Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bụi gỗ và bệnh lý đường hô hấp ở một công ty chế biến gỗ tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.88 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Nghiên cứu Y học

BỤI GỖ VÀ BỆNH LÝ ĐƯỜNG HÔ HẤP
Ở MỘT CÔNG TY CHẾ BIẾN GỖ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Đỗ Thị Minh Ngọc*, Nguyễn Quang Bảo*, Trần Ngọc Đăng*, Trịnh Hồng Lân**

TÓM TẮT (YTCC)
Đặt vấn đề: Bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm sức lao động, gây gánh
nặng kinh tế - xã hội và gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Nghiên cứu xác định mối liên quan giữa bệnh lý đường hô
hấp và bụi gỗ tại công ty chế biến gỗ nhằm đánh giá thực trạng bệnh lý hô hấp và các yếu tố nguy hại đến sức
khỏe hô hấp của người lao động.
Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp, mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và bụi gỗ ở một
công ty chế biến gỗ tại tỉnh Bình Dương năm 2019.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang thực hiện trên đối tượng người lao động
từ 18 tuổi đang làm việc tại công ty chế biến gỗ thuộc thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Sử dụng phương pháp
chọn mẫu thuận tiện, phỏng vấn trực tiếp người lao động bằng bộ câu hỏi soạn sẵn từ 5-10 phút tại buổi khám
bệnh nghề nghiệp tháng 4/2019. Kết hợp đo đạc nồng độ bụi toàn phần tại môi trường làm việc nhằm ước lượng
mối liên quan với bệnh lý đường hô hấp.
Kết quả: Nghiên cứu thực hiện trên 355 người lao động, tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp là 11,8%. Nghiên cứu
tìm thấy mối liên quan giữa bệnh hô hấp và tiền sử bệnh hô hấp gia đình (OR=4,37; KTC95%=1,49–11,74), dân
tộc khác dân tộc Kinh (OR=3,67; KTC95%=1,32–10,19), yếu tố gây khó chịu trong môi trường lao động1
(OR=0,66; KTC95%=0,19–0,88).
Kết luận: Duy trì khám sức khỏe định kỳ và thực hiện quan trắc môi trường lao động là cần thiết để kiểm
soát các yếu tố nguy hại trong môi trường làm việc tại các cơ sở chế biến gỗ.
Từ khóa: bụi gỗ, bệnh hô hấp, người lao động

ABSTRACT
WOOD DUST AND RESPIRATORY DISEASES AT A WOOD PROCESSING COMPANY
IN BINH DUONG PROVINCE


Do Thi Minh Ngoc, Nguyen Quang Bao, Tran Ngoc Dang, Trinh Hong Lan
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 180 - 186
Backgrounds: Respiratory diseases cause serious effects in health, decrease labor force, cause a global
socio-economic burden and global burden of disease. Research determines the relationship between
respiratory diseases and wood dust will assess the proportion of those diseases and occupational hazards
affecting labor respiratory quality.
Objectives: To determine the incidence of respiratory diseases, the association between respiratory diseases
and wood dust in a wood processing company in Binh Duong province in 2019.
Methods: A cross-sectional study of workers from 18 years old, working in a wood processing company in
Binh Duong province. Using convenience sampling, interviewing employees directly by closed questionaire for 510 minutes at the occupational examination in April 2019. Combined with monitoring the working environment
to estimate the association with respiratory diseases.
Khoa Y tế Công Cộng – Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
Phân viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động và Bảo vệ môi trường Miền Nam
Tác giả liên lạc: BS. Đỗ Thị Minh Ngọc
ĐT: 0981861658
Email:

*

**

180


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020

Results: Survey of 355 subjects showed that the rate of respiratory diseases was 11.8%. The study found an
association between respiratory diseases and a family history of respiratory diseases (OR=4.37; 95% CI=1.49–

11.74), ethnicity different from the Kinh ethnic group (OR=3.67; 95% CI=1.32–10.19), disruptive factors in the
working environment (OR=0.66; 95% CI=0.19–0.88).
Conclusions: Maintaining periodic health examination and measuring the working environment
observation is necessary to control hazardous factors to wood workers’ health.
Keywords: ưood dust, worker, respiratory disease

