Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.85 KB, 29 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1. Khái quát về thuế GTGT
1.1.1. Khái niệm thuế GTGT và đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế
Thuế GTGT là loại thuế mới, lần đầu tiên áp dụng ở nước ta thay cho thuế
doanh thu. Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu NSNN mà
còn là một công cụ của nhà nước để quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Căn cứ vào Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 và Nghị định số
158/2003/NĐ-CP ban hành ngày 10/12/2003 thuế GTGT được định nghĩa như
sau:
"Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ
phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng."
Thuế GTGT viết tắt là VAT theo tên tiếng Anh (Value added Tax).Tức là:
thuế GTGT chỉ tính trên phần giá trị tăng thêm khác hẳn với thuế doanh thu là loại
thuế tính trên doanh thu với thuế suất ở tất cả các khâu. Do vậy, thuế GTGT có ưu
điểm hơn hẳn loại thuế cũ.
Do nhược điểm của thuế doanh thu và nhu cầu thay đổi trong công tác hạch
toán kế toán nói chung và công tác hạch toán thuế nói riêng, Luật thuế GTGT được
ban hành và áp dụng từ ngày 1/1/1999. Cho đến nay, Bộ Tài chính đã ban hành
nhiều văn bản hướng dẫn kế toán về thuế GTGT, đáp ứng tương đối đầy đủ, kịp
thời về hạch toán thuế GTGT như: Luật thuế GTGT số 07/2003/QH11 sửa đổi, bổ
sung một số điều trong Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9, Nghị định
158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Thông tư số 120/2003/TT-BTC hướng dẫn và
quy định chi tiết việc thi hành Luật thuế GTGT…
Đối tượng chịu thuế GTGT: Thuế GTGT là loại thuế gián thu, tính trên giá
trị hàng hoá, dịch vụ (kể cả dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân nước ngoài) dùng
cho SXKD và tiêu dùng tại Việt Nam (Điều 2- Luật thuế GTGT) trừ các đối tượng
quy định tại điều 4 Luật thuế GTGT.
Đối tượng nộp thuế GTGT: Đối tượng nộp thuế GTGT là các cơ sở kinh
doanh bao gồm các tổ chức cá nhân có hoạt động SXKD dịch vụ, hàng hoá chịu
thuế GTGT ở Việt Nam không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh


doanh và các tổ chức cá nhân có nhập khẩu hàng hoá, mua dịch vụ từ nước ngoài
chịu thuế GTGT.
1.1.2. Căn cứ tính thuế GTGT
Theo Luật thuế GTGT số 02 năm 1997 và Luật thuế GTGT số 07 năm 2003
và các Nghị định, thông tư hướng dẫn đi kèm: Có hai căn cứ để tính thuế là giá
tính thuế và thuế suất.
Gía tính thuế: Gía tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ được xác định cụ
thể như sau:
 Đối với hàng hoá, dịch vụ được các cơ sở SXKD bán ra hoặc cung ứng là giá
bán chưa có thuế GTGT;
 Đối với hàng hoá nhập khẩu là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu
có);
 Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB là giá bán cộng với thuế TTĐB (đối với
hàng nội địa) và là giá nhập khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có), thuế TTĐB
của hàng nhập khẩu (đối với hàng hoá nhập khẩu);
 Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để trao đổi, biếu, tặng, tiêu dùng nội bộ hoặc
để trả thay lương thì giá tính thuế GTGT là giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ
tương đương cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm phát sinh hoạt động
này;
 Đối với xây dựng, lắp đặt giá tính thuế là giá bao thầu (gồm cả nguyên vật
liệu hoặc không) hoặc nếu thanh toán theo đơn giá hoặc hạng mục công trình thì
giá tính thuế là giá của phần công việc hoàn thành bàn giao;
 Đối với hàng hoá bán theo phương pháp trả góp, giá tính thuế là giá bán một
lần chưa tính thuế; hoặc đối với các hoạt động đại lý, môi giới mua bán hàng hoá
dịch vụ hưởng hoa hồng thì giá tính thuế là tiền hoa hồng thu được;
 Đối với vận tải, bốc xếp là giá cước vận tải, bốc xếp chưa có thuế GTGT;
Đối với các trường hợp khác, giá tính thuế cũng được nhà nước quy định
trong điều 6 Luật thuế GTGT;
Ngoài ra, giá tính thuế còn bao gồm cả các khoản phụ thu, phí thu mà cơ sở
kinh doanh được hưởng trừ đi các khoản phụ thu và phí phải nộp lại cho Nhà nước.

