Tải bản đầy đủ (.docx) (179 trang)

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở quảng ngãi hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (598.69 KB, 179 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUYẾT

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ QUYẾT

PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
CHẤT LƯỢNG CAO Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: CNDVBC & CNDVLS
Mã số: 62 22 03 02

Người hướng dẫn

Chủ tịch hội đồng

PGS.TS. Đặng Hữu Toàn


PGS.TS. Nguyễn Thúy Vân

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận án là dựa trên
kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu của riêng tôi không sao chép kết
quả nghiên cứu của người khác. Nội dung của luận án có sự tham khảo và sử
dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí, đề án, quyết định đã
được tác giả ghi rõ nguồn gốc và liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo.
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2017
Tác giả luận án

NCS. Nguyễn Thị Quyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................ 6
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực...................................................................... 6
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao....................................................................... 10
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi
hiện nay..............................................................................................................18
1.4. Khái quát những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa
học đã công bố và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu...............24

1.4.1. Giá trị của các công trình luận án cần tham khảo................................24
1.4.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án...........................27
Chương 2. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN.........29
2.1. Khái niệm nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao..................................................... 29
2.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực...................................................................29
2.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực chất lượng cao.......................................... 32
2.1.3. Khái niệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao..........................40
2.2. Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Quảng Ngãi hiện nay..............................................................................50
2.3. Một số yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay...................................................................56
2.3.1. Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cách mạng khoa
học - công nghệ và kinh tế tri thức................................................................ 56
2.3.2. Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế...................................57


2.3.3. Tác động của điều kiện kinh tế - xã hội...............................................59
2.3.4. Tác động của chính sách phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao của Việt Nam và Quảng Ngãi..................................................................65
Chương 3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG
CAO Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ
VẤN ĐỀ ĐẶT RA.............................................................................................68
3.1. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng
Ngãi hiện nay.....................................................................................................68
3.1.1.Thực trạng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu......................68
3.1.2. Thực trạng phát triển giáo dục - đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao........................................................................................................79
3.1.3. Thực trạng thu hút, đãi ngộ và sử dụng nguồn nhân lực chất

lượng cao........................................................................................................89
3.1.4. Đánh giá chung về thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay................................................................. 94
3.2. Một số vấn đề đặt ra trong việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.................................................................101
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN
NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở QUẢNG NGÃI HIỆN NAY..........112
4.1. Một số quan điểm cơ bản về phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.................................................................112
4.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay................................................................. 117
4.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo, của cộng đồng và của người
lao động về vai trò, vị trí của nguồn nhân lực chất lượng cao đối với
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương...............................................117
4.2.2. Đẩy mạnh đổi mới giáo dục - đào tạo, nâng cao chất lượng đào
tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.............................................................. 120


4.2.3. Xây dựng chiến lược quy hoạch phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
đến năm 2030...............................................................................................127
4.2.4. Phân bổ hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực
chất lượng cao theo quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế...........................131
4.2.5. Thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao ngoài tỉnh Quảng Ngãi.......136
4.2.6. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở khu kinh
tế Dung Quất, từ đó tạo đòn bẩy cho sự phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Quảng Ngãi..............................................................................140
KẾT LUẬN..................................................................................................... 148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢĐÃCÔNG BÔ


́

̀

́

LIÊN QUAN ĐÊN ĐÊTÀI LUÂṆ ÁN......................................................... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 152
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử của nhân loại xét cho đến cùng là lịch sử giải quyết vấn đề con
người và từng bước giải phóng con người thoát khỏi thần quyền và bạo quyền
để đi đến mục tiêu cuối cùng là phát triển toàn diện cá nhân con người và xã
hội loài người trong một thế giới văn minh. Trong quá trình tồn tại và phát
triển, không một quốc gia, dân tộc nào lại không chú ý đến vấn đề con người,
phát huy nguồn lực con người, đặc biệt là con người có năng lực, có phẩm
chất đạo đức tốt, chỉ có điều là khác nhau ở mục đích và phương pháp giải
quyết mà thôi. Và, thực tiễn lịch sử cũng đã chứng minh, bất kỳ quốc gia, dân
tộc nào trên thế giới muốn phát triển nhanh và bền vững đều phải dựa vào ba
yếu tố cơ bản là phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại, ứng dụng một cách sáng tạo
những thành tựu mới nhất của khoa học - công nghệ và nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế với
sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và kinh tế tri thức, nguồn
nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao luôn giữ vai trò quyết định
trực tiếp đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tốc độ tăng trưởng
kinh tế của mỗi quốc gia.
Việt Nam đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

hội nhập quốc tế trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang
diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn thế giới. Đây là điều kiện, là cơ hội thuận lợi
cho chúng ta có thể tận dụng những thành tựu của khoa học - công nghệ để đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo con đường rút ngắn, đi tắt,
đón đầu. Để tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức do toàn cầu hóa và hội nhập
quốc tế tạo ra, thì cần có nguồn nội lực mạnh, mà trước hết là nguồn nhân lực
đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao với bản lĩnh chính trị vững vàng,
phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng nắm bắt và vận dụng một cách sáng tạo
những thành tựu của khoa học - công nghệ vào điều kiện cụ thể của nước ta.

