Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ (nghiên cứu can thiệp trường hợp tại huyện cô tô, tỉnh quảng ninh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 87 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----*----

VŨ THỊ QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN ĐỐI VỚI
PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP MỘT TRƢỜNG HỢP, HUYỆN CÔ TÔ,
TỈNH QUẢNG NINH)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội, năm 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----*----

VŨ THỊ QUYÊN

CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN
ĐỐI VỚI PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON NHỎ NHỎ
(NGHIÊN CỨU CAN THIỆP TRƢỜNG HỢP TẠI HUYỆN CÔ TÔ,
TỈNH QUẢNG NINH)

Chuyên ngành Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.0
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS. TS. Trịnh Văn Tùng


Hà Nội, năm 2019
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý
Thầy giáo, Cô giáo khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân,
Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp em mở rộng hiểu biết và tăng cường kỹ năng can
thiệp công tác xã hội.
Đặc biệt, em xin cảm ơn sâu sắc PGS.TS Trịnh Văn Tùng, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và đồng hành với em trong quá trình thực hiện luận văn này.
Nếu không có sự động viên, hướng dẫn tận tình và cụ thể của Thầy, em khó có thể
vượt qua những khó khăn để hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể
tại huyện Cô Tô, Quảng Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực
tiễn trong suốt quá trình thu thập dữ liệu phục vụ cho luận văn.
Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, kính mong nhận được những ý kiến đóng
góp từ quý Thầy, quý Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2019
Ngƣời thực hiện

Vũ Thị Quyên


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CTXH


: Công tác xã hội

NVCTXH

: Nhân viên Công tác xã hội

CTXHCN

: Công tác xã hội cá nhân

TC

: Thân chủ

LHPN

: Liệp hiệp Phụ nữ

TNNT

: Thanh niên nông trường

CTĐ

: Chữ thập đỏ

LĐ&TBXH

: Lao động và thương binh xã hội



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp ......................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài....................................................... 14
3.1. Ý nghĩa khoa học ................................................................................................ 14
3.2. Ý nghĩa thực tiễn ................................................................................................. 14
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp ............................................... 15
4.1. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 15
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu........................................................................................... 15
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp ........................... 166
5.1. Đối tượng nghiên cứu can thiệp ......................................................................... 166
5.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp .......................................................................... 166
5.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 177
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ............................................ 177
6.1. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 177
6.2. Giả thuyết nghiên cứu .................................................................................. 17
7. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................. 188
7.1. Các phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp thực hành ............ 188
7.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu ................................................................. 188
7.1.2. Phương pháp quan sát .............................................................................. 199
7.1.3. Phương pháp phỏng vấn sâu .................................................................... 199
7.1.4. Phương pháp vãng gia .............................................................................. 20
7.1.5. Phương pháp CTXH cá nhân ................................................................... 20
7.2. Một số kỹ năng trong CTXH .......................................................................... 23
7.2.1. Kỹ năng lắng nghe..................................................................................... 23
7.2.2. Kỹ năng quan sát ....................................................................................... 24

7.2.3. Các kỹ năng tham vấn .............................................................................. 24


7.2.4. Kỹ năng đánh giá và nhận diện vấn đề .................................................... 25
8. Bố cục luận văn ............................................................................................. 25
NỘI DUNG CHÍNH ......................................................................................... 26
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 266
1.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................. 266
1.1.1. Phụ nữ ............................................................................................................... 266
1.1.2. Phụ nữ đơn thân và phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ....................................... 306
1.1.3. Công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ....................................... 30
1.1.4. Hộ nghèo và chính sách xã hội ........................................................................ 33
1.2. Lý thuyết và mô hình đƣợc vận dụng ...................................................... 34
1.2.1. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow ................................................................... 34
1.2.2. Lý thuyết hệ thống - sinh thái........................................................................... 35
1.2.3. Mô hình công tác xã hội lấy thân chủ làm trọng tâm ..................................... 35
1.3. Đặc điểm chung về địa bàn nghiên cứu.................................................... 38
CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHỤ NỮ ĐƠN THÂN NUÔI CON
NHỎ, CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG MÔ
HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ PHỤ NỮ ĐƠN
THÂN NUÔI CON NHỎ ................................................................................ 40
2.1. Đặc điểm của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ......................................... 40
2.1.1. Đặc điểm chung của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ ......................... 40
2.1.2. Đặc điểm của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ tại Cô Tô .................... 40
2.2. Chính sách và thực hiện chính sách đối với nhóm phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ nhỏ ....................................................................................................... 44
2.2.1. Chính sách chung của Nhà nước đối với nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ nhỏ......................................................................................................................... 44
2.2.2. Chính sách địa phương và hoạt động thực hiện chính sách hỗ trợ nhóm

phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ tại Cô Tô ..................................................... 45
2.3. Mô tả trƣờng hợp và các hoạt động hỗ trợ hiện nay cho thân chủ ....... 46
2.3.1. Mô tả trường hợp....................................................................................... 46


2.3.2. Các hoạt động hỗ trợ hiện nay cho thân chủ ............................................. 48
2.4. Mô hình công tác xã hội lấy thân chủ làm trọng tâm và tiến trình
CTXH cá nhân .................................................................................................. 48
2.4.1. Mô hình công tác xã hội lấy thân chủ làm trọng tâm ............................... 48
2.4.2.Tiến trình công tác xã hội cá nhân ............................................................. 49
2.4.2.1. Bước một: Tiếp cận thân chủ ................................................................. 49
2.4.2.2. Bước hai: Xác định nan đề ..................................................................... 49
2.4.2.3. Bước ba: Thu thập dữ liệu về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách
thức khi can thiệp ................................................................................................ 50
2.4.2.4. Bước bốn: Chẩn đoán, xác định nhu cầu và nguồn lực ........................ 51
2.4.2.5. Bước năm: Lập kế hoạch trị liệu ............................................................ 52
2.4.2.6. Bước sáu: Can thiệp, trị liệu................................................................... 57
2.4.2.7. Lượng giá, kết thúc và chuyển giao ....................................................... 57
2.5. Bài học kinh nghiệm rút ra từ đợt nghiên cứu. ....................................... 57
6. Đánh giá kết quả ứng dụng mô hình ........................................................... 599
6.1. Những điểm mạnh của mô hình ...................................................................... 59
6.2. Những điểm hạn chế của mô hình ................................................................... 60
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 62
1. Kết luận .......................................................................................................... 62
2. Khuyến nghị ................................................................................................... 62
2.1. Đối với Đảng, nhà nƣớc..................................................................................... 66
2.2. Đối với chính quyền địa phƣơng ..................................................................... 67
2.3. Đối với nhóm phụ nữ làm mẹ đơn thân ......................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 69
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 71

