Báo cáo thực tập nghiệp vụ Viện ĐH Mở Hà Nội
GỢI Ý MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM SỐ SẢN PHẨM KHUYẾT
TẬT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY 10
3.1 Xây dụng lực lượng triển khai hòan thiện hệ thống quản trị chất
lượng sản phảm theo ISO 9001-2000
Trên cơ sở ban chuyên trách về chất lượng, doanh nghiệp cần tiến tới
thành lập một phòng quản lý để tập trung nỗ lực phân tích các khác biệt, điều
chỉnh hoặc khắc phục các khoảng cách bên trong hệ thống chất lượng, biên
soạn sổ tay chất lượng, thúc đẩy và phục vụ giúp các cá nhân, biên soạn các
thủ tục quy trình một cách bài bản, triệt để hơn.
“Con người là yếu tố quyết định” điều này lại càng đúng với lực lượng
nhân lực quản lý chất lượng. Đặc biệt, nó càng có ý nghĩa quyết định cho việc
duy trì và cải tiến hệ thống quản trị chất lượng, Doanh nghiệp nên thành lập
một ban chỉ đạo với sự tham gia của: Giám đốc, trưởng phó phòng ban,
trưởng các dự án, cố vấn trưởng, giám sát viên. Ban này có các nhiệm vụ sau:
+ Thúc đẩy việc triển khai áp dụng trong từng đơn vị
+ Cung cấp đầu vào của từng hoạt động trong doanh nghiệp
+ Xem xét tình trạng triển khai khi áp dụng tại đơn vị của mình
+ Giải quyết các khác biệt, tranh cãi
+cung ứng nguồn lực cần thiết của đơn vị mình
3.2 Phát triển tài liệu chất lượng
Hệ thống tài liệu chất lượng hiện nay đã được biên soạn tương đối đầy
đủ nhưng vẫn còn một số thiếu sót trong khâu biên soạn chưa làm đúng với
bộ ISO 9001:2000 và đồng thời cũng luôn phải đổi mới phát triển căn cứ vào
chiến lược phát triển kinh doanh trong từng thời kỳ.
Một số chú ý khi biên soạn, phát triển hệ thống tài liệu chất lượng trong
doanh nghiệp:
1
Sinh viên :Lưu Thị Lan Phương 1 Lớp K15QT1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ Viện ĐH Mở Hà Nội
- Dựa trên yêu cầu của bộ ISO 9001:2000 và yêu cầu cụ thể của công
việc, cán bộ quản trị chất lượng phối hợp với các phòng ban để nhận diện nhu
cầu thiết lập và chỉnh sửa tài liệu. Các cán bộ quản lý nên là người góp ý, thúc
đẩy, giúp đỡ người phát triển tài liệu theo khung dạng tài liệu thống nhất
trong doanh nghiệp.
Khi biên soạn và phát triển tài liệu cần xem xét:
+ Ai là người đọc và thực hiện tài liệu?
+ Mục đích của tài liệu là làm gì?
+ Nguồn lực nào đã sẵn sàng( dữ liệu, chuyên viên am hiểu nội dung,
người biên soạn, tài liệu tham khảo)?
+ Nội dung cần biên soạn có sẵn ?
Người biên soạn và phát triển tài liệu trong doanh nghiệp có thể vận
dụng nguyên tắc 5 WH sau :
+ What? (cái gì)
Nhằm để hỏi hoạt động nào, sản phẩm gì đang được thực hiện và từ đó
đặt ra cần những tài liệu vào chứng cứ chất lượng áp dụng nào.
Áp dụng trong doanh nghiệp thì cần đặt câu hỏi đây là hoạt động giám
sát thi công, hoạt động đánh giá chất lượng nội bộ hay hoạt động cải tiến chất
lượng… sản phẩm được đề cập trong tài liệu đang triển khai là một báo cáo
kinh tế-kỹ thuật, dịch vụ tư vấn chủ đầu tư.. từ đó tài liệu cần thiết và chứng
cứ chất liệu ở đây là Luật xây dựng, các quy phạm, tiêu chuẩn xây dựng hay
các Nghị định,Nghị quyết..
+ Why? ( tại sao)
Khi đã có tài liệu và chứng cứ chất lượng áp dụng thì lý do tại sao là để
xác định mục đích tiến hành của một hoạt động.
2
Sinh viên :Lưu Thị Lan Phương 2 Lớp K15QT1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ Viện ĐH Mở Hà Nội
Áp dụng trong Doanh nghiệp thì mục cần xác định mục đích của hoạt
động là nângcao một số chỉ tiêu chất lượng, kiểm tra sự phù hợp của hoạt
động…
+When (khi nào? )
Để xác định thời điểm, cơ hội, nghĩa là khi nào thì hoạt động được tiến
hành như đã đề ra.
Áp dụng trong doanh nghiệp thì thời điểm phù hợp là khi nào là năm,
giữa năm, bắt đầu tiến hành hoạt động hay khi hoạt động kết thúc..
+ Where (ở đâu?)