Là một tỉnh ven biển nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung với
130 km bờ biển, Quảng Ngãi có nhiều lợi thế và tiềm năng trong phát triển
1


kinh tế biển. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của khu kinh tế Dung Quất và
các cụm công nghiệp của tỉnh đã và đang tạo ra giá trị sản lượng công nghiệp
rất lớn, nhất là công nghiệp nặng - một ngành mũi nhọn quan trọng trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo sức bật thúc đẩy
các ngành công nghiệp - dịch vụ của cả tỉnh cùng phát triển và có vai trò quan
trọng trong việc tạo động lực phát triển cho khu vực duyên hải miền trung. Để
đáp ứng yêu cầu phát triển của các ngành công nghiệp với công nghệ hiện đại,
đòi hỏi Quảng Ngãi cần phải có nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhận thức rõ điều này, thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi rất quan tâm đến
việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và bước đầu đã đạt được những
thành tựu nhất định. Nhận thức của các cấp, các ngành và của toàn xã hội về
vai trò, vị trí của nguồn nhân lực chất lượng cao được nâng lên một bước. Số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao được tăng lên hàng năm.
Việc xây dựng và áp dụng các cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng,
đãi ngộ nhân lực chất lượng cao đã góp phần thu hút được một số cán bộ có

trình độ cao về làm việc tại tỉnh.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng trong bối cảnh
toàn cầu hóa hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và
kinh tế tri thức, nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu
cầu phát triển của tỉnh. Số lượng nhân lực chất lượng cao có tăng lên hàng
năm nhưng tốc độ gia tăng còn chậm; tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp đã
gây nên tình trạng thiếu lao động có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt ở một
số ngành được xem là thế mạnh của tỉnh như các ngành kinh tế biển, lọc hóa
dầu, cơ khí, tự động hóa...Cùng với sự thiếu hụt về số lượng, chất lượng của
nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề đáng lo ngại hơn cả. Sự hạn chế về
chất lượng biểu hiện ở chỗ: Trình độ tay nghề, chuyên môn, ngoại ngữ, tin
học, kỷ luật, tác phong công nghiệp, sự năng động, sáng tạo, trình độ hiểu biết
pháp luật và thể lực kém; khả năng thích nghi , thích ứng với môi trường làm
việc đầy biến động như hiện nay chưa tốt . Bên cạnh đó là sự suy thoái phẩm
chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ của nguồn nhân
2


lực chất lượng cao đó là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Cơ cấu, sắp xếp
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiêṇ nay chưa thâṭh ợp lý, tình
trạng “thừa thầy thiếu thợ” còn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều lĩnh vực. Giáo
dục - đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn nhiều bất cập; các chính
sách về thu hút, đãi ngộ sử dụng đội ngũ nhân lực này chưa đạt được kết quả
như mong muốn; tình trạng "chảy máu chất xám" sang các nước phát triển và
các địa phương khác trong cả nước còn khá phổ biến...
Với nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế biển và sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp nặng, tiềm năng của Quảng
Ngãi còn rất lớn, nơi đây đã và đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu
tư cả trong và ngoài nước. Trong thời gian tới, với sự tác động mạnh mẽ của toàn
cầu hóa, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của tỉnh sẽ diễn ra nhanh hơn, việc

thực hiện các cam kết quốc tế sẽ nghiêm túc hơn, yêu cầu về chất nguồn nhân
lực cũng cao hơn. Vì vậy, hơn lúc nào hết, việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của tỉnh trở nên vô cùng bức thiết trong bối cảnh hiện nay.

Để đáp ứng yêu cầu này, Quảng Ngãi cần có sự đánh giá một cách đúng
đắn, khách quan thực trạng phát triển nguồn nhân lực nhân lực chất lượng cao
của tỉnh thời gian qua, đúc rút được những điểm mạnh và hạn chế, tổng kết
được những bài học về cơ chế, chính sách để từ đó đưa ra những phương
hướng và giải pháp thiết thực nhằm xây dựng và phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao một cách có hiệu quả.
Xuất phát từ yêu cầu bức thiết này, là một công dân đang sinh sống và làm
việc ở Quảng Ngãi, tôi lựa chọn đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao


Quảng Ngãi hiện nay làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của
mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên
cứu Mục đích
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, luận án phân tích thực trạng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.
3


Nhiệm vụ:
Thứ nhất, nghiên cứu tổng quan những vấn đề liên quan đến đề tài luận
án. Trên cơ sở kế thừa một số kết quả của các công trình nghiên cứu trước,
luận án chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án.
Thứ hai, hệ thống hóa những vấn đề lý luận chung về nguồn nhân lực

và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba, phân tích thực trạng và một số vấn đề đặt ra từ thực trạng phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.
Thứ tư, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.
3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Quảng Ngãi hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Quá trình phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở Quảng Ngãi từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO (2006) đến nay trên
một số lĩnh vực: số lượng, chất lượng, cơ cấu ... dưới góc độ triết học.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước về nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân
lực, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngoài ra, tác giả cũng kế thừa
có chọn lọc những thành quả của các công trình khoa học của các nhà khoa
học về một số vấn đề liên quan đến nội dung luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng tổng hợp những nguyên tắc, phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong đó chú trọng sử
dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgic, nguyên tắc thống
nhất lý luận với thực tiễn, đối chiếu và so sánh, xử lý các số liệu thống kê.