Phụ lục 1:............................................................................................................ 71
Phụ lục 2:............................................................................................................ 75
Phụ lục 3:............................................................................................................ 78


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện nghiên cứu can thiệp
Ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, xu hướng kết hôn muộn, ly hôn,
ly thân, sống độc thân, làm mẹ đơn thân đã và đang đi liền quá trình tăng
trưởng kinh tế và hiện đại hóa xã hội. Xu hướng này cũng là một thực tế ở
Việt Nam và đã được nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực khoa học xã hội và
nhân văn như xã hội học, tâm lý học… Khác với các nghiên cứu cơ bản và
ứng dụng trước đây, trong nghiên cứu này, phụ nữ làm mẹ đơn thân nuôi con
nhỏ được nghiên cứu can thiệp.
Hiện tượng những người phụ nữ đơn thân đã có từ ngàn xưa. Họ đơn độc,
không có người đàn ông bên cạnh và đối diện với rất nhiều khó khăn trong cuộc
sống. Mỗi mảnh đời phụ nữ đơn thân có những hoàn cảnh và số phận khác nhau.
Có những ngời phụ nữ đơn thân do chồng mất sớm hoặc vợ chồng ly hôn, cũng
có những người lựa chọn cuộc sống độc thân vì nhiều lý do, trong đó có lý do là
họ lo sợ những đổ vỡ của cuộc sống sau hôn nhân, lại có những phụ nữ do thiếu
hiểu biết, thiếu chín chắn trong tình yêu mà phải chấp nhận nuôi con một mình
và trở thành những bà mẹ đơn thân. Dù trở thành một người phụ nữ đơn thân
một cách chủ động hay bị động thì họ cũng đều phải đối mặt với những khó
khăn của cuộc sống. Trong hoàn cảnh “một vai hai gánh”, người phụ nữ đơn
thân phải gồng mình lên để bươn chải kiếm sống không chỉ để nuôi bản thân
mình mà còn nuôi con. Không chỉ là một mẹ đơn thuần mà họ còn phải gánh vác
cả trách nhiệm của người chồng, người cha trong gia đình.
Là phụ nữ, ai cũng mong ước có một mái ấm gia đình hạnh phúc, một nơi

để nương tựa, để chia sẻ những khó khăn, muộn phiền mà họ gặp phải trong
cuộc sống. Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng may mắn có được tất cả
những điều ấy. Một số phụ nữ, do mang trên mình một khiếm khuyết nào đó,


2

hoặc do “duyên phận lỡ làng”, “quá lứa lỡ thì”, đã chấp nhận không xây dựng
gia đình nhưng lại khao khát được thực hiện thiên chức của một người mẹ, vì
vậy, họ quyết định có con với một người đàn ông “giấu mặt”. Những người phụ
này thường phải chịu những định kiến xã hội, bị coi là “hư hỏng”, “không chồng
mà chửa”, phải chịu sự soi mói, khinh thường và dị nghị của những người xung
quanh… Vì vậy, họ rất cần nhận được sự hỗ trợ, sự cảm thông, chia sẻ từ phía
gia đình, cộng đồng và xã hội.
Tuy nhiên, ngày nay và nhất là ở đô thị, quan niệm về người phụ nữ đơn
thân nuôi con nhỏ nhỏ không còn quá khắt khe như trước, song vẫn còn đó vô
vàn những khó khăn mà họ phải đối mặt. Đây là đối tượng rất cần sự quan tâm
trợ giúp của cộng đồng, xã hội để họ có thể vượt lên khó khăn và vượt lên chính
họ để hòa nhập cộng đồng. Trách nhiệm ấy không chỉ thuộc về xã hội hay một tổ
chức nào đó mà nó đã trở thành một lĩnh vực mà ngành công tác xã hội cần quan
tâm để có những giải pháp can thiệp, hỗ trợ hiệu quả nhất.
Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh là vùng đất trọng nông, sản xuất nông
nghiệp vốn là nghề nghiệp chính của đại bộ phận người dân. Huyện cũng là
vùng đất sản xuất ngư nghiệp đặc thù của Quảng Ninh nói riêng và khu vực
nông thôn Đông Bắc Bộ nói chung. Quan điểm của nhân dân về phụ nữ đơn thân
còn nhiều định kiến, bởi vậy, người phụ nữ đơn thân gặp nhiều khó khăn, trở
ngại. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu can thiệp:
“Công tác xã hội cá nhân đối với phụ nữ đơn thân nuôi nhỏ (Nghiên cứu can
thiệp trường hợp ở huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh)” làm đề tài của luận văn
thạc sĩ.

