Tải bản đầy đủ (.docx) (249 trang)

Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng việt hiện nay)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (814.93 KB, 249 trang )

§¹i häc quèc gia hµ néi

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

PHẠM THỊ MAI HƢƠNG

NGÔN NGỮ HỘI THOẠI
TRONG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
(TRÊN TƢ LIỆU BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI – 2017


§¹i häc quèc gia hµ néi

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



-----

PHẠM THỊ MAI HƢƠNG


NGÔN NGỮ HỘI THOẠI
TRONG THỂ LOẠI PHỎNG VẤN
(TRÊN TƢ LIỆU BÁO IN TIẾNG VIỆT HIỆN NAY)
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

TẬP THỂ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

1. PGS. TS. NGUYỄN THẾ KỶ
2. PGS. TS. PHẠM VĂN TÌNH

HÀ NỘI – 2017


MỤC LỤC

MỤC LỤC....................................................................................................................................... 1
Quy ƣớc viết tắt........................................................................................................................... 5
Danh mục các bảng.................................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................... 8
1. Lí do chọn đề tài....................................................................................................................... 8
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................................. 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................................. 10
5. Đóng góp của luận án........................................................................................................... 11
5.1. Về lí luận............................................................................................................................. 11
5.2. Về thực tiễn........................................................................................................................ 11
6. Bố cục của luận án................................................................................................................. 12

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ THUYẾT.................................................................................................................................... 13
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................................ 13
1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề về hội thoại trên thế giới .................13
1.1.2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề về hội thoại ở Việt Nam ...................15
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ
phỏng vấn nói riêng

17

1.2. Phỏng vấn và phỏng vấn báo in.................................................................................. 21
1.2.1. Phân biệt thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn....................21
1.2.2. Một số quan niệm về phỏng vấn......................................................................... 22
1.2.3. Phân loại phỏng vấn................................................................................................. 23
1.2.4. Đặc điểm nổi bật của thể loại phỏng vấn....................................................... 24
1.3. Một số vấn đề về Lí thuyết hội thoại........................................................................ 26

1


1.3.1. Vận động hội thoại..................................................................................................... 27
1.3.2. Các đơn vị hội thoại.................................................................................................. 30
1.3.3. Các quy tắc hội thoại................................................................................................ 37
1.4. Một số vấn đề về Lí thuyết hành vi ngôn ngữ.................................................... 40
1.4.1. Tiêu chí phân loại và kết quả phân loại hành vi ngôn ngữ...............40
1.4.2. Hành vi ngôn ngữ trực tiếp và hành vi ngôn ngữ gián tiếp..............42
1.4.3. Hành vi ngôn ngữ trong hội thoại và hội thoại phỏng vấn...............43
1.5. Một số vấn đề về Lí thuyết lịch sự và vấn đề nghiên cứu lịch sự
trong phỏng vấn............................................................................................................................ 44
1.5.1. Các lí thuyết về lịch sự.......................................................................................... 44

1.5.2. Lịch sự trong phỏng vấn...................................................................................... 48
1.6. Tiểu kết..................................................................................................................................... 49
CHƢƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA CẶP THOẠI
TRONG HỘI THOẠI PHỎNG VẤN............................................................................... 50
2.1. Cấu trúc của tham thoại trong cặp thoại phỏng vấn..................................... 50
2.1.1. Tham thoại dẫn nhập trong phỏng vấn........................................................ 50
2.1.2. Mô hình hình thức của tham thoại dẫn nhập trong cặp thoại
phỏng vấn................................................................................................................................. 63
2.1.3. Tham thoại hồi đáp trong phỏng vấn............................................................ 68
2.2. Cấu trúc của cặp thoại phỏng vấn............................................................................ 69
2.2.1. Cặp thoại một tham thoại.................................................................................... 70
2.2.2. Cặp thoại hai tham thoại..................................................................................... 71
2.2.3. Mô hình hình thức của cặp thoại phỏng vấn............................................ 71
2.3. Quan hệ trao đáp trong cặp thoại phỏng vấn..................................................... 75
2.3.1. Quan hệ trao đáp tích cực................................................................................... 75
2.3.2. Quan hệ trao đáp tiêu cực................................................................................... 77

2


2.4. Tiểu kết..................................................................................................................................... 79
CHƢƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM CHỨC NĂNG CỦA CẶP THOẠI
TRONG HỘI THOẠI PHỎNG VẤN............................................................................... 81
3.1. Dẫn nhập................................................................................................................................. 81
3.2. Chức năng của cặp thoại mở đầu cuộc thoại phỏng vấn .............................81
3.2.1. Chức năng của hành vi trần thuật - thông báo........................................ 81
3.2.2. Chức năng của hành vi chào............................................................................. 84
3.3. Chức năng của cặp thoại kết thúc cuộc thoại phỏng vấn ............................86
3.3.1. Chức năng của các từ ngữ báo hiệu kết thúc cuộc thoại phỏng vấn .86


3.3.2. Chức năng của các hành vi ngôn ngữ báo hiệu kết thúc cuộc thoại
phỏng vấn.......................................................................................................................................... 87
3.4. Chức năng của cặp thoại triển khai cuộc thoại phỏng vấn......................... 89
3.4.1. Chức năng của hành vi hỏi trực tiếp trong hội thoại phỏng vấn ....89
3.4.2. Chức năng của hành vi hỏi gián tiếp trong hội thoại phỏng vấn. . .97
3.5. Tiểu kết.................................................................................................................................. 110
CHƢƠNG 4. CHIẾN LƢỢC PHỎNG VẤN VÀ SỰ VI PHẠM
NGUYÊN TẮC LỊCH SỰ TRONG HỘI THOẠI PHỎNG VẤN...................112
4.1. Hỏi đáp và vấn đề chiến lƣợc giao tiếp trong hội thoại phỏng vấn ......112
4.2. Chiến lƣợc phỏng vấn trên báo in........................................................................... 112
4.2.1. Một số chiến lược điều hành vận động trao đáp trong hội thoại
phỏng vấn................................................................................................................................ 112
4.2.2. Chiến lược sử dụng một số hành vi ngôn ngữ để tiền dẫn nhập
cho hành vi hỏi..................................................................................................................... 119
4.3. Sự vi phạm nguyên tắc lịch sự trong phỏng vấn báo in...............................128
4.3.1. Tiêu chí đánh giá hành vi ngôn ngữ vi phạm nguyên tắc lịch sự
trong phỏng vấn báo in

3

128


4.3.2. Hành vi hỏi và các đề tài hỏi có khả năng đe dọa thể diện ...............129
4.3.3. Một số biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ đe dọa thể diện
khi phỏng vấn

134

4.4. Nghiên cứu điển hình về chiến lƣợc phỏng vấn ở một số thể loại

phỏng vấn trên báo in.............................................................................................................. 142
4.4.1. Chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phỏng vấn chân dung 142

4.4.2. Chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phỏng vấn thời sự ...147
4.4.3. Chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong thể loại phỏng vấn điều tra . 150
4.5. Tiểu kết.................................................................................................................................... 154
KẾT LUẬN.................................................................................................................................... 155
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN........................................................................................................................... 158
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 159
PHỤ LỤC: NGUỒN NGỮ LIỆU
......................................................................

