Khi bơi VĐV chuyển động trong môi trường nước thì lực cản của nước
sẽ là:

P : độ đậm đặc của nước (ở 26oC thì P = 1)
S : tiết diện của người bơi tiếp xúc nước.
V : vận tốc bơi.
C : hình dáng của người bơi
 Tốc độ chuyển động của VĐV bơi :
Tốc độ của VĐV bơi tăng lên do ảnh hưởng sức cản của nước lớn,
nhưng bất kỳ VĐV nào muốn bơi nhanh thì phải tăng tốc độ. Vì thế, cần phân
phối tốc độ hợp lý và phân sức trong quá trình bơi. Mặt khác, trong huấn


9

luyện cần có kỹ thuật hợp lý, giảm tiết diện tiếp xúc nước của VĐV, điều này
có liên quan đến độ nổi của VĐV.
 Tiết diện tiếp xúc của cơ thể với nước :
Trong lúc bơi, VĐV gặp dòng phẳng và dòng xáo trộn của nước
(Laminar Turbulent), có ảnh hưởng đến sức cản của nước. Dòng phẳng có lực
cản nhỏ nhất vì các phân tử di động theo cùng một hướng và có tốc độ không
thay đổi. Khi VĐV bơi tạo dòng xáo trộn của nước, nên gây áp lực cho nước
xoáy và làm giảm tốc độ bơi của VĐV.
 Các lực cản khác gây ảnh hưởng đến tốc độ bơi :

o Lực cản của sóng: Trong quá trình bơi, nhất là khi thi đấu sự
chuyển động của VĐV gây các vòm sóng đẩy cơ thể VĐV ngược lại.
o Lực ma sát: Được tạo nên bởi diện tích bề mặt cơ thể tiếp xúc với
nước, tốc độ bơi và độ gồ ghề thân mình VĐV với nước.
Lực cản do chênh lệch áp lực: Vận động và lực cản cùng sản sinh và
mất đi khi vật thể chuyển động hoặc đứng yên. Chúng mất đi khi áp lực xung
quanh thăng bằng, tính bám dính không có tác dụng rõ rệt. Khi vận động sẽ
sản sinh lực cản do chênh lệch áp lực mặt trước và mặt sau của vật. (Nguyễn
Văn Trạch và cs, 1999; Lê Nguyệt Nga, 1979), [17][33][34].
Bơi lội là môn thể thao công suất, hoạt động có chu kỳ trong môi
trường nước, chịu tác động bởi: độ nổi, lực cản, áp lực của nước. Do đó,
muốn đạt tốc độ cao, cơ bắp cần phải nỗ lực rất lớn. Từ những năm 90, xu
hướng “bơi lội là hoạt động thể thao có chu kỳ trong môi trường nước mang


10

tính kỹ thuật – thể lực”, trong đó “thể lực chuyên môn là cơ sở, cường độ là
hạt nhân, sức mạnh là mấu chốt, được thể hiện bằng kỹ thuật”.
Trong các môn thể thao thì bơi lội là môn thể thao có chu kỳ trong môi
trường nước, chịu tác động bởi: lực cản áp lực của dòng nước. Bơi lội là môn
có nhiều cự ly và nội dung thi đấu, từ 50m đến 1500m (trong bể) và từ 5km
đến 10km, và dài hơn ở ngoài sông, biển. Nguồn cung cấp năng lượng hỗn
hợp ưa khi – yếm khí đóng vai trò quan trong trong tập luyện và thi đấu. Theo
phân tích đặc điểm cung cấp nguồn năng lượng trong bơi: các cự ly ngắn
(50m, 100m) chủ yếu là creatinphotphat và đường phân yếm khí; cự ly trung
bình (200m, 400m) chủ yếu là đường phân yếm khí và hỗn hợp ưa khí - yếm
khí; cự ly dài (800m, 1500m) chủ yếu là ưa khí và đường phân yếm khí. Bơi
là hoạt động trong môi trường nước nên có yêu cầu lớn đối với sức mạnh cơ
bắp. Lực cản của nước gấp 800 lần lực cản của không khí. Tốc độ bơi càng

nhanh, sức cản càng lớn. Sức mạnh không đủ rất khó để nâng cao tốc độ bơi.
Thành tích bơi lội được cấu thành bởi nhiều nhân tố như môi trường, xã
hội, di truyền, kỹ thuật, các tố chất thể lực, các tố chất tâm lý, hình thái, chức
năng…, nhưng huấn luyện nhằm rèn luyện các tố chất thể lực chuyên môn và
phát triển các hệ thống cung cấp năng lượng trong cơ thể VĐV là yếu tố ảnh
hưởng nâng cao trình độ tập luyện và đạt thành tích trong thi đấu.
Giảng dạy, huấn luyện là quá trình đào tạo có tổ chức nhằm mục đích
nâng cao các mặt sinh lý, tâm lý, và kỹ năng vận động của con người. Trong
lĩnh vực thể dục, thể thao đó là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện trình
độ tập luyện thể thao, được tiến hành trên cơ sở các tri thức khoa học. Quá
trình này tác động có hệ thống vào khả năng chức phận về tâm – sinh lý và
trạng thái sẵn sàng đạt thành tích, nhằm mục đích dẫn dắt VĐV đến thành tích
thể thao và cao nhất.