ĐẶT VẤN ĐỀ

ĐỐITƯỢNG- PHƯƠNG PHÁPNGHIÊNCỨU

Bệnh lý đường hô hấp nghề nghiệp trên thế
giới đang ngày càng gia tăng, phổ biến nhất là
bệnh bụi phổi với 74% số ca mắc bệnh được ghi
nhận bởi Bộ Y Tế năm 2012(1). Người lao động
dành trung bình 48 giờ/tuần để làm việc và lặp
lại từ năm này sang năm khác. Vì thế chất lượng
môi trường lao động tại công ty là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như năng
suất của người lao động. Tuy nhiên, môi trường
lao động hiện đang phải đối mặt với tình trạng ô
nhiễm nghiêm trọng, trong đó có cả Việt Nam(2,3).
Các bệnh lý đường hô hấp ảnh hưởng lâu dài
đến sức khỏe, làm giảm sức lao động; tăng tỉ lệ
mất khả năng lao động lên tới 30 – 60%(4). Tổng
chi phí chữa trị các bệnh đường hô hấp tại các
nước thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương
là 4.191 đô/người/năm (năm 2013)(5).

Đối tượng nghiên cứu


Tỉnh Bình Dương có hơn 28 khu công
nghiệp (năm 2016), với sổ lượng lên đến hàng
nghìn người lao động, nắm giữ vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của khu
vực Miền Nam. Để đảm bảo tốc độ phát triển
kinh tế và đảm bảo công tác lao động đạt năng
suất cao, người lao động phải làm việc liên tục
và đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe. Chúng
tôi thực hiện nghiên cứu “Mối liên quan giữa
bụi gỗ và bệnh lý đường hô hấp của người lao
động tại một công ty sản xuất đồ nội thất gỗ
tỉnh Bình Dương năm 2019” mong muốn xác
định tình hình bệnh hô hấp của người lao
động. Đồng thời, bổ sung tỉ lệ bệnh hô hấp liên
quan nghề nghiệp, làm tiền đề cho các nghiên
cứu sức khỏe nghề nghiệp sau này.

Người lao động đủ 18 tuổi trở lên làm việc
tại một công ty chế biến gỗ thuộc thị xã Thuận
An, tỉnh Bình Dương trong khoảng thời gian từ
8/4/2019 đến 31/5/2019.
Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang.
Phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn
mẫu thuận tiện. Thực hiện khảo sát bộ câu hỏi
kết hợp khám bệnh nghề nghiệp và đo quan trắc
môi trường lao động của công ty đối với hai chỉ
tiêu là vi khí hậu và bụi toàn phần. Với cỡ mẫu
tối thiểu ước tính là 135 người, khảo sát tất cả

những đối tượng thỏa tiêu chí từ 18 tuổi trở lên
hiện đang làm việc tại công ty, có mặt tại thời
điểm nghiên cứu và đồng ý tham gia nghiên
cứu. Nghiên cứu giới hạn thời gian khảo sát từ 510 phút đối với một đối tượng.
Thu thập số liệu
Dữ liệu nồng độ bụi toàn phần được đo
bằng máy đo bụi HI-Q của Mỹ vào tháng 9/2018.
Sử dụng giấy lọc đường kính 47mm đặt trong 1
hệ thống bơm hút không khí (lưu lượng 10-30
lít/phút) đo từ 6-8 tiếng giữa ca làm việc của đối
tượng. Giấy lọc được cân trước và sau khi lấy
mẫu, kết hợp với thể tích không khí để tính nồng
độ bụi thu được.
Sử dụng bộ câu hỏi khảo sát gồm 4 phần,
trong đó: 10 câu hỏi khai thác về đặc điểm dân
số học bao gồm tuổi, giới tính, dân tộc, tình trạng
hôn nhân; 3 câu hỏi về môi trường lao động và
điều kiện bảo hộ lao động; 16 câu hỏi về tình
hình sức khỏe chung của người lao động (bao

181


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
gồm triệu chứng hô hấp và tiền sử hô hấp gia
đình); 2 câu hỏi về tình hình bệnh hiện tại của
đối tượng.
Xử lý và phân tích dữ kiện
Nghiên cứu thực hiện trên người lao động
tại một công ty sản xuất đồ nội thất gỗ tỉnh Bình

