Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TĂNG NGỌC PHƯƠNG LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH

TĂNG NGỌC PHƯƠNG LINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hồ An Châu

TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


i

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và các
yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại (NHTM)
Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015. Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng
gồm hai bước phân tích: (i) sử dụng phương pháp bao dữ liệu (DEA) để đo lường
mức độ hiệu quả hoạt động của các NHTM; (ii) sử dụng mô hình hồi quy Tobit với
biến phụ thuộc là hiệu quả kỹ thuật (TE) được lấy từ kết quả phân tích DEA để
phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM. Kết quả thực
nghiệm cho thấy: (i) Hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn
nghiên cứu duy trì ở mức trung bình và giảm dần. (ii) Nguyên nhân chính làm giảm
hiệu quả kỹ thuật và giảm năng suất hoạt động là do sự suy giảm của thay đổi yếu tố
công nghệ, thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần và thay đổi hiệu quả quy mô. (iii) Hiệu
quả kỹ thuật thuần hay khả năng quản trị của các NHTM Việt Nam còn thấp, yếu tố
gây phi hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. (iv) Thay đổi tiến bộ công nghệ là
nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến thay đổi năng suất nhân tố tổng hợp TFP. (v)
Hiệu quả quy mô suy giảm và quy mô hoạt động dịch vụ chưa được đầu tư đúng
mức đã làm giảm hiệu quả kỹ thuật. (vi) Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp là yếu
tố làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
Dựa trên các nguyên nhân gây phi hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố tác động
được tìm thấy, luận văn đã đưa ra những hàm ý chính sách đối với NHTM và Ngân
hàng nhà nước (NHNN), nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.



ii

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước
đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn
nguồn đầy đủ trong luận văn.


iii

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, em xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến các Thầy Cô Trường Đại
học Ngân hàng TP.HCM. Sự giảng dạy nhiệt tình, tận tâm của các Thầy Cô đã giúp
em hoàn thiện kiến thức và khả năng tư duy.
Đồng thời, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Đình Hạc và TS.
Lê Hồ An Châu, cảm ơn Thầy và Cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và động viên
em trong suốt thời gian em thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ba mẹ, gia đình, người thân,
bạn bè và đồng nghiệp, những người đã luôn bên cạnh, ủng hộ em và tạo điều kiện
tốt nhất cho em học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn và gửi đến Ba mẹ, các Thầy Cô lời chúc sức khỏe,
hạnh phúc và thành đạt.

Trân trọng

Tăng Ngọc Phương Linh



iv

MỤC LỤC
Trang
TÓM TẮT .................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ix
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... x
DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................................ xi
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .............................................................. 1

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................... 2

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 3

1.4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4


1.5.

Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................. 4

1.6.

Kết cấu luận văn ............................................................................................. 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
THỰC NGHIỆM ......................................................................................................... 6
2.1.

Cơ sở lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả hoạt động của NHTM .................... 6

2.1.1.

Khái niệm hiệu quả ........................................................................................ 6

2.1.2.

Hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại ................................................... 7

2.2.

Phân loại hiệu quả hoạt động ......................................................................... 8

2.3.

Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động .......................................... 10


2.4.

Đường giới hạn khả năng sản xuất............................................................... 12

2.5.

Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả hoạt động và các yếu tố

tác động đến hiệu quả hoạt động ngân hàng ............................................................. 13
2.5.1.

Các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ngân hàng....................................... 13


v

2.5.2.

Nghiên cứu về hiệu quả hoạt động và nhân tố tác động hiệu quả hoạt động17

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ
CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ........................................ 21
3.1.

Đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng bằng phương pháp phân tích bao

dữ liệu (DEA) ............................................................................................................ 21
3.1.1.


Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) .................................................. 21

3.1.1.1. Hiệu quả kỹ thuật khi sử dụng nhiều biến đầu vào và đầu ra ...................... 23
3.1.1.2. Chỉ số Malmquist ......................................................................................... 26
3.1.2.

Các biến đầu vào – đầu ra trong mô hình DEA ........................................... 28

3.2.

Áp dụng mô hình hồi quy Tobit để phân tích các nhân tố tác động đến hiệu

quả hoạt động ............................................................................................................ 31
CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN TÍCH CÁC
NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM
VIỆT NAM ............................................................................................................... 35
4.1.

Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn

2008 – 2015 ............................................................................................................... 35
4.1.1.

Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và

hiệu quả quy mô (SE) ................................................................................................ 35
4.1.1.1. Đánh giá về hiệu quả quy mô (SE) giai đoạn 2008 - 2015 .......................... 37
4.1.1.1. Đánh giá về hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) giai đoạn 2008 - 2015 ............... 42
4.1.1.2. Đánh giá hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần
theo loại hình sở hữu của các NHTM ....................................................................... 46

4.1.1.3. Đánh giá các NHTM sau giai đoạn tái cơ cấu 2011 - 2015 ......................... 48
4.1.2.

Kết quả ước lượng thay đổi hiệu quả và năng suất ...................................... 52

4.2.

Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit đánh giá các nhân tố tác động

đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ........................................... 56
4.3.

Đánh giá và kết luận chung về hiệu quả hoạt động và các nhân tố tác động

đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam ........................... 59
CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ......................................... 64


vi

5.1.

Kết luận và những đóng góp chính của nghiên cứu..................................... 64

5.2.

Hàm ý chính sách từ kết quả nghiên cứu ..................................................... 66

5.3.


Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ................ 73

KẾT LUẬN ............................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................. 80


vii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
AE
CAR
CE
DEA
DMU
DRS
DTA
EFA
effch
ETA
GDP
IRS
LTA
LTD
NHLD
NHNN
NHTM
NHTMCP

NPL
OE
PE
pech
PPF
ROA
ROAA
ROE
ROEA
RTL
SE

Tiếng Anh
Allocative efficiency
Capital adequacy ratio
Cost efficiency
Data envelopment analysis
Decision Making Unit
Decreasing returns to scale
Customer deposit to total assets
ratio
Earning on fixed assets
Technical efficiency change
The equity to total assets ratio

Tiếng Việt
Hiệu quả phân bổ
Tỷ lệ an toàn vốn
Hiệu quả chi phí
Phân tích bao dữ liệu

Đơn vị ra quyết định
Hiệu suất giảm dần theo quy mô
Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng
tài sản
Suất sinh lời trên tài sản cố định
Thay đổi hiệu quả kỹ thuật
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài
sản
Gross domestic product
Tổng sản phẩm quốc nội
Increasing returns to scale
Hiệu suất tăng dần theo quy mô
Total loans to total assets ratio Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài
sản
Total loans to customer deposit Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tiền gửi
khách hàng
Ngân hàng liên doanh
Ngân hàng nhà nước Việt Nam
Ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại cổ phần
Non-performing loan
Nợ xấu
Overall economic efficiency
Hiệu quả kinh tế tổng thể
Pure technical efficiency
Hiệu quả kỹ thuật thuần
Pure
technical
efficiency Thay đổi hiệu quả thuần
change

Production
Possibilities Đường giới hạn khả năng sản xuất
Frontier
Return on total assets
Suất sinh lời trên tổng tài sản
Return on average assets
Suất sinh lời trên tổng tài sản bình
quân
Return on total equity
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
Return on average equity
Suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu
bình quân
Reserves for impaired loans to Tỷ lệ dự phòng nợ xấu trên tổng dư
total loans
nợ
Scale efficiency
Hiệu quả quy mô


viii

sech
SIZE
TA
TE
techch
TFP
tfpch
VAMC

VRS
WB
YEA

Thay đổi hiệu quả quy mô
Quy mô
Total assets
Tổng tài sản
Technical efficiency
Hiệu quả kỹ thuật
Technological change
Thay đổi tiến bộ công nghệ
Total factor productivity
Năng suất nhân tố tổng hợp
Total
factor
productivity Thay đổi năng suất nhân tố tổng
change
hợp
Vietnam asset management Công ty quản lý tài sản
company
Variable returns to scale
Hiệu suất thay đổi theo quy mô
World Bank
Ngân hàng thế giới
Yield on earning assets
Tỷ suất sinh lời trên tài sản sinh lời
Scale efficiency change



ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tổng quan các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động .................................. 15
Bảng 2.2: Tổng quan các nghiên cứu về yếu tố tác động hiệu quả hoạt động ......... 18
Bảng 3.1: Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình DEA ........................... 29
Bảng 3.2: Mô tả và thống kê tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy Tobit ........... 32
Bảng 4.1: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô
(SE) của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ............................................. 35
Bảng 4.2: Quy mô tổng tài sản các NHTM của một số quốc gia trong khu vực
Đông Nam Á và Châu Á (2015) ............................................................................... 40
Bảng 4.3: So sánh tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tiền gửi và tỷ lệ dư nợ tín dụng/ tổng tài sản
của một số quốc gia năm 2014 và 2015 .................................................................... 40
Bảng 4.4: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô
(SE) của nhóm NHTM nhà nước Việt Nam năm 2008 - 2015 ................................. 47
Bảng 4.5: Tình hình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng giai đoạn 2011 - 2015 ............ 49
Bảng 4.6: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuận thuần (PE) và hiệu quả quy
mô (SE) các ngân hàng tái cơ cấu/sáp nhập .............................................................. 49
Bảng 4.7: Chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2009 - 2015 ................................... 52
Bảng 4.8: Chỉ số Malmquist bình quân của 28 NHTM ........................................... 55
Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy Tobit .............................................................. 57


x

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế tổng thể (OE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu quả phân
bổ (AE)