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chủ đề phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ được phân tích khá nhiều ở trên thế
giới và ở Việt Nam bởi vì cùng một lúc có hai đối tượng xã hội đang gặp khó


3

khăn: con nhỏ và phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Đây là một chủ đề khó nhưng
lại ít được các phương tiện truyền thông đại chúng đề cập tới bởi tính chất vô
hình của nhiều vấn đề họ gặp phải (sự cô đơn, sự kỳ thị, sự thiếu thốn tình cảm
của một người đàn ông…). Khi xã hội quan tâm thì chỉ những vấn đề hữu hình
được giải quyết (hỗ trợ việc làm mang lại thu nhập; hỗ trợ nhà ở…)(CERC,
2004). Ở Việt Nam, nhiều lý do đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu quan tâm đến
chủ đề này: đất nước trải qua ba cuộc chiến tranh và đàn ông đã hy sinh nhiều
nên để lại một sự bất cân bằng dân số giữa nam và nữ (tỉ lệ nữ giới cao hơn hẳn
nam giới sau chiến tranh; nhiều người phụ nữ khó có cơ hội lấy chồng; sự hình
thành các nông trường tập thể ở đó chủ yếu chỉ có lao động nữ); tuy là một nước
đang phát triển nhưng Nhà nước dành nhiều nguồn lực quan trọng cho chính
sách gia đình, điều mà thể hiện qua nhiều sự thay đổi trong luật hôn nhân và gia
đình để duy trì, bảo vệ và phát huy hệ giá trị gia đình Việt Nam). Nếu như ở các
nước phát triển, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ thường chỉ gặp các khó khăn hữu
hình thì phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ở Việt Nam gặp cả những khó khăn hữu
hình và vô hình. Nói cách khác, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ ở các nước phát
triển thường không bị kỳ thị mạnh mẽ như ở Việt Nam. Do vậy, nhiều nghiên
cứu đánh giá các loại hình khó khăn và mức độ khó khăn của phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ đã được thực hiện (Võ Cẩm Ly, 2016; INSEE, 2013). Việc một
người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ đồng nghĩa với một hộ gia đình thiếu hụt
bóng đàn ông, thường gặp nhiều khó khăn như việc làm bất ổn, thu nhập thấp,
khó khăn trong việc vay vốn làm ăn, xã hội ít tin tưởng… Hội đồng châu Âu chỉ
ra rằng, những người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ thường sống trong các điều

kiện nghèo khi thu nhập và các điều kiện khác (vật chất, xã hội và văn hóa) của
họ không được đầy đủ. Họ cần được hỗ trợ về vật chất, về xã hội và về con
người để có thể sống được trong các điều kiện chấp nhận được. Như vậy, nhận
định về cái nghèo của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ chỉ mang tính tương đối
trong từng trường hợp cụ thể: có những phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ bị nghèo


4

do hay ốm đau; có những phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ bị nghèo do không được
đào tạo kiến thức, kỹ năng và thái độ để vươn lên thoát nghèo; có những người
phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ bị nghèo do không tiếp cận được các nguồn lực hỗ
trợ từ xã hội (như chính sách xã hội; những hỗ trợ xã hội tại địa phương…).
Một số nghiên cứu cho rằng, cái nghèo của người phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ cùng lúc tác động lên thực trạng của chính người phụ nữ đó và tác động đến
tương lai của đứa trẻ (CAF, 2014). Trong trường hợp này, cái nghèo không chỉ
có những tác động tức thì mà nó có những tác động dai dẳng đến thế hệ tiếp
theo. Nói cách khác, cái nghèo của người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ trong
hiện tại làm cho sự tiến triển của con nhỏ trong tương lai trở nên bị méo mó, xô
lệch. Cái nghèo đặc trưng vô hình như nghèo vốn con người, vốn xã hội và vốn
thông tin của người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ làm cho đứa bé trong tương
lai cũng rất khó gây dựng và phát triển chính các loại vốn đó. Hệ quả của những
sự xô lệch, méo mó và thiếu thốn các loại vốn từ vô hình đến hữu hình của người
mẹ thường có tính chất lâu dài và dai dẳng, đè nặng lên suốt cuộc đời đứa bé,
nhất là khi đứa bé ở giai đoạn vị thành niên, giai đoạn quá độ bước sang tuổi
người lớn, tuổi hội nhập nghề nghiệp, tuổi kết hôn và là lứa tuổi phát triển tính tự
lập mạnh mẽ. Có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng cái nghèo của phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ (kế cả nghèo hữu hình và nghèo vô hình) để lại những nguy cơ
hoặc những rủi ro lớn khi đứa bé bước vào tuổi trưởng thành.
Hiện tượng phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ đặt ra nhiều câu hỏi hoặc đúng

hơn là nhiều vấn đề, nhất là vấn đề xác định các chỉ báo đánh giá khó khăn mà
trong một khoảng thời gian dài người ta chỉ quan tâm đến chỉ báo thu nhập bằng
tiền tệ (Paugam, 2009). Tuy nhiên, trong thực tế, tác động của hiện tượng phụ nữ
đơn thân nuôi con nhỏ đối với chính người phụ nữ ấy và đứa con của mình thì
thường rộng hơn và phức tạp hơn. Vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra vấn đề
liệu những giải pháp hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ hiện nay đã nang tầm


5

với các vấn đề mà họ gặp phải hay chưa. Họ còn đặt ra một câu hỏi nữa đó là
mức độ ảnh hưởng của những khó khăn của người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ
đối với sự phát triển chung của xã hội như thế nào. Rõ ràng là, chính sách xã hội
hỗ trợ những phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ không chỉ dừng lại ở mục tiêu cá
nhân (đối với người phụ nữ đơn thân), mục tiêu gia đình (đối với mối quan hệ
mẹ con), mà còn có cả mục tiêu cộng đồng và xã hội. Đây là một câu hỏi rất xác
đáng bởi lẽ nếu chúng ta có đầy đủ chỉ báo để đo được sự tác động ở cấp độ cá
nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội của hiện tượng nuôi con nhỏ thì chắc chắn
các giải pháp được đề xuất hỗ trợ nhóm xã hội này sẽ trở nên toàn diện hơn và
chặt chẽ hơn.
Có nhiều cách tiếp cận nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu can thiệp đối với
những người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Cách tiếp cận thứ nhất tập trung vào
sự nghèo khó về vật chất, tiền bạc. Cái nghèo của người phụ nữ đơn thân nuôi
con nhỏ được xác định là “mức sống” hoặc “thu nhập tương ứng” của một năm
thấp hơn (và thường là bằng 50% - 60%) so với trung điểm giá trị được phân cho
hai nhóm (nhóm trên đường trung bình và nhóm dưới đường trung bình). Mức
sống (hoặc thu nhập tương đương) của hộ gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ
là thu nhập được chia theo quy mô hộ gia đình được lượng giá bằng các đơn vị
tiêu dùng (chi cho thức ăn, đồ uống, đi lại, khám chữa bệnh, học tập của con…).
Theo cách xác định này, ví dụ ở Pháp, tỉ lệ hộ gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con

