Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo kinh tế nhà nước từ năm 1986 đến năm 2000 vietnam communist party leaders state economy from 1986 to 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.87 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----



------

NGUYỄN THỊ CHI

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
KINH TẾ NHÀ NƢỚC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 60 22 03 15

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. PHẠM THỊ LƢƠNG DIỆU

Hà Nội – 2015


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU ...............................................................................................................1
Chƣơng 1. CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ
NHÀ NƢỚC CỦA ĐẢNG TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2000Error! Bookmark not defi
1.1. Một số vấn đề chung về kinh tế thị trƣờng và kinh tế nhà nƣớcError! Bookmark

1.1.1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamError! Bookmark not
1.1.2. Vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trườngError! Bookmark


1.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nhà nƣớc từ năm 1986
đến

năm

1990…………………………………………………….…………………Error
! Bookmark not defined.
1.2.1. Chủ trương của Đảng ..................................
1.2.2. Sự chỉ đạo thực hiện .....................................
Tiểu kết chương 1 ....................................................
Chƣơng 2. ĐẢNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHÀ NƢỚC
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2000 ...........................
2.1. Tình hình mới và chủ trƣơng của Đảng ........
2.1.1. Tình hình mới và yêu cầu đặt ra ..................
2.1.2. Chủ trương của Đảng ..................................
2.2. Sự chỉ đạo thực hiện ........................................
2.2.1. Sắp xếp và chỉnh đốn kinh tế nhà nước .......
2.2.2. Đổi mới cơ chế quản lý và thực hiện chế độ tự chủ kinh tế nhà nướcError! Bookm

2.2.3. Cải cách doanh nghiệp nhà nước ................
Tiểu kết chương 2 ....................................................
Chƣơng 3. NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM .....
3.1. Nhận xét ...........................................................
3.1.1. Ưu điểm ........................................................
3.1.2. Hạn chế ........................................................ Error! Bookmark not defined.


3.2. Một số kinh nghiệm lịch sử ............................ Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Cần xác định rõ kinh tế nhà nước luôn nắm vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân, chi phối các thành phần kinh tế khácError! Bookmark not

defined. 3.2.2. Phải đảm bảo tính bình đẳng, có sự hợp tác, liên kết giữa các thành
phần kinh tế ............................................................ Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Cần hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước và xây dựng khung pháp lý đối
với việc phát triển kinh tế nhà nước ....................... Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Cần tổ chức tổng kết đánh giá kết quả hoạt động của kinh tế nhà nướcError!
Boo
KẾT LUẬN ............................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................... Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ................................................................ Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo thành
phần kinh tế từ 1986 – 1990 ............................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 1.2: Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo
thành phần kinh tế 1986 – 1990 ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo
thành phần kinh tế 1991 – 1995 ....................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.2. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nƣớc theo giá thực tế phân theo
thành phần kinh tế 1996 – 2000 ....................... Error! Bookmark not defined.
Biểu đồ 2.1: Xu hƣớng đóng góp vào tổng sản phẩm trong nƣớc của các
thành phần kinh tế 1991 – 2000 ....................... Error! Bookmark not defined.


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài

Kinh tế nhà nước1 (bao gồm doanh nghiệp nhà nước và các yếu tố
thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước đại diện) là bộ phận cấu thành quan trọng

của nền kinh tế quốc dân. Việc phát triển kinh tế nhà nước có ý nghĩa quan
trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Kinh tế nhà nước có tác dụng thiết thực trong cơ cấu kinh tế của mỗi
nước. Tùy theo chủ trương, chính sách và điều kiện cụ thể của mỗi nước mà
khu vực kinh tế nhà nước có vai trò, vị trí khác nhau. Ở Việt Nam, kinh tế nhà
nước đóng vai trò chủ đạo trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể, kinh tế nhà nước có tác dụng mở đường
cho sự phát triển các thành phần kinh tế khác qua việc thúc đẩy xây dựng quy
hoạch, chiến lược, định hướng kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, đảm nhận
phát triển kết cấu hạ tầng và công trình công cộng khác. Kinh tế nhà nước tạo
điều kiện giúp đỡ các thành phần kinh tế khác phát triển: luôn có một bộ phận
là doanh nghiệp nhà nước trực tiếp làm kinh tế, trực tiếp kinh doanh nhằm can
thiệp sâu hơn, chủ động hơn, mạnh mẽ hơn vào các hoạt động kinh tế. Kinh tế
nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội
chủ nghĩa ở Việt Nam: thông qua chủ sở hữu nhà nước đề ra các chủ trương,
chính sách, cơ chế quản lý cụ thể đồng bộ, có tác dụng phát huy sức mạnh
tổng hợp của tất cả các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước, là lực lượng đóng
góp lớn vào ngân sách nhà nước, là công cụ và lực lượng vật chất để nhà nước
điều tiết, hướng dẫn nền kinh tế, hạn chế những khuyết tật của cơ chế thị
trường, chăm lo các chính sách xã hội, thực hiện mục tiêu dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, văn minh vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.

