Tải bản đầy đủ (.pptx) (19 trang)

KỸ NĂNG THÔNG BÁO TIN XẤU vutm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.21 MB, 19 trang )

KỸ NĂNG THÔNG BÁO TIN XẤU


Mục tiêu:
1. Khái niệm “ tin xấu” là gì ? Lợi ích và khó khăn trong việc thông báo
tin xấu
2. Nêu ra 3 kiểu thông báo khác nhau và tác động của chúng.
3. Áp dụng kỹ thuật SPIKES trong việc thông báo tin xấu
4. Tình huống lâm sàng


I. Khái niệm
Tin xấu ( bad news) là bất kỳ thông tin nào làm ẢNH HƯỞNG NGHIÊM
TRỌNG và BẤT LỢI đến VIỄN CẢNH của mỗi cá nhân về TƯƠNG LAI của
họ
1.1) Tại sao phải thông báo tin xấu?
 Người bệnh có quyền được giải thích và hiểu toàn diện về vấn đề trong hoàn
cảnh của họ.
 Người thông báo ( BS- NVYT) có trách nhiệm truyền tải thông tin cùng với hoàn cảnh
hình thành tin xấu đó.


1.2)Khó khăn của bác sĩ ( NVYT) khi thông báo tin xấu
 TIẾN THOÁI LƯỠNG NAN
 Thiếu tự tin ( nếu không được đào tạo bài bản)
 Ít THỜI GIAN (BN nhiều)
 Bác sĩ phải đối đầu với sự THẤT BẠI, BẤT LỰC của
bản thân (Gợi nhớ những nỗi lo sợ bệnh tật và
kinh nghiệm lâm sàng trước đó)
Ø Thiếu khả năng giao tiếp, muốn từ chối
Vậy theo bạn, đối với bác sĩ việc thông báo là khó


hay dễ ? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?

 NHÂN CÁCH, lịch sử bản thân
ü ĐÀO TẠO
 ĐIỀU KIỆN vật chất công việc (thời gian, phương
tiện, cách tổ chức)
ü Mức độ STRESS


Nhưng trên thực tế :

- Nếu không được thông báo đầy đủ về tiên lượng,bệnh nhân sẽ có khả
năng lựa chọn những liệu pháp điều trị tích cực và có những quyết định
khiến họ nuối tiếc
Ví dụ:
+ Bệnh nhân có thể vẫn tham gia trao đổi về vấn đề này mà ít bị căng thẳng, và
vẫn giữ được hy vọng kể cả khi tiên lượng rất xấu
+ Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi bệnh nhân được biết tiên lượng của
mình thường cảm thấy hài lòng với việc chăm sóc và mức độ đau buồn cũng
giảm xuống,đôi khi gây nên sự thờ ơ,không chú trọng cuộc sống…


II. Những kiểu thông báo khác nhau và tác động của chúng
2.1. Thông báo đường đột
- Do tính chất khẩn cấp và tình trạng trầm trọng của bệnh nhân
Việc thông báo đường đột đến bệnh nhân gây những tác
động gì?
Tiếp xúc liền với sự thật

=> Không có sự chuẩn bị


=> Shock

2.2. Thông báo âm thầm
- Nhân viên y tế không dám giải thích , nhưng nếu im lặng cũng khiến họ bứt rứt, vì vậy
họ thì thầm với nhau , tránh né bệnh nhân
Việc thông báo tin xấu âm thầm đến bệnh nhân sẽ gây ra :
+ BN sống trong trạng thái nghi ngờ, sợ hãi, sau đó có thể
tức giận , cảm thấy mình không được tôn trọng
có thái độ thụ động và thu mình


2.3.Thông báo tin xấu trực tiếp bằng lời, có sự chuẩn bị chu đáo
- Đây là cách thích hợp nhất.
- Người thông báo phải biết rằng người đối thoại có nguy cơ đánh mất
niềm tin dành cho họ
=> Người nhận được thông báo sẽ trải qua các cảm xúc khác nhau: lo sợ, trầm
cảm,...