nhỏ chiếm khoảng 19,6% tổng các hộ gia đình nghèo.
Cách tiếp cận thứ hai thể hiện qua cái nghèo về “điều kiện sống” của hộ gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Điều kiện sống nghèo ở đây được thể hiện
như nhà ở, không gian sống, sức khỏe, các trang thiết bị trong gia đình như ti vi,
tủ lạnh, điện thoại, xe cộ, các đồ dùng khác… Theo cách tiếp cận này, hộ gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nghèo nghĩa là sức khỏe của người phụ nữ và
đứa con đều kém, hoặc một trong hai người có sức khỏe kém, nhà ở tồi tàn, các


6

dụng cụ và trang thiết bị trong nhà rất thô sơ, không đáng giá. Ở Pháp, theo Cơ
quan Quan sát Quốc gia về Nghèo và Sự loại trừ xã hội (ONPES), tỉ lệ nghèo
của hộ gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ chiếm 12,7% tổng các hộ nghèo.
Cách tiếp cận nghiên cứu nghèo của hộ gia đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ là
cách tiếp cận mang tính chủ quan. Nói cách khác, các nhà nghiên cứu quan tâm
đến trải nghiệm và phương cách sống của các cá nhân trong đó. Sự chia sẻ các
cảm nhận cá nhân về những nỗi khổ, về cái nghèo đóng vai trò quan trọng.
Trong trường hợp này, cái nghèo được đo theo các chỉ báo mang tính tâm lý –
tình cảm (UNIVEF France, 2013).
Rõ ràng là trong một khoảng thời gian dài nhiều tác giả cho rằng cái nghèo
của người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ có tính tương đối ổn định. Ví dụ, như ở
Việt Nam, khi nhắc đến những đối tượng này, hầu như nghiên cứu nào cũng gắn
hiện tượng đó với hậu quả của chiến tranh, hậu quả của sự kỳ thị xã hội…
Nhưng trong thực chất, cái nghèo hay những vấn đề khác của người phụ nữ đơn
thân nuôi con nhỏ ngày nay đã trở nên rất đa dạng, đã thể hiện tính mong manh
của các hộ gia đình này kể cả người mẹ có một công việc ổn định. Nói cách
khác, ngày nay, những sự đảo lộn về tổ chức gia đình đã xuất hiện (ví dụ: người
phụ nữ không muốn có chồng nhưng lại muốn có con), chiến lược sống của
người phụ nữ đơn thân cũng đã thay đổi, nhất là ở thành phố, họ muốn độc lập

hơn rồi mối quan hệ với việc làm cũng trở nên mong manh hơn… đã làm cho cái
nghèo gay gắt hơn và đa dạng hơn. Đối lập với hình thức nghèo khá ổn định
trước đây là do thu nhập thấp, thì cái nghèo của người phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ cũng trở nên đa dạng và gắn với cái bấp bênh của hộ gia đình (người mẹ thất
nghiệp kéo dài; hợp đồng lao động tạm bợ; nhà ở tồi tàn; sức khỏe yếu kém;
không tiếp cận được giáo dục; nghèo về vốn xã hội, hoạt động xã hội nên khó
tích lũy kinh nghiệm).


7

Bắt đầu từ các cách tiếp cận phân tích hoàn cảnh của người phụ nữ đơn
thân nuôi con nhỏ và tác động của hoàn cảnh đó đối với thực tại và tương lai của
đứa trẻ, năm 2013, ở Pháp, người ta đã xác định được có tới 3 triệu đứa trẻ như
thế (chiếm 19,6%) sống trong nghèo khổ do người mẹ cũng nghèo khổ. Do
người mẹ nghèo về vật chất, tiền bạc nên tỉ lệ nghèo của đối tượng trẻ này cũng
cao hơn tỉ lệ trẻ nghèo nói chung (14,1%). Hơn nữa, so với năm 2008, cái nghèo
liên lụy của trẻ đã trầm trọng hơn vào năm 2013. Trong những năm qua ở châu
Âu nói chung, trẻ của các gia đình có bố hoặc mẹ đơn thân đã tăng lên rất mạnh
(nhất là mẹ đơn thân nuôi con nhỏ đã tăng gấp đôi so với những năm 1980).
Chân dung xã hội của những người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ này thường là
sống độc thân (tức là không có đối tác tình cảm), thường trẻ và có bằng cấp thấp,
chứ không phải là những người mẹ ly hôn hoặc ly thân.
Một khía cạnh khác được nhiều tác giả nghiên cứu đó là cái nghèo của
người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ vô hình trung đã tạo ra cái nghèo của chính đứa
bé, tạo ra sự bất công và bất bình đẳng lớn trong xã hội ngay từ khi những đứa
trẻ ấy còn nhỏ. Điều này thường tạo ra những cảm xúc tiêu cực ở chúng: tại sao
cùng trang lứa mà những đứa trẻ khác lại được sung sướng? Liệu số phận nghèo
khổ của những đứa trẻ thuộc người mẹ đơn thân là điều không thể tránh khỏi?
Ngày nay, cảm giác sợ cái nghèo đã bắt đầu lan tỏa ở châu Âu nói chung và ở

nước Pháp nói riêng. Và cái nhìn của xã hội về những người phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ cũng chưa hoàn toàn thuận lợi. Các chính sách xã hội của châu Âu
hiện nay cho rằng Nhà nước “có nghĩa vụ” đối với người nghèo nói chung và đối
với những người phụ nư đơn thân nuôi con nhỏ nói riêng. Trong cụm từ “có
nghĩa vụ”” hỗ trợ nhóm xã hội ấy chứng tỏ có một sự thừa nhận rằng đang tồn
tại nhiều bất cập, nhiều bất công và nhiều bất bình đaẻng giữa các nhóm xã hội.
Một số nghiên cứu của châu Âu ngày nay về người phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ bắt đầu có xu hướng cho rằng những khó khăn của họ gặp