Dương. Chọn mẫu thuận tiện 373 đối tượng,
trong đó 355 đối tượng đồng ý tham gia nghiên
cứu và trả lời đầy đủ bộ câu hỏi, đạt tỉ lệ 95,2%.
Quản lý và nhập liệu bằng phần mềm
Microsoft Excel 2016 và Epidata 3.1. Xử lý và
phân tích số liệu bằng phần mềm Stata 14.2.
Sử dụng phép kiểm Chi bình phương hoặc
phép kiểm chính xác Fisher để xác định mối liên
quan giữa bệnh lý đường hô hấp với đặc điểm
cá nhân và đặc điểm nghề nghiệp. Sử dụng hồi
quy Logistic đơn biến để xác định tỉ số số chênh
OR (Odd Ratio) với khoảng tin cậy 95% (KTC
95%) và ý nghĩa thống kê p <0,05. Số chênh OR
được báo cáo dựa trên hai tiêu chí: giá trị p<0,05
và KTC 95% không chứa 1.
Y đức
Nghiên cứu đã được chấp thuận về mặt y
đức từ Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y
sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí
Minh số 108 kí ngày 20/03/2019.

KẾT QUẢ
Trong số 355 người lao động (NLĐ) tham gia
nghiên cứu, đa số NLĐ là nam giới chiếm 83,7%.
Chủ yếu NLĐ thuộc độ tuổi từ 31 - 40 tuổi với tỉ
lệ là 45,3%. Dân tộc Kinh chiếm hơn 4/5 tổng số
mẫu (83,1%), trình độ học vấn với 54,4% là cấp
II. Phần lớn NLĐ đều đã kết hôn (76,9%) và đa
số NLĐ có 2 người con (42,3%).
NLĐ chưa từng hút thuốc lá chiếm đa số với

67,9%. NLĐ hiện tại có hút thuốc lá chiếm tỉ lệ là
28,7% và số điếu thuốc lá hút mỗi ngày phân
phối lệch phải với trung vị là 5 điếu thuốc lá và
khoảng tứ phân vị tại 25% và 75% lần lượt là 3
điếu và 9 điếu thuốc lá. Tỉ lệ NLĐ có người thân
trong gia đình có tiền sử hen phế quản là 2% và
viêm mũi dị ứng là 5,1% (Bảng 1).

182

Nghiên cứu Y học
Bảng 1: Đặc tính nền của đối tượng nghiên cứu
(n=355)
Đặc tính

Tần số

Tỉ lệ (%)

297
58

83,7
16,3

16
112
161
62
4


4,5
31,6
45,3
17,5
1,1

Giới tính
Nam
Nữ
Nhóm tuổi
< 21 tuổi
21 – 30 tuổi
31 – 40 tuổi
41 – 50 tuổi
> 50 tuổi
Dân tộc
Kinh
295
Khmer
39
Hoa
2
Khác (Mường, Tày, Sán Dìu)
19
Trình độ học vấn
Mù chữ
8
Biết đọc nhưng không biết viết
1

Cấp I
68
Cấp II
193
Cấp III
77
Trên cấp III
8
Hút thuốc lá
Không hút thuốc
241
Có hút thuốc
102
Đã từng hút thuốc
12
Tiền sử bệnh lý hô hấp gia đình
Viêm mũi dị ứng
18
Hen phế quản
7
Không
330

83,1
11,0
0,6
5,3
2,2
0,3
19,2

54,4
21,7
2,2
67,9
28,7
3,4
5,1
2,0
92,9

Bảng 2: Đặc điểm nghề nghiệp của đối tượng
(n=355)
Đặc điểm

Tần số
Bộ phận
Sơn
143
Mộc máy
133
Lắp ráp
41
Kho gỗ
17
Đúc đồng
12
Kiểm hàng
4
Bảo trì
4

Kỹ thuật
1
Tuổi nghề
< 3 năm
161
3 – <5 năm
65
5 – 9 năm
87
> 9 năm
42
1
Yếu tố gây khó chịu