4


1. Viết tắt

QUY ƢỚC VIẾT TẮT
thuật ngữ

A

Nhà báo

B

Người trả lời phỏng vấn

CT


Cặp thoại

ĐTPV

Đối tượng phỏng vấn

HV

Hành vi

HVCH

Hành vi chủ hướng

HVPT

Hành vi phụ thuộc

TT

Tham thoại

TTDN

Tham thoại dẫn nhập

TTHĐ

Tham thoại hồi đáp


2. Viết tắt ngữ liệu

ANTG

An ninh thế giới

ANTGCT

An ninh thế giới cuối tháng

ĐAVN

Điện ảnh Việt Nam

ĐS&PL

Đời sống và Pháp luật

GD&TĐ

Giáo dục và Thời đại

GDVN

Giáo dục Việt Nam

GĐ&TE

Gia đình và Trẻ em


GĐ&XH

Gia đình và Xã hội

GĐ&XH CT

Gia đình và Xã hội cuối tháng

HNM

Hà Nội mới

KH&ĐS

Khoa học và Đời sống

5



NTNN
PNVN

Lao động

TT CT

Nông thôn ngày nay


TGĐA

Phụ nữ Việt Nam

TGVH

Tuổi trẻ cuối tuần

TN

Thế giới Điện ảnh

TP

Thế giới Văn hóa

tr

Thanh niên

TT&ĐS

Tiền phong

TTTPHCM

trang

TTT


Tuổi trẻ và Đời sống

VD

Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh

Thời trang trẻ
Ví dụ

6


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các hành vi chủ hướng trong tham thoại dẫn nhập phỏng vấn ............59
Bảng 2.2. Các hành vi phụ thuộc trong tham thoại dẫn nhập phỏng vấn .............63
Bảng 2.3. Mức độ sử dụng các kiểu mô hình hình thức của TTDN trong cặp
thoại phỏng vấn............................................................................................................................... 67
Bảng 2.4. Các kiểu mô hình hình thức của cặp thoại phỏng vấn ............................. 74
Bảng 3.1. Các chức năng của hành vi hỏi trong phỏng vấn ....................................... 109
Bảng 4.1. Mức độ sử dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu mức độ đe dọa thể
diện người được hỏi..................................................................................................................... 141

7


MỞ ĐẦU

1.

Lí do chọn đề tài


Xét trong tiến trình lịch sử nghiên cứu ngôn ngữ học, việc nghiên cứu ngôn ngữ
hội thoại là một mảng đề tài lớn, từ trước đến nay đã được nhiều nhà ngôn ngữ học
trên thế giới và trong nước đề cập. Tuy nhiên, những công trình đi sâu vào ngôn ngữ
hội thoại trong tiếng Việt và đặc biệt là các thể loại báo chí chưa nhiều. Trong khi
đó, hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, báo chí đã có
những bước tiến vượt bậc về mọi phương diện, trở thành “quyền lực thứ tư” giám
sát cũng như tác động đến nhiều khía cạnh của đời sống xã hội.
Trong sự phát triển mạnh mẽ của các thể loại báo chí, phỏng vấn là thể loại
ngày càng có ý nghĩa quan trọng vì nó có khả năng khai thác thông tin một cách
khách quan và chân thực nhất. Từ chỗ xuất hiện lẻ tẻ, hiếm hoi trên một số tờ báo,
những năm gần đây, các tác phẩm phỏng vấn đã xuất hiện thường xuyên trên báo
chí với mật độ khá cao. Trong cuộc cạnh tranh thông tin hiện nay, “phỏng vấn được
xem là vũ khí lợi hại trong việc nâng cao uy tín của tờ báo và hấp dẫn bạn đọc”
[94]. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là số lượng các tác phẩm phỏng vấn hay,
sáng tạo chưa nhiều. Nhiều nhà báo chưa biết cách hỏi, chưa biết cách lôi cuốn
người được hỏi vào cuộc, nhiều bài phỏng vấn còn sa vào lối mòn.
Trên thực tế, phỏng vấn là một cuộc giao tiếp giữa nhà báo với một hay nhiều đối
tượng khác nhau. Bên cạnh những tính chất đặc thù, xét dưới góc độ ngôn ngữ học,
cuộc giao tiếp này vẫn mang những đặc điểm chung của hoạt động giao tiếp thông
thường, vẫn chịu sự tác động của các quy tắc hội thoại, các nhân vật giao tiếp vẫn phải
vạch ra cho mình những chiến lược hội thoại nhằm làm cho cuộc phỏng vấn đạt hiệu
quả cao nhất. Có thể nói, phỏng vấn là một hoạt động giao tiếp đặc biệt, có rất nhiều
vấn đề cần quan tâm từ góc độ của Ngữ dụng học. Tuy nhiên, cho đến nay, ngôn ngữ
phỏng vấn mới chỉ được nghiên cứu với tư cách như một thể loại báo chí, như một
phương pháp tác nghiệp phổ biến của nhà báo hay dưới góc độ đặc trưng ngôn ngữ
phỏng vấn của nhà báo… Việc tìm hiểu, nghiên cứu phỏng vấn với tư cách là một cuộc

8



hội thoại chưa được các nhà ngôn ngữ học chú ý nhiều. Chính vì vậy, chúng tôi
chọn đề tài Ngôn ngữ hội thoại trong thể loại phỏng vấn (trên tư liệu báo in tiếng
Việt hiện nay) làm đề tài nghiên cứu luận án của mình với mong muốn mang đến
những kiến giải mới cho lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại nói chung và ngôn
ngữ hội thoại báo chí nói riêng.
2.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là ngôn ngữ hội thoại của các cuộc phỏng
vấn với tư cách là một thể loại báo chí. Phạm vi tư liệu mà chúng tôi khảo sát là 500
bài phỏng vấn trên các tờ báo uy tín từ năm 2013 đến nay, đó là: báo Tiền phong,
báo An ninh thế giới, báo Gia đình và Xã hội, báo Thanh niên, báo Lao động, báo
Tuổi trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, báo Hà Nội mới, báo Nông thôn Ngày nay, báo
Giáo dục và Thời đại…
Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, chúng tôi chỉ khảo sát ngôn ngữ của các
cuộc phỏng vấn có hình thức hỏi – đáp giữa phóng viên với một đối tượng phỏng
vấn nào đó, không tìm hiểu ngôn ngữ trong các cuộc thảo luận, tọa đàm, mạn đàm,
diễn đàn diễn ra trên báo chí hiện nay.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Vận dụng lí thuyết hội thoại, mục đích của luận án là nghiên cứu ngôn ngữ hội
thoại trong thể loại phỏng vấn trên báo in từ các bình diện cấu trúc, chức năng cặp
thoại phỏng vấn, chức năng, sự tương tác của các thành tố trong cuộc thoại phỏng
vấn, chiến lược phỏng vấn và các hành vi ngôn ngữ có khả năng vi phạm nguyên tắc
lịch sự khi phỏng vấn.
Mục đích nêu trên được thể hiện qua năm nhiệm vụ cụ thể sau đây:

Khảo sát, phân tích tư liệu các cuộc phỏng vấn để làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc,
chức năng của cuộc thoại phỏng vấn nói chung, đặc biệt là cặp thoại phỏng vấn.