11

Theo Nguyễn Toán (1998) [24][25] huấn luyện thể thao là một quá trình
giáo dục chuyên môn, chủ yếu bằng các bài tập thể lực, nhằm hoàn thiện các
phẩm chất, năng lực, các mặt của trình độ chuẩn bị, nhằm đảm bảo cho VĐV đạt
thành tích cao nhất trong môn thể thao hoặc một nội dung nào đó của môn thể
thao đã chọn.
Theo Olbrecht (2000)[43]: “Huấn luyện bơi là nghệ thuật về sự tạo
dựng, là cảm giác, sự sáng tạo, là kiến thức khoa học và kinh nghiệm để
không ngừng đạt hiệu quả trong kế hoạch huấn luyện, có ý nghĩa giúp cho
VĐV bơi đạt đến những thành tích đỉnh cao mới”. Thành tích trong thi đấu
thể thao phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, theo tác giả Olbrecht thành tích bơi
phụ thuộc vào các yếu tố có tính quyết định như sau:
 Kỹ thuật bơi.
 Các tố chất thể lực. (thể lực chung, thể lực chuyên môn)

 Tâm lý (sức mạnh tinh thần).
Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện, cần đảm bảo tất cả các yếu tố trên.


12

Bảng 1.1: Các yếu tố quyết định thành tích bơi
Kỹ thuật

Các tố chất thể Các tố chất tâm
lực

Hình thái,



chức năng

Môi trường,
Xã hội, Di
truyền

Kỹ thuật các

Khả năng ưa

Khả năng điều

Chiều cao,


Điều kiện tập

kiểu bơi

khí

khiển, kiểm

cân nặng,

luyện, chế độ

Khả năng

Khả năng yếm

soát các mức độ

chiều dài

tập luyện, các

phối hợp

khí

“căng thẳng”

các chi.


gen di

động tác

Độ mềm dẻo

Sự xúc cảm

Chức năng

truyền…

Xuất phát

và sức mạnh

tim mạch,

xoay vòng

tốc độ

hô hấp…

1.3. Lý thuyết chung về tố chất thể lực
Tố chất thể lực (tố chất vận động) là những đặc điểm tương đối riêng biệt
trong thể lực của con người, xét về góc độ điều khiển động tác của hệ thần kinh
trung ương gọi là tố chất vận động, xét về đặc trưng cơ học gọi là tố chất thể lực,
xét về góc độ điều khiển tâm lý, sinh lý gọi là tố chất tâm vận động.
Sơ đồ 1.1: Mối quan hệ giữa các tố chất vận động



13

Theo Nguyễn Toán và Phạm Danh Tốn: [25] “GDTC là một loại hình
giáo dục mà nội dung chuyên biệt là dạy học vận động (động tác) và phát
triển có chủ đích các tố chất vận động của con người”. Từ quan niệm trên ta
có thể coi phát triển thể chất là một bộ phận hệ quả của GDTC. Quá trình phát
triển thể chất là sự kết hợp giữa yếu tố bẩm sinh tự nhiên và tác động có chủ
đích, hợp lý của GDTC mang lại.
1.4. Đặc điểm huấn luyện bơi lội hiện đại
Xu hướng đặc trưng của bơi lội từ những năm 1990 cho đến nay: “Bơi
lội là hoạt động thể thao chu kỳ trong môi trường nước mang tính kỹ thuật –
thể lực”, trong đó “sức bền là cơ sở, cường độ là hạt nhân, sức mạnh là mấu
chốt, được thể hiện bằng kỹ thuật”. [33]
Từ đặc điểm của huấn luyện và cơ chế cung cấp năng lượng trong bơi
lội đã nêu ở trên, chúng ta nhận thấy:


Sức bền là cơ sở : Chính là phản ánh đặc điểm cung cấp năng lượng

ưa khí. Sở dĩ lấy sức bền là cơ sở vì cung cấp năng lượng ưa khí là cơ sở
của việc cung cấp năng lượng yếm khí. Cự ly dài cần nâng cao khả năng ưa


×