1 Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và các yếu tố thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là
đại diện, như đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải tài sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân
sách nhà nước, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của Nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác. Nghĩa là, hệ thống kinh tế nhà nước gồm hai bộ phận cấu thành: doanh nghiệp nhà
nước và kinh tế nhà nước phi doanh nghiệp (đất đai, rừng, biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên, của cải tài
sản, tư liệu sản xuất, vốn, ngân sách nhà nước, các quỹ quốc gia).

1



Đảng Cộng sản Việt Nam luôn coi thành phần kinh tế nhà nước đóng
vai trò chủ đạo của nền kinh tế quốc dân khi bước vào con đường xã hội chủ
nghĩa. Đảng đã xác định vai trò điều tiết, định hướng nền kinh tế của thành
phần kinh tế nhà nước qua các chủ trương, quyết định và có những ưu tiên về
nguồn vốn, nhiều ưu đãi cho thành phần kinh tế này. Từ khi thực hiện công
cuộc đổi mới, kinh tế nhà nước mang lại một số thành tựu như đóng góp tích
cực vào tốc độ tăng trưởng kinh tế, luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tổng
thu nhập trong nước… Song, thành phần kinh tế này cũng còn nhiều hạn chế:
nhiều doanh nghiệp còn yếu kém, việc quản lý vốn và tài sản còn lỏng lẻo,
chưa có chuyển biến đáng kể trong việc đổi mới và phát triển doanh nghiệp,
hiệu quả kinh tế không cao…
Việc nghiên cứu kinh tế nhà nước để rút ra điểm mạnh điểm yếu, những
hạn chế cần khắc phục trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo có ý
nghĩa quan trọng nhằm phát huy được hết tiềm năng của thành phần kinh tế
này. Những nghiên cứu đó tập trung xoay quanh các vấn đề như: kinh tế nhà
nước có đạt được những hiệu quả để làm đúng vai trò của mình hay không?
Việc phát triển kinh tế nhà nước có tương xứng với những gì Đảng và Nhà
nước ưu tiên hay không? Mối quan hệ của kinh tế nhà nước với các thành
phần kinh tế khác như thế nào, có làm được vài trò chi phối, trung tâm
không?... Tuy nhiên, còn rất nhiều vấn đề về kinh tế nhà nước chưa được làm
rõ và thống nhất.
Vì tính quan trọng và hấp dẫn của vấn đề, kinh tế nhà nước cũng đã có
khá nhiều đề tài nghiên cứu, chủ yếu dưới góc độ kinh tế học, chính trị học;
chưa có công trình nào nghiên cứu về kinh tế nhà nước dưới góc độ Lịch sử
Đảng nên tôi chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kinh tế nhà
nước từ năm 1986 đến năm 2000” để làm Luận văn thạc sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2.


Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đất nước Việt Nam đang trong quá trình quá độ lên chủ nghĩa xã hội,
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được hình thành một
2


cách rõ ràng, do đó kinh tế nhà nước càng được chú trong hơn, vì thế nghiên
cứu về kinh tế nhà nước trở thành vấn đề có sức hút đối với các nhà kinh tế
học, chính trị học… Ở Việt Nam, việc nghiên cứu kinh tế nhà nước được quan
tâm rất nhiều, nhất là sau khi Đại hội lần thứ VI (1986) nói tới vai trò của đạo
của khu vực kinh tế này.
Các công trình, bài viết có thể chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: Các công trình nghiên cứu, bài viết về kinh tế nhà nước
Kinh tế nhà nước và quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước của tác
giả Ngô Quang Minh, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2001); Phát triển các
thành phần kinh tế và các tổ chức kinh doanh ở nước ta hiện nay của tác giả
Vũ Đình Bách và Ngô Đình Giao, Nxb. Chính trị quốc gia; Cải cách doanh
nghiệp nhà nước ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, thực trạng và giải pháp
của tác giả Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (2014), Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội; Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam của Đinh Văn Ân (chủ biên) (2003), Nxb. Trẻ, Hà Nội; Góp phần đẩy
lùi nguy cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đất nước của Nguyễn Văn Vĩnh
(chủ biên) (2005), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Tăng trưởng kinh tế Việt
Nam 15 năm (1991 – 2005) từ góc độ phân tích đóng góp của các thành nhân
tố sản xuất của Lê Xuân Bá – Nguyễn Thị Tuệ Anh (chủ biên) (2006), Nxb.
Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; Để kinh tế Việt Nam khởi sắc của nhiều tác giả,
Nxb. Trẻ; Vài vấn đề về phát triển và đổi mới của tác giả tác giả Đỗ Quốc
Sam (2011), Nxb. Chính trị – hành chính, Hà Nội; Phấn đấu đưa nước ta cơ

bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 của
tác giả Nguyễn Văn Đặng (chủ biên) (2007), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội; Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay của tác giả Đỗ
Hoài Nam, Võ Đại Lược, (2006) Viện khoa học xã hội Việt Nam Nxb. Thế
giới, Hà Nội; Diễn đàn phát triển Việt Nam: Những rào cản cần phải vượt
qua của tác giả Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2005), Nxb. Lý luận chính
trị, Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) và Viện nghiên cứu
chính sách quốc gia Nhật Bản (GRIPS); 20 năm đổi mới và sự hình thành thể
3


chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của tác giả Nguyễn Cúc
(2005), Nxb. Lý luận chính trị; Một số vấn đề về định hướng xã hội chủ nghĩa
ở nước ta của tác giả Trần Xuân Trường (chủ biên) (2000), Nxb. Chính trị
Quốc gia, Hà Nội; Lịch sửa kinh tế Việt Nam và các nước của tác giả Nguyễn
Chí Hải (2006), Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh; Việt Nam
đổi mới và phát triển, tuyển chọn của tác giả Đăng Vinh, Đăng Quang, Thanh
Vân (2005), Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội...
Trong nhóm này, mỗi công trình đều có đóng góp riêng nhưng nói
chung các công trình cũng đã đạt được những nội dung quan trọng:
Nêu được khái niệm liên quan tới sở hữu nhà nước, kinh tế nhà nước,
đặc biệt là vai trò, vị trí của kinh tế nhà nước trong kinh tế nhiều thành phần.
Phân tích được việc sắp xếp lại kinh tế nhà nước, cải cách doanh nghiệp
nhà nước thông qua các bẳng số liệu các bảng, biểu đồ cụ thể.
Đưa ra những quan điểm, rút ra được bài học kinh nghiệm và giải pháp
cho sự phát triển doanh nghiệp nhà nước, kinh tế nhà nước.
Nhóm 2: Các bài viết, công trình nghiên cứu về chủ trƣơng, đƣờng
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nƣớc đối với việc phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần trong đó có kinh tế nhà nƣớc
Chính sách kinh tế - xã hội của tác giả Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị

Ngọc Huyền (1999), Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội; Chương trình của
chính phủ thực hiện các nghị quyết và chỉ thị của Đảng về phát triển kinh tế,
Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2003; Đảng Cộng sản Việt Nam với công
cuộc đổi mới đất nước với hội nhập quốc tế của tác giả Vũ Như Khôi (chủ
biên) (2006), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội; Đảng Cộng sản Việt Nam
trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất nước của Học viện Chính trị
hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội;
Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Đảng cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới của Vũ Như Khôi (2003),
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội; Phát triển kinh tế nhiều thành phần ở Việt
4