Thuế suất: Luật thuế GTGT năm 1997 quy định 4 mức thuế suất GTGT thay
vì 11 mức thuế suất doanh thu trước đây. Đó là các nhóm: 0%, 5%, 10%, 20%.
Đến năm 2003 Luật thuế GTGT sửa đổi ban hành thì theo quy định chỉ còn ba
nhóm: 0%, 5%, 10%. Nhờ việc chia ra thành nhiều nhóm thuế suất mà nhà nước
có thể thực hiện được chính sách ưu đãi với một số mặt hàng được khuyến khích
tiêu dùng trong nước, tăng cường xuất khẩu, hoặc hạn chế, điều tiết tiêu dùng. Cụ
thể: Thuế suất 0%: áp dụng đối với các hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu. Thuế suất
5%: áp dụng cho các loại hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt và sản
xuất Thuế suất 10%: áp dụng với các hàng hoá dịch vụ còn lại. Việc giảm thiểu các
nhóm thuế suất có ưu điểm là làm đơn giản hơn việc áp dụng, tính thuế nộp thuế
cho các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh.
1.1.3. Phương pháp tính thuế GTGT
1.1.3.1. Thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ
Theo Luật thuế GTGT, khi tính thuế GTGT để nộp cho NSNN thì các cơ sở
kinh doanh có thể tính theo một trong hai phương pháp là: phương pháp khấu trừ
và phương pháp trực tiếp.
Hiện nay đa số các doanh nghiệp áp dụng phương pháp khấu trừ thuế vì nó có
ưu điểm hơn hẳn. Trong phạm vi bài viết này cũng chỉ để cập đến thuế GTGT và
trong phạm vi thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, tuy nhiên vẫn trình bày
phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp để có thể so sánh được hai phương pháp
này.
Đối tượng và việc xác định thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được cụ
thể như sau:
 Đối tượng: là các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, đơn vị được thành lập
theo Luật doanh nghiệp Nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, Luật
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, và các đơn vị, tổ chức kinh doanh khác
trừ các đối tượng tính thuế theo phương pháp trực tiếp.
 Xác định thuế GTGT: Thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:
Số thuế GTGT
phải nộp

=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu vào
được khấu trừ
Trong đó:
 Thuế GTGT đầu ra được xác định như sau:
Thuế GTGT đầu
ra của hàng hoá,
dịch vụ
=
Gía tính thuế
của hàng hóa
dịch vụ bán ra
*
Thuế suất thuế
GTGT của hàng hoá
dịch vụ đó
 Thuế GTGT đầu vào:
 Trường hợp cơ sở SXKD dùng các hoá đơn, chứng từ thông thường: Đối
với hàng hoá, dịch vụ (bao gồm TSCĐ) trong nước mua để phục vụ sản xuất hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào bao gồm tổng số thuế GTGT
ghi trên hoá đơn GTGT. Nếu có thêm hàng hoá nhập khẩu thì thuế GTGT đầu vào
sẽ được cộng cả số thuế GTGT ghi trên hoá đơn nhập khẩu hoặc hoá đơn nộp thuế
GTGT thay cho phía nước ngoài.
 Trường hợp cơ sở SXKD được sử dụng loại hoá đơn chứng từ đặc thù như
vé cước vận tải, tem bưu chính…thì giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT và thuế
GTGT được tính như sau:


=GTGT ThuÕ
*
GTGT thuÕsuÊt thuÕ1
to¸n thanhGÝa
+
thuế suất thuế GTGT
1.1.3.2. Thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp
 Đối tượng áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp:
- Các đối tượng không đủ điều kiện để tính thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ thuế.
- Các cơ sở kinh doanh mua bán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý
 Xác định số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
Số thuế GTGT
phải nộp
=
GTGT của hàng hóa, dịch
vụ chịu thuế
*
Thuế suất thuế GTGT của
hàng hóa, dịch vụ đó
GTGT của hàng
hóa, dịch vụ
=
Gía thanh toán của hàng
hoá dịch vụ bán ra (1)
-
Giá thanh toán của hàng
hoá dịch vụ mua vào
tương ứng (2)
(1): Gía thanh toán hàng hoá, dịch vụ bán ra bao gồm cả thuế GTGT và các

khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.
(2): Gía thanh toán của hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng của hàng hoá dịch
vụ bán ra được xác định bằng giá trị hàng hoá dịch vụ mua vào (giá mua bao gồm
cả thuế GTGT) mà cơ sở SXKD đã dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch
vụ chịu thuế GTGT bán ra.
1.1.4. Ý nghĩa của thuế GTGT
Thuế GTGT là loại thuế tiên tiến trên thế giới được nhiều nước có nền kinh
tế phát triển áp dụng. Đối với Việt Nam, thuế GTGT là loại thuế mới thay thế
cho thuế doanh thu trước đây. Luật thuế GTGT có hiệu lực từ ngày 1/1/1999.
Về cơ bản, thuế GTGT có ưu điểm hơn hẳn thuế doanh thu cũ:
Tính ưu việt lớn nhất của thuế GTGT so với thuế doanh thu (loại thuế đã
được áp dụng một thời gian dài ở nước ta) là loại bỏ được tình trạng thu thuế
trùng chéo, thuế đánh chồng lên thuế. Nguyên nhân là do với thuế doanh thu cứ
mỗi lần bán hàng là một lần phải nộp thuế nên thuế bị đánh trùng lắp nhiều lần
qua các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Còn thuế GTGT
chỉ đánh vào phần giá trị tăng thêm không đánh vào phần giá trị đã chịu thuế ở
các khâu trước. Do vậy, thuế GTGT phản ánh số thuế GTGT đầu vào, đầu ra
một cách liên tục, rõ ràng, minh bạch ở tất cả các khâu. Đồng thời việc quản lý,
theo dõi, hạch toán kế toán và thực thi nghĩa vụ thuế theo Luật thuế GTGT cũng
có tính chặt chẽ, liên hoàn cao giúp cho việc tính toán xác định số thuế GTGT
đầu vào, đầu ra, phải nộp một cách chính xác.
Ngoài ra, khi thuế GTGT được áp dụng thì số lượng mức thuế suất được
giảm đi từ 11 xuống còn 4 mức thuế suất (Luật thuế GTGT năm 1997) và chỉ
còn 3 mức thuế suất (Luật thuế GTGT sửa đổi năm 2003). Việc giảm bớt số
lượng mức thuế suất đã làm đơn giản cho các cơ sở SXKD rất nhiều trong cả
hạch toán, ghi chép và xác định số thuế GTGT phải nộp.
Luật thuế GTGT ra đời đã thống nhất hệ thống thuế áp dụng cho các cơ sở
SXKD thuộc mọi thành phần kinh tế trong cả nước và cho hầu như toàn bộ các
hoạt động SXKD của xã hội. Do phạm vi đối tượng áp dụng thuế GTGT rất
rộng như vậy nên thuế GTGT đã được thu một cách triệt để góp phần làm tăng

NSNN. Đồng thời khi áp dụng một hệ thống thuế thống nhất và chặt chẽ đã góp
phần tạo môi trường bình đẳng cho sự cạnh tranh giữa các cơ sở kinh doanh
thuộc mọi thành phần kinh tế và tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài.
1.1.5. Kế toán thuế GTGT trong các doanh nghiệp
1.1.5.1. Hoá đơn, chứng từ liên quan đến thuế GTGT
Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong hoạt động SXKD đều phải
lập hoá đơn, chứng từ. Khi tổ chức vận dụng chứng từ cần phải lưu ý là chứng
từ dùng để ghi sổ và làm căn cứ để khấu trừ thuế, nộp thuế phải đảm bảo các
yếu tố: đầy đủ, hợp pháp, hợp lý, hợp lệ.
Các cơ sở SXKD khi mua bán hàng hoá dịch vụ phải thực hiện chế độ hoá
đơn chứng từ theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Loại hoá đơn, chứng từ được sử dụng: Đối với các cơ sở SXKD thuộc
đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi bán hàng hoá dịch vụ
chịu thuế GTGT bắt buộc phải sử dụng hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ
Tài Chính (kể cả hàng hoá dịch vụ chịu thuế TTĐB), trừ trường hợp được cho
phép sử dụng hoá đơn đặc thù với giá thanh toán là giá đã có thuế.
Đối với các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương
pháp trực tiếp khi bán hàng hoá dịch vụ phải sử dụng hoá đơn bán hàng.
Các yếu tố phải ghi trên hoá đơn, chứng từ: Khi lập hoá đơn chứng từ,
đơn vị, cơ sở bán hàng phải ghi rõ ràng đầy đủ, chính xác các yếu tố quy định
trên hoá đơn đặc biệt là: tên người bán, người mua, MST, đơn giá, dấu…và phải
ghi tách riêng giá chưa thuế, thuế GTGT và tổng giá thanh toán. Trong trường
hợp không ghi tách riêng giá bán chưa thuế, thuế GTGT, chỉ ghi tổng giá thanh
toán chung thì cơ sở kinh doanh phải chịu tính thuế GTGT trên tổng giá thanh
toán.
Tính đầy đủ, hợp pháp của hoá đơn chứng từ:
Tính đầy đủ: Hoá đơn chứng từ ngoài việc phải ghi đủ các yếu tố quy
định trên hoá đơn, còn phải đầy đủ về thủ tục, hồ sơ để được khấu trừ hàng hoá
dịch vụ đầu vào nhất là với hàng hoá xuất khẩu hoặc coi như xuất khẩu.
Tính hợp pháp: Hoá đơn chứng từ hợp pháp là hoá đơn do Bộ Tài Chính