Tỉ lệ (%)
40,3
37,5
11,5
4,8
3,4
1,1
1,1
0,3
45,4
18,3
24,5
11,8


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020


Nghiên cứu Y học
Đặc điểm
Tần số
Không
123
Bụi
165
Nhiệt độ cao
100
Ngột ngạt
21
Độ ẩm cao
10
Nấm mốc
6
Khác (tiếng ồn, mùi sơn)
29
Sử dụng khẩu trang

352
Không
3

Tỉ lệ (%)
34,7
46,5
28,2
5,9
2,8

1,7
21,1
99,2
0,8

Bảng 2 cho thấy phần lớn NLĐ làm ở bộ
phận mộc máy và bộ phận sơn (lần lượt là 37,5%
và 40,3%). NLĐ làm việc dưới 3 năm chiếm tỉ lệ
45,4% (trong đó hơn 1 nửa là lao động dưới 1
năm), nhóm tuổi nghề từ 5 đến 9 năm cũng
chiếm tỉ lệ cao 24,5%. Có 65,4% số NLĐ cho là có
các yếu tố gây khó chịu trong môi trường làm
việc, trong đó yếu tố bụi chiếm tỉ lệ cao nhất
46,5%. Hầu hết các NLĐ đều được trang bị khẩu
trang (99,2%).
Bảng 3: Tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp (n=355)
Đặc tính

Tần số
Bệnh lý hô hấp
Viêm phế quản mạn tính
15
Viêm mũi dị ứng
21
Viêm họng
10
Viêm phổi
1
Không
308


Tỉ lệ (%)
4,2
5,9
2,8
0,3
86,8

là 0,3%.
Bảng 4 cho thấy có mối liên quan giữa tỉ lệ
người thuộc dân tộc khác (Mường, Tày, Sán Dìu)
có bệnh lý hô hấp là 14,3% và những đối tượng
này có tỉ số số chênh mắc bệnh bằng 3,67 lần so
với những đối tượng thuộc dân tộc Kinh (KTC
95% 1,32 – 10,19). Những đối tượng thuộc dân
tộc khác thì sẽ có số chênh xuất hiện bệnh lý hô
hấp càng cao với sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê (p=0,013). Tỉ lệ đối tượng có gia đình có tiền
sử bệnh hô hấp có xuất hiện bệnh lý hô hấp là
19,1% với tỉ số số chênh mắc bệnh bằng 4,37 lần
so với những đối tượng không có gia đình có
tiền sử bệnh hô hấp (KTC 95% 1,49 – 11,74).
Những đối tượng có gia đình có tiền sử bệnh hô
hấp thì tỉ số số chênh xuất hiện bệnh lý hô hấp
càng cao với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,003). Tỉ lệ đối tượng có bệnh lý hô hấp và
cảm thấy có yếu tố khó chịu trong môi trường
lao động là 83,3% và các đối tượng có tỉ số số
chênh mắc bệnh bằng 0,66 lần so với những đối
tượng không cảm thấy có yếu tố gây khó chịu

(KTC 95% 0,19 – 0,88). Những đối tượng cảm
thấy có yếu tố khó chịu trong môi trường lao
động thì sẽ có số chênh xuất hiện bệnh lý hô hấp
càng giảm với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p=0,009). Các yếu tố khác như giới tính, nhóm
tuổi, hút thuốc lá, bộ phận, tuổi nghề cho thấy
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
bệnh lý đường hô hấp.

Bảng 3 thể hiện tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp,
trong đó viêm mũi dị ứng chiếm tỉ lệ cao nhất
với 5,9%; tỉ lệ bệnh viêm phế quản mạn tính là
4,2%; tỉ lệ viêm họng là 2,8% và tỉ lệ viêm phổi
Bảng 4: Mối liên quan giữa đặc điểm của đối tượng và bệnh lý đường hô hấp (n=355)
Đặc điểm

Nam
Nữ
31 – 40 tuổi
≤ 30 tuổi
> 40 tuổi
Không hút thuốc
Có hút thuốc
Đã từng hút thuốc

Bệnh hô hấp
Có (%) (n=42)
Không (%) (n=313)
Giới tính
37 (88,1)

