Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Kinh tế du lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh ninh bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.01 KB, 10 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Ngày nay không một Quốc gia nào trong quá trình hoạch định chính
sách và quản lý phát triển kinh tế lại không có nội dung phát triển bền
vững.Trên lý thuyết, phát triển bền vững là nhằm đáp ứng các nhu cầu của
hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của các thế
hệ mai sau.Nó liên quan đến phát triển và sử dụng có trách nhiệm các nguồn
tài nguyên thiên nhiên.
Sự phát triển bền vững của một quốc gia nói chung phải được đảm
bảo một cách thống nhất và đồng thời trên ba mặt: Kinh tế, Xã hội và Môi
trường.
Trên lĩnh vực du lịch, ở Việt Nam là quá trình phát triển phải được
định hướng và quản lý theo phương châm kết hợp hài hoà nhu cầu của trước
mắt và lâu dài ở cả hai góc độ sản xuất và tiêu dùng du lịch nhằm đạt tới một
mục đích bảo tồn và tái tạo được tài nguyên thiên nhiên, giữ gìn và phát huy
được bản sắc văn hoá dân tộc.
Trong những năm đầu của thế kỷ XXI, chúng ta chứng kiến sự phát
triển mạnh mẽ của ngành du lịch trên thế giới. Ngành du lịch được dự đoán
sẽ trở thành động lực quan trọng thúc đẩy kinh tế thế giới tăng trưởng và chỉ
đứng sau các ngành dầu khí, sản phẩm hóa chất, công nghiệp ô tô.Đặc biệt
trong tình hình kinh tế phục hồi còn nhiều yếu tố chưa xác định, nhiều nước
đã lấy ngành du lịch làm khâu đột phá để tăng trưởng kinh tế. Cùng với thế
giới và khu vực, ngành du lịch Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu
đáng kể nhờ chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của Đảng và Nhà
nước. Trong “Chiến lược phát triển du lịch của Việt Nam đến năm 2020 và
tầm nhìn đến năm 2030” của Chính phủ đã xác định “Phát triển du lịch trở
1

1



thành ngành kinh tế mũi nhọn; du lịch chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong
cơ cấu GDP, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội” là quan điểm
xuyên suốt của quá trình phát triển bền vững đất nước trong những năm tới.
Nằm tại khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ, thừa hưởng giá trị nền văn minh
lúa nước, Ninh Bình được biết đến như một nước Việt Nam thu nhỏ, bởi nơi
đây hội tụ đủ các dạng địa hình đồng bằng, miền núi, miền biển và từng là
kinh đô của nước Đại Cồ Việt. Hiện Ninh Bình có hơn 800 di tích lịch sử
văn hóa và danh lam thắng cảnh, trong đó có gần 80 di tích được xếp hạng
cấp Quốc gia, cùng với 114 lễ hội truyền thống và nhiều hội làng mang đậm
chất dân gian, đặc biệt là các lễ hội đầu xuân như lễ hội chùa Bái Đính, lễ
hội Cố đô Hoa Lư, lễ hội đền Thái Vi, lễ hội Thánh Quý Minh Đại Vương...
Trong năm 2012 Ninh Bình đón khoảng 3.711.994 lượt khách đến thăm
quan tăng khoảng 14,1% so với cùng kỳ năm 2011, trong đó lượng khách
nội địa là 3.036.424 lượt khách tăng khoảng 17,4%, và đối với lượng khách
quốc tế là 675.570 lượt khách tăng khoảng 1,2% (Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch Ninh Bình 2012, Thống kê du lịch tỉnh Ninh Bình năm 2012, Ninh
Bình). Tuy nhiên, với một địa phương được ưu đãi cả về mặt tài nguyên du
lịch tự nhiên lẫn nhân văn như Ninh Bình thì số lượng khách đến tỉnh trong
những năm gần đây là chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương.
Nguyên nhân do phát triển dịch vụ du lịch tỉnh Ninh Bình chưa được đẩy
mạnh. Cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật du lịch, mặc dù đã được cải thiện
nhiều trong những năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
khách du lịch đến với Ninh Bình. Ý thức trách nhiệm về phát triển du lịch
bền vững, về giữ gìn bảo vệ tài nguyên môi trường chưa cao.Vì vậy du lịch
Ninh Bình chưa có sức cạnh tranh cao so với các địa phương khác trong
nước cũng như trong khu vực và trên thế giới.