hoặc Tổng Cục Thuế phát hành, do cơ quan thuế cung cấp cho các cơ sở kinh
doanh. Đối với các hoá đơn do các cơ sở kinh doanh tự in thì phải theo mẫu quy
định và phải được cơ quan Thuế chấp nhận cho sử dụng. Và các loại hoá đơn
chứng từ đặc thù mà các cơ sở SXKD được phép cho sử dụng.
Hoá đơn GTGT phải nguyên vẹn không được nhàu nát, rách. Số liệu, chữ
viết, đánh máy trên hoá đơn không được tẩy xoá, sửa chữa.
1.1.5.2. Tài khoản tính thuế GTGT và việc hạch toán thuế GTGT
 Tài khoản tính thuế GTGT:
Theo quy định, TK 133- thuế GTGT được khấu trừ và TK 3331- thuế
GTGT đầu ra được dùng để hạch toán và nộp thuế GTGT.
 TK 133: là tài khoản dùng để phản ánh thuế GTGT đầu vào được, đã và
còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
 TK 133- thuế GTGT đầu vào được khấu trừ có hai tài khoản cấp 2:
- TK 1331- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
- TK 1332- Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của TSCĐ.
Nội dung kết cấu của TK 133 như sau:
TK 133
Nợ Có
Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu Số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
trừ Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào
Số thuế GTGT đầu vào được hoàn không được khấu trừ
lại nhưng NSNN chưa hoàn lại Số thuế GTGT đầu vào được hoàn lại
Dư: Số thuế GTGT đầu vào chưa
được khấu trừ, chưa được hoàn lại
TK 3331: TK 3331 dùng để phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và
còn phải nộp.
TK 3331- Thuế GTGT đầu ra phải nộp có 2 tài khoản cấp 3:
- TK 33311: Thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng hoá, dịch vụ, sản phẩm
tiêu thụ.
- TK 33312: Thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu.

- Nội dung kết cấu của TK 3331 như sau:
TK 3331
Nợ Có
Số thuế GTGT đầu ra đã nộp thừa vào Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng
NSNN hoá dịch vụ tiêu thụ
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của hàng
trao đổi, biếu tặng….
Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của thu tài
chính, thu khác
Để đơn giản có thể khái quát các nghiệp vụ hạch toán thuế GTGT theo
phương pháp khấu trừ qua sơ đồ sau:
Gía mua vật tư
hàng hoá, tài sản
chưa có thuế GTGT



Thuế GTGT đầu
được khấu trừ

Thuế GTGT được hoàn lại bằng tiền
TK 711
Doanh thu bán hàng
và thu nhập khác
Tổng giá thanh
toán gồm
cả thuế
GTGT

GTGT

TK111, 112
Kết chuyển số thuế GTGT khấu
trừ trong kỳ
TK 3331

Thuế GTGT
đầu ra phải trả

TK711
Thuế GTGT được
miễn giảm nhận lại bằng tiền

Thuế GTGT được
miễn giảm trừ vào
số phải nộp
Thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp
TK111, 112
Nộp thuế GTGT
cho NSNN
Sơ đồ 1: Sơ đồ hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
TK 331, 111, 112 TK 151, 152, 211 TK 511, 515, 711 TK 131, 111, 112
1.1.5.3. Đăng ký, kê khai nộp thuế
Tất cả các đơn vị, cơ sở SXKD, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế GTGT
đều phải đăng ký, kê khai nộp thuế GTGT theo mẫu quy định và hướng dẫn của
cơ quan thuế.
Thời gian đăng ký chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày cấp Giấy phép đầu tư
hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và con dấu đối với đơn vị mới thành
lập. Sau khi đăng ký kê khai nộp thuế, các cơ sở SXKD được nhận Giấy chứng
nhận đăng ký thuế và MST .
Hàng tháng, các đơn vị phải lập tờ khai thuế kèm theo Bảng kê hàng hoá