Mục tiêu TBTX qua
trò chuyện là gì?


 Thu thập thông tin từ BN
 TRUYỀN TẢI THÔNG TIN về tình hình sức khỏe
 Cho phép BN và GD có KẾ HOẠCH đón nhận thực tế đau buồn
 CUNG CẤP những hỗ trợ cho BN
 Nêu những điều mà bệnh nhân có thể hợp tác -> lập kế hoạch
 Tạo mối quan hệ tốt giữa BS-BN



III.Kĩ thuật SPIKES trong thông báo tin xấu
3.1.Kĩ thuật SPIKES là gì?
- Là một hướng dẫn 6 bước thông báo tin xấu do các bác sĩ của trung tâm Ung Thư

Anderson tại Mỹ biên soạn nhằm giúp các bác sĩ chuyển tải thông tin về tình trạng
bệnh không mong muốn cho người bị ung thư
- 6 bước là:

1. Setting up ( sắp đặt buổi trò truyện )
2. Perception (nhận thức của người bệnh)
3. Invitation (Để BN chia sẻ ý kiến)
4. Knowledge (Truyền tải kiến thức cho BN)
5. Emotion ( Biểu lộ thấu cảm )
6. Strategy (đưa ra chiến lược)


3.1.1. Setting up
- Vị trí riêng tư ( phòng riêng, có khăn giấy)
- Mời người có liên quan ( người có quyền quyết định cao nhất)
- Chỗ ngồi ( thoải mái )
- Tạo sự kết nối với người bệnh ( eyecontact, nắm tay ,vỗ vai khi BN thoải
mái)
- Quản lí thời gian và các gián đoạn có thể có


3.1.2.Perception
- Là đánh giá nhận thức, HIỂU BIẾT của BN về tình trạng bệnh,
quyết định mức độ thông tin mà BN muốn biết


Làm thế nào để đánh
giá được hiểu biết của
bệnh nhân?

+ Đặt câu hỏi mở cho BN:

“ Bạn có biết tình trạng sức khoẻ của mình thế
nào không?”
“ Bạn nghĩ kết quả điều trị sẽ ra sao?”


3.1.3.Invitation
- Để người bệnh QUYẾT ĐỊNH MỨC ĐỘ THÔNG TIN người bệnh muốn được
biết
 cảm thấy được trao quyền, kiểm soát bản thân tốt hơn

“ Anh/chị có muốn tôi dành thêm thời gian để thảo
luận về ý nghĩa xét nghiệm và cách xử trí không?”
“ Anh / chị muốn biết về bệnh chung chung
hay chi tiết?”

Ví dụ những câu hỏi để
người bệnh quyết định
mức độ thông tin muốn
biết?


3.1.4. Knowledge
 Chuyển tải kiến thức, kỹ năng cho BN
Ø Ngôn ngữ ĐƠN GIẢN, so sánh ví von

Ø NHẮC LẠI thông tin nếu cần
Ø Khuyến khích người bệnh ĐẶT CÂU HỎI
Ø Kiểm tra HIỂU BIẾT VỀ THÔNG TIN được thông
báo

Tránh cách nói “Chúng tôi không thể làm gì
hơn được nữa..”
Lời nói nên dùng: “ Tôi rất tiếc khi phải
nói với anh /chị rằng...”

Tránh cách nói nào và lời
nói thường dùng trong
trường hợp này là gì?