2

2



Trước yêu cầu của hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, cùng với sự
phát triển của ngành kinh tế khác, ngành du lịch đã có những bước phát triển
đáng kể, và càng có vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nói chung. Tuy là
một địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển du lịch, nhưng
Ninh Bình chưa phát huy được lợi thế, chưa phát triển đúng với tiềm năng
của mình. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực tiễn phát triển du lịch bền
vững ở tỉnh Ninh Bình vừa mang tính cấp thiết trước mắt, vừa có tính chiến
lược lâu dài nhằm đề xuất các giải pháp phát triển ngành kinh tế mũi nhọn
này ở tỉnh Ninh Bình. Xuất phát từ lý do trên, em đã lựa chọn đề tài: “ Kinh
tế du lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị
của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Trong thời gian qua đã có nhiều công trình khoa học cả trong nước và
quốc tế nghiên cứu về du lịch và phát triển du lịch trong đó có du lịch Ninh Bình:
- “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình 1995-2010”,
Viện nghiên cứu chiến lược phát triển du lịch Việt Nam.
- Trần Đức Thanh, “Cơ sở khoa học trong việc thành lập các bản đồ
phục vụ quy hoạch du lịch cấp tỉnh ở Việt Nam (Lấy ví dụ ở Ninh Bình)”.
Luận án PTS, Hà Nội 1995- 170 trang.
- Vũ Tuấn Cảnh (Chủ trì) “Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam”. Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp nhà nước 1998-2000. (Tài liệu lưu trữ tại viện
nghiên cứu phát triển du lịch. Tổng cục du lịch Việt Nam.)
- Trần Quốc Nhật, “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát
triển mới của nền kinh tế Việt Nam”, luận án thạc sỹ kinh tế,1996.
- Tổng cục du lịch Việt Nam “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
giai đoạn 2001-2010” tháng 10/2001.
3


3


- Và một số công trình khoa học, bài viết khác.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu và các bài viết trên chỉ đề cập
đến vấn đề du lịch dưới các góc độ và phạm vi rộng hẹp khác nhau. Chưa có
công trình nào đi sâu nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về phát triển kinh
tế du lịch theo hướng bền vững ở Ninh Bình. Đề tài:“ Kinh tế du lịch trong
phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình hiện nay” không trùng lắp với bất cứ
luận văn hoặc đề tài khoa học nào đã công bố.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát
triển kinh tế du lịch bền vững cùng với việc phân tích, đánh giá thực trạng
phát triển kinh tế du lịch bền vững ở tỉnh Ninh Bình thời gian qua; khóa
luận đưa ra các quan điểm, phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục phát
triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh Bình trong thời gian
tới.
3.2.Nhiệm vụ:
- Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch trong phát triển
bền vững.
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, thực trạng phát triển kinh tế du lịch
của tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2005 đến nay.
- Đề xuất quan điểm phương hướng và giải pháp phát triển kinh tế du
lịch trong phát triển bền vững ở tỉnh Ninh Bình từ nay đến năm 2020.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về kinh tế du lịch trong phát
triển bền vững, thực trạng về phát triển kinh tế du lịch ở Ninh Bình và các giải
pháp nhằm thúc đẩy kinh tế du lịch phát triển theo hướng bền vững ở tỉnh Ninh