8

phải không còn xuất phát từ hệ thống xã hội, mà họ chính là nạn nhân của
bản thân mình do có những lựa chọn sai lầm (Commission Familles,
Vulnérabilité, Pauvreté, 2005).
Về chính sách công nói chung hay chính sách xã hội nói riêng, những khó
khăn của những đứa trẻ của người mẹ đơn thân chưa bao giờ là đối tượng quan
tâm riêng ở châu Âu cũng như ở Việt Nam, mà chúng thuộc đối tượng quan tâm
chung khi bàn về những người phụ nữ nghèo. Tuy nhiên, nước Pháp là nước có
chi tiêu lớn nhất dành cho gia đình chính sách ở châu Âu (chiếm 3,7% GDP năm
2013), nhưng các chính sách xã hội dành cho nhóm gia đình này lại không mang
lại hiệu quả như kỳ vọng bởi chúng tạo ra rất nhiều gia đình chính sách hay gia
đình phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ tư tưởng ỉ lại, thái độ bị động trước những
khó khăn của bản thân: sự giúp đỡ trực tiếp bằng tiền đã làm cho bao nhiêu
người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ không chịu học tập thêm kiến thức, kỹ năng
để tái hòa nhập thị trường lao động. Cách hỗ trợ kiểu “cho con cá” mà không
cho cần câu và cách câu đang làm cho nhiều chính sách xã hội đối với các gia
đình nói chung và các gia đình có người mẹ đơn thân nuôi con nhỏ nói riêng trên
bờ phá sản.
Thực tế cho thấy nhóm phụ nữ đơn thân ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ

phía cộng đồng và xã hội. Trong nhiều nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn,
vấn đề phụ nữ đơn thân nói chung và phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ nói
riêng cũng ít được bàn tới. Nó thường được đề cập đan xen, lồng ghép trong các
công trình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu về ly hôn và các
công trình về phụ nữ nghèo. Trong quá trình tìm kiếm tài liệu về phụ nữ đơn
thân ở Việt Nam, chỉ có một số ít nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là các bài viết
trên các tập san và các bài báo thường thức như nhật báo, tuần báo.
Một nghiên cứu tiêu biểu về phụ nữ đơn thân, mà chúng tôi muốn đề
cập, đó là cuốn sách Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân ở Việt


9

Nam do tác giả Lê Thi thực hiện. Trong cuốn sách, bằng các phương pháp
điều tra xã hội học, tác giả đã đề cập đến các nội dung rất cơ bản như : chân
dung xã hội của phụ nữ đơn thân: họ có nhiều lý do làm mẹ đơn thân, đa số
có đời sống kinh tế thường ở mức nghèo, cận nghèo, có trình độ học vấn
khiêm tốn, chưa được chính sách chú trọng một cách thỏa đáng…; xã hội
vẫn còn nhiều quan niệm, định kiến xung quanh phụ nữ đơn thân; thực trạng
cuộc sống của họ đang gặp nhiều khó khăn từ vật chất đến tinh thần; những
khó khăn mà những người phụ nữ đơn thân phải đương đầu cũng như chỉ ra
tâm lý và nhu cầu của người phụ nữ đơn thân. Đặc biệt, nghiên cứu đã chỉ ra
và có những đánh giá về vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc
hỗ trợ nhóm đối tượng yếu thế là mẹ đơn thân.
Cuốn sách Gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng của Trung tâm Nghiên cứu
Gia đình và Phụ nữ (1996) đã trình bày những kết quả của Dự án nghiên cứu những
gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng. Cuốn sách đã trình bày khá chi tiết về cuộc sống

của những người phụ nữ thiếu vắng chồng ở nông thông miền Bắc Việt Nam
trong bối cảnh những năm 1980, đầu những năm 1990 của đất nước. Ở đây, các

tác giả đã đi sâu phân tích từng loại hộ gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng (phụ nữ
góa bụa, ly hôn, ly thân, bị chồng ruồng bỏ, không có chồng hoặc không có
chồng mà có con…), điều kiện sinh sống, hiện trạng kinh tế và đời sống tình
cảm của họ, những khó khăn mà họ gặp phải, có so sánh với các gia đình đầy đủ
cả vợ lẫn chồng. Theo nhóm tác giả này, ở khu vực nông thôn miền núi phía Bắc
Việt Nam, phần lớn số người được hỏi cho rằng vấn đề khó khăn kinh tế ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình. Đặc biệt, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng
những người phụ nữ thiếu vắng chồng rất ít nhận được sự trợ giúp từ phía gia
đình, họ hàng, cộng đồng và xã hội.
Vấn đề đơn thân còn được đề cập đến như hậu quả nặng nề của hai
cuộc chiến tranh để lại mà người phụ nữ phải gánh chịu. Trong tập IV của