................................................................................................................... 9

Hình 2.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF .................................................. 12
Hình 3.1: Hiệu quả kỹ thuật (TE) ............................................................................ 22
Hình 3.2: Mô hình phân tích mảng dữ liệu tối thiểu hóa đầu vào DEACRS và
DEAVRS

................................................................................................................. 25

Hình 4.1: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE) và hiệu quả quy mô
(SE) của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 ............................................ 36
Hình 4.2: Tăng trưởng tín dụng, GDP và tỷ lệ tín dụng/GDP ................................. 38
Hình 4.3: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ tín dụng các quốc gia ................................ 42
Hình 4.4: Tình hình áp dụng Basel tại các quốc gia ................................................ 43
Hình 4.5: Tình hình tăng trưởng tín dụng và huy động vốn .................................... 45
Hình 4.6: Hiệu quả kỹ thuật (TE) của các nhóm NHTM Việt Nam........................ 46
Hình 4.7: Chỉ số Malmquist bình quân thời kỳ 2009 - 2015 ................................... 53
Hình 4.8: Tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ của hệ thống ngân hàng Việt
Nam giai đoạn 2011 – 2015 ...................................................................................... 54


xi

DANH MỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Kết quả ước lượng chỉ số Malmquist bằng DEA..................................... 80
Phụ lục 2: Hiệu quả kỹ thuật (TE), hiệu quả kỹ thuật thuần (PE), hiệu quả quy mô
(SE) các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2015 ................................................... 87
Phụ lục 3: Kết quả chạy hồi quy Tobit ...................................................................... 90



1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Hiệu quả là điều kiện tiên quyết, quyết định sự sống còn và phát triển đối với
hoạt động kinh doanh của bất kỳ tổ chức kinh tế nào. Đối với các ngân hàng thương
mại (NHTM), là một tổ chức kinh doanh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, an toàn,
đảm bảo thanh khoản, và mở rộng thị phần thì vấn đề hiệu quả hoạt động càng được
quan tâm hơn nữa bởi các nhà quản lý của ngân hàng. Hơn nữa, với vai trò quan
trọng là huyết mạch của nền kinh tế thì hệ thống các NHTM hoạt động hiệu quả sẽ
tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Ngược lại, sự
kém hiệu quả trong hoạt động của các ngân hàng sẽ gây ra các mối nguy hiểm đe
dọa không những đến sự tồn tại của bản thân ngân hàng đó mà còn ảnh hưởng đến
sự vững mạnh, và ổn định hệ thống tài chính quốc gia. Thực tế hoạt động của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2010 đã tìm ẩn nhiều rủi ro và đến giai đoạn
2011 – 2015 chính là minh chứng khi hệ thống NHTM Việt Nam đã bộc lộ sự kém
hiệu quả trong hoạt động kinh doanh với nợ xấu tăng cao và thanh khoản yếu kém.
Cũng chính trong giai đoạn này, Chính phủ đã phải thực hiện tái cơ cấu toàn diện hệ
thống các tổ chức tín dụng với mục tiêu “Trong giai đoạn 2011 – 2015, tập trung
lành mạnh hóa tình trạng tài chính và củng cố năng lực hoạt động của các tổ chức
tín dụng; cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín
dụng…”, đồng thời “phấn đấu đến cuối năm 2015 hình thành được ít nhất 1 - 2
ngân hàng thương mại có quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong
khu vực” (Theo Đề án tái cơ cấu ban hành kèm theo Quyết định số 254/QĐ-TTg
ngày 01/03/2012 của Thủ tướng Chính Phủ). Điều này dẫn đến hệ quả giảm số
lượng ngân hàng trong hệ thống khi các ngân hàng yếu kém đã buộc phải sáp nhập.
Với mục tiêu cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động của các tổ chức tín
dụng nói chung và NHTM nói riêng trong Đề án tái cơ cấu đã đặt ra vấn đề hiện tại

cần có một nghiên cứu kỹ lưỡng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các NHTM sau
giai đoạn hậu khủng hoảng và giai đoạn tái cơ cấu 2011-2015.