Chỉ ra sự tương tác giữa tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp trong cuộc
thoại phỏng vấn.
Chỉ ra chức năng của các hành vi ngôn ngữ thường dùng và tính tương tác của

9


chúng trong hội thoại phỏng vấn.
Tìm hiểu và phân tích các chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong phỏng vấn báo in,
chỉ ra mức độ đe dọa thể diện của hành vi hỏi đồng thời đề xuất một số biện pháp
gia tăng tính lịch sự khi phỏng vấn.
Nghiên cứu trường hợp và chỉ ra chiến lược sử dụng ngôn ngữ trong các thể
loại phỏng vấn chân dung, phỏng vấn thời sự và phỏng vấn thông tin.
4.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp sau:
- Phương pháp phân tích hội thoại: Đây là phương pháp đầu tiên để phân tích
các

cuộc thoại phỏng vấn đặt trong mối quan hệ với ngữ cảnh và các yếu tố khác như
văn hóa, quan hệ liên nhân… ảnh hưởng đến quá trình sử dụng ngôn ngữ của nhà
báo và ĐTPV trong cuộc giao tiếp.
Ngoài ra, trong luận án chúng tôi sử dụng phương pháp này để tiếp cận các
cuộc thoại theo cách quy nạp, từ những cuộc thoại phỏng vấn đã được định dạng,
định hình để trở lại tái hiện cơ chế sản sinh và biến hóa nhằm phát hiện ra các đặc

điểm, chức năng, cấu trúc của cuộc thoại và cặp thoại phỏng vấn.
- Phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên: trong hai loại mẫu là mẫu chủ ý và mẫu
ngẫu

nhiên, chúng tôi sử dụng chủ yếu là mẫu ngẫu nhiên. Lí do là vì phạm vi tư liệu
rộng và nhiều, nếu chọn mẫu chủ ý sẽ có thể làm hạn chế tư liệu nên chúng tôi sử
dụng mẫu ngẫu nhiên để thu thập được nguồn tư liệu được phong phú hơn. Áp dụng
phương pháp này, chúng tôi đã chọn được 500 bài phỏng vấn để phân tích.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: do khối lượng tư liệu lớn nên luận án sử

dụng cách khảo sát trường hợp khi nghiên cứu chiến lược sử dụng ngôn ngữ ở thể
loại phỏng vấn chân dung, thể loại phỏng vấn điều tra và thể loại phỏng vấn thông
tin. Trong luận án, chúng tôi chọn ba cuộc phỏng vấn điển hình của ba thể loại
phỏng vấn chân dung, thông tin và điều tra để phân tích chiến lược phỏng vấn thông
qua sự vận động của cặp thoại phỏng vấn.
-

Phương pháp miêu tả: sau khi chọn được các bài phỏng vấn, chúng tôi tiến hành

miêu tả, phân tích để xác định từng kiểu cặp thoại trong cuộc thoại phỏng vấn đồng

10


thời xác định đặc điểm, vai trò, cấu trúc, chức năng của chúng trong tổ chức cuộc thoại.
- Thủ pháp thống kê: Luận án tiến hành thống kê tần số xuất hiện của các đơn vị

tham gia cấu tạo nên 500 cuộc thoại phỏng vấn (như HVCH, HVPT, TTDN, HV hỏi
trực tiếp, gián tiếp…). Kết quả thống kê được sử dụng để rút ra các đặc điểm của
đối tượng nghiên cứu, giúp cho các cứ liệu khoa học có tính xác thực.

Ngoài ra, luận án còn sử dụng các thủ pháp nghiên cứu như thủ pháp mô hình
hóa để xác lập mô hình các cuộc thoại phỏng vấn đồng thời góp phần cụ thể hóa sự
tương tác giữa các loại cặp thoại hỏi – đáp trong phỏng vấn.
5.

Đóng góp của luận án

5.1. Về lí luận
Trong Việt ngữ học, ngôn ngữ hội thoại phỏng vấn trên báo chí, đặc biệt là báo
in vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống và theo đúng tinh thần của Lí
thuyết hội thoại. Vì vậy, thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần nhỏ
trong việc khám phá địa hạt nhiều mới mẻ và đầy hứa hẹn này. Kết quả nghiên cứu
của luận án góp phần làm rõ, mở rộng những vấn đề lí luận về việc nghiên cứu lí
thuyết hội thoại ở Việt Nam, bổ sung thêm tính đúng về Lí thuyết hội thoại trên tư
liệu báo in, giúp tìm hiểu cặn kẽ hơn về ngôn ngữ trong hoạt động phỏng vấn báo
chí cũng như góp phần xây dựng các mô hình chuẩn mực cho hoạt động phỏng vấn.
5.2. Về thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chỉ ra những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ
hội thoại phỏng vấn trên báo in, đưa ra được hệ thống các thành tố dùng để cấu trúc
nên cuộc thoại phỏng vấn. Thông qua đó, luận án góp phần xây dựng nên mô hình
cuộc thoại phỏng vấn chuẩn mực về nghi thức văn hóa giao tiếp.
Mặt khác, luận án đã hệ thống hóa các chiến lược phỏng vấn mà các nhà báo giàu kinh
nghiệm thường sử dụng để xây dựng các cuộc phỏng vấn hay, sáng tạo, khai thác thông tin
tối đa từ người được hỏi nhằm thu hút độc giả. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ giúp cho
các nhà báo có thêm kinh nghiệm trong quá trình tác nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng
của các tác phẩm phỏng vấn. Chính vì vậy, luận án sẽ là tài liệu học tập, tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu, nhà giáo, sinh viên và những người quan

11



tâm đến ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ phỏng vấn nói riêng.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung của luận
án gồm 4 chương:
Chƣơng 1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết
Chƣơng 2. Đặc điểm cấu trúc của cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn
Chƣơng 3. Đặc điểm chức năng của cặp thoại trong hội thoại phỏng vấn
Chƣơng 4. Chiến lƣợc phỏng vấn và sự vi phạm nguyên tắc lịch sự trong hội

thoại phỏng vấn

12


Chƣơng 1.
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề về hội thoại trên thế giới
Nguồn gốc của phân tích hội thoại được tìm thấy đầu tiên trong tác phẩm của hai
nhà nghiên cứu người Mĩ là Erving Goffman và Harold Garfinkel [dẫn theo 162; 403].
Nền tảng của lí thuyết này là những tư tưởng của bộ môn phương pháp luận dân tộc
học trong nghiên cứu hội thoại (ethnomethodology) (xem thêm Garfinkel, 1967,
Studies in Ethnomethodology) và quan điểm về trật tự tương tác của E. Goffman. Theo
đó, các thành viên trong xã hội xây dựng và nhận biết sự vật, sự việc, hành động cũng
như thấu hiểu nhau phải dựa trên những yếu tố như phong tục, tập quán, tâm lí [149; 2].
Hai ông cũng chú trọng nghiên cứu các hành động nói thường ngày mà theo họ đã bị
lãng quên, đặc biệt là nghiên cứu các trường hợp tương tác xã hội thông qua phát triển
phân tích hội thoại bằng cách thiết lập mối quan hệ nhằm khảo sát trật tự trong cuộc

sống (1959, 1963, 1967, 1969, 1971, 1981).