10

bộ sách Việt Nam trong thế kỷ XX có các bài tham luận giới thiệu một số vấn
đề chung, đặc biệt có bài đề cập đến tình trạng phụ nữ đơn thân, những
người phụ nữ Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những
phụ nữ có chồng hy sinh, … trong chiến tranh phải chịu cảnh cô đơn, sống
đơn thân; thanh niên làm việc tại nông trường tập thể.... Nghiên cứu cũng đề
xuất một số khuyến nghị về chính sách hỗ trợ thích đáng để bù đắp những
thiệt thòi mà họ đang phải gánh chịu.
Phụ nữ đơn thân có rất nhiều loại hình: đơn thân do chồng mất, đơn thân do
ly hôn, ly thân do bị chồng ruồng bỏ, đơn thân do tự quyết định… Đối với mỗi
loại hình, người phụ nữ đơn thân lại có những hoàn cảnh và gặp phải những khó
khăn khác nhau. Cuốn sách đề cập đến những khó khăn đặc thù gắn với những
hoàn cảnh khác nhau. Trong cuốn sách Ly hôn – nghiên cứu trường hợp tại Hà
Nội, tác giả Nguyễn Thanh Tâm (2002) đã chỉ ra hậu quả mà ly hôn ảnh hưởng
tiêu cực đến phụ nữ và con cái của họ nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với
nam giới. Nghiên cứu cũng đã mô tả thực trạng đời sống tâm lý, tình cảm, nhu

cầu, nguyện vọng của phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ sau ly hôn.
“Quyền của phụ nữ” là một nội dung quan trọng được đề cập đến ở nhiều
lĩnh vực khác nhau như pháp luật, xã hội học, khoa học chính sách về an sinh và
quyền con người. Vấn đề này có một số công trình nghiên cứu như luận văn thạc
sĩ “Quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam” của tác giả Ngô Thị Mai
Hiên. Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quyền của phụ nữ và
pháp luật về các quyền của phụ nữ Việt Nam; phân tích thực trạng về thực
tiễn thi hành pháp luật về các quyền phụ nữ Việt Nam trong một số lĩnh vực
như chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn
hóa, thể thao, y tế… Tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp
hoàn thiện pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện


11

nay. Đây có thể được xem như những nội dung có thể sử dụng để biện hộ
thực hiện quyền của phụ nữ đơn thân.
Cũng đề cập đến vấn đề quyền của phụ nữ, ông Ban - Ki- Moon – Tổng thư
ký Liên hiệp quốc cũng đã khẳng địng: Trách nhiệm giải quyết tình trạng phân
biệt đối xử đang thuộc về mọi quốc gia, mọi dân tộc, sắc tộc và tôn giáo, phải
làm sao để phụ nữ có được tối đa quyền phát triển. Điều này có ý nghĩa đặc biệt
to lớn trong việc xóa bỏ nghèo đói và tình trạng phân biệt đối xử đối với phụ nữ,
bất bình đẳng giới và nó cũng rất có ý nghĩa khi mà hầu hết những người phụ nữ
đơn thân ở những vùng nông thôn đều phải chịu sự phân biệt đối xử này.
Cuốn sách Nỗi đau thời đại của tác giả Lê Thị Quý (1996) đề cập sâu sắc
đến nạn mại dâm, bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, những hoàn cảnh người
lang thang cơ nhỡ, những tệ nạn xã hội, những nỗi đau nhức nhối nhất đã gây
nên cho nhiều người phụ nữ nói chung, trong đó nhiều phụ nữ đơn thân có nguy
cơ rơi vào các cạm bẫy này. Cuốn sách nhắc chúng ta không thờ ơ với số phận
không may mắn của những người phụ nữ và những trẻ em bất hạnh.

Việt Nam hiện chưa có nhiều nghiên cứu hay thống kê chính thức về số
lượng hay thực trạng của nhóm người làm mẹ đơn thân trên toàn quốc, mà chỉ có
một số nghiên cứu địa phương ở khu vực nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu,
họ thường có công việc bấp bênh, điều kiện kinh tế khó khăn và rất cần sự giúp
đỡ vật chất và tinh thần để có thể cải thiện cuộc sống. Dư luận và định kiến xã
hội vẫn còn là một áp lực lớn đối với họ, khiến họ dễ rơi vào trạng thái trầm
cảm, căng thẳng hoặc lo âu. Nhiều trường hợp phải nghỉ việc do không chịu
được áp lực tâm lý tại nơi làm việc, dẫn đến khó khăn về thu nhập, đời sống kinh
tế nói riêng và đời sống xã hội nói chung.
Nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện ngày càng nhiều người mẹ đơn thân ở
Việt Nam có cả chủ quan và khách quan. Về nguyên nhân chủ quan, có thể do


12

hôn nhân hay tình yêu không trọn vẹn. Về nguyên nhân chủ quan, người phụ nữ
đã không vượt qua sự dị nghị của gia đình và những người xung quanh nên
quyết định nuôi con một mình như một dạng chấp nhận thân phận. Về nguyên
nhân khách quan, điều này là kết quả của sự phản ánh những thay đổi lớn trong
cấu trúc của xã hội, hay những thay đổi trong quan niệm, giá trị, liên quan đến
tình yêu, hôn nhân, gia đình của giới trẻ. Tuy nhiên, nhóm phụ nữ đơn thân nuôi
con nhỏ vì lý do chiến tranh không những không bị kỳ thị như trước nữa mà còn
nhận được sự đồng cảm sâu sắc của gia đình, cộng đồng và xã hội. Trái lại, với
một bộ phận lớp trẻ hiện nay, hôn nhân và gia đình được cho là gánh nặng, đi
kèm nhiều nghĩa vụ. Nhiều phụ nữ trẻ sợ phải đảm nhận vai trò và trách nhiệm
trong gia đình, khiến họ lựa chọn cuộc sống nuôi con một mình. Hay nói cách
khác, đây là một sự lựa chọn về lối sống. Hiện tượng này cũng phản ánh sự chấp
nhận cởi mở hơn của xã hội đối với những phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Hơn
nữa, ngày nay, người phụ nữ hiện đại đang từng bước cải thiện vị thế xã hội của
mình, tự chủ hơn về kinh tế, có đủ khả năng nuôi con một mình và bảo đảm cho