dịch vụ bán ra, mua vào theo mẫu quy định với thời hạn nộp chậm nhất là trong
10 ngày đầu của tháng tiếp theo. Nếu phát hiện tờ khai thuế có sai sót trong kê
khai trước thời hạn phải nộp thuế thì có thể thông báo cho cơ quan thuế và đồng
thời lập lại tờ khai mới. Còn nếu phát hiện ra sai sót sau thời hạn nộp thuế thì
đơn vị có thể điều chỉnh kê khai vào tháng tiếp theo nhưng không được quá thời
hạn 3 tháng kể từ thời điểm kê khai phát sinh của tháng.
1.1.5.4. Việc nộp thuế và quyết toán thuế hàng năm
Việc nộp thuế: Rõ ràng thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng
thêm của hàng hoá. Thuế GTGT phải nộp được xác định bằng cách lấy giá bán
chưa có thuế nhân với thuế suất GTGT (gọi là thuế đầu ra), rồi trừ đi số thuế
GTGT ghi trên hoá đơn mua hàng (gọi là thuế đầu vào được khấu trừ).
Nếu kết quả thu được là số dương tức là số thuế GTGT đầu ra lớn hơn số
thuế GTGT được khấu trừ thì cơ sở SXKD phải nộp số thuế GTGT vào NSNN.
Nếu kết quả thu được bằng 0 thì cơ sở không phải nộp thuế. Còn nếu kết quả
thu được là số âm tức là số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế
GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ thì đơn vị chỉ được phép khấu trừ số thuế
GTGT đầu vào bằng số thuế GTGT đầu ra phát sinh. Số thuế GTGT đầu vào
còn lại được khấu trừ tiếp vào kỳ sau hoặc được xét hoàn thuế theo quy định
hiện hành.
Quyết toán thuế GTGT: Các cơ sở kinh doanh (trừ cơ sở kinh doanh vừa
và nhỏ nộp thuế theo mức ấn định) phải thực hiện lập và gửi quyết toán thuế
GTGT cho cơ quan thuế. Năm quyết toán thuế bắt buộc là năm dương lịch kể cả
với các đơn vị được áp dụng quyết toán tài chính khác năm dương lịch. Thời
hạn nộp quyết toán thuế GTGT chậm nhất là 60 ngày kể từ ngày 31 tháng 12
của năm thực hiện quyết toán.
Hoàn thuế GTGT: Sau khi quyết toán thuế GTGT có doanh nghiệp phải
nộp thuế GTGT vào NSNN nhưng cũng có những doanh nghiệp được hoàn lại.
Các doanh nghiệp được hoàn thuế bao gồm: Những doanh nghiệp có thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế GTGT đầu ra trong một thời gian
dài (khoảng 3 tháng liên tục), hoặc có giá trị lớn (đối với tài sản khoảng 200

triệu trở lên) và các cơ sở kinh doanh thuộc đối tượng ưu đãi, các dự án sử dụng
vốn ODA…
1.2. Khái quát về kiểm toán thuế GTGT trong kiểm toán BCTC
1.2.1. Tổng quan về kiểm toán BCTC
Kiểm toán BCTC được coi là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán vì nó
chứa đựng đầy đủ “sắc thái kiểm toán” từ khi ra đời và cả trong quá trình phát
triển. Đặc trưng cơ bản đó bắt nguồn từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán
và từ chính đối tượng kiểm toán BCTC. Cụ thể, đối tượng của kiểm toán BCTC
là các Bảng khai tài chính mà bộ phận quan trọng của những bảng khai này
Bảng khai tài chính. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200- điểm 04:
“Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế
toán hiện hành (hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính
chủ yếu của đơn vị”.
Cũng như các hoạt động có ý thức khác của con người, hoạt động kiểm
toán cũng có các mục tiêu riêng. Theo chuẩn mực kiểm toán số 200: “Mục tiêu
của kiểm toán BCTC là giúp cho KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác
nhận rằng BCTC có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
hoặc được chấp nhận, có tuân thủ pháp luật liên quan và phản ánh trung thực

×