2

Hơn nữa, phân tích hiệu quả hoạt động cũng như phân tích các nhân tố tác
động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM đóng vai trò quan trọng giúp các
NHTM biết rõ hiện trạng hoạt động kinh doanh, đánh giá được trình độ khai thác,
sử dụng các nguồn lực, từ đó có những chiến lược, giải pháp nâng cao hiệu quả và
thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Khi có kết quả nghiên cứu cụ thể, các ngân hàng có
thể điều chỉnh các yếu tố đầu vào nhằm tối đa hóa kết quả đầu ra, tạo hiệu quả hoạt
động tối ưu cho các ngân hàng góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Các nghiên cứu hiện nay trên thế giới về phân tích hiệu quả hoạt động ngân
hàng thường sử dụng 2 phương pháp tiếp cận chính là: (i) Phương pháp phân tích
các chỉ số tài chính; và (ii) Phương pháp phân tích hiệu quả biên (bao gồm phân tích
tham số và phân tích phi tham số). Còn các nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu sử dụng
các chỉ số tài chính cũng như phân tích các nhân tố tác động đến suất sinh lời trên
vốn chủ (ROE) hay suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) để đánh giá hiệu quả hoạt
động của ngân hàng. Phương pháp phân tích các chỉ số tài chính là phương pháp
đánh giá hiệu quả của các NHTM theo cách truyền thống bộc lộ nhiều nhược điểm
như mỗi chỉ số tài chính chỉ thể hiện được một mặt trong hoạt động của các NHTM
nên để có bức tranh tổng quát nhất về hoạt động kinh doanh nhà quản trị ngân hàng
phải sử dụng hệ thống các chỉ tiêu, công thức khác nhau rất phức tạp và có thể gây
nhầm lẫn khi ra các quyết định quan trọng. Vì vậy, việc đo lường hiệu quả hoạt
động và các nhân tố tác động hiệu quả hoạt động của các NHTM sử dụng kết hợp cả
hai phương pháp là phương pháp phân tích hiệu quả biên theo DEA và mô hình hồi
quy Tobit để đánh giá một cách toàn diện nhất về thực trạng hiệu quả hoạt động của
các NHTM Việt Nam hiện nay là điều cần thiết.
Chính vì vậy, luận văn chọn thực hiện nghiên cứu đề tài “Các yếu tố ảnh

hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam”.
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá mức độ hiệu quả trong hoạt động của các
NHTM Việt Nam và phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của ngân
hàng giai đoạn 2008 – 2015.


3

Dựa trên mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận văn thực hiện nghiên cứu để trả lời
cho các câu hỏi sau:
1. Mức độ hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2008-2015 như thế nào?
2. Các yếu tố nào tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam
trong giai đoạn này?
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hiệu quả hoạt động và nhân tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, hiệu quả là một phạm
trù rộng và phức tạp, do đó luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động theo
cách phân loại của nhà kinh tế học M.Farrell (1957) là hiệu quả kỹ thuật (technical
efficiency).
Hiệu quả kỹ thuật (TE) phản ánh khả năng đơn vị kinh doanh sản xuất tối đa
hóa kết quả đầu ra với số lượng đầu vào cho trước hoặc tối thiểu hóa yếu tố đầu vào
để sản xuất ra được một lượng đầu ra. Trong đó, hiệu quả kỹ thuật được cấu thành
bởi hiệu quả kỹ thuật thuần túy (pure technical efficiency – PE) và hiệu quả quy mô
(scale efficiency – SE). Hiệu quả kỹ thuật thuần túy thể hiện khả năng quản trị các
nguồn lực đầu vào trong việc tạo ra các kết quả đầu ra mà không ảnh hưởng bởi quy
mô hoạt động. Hiệu quả quy mô (SE) phản ánh sự thay đổi của hiệu quả theo quy
mô hoạt động, thể hiện ở việc hiệu quả tăng dần theo quy mô hoặc hiệu quả giảm
dần theo quy mô.

Phạm vi nghiên cứu: luận văn thực hiện phân tích 28 NHTM ở Việt Nam gồm
03 NHTM nhà nước (các NHTM do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), 24
NHTMCP, và 01 ngân hàng liên doanh, với thời kỳ nghiên cứu là 8 năm trong giai
đoạn từ năm 2008 đến năm 2015. Luận văn lựa chọn phạm vi nghiên cứu này là vì
đây là thời kỳ mà nền kinh tế Việt Nam đặc biệt là hệ thống tài chính - ngân hàng
Việt Nam chịu nhiều tác động tích cực lẫn tiêu cực trong thời kỳ hội nhập và khủng
hoảng kinh tế 2008. Các ngân hàng dần bộc lộ những điểm yếu kém trong hoạt


4

động của mình, và đây cũng là giai đoạn các ngân hàng đang nỗ lực tái cơ cấu để
lành mạnh hóa tình trạng tài chính, cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đúng nội dung, yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận
văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng với hai bước phân tích như sau:
-

Bước 1: Phương pháp phân tích phi tham số với cách tiếp cận theo mô hình
bao dữ liệu (DEA) thông qua phần mềm DEAP 2.1 để đo lường hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam.