260 (83,1)
5 (11,9)
53 (16,9)
Nhóm tuổi
22 (52,4)
139 (44,4)
14 (33,3)
114 (36,4)
6 (14,3)
60 (19,2)
Hút thuốc lá
3 (7,1)
9 (2,9)
11 (26,2)
91 (29,1)
28 (66,7)
213 (68,0)

Giá trị p

0,408

OR
(KTC 95%)
1,51 (0,55 – 5,14)
1

0,486
0,345


1
0,78 (0,38 – 1,59)
0,63 (0,24 – 1,64)

0,181
0,824

1
2,54 (0,65 – 9,93)
0,92 (0,44 – 1,93)

183


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
Đặc điểm

Kinh
Khmer
Khác

Không

Không
Mộc máy
Sơn
Khác
< 3 năm
3 – <5 năm
5 – 9 năm

> 9 năm

Nghiên cứu Y học

Bệnh hô hấp
Giá trị p
Có (%) (n=42)
Không (%) (n=313)
Dân tộc
29 (69,0)
266 (85,0)
7 (16,7)
32 (10,2)
0,131
6 (14,3)
15 (4,8)
0,013
2
Tiền sử bệnh lý hô hấp gia đình
8 (19,1)
16 (5,1)
0,003
34 (80,9)
297 (94,9)
Yếu tố gây khó chịu
35 (83,3)
197 (62,9)
0,009
7 (16,7)
116 (37,1)

Bộ phận
14 (33,3)
119 (38,0)
0,926
20 (47,6)
123 (39,3)
0,409
8 (19,1)
71 (22,7)
Tuổi nghề
20 (47,6)
141 (45,1)
8 (19,1)
57 (18,2)
0,981
11 (26,2)
76 (24,3)
0,960
3 (7,1)
39 (12,4)
0,343

OR
(KTC 95%)
1
2,01 (0,81 – 4,95)
3,67 (1,32 – 10,19)
4,37 (1,49 – 11,74)
1
0,66 (0,19 – 0,88)

1
1,04 (0,42 – 2,61)
1,44 (0,69 – 3,45)
1
1
0,99 (0,41 – 2,38)
1,02 (0,46 – 2,24)
0,54 (0,15 – 1,91)

Kiểm định chính xác Fisher

2

Nồng độ bụi toàn phần tại công ty dao động
3,00  2,6 (mg/m3), nồng độ bụi thấp nhất là 0,35
mg/m3 và cao nhất là 9,29 mg/m3. Nghiên cứu
không tìm thấy mối liên quan giữa bụi toàn
phần và bệnh lý đường hô hấp của người lao
động như viêm phế quản mạn tính, viêm mũi dị
ứng, viêm họng và viêm phổi (p >0,1) (Bảng 5).
Bảng 5: Mối liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và
bụi toàn phần bằng hồi quy Logistic đơn biến (n=355)
Đặc điểm
Viêm phế quản mạn tính
Viêm mũi dị ứng
Viêm họng
Viêm phổi

OR (KTC 95%)
1,15 (0,82 – 1,61)

1,09 (0,81 – 1,46)
0,81 (0,51 – 1,29)
1,95 (0,80 – 4,74)

Giá trị p
0,420
0,307
0,373
0,140

BÀN LUẬN
Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố trong
môi trường lao động liên quan đến các triệu
chứng hô hấp được thực hiện rất nhiều trên thế
giới như nghiên cứu của tác giả Chaiear (Thái
Lan, 2018), Soongkhang (Thái Lan, 2015),
Thetkathuek (Thái Lan, 2010), Neghab (Iran,
2018)(6,7,8,9). Những nghiên cứu này cho thấy được
các tác động xấu đến sức khỏe, đặc biệt là sức
khỏe hô hấp phụ thuộc vào giới tính, độ tuổi,
tuổi nghề (tuổi lao động) và loại bụi có trong môi