con một cuộc sống đầy đủ mà không cần đến vai trò của người chồng.
Về sự hỗ trợ xã hội, ở Việt Nam hiện nay, chính sách phúc lợi dành cho mẹ
đơn thân cùng con cái của họ chưa nhiều. Chính sách phúc lợi của chính phủ đối
với người mẹ đơn thân tuy vẫn nằm trong chính sách chung dành cho gia đình
khuyết một thành viên, những chính sách ấy đang được thực hiện trên toàn quốc
theo hai hướng: 1) Hỗ trợ trực tiếp chi phí nuôi con; 2) Hỗ trợ về các khu nhà
tạm trú. Ngoài ra, còn có một số hoạt động hỗ trợ đơn lẻ tại các địa phương được
giới hạn ở một vài khoản chi phí nhất định, nhất là việc giúp đỡ những người mẹ
đơn thân nghèo, thu nhập thấp. Cũng có một vài khu nhà tạm trú dành cho họ,
đặt dưới sự quản lý và hỗ trợ của các tổ chức tôn giáo. Ngoài ra, cũng có một số
chương trình hỗ trợ người mẹ đơn thân được tổ chức nhỏ lẻ nằm trong chương
trình hỗ trợ phụ nữ nghèo nói chung của Hội liên hiệp phụ nữ địa phương, hoặc


13

của một địa phương nhất định. Bên cạnh đó là một số chương trình của các tổ
chứu từ thiện, phi lợi nhuận (Quỹ từ thiện Little Ones của Nhật Bản đã vinh dự
nhận giải thưởng World Habitat do Chương trình định cư con người Liên hiệp
quốc (UN-Habitat) trao tặng cho dự án nhân văn cải tạo các căn nhà trống bị bỏ
hoang thành tổ ấm cho những người mẹ đơn thân).
Về chi phí hỗ trợ cho người mẹ đơn thân, theo khoản 4 Điều 5 Nghị định số
136/2013/NĐ- CP về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
của Việt Nam có quy định: “Người thuộc hộ nghèo không có chồng hoặc không
có vợ, có chồng hoặc vợ đã chết, có chồng hoặc vợ mất tích theo quy định của
pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 tuổi đến 22
tuổi nhưng người con đó đang học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp,
cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất (gọi chung là người đơn thân nghèo đang
nuôi con)”. Tuy nhiên trên thực tế, các thủ tục xin xác nhận hộ nghèo cũng khá
phức tạp, nhiều bất cập nên những người mẹ đơn thân còn gặp nhiều khó khăn

trong việc hỗ trợ mặc dù mức hỗ trợ chỉ là 270.000 đồng/người/tháng (nuôi 1 con)
và 540.000 đồng/người/tháng (nuôi từ 2 con trở lên).
Tất cả các bài viết, các tài liệu trên đây đã cung cấp rất nhiều tư liệu tham
khảo và phương pháp tiếp cận vấn đề trợ giúp cho đối tượng là phụ nữ đơn thân
ở những góc độ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình hay đề tài nào đề
cập đầy đủ, toàn diện và có hệ thống về lĩnh vục hỗ trợ cho đối tượng là phụ nữ
đơn thân nuôi con nhỏ dưới góc nhìn và phương pháp tiếp cận của ngành công
tác xã hội. Vả lại, những hỗ trợ phụ nữ đơn thân chủ yếu tập trung vào các khía
cạnh chính sách và vật chất như mức tiền hỗ trợ và nhà ở. Một khoảng trống lớn
từ các nghiên cứu cơ bản và các nghiên cứu can thiệp trước đây là vấn đề tâm lý
– xã hội của người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ. Hay nói chính xác hơn, những
khó khăn tâm lý – xã hội ấy được nhận diện, đánh giá và lý giải dưới góc độ tâm


14

lý học và xã hội học. Còn để ứng dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội
đối với nhóm xã hội này chưa nhiều và chưa có những kết quả rõ rệt.
Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã được đề cập trong các
công trình, tài liệu kể trên cùng với việc kết hợp khảo sát thực tiễn tại huyện Cô
Tô, tỉnh Quảng Ninh để phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về cuộc sống
của những người phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, những khó khăn, vướng mắc,
những biện pháp trợ giúp đã thực hiện, hiệu quả và những hạn chế của những
biện pháp đó, đề tài này vận dụng phương pháp can thiệp cá nhân đối với một
thân chủ cụ thể nhằm phát huy tối đa tiềm năng của họ, giúp họ tự mình giải
quyết vấn đề, vươn lên hòa nhập xã hội. Đề tài cũng khẳng định và nhấn mạnh
về sự cần thiết, vai trò của công tác xã hội trong việc trợ giúp cho các đối tượng
yếu thế nói chung và đặc biệt nhấn mạnh đến nhóm phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ nói riêng
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này có ý nghĩa khoa học ở những khía cạnh sau đây:
Thứ nhất, đề tài làm sáng tỏ một số khái niệm và thuật ngữ cơ bản như: phụ
nữ đơn thân, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ, hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ,
công tác xã hội cá nhân trong hỗ trợ phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ; t
Thứ hai, đề tài vận dụng một vài lý thuyết và mô hình công tác xã hội cá
nhân lấy thân chủ làm trọng tâm để tìm hiểu thực trạng đời sống, những thuận lợi,
khó khăn, nhu cầu, nguồn lực và biện pháp can thiệp công tác xã hội đối với đối
tượng xã hội này;


15

Thứ ba, đề tài ứng dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân trong can
thiệp hỗ trợ một phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ và bình luận về mô hình cũng như
phương pháp can thiệp cá nhân được vận dụng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu này mang ý nghĩa thực tiễn dưới các góc độ sau đây:
(a) những kết quả nghiên cứu giúp chúng ta có một cái nhìn khá khái quát
về thực trạng đời sống kinh tế - xã hội của những người phụ nữ đơn thân nuôi
con nhỏ tại huyện Cô Tô;
(b) những thuận lợi, khó khăn, nhu cầu và nguồn lực của những người phụ
nữ đơn thân nuôi con nhỏ ở huyện Cô Tô;
(c) kết quả của những can thiệp có ý nghĩa giúp bản thân thân chủ được tự
tin hơn vào cuộc sống, đồng thời giảm thiểu gánh nặng cho gia đình;
(d) đối với những người xây dựng chính sách, kết quả nghiên cứu can thiệp
này là những luận chứng khoa học để xem xét xây dựng chính sách mới hoặc
điều chỉnh, hoàn thiện những chính sách đang hiện hành đối với phụ nữ đơn thân
nuôi con nhỏ.
4. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu can thiệp