-

Bước 2: Mô hình hồi quy Tobit cho dữ liệu bảng được sử dụng để đánh giá
các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Nguồn số liệu được sử dụng để nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ
các báo cáo của Ngân hàng Nhà nước và báo cáo thường niên của 28 NHTM Việt
Nam trong giai đoạn 2008 -2015.

1.5. Đóng góp của nghiên cứu
Đóng góp về mặt khoa học: luận văn sẽ bổ sung các bằng chứng thực nghiệm
về hiệu quả hoạt động và các yếu tố tác động hiệu quả hoạt động của các NHTM
Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015 qua việc đánh giá hiệu quả kỹ thuật (TE)
bằng phương pháp DEA và mô hình hồi quy Tobit. Điểm mới của nghiên cứu là
đánh giá được hiệu quả hoạt động của các ngân hàng sau giai đoạn khủng hoảng tài
chính 2008 và giai đoạn tái cơ cấu hệ thống ngân hàng 2011-2015, đồng thời đánh
giá hiệu hoạt động các NHTM theo loại hình sở hữu, kết hợp với so sánh hoạt động
của các ngân hàng trong khu vực và thế giới.
Đóng góp về mặt thực tiễn: kết quả phân tích về hiệu quả hoạt động cũng như
các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của các NHTM sẽ giúp các NHTM
biết rõ hiện trạng hoạt động kinh doanh, đánh giá được trình độ sử dụng các nguồn
lực, các mặt còn hạn chế, từ đó có những chiến lược và giải pháp nâng cao hiệu quả
và thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Bằng kết quả nghiên cứu cụ thể, các ngân hàng
có thể điều chỉnh các yếu tố chi phí đầu vào nhằm tối đa hóa kết quả đầu ra, tạo ra
hiệu quả hoạt động tối ưu. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng sẽ giúp các cơ quan


5

quản lý ngân hàng đánh giá rõ hơn về năng lực tài chính, sự ổn định và hiệu quả của
hệ thống ngân hàng từ đó có những chính sách điều hành phù hợp nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động ngân hàng, góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất
nước.
1.6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, bố cục
nội dung chính của luận văn gồm 5 chương:
 Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu.
 Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm.
 Chương 3: Phương pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động và các yếu tố tác

động hiệu quả hoạt động.
 Chương 4: Đánh giá hiệu quả hoạt động và phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
 Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.


6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN
CỨU THỰC NGHIỆM
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu của luận văn, nội dung của Chương 1
sẽ hệ thống hoá các cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động và các yếu tố tác động
đến hiệu quả hoạt động của NHTM.
2.1. Cơ sở lý thuyết về hiệu quả và hiệu quả hoạt động của NHTM
2.1.1. Khái niệm hiệu quả
Hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực kinh
tế, kỹ thuật, xã hội và ở mỗi lĩnh vực khác nhau, xét trên góc độ khác nhau thì có
những cách nhìn nhận, quan điểm khác nhau về vấn đề hiệu quả. Nhà kinh tế học
Adam Smith cho rằng "Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, là
doanh thu tiêu thụ hàng hóa". Theo nhà kinh tế học M.Farrell (1957) hiệu quả thể
hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được (outputs) so với các biến số
đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những kết quả đầu ra đó (inputs). Theo
Hollingsworth và Parkin (1998) xác định hiệu quả là "sự phân bổ các nguồn lực
khan hiếm nhằm tối đa hóa việc đạt được mục tiêu" (trích dẫn ở Bdour và Alkhoury, 2008, trang 167). Theo Cooper (2004) một DMU (Decision Making Unit –
đơn vị ra quyết định - có thể là doanh nghiệp, ngân hàng hay bất cứ đơn vị sản xuất,
kinh doanh nào…) được đánh giá là hiệu quả hoàn toàn 100% trên cơ sở chứng cứ
rõ ràng nếu và chỉ nếu hiệu quả của những DMU khác không cho thấy rằng một số
yếu tố đầu vào hay đầu ra của nó có thể được cải thiện mà không làm xấu đi một số
yếu tố đầu vào hoặc đầu ra khác. Theo Coelli (2005) hiệu quả là mối quan hệ giữa
nguồn lực đầu vào (như lao động, vốn, máy móc…) với kết quả trung gian hay kết

quả cuối cùng. Từ các quan điểm trên có thể thấy cho đến hiện nay vẫn chưa có một
khái niệm thống nhất về vấn đề hiệu quả.
Thông thường khi nhắc đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, người ta thường để cập đến hai phạm trù hiệu quả là hiệu quả kinh tế và
hiệu quả kinh tế xã hội. Theo Ngô Đình Giao (1997) (i) “Hiệu quả kinh tế của một