Cuối những năm 60, đầu những năm 70, nhờ công trình của Harvey Sackd và
các cộng sự của ông là Emmanuel A. Schegloff, Gail Jefferson, phân tích hội thoại
tách ra khỏi ngành xã hội học, trở thành một lĩnh vực độc lập với mục đích hướng
đến nghiên cứu cấu trúc hoạt động của giao tiếp mà trước đây từng bị ảnh hưởng
bởi một số ngành khoa học liên quan (Lerner, 2004). Phân tích hội thoại được rút ra
từ nghiên cứu dân tộc học, quan tâm đến trật tự được tạo ra như thế nào trong tương
tác xã hội, có phương pháp nghiên cứu thực nghiệm dựa trên phân tích vi mô
(Clayman và Maynard, 1995).
Từ những nghiên cứu đó cho đến nay, ngôn ngữ hội thoại, ngôn ngữ lời nói đã
được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu: N. Chomsky, J.Austin, J.
Fillmore, H.P. Grice, S. C. Dik... trong đó H. P. Grice là tác giả có những đóng góp
lớn đối với việc nghiên cứu lí thuyết hội thoại hơn cả. Trong tác phẩm Logic and
conversation, ông đã nghiên cứu nguyên lí cộng tác hội thoại, tương tác hội thoại,
lôgic với hội thoại cũng như phân chia các phương diện liên kết hội thoại.

13


G. Yule (1986) cũng đã đề cập đến vấn đề cộng tác và hàm ý, hàm ý hội thoại,
các đặc tính của hàm ý hội thoại trong mối quan hệ tương tác giữa các nhân vật giao
tiếp, lịch sự và tương tác, hội thoại và cấu trúc ưa chuộng [32].
Gần đây các nhà nghiên cứu như Robin Wooffitt (2005) [172], David Liddicoat
(2007) [149] đã xuất bản những công trình mang tính lí luận đại cương, trong đó đề
cập cụ thể các khái niệm quan trọng của phân tích hội thoại như ngữ cảnh chuỗi, mở
rộng và phân tích hội thoại, khoảng trống hội thoại…
Bên cạnh đó, lí thuyết, phương pháp phân tích và phương pháp luận cơ bản của
lí thuyết hội thoại về sau đã được mở rộng ứng dụng nghiên cứu trong các lĩnh vực
khác nhau. Đó là các nghiên cứu trong lĩnh vực tương tác và ngữ pháp, nghiên cứu

mối quan hệ giữa cấu trúc ngôn ngữ, tập quán ngôn ngữ, các tổ chức lượt lời và các
trình tự trong sự tương tác hội thoại (Ochs et al, 1996; Selting và Couper-Kuhlen
năm 2001; Ford et al., 2002; Couper-Kuhlen và Ford, 2004).
Charles Goodwin nghiên cứu các đặc điểm tổ chức hành vi trong đối thoại tương
tác - không chỉ là vai trò của ánh mắt, cử chỉ và vị trí cơ thể, mà còn sử dụng các công
cụ và các đặc điểm hình thành khác (Goodwin, 2000; xem thêm các nghiên cứu tại nơi
làm việc ở Heath và Luff, 2000). Goodwin (2003) đưa ra tập hợp các nghiên cứu phân
tích hội thoại về cách mà con người sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp
thông thường (xem Institional talk; Family speak; Computers in Lexicography).

Đối thoại trong sự hình thành có quy định, chuyên nghiệp cũng được nghiên
cứu bằng cách mô tả nó hạn chế hoặc sửa đổi như thế nào so với tương tác hội thoại
(Drew và Heritage, 1992). Các nghiên cứu trong lĩnh vực này thường tìm hiểu thể
loại hoặc các loại hoạt động trong một lĩnh vực cụ thể, ví dụ, đối thoại tư pháp
(Atkinson và Drew, 1979), các cuộc gọi khẩn cấp (Whalen và Zimmermann, 1990),
các cuộc họp (Boden, 1994), cách nói tin tốt và xấu trong bối cảnh lâm sàng
(Maynard, 2003) và tin đồn (Bergmann, 1993).
Như vậy, có thể thấy trên thế giới, phân tích hội thoại đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, các công trình chỉ mới đề cập đến
phân tích hội thoại ở dạng đại cương, những công trình đi sâu vào nghiên cứu ứng dụng
của phân tích hội thoại trong các lĩnh vực giao tiếp thông thường lại chưa đề cập đến
một trong những dạng hội thoại đặc thù đó là phỏng vấn trên báo in. Chính vì vậy,

14


những lí thuyết trên cùng với những nghiên cứu về hội thoại của các tác giả khác đã đặt
cơ sở cho chúng tôi đi sâu tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ hội thoại trong phỏng vấn.