4



5. Đóng góp mới của luận án
-

Luận án góp phần làm rõ thêm về nguồn nhân lực, nguồn nhân lực

chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, tầm quan trọng và
những yếu tố tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Quảng Ngãi hiện nay.
-

Luận án làm rõ thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao,

trên cơ sở đó đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luận án góp phần bổ xung, hoàn thiện những nội dung
lý luận về nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao hiện nay ở Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho
những người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập những vấn đề có
liên quan đến nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đồng thời, luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho những nhà quản lý,
những nhà hoạch định chính sách và những người làm công tác quản lý nhân
sự trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao của tỉnh.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương, 11 tiết.


5


Chương 1
TỔNG QUAN MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực
Xuất phát điểm của đổi mới là gì nếu không phải là từ con người, bởi
vì, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc đổi mới. Trong
quá trình đổi mới đất nước, hàng loạt các vấn đề về con người, về nguồn nhân
lực và phát triển nguồn nhân lực cần phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu.
Thời gian qua, có rất công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, trong số
đó, tiêu biểu là môṭsốcông trinh̀ sau đây:
Tài liệu nước ngoài
Năm 1997, Nxb. Manak New Delhi xuất bản cuốn sách Human
resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower
planing của Stivastava. Trong cuốn sách này, tác giả đã xem nguồn nhân lực
là nguồn vốn đặc biệt trong quá trình sản xuất, nó có khả năng sản sinh ra các
nguồn thu nhập trong tương lai, do đó, nếu đầu tư càng nhiều vào nguồn lực
này thì giá trị gia tăng càng lớn. Không giống như các nguồn vốn khác, nguồn
vốn này có trình độ, có kỹ năng, có kinh nghiệm và sự sáng tạo.
Năm 1998, Nxb. Lao động, Hà Nội đã xuất bản cuốn sách: “Tầm quan
trọng của nguồn nhân lực trong sự phát triển Đông Nam Á của các tác giả
Xavier, Oudin, Nguyễn Thị Cành, Bernard Haudville. Trong cuốn sách này,
các tác giả đã chỉ ra tác động to lớn của những biến đổi kinh tế - xã hội đến
nguồn nhân lực; đặc điểm và xu hướng phát triển của nguồn nhân lực; các vấn
đề về quan hệ lao động, về việc làm ở Việt Nam nói riêng và các nước Đông
Nam Á nói chung.
Trong cuốn Lao động, việc làm và nguồn nhân lực ở Việt Nam 15 năm đổi

mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, Năm 2001, các tác giả Nolwen, Henaff,
Jean – Yves Martin, Geoffrey B.Hainworth đã khái quát thực tiễn phát

6


triển nguồn nhân lực Việt Nam những năm đầu của thời kỳ đổi mới, từ đó chỉ ra
những hạn chế trong giáo dục đào tạo làm ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
nguồn nhân lực của Việt Nam đó là mức học phí, sự thiếu hụt kinh niên số giáo
viên mới vào nghề ở mỗi cấp học, tiền lương thấp so với các ngành nghề khác...
Vì vậy, cần phải cải cách chương trình đào tạo và các cải cách giáo dục khác bao
gồm tăng số lượng phòng học, tăng số lượng giáo viên, nâng cấp trang thiết bị
phục vụ giảng dạy, tăng tiền lương... Ngoài ra, cuốn sách còn đề cập đến một số
vấn đề về việc làm, vấn đề tổ chức lại nền kinh tế và cơ cấu lại xã hội, chiến lược
cá nhân và gia đình, chiến lược của doanh nghiệp...

Năm 2010, nhà xuất bản Kinh tế quốc dân đã dịch cuốn sách Chuyển
hóa nguồn nhân lực của các tác gi ả William J .Rothwell, Robert K.Prescott và
Maria W.Taylor. Cuốn sách được kết cấu thành 3 phần: Phần môṭnói về“chuyển
hóa nguồn nhân lực”; phần hai các tác giả khẳng định sư ̣ cần thiết phải “quan
tâm đến các xu hướng tương lai”; phần ba đề cập đến vấn đề “thiết lâp ̣ vai
tròmới của lãnh đạo nguồn nhân lực”.
Các tác giả kh ẳng định rằng: “Đểtối đa hóa thành tốcon người , phải
thiết kếcơ cấu của tổchức , hê ̣ thống kếhoacḥ vàkiểm soát , quản lý nguồn
nhân lưc ̣ vàvăn hóa… hê ̣thống vàcác chinh́ sách đươc ̣ xây dưng ̣ cho viêc ̣
tuyển dung ̣, duy tri,̀ đào taọ vàphát triển nghềnghiêp” ̣ [94, tr.56]. Bên cạnh đó,

các tác giả cũng nh ấn mạnh tầm quan trong ̣ của vốn tri thức đ

ối với nguồn


nhân lực khi cho rằng: “Tăng trưởng kinh tếcóthểchỉđến từ sư ̣gia tăng liên
tục và mạnh mẽ năng suất lao động của nguồn nhân lực trong đó các quốc gia
phát triển vẫn có thể cạnh tranh (và họ sẽ tiếp tục duy trì được vị thế này trong
vài thập kỷ nữa), tri thức vànhân công cótri thức” [94, tr.72]. Quan niêṃ này
có một số điểm tương đồng với chủtrương phát triển nguồn nhân lưc ̣nói chung
và nguồn nhân lực chất lương ̣ cao nói riêng ở Việt Nam hiện nay.
Tài liệu trong nước
Năm 2001, Tạp chí Lao động và Xã hội số 3 có đăng bài "Phát triển
nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa" của các tác giả Đinh
Trọng Thắng và Ngô Văn Giang. Trong bài viết này, các tác giả đã tập trung
7


phân tích vai trò của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
trong bối cảnh toàn cầu hóa, đồng thời chỉ ra những những tác động tích cực và
tiêu cực của quá trình hội nhập đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở nước ta.
Bên cạnh đó, các tác giả cũng đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đề ra
những định hướng và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu
của quá trình hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. Trong các giải pháp, giải
pháp về giáo dục và đào tạo được các tác giả tập trung phân tích.

