Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 212 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

VƢƠNG HỒNG HÀ

VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở HÀ NỘI VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------

VƢƠNG HỒNG HÀ

VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ Ở HÀ NỘI VÀ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Xã hội học
Mã số : 62 31 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. Mai Quỳnh Nam



Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Những kết luận mới về khoa học trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả
và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, Ngày.....tháng..... năm 2020
Tác giả

Vƣơng Hồng Hà


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án tôi may mắn nhận đƣợc sự hỗ trợ và ủng hộ từ các
thầy cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ tại cơ sở đào tạo; của các lãnh đạo các
cấp tại cơ quan công tác; nhiều nhà khoa học, đồng nghiệp, đồng môn, anh em bạn
bè, gia đình … Tôi trân trọng biết ơn tất cả. Tôi xin đặc biệt cảm ơn đến những cơ
quan, tổ chức, cá nhân sau đây:
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân Văn (Đại học Quốc Gia Hà Nội); Ban chủ nhiệm khoa, các nhà khoa học thầy cô giáo, các cán bộ khoa Xã hội học, nhất là PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Hoa;
PGS.TS. Trịnh Văn Tùng; PGS,TS. Nguyễn Thị Thu Hà; PGS.TS. Nguyễn Tuấn
Anh; PGS,TS. Hoàng Thu Hƣơng; các lãnh đạo, cán bộ phòng Đào tạo sau đại học,
đã luôn tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên, thúc đẩy, truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm
cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện Luận án, hoàn thiện
các thủ tục hành chính theo quy định.
Tôi xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hƣớng dẫn PGS.TS.
Mai Quỳnh Nam đã tận tình hƣớng dẫn, động viên – khích lệ, đặt niềm tin, chia sẻ

những khó khăn trong suốt quá trình tôi nghiên cứu và thực hiện Luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học, những ngƣời thầy, ngƣời đồng
nghiệp, ngƣời bạn lớn luôn sẵn lòng hỗ trợ, giúp đỡ, khuyến khích, động viên và
tặng cho tôi tất cả những cuốn sách, tài liệu, công trình quý báu có liên quan khi
biết tôi thực hiện luận án.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Chính trị khu vực I; Ban
Tổ chức – Cán bộ; Ban lãnh đạo khoa Xã hội học và Phát triển, PGS.TS. Trần Thị
Minh Ngọc – Trƣởng khoa cùng các đồng nghiệp luôn động viên, khuyến khích, hỗ
trợ, tạo điều kiện thuận lợi, chia sẻ khó khăn trong suốt quá trình tôi làm việc, học
tập, thực hiện luận án.
Tôi xin dành tất cả sự yêu thƣơng và lòng biết ơn đến đại gia đình, ngƣời thân,
anh chị em, bạn bè là động lực mạnh mẽ giúp tôi quyết tâm hoàn thành Luận án.
Xin chân thành cảm ơn
Tác giả Luận án


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 6
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................6
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................8
3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................8
4. Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................8
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................9
6. Khung phân tích ..............................................................................................10
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án..........................................12
8. Kết cấu luận án ................................................................................................12
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT
TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ ................................ 13
1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội .............................................................................13
1.1.1 Nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới ....................................................13

1.1.2. Nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam .....................................................20
1.2. Nghiên cứu nguồn nhân lực .........................................................................26
1.2.1. Nghiên cứu nguồn nhân lực trên thế giới .................................................26
1.2.2. Nghiên cứu nguồn nhân lực ở Việt nam ..................................................29
1.2.3. Nghiên cứu về nguồn nhân lực trẻ Việt nam, nguồn nhân lực trẻ Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh .................................................................................33
1.3. Nghiên cứu vốn xã hội và phát triển nguồn nhân lực ...............................36
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................................. 40
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN, ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 42
2.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................42
2.1.1. Các khái niệm công cụ .............................................................................42
2.1.2. Các lý thuyết vận dụng trong luận án .......................................................49
2.2. Địa bàn nghiên cứu .......................................................................................60
2.2.1. Tình hình kinh tế- xã hội Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh .................60
2.2.2. Đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ...........63
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................72
2.3.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...............................................................73
2.3.2. Phƣơng pháp phân tích và xử lý thông tin ..............................................76
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................................. 76

1


Chƣơng 3. THỰC TRẠNG TẠO DỰNG VÀ DUY TRÌ VỐN XÃ HỘI CỦA
NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............. 78
3.1. Dẫn nhập ........................................................................................................78
3.2. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua việc trở thành thành viên các nhóm,
tổ chức, mạng lƣới xã hội ....................................................................................79
3.2.1. Tham gia hoạt động của các nhóm xã hội để trở thành thành viên ..........80
3.2.2. Lựa chọn tham gia các hoạt động của nhóm xã hội quan trọng ...............88

3.3. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua việc tham gia các hoạt động tập thể
ngoài công việc ......................................................................................................97
3.4. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội qua chiến lược cá nhân của nhân lực trẻ ...105
3.4.1. Vai trò chủ động của cá nhân trong tạo dựng và duy trì vốn xã hội ......105
3.4.2. Xây dựng và duy trì vốn xã hội thông qua sự đáp lại của các thành viên
trong nhóm .......................................................................................................111
3.4.3. Tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông các phƣơng tiện liên lạc .............117
Tiểu kết chƣơng 3 ...............................................................................................120
Chƣơng 4. VAI TRÒ CỦA VỐN XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
NHÂN LỰC TRẺ Ở HÀ NỘI VÀ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 122
4.1. Dẫn nhập ......................................................................................................122
4.2. Vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng nhân lực trẻ ............................123
4.3. Vai trò của vốn xã hội trong đào tạo, bổ nhiệm nhân lực trẻ .................137
4.3.1. Vốn xã hội trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng .........................................137
4.3.2. Vốn xã hội trong công tác bổ nhiệm........................................................142
4.4. Vai trò của vốn xã hội trong thực thi công vụ và nâng cao thu nhập của
nhân lực trẻ.........................................................................................................153
4.4.1. Vốn xã hội trong thực thi công vụ ..........................................................153
4.4.2. Vốn xã hội trong nâng cao thu nhập ......................................................169
Tiểu kết chƣơng 4 ..............................................................................................175
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 178
1. Kết luận ......................................................................................................................... 178
2. Khuyến nghị ................................................................................................................. 180
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN ............................................................................................................................. 184
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 185
PHỤ LỤC.............................................................................................................................. 195