1.1.2. Tình hình nghiên cứu các vấn đề về hội thoại ở Việt Nam



Việt Nam, ngữ dụng học nói chung và lí thuyết hội thoại nói riêng xuất hiện

khá muộn so với các chuyên ngành ngôn ngữ khác. Tuy nhiên, trong khoảng gần hai
thập niên trở lại đây, các nhà nghiên cứu đã công bố những công trình có liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề hội thoại.
Trước hết, có thể kể đến tác giả Đỗ Hữu Châu với hai công trình Đại cương
Ngôn ngữ học (1993), (2002), Cơ sở ngữ dụng học (2003). Ông được xem là một
trong những người tiên phong trong việc giới thiệu một hướng tiếp cận mới, một
hướng nghiên cứu mới vào Việt Nam – phân tích hội thoại trong sự hành chức của
ngôn ngữ. Năm 1993, lần đầu tiên các vấn đề về lí thuyết hội thoại như cấu trúc hội
thoại, các quy tắc hội thoại, thương lượng hội thoại, chức năng của các đơn vị hội
thoại đã được Đỗ Hữu Châu trình bày trong cuốn Đại cương Ngôn ngữ học, Tập 2
[8]. Có thể coi đây là những công trình chuyên sâu về ngữ dụng học nói chung và
hội thoại nói riêng ở Việt Nam. Mặt khác, hai công trình này cũng chính là những
định hướng quan trọng giúp người đọc bước đầu tiếp cận một lĩnh vực nghiên cứu
mới, khó nhưng cũng hứa hẹn nhiều điều thú vị.
Tiếp theo, trong cuốn Ngữ dụng học, tác giả Nguyễn Đức Dân (1998) [14] dành
toàn bộ Chương III để giới thiệu về phương pháp nghiên cứu hội thoại, cấu trúc hội
thoại, nguyên lí hội thoại và phép lịch sự. Năm 1999, tác giả Nguyễn Văn Khang đã
tiếp cận hội thoại từ góc nhìn Ngôn ngữ học xã hội. Trong chương 8 [69], tác giả đi
sâu vào ba vấn đề chủ yếu của hội thoại là: cấu trúc hội thoại, chiến lược hội thoại
và phong cách hội thoại. Từ bình diện ngôn ngữ học xã hội, tác giả đã dành nhiều
thời gian để phân biệt năng lực ngôn ngữ và năng lực giao tiếp, những cấu trúc quan
trọng dùng để biểu đạt lịch sự trong giao tiếp ngôn ngữ.
Năm 2000, trong cuốn Dụng học Việt ngữ [26], tác giả Nguyễn Thiện Giáp đã
trình bày những vấn đề của lí thuyết hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp bằng
những dẫn chứng sinh động, cụ thể với cách viết ngắn gọn, sáng rõ. Nhiều vấn đề
khác như cấu trúc hội thoại, lời ướm trong hội thoại, nguyên tắc hợp tác và hàm ý

hội thoại, chiến lược giao tiếp trong hội thoại đã được ông trình bày và lí

15


giải một cách khá thấu đáo.
Đặc biệt, năm 1999, tác giả Đỗ Thị Kim Liên xuất bản cuốn Ngữ nghĩa lời hội
thoại [77]. Nếu như các tác giả trước đây khi nghiên cứu ngôn ngữ hội thoại thường
xem xét câu hỏi, câu đáp một cách riêng lẻ thì lần đầu tiên, tác giả đã quan tâm
nghiên cứu sự tương tác giữa câu hỏi – câu đáp từ bình diện ngữ nghĩa. Nếu các tác
giả như Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Văn Khang trình bày các vấn đề
và dẫn dụ được lấy từ nguyên mẫu lời nói thì tác giả Đỗ Thị Kim Liên đã sử dụng
các cuộc thoại trong tác phẩm văn học viết để soi sáng các vấn đề của lí thuyết hội
thoại. Năm 2005, tác giả Đỗ Thị Kim Liên tiếp tục công bố Giáo trình Ngữ dụng
học [78]. Trong công trình này, những nội dung cập nhật của lí thuyết hội thoại tiếp
tục được tác giả soi chiếu thông qua các tác phẩm văn học (văn xuôi và truyện thơ).
Đây được xem như những nghiên cứu mở đường, đặt nền móng cho việc nghiên cứu
ngôn ngữ hội thoại trong các tác phẩm văn học sau này.
Trên cơ sở tiếp thu, vận dụng lí thuyết hội thoại trên thế giới và trong nước,
nhiều công trình trong nước đã đi sâu nghiên cứu cấu trúc hội thoại và các đơn vị
hội thoại. Có thể kể ra đây các công trình như [19], [39], [42], [125], [131]…
Năm 1994, trong luận văn Thạc sĩ Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội thoại [19],
Nguyễn Thị Đan đã đưa ra một số mô hình cấu trúc của cuộc thoại trong phạm vi
hội thoại đời thường. Tác giả Dương Thị Tuyết Hạnh (1999) [39] dựa trên ngữ liệu
của truyện ngắn Việt Nam hiện đại đã xây dựng được mô hình cấu tạo của tham
thoại với hạt nhân là hành vi chủ hướng và hành vi phụ thuộc. Tác giả Phạm Văn
Thấu (2000) [131] lại đi sâu nghiên cứu cấu tạo của cặp thoại, các kiểu cấu trúc liên
kết của cặp thoại bao gồm: liên kết phẳng, liên kết lồng, liên kết đối xứng và liên
kết móc xích. Tác giả Mai Xuân Huy trong Ngôn ngữ quảng cáo dưới ánh sáng của
lí thuyết giao tiếp [64] đã dành một phần trong Chương 3 để bàn về cấu trúc hội

thoại quảng cáo, cặp thoại trong hội thoại quảng cáo và sự liên kết của các cặp
thoại. Ngoài 5 cấu trúc mà tác giả Phạm Văn Thấu đã đưa ra, Mai Xuân Huy còn bổ
sung thêm kiểu liên kết đồng quy hay còn gọi là liên kết hướng tâm.
Bên cạnh đó, lí thuyết hội thoại còn được quan tâm nghiên cứu dưới góc độ ứng
dụng vào những phạm vi giao tiếp cụ thể như giao tiếp mua bán, giao tiếp đàm phán
thương mại, hội thoại dạy học, hội thoại giữa tư vấn viên tổng đài và người gọi điện

16


thoại tư vấn…
Đặc biệt, riêng bình diện hội thoại giữa người mua – người bán đã có tới 6 công
trình đề cập đến vấn đề này như [81], [83], [102], [118], [125], [141]. Nhìn chung,
các tác giả đã tập trung chủ yếu vào những vấn đề cụ thể của hội thoại và đã chỉ ra
được cấu trúc cuộc thoại mua bán, các đặc điểm của hội thoại mua bán ở chợ và các
đơn vị cấu trúc hội thoại. Điều đáng chú ý là tác giả Trần Thanh Vân đã đi sâu
nghiên cứu những khác biệt về giới tính thể hiện qua cuộc thoại mua bán ở chợ
Đồng Tháp, từ đó hướng đến việc làm rõ các kiểu dạng hoạt động ngôn ngữ đặc thù
mang đặc trưng văn hóa vùng biểu hiện trong ngôn ngữ hội thoại.


bình diện hội thoại dạy học, có các công trình như Bùi Thị Ngọc Anh (2001) [1],

Vũ Thị Thanh Hương (2004) [60], Quách Thị Gấm (2010) [25], Nguyễn Thị Hồng
Ngân (2012) [91], Trần Thị Phượng (2015) [103]. Các công trình trên đã đề cập khá
đầy đủ đến các vấn đề của hội thoại dạy học như cặp thoại dạy học, vai trò của cặp
thoại trong tổ chức của đoạn thoại và cuộc thoại, cấu trúc, chức năng của cặp thoại dạy
học, bước thoại và năng lực giao tiếp của giáo viên, sinh viên, học sinh.