Nam – lý luận và thực tiễn của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Đình Văn Ân, Nxb.
Chính trị quốc gia; Đổi mới tư duy kinh tế của các tác giả Khổng Doãn Hợi,
Vũ Hữu Ngoạn, Đào Xuân Sâm, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh (1986); Đổi
mới ở Việt Nam – tiến trình, thành tựu và kinh nghiệm của tác giả Vũ Văn
Hiền, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004);Tư duy lý luận với sự nghiệp
đổi mới của tác giả Trần Nhâm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội (2004); Đổi
mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của
kinh tế nhà nước trong nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của
Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Tạ Ngọc Tấn – Lê
Quốc Lý (đồng chủ biên) (2012), Nxb. Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội;
Đảng cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi mới của tác giả Vũ Như Khôi,
Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội (2003).
Các công trình trong nhóm này, dù mỗi công trình đều có những đóng
góp riêng, khác nhau về lý luận chính sách cũng như nhận thức về kinh tế nhà
nước song cũng đạt được một số thành công:
Khái quát được quan điểm của Đảng về kinh tế nhà nước, vai trò của

kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa qua
các kỳ Đại hội, Hội nghị…
Nêu được những ưu điểm, hạn chế cũng như biện pháp, hướng giải
quyết của Đảng và Nhà nước đối với thành phần kinh tế nhà nước.
Ngoài ra còn có nhiều bài báo, bài tạp chí trên các tạp chí Lịch sử
Đảng, Nghiên cứu kinh tế, Kinh tế và phát triển…
Tựu chung lại của các nhóm công trình, tài liệu liên quan tới đề tài
Đảng lãnh đạo kinh tế nhà nước ở Việt Nam:
Các công trình cho thấy việc nghiên cứu kinh tế nhà nước được rất
nhiều người quan tâm từ nhiều góc độ, đã chỉ ra được những điểm chung nhất
về khái niệm cũng như quan niệm về kinh tế nhà nước, doanh nghiệp nhà
nước… Tác giả của các trình đó đã khái quát được chủ trương, chính sách của
Đảng, Nhà nước về kinh tế nhà nước, đánh giá đúng vị trí, vai trò của kinh tế
nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà Việt
5


Nam đang quá độ để đi lên, đã nêu được bài học kinh nghiệm từ thực tiễn
cũng như đưa ra được các giải pháp, hướng giải giải quyết những hạn chế ở
giai đoạn sau này.
Về khoảng trống trong nghiên cứu: các công trình nghiên cứu đó tuy
được triển khai ở nhiều góc độ nhưng vẫn chưa có một công trình khảo sát
nào một cách có hệ thống các chủ trương, chính sách về kinh tế nhà nước của
Đảng, cũng như sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng đối với kinh tế nhà nước trong
suốt những năm đổi mới. Các công trình đó chủ yếu chỉ nêu được một phần
nhỏ về phát triển kinh tế nhà nước, chưa chỉ rõ được sự chỉ đạo của Đảng qua
các chủ trương, đường lối cụ thể nào, và chưa chỉ được sự chỉ đạo đó có mang
lại hiệu quả cho kinh tế nhà nước hay không. Các công trình đều khẳng thành
phần kinh tế nhà nước giữ vị trí, vai trò chủ đạo nhưng chưa làm rõ trong thực
tế vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước tới đâu.

Từ những công trình nghiên cứu trên giúp tôi có cái nhìn khái quát và
có một số tư liệu đề hình thành những hiểu biết chung, giúp đi sâu vào nghiên
cứu sự lãnh đạo của Đảng đối với kinh tế nhà nước. Phát huy được những
công trình đi trước và bổ sung thêm phần thiếu mà các công trình chưa làm
được, chưa nghiên cứu đến, tôi chọn đề tài về Đảng Cộng sản lãnh đạo kinh tế
nhà nước để bù lấp vào khoảng trống đó.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các quan điểm, chủ trương, các biện pháp chỉ
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong phát triển kinh tế nhà nước từ năm
1986 đến năm 2000.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: nghiên cứu sự lãnh đạo khu vực kinh tế nhà nước ở Việt
Nam.
Về thời gian: nghiên cứu về các chủ trương, chính sách của Đảng Cộng
sản Việt Nam trong khoảng thời gian 15 năm đổi mới từ 1986 đến 2000 (từ
thời điểm bắt đầu đổi mới: năm 1986 với Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ
VI đến năm 2000, trước thềm Đại hội IX của Đảng).
6