2



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đặc điểm nguồn nhân lực trẻ Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.................. 64
Bảng 2.2: Đánh giá trình độ ngoại ngữ, tin học sử dụng trong công việc ......................... 70
Bảng 3.1: Lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất theo giới............................................... 89
Bảng 3.2: Tƣơng quan giữa trình độ học vấn, nhóm thu nhập, tình trạng hôn nhân, nhóm
tuổi của NTL với lựa chọn nhóm xã hội quan trọng nhất ................................................... 90
Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa nhóm tuổi và giới tính của NTL với lựa chọn nhóm xã hội
quan trọng nhất ........................................................................................................................ 92
Bảng 3.4: Tần suất lựa chọn nhóm quan trọng thứ hai ........................................................ 94
Bảng 3.5: Tƣơng quan giữa các đặc trƣng nhân khẩu – xã hội của NTL với mức độ tham
gia các hoạt động vui chơi giải trí .......................................................................................... 99
Bảng 3.6: Mức độ tham gia các hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí theo nhóm .......... 100
Bảng 3.7: Tƣơng quan nhóm và sự chủ động của cá nhân trong các hoạt động vui chơi,
giải trí ...................................................................................................................................... 106
Bảng 3.8: Tƣơng quan giữa đặc điểm xã hội theo nhóm và tính chủ động mời/ đƣợc mời
của nguồn nhân lực trẻ trong hoạt động ăn uống, vui chơi, giải trí .................................. 107
Bảng 3.9: Tỷ lệ đến chủ động thăm nhà riêng để kết nối và duy trì vốn xã hội của nhân
lực trẻ ...................................................................................................................................... 113
Bảng 3.10: Tƣơng quan giữa đặc điểm xã hội của nhân lực trẻ trong việc đến thăm nhà
nhóm họ hàng ........................................................................................................................ 115
Bảng 3.11: Khác biệt trong việc sử dụng phƣơng tiện liên lạc để duy trì vốn xã hội giữa
các nhóm xã hội khác nhau .................................................................................................. 117
Bảng 4.1: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá mức độ quan trọng của bằng cấp
chuyên môn trong việc NTL đƣợc tuyển dụng vào vị trí hiện tại..................................... 127
Bảng 4.2: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá tầm quan trọng yếu tố quan hệ
đồng nghiệp đối với việc đƣợc tuyển dụng vào vị trí hiện tại .......................................... 131
Bảng 4.3: Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá mức độ quan trọng của nhóm bạn
bè đối với việc họ đƣợc tuyển dụng vào vị trí hiện tại ....................................................... 132
Bảng 4.4. Khác biệt giữa nhóm xã hội trong đánh giá mức độ quan trọng của nhóm

ĐỒNG HƢƠNG trong việc họ đƣợc tuyển dụng vào vị trí hiện tại .............................. 133

3


Bảng 4.5: Khác biệt giữa nhóm xã hội đƣợc cơ quan cử tham gia khóa bồi dƣỡng
chính trị .................................................................................................................................. 139
Bảng 4.6: Tƣơng quan giữa sự chú trọng thăng tiến trong công việc với........................ 147
các yếu tố xã hội .................................................................................................................... 147
Bảng 4.7: Khác biệt giữa các nhóm xã hội đối với dự định chuyển công tác ............... 157
Bảng 4.8 Sự hỗ trợ của các nhóm xã hội đối với NLT trong công việc .......................... 161
Bảng 4.9: Khác biệt giữa các nhóm xã hội trong việc đánh giá mức độ hỗ trợ của đồng
nghiệp dành cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc ........................................................ 163
Bảng 4.10: Thái độ đối với công việc và các quan hệ trong công việc ............................ 166
Bảng 4.11: Khác biệt giữa các yếu tố xã hội trong việc tăng lƣơng đối với công
việc hiện tại ........................................................................................................................... 172

4


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Mức độ tham gia tích cực vào hoạt động của các nhóm xã hội ...........80
Biểu đồ 3.2: Sự khác biệt giữa các đặc điểm xã hội của NLT trong việc tham gia vào
các nhóm hội, câu lạc bộ cùng sở thích (%) .............................................................87
Biểu đồ 4.1: Mức độ quan trọng của các yếu tố khi đƣợc tuyển dụng ...................125
Biểu đồ 4.2: Khác biệt giữa khu vực cƣ trú trong đánh giá mức độ quan trọng của
yếu tố thâm niên công tác trong tuyển dụng ...........................................................128
Biểu đồ 4.3: Tƣơng quan giữa nhóm tôn giáo và nơi cƣ trú trong đánh giá mức độ
quan trọng của nhóm gia đình/họ hàng trong tuyển dụng.......................................130
Biểu đồ 4.4: Tỷ lệ tham gia các lớp học tập, bồi dƣỡng do cơ quan cử ................138

Biểu đồ 4.5: Những sự hỗ trợ thƣờng nhận từ đồng nghiệp cơ quan......................155
Biểu 4.6: Khác biệt giữa Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh trong việc đánh giá mức độ hỗ
trợ của gia đình dành cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc ...............................162
Biểu đồ 4.7: Khác biệt giữa các nhóm xã hội trong việc đánh giá mức độ hỗ trợ của
BẠN BÈ dành cho nguồn nhân lực trẻ trong công việc..........................................165
Biểu đồ 4.8: Nhận định cụ thể về môi trƣờng làm việc và quan hệ xã hội trong
nhóm trình độ học vấn và thu nhập .........................................................................167

5


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn nhân lực đƣợc coi là một trong những yếu tố quan trọng trong quá
trình triển kinh tế - xã hội của bất kỳ một quốc gia. Trong xu toàn cầu hóa, một mặt
tạo ra những khả năng và cơ hội phát triển cho các quốc gia; mặt khác, nó cũng tiềm
ẩn những nguy cơ liên quan đến các vấn đề xã hội nhƣ đói nghèo, bất bình đẳng, ô
nhiễm môi trƣờng… Muốn nắm bắt đƣợc thời cơ, giảm thiểu nguy cơ, tất cả các
quốc gia cần huy động mọi nguồn lực của đất nƣớc, trong đó quan tâm đặc biệt đến
việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực và các nguồn vốn nội tại. Đây cũng
chínhlà nhu cầu cấp thiết của việt Nam trong quá trình phát triển, tăng trƣởng kinh
và tham gia tích cực và phân công lao động quốc tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2019 lực lƣợng lao động từ 15 tuổi
trở lên đạt 55,8 triệu ngƣời, tăng 417,1 nghìn ngƣời so với năm 2018. Lao động trong
độ tuổi lao động đã qua đào tạo từ trình độ “Sơ cấp” trở lên năm 2019 là 12,7 triệu
ngƣời, chiếm 22,8% lực lƣợng lao động trong độ tuổi của cả nƣớc. Lao động có việc
làm năm 2019 là 54,7 triệu ngƣời, tăng 416 nghìn ngƣời so với 2018. Số ngƣời thất
nghiệp trong độ tuổi lao động của năm 2019 gần 1,1 triệu ngƣời, giảm 5,5 nghìn so với
2018. Thất nghiệp của lao động thanh niên trong độ tuổi lao động 15-24 ƣớc khoảng
428,5 nghìn ngƣời, chiếm 38,7% tổng số lao động thất nghiệp, cao gấp 3 lần so với tỷ

lệ thất nghiệp chung. Tỷ lệ thanh niên không có việc làm và không tham gia học tập
hoặc đào tạo của cả nƣớc năm 2019 ƣớc là 11,2%, tƣơng đƣơng với gần 1,3 triệu thanh
niên. Tỷ lệ này ở khu vực thành thị thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với khu vực nông
thôn, ở nữ thanh niên cao hơn 4,2 điểm phần trăm so với nam thanh niên. [Tổng cục
thống kê, 2019]
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế
lớn nhất của cả nƣớc, nơi tập trung nhiều lao động đƣợc đào tạo có trình độ và tay nghề
cao. Trong những năm gần đây, Hà Nội triển khai kế hoạch phát triển nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn, năng lực nghề nghiệp, thành thạo kỹ năng, phẩm chất đạo
đức tốt, tác phong chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh với các
tiêu tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng dần qua từng năm. Kết quả cho thấy, tỷ lệ lao
động đang làm việc qua đào tạo ở Hà Nội đã tăng từ 27,5% vào năm 2008, lên