Như vậy, có thể thấy, trên cơ sở những tri thức nền về lí thuyết hội thoại trong

nước và quốc tế, nhiều công trình đã tập trung nghiên cứu, mở rộng, áp dụng lí
thuyết hội thoại trong thực tiễn giao tiếp thường ngày và trong văn học. Tuy nhiên,
cho đến nay, ngôn ngữ hội thoại trong tác phẩm báo chí, đặc biệt ngôn ngữ hội thoại
trong thể loại phỏng vấn vẫn là địa hạt nghiên cứu khá mới mẻ, chưa được khai phá.
1.1.3. Tình hình nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nói chung và ngôn ngữ phỏng
vấn nói riêng
Hiện nay, ở Việt Nam, ngôn ngữ báo chí đã được nhiều tác giả đề cập, chúng tôi
tạm chia thành hai nhóm nghiên cứu sau:
Thứ nhất, nhóm tác giả đề cập đến ngôn ngữ báo chí một cách khái quát trên diện
rộng như Vũ Quang Hào (2001) [36], Hoàng Anh (2003) [2], Nguyễn Tri Niên (2003)
[93], Nguyễn Đức Dân (2007) [16]. Các công trình này đã quan tâm nghiên cứu ngôn
ngữ báo chí ở những vấn đề nổi bật, đó là: ngôn ngữ chuẩn mực của báo chí, ngôn ngữ
tác giả và ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm báo chí, ngôn ngữ các tên riêng trên báo
chí, của thuật ngữ khoa học, thông tin chìm trong báo chí, diễn đạt trong báo chí…
Thứ hai, nhóm tác giả tập trung nghiên cứu sâu vào ngôn ngữ thể loại báo chí hoặc

17


một khía cạnh ngôn ngữ báo chí cụ thể như [13], [52], [62], [74], [89], …
Trong luận án Đầu đề tác phẩm báo chí trên báo in Việt Nam [89], tác giả Trần
Thu Nga (2007) đã làm sáng tỏ đặc trưng về cấu trúc ngữ pháp cũng như nghệ thuật
ngôn từ của đầu đề tác phẩm báo chí, mối quan hệ nội dung giữa đầu đề và tác
phẩm. Tác giả Nguyễn Thế Kỷ (2005) [74] nêu lên những đặc điểm cơ bản của dạng
thức nói trên truyền hình, chỉ ra sự khác nhau giữa dạng nói trên truyền hình với nói
trên đài phát thanh, giao tiếp trên báo viết, điện thoại có hình, Internet. Đồng thời,
tác giả đã khảo sát một số hoạt động lời nói trên truyền hình cũng như phong cách
ngôn ngữ trên truyền hình.
Đi sâu nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ của từng thể loại báo chí, tác giả Nguyễn
Thị Thanh Hương (2003) [52] sử dụng kĩ thuật phân tích diễn ngôn trên tư liệu báo in

bằng tiếng Anh và tiếng Việt để so sánh, đối chiếu nhằm tìm ra sự tương đồng và khác
biệt trong việc sử dụng các phương thức ngôn ngữ thể hiện chức năng ngữ nghĩa của
thể loại phóng sự, đồng thời làm sáng tỏ đặc trưng ngôn ngữ của thể loại này. Cùng
hướng nghiên cứu theo lí luận phân tích diễn ngôn và phân tích diễn ngôn phê phán, tác
giả Nguyễn Thị Thu Hường (2013) [62] tập trung phân tích thể loại xã luận trên các
phương thức ngôn ngữ đảm nhiệm chức năng thông tin và chức năng liên nhân. Trong
khi đó, tác giả Huỳnh Thị Chuyên (2014) [13] lại đi sâu nghiên cứu ngôn ngữ bình luận
trong báo in tiếng Việt theo ngữ pháp chức năng của Halliday: chức năng tư tưởng,
nghĩa liên nhân và nghĩa văn bản của diễn ngôn bình luận.

Tác giả Nguyễn Hồng Sao (2010) [111] lại đưa ra một hướng tiếp cận mới đối
với ngôn ngữ báo chí dựa trên siêu chức năng liên nhân của ngữ pháp chức năng
qua lăng kính của Bộ khung thẩm định (Appraisal Frame work), từ đó tác giả giúp
cho người đọc có cái nhìn toàn diện hơn về các diễn ngôn của tiểu loại tin quốc tế
và phóng sự trên báo tiếng Việt và báo tiếng Anh. Công trình cũng đã đưa ra các cấu
trúc hình thức và nội dung của hai tiểu thể loại này đồng thời nêu được tác dụng của
ngôn ngữ lượng giá đối với việc thể hiện lập trường, quan điểm của một nhà báo,
một tờ báo hoặc một dòng báo chí.
Riêng đối với tình hình nghiên cứu thể loại phỏng vấn trên thế giới và ở Việt
Nam, cho đến nay, chúng tôi cũng tạm chia thành hai nhóm như đối với tình hình
nghiên cứu ngôn ngữ báo chí:

18


Nhóm 1, nhóm các tác giả nghiên cứu phỏng vấn dưới góc độ thể loại báo chí
hoặc một số kĩ năng cơ bản khi thực hiện các cuộc phỏng vấn. Các tác giả nước
ngoài như G.V. Cudơnhetxốp, X. L. Xvích và A.la. Lurốpxki với tác phẩm Báo chí
truyền hình [31], Line Ross với Nghệ thuật thông tin [79], X.A. Muratốp với Giao
tiếp trên truyền hình – Trước ống kính và sau ống kính camera, Michael Schudsen

với Sức mạnh của tin tức truyền thông [88].
Trong cuốn Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, tác giả Samy Cohen (2004) [112]
đã tập hợp các bài viết của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu và các nhà báo có kinh
nghiệm. Từ kinh nghiệm thực tế của họ khi phỏng vấn các nhà lãnh đạo, cuốn sách đã tổng
hợp những thủ pháp để thực hiện một cuộc phỏng vấn với các đối tượng phỏng vấn là
những người có địa vị cao trong xã hội sao cho đạt hiệu quả giao tiếp cao nhất.

Tác giả Maria Lukina (2005) trong cuốn Công nghệ phỏng vấn [86] lại tổng hợp
10 nhóm vấn đề khó khăn khi tiến hành một cuộc phỏng vấn, từ đó đi sâu nghiên cứu
các cách thức tiến hành một cuộc phỏng vấn trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đây có thể xem là một trong những công trình nghiên cứu khá quy mô về phỏng vấn.