7

hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác
định”. (ii) Hiệu quả kinh tế - xã hội là hiệu quả mà doanh nghiệp đem lại cho xã hội
và nền kinh tế quốc dân. Nó thể hiện qua việc tăng thu ngân sách cho Nhà nước, tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống của người lao động
và tái phân phối lợi tức xã hội.
Do vậy, để làm rõ và thống nhất về thuật ngữ “hiệu quả hoạt động” (hay hiệu
quả hoạt động kinh doanh) trong luận văn sẽ được hiểu và xem xét trên khía cạnh
hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh.
Tóm lại, từ các định nghĩa trên về hiệu quả và hiệu quả kinh tế, có thể đúc kết
hiệu quả hoạt động là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
hay các biến số đầu vào (các yếu tố sản xuất như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ,
tài nguyên thiên nhiên,...) để đạt được các kết quả đầu ra hay mục tiêu mà doanh
nghiệp đã xác định. Mối tương quan này có thể được thể hiện:
Hiệu quả = Đầu ra /Đầu vào
Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh đã cho thấy bản chất của hiệu
quả hoạt động kinh doanh là phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được các mục
tiêu của doanh nghiệp. Hay nói cách khác nó phản ánh những lợi ích đạt được từ
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh kết quả thu được (doanh
thu, lợi nhuận,...) với chi phí bỏ ra trong suốt quá trình kinh doanh của doanh

nghiệp.
2.1.2. Hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Theo giáo sư kinh tế học và tài chính Peter S.Rose thì về bản chất ngân hàng
thương mại cũng có thể được coi như một tập đoàn kinh doanh và hoạt động với
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận với mức độ rủi ro cho phép. Tuy nhiên, khả năng sinh
lời là mục tiêu được các ngân hàng quan tâm hơn cả vì thu nhập cao sẽ giúp các
ngân hàng có thể bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị phần, thu hút vốn đầu tư.
Do vậy, khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh trên cũng phù hợp với ngân hàng.


8

Do đó, đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại (hay hiệu quả
hoạt động kinh doanh ngân hàng) trong bài nghiên cứu này chính là đánh giá khả
năng sử dụng các nguồn lực của ngân hàng (nguồn vốn, nhân lực, công nghệ), khả
năng quản lý để đạt được kết quả đầu ra tốt nhất, hay khả năng tạo ra lợi nhuận của
ngân hàng.
Tuy nhiên, ngân hàng thương mại với vai trò quan trọng là tổ chức trung gian
tài chính giúp lưu chuyển vốn trong nền kinh tế, sự lành mạnh của hệ thống ngân
hàng thương mại có quan hệ chặt chẽ với sự ổn định và phát triển của nền kinh tế.
Vì vậy, trong đánh giá hoạt động ngân hàng thì hiệu quả hoạt động kinh doanh cần
được đánh giá trong mối quan hệ chặt chẽ với rủi ro. Hiệu quả hoạt động kinh
doanh được coi là tốt hơn khi mức độ rủi ro không đổi nhưng hiệu quả cao hơn,
hoặc với hiệu quả không đổi nhưng mức độ rủi ro thấp hơn.
2.2. Phân loại hiệu quả hoạt động
Theo nhà kinh tế học M. Farrell (1957), hiệu quả hoạt động (operational
efficiency) hay hiệu quả kinh tế tổng thể (overall economic efficiency) hay hiệu quả
chi phí (CE) được chia làm 2 phần: 1) Hiệu quả kỹ thuật hoặc hiệu quả sản xuất
(technical efficiency); và 2) Hiệu quả phân phối nguồn lực hay hiệu quả phân bổ
(allocative efficiency). Cụ thể:

Hiệu quả kỹ thuật (TE) đạt được khi doanh nghiệp có thể sản xuất ở mức tối
đa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào nhất định hoặc mức tối thiểu các yếu tố
đầu vào với các đầu ra nhất định. Cụ thể, theo Koopmans "một doanh nghiệp đạt
hiệu quả kỹ thuật nếu nó không thể sản xuất hơn một đầu ra mà không sản xuất ít
hơn một số đầu ra khác hoặc sử dụng nhiều hơn một số yếu tố đầu vào" (trích dẫn
trong Mokhtar, AlHabshi, và Abdullah, 2006 trang 2). Nói cách khác, không có
lãng phí phát sinh trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Hiệu quả kỹ thuật
gồm có Hiệu quả kỹ thuật thuần túy (Pure Technical Efficiency – PE) và hiệu quả
quy mô (Scale Efficiency – SE).
Hiệu quả phân bổ (AE) đề cập đến sự kết hợp tối ưu đầu vào và đầu ra tại một
mức giá nhất định. Mục đích của doanh nghiệp bao gồm: sản xuất các đầu ra cho