4.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng đời sống kinh tế - xã hội, những thuận lợi,
khó khăn, nhu cầu và nguồn lực của những người phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ nhỏ, đề tài vận dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân để can thiệp
hỗ trợ cho một trường hợp cụ thể tại Cô Tô. Từ đó, đề tài đề xuất những lý
giải và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu và khả năng mở rộng vận dụng
mô hình công tác xã hội cá nhân đối với nhóm xã hội này.


16

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở lý luận và phương pháp luận nghiên cứu can thiệp đối
với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ thông qua các tài liệu thứ cấp.
- Phân tích thực trạng đời sống, những thuận lợi và khó khăn của nhóm
thân chủ.
- Vận dụng một vài lý thuyết CTXH, đặc biệt là mô hình công tác xã hội cá
nhân lấy thân chủ làm trọng tâm để hỗ trợ thân chủ giải quyết vấn đề đang gặp
phải, giúp thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng.
- Rút ra những bài học kinh nghiệm từ tiến trình can thiệp cá nhân.
- Đề xuất các khuyến nghị, giải pháp CTXH thông qua mô hình công tác
xã hội cá nhân trong hỗ trợ giải quyết những vấn đề và khó khăn của phụ nữ
đơn thân nuôi con nhỏ. Hỗ trợ, tham vấn tâm lý và kết nối nguồn lực công
đồng để thân chủ lấy lại sự tự tin, có nghị lực sống và hòa nhập cộng đồng.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu can thiệp
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu can thiệp
Đối tượng nghiên cứu can thiệp của đề tài là các phương diện tâm lý – xã
hội cần can thiệp của thân chủ - phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ.
5.2. Khách thể nghiên cứu can thiệp
Trong luận văn này, khách thể nghiên cứu can thiệp bao gồm: nhóm phụ

nữ đơn thân nuôi con nhỏ tại huyện Cô Tô; chính quyền địa phương; hội phụ
nữ nơi có thân chủ được can thiệp; gia đình nhóm thân chủ và một thân chủ
được lựa chọn.


17

5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về phạm vi nội dung nghiên cứu: Các nội dung rất rộng bởi nhóm thân
chủ làm mẹ đơn thân nuôi con nhỏ có thể gặp rất nhiều khó khăn như nghèo
đói, năng lực tiếp cận chính sách còn thấp, thiếu hụt thông tin về chính sách,
thiếu hụt vốn kinh tế để tạo dựng việc làm, thiếu việc làm nên thu nhập thấp,
thiếu hụt tâm lý – xã hội… Tuy nhiên, đề tài này chỉ tập trung can thiệp hai
khía cạnh chính là kinh tế và tâm lý – xã hội.
- Về địa bàn nghiên cứu: Huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực địa được thực hiện từ tháng 07 năm
2019 đến tháng 11 năm 2019.
6. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Thân chủ là phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ đang phải đối mặt với những
khó khăn nào? Những khó khăn ấy xuất phát từ nguyên nhân gì?
- Chính quyền địa phương về cộng đồng xã hội đã có những hoạt động
hỗ trợ nào đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ trên địa bàn? Những hoạt
động ấy đã đem lại những kết quả như thế nào?
- Công tác xã hội cá nhân có vai trò gì trong quá trình can thiệp, hỗ trợ
phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ tại địa phương?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
- Phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ đang đối mặt với nhiều khó khăn
cả về vật chất lần tinh thần. Những khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên
nhân khác nhau nhưng chủ yếu là từ rào cản xã hội, khách quan.

- Chính quyền địa phương và cộng đồng xã hội đã có nhiều hoạt động


18

hỗ trợ đối với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ nhỏ trên địa bàn, nhưng những
hoạt động ấy chưa thực sự trở thành một giải pháp hiệu quả cho những khó
khăn của phụ nữ đơn thân.
- Trên cơ sở mô hình can thiệp cá nhân lấy thân chủ làm trọng tâm,
công tác xã hội cá nhân khẳng định vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ giải
quyết triệt để những vấn đề mà phụ nữ đơn thân gặp phải, nhất là những chiều
cạnh tâm lý – xã hội: sự can thiệp CTXH cá nhân cải thiện thái độ của nhóm
xã hội này theo hướng tích cực và dần dần hòa nhập cộng đồng.

7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin và phƣơng pháp thực hành
7.1.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Phân tích tài liệu là xem xét các tài liệu có sẵn trong kho thông tin lưu
trữ và các nguồn khác để nghiên cứu về đề tài, giảm được thời gian phỏng vấn
để điều tra.
Trong quá trình làm luận văn, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân
tích tài liệu như: những báo cáo về thực trạng của phụ nữ đơn thân nuôi con
nhỏ nhỏ ở huyện Cô Tô, giáo trình, tài liệu có liên quan đến lý luận, mô hình,
phương pháp công tác xã hội cá nhân; báo cáo của chính quyền địa phương,
hội phụ nữ về tình hình phụ nữ đơn thân tại địa phương. Đặc biệt, đề tài tổng
hợp và phân tích những công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến vấn
đề phụ nữ đơn thân, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ cũng như liên quan đến
vấn đề công tác xã hội với phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ.
- Đọc và phân tích các tài liệu, báo cáo của tỉnh như: Đề án Hỗ trợ phụ nữ
học nghề, tạo việc làm; Đề án Phát huy giá trị tốt đẹp các mối quan hệ trong gia



×