Về nội dung: luận văn đi sâu làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng
trong việc xác định vai trò, vị trí và tính tất yếu của việc phát triển kinh tế nhà
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; trình bày chủ
trương, chính sách phát triển kinh tế nhà nước của Đảng trong 15 năm đầu
thời kỳ đổi mới. Kinh tế nhà nước gồm nhiều bộ phận khác nhau song luận
văn chỉ tập trung nghiên cứu về doanh nghiệp nhà nước với các hình thức biểu
hiện là tổng công ty, các tập đoàn, xí nghiệp… Có rất nhiều vấn đề liên quan

tới kinh tế nhà nước, luận văn chỉ đi sâu vào nghiên cứu sự chỉ đạo thông qua
các chính sách, chủ trương và các biện pháp chỉ đạo thực hiện của Đảng. Luận
văn cũng không trình bày chi tiết vào sự phát triển kinh tế nhà nước tuy nhiên,
để biết hiệu quả của việc lãnh đạo tới đâu thì luận văn cũng đề cập tới những
nét khái quát về sự phát triển của kinh tế nhà nước qua từng thời gian cụ thể
trên phạm vi cả nước chứ không phân tích vùng miền nào cụ thể.
4.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Luận văn làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo phát triển kinh tế nhà nước
của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1986 đến năm 2000; nhận xét, đánh giá
sự lãnh đạo của Đảng; từ đó rút ra những kinh nghiệm có ý nghĩa tham khảo
trong thời gian tới.
 Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:

Trình bày chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với kinh tế nhà
nước từ 1986 – 2000.
Làm rõ sự chỉ đạo của Đảng đối với kinh tế nhà nước qua hai giai đoạn
nghiên cứu: 1986 – 1990; 1991 – 2000.
Đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế trong quá trình chỉ đạo,
lãnh đạo khu vực kinh tế nhà nước của Đảng Cộng sản Việt Nam và từ đó rút
ra những bài học kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng trong
thời gian tới.

7


1. Đoàn Thị Thu Hà – Nguyễn Thị Ngọc Huyền (1999), Chính

sách
kinh tế – xã hội, Nxb. Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. Nguyễn Chí Hải (2006), Lịch sử kinh tế Việt Nam và các nước,
3.

Vũ Văn Hiền (2004), Đổi mới ở Việt Nam – tiến trình, thành tựu

và kinh nghiệm, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Học viện Chính trị hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh (2008),
Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới đất
nước, Nxb. Lý luận Chính trị, Hà Nội.
5.

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2006), Quá trình đổi

mới tư duy lý luận của Đảng từ 1986 đến nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
6.

Bích Hồng (1980), Con đường xây dựng nền kinh tế mới, Nxb. Sự

thật, Hà Nội.
7.

Nguyễn Văn Hồng (2003), Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm

nghiên cứu Trung Quốc, Trung Quốc cải cách mở cửa những bài học kinh
nghiệm, Nxb. Thế giới, Hà Nội.
8.


Khổng Doãn Hợi, Vũ Hữu Ngoạn, Đào Xuân Sâm (1986), Đổi

mới tư duy kinh tế, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh.
9.

Hồ Đức Hùng (chủ biên) (2007), Kinh tế Việt Nam hội nhập phát

triển bền vững.
10.
nước

Phan Văn Khải (2006), Đổi mới sâu rộng phát triển đất

nhanh và bền vững, tiến cùng thời đại, tập I, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2006.
11.

Vũ Trọng Khải (1992), Chuyển sang cơ chế quan lý kinh tế thị

trường: nhìn lại và suy ngẫm, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 (185), tr. 1221.
12.

Vũ Như Khôi (chủ biên) (2006), Đảng Cộng sản Việt Nam với

công cuộc đổi mới đất nước với hội nhập quốc tế, Nxb. Quân đội nhân dân,
Hà Nội.


8



13.

Vũ Như Khôi (2003), Đảng cộng sản Việt Nam với công cuộc đổi

mới, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
14.