6


63,18% năm 2018. Trong khi đó, tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2019, lao động
đã qua đào tạo có trình độ đại học trở lên chiếm 57,53%, cao đẳng 22%, trung cấp
6,62%, sơ cấp nghề 2,91%.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn
nhân lực trẻ trong bối cảnh hội nhập quốc tế với nhiều cơ hội và thách thức bởi các
biến động trên thị trƣờng lao động. Để tham gia vào thị trƣờng lao động, ngƣời lao
động phải có kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm cũng nhƣ các
đặc điểm cá nhân ... gọi là vốn con ngƣời. Ngƣời lao động càng tích lũy đƣợc nhiều
vốn con ngƣời thì cơ hội tham gia vào thị trƣờng lao động càng cao. Điều này có lợi
cho ngƣời lao động trong quan hệ cung cầu trong thị trƣờng lao động thể hiện qua mối
quan hệ lợi ích – thù lao, có đi có lại giữa ngƣời lao động và ngƣời sử dụng lao động.
Đây cũng chính là nguồn vốn xã hội đƣợc tạo ra trong quá trình con ngƣời tham gia
vào các hoạt động trong các mối quan hệ lao động, tạo dựng sự tin tƣởng thông qua sự
có đi có lại trong thị trƣờng lao động. Các mối quan hệ trong thị trƣờng lao động có thể

đƣợc ngƣời lao động tạo ra trong chính môi trƣờng đó, cũng có thể có sẵn trong mỗi
lao động nhờ việc họ đã và đang tham gia vào mạng lƣới các quan hệ xã hội trƣớc đó
hoặc mới thiết lập. Do vậy, để phát triển nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực
trẻ nói riêng, ngoài việc định hƣớng cho lao động trẻ tích lũy vốn con ngƣời cần định
hƣớng cho họ xây dựng và tích lũy các nguồn vốn khác trong đó có vốn xã hội để đáp
ứng đƣợc các yêu cầu của thị trƣờng lao động .
Xuất phát từ các mối quan hệ bền chặt giữa vốn xã hội và thực trạng nguồn
nhân lực Việt Nam, cho thấy sự cần thiết nghiên cứu vốn xã hội trong phát triển
nguồn nhân lực. Đặc biệt là đặt vấn đề phát triển nguồn nhân lực trẻ trong tƣơng
quan với vốn xã hội, trong quá trình phát triển, tăng trƣởng kinh tế và công bằng,
tiến bộ xã hội ở Việt Nam hiện nay. Nghiên cứu trả lời cho câu hỏi, trên thực tế,
vốn xã hội đã đƣợc tạo dựng, duy trì và sử dụng nhƣ thế nào trong quá trình phát
triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Vai trò của
vốn xã hội đƣợc thể hiện nhƣ thế nào đến quá trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở
thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh? Làm thế nào để giải quyết những biểu
hiện tiêu cực và phát huy vai trò tích cực của vốn xã hội trong phát triển nguồn
nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?

7


2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án tập trung tìm hiểu việc tạo dựng, duy trì và vai trò của vốn xã hội trong
môi trƣờng làm việc của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trên
cơ sở đó đề xuất một số khuyến nghị tới các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính
sách nhằm phát huy vai trò tích cực, hạn chế biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội phục vụ
mục tiêu phát triển nguồn nhân lực trẻ tại thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
2.2. Nhiệm vụ
- Nhận diện thực trạng việc tạo dựng, duy trì vốn xã hội của nhân lực trẻ ở thủ

đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh;
- Tìm hiểu việc sử dụng vốn xã hội của nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh trong tuyển dụng đào tạo, bổ nhiệm; thực thi công vụ, nâng cao thu nhập;
- Đánh giá tác động hai chiều của việc sử dụng vốn xã hội tuyển dụng đào tạo,
bổ nhiệm; thực thi công vụ, nâng cao thu nhập;
- Đề xuất các khuyến nghị nhằm phát huy biểu hiện tích cực, hạn chế biểu hiện
tiêu cực của vai trò vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực trẻ hiện nay và thời
gian sắp tới ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Trên thực tế, vốn xã hội đã đƣợc tạo dựng, duy trì nhƣ thế nào trong quá
trình phát triển nguồn nhân lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh?
- Vốn xã hội đã đƣợc nhân lực trẻ và Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh sử
dụng nhƣ thế nào trong môi trƣờng làm việc?
- Vốn xã hội có trò nhƣ thế nào trong tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm, thực thi
công vụ và nâng cao thu nhập đối với nhân lực trẻ tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí
Minh?
4. Giả thuyết nghiên cứu
- Nguồn nhân lực trẻ đã tạo dựng và duy trì vốn xã hội thông qua các hoạt động
của các nhóm xã hội cụ thể tạo ra mạng lƣới xã hội, sự tin cậy và quan hệ có đi có lại.
- Vốn xã hội đã đƣợc nguồn nhân lực trẻ vận dụng trong môi trƣờng làm việc
để tìm kiếm các cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực thi công vụ, nâng cao
thu nhập.

8


- Vốn xã hội tác động tích cực và tiêu cực đến cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ
nhiệm và thực thi công vụ, nâng cao thu nhập đối với nguồn nhân lực trẻ
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là cách thức tạo dựng và duy trì vốn xã hội
của nhân lực trẻ qua các mạng lƣới xã hội để xây dựng các quan hệ xã hội, sự có đi có
lại và niềm tin. Bên cạnh đó, làm rõ vai trò của vốn xã hội trong tuyển dụng, đào tạo,
bổ nhiệm, thực thi công vụ và nâng cao thu nhập đối với nhân lực trẻ trong môi trƣờng
làm việc.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Pham vi nội dung: Luận án tập trung phân tích cách thức tạo dựng, duy trì,
sử dụng vốn xã hội và đánh giá tính hai mặt của vốn xã hội trong môi trƣờng làm
việc của nhân lực trẻ tại các tổ chức, cơ quan hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc
hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc.
- Phạm vi khách thể nghiên cứu: là cán bộ viên chức, công chức dƣới 35 và
cán bộ lãnh đạo, quản lý làm việc trong các tổ chức, cơ quan hƣởng lƣơng từ ngân
sách nhà nƣớc hoặc làm việc trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nƣớc.
- Phạm vi không gian: Tập trung nghiên cứu tại quận Ba Đình và quận Thanh
Xuân, Hà Nội và quận 6 và quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: Tiến hành trƣng cầu ý kiến bằng bảng hỏi đối với cán bộ
công chức, viên chức, ngƣời lao động dƣới 35 tuổi đang làm việc trong giai đoạn
2010 – 2015 đƣợc thực hiện năm 2013 – 2014 (số liệu thô tại Hà Nội và Thành phố
Hồ chí Minh trong đề tài KX.03.09/11-15); các phỏng vấn sâu cá nhân là cán bộ
công chức, viên chức, ngƣời lao động dƣới 35 tuổi và cán bộ lãnh đạo, quản lý sử
dụng nguồn lực trẻ trong năm 2015 - 2016; Các cuộc thảo luận nhóm tập trung đối
với cán bộ công chức, viên chức, ngƣời lao động dƣới 35 tuổi đƣợc tiến hành trong
năm 2016.

9


6. Khung phân tích
Bối cánh kinh tế- xã hội


Đặc điểm nguồn

Vốn xã hội

nhân lực trẻ

Mạng lƣới xã hội:

Trình độ học vấn

gia đình, bạn bè,

Khu vực cƣ trú

đồng nghiệp, các tổ

Thu nhập

chức…

Độ tuổi

Lòng tin: tin tưởng

Giới tính

vào quan hệ qua lại.