9

trước tại chi phí tối thiểu (cost efficiency); sử dụng các yếu tố đầu vào cho trước để
tối đa hóa doanh thu (revenue efficiency); và phân bổ các đầu vào và đầu ra để tối
đa hóa lợi nhuận (profit efficiency) (Mokhtar và các tác giả khác, 2006).
Do đó theo Farrell, sự kết hợp của hai thành phần hiệu quả kỹ thuật và hiệu
quả phân bổ sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tổng thể (overall economic efficiency – OE).
Khái niệm này được minh họa như sau:
Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế tổng thể (OE), hiệu quả kỹ thuật (TE) và hiệu
quả phân bổ (AE)

Nguồn: Coelli, Prasada Rao & Battese (1998, p. 135)
Biểu đồ trên minh họa một doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào (X1 và
X2) để sản xuất ra kết quả đầu ra (y) tại điểm P. Đường cong SS' cho thấy khả năng
kết hợp các yếu tố đầu vào mà doanh nghiệp có thể sản xuất một cách hoàn toàn
hiệu quả. Đường AA' là đường tỷ lệ giá của các yếu tố đầu vào, nó thể hiện sự kết
hợp đa dạng các yếu tố đầu vào tại cùng mức chi tiêu như nhau. Nếu sản xuất của

công ty hiệu quả, nó sẽ đạt tại điểm Q' là điểm có chi phí tối thiểu. Đó là điểm giao
nhau giữa đường SS' và AA', nơi mà chỉ rõ sự kết hợp các yếu tố đầu vào tại Q' là
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ. Vì doanh nghiệp đang sử dụng kết hợp các
đầu vào tại điểm P nên xảy ra hai dạng phi hiệu quả. Đầu tiên, là phi hiệu quả kỹ
thuật, bằng cách di chuyển đến điểm Q, nó có thể sản xuất cùng một lượng đầu ra


10

với đầu vào ít hơn. Vì vậy, để đo lường độ lớn hiệu quả kỹ thuật của một doanh
nghiệp (TE), tỷ lệ được tính toán là OQ/OP hoặc bằng 1 - QP/OP. Thứ hai, đó là
phi hiệu quả phân bổ. Sản xuất tại điểm P chứng tỏ rằng doanh nghiệp đã thực hiện
một lựa chọn sai lầm khi kết hợp các yếu tố đầu vào ở mức giá nhất định, do đó gia
tăng chi phí nhiều hơn nếu nó sản xuất tại điểm Q'. Để đo lường hiệu quả phân bổ
(AE), tỷ lệ này được tính bằng OR/OQ. Do đó, dựa trên khái niệm của Farrell, hiệu
quả tổng thể (OE) được tính bằng hiệu quả kỹ thuật (TE) nhân với hiệu quả phân bổ
(AE), có thể được viết thành: OE = TE X AE = (OQ/OP) X (OR/OQ).
Tuy nhiên, do hạn chế về vấn đề thời gian cũng như khó khăn trong việc xác
định giá của các yếu tố đầu vào (cụ thể là yếu tố nguồn vốn chủ sở hữu ngân hàng),
nên luận văn chỉ tập trung phân tích, đánh giá về mặt hiệu quả kỹ thuật (technical
efficiency) dựa trên quan điểm của nhà kinh tế học M.Farrell (1957) là khả năng
đơn vị kinh doanh sản xuất tối đa hóa đầu ra với số lượng đầu vào cho trước hoặc
tối thiểu hóa yếu tố đầu vào để sản xuất ra được một lượng đầu ra.
2.3. Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động
Theo lý thuyết, có hai phương pháp để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng:
Thứ nhất, phương pháp kinh điển được các nhà phân tích sử dụng khá phổ
biến trong đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng là phương pháp phân tích các chỉ
số tài chính, chằng hạn như các chỉ số ROA, ROE, NIM, NNIM, EVA, EPS…
Trong đó, lợi nhuận được xem là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thích hợp và