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước của tiến sĩ Nguyễn Thanh, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2002. Cuốn sách đã đưa ra quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về phát triển con người, phát triển nguồn
nhân lực; mục tiêu tổng quát của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tính tất yếu
của việc phát triển nguồn nhân lực trên cở sở khẳng định phát triển nguồn
nhân lực là yếu tố quyết định cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay. Bên cạnh đó, tác giả còn phân tích thực

trạng nguồn nhân lực; từ đó tìm ra những định hướng trong việc phát triển
nguồn nhân lực có chất lượng cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong đó
nhấn mạnh phải lấy giáo dục và đào tạo làm quốc sách hàng đầu.
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng (2003), Sử dụng hiệu quả nguồn lực con
người ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. Cuốn sách đã trình bày hệ
thống một số vấn đề cơ bản về nguồn lực con người; những yêu cầu cơ bản về
phát triển, phân bổ và sử dụng nguồn lực con người trong quá trình phát triển
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay; giới
thiệu kinh nghiệm của một số nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc về vấn đề này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá thực trạng phát triển, phân bổ và sử dụng
nguồn lực con người ở Việt Nam trong những năm đổi mới; từ đó đề xuất các
giải pháp nhằm phát triển, phân bố hợp lý và sử dụng hiệu quả nguồn lực này
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.
Năm 2003, trong cuốn Những luận cứ khoa học của việc phát triển
nguồn nhân lực công nghiệp cho vùng kinh tế trọng điểm phía nam (NXB
8


Khoa học xã hội), tác giả Trương Thị Minh Sâm đã nêu lên khái niệm, những
đặc trưng cơ bản về nguồn nhân lực, vai trò của nguồn nhân lực và phát triển
nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; nêu lên kinh
nghiệm phát triển nguồn nhân lực của một số nước như Hàn Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Nhật Bản...phân tích thực trạng nguồn nhân lực và sử dụng nguồn
nhân lực công nghiệp của vùng kinh tế trọng điểm phía nam, từ đó đề xuất
một số chính sách và giải pháp quan trọng nhằm thúc đẩy sự phát triển nguồn
nhân lực của vùng kinh tế trọng điểm này.
Trong bài viết: Cơ hội và thách thức về nguồn nhân lực khi gia nhập
WTO, Tạp chí Lao động và xã hội số 324, năm 2007, tác giả Hồng Minh đã chỉ
ra những cơ hội cho lao động Việt Nam khi gia nhập WTO đó là: "Việc làm được
tạo ra nhiều hơn, tham gia phân công lao động quốc tế sâu hơn và tiếp cận nhiều

hơn với trang thiết bị hiện đại, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất tiên tiến" [78;
tr.16]. Bên cạnh những cơ hội, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức
to lớn về nguồn nhân lực trong bối cảnh hội nhập. Đó là, chất lượng nguồn nhân
lực còn nhiều hạn chế cả về trí lực và thể lực, lao động qua đào tạo mới đạt
31,5% và hầu hết còn mang thói quen, tập quán sản xuất nhỏ, ý thức tổ chức kỷ
luật, tác phong công nghiệp kém, kỹ năng làm việc theo nhóm hạn chế chưa đáp
ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp cũng như phát triển kinh tế, xã
hội. Bên cạnh đó, với trên 50% lao động làm nông nghiệp, phần đông chưa qua
đào tạo, hội nhập thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực kéo
theo nguy cơ mất việc làm lớn của lao động nông nghiệp trong khi việc đào tạo
chuyển đổi nghề khó khăn...Trên cơ sở phân tích cơ hội và thách thức, tác giả
nêu lên một số kinh nghiệm và giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực nước ta
đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế.

Năm 2008, với đề tài Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Việt Nam
sau 20 năm đổi mới (1986 - 2006), tác giả Phạm Công Nhất đã phân tích khái
niệm nguồn nhân lực; khẳng định tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong
phát triển kinh tế - xã hội; nêu lên kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực như
9


Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc...Bên cạnh đó, tác giả cũng chỉ ra thực trạng
phát triển nguồn nhân lực Việt Nam sau 20 năm đổi mới; đánh giá chung về
những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và
những vấn đề đặt ra; nêu lên một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển nguồn
nhân lực Việt Nam đến năm 2020.
Năm 2014, Nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Tùng đã bảo vệ thành công
luận án tiến sĩ với đề tài Vấn đề phát triển nguồn lực con người trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay tại Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh. Trong luận án, tác giả đã đi sâu phân tích các khái niệm
nguồn lực con người, phát triển nguồn lực con người, nêu lên các yếu tố cơ bản
tác động đến phát triển nguồn lực con người ở Việt Nam hiện nay. Bên cạnh
đó, tác giả còn tập trung phân tích thực trạng phát triển nguồn lực con người
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An; chỉ ra những
thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế và một số vấn
đề đặt ra đối với việc phát triển nguồn lực con người trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Nghệ An hiện nay. Trên cơ sở phân tích thực
trạng, tác giả đề xuất ba nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn lực
con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Nghệ An hiện
nay đó là các nhóm giải pháp vềlinhh̃ vưc ̣ giáo dục và đào tạo , huy động các
nguồn lực đầu tư đểphát triển sốlương ̣ và chất lương ̣; nhóm giải pháp về công
tác tuyển dụng, sử dụng, quy hoạch, sắp xếp và nhóm giải pháp vềxây dưng ̣
môi trường kinh tế - xã hội để phát triển số lương ̣, chất lương ̣ nguồn lưc ̣ con
người trong quátrinh̀ công nghiêp ̣ ho,́ahiêṇ đaị hóa ở Nghệ An hiện nay.
1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao
Tài liệu nước ngoài
Năm 1996, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội xuất bản cuốn sách
Tôn trongg̣ tríthức, tôn trongg̣ nhân tài kếlớn trăm năm chấn hưng đất nước do
Thẩm Vinh Hoa và Ngô Quốc Diện (đồng chủ biên). Đây là công trình phân
10


tích một cách có hệ thống tư tưởng của Đặng Tiểu Bình về trí thức, nhân tài,
về tôn trọng và phát triển nhân tài, về giáo dục - đào tạo phát triển nhân tài
trong quá trình cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Cuốn sách đã khẳng định
vai trò then chốt của nhân tài đối với sự phát triển đất nước. Khái niệm nhân
tài được đề cập đến trong tác phẩm có n ội hàm rất sâu sắc và ngoại diên cũng
khá rộng lớn. Nhân tài ở đây không chỉ được hiểu là những nhân vật thiên tài,

nhân vật vĩ đại, những nhà khoa học đầu đàn, những chuyên gia mà còn cả
những người lao động tiên tiến, ưu tú trong lực lượng lao động xã hội, trong
nguồn nhân lực như công nhân, nông dân giỏi đều được coi là nhân tài. Như
vậy, khái niệm nhân tài ở đây gần đồng nghĩa với khái niệm nguồn nhân lực
chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Nhận thức được vai trò then chốt của nhân tài đối với sự phát triển đất
nước, các tác giả cho rằng, viêc ̣ bồi dưỡng vàgiáo duc ̣ nhân tài làvấn đềlớn
quyết đinḥ tới lơị ich́ lâu dài vàsư ̣sinh tử , tồn vong của xã h ội Trung Quốc
hiện đại. Cùng với việc khẳng định vi trị,́ vai tròcủa nhân tài, các tác giả còn
chỉ ra con đường vàphương pháp tuyển choṇ nhân tài; sử dung ̣ vàbốtrínhân tài
sao cho cóhiêụ quả, mang laịlơị ich́ cho quốc gia , dân tôc ̣. Trong đó, các tác
giả đặc biệt nh ấn mạnh đến viêc ̣ taọ môi trường thu ận lợi cho nhân tài phát
triển và cải cách chế độ nhân sự.
Năm 2010, nhà xuất bản Nhân dân Trung Quốc xuất bản cuốn sách
Chiến lược quốc gia nhân tài biến đổi thế giới của Vương Huy Diệu. Trong
cuốn sách này, tác giả Vương Huy Diệu đã nêu lên chiến lược phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao (nhân tài) của Trung Quốc, phân tích một số
vấn đề cơ bản về nhân tài, đánh giá thực trạng phát triển nhân tài của Trung
Quốc hiện nay; từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nguồn
nhân lực chất lượng cao cho đất nước Trung Quốc trong thời kỳ phát triển
mới. Trong tất cả các giải pháp, Vương Huy Diệu đặc biệt chú trọng đến giải
pháp về giáo dục đào tạo, coi đây là giải pháp mang tính quyết định đối với sự
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

11


Tài liệu trong nước
Tháng 8 năm 2002, tạp chí Lý luận chính trị số 8 có đăng bài Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa đất nước và hội nhập quốc tế của Nguyễn Hữu Dũng. Trong bài viết của
mình, tác giả đã trình bày quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, đánh
giá sơ lược về thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta hiện nay.
Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy
nguồn lực này ở nước ta trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước và hội nhập quốc tế.
Năm 2005, tạp chí Lao động và xã hội số 264 có đăng bài viết Phát
triển nguồn nhân lực Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa của tác giả Mạc
Văn Tiến. Trong bài viết này, tác giả đã từng bước làm rõ sự cần thiết cũng
như vai trò quan trọng của nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao trong bối cảnh hội nhập, đồng thời chỉ ra những tác động tích cực
và tiêu cực của quá trình hội nhập đến nguồn nhân lực chất lượng cao. Bài
viết cũng tập trung phân tích thực trạng nguồn nhân lực, từ đó đưa ra những
định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập
của Việt Nam hiện nay.
Năm 2005, nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội xuất bản cuốn sách Đào tạo,
bồi dưỡng và sử dụng nguồn nhân lực tài năng của tác giả Trần Văn Tùng.
Trong cuốn sách này, tác giả trình bày những kinh nghiệm trong phát hiện,
đào tạo và sử dụng tài năng khoa học - công nghệ sản xuất kinh doanh, quản
lý của Mỹ và một số quốc gia châu Âu như Đức, Pháp, Anh, và châu Á như
Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc ...So sánh với Việt Nam, tác giả đề xuất
một số chính sách về phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng có
hiệu quả các tài năng khoa học.
Năm 2006, Viện Chiến lược phát triển của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã
chủ trì triển khai nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ Nguồn nhân lực chất
lượng cao: Hiện trạng phát triển, sử dụng và các giải pháp tăng cường.
Trong đề tài nghiên cứu, các tác giả đã nêu ra quan điểm của mình về nguồn
12