Tình trạng hôn nhân


Sự có đi có lại: trao
đổi thông tin, gặp
gỡ trong và ngoài
công việc…

Tôn giáo
Thâm niên công tác

Tạo dựng và duy trì
vốn xã hội qua mạng
lƣới quan hệ xã hội

….

Vai trò của vốn xã
hội trong: Tuyển
dụng; đào tạo, bổ
nhiệm; thực thi công
vụ, nâng cao thu
nhập


Phát triển nguồn nhân lực trẻ

Biến số độc lập
Sau khi rà soát những nghiên cứu trƣớc đây, chiến lƣợc nghiên cứu của luận án
là tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm những phân tích thống kê về những yếu tố của
vốn xã hội có thể tác động đến việc duy trì củng cố nguồn lực của nhân lực trẻ.
Thao tác hóa các biến số như sau:
- Trình độ học vấn ngƣời trả lời: Học vấn là một yếu tố quan trọng của

vốn con ngƣời và là sự thể hiện địa vị đạt đƣợc của cá nhân. Nhà xã hội học
ngƣời Đức Max. Weber là một trong những ngƣời đầu tiên chú ý tới sự cần thiết

10


phải xem xét học vấn với tƣ cách là tiêu chí địa vị xã hội. Biến số này đƣợc đo
lƣờng cụ thể qua các chỉ báo sau: PTTH, Trung cấp nghề (PTTH, TC nghề)/Cao
đẳng, Đại học/ Sau đại học
- Khu vực sinh sống: Sinh sống ở những khu vực khác nhau sẽ chịu ảnh
hƣởng của những nền văn hóa khác nhau. Trong luận án này, biến số khu vực cƣ trú
đƣợc đo ở hai thành phố: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhóm thu nhập: Thu nhập là yếu tố tác động lớn đến việc sử dụng nguồn lực
kinh tế để củng cố và duy trì vốn xã hội. Dù có sự khác biệt giữa các cá nhân trong xã
hội nhƣng sẽ có chung hàng loạt mối quan tâm và những điểm tƣơng đồng xuất phát
từ sự giống nhau về thu nhập. Biến số nhóm thu nhập gồm các chỉ báo: dƣới 4 triệu/
Từ 4-6 triệu/ Từ 6 triệu trở lên
- Nhóm tuổi: Độ tuổi của nhân lực trẻ liên quan đến số năm kinh nghiệm làm
việc cũng nhƣ số năm tích lũy về vốn xã hội. Do đó cũng tác động mạnh mẽ đến sự
phát triển trong nghề nghiệp. Biến số nhóm tuổi đƣợc chia thành hai nhóm sau: Dƣới
30/ Từ 30 đến 35 tuổi
- Giới tính: Yếu tố giới tính có tác động đáng kể để đến cách thức tạo dựng,
duy trì và củng cố vốn xã hội. Bởi bản chất của nam giới và nữ giới sẽ có những
cách duy trì mạng lƣới quan hệ xã hội và nhóm xã hội khác nhau. Đặc điểm giới
tính cũng ảnh hƣởng lớn đến phân bố nghề nghiệp và thu nhập. Do vậy, đây là một
biến số cần đƣa vào phân tích.
- Tình trạng hôn nhân: Tình trạng hôn nhân có ảnh hƣởng đến mạng lƣới xã
hội của mỗi cá nhân, do đó cũng ảnh hƣởng lớn đến vốn xã hội trong công việc và
cuộc sống. Các chỉ báo đo tình trạng hôn nhân đƣợc sử dụng trong luận án: Độc
thân/ Đang có vợ, chồng/ Ly thân, ly hôn, góa/ Sống chung chƣa kết hôn

- Tôn giáo: Niềm tin tôn giáo và yếu tố có tác động đến thái độ và cách
hành xử của nhân lực trẻ trong việc tạo dựng và duy trì vốn xã hội. Tôn giáo
đƣợc chia theo các chỉ báo: Phật Giáo/ Thiên Chúa giáo/ Tôn giáo khác/ Không
tôn giáo
- Thâm niên công tác: là yếu tố đƣợc cho rằng, có ảnh hƣởng lớn đến chất
lƣợng nguồn vốn, quy mô mạng lƣới quan hệ. Thâm niên công tác gồm: Dƣới 5
năm/ Từ 5 đến 10 năm/ Trên 10 năm

11


7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án
7.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án là công trình nghiên cứu thuộc liñ h vực xã hội học, luận án sử dụng
hệ thống lý thuyết về vốn xã hội và lý thuyết phát triển nguồn nhân lực để tiếp cận
vấn đề nghiên cứu. Luận án góp thêm cách nhìn tổng quan các nghiên cứu thực
nghiệm trong nghiên cứu vốn xã hội và vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực
trên thế giới và các tổng kết về lý thuyết cũng nhƣ các nghiên cứu ứng dụng vào các
lĩnh vực của đời sống xã hội liên quan đến vấn đề này ở Việt Nam.
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung thêm bằng chứng thực nghiệm, nhằm
khẳng định các luận điểm lý thuyết về vốn xã hội và mối quan hệ đối với các loại
vốn khác vốn xã hội trong phát triển nguồn nhân lực cũng nhƣ lý thuyết phát triển
nguồn lực, lý thuyết mạng lƣới xã hội.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu bƣớc đầu cung cấp những thông tin cơ bản, cần thiết
về vốn xã hội đã đƣợc nhân lực trẻ tạo dựng, duy trì nhƣ thế nào để tham gia vào
mạng lƣới xã hội, tạo đƣợc niềm tin và mối quan hệ có đi có lại. Đồng thời đƣa
ra những phân tích về yếu tố của vốn xã hội: mạng lƣới xã hội; lòng tin, sự tin
cậy; quan hệ xã hội có đi có lại... đã ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến quá trình tìm
kiếm các cơ hội tuyển dụng, đào tạo, bổ nhiệm và thực hiện công việc của nhân

lực trẻ ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Qua đó giúp các cơ quan và
các nhà chuyên môn trong việc hoạch định chính sách có những đề xuất phù hợp
đối với vấn đề đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực trẻ đáp
ứng đƣợc các yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Nghiên cứu cũng là một nguồn tƣ liệu phong phú cho sinh viên của ngành và các
nghiên cứu về vốn xã hội.
8. Kết cấu luận án
Kết cấu của luận án bao gồm 3 phần: Phần mở đầu; Phần nội dung và Phần
kết luận và Phần Phụ lục. Trong phần nội dung đƣợc kết cấu bởi 4 chƣơng

12


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ VỐN XÃ HỘI TRONG PHÁT TRIỂN
NGUỒN NHÂN LỰC VÀ NGUỒN NHÂN LỰC TRẺ
1.1. Nghiên cứu về vốn xã hội
Nghiên cứu tổng quan về vốn xã hội trên thế giới là một quá trình công phu
và quan trọng trong quy trình nghiên cứu của luận án. Qua việc tìm hiểu một khối
lƣợng đồ sộ các công trình về vốn xã hội, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều trƣờng
phái nghiên cứu về vốn xã hội, cũng nhƣ nhiều khía cạnh của vốn xã hội đƣợc đƣa
ra phân tích và nghiên cứu thực nghiệm. Tuy nhiên, có 2 xu hƣớng nổi bật nhất
đƣợc nghiên cứu về vốn xã hội từ những năm đầu của thế kỷ XX đến nay, cụ thể là:
(1) Các nghiên cứu xoay quanh việc tìm ra, mô tả và chứng minh thực
nghiệm cho khái niệm về vốn xã hội
(2) Các nghiên cứu luận giải về tác động của vốn xã hội trong đời sống xã
hội. Làm rõ các tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội trong đời sống.
Do vậy, trong công trình tổng quan dƣới đây, chúng tôi tìm hiểu và phân tích
theo hai vấn đề chính bên trên ở cả tình hình trên thế giới và tại Việt Nam
1.1.1 Nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới

1.1.1.1. Quan niệm về vốn xã hội
Khái niệm về vốn xã hội đƣợc đƣa ra đầu tiên vào năm 1916 bởi nhà giáo dục
học ngƣời Mỹ Hanifan dùng để chỉ tình thân hữu, sự thông cảm lẫn nhau, sau đó đƣợc
dùng để mô tả các mối quan hệ trong cuộc sống đô thị vào năm 1960 bởi Jane Jacobs,
1956. Năm 1986 Bourdieu đƣa ra định nghĩa về vốn xã hội là một tập hợp của các
nguồn lực hiện hữu và tiềm ẩn mà chúng liên kết với trạng thái sở hữu của mạng lƣới
bền vững dựa trên các mối quan hệ đƣợc thể chế hoặc mạnh, yếu của việc biết hoặc
không biết nhau. Ông cho rằng “Vốn xã hội là một thuộc tính của mỗi cá nhân trong xã
hội và bất cứ ai cũng có thể khai thác vốn xã hội nhằm đem lại các lợi ích kinh tế thông
thƣờng” [Bourdieu, 1986]. Tuy nhiên, khái niệm vốn xã hội đƣợc nhiều học giả và các
tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu và trao đổi rộng rãi khi Coleman xây dựng cho nó
một khung lý thuyết tƣơng đối rõ ràng và đƣợc Putnam (1993) nhắc đến trong các
nghiên cứu của ông. Theo Coleman, vốn xã hội thành 3 loại vốn gồm vốn vật thể, vốn
con ngƣời và vốn xã hội, vốn xã hội chính là sự đóng góp tích cực nên sự hình thành

13


vốn con ngƣời. Coleman coi vốn xã hội là sự đa dạng của sự tồn tại, có hai đặc trƣng
chung gồm: các khía cạnh của cấu trúc xã hội và chúng tạo điều kiện cho hành động
của các cá nhân sống trong cấu trúc. Ông đƣa ra khía cạnh quan trọng của vốn xã hội là
(i) nghĩa vụ và kỳ vọng; (ii) tiềm năng về thông tin (iii) Chuẩn mực và các hành vi
trừng phạt có hiệu quả nhƣ sự thành lập nên các giá trị cộng đồng và chia sẻ các chuẩn
mực (iv) sự lãnh đạo định hƣớng các hoạt động của ngƣời khác [dẫn theo Nguyễn Tuấn
Anh, 2010].
Robert Putnam phát triển tiếp khái niệm vốn xã hội khi nghiên cứu những
mối liên kết giữa các cá nhân – mạng lƣới xã hội và các chuẩn mực của mối quan hệ
hai bên cùng có lợi và sự tin tƣởng, và trung tâm của việc tiếp cận vốn xã hội là các
mạng lƣới xã hội có giá trị, khế ƣớc xã hội ảnh hƣởng đến sự hình thành vốn xã hội
của các cá nhân và các nhóm [Peter Blau, 1964]. Khái niệm vốn xã hội của Putnam

đƣợc xây dựng với 3 thành phần, gồm: Các nghĩa vụ đạo đức và chuẩn mực; Giá trị
xã hội (nhấn mạnh đến sự tin tƣởng) và xã hội dân sự.
Một vài năm sau đó, Fukuyama cho rằng vốn xã hội đƣợc tạo ra dựa trên mối
quan hệ qua lại của các cá nhân trong mạng lƣới xã hội tùy thuộc vào mục đích của
các cá nhân muốn đạt đến. Fukuyama nhấn mạnh các tƣơng tác qua lại chỉ có tác
dụng và tác động tích cực khi các mối quan hệ đƣợc đặt trên nền tảng của sự tin cậy
lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng cùng tham gia tại các mối quan hệ đó.
Gần đây nhất, nhà nghiên cứu Nan Lin khẳng định vốn xã hội nhƣ một cách
thức mà các cá nhân sử dụng để tiếp cận đến các nguồn lực thông qua các mạng
lƣới quan hệ xã hội của họ. Khái niệm vốn xã hội của ông khá đơn giản và dễ hiểu,
đó là sự “sự đầu tƣ vào những quan hệ xã hội với sự mong đợi thu đƣợc lợi nhuận”
[Lin Nan, 2001], với ý nghĩa rằng các cá nhân tham gia vào tƣơng tác và các mạng
lƣới nhằm sinh ra lợi nhuận.
Định nghĩa của OECD thì vốn con ngƣời có liên quan đến vốn xã hội, chúng
có mối quan hệ qua lại. Con ngƣời nhờ có sự đầu tƣ vào giáo dục mà có cơ hội nâng
cao thu nhập cũng nhƣ vị thế của mình trong xã hội. Giáo dục, đào tạo là một thành
tố quan trọng của đầu tƣ vốn con ngƣời. Nó liên quan tới kiến thức, tới quá trình
đào tạo mà mỗi cá nhân cần lĩnh hội để tăng khả năng của cá nhân trong các hoạt
động mang giá trị kinh tế. Nhƣng không chỉ có giáo dục mà việc học tập, trải
nghiệm bên ngoài nhà trƣờng cũng đóng góp không nhỏ vào thành công của mỗi cá

14


nhân. Nhờ việc tham gia vào các mạng lƣới xã hội, cá nhân có đƣợc những thông
tin hữu ích, có sự chia sẻ thông tin, kiến thức để làm dày hơn vốn xã hội của mình,
từ đó có các cơ hội việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn, mang lại cuộc sống tốt đẹp
hơn cho bản thân và gia đình. Việc đầu tƣ vào vốn xã hội cũng chính là đầu tƣ vào
vốn con ngƣời đƣợc kéo dài suốt cuộc đời của mỗi ngƣời.
Từ các quan điểm nghiên cứu của các nhà nghiên cứu thế giới nêu trên, cho