184

trường lao động(6,9). Hầu hết các nghiên cứu đều
tập trung đánh giá triệu chứng hô hấp và chức
năng hô hấp của NLĐ, trong đó đánh giá các
triệu chứng như ho, khạc đờm, khó thở, thở khò
khè (6,8,11).
Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định tỉ

lệ bệnh lý đường hô hấp và xem xét mối liên
quan với các yếu tố cá nhân và các yếu tố liên
quan đến nghề nghiệp của NLĐ. Sử dụng bộ câu
hỏi phỏng vấn kết hợp đo đạc nồng độ bụi toàn
phần tại công ty. Nồng độ bụi toàn phần đo
được thấp hơn trong nghiên cứu của Nguyễn
Bích Diệp và cộng sự (2008) khoảng 9,3 – 10,3
mg/m3(2). Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu
của Michael và cộng sự (2009) làm tại nhà máy
gỗ Alberta. Cụ thể, nồng độ bụi toàn phần trung
bình trong nghiên cứu này cao gấp 28 lần tại nhà
máy gỗ Alberta(10).
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các bệnh
hô hấp NLĐ thường gặp bao gồm bệnh viêm
mũi dị ứng, viêm phế quản mạn tính, viêm họng
và viêm phổi. Tuy nhiên, tỉ lệ các bệnh này là rất
thấp, cao nhất là bệnh viêm mũi dị ứng với tỉ lệ
5,9%. Ở các nghiên cứu khác, triệu chứng hô hấp
chủ yếu là ho kéo dài, khạc đờm, khó thở hoặc


Nghiên cứu Y học
thở khò khè(6,8,11).
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan
giữa bệnh lý đường hô hấp và hầu hết các yếu
tố như giới tính, độ tuổi, hút thuốc lá, tuổi
nghề. Bên cạnh đó, nghiên cứu tìm thấy mối
liên quan mạnh giữa dân tộc và bệnh lý đường
hô hấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác chưa
khai thác sâu về vấn đề dân tộc và chúng tôi

vẫn chưa tìm thấy lời giảỉ thích phù hợp cho
mối liên quan này.
Tiền sử bệnh lý đường hô hấp của gia đình
cũng cho thấy mối liên quan đến bệnh lý đường
hô hấp. Viêm mũi dị ứng gây ảnh hưởng lâu dài
đến sức khỏe, làm ảnh hưởng đến năng suất làm
việc của người lao động(12). Tuy nhiên, khác với
nghiên cứu của Chaiear và cộng sự (2018) không
tìm thấy mối liên quan giữa tiền sử hô hấp đình
và bệnh hen suyễn(6). Điều này có thể giải thích là
do thiết kế nghiên cứu cắt ngang chỉ phản ánh
được trong một thời điểm và có thể có xuất hiện
Hiệu ứng công nhân khỏe gây sai lệch khi đo
lường. Bên cạnh đó, nghiên cứu có thể đã bỏ sót
một số đối tượng mắc bệnh hô hấp từ chối thực
hiện chức năng hô hấp và đối với thời gian tiếp
xúc ngắn của NLĐ với bụi gỗ tại công ty sẽ dễ
gây nên các triệu chứng hô hấp hơn là các bệnh
đường hô hấp dưới (viêm phế quản, hen suyễn).
Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan
giữa bụi toàn phần và viêm họng. Tuy nhiên,
trong một nghiên cứu đánh giá hệ thống và
phân tích tổng hợp năm 2018 cho thấy mối liên
quan trực tiếp giữa phơi nhiễm bụi gỗ và ung
thư vòm họng (OR = 1,5; KTC 95% 1,09 - 2,07).
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tuy chưa tìm
thấy mối liên quan, nhưng nguyên nhân được
dự đoán là do thiết kế nghiên cứu cắt ngang chỉ
thực hiện tại một thời điểm nên không đánh giá
được tình trạng bệnh. Vì vậy, cần tiến hành một

số nghiên cứu có tính chất lâu dài như nghiên
cứu đoàn hệ hoặc đánh giá tác động sức khỏe để
xem xét chiều tác động của bụi đến viêm họng.
Nghiên cứu còn có một số điểm hạn chế.
Thứ nhất, nghiên cứu chỉ thực hiện đánh giá tình
trạng sức khỏe với một nhóm nhỏ đối tượng

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
tham gia và đo nồng độ bụi toàn phần của một
công ty. Thứ hai, việc đo nồng độ bụi toàn phần
chưa đánh giá được mức độ bụi ảnh hưởng như
thế nào đến sức khỏe. Thứ ba, giống như đa số
các nghiên cứu khác, nghiên cứu chúng tôi sử
dụng thiết kế nghiên cứu cắt ngang nên ảnh
hưởng của “Hiệu ứng công nhân khỏe” là không
thể tránh khỏi. Điểm mạnh của nghiên cứu là kết
hợp khai thác tình trạng bệnh lý đường hô hấp
của NLĐ và đo nồng độ bụi toàn phần tại nơi
làm việc của đối tượng nhằm đánh giá đúng mối
liên quan giữa bệnh lý đường hô hấp và bụi gỗ
tại công ty.