3.1.5. Emotion
 Biểu lộ thấu cảm
 Quan sát cảm xúc của bệnh nhân : Khóc, không tin , giận dữ , phủ nhận, đau khổ .
Ø Để BN THỂ HIỆN CẢM XÚC ,( rất khó thảo luận vấn đề khác cho
đến khi cảm xúc này qua đi)
Ø Tạo KHOẢNG LẶNG
 Nhắc nhở BN về sức mạnh của họ và các nguồn lực hỗ trợ khác


3.1.6.Strategy
- Đảm bảo rằng người bệnh sẵn sàng tham gia trước khi thảo luận với kế hoạch
tương lai
- THẢO LUẬN các LỰA CHỌN
- TÓM thông tin đã thảo luận và quyết định thông qua
- Cố gắng trình bày những HY VỌNG có thể

- THEO DÕI,KIỂM TRA SỰ HIỂU BIẾT về vấn đề và trả lời câu hỏi của người
bệnh


3.1.7. Chào người bệnh
- Kết thúc cuộc giao tiếp , bác sĩ nên thông báo rằng bác sĩ luôn sẵn sàng giúp đỡ người bệnh
giải quyết các vấn đề liên quan đến sức khỏe tiếp theo. Sau đó, bác sĩ chào tạm biệt người
bệnh.


IV. Tình huống lâm sàng
TÌNH HUỐNG:
“Bệnh nhân nam 80 tuổi,người nhà đưa vào viện khám vì lí do nửa
năm gần đây gầy sút 10kg,chán ăn vì kêu nuốt khó và càng ngày mức
độ đau càng tăng lên cho đến khi nuốt nước bọt cũng đau.Kết quả
siêu âm và sinh thiết cho thấy có khối u ác tính 1,5x2cm ở vùng vòm
họng đã di căn hạch giai đoạn cuối.Tiên lượng không còn sống được
bao lâu.”


Bác sĩ cho gọi người nhà đến buồng bệnh.
Bác sĩ: “Chào anh chị.Tôi cho gọi anh chị đến để thông báo về tình hình sức khoẻ của
bác.Đồng thời tôi cũng cần biết ý kiến của anh chị về một số thông tin.Anh chị sẵn sàng lắng
nghe chứ?”
Người nhà: “Vâng bác sĩ cứ nói đi”
Bác sĩ: “Chúng ta hãy bắt đầu từ kết quả xét nghiệm này.Anh chị hãy xem qua trước đã”
(Đưa kết quả xét nghiệm cho người nhà xem và bắt đầu giải thích)
Bác sĩ: “ Kết quả xét nghiệm không được khả quan cho lắm.Như anh chị thấy trên hình là một
khối u ác tính đã di căn.Tôi rất tiếc rằng giá như bác đã đi khám sớm hơn..”
Người nhà: *Xúc động* “Vậy bác sĩ ơi bố tôi liệu có cách gì để chữa trị không ???

Bác sĩ: “Đối với những trường hợp là người trẻ tuổi thì chúng tôi có thể áp dụng phương pháp
xạ trị và hoá trị,tuy nhiên với độ tuổi và thể trạng của bác hiện giờ,phương pháp trên chỉ càng
khiến bác yếu đi nhanh hơn và hơn nữa cũng sẽ rất đau đớn.”


*Người nhà bật khóc* “Vậy là hết cách rồi hả bác sĩ? Bố tôi liệu còn được bao nhiêu
thời gian nữa..?”
Bác sĩ:” Có thể nói là các biện pháp điều trị bây giờ gần như…vô ích.Tuy nhiên chúng
tôi sẽ giúp đỡ gia đình hết sức có thể đó là giúp bác giảm nhẹ những cơn đau sắp tới
bằng cách tiêm Morphin mỗi khi bị đau.Đó có thể được xem là liệu pháp cuối cùng…”
Người nhà khóc lóc: “Vậy xin bác sĩ hãy giúp bố tôi vớiiii!!”Bác sĩ: “Anh chị có thể
đưa bác về nhà để có quãng thời gian cuối cùng ở bên gia đình.Chúng tôi có thể cử
người đến theo dõi,chăm sóc và tiêm cho bác mỗi ngày,nếu anh chị đồng ý.”
Người nhà: “Vâng”
Bác sĩ:” Cuối cùng xin được chia buồn sâu sắc cùng gia đình.Tôi luôn sẵn sàng giúp
đỡ gia đình bất cứ khi nào!”



×