nhân lực chất lượng cao; tìm hiểu những yếu tố tác động đến sự hình thành và
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; giới thiệu kinh nghiệm của một số
nước về lĩnh vực này như Hàn Quốc, Trung Quốc... Đề tài cũng bước đầu
đánh giá thực trạng một số nhóm nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta
mà theo các tác giả là có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của đất nước và
toàn bộ nguồn nhân lực đó là nhóm nguồn nhân lực có trình độ đại học, cao
đẳng; nhân lực lãnh đạo quản lý nhà nước và hoạch định chính sách; nhân lực
khoa học - công nghệ; đội ngũ giảng viên đại học, cao đẳng. Trên cơ sở phân
tích thực trạng, các tác giả đề xuất những giải pháp để phát triển nguồn nhân
lực chất lượng cao của Việt Nam trong những năm tiếp theo đó là giải pháp về
tăng cường, nâng cao tầm vóc và thể lực; đổi mới đào tạo để nâng cao chất
lượng và đổi mới chính sách sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Năm 2008, với đề tài: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả Lê Thị Hồng Điệp đã
nêu lên những vấn đề cơ bản về hội nhập kinh tế quốc tế; phân tích khái niệm
nguồn nhân lực chất lượng cao; nêu lên những yêu cầu đặt ra đối với việc phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao của một số quốc gia trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và từ
đó đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam. Ở đây, tác giả tập trung phân
tích hai giải pháp cơ bản đó là: Giải pháp về giáo dục đào tạo và giải pháp về
sử sụng, thu hút nhân lực chất lượng cao.
Năm 2008, trong luận án tiến sỹ triết học Phát triển nguồn nhân lưcg̣
phục vụ công nghiêpg̣ hóa, hiêṇ đaị hóa ở Đà Nẵng, tác giả Dương Anh Hoàng
đa h̃phân tich́ môṭsốkhái niêṃ như nguồn nhân lưc ̣, phát triển nguồn nhân lực,
chỉ ra 3 điểm tương đồng và 3 điểm khác biệt trong phát triển nguồn nhân lưc ̣
giữa Việt Nam và các nước trong khu vực để từ đó rút ra 4 bài học kinh
nghiệm về phát triển nguồn nhân lực cho Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói
riêng. Trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Đà Nẵng

13


thời gian qua, tác giả đưa ra 3 quan điểm cótinh ́ chất định hướng và đề xuất 4
giải pháp để phát triển nguồn nhân lực cho quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa ở Đà Nẵng trong thời gian tới. Các giải phá p đươc ̣ tác giảt ập trung
phân tích trong luận án của mình đó là: Phát triển kinh tế xã hội, nâng cao
chất lượng giáo dục đào tạo, phát triển khoa học công nghệ và xây dựng nếp
sống văn minh đô thị. Trong đó, giải pháp nâng cao ch ất lượng giáo dục đào
tạo được tác giả đặc biệt chú ý nhấn mạnh.
Nghiên cứu phát triển nguồn nhân lưc ̣ ởmôṭđiạ phương thuôc ̣ khu vưc ̣
duyên hải nam trung bộ rất gần với Quảng Ngãi cónhiều điểm tương đồng với
phaṃ vi đềtài nghiên cứu của nghiên c ứu sinh, do đónhững kết quảđaṭ đươc ̣
của luâṇ án làtài liêụ tham khảo hữu ich́ cho tác giả trong quátrinh̀ thưc ̣ hiêṇ
luâṇ án.
Năm 2009, tạp chí Kinh tế đối ngoại số 38 có đăng bài Phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao cho hội nhập kinh tế - vấn đề cấp bách sau
khủng hoảng của tác giả Hoàng Văn Châu. Trong bài viết này, tác giả đã chỉ
rõ tầm quan trọng của nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao trong
quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Với đối tượng là nguồn
nhân lực có trình độ cao - lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên
môn cao được đào tạo chủ yếu ở các trường đại học, tác giả đã đề cập tới thực
trạng thị trường lao động chất lương ̣ cao ở Việt Nam; tác động của khủng
hoảng tài chính tới thị trường nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam.
Từ đó, tác giả đưa ra 10 giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao đến năm 2010. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực bằng cách nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tại
các trường đại học của Việt Nam nói chung và Trường Đại học Ngoại thương
nói riêng. Theo tác giả luận án, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao không đơn thuần chỉ là trách nhiệm của

các cơ sở giáo dục - đào tạo mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả
các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước và của cả bản thân nguồn
nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng.
14