Bình.
4

4


- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi thời gian, đánh giá về thực trạng kinh tế du
lịch ở Ninh Bình giai đoạn từ năm 2003 đến nay và các giải pháp, kiến nghị với
các cấp có thẩm quyền đến năm 2020.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
- Vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử.
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp như: trừu tượng hóa khoa
học, phân tích và tổng hợp; logic kết hợp với lịch sử, phương pháp thống kê,
so sánh…
6. Những đóng góp khoa học của luận văn.
- Qua nghiên cứu, luận văn đề xuất những phương hướng cơ bản và giải
pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững một cách
có hiệu quả, góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Ninh Bình.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,
hoạch định chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực kinh tế du lịch ở tỉnh
Ninh Bình.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
KINH TẾ DU LỊCH TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

1.1. Kinh tế du lịch - Đặc điểm và vai trò của kinh tế du lịch trong
phát triển bền vững.
1.1.1.Một số khái niệm có liên quan.
5

5


1.1.2. Đặc điểm của kinh tế du lịch trong phát triển bền vững
1.1.3. Vai trò của kinh tế du lịch bền vững đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Các nhân tố tác động đến kinh tế du lịch trong phát triển bền
vững và những vấn đề đặt ra.
1.2.1. Các nhân tố tác động đến kinh tế du lịch trong phát triển bền
vững.
1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển mạnh mẽ kinh
tế du lịch bền vững.
1.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch bền vững ở trong và
ngoài nước. Bài học kinh nghiệm rút ra để tỉnh Ninh Bình tham khảo và
vận dụng.
1.3.1.Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của một số nước trên thế
giới..
1.3.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch của một số địa phương
trong nước.
1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra để tỉnh Ninh Bình có thể tham khảo
và vận dụng.
Chương 2
THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH THEO TRONG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở NINH BÌNH NHỮNG NĂM QUA
2.1. Tiềm năng kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên tỉnh Ninh Bình

2.1.2 Tiềm năngkinh tế du lịch Ninh Bình
2.2. Thực trạng phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình trong phát triển
bền vững từ năm 2003 đến nay.
2.2.1. Về quy hoạch phát triển kinh tế du lịch
6

6


2.2.2. Cơ chế quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch
2.2.3. Các loại hình du lịch và sản phẩm du lịch bền vững.
2.2.4. Kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển kinh
tế du lịch.
2.2.5. Thực trạng nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế du lịch bền
vững.
2.2.6. Hoạt động quảng bá thương hiệu và khuyến khích phát triển kinh
tế du lịch bền vững.
2.3. Đánh giá chung về tình hình phát triển kinh tế du lịch theo hướng
bền vững ở tỉnh Ninh Bình những năm gần đây.
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được trong việc phát triển kinh tế du lịch
theo hướng bền vững tại tỉnh Ninh Bình những năm gần đây.
2.3.2. Hạn chế trong việc phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững tại
tỉnh Ninh Bình.

Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN
KINH TẾ DU LỊCH THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
Ở TỈNH NINH BÌNH TRONG GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Định hướng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững của tỉnh
Ninh Bình.

3.1.1. Quan điểm, mục tiêu phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững
của Ninh Bình từ nay đến năm 2020
3.1.2. Định hướng phát triển kinh tế du lịch theo hướng bền vững ở Ninh
Bình từ nay đến năm 2020.
3.2. Các giải pháp phát triển kinh tế du lịch Ninh Bình theo hướng bền
vững.
3.2.1. Giải pháp về bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và vệ sinh môi trường
7

7


3.2.2 Giải pháp về tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất kỹ thuật
3.2.3. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm
3.2.4. Giải pháp về đào tạo lao động phục vụ du lịch
3.2.5. Giải pháp về liên kết, hợp tác
3.2.6. Giải pháp về xúc tiến, quảng bá.
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Mạnh Chi (2007), Giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành

kinh tế mũi nhọn, Luận văn thạc sĩ kinh doanh và quản lý, Học
việnChính trịquốc gia Hồ Chí Minh.
2. Dụng Văn Duy (2004), Du lịch trong quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ở tỉnh Bình Thuận, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Chính trị
quốcgiaHồ Chí Minh.
3. Nguyễn Thị Thanh Hiền (1995), Quản lý nhà nước về du lịch trong
giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, Luận văn thạcsĩ
khoahọc kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Đổng Ngọc Minh - Vương Lợi Đình (2000), Kinh tế du lịch học, NXB

Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
5. Thái Viết Tưởng (2006), du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Nam. Học viện
Chính trị quốc gia HồChí Minh.
6. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1999), Pháp lệnh du lịch, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển du

lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030, Hà Nội.
8. Huỳnh Văn Đà, Giáo trình Phát triển du lịch bền vững, Khoa Khoa học Xã
hội và Nhân văn, Đại học Cần Thơ.
9. Luật du lịch Việt Nam (2005), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Nguyễn Đình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
8

8


11. Nguyễn Ngọc Quỳnh (11/2010), Báo cáo chuyên đề “Điều tra đánh giá

nhận thức của các cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương về phát triển
bền vững và quan điểm hài hòa các mục tiêu: Kinh tế - xã hội và môi
trường”, Ninh Bình.
12. Nguyễn Ngọc Quỳnh (11/2013), Nghiên cứu, đề xuất xây dựng mô hình du
lịch cộng đồng tại khu du lịch sinh thái Vân Long, Ninh Bình.
13. Phạm Trung Lương (2007), Phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam –

Những vấn đề đặt ra, tuyển tập Hội thảo Quản lý và phát triển du lịch biển,
đảo Việt Nam, Tổng Cục Du lịch, Bình Thuận, tr6 – 15.
14. Sở Văn Hóa, Thể thao & Du lịch Ninh bình (2011), Báo cáo kết quả đề tài:


Đánh giá tổng thể tiềm năng hang động của Ninh Bình phục vụ cho việc
phát triển du lịch, Ninh Bình.
15. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình (2012), Bảng tổng hợp dự án

đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
đến năm 2012, Ninh Bình.
16. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình (2012),Báo cáo tình hình thực

hiện quy hoạch Ninh Bình đến năm 2012, Ninh Bình.
17. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình (2012), Báo cáo tình hình xếp
hạng các di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đến năm 2012, Ninh Bình.
18. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch Ninh Bình (2012), Báo cáo tổng hợp dự
án đầu tư cơ sở vật chất du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, Ninh Bình.
19. Trường Đại học Hoa Lư (2012), Báo cáo đề tài: Nghiên cứu, đề xuất một

số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở Ninh Bình đến năm 2020, Ninh
Bình.
20. Viện Nghiên cứu phát triển Du lịch Việt Nam (2012), Chiến lược phát
triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030, Hà Nội.
21. Tỉnh uỷ Ninh Bình (2009), Nghị quyết số 15-NQ/TU về phát triển du lịch
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
22. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Quyết định số 2845/QĐ-UBND
ngày 17/12 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Ninh Bình đến năm 2010, định hướng đến năm 2015.
23. Uỷ ban nhân dân tỉnh Ninh Bình (2007), Quy hoạch tổng thể phát triển du
lịch từ năm 2007 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Ninh Bình.
9

9



24. Phạm Đình Nhân, (2001), Di tích và danh thắng Ninh Bình, Trung tâm

UNESCO thông tin tư liệu lịch sử và văn hoá Việt Nam, Hà Nội.
25. Nguyễn Văn Mạnh, (2007), Để du lịch Việt Nam phát triển nhanh và bền
vững sau khi gia nhập WTO, Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
26. Nguyễn Ngọc Luyên, “Khu du lịch sinh thái Tràng An”, Trung tâm Thông
tin xúc tiến Du lịch, 15/12/2011, ngày truy cập 25/03/2014,
< />27.
28.
29.
30.

10

Website: Cổng thông tin điện tử Ninh Bình.
Website: Du lịch Ninh Bình.
Website: Sở Văn hoá – Thể thao – Du lịch Ninh Bình.
Website: Tổng cục Du lịch.

10



×