thấy vốn xã hội đƣợc xem xét trong các mối quan hệ liên quan đến mọi lĩnh vực của
đời sống xã hội, đồng thời nó còn đƣợc coi là một nguồn lực, các mối quan hệ có sự
tin cậy lẫn nhau trong mạng lƣới xã hội, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
bên cạnh các nguồn vốn khác.
Khái niệm vốn xã hội nêu trên còn có những cách hiểu khác nhau dựa trên lập
trƣờng và lĩnh vực khác nhau của các nhà nghiên cứu. Chẳng hạn, có nhà nghiên cứu
cho rằng vốn xã hội gồm các mạng lƣới xã hội, khía cạnh của cấu trúc xã hội, thì nhà
nghiên cứu khác cho đó là nguồn lực liên kết các mạng lƣới xã hội, hay nguồn lực
trong mạng lƣới xã hội; bên cạnh đó, có tác giả coi vốn là chuẩn mực không chính
thức, chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và niềm tin, hay khả năng của cá nhân
trong việc tìm kiếm lợi ích thông qua tƣ cách thành viên của mạng lƣới xã hội, cấu trúc
xã hội ... Sự khác biệt trong quan niệm về vốn xã hội đã mở ra nhiều hƣớng nghiên cứu
khác nhau trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tuy nhiên nó cũng đem đến những khó
khăn trong nghiên cứu thực tiễn bởi cách hiểu và cách sử dụng chƣa đƣợc thống nhất.
Tóm lại, tổng quan từ các công trình nghiên cứu trên thế giới về khái niệm
vốn xã hội, xét về mặt lý thuyết và thực tiễn tác giả nhận thấy có sự thống nhất ở
các điểm sau đây. Thứ nhất, vốn xã hội gắn liền với các mạng lƣới xã hội; thứ hai,
vốn xã hội đƣợc định nghĩa từ khái niệm nguồn lực, cho đó là một nguồn lực dựa
trên mạng lƣới xã hội; thứ ba, vốn xã hội đƣợc tạo ra thông qua việc đầu tƣ vào các
quan hệ xã hội để tìm kiếm lợi ích; thứ tƣ, vốn xã hội đƣợc đề cập đến sự tin cậy
(lòng tin, niềm tin) và mối quan hệ qua lại của nguồn lực dựa trên mạng lƣới xã hội.
Nhƣ vậy, dựa vào những điểm thống nhất trên định nghĩa vốn xã hội của các nhà
khoa học cho thấy yếu tố sau cấu thành vốn xã hội: các mạng lƣới xã hội, nguồn lực
xã hội, quan hệ xã hội dựa trên các chuẩn mực xã hội và lòng tin trong xã hội.
Chính vì vậy mà khẳng định nó là một loại vốn tồn tại song song cùng nhiều loại
vốn khác trong đời sống xã hội.

15



1.1.1.2. Hướng nghiên cứu về vai trò, tác động tích cực và tiêu cực của vốn xã hội
Xuất phát từ các quan niệm khác nhau về vốn xã hội, do vậy các hƣớng nghiên
cứu về vốn xã hội trên thế giới cũng tiếp cận dƣới nhiều góc độ khác nhau. Các nghiên
cứu về vốn xã hội tập trung nghiên cứu vai trò tích cực của vốn xã trong lĩnh vực kinh
tế, trong phát triển các nguồn lực, các vốn khác trong đó có vốn con ngƣời. Đồng thời
cũng đề cập đến các biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong các lĩnh vực đó.
Hƣớng nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với lĩnh vực kinh tế đề cập
nhiều đến tác động của vốn xã hội đến việc tìm kiếm lợi ích, hiệu quả kinh tế, đến
kết quả phát triển và tăng trƣởng, công bằng và xóa đói giảm nghèo. Hƣớng nghiên
cứu của Bourdie khẳng định ngoài việc khẳng định vốn xã hội là sự kế thừa, đƣợc
liên tục tạo ra thông qua các mối quan hệ của cá nhân và sự công nhận của các
thành viên trong mạng lƣới. Ông còn cho rằng vốn xã hội của một cá nhân sẽ đƣợc
duy trì và gia tăng nhờ các hoạt động của bản thân cá nhân và có thể sử dụng vốn xã
hội để chuyển hoá thành vốn kinh tế. Bên cạnh đó ông còn phân biệt ba loại vốn
khác nhau: vốn kinh tế, vốn văn hóa và vốn xã hội, cuối cùng ông đi đến kết luận:
tất cả các loại vốn khác nhau đều bắt nguồn từ vốn kinh tế, các loại vốn này đều có
thể đầu tƣ để lợi ích trong tƣơng lai.
Colenam thực hiện các nghiên cứu để củng cố định nghĩa vốn xã hội gắn liền
với cấu trúc của các quan hệ giữa con ngƣời và con ngƣời [Woolcock. M, 1998],
ông đồng quan điểm với Bourdieu ở chỗ coi vốn xã hội có thể là cụ thể hoặc tiềm
ẩn, có thể chuyển hóa sang vốn kinh tế (có tính chất hàng hóa) và có thể đƣợc tăng
thêm nhờ sự nỗ lực của cá nhân. Colenam cho rằng vốn xã hội là “sản phẩm phát
sinh” từ các hoạt động trong mối quan hệ giữa các cá nhân, thiết lập và duy trì
những quan hệ này để tạo lợi ích.
Đồng quan điểm với Coleman, R. Putnam cho rằng vốn xã hội đƣợc tạo ra
trong mối quan hệ của các cá nhân và sự đoàn kết trong một tổ chức xã hội tự
nguyện để tạo nên sự phát triển kinh tế trong các xã hội hiện đại. Ông tập trung
phân tích sự vận hành có hiệu quả của nền kinh tế khi nó có mức độ hội nhập
chính trị cao.
Tƣơng đồng với những kết quả nghiên cứu trên, Fukuyama đi vào nghiên

cứu vốn xã hội nhƣ một tiêu chí chủ chốt để so sánh cơ cấu kinh tế- xã hội các
nƣớc. Theo ông “Chất lƣợng đời sống, cũng nhƣ khả năng cạnh tranh của một

16


quốc gia, là tùy thuộc vào một đặc tính văn hóa duy nhất và lan tỏa trong quốc
gia ấy, đó là mức độ tin cẩn trong xã hội” [Fukuyama,1995]. Fukuyama cũng chỉ
ra cách mà vốn xã hội có thể đóng góp vào phát triển kinh tế và xóa bỏ đói
nghèo trong „Chƣơng trình nghị sự sắp tới” (2002). Trong nghiên cứu “Vốn xã
hội, xã hội dân sự và phát triển” (2001) ông đã nhấn mạnh mỗi cá nhân sẽ giảm
đƣợc nhiều chi phí giao dịch nhờ vào vốn xã hội của họ trong hoạt động kinh tế.
Nan Lin đề cao việc tiếp cận và mở rộng trong mạng lƣới sẽ đem đến những lợi
ích tốt hơn cho các thành viên trong mạng lƣới. Ông cho rằng vốn xã hội không
hẳn là nguyên nhân và kết quả bị gói gọn trong từng chức năng riêng biệt mà vốn
xã hội chỉ hình thành, tồn tại khi cá nhân nhận ra nó, tiếp cận và huy động nó để
đạt đƣợc lợi ích.
Các nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội đối với kinh tế đƣợc triển khai bởi
các nghiên cứu khác nhau về các chiều cạnh kinh tế. Nghiên cứu của Grootaert về
“Vốn xã hội với sự thịnh vƣợng và đói nghèo của các hộ gia đình ở Indonesia”
[Grootaert, 1999] chỉ ra rằng vốn xã hội góp phần làm thiểu khả năng rơi vào tình
trạng đói nghèo của các hộ gia đình. Ông cũng cho rằng, vốn xã hội mang lại lợi ích
lâu dài đối với các hộ gia đình, cụ thể trong nghiên cứu này là lợi ích đối với việc
tiếp cận tín dụng, nhờ vào đó mà các hộ gia đình có thể tạo ra thu nhập ổn định.
Francois tìm ra mối quan hệ giữa vốn xã hội tỷ lệ thuận với hiệu quả sản xuất của
nền kinh tế thông qua việc phân tích số liệu quốc gia, ông cũng chỉ ra yếu tố niềm
tin là một phần quan trọng của vốn xã hội vào các giải pháp phát triển kinh tế. Các
nghiên cứu của Woolcook (1998), Woolcook và Narayan (2000), Woolcook (2001)
đã nhấn mạnh vốn xã hội có vai trò trong việc huy động các nguồn lực nhằm thúc
đẩy tăng trƣởng kinh tế. Các nhà nghiên cứu chia vốn xã hội làm hai loại: vốn xã