Năm 2009, các tác giả Dương Văn Quảng, Bành Tiến Long, Trịnh Đức
Dụ đã biên soạn cuốn sách Kỷ yếu Hội thảo Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ
hội nhập quốc tế,nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp nhiều bài
viết của các tác giả về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc
tế, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; một số bài đã phân tích, đánh
giá thực trạng nguồn nhân lực nước ta, chỉ ra những hạn chế, bất cập của
nguồn nhân lực trước đòi hỏi của hội nhập quốc tế. Trong cuốn kỷ yếu, các
tác giả cũng chỉ ra nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, bất cập của nguồn
nhân lực nước ta, đặc biệt nguồn nhân lực chất lượng cao là do những hạn chế
của giáo dục đào tạo; từ đó, xác định những vấn đề cơ bản đối với giáo dục
đào tạo nguồn nhân lực phục vụ hội nhập quốc tế.
Nguồn lưcg̣ trit́ uê g̣ViêṭNam - lịch sử, hiêṇ trangg̣ và triển vongg̣ do Nguyên
Văn Khánh Chủbiên (2012), nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trong
cuốn sách này, ngoài việc trình bày những vấn đềlýluâṇ chung vềtrit́ uê,nguồṇ
lưc ̣ trítuê , ̣ xây dưng ̣ vàphát huy ngu ồn lực trí tuệ , tác giả còn nêu lên kinh
nghiêṃ xây dưng ̣ vàphát huy nguồn lưc ̣ trit́ uê ̣của ViêṭNam vàmôṭsốnước trên
thếgiới. Bên cạnh đó, tác giả cũng đánh giá thưc ̣ trang ̣ nguồn lưc ̣ trit́ uê ̣Viêṭ Nam
trong các linhh̃ vưc ̣ của đời sống xa hh̃ ôị; phân tích những yếu tố tác động đến việc
sử dụng nguồn lực trí tuệ, chỉ ra những thuận lợi, khó khăn và triển vọng phát
huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam hiện nay.
Năm 2013, nghiên cứu sinh Nguyên Thi Giạ́ng Hương đa bh̃ ảo vê ̣thành
công luâṇ án tiến si h̃triết hoc ̣ , chuyên ngành chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử với đềtài Vấn đềphát triển nguồn nhân lưcg̣ nữchất
lươngg̣ cao ởViêṭNam hiêṇ nay tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia

Hồ Chí Minh . Trong luâṇ án này , ngoài việc làm rõ một số khái niệm như :
nguồn nhân lưc ̣; nguồn nhân lưc ̣ nữ; nguồn nhân lưc ̣ nữchất lương ̣ cao v.v. tác
giả đi sâu phân tích tầm quan trọng cũng như những đi ều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan tác đông ̣ đến viêc ̣ phát triển nguồn nhân lưc ̣ nữchất lương ̣
cao ởViêṭNam hiêṇ nay. Trên cởsởkhảo sát thưc ̣ trang ̣ phát triển nguồn nhân
lưc ̣ nữchất lương ̣ cao ởViêṭNam , chỉ ra những thành tựu, hạn chế, nguyên
15


nhân của ngững thành tựu, hạn chế và những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển
nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở nước ta hiện nay, tác giả đề xuất m ột số giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng cao ở Việt

Nam. Đólànhóm giải pháp về đẩy mạnh phát triển kinh tế bền vững nhằm tạo
điều kiện khách quan thuận lợi để phát triển nguồn nhân lực nữ chất lượng
cao; giải pháp nhằm nâng cao nhận thưc cua chu thểva toan xa hôịtrong viêc ̣
́́

phát triển nguồn nhân lựcnữchất lương ̣ cao; giải pháp về tăng cường vai trò
lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các ban ngành, địa phương về đổi mới công tác
đào tạo, đổi mới chính sách tuyển dụng, chính sách sử dụng và đãi ngộ đối
với nguồn nhân lực nữ chất lượng cao...
Trong bài viết: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong chiến
lươcg̣ phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 (tạp chí Phát triển nhân lực, số
3(34) năm 2013), tác giả Đặng Hữu Toàn đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của
giáo dục đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi phát
triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cũng theo tác giả, nền giáo dục Việt
Nam muốn phát triển cần phải đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng chuẩn
hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa vàhôịnhâp ̣ quốc tế.Nền giáo dục nước ta cần phải
coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lưc ̣ sáng taọ, kỹ năng thực hành,

khả năng lâp ̣ nghiêp ̣ cho nguồn nhân lưc ̣ trong tương lai.
Năm 2013, tác giả Đoàn Xuân Thủy với bài viết Những vấn đề đặt ra
đối với việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay trên
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5 (147). Trong bài viết của mình, tác giả
nêu lên cơ sở hình thành, phát triển và đặc điểm của nguồn nhân lực chất
lượng cao; đặc điểm con người Việt Nam theo phương diện nguồn nhân lực.
Từ đó, tác giả tập trung phân tích những vấn đề đặt ra đối với việc đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta. Những vấn đề được đề cập đến ở
đây là sự mất cân đối rất lớn giữa cung và cầu lao động chất lượng cao, chất
lượng lao động thực tế của nhân lực chất lượng cao còn ở mức thấp. Bên cạnh
đó, sự phân bổ nguồn nhân lực chất lượng cao còn mất cân đối và tập trung
trong khu vực quản lý nhà nước cũng là một trong những vấn đề đặt ra đối với
việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
16