Để định vị hoạt động tiến hành ở đâu, nơi nào, điều này đặc biệt quan
trọng khi đánh giá các hoạt động kiểm kê, kho vật liệu nhạy cảm với môi
trường, sản xuất trong các điều kiện nhà xưởng…
Áp dụng trong doanh nghiệp thì cần xác định hoạt động này tiến hành ở
một phòng ban, một côngđoạn trong một quá trình hay ở toàn bộ doanh
nghiệp…
+ Who(Ai?Người nào?)
Ai là người chịu trách nhiệm tiến hành một dự án và Ai, người nào
được uỷ quyền ra quyết định. Từ đó chuyển việc đánh giá có thể thiết lập
được trách nhiệm và quyền hạn của một cán bộ nhân viên.
Áp dụng trong doanh nghiệp thì ở đây người chịu trách nhiệm là Giám
đốc, chủ trì dự án hay cán bộ quản trị…
+ How(Thế nào? Ra sao)
Yêu cầu của phaòng ban được đánh giá phải giải thích, hoặc chứng
minh hoạt động được tiến hành hoặc thực hiện bằng cách thức nào, ra sao và
liệu nó có phù hợp với các thủ tục hoặc hướng dẫn đã đề ra hay không.
3
Sinh viên :Lưu Thị Lan Phương 3 Lớp K15QT1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ Viện ĐH Mở Hà Nội
Tài liệu hệ thống chất lượng được triển khai theo 4 mức do đó trách
nhiệm của các cá nhân sau:
Mức A: Sổ tay chất lượng do phòng quản lý chất lượng thực hiện
Mức B: Nhũng thủ tục chất lượng,do các phòng ban thực hiện.
Mức C: Hướng dẫn công việc, do nhân viên thực hiện.
Mức D:Những biểu mẫu và hồ sơ chất lượng do các phòng ban thực
hiện và tập hợp.
3.3 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản phẩm
trong doanh nghiệp
Khi thực hiện quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 thì
chất lượng sản phẩm được nâng cao nhờ quản trị tốt hơn tuy vậy vẫn chưa
đáp ứng được hoàn toàn quá trình kiểm soát sản phẩm trong các bộ phận. Các
chỉ tiêu, tiêu chuẩn về sản phẩm nhiều khi không được áp dụng thống nhất
trong các đơn vị, bộ phận gây ra sự sai sót, sai lệch.Các quy định biểu thị chất
lượng dịch vụ tư vấn đó cũng chưa hoàn toàn có khoa học và hệ thống.Bởi
vậy cán bộ quản trị chất lượng cần phân tích định tính và định lượng sản
phẩm, cần rút ra được nhận xét, kết luận đúng đắn và càng hoàn thiện thêm hệ
thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000
Sự đánh giá chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp nếu chỉ thông qua
hệ thống quẩn trị chất lượng toàn công ty một cách tổng quát thì hiệu quả
không cao sẽ dẫn đến hiện tượng không hiểu biết được mình cần nâng cao
chất lượng ở chỗ nào và ở đâu là hiệu quả nhất. Điều này khiến doanh nghiệp
cần bổ sung thêm các chỉ tiêu đánh giá chất lượng sản phẩm trong mỗi bộ đơn
vị thì sẽ hoàn chỉnh hơn.
Doanh nghiệp có thể tiến hành theo các phương thức sau:
4
Sinh viên :Lưu Thị Lan Phương 4 Lớp K15QT1
Báo cáo thực tập nghiệp vụ Viện ĐH Mở Hà Nội
- Đưa thêm chỉ tiêu vào đánh giá việc thực hiện chất lượng sản phẩm
càng quan tâm rằng ở những ngựời ở công đoạn sau của quá trình sản xuất
chính là khách hàng của người ở công đoạn trước vì vậy cần đảm bảo chất
lượng ngay trong quá trình thực hiện công việc trong đơn vị mình.
- Thống kê số lỗi ký thuật xảy ra khi khảo sát thiết kế, thẩm định, kiểm
định của dự án từ đó tính ra các chỉ tiêu phần trăm rồi so sánh chi phí cho việc
sửa lỗi này, chi phí cơ hội khi không sửa chữa lỗi kỹ thuật này …
- Thống kê số hợp đồng vi phạm tiêu chuẩn chất lượng ISO từ đó tính
các chỉ tiêu phần trăm số hợp đồng vi phạm để có chính sách khắc phục kịp
thời.
3.4 Các giải pháp hỗ trợ
3.4.1.Đổi mới nhận thức, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nhân viên
trong doanh nghiệp
3.4.1.1.Nội dung, phương thức thực hiện giải pháp đổi mới nhận thức
Đổi mới nhận thức dù dưới hình thức hay cách thực hiện như thế nào
đều có mục đích là trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết giúp cho người
lao động thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ một cách tự giác đem hết sức
mình để làm việc và thông hiểu hơn công việc của chính họ.Qua đó người lao
động sẽ đóng góp thiết thực cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm do chính
họ tạo ra, góp phần ngày càng hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng trong
doanh nghiệp.
Ngoài những nhận thức chung trang bị cho tất cả các cán bộ, công nhân
viên thì tuỳ vào vị trí chuyên môn, chức năng nhiệm vụ thì mỗi cá nhân, bộ
phận cần trang bị các kiến thức, kỹ năng riêng cho phù hợp.
5
Sinh viên :Lưu Thị Lan Phương 5 Lớp K15QT1