hội “co cụm” vào trong và vốn xã hội “vƣơn” ra ngoài.
Nghiên cứu vốn xã hội của ngƣời Việt Nam định cƣ tại Nhật thông qua
phỏng vấn các chủ nhà hàng ngƣời Việt định cƣ ở Nhật, Hirasawa Ayami (2011)
đƣa ra một số kết quả nhƣ sau: về vốn liếng, khi một ngƣời khởi nghiệp, trƣớc mắt
họ sử dụng vốn của mình, nếu không có đủ tiền thì họ dựa vào gia đình
(vợ/chồng/con cái) và cuối cùng là của bạn bè đồng hƣơng (những ngƣời quan hệ
rất thân thiết). Gia đình là một vốn xã hội rất mạnh. Đối với ngƣời nhập cƣ, hoạt
động tín dụng rất phổ biến vì ngƣời nhập cƣ nói chung thƣờng khó vay tiền ngân

17


hàng nên họ giúp đỡ nhau để tạo ra vốn liếng. Về thông tin, chủ nhà hàng phải dựa
vào những ngƣời quen đáng tin cậy để lấy thông tin về giấy phép, luật pháp, địa
điểm, bí quyết kinh doanh và những ngƣời cung cấp hàng đáng tin cậy. Về lao
động, ngƣời nhập cƣ thƣờng sử dụng lao động gia đình và ngƣời đồng hƣơng để
làm ăn kinh doanh. Một thành viên gia đình sẽ có động cơ mạnh mẽ giúp đỡ ngƣời
thân. Sự tín nhiệm giữa các thành viên gia đình tạo ra vốn, lợi ích. Tuy nhiên, với
vị trí nhƣ đầu bếp, phụ bếp tại nhà hàng thì chủ nhà hàng chấp nhận thuê những
ngƣời không quá thân thiết bởi vì họ coi trọng khả năng làm việc của ngƣời đƣợc
thuê hơn là quan hệ thân hay không.
Hƣớng nghiên cứu về vai trò của vốn xã hội trong phát triển các nguồn lực,
các vốn khác trong đó có vốn con ngƣời. Nghiên cứu vốn xã hội đối phát triển nguồn
nhân lực rất ít, mặc dù vốn xã hội đƣợc định nghĩa từ khái niệm nguồn lực, mà nguồn
nhân lực đƣợc coi là nguồn lực quan trọng nhất trong chiến lƣợc phát triển kinh tế –
xã hội của mỗi quốc gia. Những nghiên cứu sau đây có đề cập đến phần nào đến
nguồn nhân lực, nhƣng chƣa đặt trực tiếp sự phát nguồn nhân lực trong tiếp cận
nghiên cứu vốn xã hội. Bourdieu coi vốn con ngƣời gồm kỹ năng và kiến thức của
con ngƣời. Ông cho rằng, theo lối giải thích thông thƣờng cho ngƣời này thành công
hơn ngƣời kia chỉ là vì ngƣời đó thông minh hơn hoặc siêng năng đèn sách hơn hoặc

do tài năng bẩm sinh và vốn con ngƣời. Bourdieu khẳng định, cách đánh giá thành
công theo kiểu này thì các nhà kinh tế đã phạm sai lầm lớn là chỉ dùng đồng tiền làm
thƣớc đo lợi ích và phí tổn. Theo Bourdieu, các nhà kinh tế không nhìn thấy cơ may
thu nhập khác nhau ở mỗi ngƣời trong những thị trƣờng khác nhau, tùy thuộc mức độ
và thành phần của những gì họ sở hữu, trong đó liên hệ xã hội là phần chính. Sẽ khó
có thể giải thích sự chênh lệch trong mức độ đầu tƣ vào "vốn con ngƣời" trong xã hội
nếu không xem xét đến tất cả những gì con ngƣời sở hữu, đặc biệt là những liên hệ xã
hội mà mỗi ngƣời đang có. Vì vậy, theo Bourdieu, đầu tƣ vào vốn con ngƣời cũng có
nghĩa là đầu tƣ vào vốn xã hội và ngƣợc lại.
Các nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội có vai trò trọng tâm trong phát triển
kinh tế và xóa bỏ đói nghèo, bên cạnh đó “vốn xã hội còn đƣợc coi là có ý nghĩa lớn
trong việc hình thành vốn con ngƣời” hay nói các khác vốn xã hội có tầm quan
trọng trong việc hình thành và phát triển nguồn nhân lực ... nghiên cứu của Portes
về vốn xã hội và vốn con ngƣời cũng làm rõ nhận định này. “Dựa vào ví dụ thực tế

18


từ nghiên cứu của của Zhou và Bankstson về cộng đồng liên kết chặt của ngƣời Việt
Nam ở New Orleans (Mỹ), Portes (1998) kết luận rằng nhờ vốn xã hội trong mạng
lƣới ngƣời Việt ở đây, việc học tập của con cái họ có đƣợc sự kiểm soát hiệu quả
mà không cần thiết phải sử dụng tới các thiết chế kiểm soát chính thức hoặc công
khai” [Nguyễn Tuấn Anh, 2011].
Bên cạnh việc nghiên cứu vai trò của vốn xã hội trong phát triển kinh tế và
trong phát triển các nguồn lực, các vốn khác trong đó có vốn con ngƣời, vốn xã hội,
các tác giả cũng chỉ ra những biểu hiện tiêu cực của vốn xã hội trong các lĩnh vực
trên. Điều này đƣợc Portes chỉ ra trong nghiên cứu của mình, ông cho rằng vốn xã
hội chứa đựng trong nó ít nhất là bốn hậu quả tiêu cực. “Thứ nhất, đó là sự loại trừ
những ngƣời ngoài. vốn xã hội thƣờng mang lại các cố kết bên trong nhóm. Tuy
nhiên, những cố kết nhƣ thế lại tạo ra khó khăn cho việc mở rộng nhóm, đồng thời

ngăn cản sự tham gia của những ngƣời bên ngoài. Thứ hai là đòi hỏi thái quá đối
với thành viên. Điều này có thể tốt nếu xét theo khía cạnh tổ chức của nhóm. Nhƣng
mặt tiêu cực là ở chỗ nó hạn chế sáng kiến của các thành viên. Thứ ba là hạn chế tự
do cá nhân. Thứ tƣ là việc hạ thấp chuẩn mực của sự cách biệt trong nhóm. Vì vốn
xã hội có xu hƣớng tạo ra cố kết, nó giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng
nhau nên trong nhiều tình huống sự thành công của một cá nhân làm xói mòn liên
kết nhóm, và hơn nữa khi vốn xã hội giữ các cá nhân ở những vị thế ngang bằng
nhau, nó đã làm triệt tiêu tham vọng và sự sáng tạo của họ” [Portes. A, 1998].
Nghiên cứu của Fukuyama cũng chỉ ra tính hai mặt của vốn xã hội. Vốn xã
hội trong các quan hệ họ hàng tạo ra sự trợ giúp hiệu quả cho doanh nghiệp hoặc
cho các cá nhân trong những thời điểm mà điều kiện kinh tế khó khăn. Tuy nhiên,
điều này cũng mang lại những hệ quả tiêu cực nhƣ sự thiếu tin tƣởng đối với ngƣời
xa lạ, từ đó, gây khó khăn cho doanh nghiệp khi mà các doanh nghiệp lớn mạnh,
phát triển lên. Về hệ quả tiêu cực, Putnam còn cho rằng vốn xã hội có thể tạo ra bè
phái, tham nhũng, và tâm lý coi tộc ngƣời của mình là trung tâm” [Khúc Thanh
Vân, 2013].
Các nghiên cứu về vốn xã hội trên thế giới đã phân tích khá sâu sắc bản
chất hai mặt của vốn xã hội: có tác động tích cực và gây ra hệ quả tiêu cực trong
các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các nghiên cứu trên cho thấy, vốn xã
hội tác động tích cực nhất đến lĩnh vực kinh tế ở chỗ nó có thể làm tăng lợi ích,