Nhìn chung, ở Việt Nam, hầu hết các công trình mới chỉ quan tâm đến phỏng
vấn dưới góc độ tác nghiệp báo chí. Trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình,
tác giả Trần Bảo Khánh (2003) [66] đã dành một mục lớn để nói về phỏng vấn
truyền hình như cách thức chuẩn bị phỏng vấn, tiếp cận đối tượng và một số dạng
câu hỏi khi tiến hành phỏng vấn truyền hình.
Tác giả Lê Hồng Quang (2005) trong Một ngày thời sự truyền hình [104] cũng
đã đề cập đến phỏng vấn truyền hình với ba loại chủ yếu: phỏng vấn – nhân chứng;
phỏng vấn – tuyên bố và phỏng vấn – giải thích. Tuy nhiên, tác giả chỉ coi phỏng
vấn như một phương tiện, cách thức thực hiện các phóng sự truyền hình chứ chưa
nghiên cứu phỏng vấn và ngôn ngữ phỏng vấn ở góc độ là một thể loại báo chí.
Trên cơ sở luận án tiến sĩ Báo chí học Thể loại phỏng vấn trên báo in Việt Nam
hiện nay (2010), năm 2015, tác giả Lê Thị Nhã đã xuất bản Giáo trình Phỏng vấn báo
chí [94]. Cuốn sách đã tiến hành phân loại phỏng vấn và nêu các tiêu chí sáng tạo tác
phẩm phỏng vấn đồng thời đưa ra quy trình, kĩ năng thực hiện phỏng vấn trên báo in.
Bên cạnh đó, tác giả còn phân biệt một số đặc trưng và cách thức tiến hành phỏng vấn
trên báo phát thanh, truyền hình và báo mạng điện tử trong sự so sánh với phỏng vấn

19



trên báo in. Có thể nói, đây là công trình nghiên cứu khá đầy đủ về phỏng vấn trên
báo in dưới góc độ thể loại báo chí nhưng những đặc trưng ngôn ngữ khi tiến hành
phỏng vấn chưa được tác giả đề cập.
Nhóm 2, nhóm các tác giả nghiên cứu phỏng vấn dưới góc độ đặc trưng ngôn ngữ
thể loại. Công trình như Hà Nguyên Sơn (2006) [117] nghiên cứu diễn tiến ngôn ngữ
phỏng vấn trong các chương trình thời sự, thể loại chân dung, gameshow và sự chi phối
của ngôn ngữ phỏng vấn trên truyền hình đối với vấn đề tác nghiệp, nghệ thuật đặt câu
hỏi đối với các vị khách mời. Tác giả Trần Phúc Trung (2011) [140] đã tiến hành
nghiên cứu hoạt động hỏi trong ngôn ngữ phỏng vấn trên các kênh của VTV (Việt
Nam) và TV5 (Pháp). Luận án đã tập trung phân loại hành động hỏi trong phỏng vấn,
các nhân tố giao tiếp ảnh hưởng đến hành động hỏi trong hoạt động phỏng vấn truyền
hình, đưa ra được các phương tiện ngôn ngữ diễn tả hành động hỏi. Mặt khác, điểm
đáng chú ý là trong công trình này, tác giả đã bước đầu nghiên cứu những ảnh hưởng
của văn hóa và ứng xử ngôn ngữ đối với hành động hỏi, phương pháp đặt câu hỏi trong
phỏng vấn truyền hình. Tuy nhiên, tác giả mới chỉ nghiên cứu ngôn ngữ phỏng vấn ở
hành động trao lời (hỏi) còn hành động đáp lời chưa được đề cập. Đề cập đến vấn đề
lịch sự trong phỏng vấn báo chí, luận văn thạc sĩ của tác giả Phạm Thị Tuyết Minh
(2007) [84] đã tiến hành nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ và các yếu tố ngôn ngữ trong
mối quan hệ với phép lịch sự. Cũng nghiên cứu về phép lịch sự nhưng dựa trên tư liệu
các cuộc trong phỏng vấn trên truyền hình, tác giả Nguyễn Anh Tuấn (2010) [139] đã
làm rõ các hành động ngôn ngữ thỏa mãn tính lịch sự và không thỏa mãn tính lịch sự
trong thể loại phỏng vấn này. Tác giả Vũ Thị Bảo Thơ (2009) [135] bước đầu tiến hành
nghiên cứu cấu trúc của tham thoại, cặp thoại phỏng vấn báo in tuy nhiên vẫn còn
ở mức sơ giản. Tác giả Hoàng Lê Thúy Ngọc (2012) [96] lại khảo sát ngôn ngữ phỏng
vấn trên truyền hình ở Thừa Thiên Huế nhằm góp phần làm rõ giao tiếp hội thoại trong
phỏng vấn truyền hình đồng thời đưa ra những đặc điểm về ngữ âm, từ vựng và ngữ
pháp của phát ngôn hỏi trong các cuộc phỏng vấn của Đài Truyền hình Thừa Thiên
Huế. Có thể nói đây là luận văn đầu tiên đề cập đến ngôn ngữ phỏng vấn dưới ánh sáng

của lí thuyết hội thoại. Tuy nhiên, tác giả mới dừng lại nghiên cứu về cấu trúc cuộc
thoại của các cuộc phỏng vấn trên truyền hình địa phương, những đặc trưng về ngôn
ngữ hội thoại phỏng vấn, sự tương tác của các cặp thoại hỏi – đáp chưa được đề cập.

20


Như vậy, có thể thấy bức tranh nghiên cứu về hội thoại cũng như ngôn ngữ
phỏng vấn rất phong phú, đa dạng. Mặc dù vậy, những nghiên cứu chuyên sâu về
ngôn ngữ phỏng vấn vẫn còn rất ít, đặc biệt là hướng nghiên cứu theo đường hướng
phân tích hội thoại. Với ngôn ngữ hội thoại phỏng vấn trên báo in, cho đến nay chưa
có một công trình nghiên cứu nào chuyên sâu theo đường hướng này. Đây là lần đầu
tiên, vấn đề này được nghiên cứu ở phạm vi một luận án tiến sĩ.
1.2. Phỏng vấn và phỏng vấn báo in
1.2.1. Phân biệt thể loại phỏng vấn và phương pháp phỏng vấn
Trong tiếng Việt, phỏng vấn là từ Hán Việt trong đó “phỏng” có nghĩa là thăm hỏi,
điều tra, còn “vấn” có nghĩa là hỏi. Theo nghĩa đó, có thể hiểu thuật ngữ này dưới nhiều
góc độ khác nhau. Trong cuộc sống thường ngày, hoạt động phỏng vấn có thể hiểu là
hình thức giao tiếp xã hội giữa người này với người khác về một vấn đề nào đó nhằm
mục đích cá nhân, gắn với nhu cầu trò chuyện, trao đổi, chia sẻ của con người. Hoặc
phỏng vấn được hiểu như một phương pháp nhằm thu thập thông tin về các lĩnh vực
khác nhau của đời sống xã hội. Trong lao động báo chí, phỏng vấn có thể được hiểu
như một phương pháp tác nghiệp của nhà báo hoặc như một thể loại báo chí đặc thù.