Năm 2013, tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á số 5(147), cũng đăng bài
viết Vài kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan và
Trung Quốc của các tác giả Vũ Thùy Dương, Nguyễn Thị Thu Phương, Trần
Lê Minh Trang. Bài viết nêu lên những kinh nghiệm trong việc phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan đó là: Phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao phải bám sát nhu cầu của quá trình phát triển kinh tế - xã hội;
chính quyền cần phát huy vai trò tích cực của mình trong việc tăng cường và
điều phối kinh phí ngân sách đào tạo nguồn nhân lực; kiện toàn đội ngũ giáo
viên nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phối hợp chặt chẽ giữa vấn đề xây
dựng và nâng cao tính hiệu quả trong việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao. Đối với Trung Quốc, kinh nghiệm trong việc đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao được tập trung vào vấn đề trẻ hóa và đào tạo bài bản nguồn
nhân lực chất lượng cao ở 3 lĩnh vực then chốt là lãnh đạo Đảng, chính quyền;
quản lý kinh doanh và kỹ thuật chuyên ngành. Với cách làm này, trải qua ba

thập kỷ phát triển, Đài Loan đã nhanh chóng trở thành một trong bốn con rồng
Châu Á, còn Trung Quốc trở thành một cường quốc kinh tế mới có tầm ảnh
hưởng ngày càng sâu rộng trên quy mô toàn cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Đài Loan và Trung Quốc
sẽ là những gợi mở hữu ích cho bài toán phát triển và sử dụng hiệu quả nguồn
nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam nói chung và ở Quảng Ngãi nói riêng.
Năm 2014, nghiên cứu sinh Lương Công Lý đã bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ với đề tài Giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh. Trong luâṇ án này, ngoài việc làm rõ một số khái niêṃ như: Khái niệm
nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao... tác giả đi sâu phân tích những nhân tố tác động và yêu cầu
của giáo dục - đào tạo đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở
Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực trạng thực hiện vai trò của giáo
dục - đào tạo, chỉ ra một số mâu thuẫn cần giải quyết trong việc phát huy vai
trò của giáo dục - đào tạo, tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm
17


phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao ở Việt Nam hiện nay.
Năm 2014, Báo Nhân dân có đăng bài viết Một số vấn đề về phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay của tác giả Tô Huy Rứa.
Trong bài viết này, tác giả đã nêu lên quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng
cao, đó là những người lao động có kỹ năng, các nhà khoa học và công nghệ xuất
sắc, các nhà quản lý giỏi, các nhà lãnh đạo có tầm nhìn chiến lược và tư duy đổi
mới vượt trội. Trên cơ sở quan niệm về nguồn nhân lực chất lượng cao, tác giả
nêu lên vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc
tế và đề xuất một số định hướng nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
ở Việt Nam hiện nay. Một số định hướng lớn được tác giả tập trung phân tích đó

là: Phải phát huy vai trò của cả hệ thống chính trị trong việc xây dựng và phát
triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
phải gắn với việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ; đối với mỗi ngành, mỗi địa
phương, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phải phù hợp với từng điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi ngành, mỗi địa phương.

Năm 2015, nghiên cứu sinh Phạm Thị Vân Anh bảo vệ thành công luận
án tiến sĩ với đề tài Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu
công nghiệp ở Bắc Ninh tại Học viện Khoa học xã hội. Trong luận án của
mình, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước và quốc tế; phân tích thực trạng
phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong các khu công nghiệp ở Bắc
Ninh; từ đó nêu lên một số định hướng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực
chất lượng cao trong các khu công nghiệp ở Bắc Ninh đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030.
1.3. Những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề phát triển
nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ở Quảng Ngãi hiện nay
Măc ̣ dùchưa nhiều , nhưng trong những năm gần đây đa h̃xuất hiêṇ môṭ
sốcông tr ình nghiên cứu liên quan đến th ực trạng và giải pháp phát triển
18


nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao ởQu ảng Ngãi từ các góc
độ khác nhau. Trong đó, tiêu biểu là những công trình sau:
Năm 2004, tạp chí Khoa học xã hội số 12 có đăng bài viết Vấn đề đào
tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế của các tỉnh miền trung của tác
giả Dương Hoàng Anh. Trong bài viết của mình, tác giả Dương Hoàng Anh đã
đề cập đến một số bất cập trong việc sử dụng nguồn nhân lực ở miền trung.
Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực

trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ở miền trung.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng kinh tế trọng điểm
miền trung của Hồ Tấn Sáng (Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực cho
vùng kinh tế trọng điểm miền trung, 2011). Trong bài viết này, tác giả tập trung
phân tích những yêu cầu bức thiết của việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao ở các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền trung, từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm góp phần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở các tỉnh này
trong giai đoạn 2011 - 2020. Các giải pháp được tác giả đề cập đến là: Tiến hành
dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển của
các ngành kinh tế và tạo dựng cơ cấu lao động phù hợp; xây dựng chiến lược
phát triển khoa học - công nghệ đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa kết hợp với đào tạo và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất
lượng cao; xây dựng hệ thống chính sách nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân
tài và rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho nguồn nhân lực; tập trung cải cách nội
dung chương trình và đổi mới phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp học,
ngành học trong hệ thống giáo dục quốc dân phục vụ yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Cũng trong Kỷ yếu Hội thảo Phát triển nguồn nhân lực cho vùng kinh
tế trọng điểm miền trung năm 2011, tác giả Bùi Quang Bình có bài viết: Đào
tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế vùng kinh tế trọng điểm miền trung
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bài viết của mình, tác giả nêu
lên yêu cầu bức thiết phải đào tạo nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân
lực chất lượng cao nói riêng cho khu vực kinh tế trọng điểm miền trung trong
19


×