19


hiệu quả kinh tế, tăng các mối quan hệ trong kinh doanh, thậm chí vốn xã hội còn
chuyển hóa thành vốn kinh tế ... Chính vì lẽ đó, vốn xã hội là nguồn lực đóng góp
vào sự phát triển và tăng trƣởng kinh tế, xóa bỏ đói nghèo, phát triển xã hội. Đồng
thời, vốn xã hội còn tác động tích cực đến phát triển các nguồn lực, các vốn khác,
đặc biệt là vốn con ngƣời. Các phân tích trên cho thấy vốn xã hội và vốn con
ngƣời có mối quan hệ qua lại và chuyển hóa lẫn nhau thông qua mạng lƣới xã hội

với các mối liên hệ, quan hệ, tin cậy và chia sẻ giữa các thành viên trong mạng
lƣới, giúp các cá nhân nắm bắt đƣợc các thông tin, tiếp cận đƣợc các cơ hội học
tập, làm việc, tăng thu nhập và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Bên cạnh tích tích
cực của vốn xã hội cũng cho thấy những biểu hiện tiêu cực trong lĩnh vực kinh tế
ở chỗ hạn chế mang tính cố kết, cục bộ, bè phái, hạn chế sự tự do và triệt tiêu sự
sáng tạo của cá nhân .... tạo ra sự ngang bằng nhau trong nhóm, giảm thiểu động
lực phát triển của các cá nhân.
1.1.2. Nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam
Vốn xã hội đƣợc coi là một nguồn lực tồn tại trong đời sống xã hội bên cạnh
các nguồn lực khác. Đây là một khái niệm không mới đối với thế giới, nhƣng còn
rất mới đối với việt Nam, các nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam chia làm hai
hƣớng: một số nghiên cứu quan tâm đến việc tổng kết, giới thiệu lý thuyết về vốn
xã hội; những nghiên cứu khác tập trung vận dụng lý thuyết vốn xã hội trong các
nghiên cứu thực tiễn.
Vốn xã hội là một hƣớng nghiên cứu mới ở Việt Nam trong những năm gần
đây, các nghiên cứu chủ yếu dƣới dạng bài báo khoa học, các tham luận trong các
cuộc hội thảo, các đề tài nghiên cứu …
1.1.2.1. Nghiên cứu tổng kết và giới thiệu lý thuyết vốn xã hội
Dƣới góc độ tiếp cận về vốn xã hội và kinh tế, Trần Hữu Dũng trên cơ sở các
quan điểm của Pierre Bourdieu, James Coleman, Robert Putnam, Francis
Fukuyama, Hernando de Soto đã gợi ý rằng cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn
xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn khác [Trần Hữu Dũng, 2003].
Trần Hữu Quang (2006) tổng kết quan điểm về vốn xã hội của các tác
giả nhƣ Bourdieu, Putnam, Fukuyama, qua đó nhấn mạnh rằng “vốn xã hội là
một hiện thực đặc trƣng của những mối dây liên kết giữa con ngƣời với nhau
trong một cộng đồng hay một xã hội” [Trần Hữu Quang, 2006]. Theo ông cần

20



bàn về vốn xã hội trong mối quan hệ với chuẩn mực, sự cố kết, và hợp tác và
cần lƣu ý đến việc phân tích vốn xã hội trong bối cảnh văn hóa - xã hội và các
định chế xã hội.
Tạp chí Tia Sáng tổ chức hội thảo “vốn xã hội” tại Hà Nội vào năm 2006
với 39 tham luận. Các tham luận đƣa ra và bàn luận về lý luận của vốn xã hội mà
chƣa rút ra các luận điểm lý thuyết cụ thể cho các nghiên cứu thực nghiệm. Các
nhà nghiên cứu đƣa ra các quan điểm lý thuyết của Pierre Bourdieu, James
Coleman, Robert Putnam, Francis Fukuyama, Hernando de Soto ... và cho rằng
cần phải làm rõ hơn đặc điểm của vốn xã hội trong mối quan hệ với các loại vốn
khác và mối quan hệ giữa vốn xã hội và phát triển kinh tế, vốn xã hội và chính
sách kinh tế, hoặc thảo luận về việc làm thế nào để có thể xác định, khai thác
vốn xã hội cho sự phát triển của Việt Nam. Mặc dù có sự thừa nhận về việc vốn
xã hội giúp tiết kiệm phí giao dịch, nâng cao mức đầu tƣ cũng nhƣ nhận định
rằng vốn xã hội có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng và tốc độ tích lũy vốn
con ngƣời (Trần Hữu Dũng 2006) (Nguyễn Ngọc Bích, 2006), (Nguyễn Quang
A, 2006), (Nguyễn Vạn Phú, 2006), (Phan Đình Diệu, 2006), (Trần Hữu Quang,
2006), (Phan Chánh Dƣỡng, 2006). Tuy nhiên hầu nhƣ chƣa bàn đến việc thúc
đẩy sự hình thành, tích lũy, khai thác vốn xã hội trong các nghiên cứu cụ thể,
mang tính thực nghiệm này.
Nghiên cứu của Hoàng Bá Thịnh (2008; 2009) tập trung phân tích quan niệm
vốn xã hội, mạng lƣới xã hội và nhấn mạnh đến chức năng của vốn xã hội, bàn sâu
về những phí tổn để duy trì vốn xã hội và mạng lƣới xã hội. Tác giả đã đề cập đến
mô hình tổng hợp về vốn xã hội, vốn con ngƣời và mạng lƣới xã hội trong các
nghiên cứu của mình [Hoàng Bá Thịnh, 2008; 2009].
Lê Ngọc Hùng (2008), tập trung làm sáng tỏ những quan niệm về vốn xã hội
nhìn từ góc độ kinh tế học, tác giả đƣa ra thuyết chức năng về vốn xã hội theo quan
điểm của Coleman, thuyết cấu trúc về vốn xã hội của Bourdieu, để khẳng định rằng
vốn xã hội có thể thông qua quan hệ xã hội, mạng xã hội. Tác giả đƣa ra mô hình
tổng hợp về vốn xã hội, vốn con ngƣời và mạng lƣới xã hội cho thấy vốn ngƣời là
tập hợp các năng lực tồn tại trong mỗi cá nhân, nhóm, tổ chức. Vốn xã hội tồn tại

trong từng quan hệ giữa các cá nhân trong các nhóm thuộc mạng lƣới xã hội [Lê
Ngọc Hùng, 2008].

21


×