Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓM VỚI VIỆC PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO NỮ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIA VIỄN C, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (734.3 KB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP

HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM VỚI VIỆC
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CHO NỮ HỌC SINH
TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIA VIỄN C,
HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH.

Giáo viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Thị Mai Hương 2
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Bích Phượng
Lớp: K66B

Hà Nội, 2020


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình thực hiện Khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản
thân, em đã luôn nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ từ rất nhiều
người , đó là nguồn động lực to lớn giúp em hồn thành Khóa luận tốt nghiệp
của mình.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo của Khoa Công
tác xã hội, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tận tâm trong giảng dạy, tạo
điều kiện cho em được học tập, rèn luyện và tiếp thu những kiến thức vơ cùng
có giá trị. Đây cũng chính là nền tảng tri thức quý giá để em có thể vận dụng
vào trong khóa luận này. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo
Th.S Nguyễn Thị Mai Hương 2, người luôn theo sát, động viên và theo dõi,
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình em nghiên cứu và hồn thành
Khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu và toàn thể cán bộ, giáo


viên và học sinh trường Trung học phổ thông Gia Viễn C đã đồng ý tạo điều
kiện cho em được thực hiện khảo sát, thực nghiệm tại trường, đồng thời giúp
đỡ em rất nhiều và nhiệt tình trong q trình em làm Khóa luận tốt nghiệp tại
trường.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè – những người đã và ở bên
cạnh động viên, giúp đỡ, động viên, và góp ý kiến cho em hồn thành Khóa
luận tốt nghiệp.
Trong Khóa luận sẽ khơng thể khơng tránh khỏi được những thiếu sót,em
kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến q báu của q thầy cơ để khóa
luận của em được hồn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2020.
Sinh viên
Nguyễn Thị Bích Phượng


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề......................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài.....................................................................5
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
của đề tài............................................................................................................5
5. Câu hỏi nghiên cứu........................................................................................5
6. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................6
7. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................6
8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu.......................................................................8
9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu.............................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI............................................9
1.1. Một số khái niệm........................................................................................9

1.1.1. Bạo lực học đường với nữ học sinh và các hình thức bạo lực học đường
với nữ học sinh .................................................................................................9
1.1.2. Học sinh nữ trung học phổ thơng..........................................................11
1.1.3. Cơng tác xã hội nhóm............................................................................14
1.2. Hoạt động cơng tác xã hội trong phòng ngừa bạo lực học đường
cho học sinh nữ tại trường trung học phổ thông Gia Viễn C...........................19
1.2.1. Hoạt động xây dựng các quy tắc về phòng ngừa bạo lực học đường cho
nữ học sinh......................................................................................................19
1.2.2. Hoạt động truyền thơng phịng ngừa bạo lực học đường cho nữ học
sinh..................................................................................................................20
1.2.3. Hoạt động giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống trong phòng ngừa bạo
lực học đường cho nữ học sinh.......................................................................21
1.2.4. Hoạt động giáo dục pháp luật cho nữ học sinh về phòng
ngừa bạo lực học đường................................................................................22
1.2.5. Vai trò của hoạt động cơng tác xã hội nhóm trong việc phịng ngừa bạo
lực học đường cho nữ học sinh Trung học phổ thông.....................................23


1.3. Một số lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu...........................................24
1.3.1. Thuyết nhu cầu......................................................................................24
1.3.2. Thuyết nhận thức – hành vi...................................................................26
Tiểu kết chương 1............................................................................................28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA BẠO LỰC
HỌC ĐƯỜNG CHO NỮ HỌC SINH TẠI TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ
THÔNG GIA VIỄN C...................................................................................29
2.1. Khái quát về trường Trung học phổ thông Gia Viễn C............................29
2.2. Thực trạng hoạt động tự phòng ngừa bạo lực học đường của học sinh nữ
trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình...........................30
2.2.1. Hoạt động tự nhận thức bản thân của học sinh nữ trường Trung học
phổ thông Gia Viễn C......................................................................................31

2.2.2. Thực trạng hoạt động tự chia sẻ với gia đình của học sinh nữ trường
Trung học phổ thông Gia Viễn C.....................................................................32
2.2.3. Thực trạng hoạt động phòng tránh bạo lực thân thể của học sinh nữ
trường Trung học phổ thông Gia Viễn C.........................................................33
2.2.4. Thực trạng hoạt động học tập tích cực, xây dựng môi trường
không bạo lực của học sinh nữ trường Trung học phổ thông Gia Viễn C.......34
2.3. Thực trạng hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường cho nữ học sinh của
trường Trung học phổ thông Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình....35
2.3.1. Hoạt động truyền thơng nâng cao nhận thức về bạo lực học đường cho
học sinh nữ......................................................................................................36
2.3.2. Thực trạng hoạt động xây dựng câu lạc bộ, các khóa học
trải nghiệm cho học sinh nữ .........................................................37
2.4. Đánh giá mức độ thực hiện hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường cho
nữ học sinh tại trường Trung học phổ thông Gia Viễn C................................38
2.4.1. Đánh giá của giáo viên về hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường
cho nữ học sinh tại trường Trung học phổ thông Gia Viễn C.........................38