Nhị Lê (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiến trong sự nghiệp

xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15.

Tạ Ngọc Tấn – Lê Quốc Lý (đồng chủ biên) (2012), Đổi mới,

nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, bảo đảm vai trò chủ đạo của kinh
tế nhà nước trong nền kinh tế trị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb.
16.
Đỗ Hoài Nam, Võ Đại Lược, (2006) Viện khoa học xã
hội Việt
Nam, Một số vấn đề phát triển kinh tế của Việt Nam hiện nay, Nxb. Thế giới,
Hà Nội.
17.
Trần Nhâm (2004), Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi
mới, Nxb.
18.

Lê Hồng Nhật (1992), Kinh tế Việt Nam trong bước quá độ sang

cơ chế thị trường – ưu thế và bất lợi của cải cách tuần tự, Tạp chí Nghiên cứu

kinh tế, số 4 (188), tr. 3-12.
19.
20.

Nhiều tác giả, Để kinh tế Việt Nam khởi sắc, Nxb. Trẻ.

Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam, chặng đường gian

nan và ngoạn mục 1975 – 1989, Nxb. Tri thức, Hà Nội.
21.

Đặng Phong (2012), Tư duy kinh tế Việt Nam 1975 – 1989, Nxb.

Tri thức, Hà Nội.
22.

Nguyễn Ngọc Quang (1993), Sở hữu trong điều kiện phát triển

nền kinh tế hàng hóa ở nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (số 1), tr. 7-14.
23.

Nguyễn Duy Qúy (2008), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở

Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
24.
Đỗ Quốc Sam (2011), Vài vấn đề về phát triển và đổi
mới, Nxb.
25.

Đào Xuân Sâm (1993), Bản chất mới và khả năng định hướng xã


hội chủ nghĩa của nền kinh tế hàng hóa nước ta, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế,
(số 1), tr.3-6.


9


26.
Đào Xuân Sâm (1992), Để chuyển sang nền kinh tế thị
trường,
27.

Nguyễn Đình Tân (1992), Bàn về kinh doanh trong cơ chế thị

trường, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6 (190), tr. 30-36.
28.

Nguyễn Quang Thuấn (chủ biên) (2014), Cải cách doanh nghiệp

nhà nước ở Việt Nam sau gần 30 năm đổi mới, thực trạng và giải pháp, Viện
hàn lâm Khoa học xã hội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
29.
Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2005), Diễn đàn phát
triển Việt
Nam: Những rào cản cần phải vượt qua, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) và Viện nghiên cứu chính sách quốc
gia Nhật Bản (GRIPS).
30.


Lê Ngọc Tòng (1989), Mấy ý kiến về thành phần kinh tế trong

TKQĐ, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2 (168), tr. 26-30.
31.

Nguyễn Đình Tôn (1989), Cải thiện môi trường hoạt động cho các

cơ sở kinh tế quốc doanh, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 1 (167), tr. 11-15.
32.
kỷ XX,

Tổng Cục thống kê (2004), Số liệu thống kê Việt Nam thế

quyển thứ 2, Nxb. Thống kê.
33.

Trần Xuân Trường (chủ biên) (2000), Một số vấn đề về định

hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
34.

Đinh Công Tuấn (1992), Cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc –

Thành tựu và những vấn đề, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 5 (189), tr.33-36.
35.

Đỗ Thế Tùng (1992), Các thành phần kinh tế hàng hóa nhiều

thành phần, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 6 (190), tr. 8-11.
36.


Viện Mác – Lênin, Viện thông tin khoa học (1991), Tìm hiểu một

số khái niệm trong Dự thảo cương lĩnh và dự thảo chiến lược kinh tế – xã hội,
Nxb. Tư tưởng – văn hóa, Hà Nội.
37.

Đăng Vinh, Đăng Quang, Thanh Vân (2005), Việt Nam đổi mới và

phát triển, tuyển chọn, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội.


38.

Nguyễn Văn Vĩnh (chủ biên) (2005), Góp phần đẩy lùi nguy

cơ, bảo đảm ổn định và phát triển đất nước, Nxb. Lý luận chính trị, Hà
Nội.
10



×