được sử dụng rộng rãi nhất, đặc biệt là ROA và ROE (hay ROAA và ROEA). Theo
Ngân hàng dự trữ liên bang thành phố Kansas (Forest E.Myers, Division of
Supervision and Risk Management Federal Reserve Bank of Kansas City, 2005
trang 69) “ROA là một trong những cách đo lường thường được sử dụng nhất để
đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng”. ROA hay ROAA cung cấp một bức tranh
đơn giản về khả năng quản lý để tạo ra lợi nhuận từ tài sản đã đầu tư. Ngoài ra, còn
có các tỷ số khác đo lường hiệu quả hoạt động được gọi là đo lường hiệu quả hoạt


11

động thị trường, như là giá mỗi cổ phần trên thu nhập mỗi cổ phần (P/E), tỷ số giá
thị trường của vốn chủ sở hữu trên giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu (MBVR)…
Nhìn chung, phương pháp phân tích các chỉ số tài chính khá đơn giản và tương
đối dễ hiểu, tuy nhiên vì mỗi chỉ số chỉ cho biết hay đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa
hai biến số cụ thể, mà không có một chỉ số nào có thể phản ánh một cách tổng quát
về tình trạng của một ngân hàng. Trong khi đó, trước tình hình hoạt động ngày càng
phức tạp và đa dạng của ngân hàng, các nhà quản lý cố gắng tìm ra các kết luận
tổng thể nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng thì phải
xem xét một loạt các chỉ số. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ nhầm lẫn trong việc
đánh giá do có quá nhiều chỉ số. Hơn nữa, các chỉ số này nhìn chung đều mang tính
chất thời điểm.
Thứ hai, trong những năm gần đây, các nhà kinh tế học đã ứng dụng phương
pháp phân tích hiệu quả biên (frontier approaches) để đánh giá hiệu quả hoạt động,
nhằm khắc phục những nhược điểm của phương pháp phân tích chỉ số tài chính. Nó
giúp chúng ta đưa ra bức tranh tổng thể hoạt động của ngân hàng với các dữ liệu
đầu vào – đầu ra tương ứng. Phương pháp này tính toán chỉ số hiệu quả tương đối
dựa trên việc so sánh khoảng cách của các DMU (ngân hàng) với một DMU thực
hiện hoạt động tốt nhất trên đường biên hiệu quả. Đường biên này được tạo thành
bởi những DMU hoạt động hiệu quả nhất. Điều này cho phép chúng ta đánh giá,

xếp hạng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, xác định được thực tế hoạt động
tốt nhất trong mẫu nghiên cứu, từ đó cải tiến khả năng hoạt động ở những điểm có
thể áp dụng được, qua đó cải thiện được toàn bộ hoạt động của ngân hàng.
Phương pháp ước lượng biên gồm hai phương pháp nhỏ dựa theo hai hướng
tiếp cận: tham số và phi tham số.
-

Phương pháp tham số: Đánh giá dựa vào lý thuyết thống kê hoặc kinh tế

lượng. Để áp dụng được phương pháp này, phải chỉ định một dạng hàm cụ thể đối
với đường biên hiệu quả, phân phối phi hiệu quả hoặc sai số ngẫu nhiên. Điều này
dẫn đến một nguy cơ là chỉ định dạng hàm sai thì kết quả tính toán sẽ không có ý
nghĩa.


12

-

Phương pháp phi tham số: Đánh giá dựa vào chương trình tuyến tính toán

học, không đòi hỏi các ràng buộc về hình dạng của đường biên hiệu quả, cũng như
ràng buộc về phân phối của các nhân tố phi hiệu quả trong số liệu như phương pháp
tham số.
Các phương pháp phi tham số đang được sử dụng ngày càng nhiều khi không
xác định được dạng hàm sản xuất, phổ biến nhất là phương pháp phân tích bao dữ
liệu (Data Envelopment Analysis - DEA). Trong lĩnh vực ngân hàng mối quan hệ
giữa các biến đầu vào – đầu ra thường rất khó xác định, đặc biệt khi chúng ta xem
xét nhiều biến đầu vào, nhiều biến đầu ra, đồng thời chưa xác định được dạng hàm
sản xuất, thì DEA chính là sự lựa chọn thích hợp.

2.4. Đường giới hạn khả năng sản xuất
Đường giới hạn khả năng sản xuất (Production Possibilities Frontier - PPF) là
cơ sở hình thành ý tưởng và phát triển của phương pháp phân tích bao dữ liệu
(DEA). Đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) của một nền kinh tế là đường mô
tả các tổ hợp sản lượng hàng hóa tối đa mà nó có thể sản xuất ra được khi sử dụng
toàn bộ các nguồn lực sẵn có.
Hình 2.2: Đường giới hạn khả năng sản xuất PPF

HH2
FA

PPF

A
E
U
B

FB

HH1
0

CA

CB


×