Với tư cách là phương pháp thu thập thông tin, phỏng vấn là cuộc hỏi chuyện,
trao đổi giữa nhà báo với một hoặc nhiều đối tượng nhằm thu thập thông tin, tư liệu,
số liệu… nhằm phục vụ cho hoạt động sáng tạo tác phẩm thuộc các thể loại báo chí
như tin, phóng sự, ký, điều tra… Những thông tin thu được thông qua hoạt động
này, nhà báo có thể thể hiện trực tiếp hoặc gián tiếp trong tác phẩm của mình. Nhiều
tác giả cho rằng, phỏng vấn là phương pháp thông tin phổ biến nhất được các nhà

báo sử dụng khi tác nghiệp [61], [86], [94].
Tuy nhiên, với tư cách là thể loại báo chí, phỏng vấn cũng là cuộc đối thoại giữa nhà
báo với một hoặc nhiều đối tượng nhưng lại nhằm thu thập thông tin để sáng tạo nên tác
phẩm phỏng vấn. Chính vì vậy, nếu trong phương pháp phỏng vấn, người trả lời phỏng vấn
có thể xuất hiện trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo chủ đích của nhà báo thì trong tác phẩm
phỏng vấn, ĐTPV bắt buộc phải xuất hiện trực tiếp với đầy đủ thông tin về tiểu sử cá nhân.
Đặc điểm này giúp cho nguồn thông tin mà độc giả thu được trong tác phẩm phỏng vấn có
độ tin cậy cao hơn, khách quan hơn so với nguồn thông tin ở các tác phẩm báo chí khác.
Tuy nhiên, bản chất của phỏng vấn không chỉ là hỏi – đáp. Hoạt động hỏi –

21


đáp phải được nâng lên thành một cấp độ nhất định mới trở thành phỏng vấn [94].
Như vậy, có thể thấy mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng về cơ bản,
phương pháp phỏng vấn và thể loại phỏng vấn có sự khác nhau, đặc biệt là về hình
thức đăng tải thông tin cũng như giá trị của thông tin.
1.2.2. Một số quan niệm về phỏng vấn
Cho đến nay, trong lịch sử nghiên cứu báo chí trên thế giới cũng như ở Việt
Nam, các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất khi đưa ra định nghĩa về phỏng vấn.
Tác giả A. Hoffmann quan niệm: “Phỏng vấn là hình thức đối thoại trong đó nhà
báo nêu các câu hỏi và người được phỏng vấn trả lời các câu hỏi. Mục đích chính của
bài phỏng vấn trên báo là đem lại cho bạn đọc những thông tin và lí lẽ về một vấn đề
thời sự do một nhân vật am hiểu, nghĩa là có thẩm quyền cung cấp” [50; 57].

Nhà báo Eric Maitrot lại cho rằng: “Phỏng vấn là một thể loại báo viết cơ bản
bởi nó tồn tại như một thực hành chuyên nghiệp (phóng viên gặp một con người cụ
thể để đặt những câu hỏi và sau đó đăng nội dung cuộc gặp gỡ, cô đọng hơn, dưới
dạng câu trả lời” [87; 90].



nước ta, một số nhà nghiên cứu đưa ra khái niệm phỏng vấn khá cụ thể. Tác

giả Phạm Thành Hưng (2007) cho rằng: “Phỏng vấn là phương thức khai thác và
truyền thông tin theo cấu trúc lời hỏi, lời đáp nối tiếp nhau” [51; 145].
Tác giả Đinh Văn Hường (2006) lại định nghĩa: “Phỏng vấn báo chí là một trong
những thể loại thuộc nhóm các thể loại báo chí thông tấn, trong đó trình bày cuộc nói
chuyện giữa nhà báo với một hoặc một nhóm người về vấn đề mà xã hội quan tâm, có

ý nghĩa chính trị - xã hội nhất định, được đăng phát trên các phương tiện thông tin
đại chúng” [61; 7].
Như vậy, có thể thấy mặc dù cách định nghĩa khác nhau nhưng nhìn chung các
tác giả đều thừa nhận phỏng vấn là một cuộc đối thoại (hỏi – trả lời) giữa nhà báo
(người hỏi) và người được phỏng vấn (người trả lời) nhằm mục đích cung cấp
thông tin, ý kiến về những sự kiện, vấn đề thời sự hoặc nhằm khắc họa chân dung
nhân vật mà công chúng quan tâm. Trong luận án, chúng tôi kế thừa những cách
hiểu trên về phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trên thế giới và trong nước, đặc biệt
chúng tôi nhấn mạnh thể loại phỏng vấn trên báo in là “hình thức đăng tải tác phẩm
dưới dạng đối thoại (hỏi – trả lời)” [94; 18].

22


1.2.3. Phân loại phỏng vấn
Hiện nay có nhiều cách phân loại và tên gọi hình thức phỏng vấn dựa trên các
tiêu chí khác nhau.
Căn cứ vào số lượng người trả lời phỏng vấn, một số tác giả chia phỏng vấn
thành hai loại: phỏng vấn một người và phỏng vấn nhiều người.
Căn cứ vào cách thu thập thông tin, tư liệu, một số tác giả chia phỏng vấn thành
phỏng vấn trực tiếp (mặt đối mặt) và phỏng vấn gián tiếp (phỏng vấn qua điện thoại,

fax, email…).
Căn cứ vào mục đích cuộc phỏng vấn, tác giả Maria Lukia [86; 34] đã chia
phỏng vấn thành 4 loại sau:
Phỏng vấn chân dung hay còn gọi là phỏng vấn nhân vật, phỏng vấn cá nhân là loại
phỏng vấn chỉ tập trung vào một nhân vật. Ở dạng phỏng vấn này, nhà báo đưa ra câu hỏi
để ĐTPV tự bộc lộ về mình (quan điểm, tâm tư, thành tích, kế hoạch tương lai…). ĐTPV
thường là những người nổi tiếng, người có thành tích nổi bật ở các lĩnh vực hoạt động như
văn hóa, chính trị, xã hội, kinh tế…, đặc biệt họ phải là người “thu hút được sự quan tâm
của công chúng” [86; 35]. Ở dạng phỏng vấn này, không khí của cuộc thoại thường thoải
mái, thân mật, nhà báo có thể đưa ra những câu hỏi ngẫu hứng, mang tính đưa đẩy, khuyến
khích người được phỏng vấn bộc lộ cá tính, tâm tư của mình.

Phỏng vấn điều tra nhằm phân tích, nghiên cứu sâu về một sự kiện, vấn đề có
tính phức tạp, cấp bách, phát sinh nhiều luồng dư luận mà công chúng đang đòi hỏi
cần làm sáng tỏ [94]. Ở dạng phỏng vấn điều tra, nhà báo thường sử dụng những
câu hỏi mang tính kiểm tra hoặc phản biện. ĐTPV là những nhân chứng liên quan
đến sự việc, sự kiện.
Phỏng vấn thời sự hay còn gọi là phỏng vấn thông tin, phỏng vấn tin tức là
dạng phỏng vấn mà nội dung gắn liền với những tin tức, sự kiện mang tính thời sự
được công chúng quan tâm. ĐTPV khá rộng: từ những người có thẩm quyền đến
người có uy tín, nhân chứng có liên quan (là người bình thường)…
Phỏng vấn linh hoạt là một dạng của phỏng vấn thời sự nhưng cô đọng hơn.
Ngoài phần nội dung của phỏng vấn thời sự còn có thể thêm phát ngôn linh hoạt của
chuyên gia lĩnh vực nào đó liên quan đến nội dung bài phỏng vấn đang đề cập.
Trong luận án, chúng tôi tập trung khảo sát ba loại phỏng vấn là phỏng vấn chân

23



×