KẾT LUẬN
Tỉ lệ bệnh lý đường hô hấp là 11,8%. Trong
đó, 5,9% mắc bệnh viêm mũi dị ứng; 2,8% có
viêm họng; 4,2% viêm phế quản mạn tính và
0,3% viêm phổi. Nghiên cứu cho thấy bụi gỗ
cũng là một yếu tố góp phần ảnh hưởng đến
bệnh lý đường hô hấp. Vì vậy duy trì khám sức
khỏe định kỳ và thực hiện quan trắc môi trường

lao động là cần thiết để kiểm soát các yếu tố
nguy hại trong môi trường làm việc tại các cơ sở
chế biến gỗ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

2.

3.

4.

5.

6.

7.

International Labour Organization (2013). ILO calls for urgent
global action to fight occupational diseases. URL:
/>ion/Pressreleases/WCMS_211708/lang--en/index.htm.
Nguyễn Bích Diệp, Doãn Ngọc Hải (2008). “Thực trạng an toàn
vệ sinh lao động tại một làng nghề sản xuất đồ mỹ nghệ thuộc
tỉnh Bắc Ninh năm 2008”. Y học Dự phòng, pp.169.
Phạm Hoài Thương (2018). “Nghiên cứu đánh giá một số tác
động chính tới môi trường của dự án sản xuất đồ gỗ”. Khóa luận
Tốt nghiệp Môi trường, Đại học Dân lập Hải Phòng.
Bộ Thương binh và xã hội, Bộ Y Tế (1976). “Quy định một số
bệnh nghề nghiệp và chế độ đãi ngộ công nhân viên chức nhà

nước mắc bệnh nghề nghiệp”. Tổng Công đoàn Việt Nam.
Wang AH, Leng PB, Bia GL, et al (2016). “The application of two
occupation health risk assessment models in a wooden furniture
manufacturing industry”. Zhonghua Lao Dong Wei Sheng Zhi Ye
Bing Za Zhi, pp.756-761.
Chaiear N, Ngoencharee J, Saejiw N (2018). “Respiratory
Symptoms and Pulmonary Function among Workers in a
Rubber Wood Sawmill Factory in Thailand”. American Journal of
Public Health Research, pp.65-71.
Neghab M, Jabari Z, Shouroki FK (2018). “Functional disorders
of the lung and symptoms of respiratory disease associated with
occupational inhalation exposure to wood dust in Iran”.
Epidemiol Health, pp.40.

185


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020
8.

Soongkhang I, Laohasiriwong W (2015). “Respiratory Tract
Problems among Wood Furniture Manufacturing Factory
Workers in the Northeast of Thailand”. Kathmandu Univ Med J,
pp.125-129.
9. Thetkathuek A, Yingratanasuk T, Demers PA, et al (2010).
“Rubberwood dust and lung function among Thai furniture
factory workers”. Int J Occup Environ Health, pp.69-74.
10. Yamanaka MW, Guidotti TL, Koehncke N, et al (2009). “Wood
dust levels in Alberta sawmills”. Arch Environ Occup Health,
pp.270-277.

11. Mohan M, PanwarNK (2013). “Effect of wood dust on
respiratory health status of carpenters”. J Clin Diagn Res,
pp.1589-1591, .

186

Nghiên cứu Y học
12. Centers for Disease Control and Prevention (CDC) (2017). Sinus
Infection.
URL:
/>
Ngày nhận bài báo:

02/10/2019

Ngày phản biện nhận xét bài báo:

06/12/2019

Ngày bài báo được đăng:

10/03/2020



×