2.4.2. Đánh giá của phụ huynh về mức độ hoạt động phòng ngừa bạo lực học
đường cho nữ học sinh trường Trung học phổ thơng Gia Viễn C...................39
2.4.3. Những khó khăn trong việc phòng ngừa bạo lực học đường cho nữ học
sinh tại trường Trung học phổ thông Gia Viễn C............................................40
2.5. Nhu cầu của học sinh nữ về thực hiện các hoạt động phòng ngừa bạo lực
học đường tại trường trung học phổ thông Gia Viễn C...................................42
Tiểu kết chương 2............................................................................................45
CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT THỰC NGHIỆM HOẠT ĐỘNG CƠNG TÁC
XÃ HỘI NHĨM NHẰM PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
CHO NỮ HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG GIA
VIỄN C, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH....................................46
3.1. Cơ sở của xây dựng hoạt động cơng tác xã hội nhóm nhằm phịng ngừa

bạo lực học đường cho nữ học sinh Trung học phổ thông Gia Viễn C...........46
3.1.1. Căn cứ vào chủ trương khuyến khích phát triển công tác xã hội
trong trường học ở Việt Nam.........................................................................46
3.1.2. Căn cứ vào thực tiễn trường Trung học phổ thông Gia Viễn C.........47
3.2. Thực nghiệm hoạt động Công tác xã hội nhóm trong phịng ngừa bạo lực
học đường cho nữ học sinh trường Trung hoc phổ thông Gia Viễn C............49
3.2.1. Kế hoạch hoạt động của việc thành lập câu lạc bộ “Không bạo lực”
theo phương pháp công tác xã hội nhóm với nữ học sinh trường Trung học
phổ thơng Gia Viễn C......................................................................................49
3.2.2. Kế hoạch hoạt động Công tác xã hội nhóm dưới hình thức câu lạc bộ
“Khơng bạo lực” với nữ học sinh trường Trung học phổ thông Gia Viễn C. .53
Tiểu kết chương 3............................................................................................71
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...............................................................72
1. Kết luận.......................................................................................................72
2. Khuyến nghị................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................74
PHỤ LỤC.......................................................................................................75



DANH MỤC HÌNH, BẢNG
Hình 1: Tháp nhu cầu của Maslow.................................................................25
Bảng 3.1: Bảng kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ “không bạo lực”
trường THPT Gia Viễn C với nữ học sinh ......................................................49
Bảng 3.3: Kế hoạch hoạt động của câu lạc bộ ‘Không bạo lực” với nữ học
sinh trường THPT Gia Viễn C.........................................................................55


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT


TỪ VIẾT TẮT

DIỄN GIẢI

1

BLHĐ

Bạo lực học đường

2

CTXH

Công tác xã hội

3

HS

Học sinh

4

KNS

Kỹ năng sống

5


NVXH

Nhân viên xã hội

6

THPT

Trung học phổ thông


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Bạo lực học đường (BLHĐ) hiện nay trở thành một hiện tượng rất phổ
biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo Báo cáo của cơ quan phòng,
chống tội phạm Liên hợp quốc, mỗi năm trên thế giới có khoảng 4-6 triệu học
sinh có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Theo số liệu của UNESCO
(2017), tỉ lệ trẻ em và vị thành niên là nạn nhân của BLHĐ hàng năm lên đến
246 triệu người trên toàn thế giới. Số liệu này đang ngày càng tăng, khiến bạo
lực học đường trở thành một vấn đề chung của nền giáo dục quốc tế. Trong
đó BLHĐ với sự tham gia của nữ học sinh chiếm đến 1/3 số lượng học sinh
trên toàn thế giới.
Tại Việt Nam, BLHĐ hiện nay đang là một vấn nạn trong nhà trường.
Nghiêm trọng hơn tình trạng này ngày càng phổ biến với mức độ ngày càng
cao, xảy ra ở các bạn nữ nhiều hơn với quy mô rộng và hiệu ứng đám đông.
Năm học 2017 – 2018, báo cáo của ngành GD&ĐT cả nước gửi về Bộ
GD&ĐT, BLHĐ xảy ra hàng trăm vụ. Theo thống kê của ngành Công an, số
vụ liên quan đến BLHĐ là hơn 2.000, trong đó 53% số vụ xảy ra trong trường
học. Từ năm 2011 đến năm 2018, theo báo cáo của liên bộ GD-ĐT và Cơng

an, có đến 18.000 vụ vi phạm pháp luật, BLHĐ với đối tượng liên quan là cán
bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên; hơn 11.000 vụ đánh nhau gây thương tích,
hơn 200 vụ xâm hại tình dục, 900 vụ uy hiếp tinh thần. Đáng nói ở đây, trong
số này có gần 10.000 vụ diễn ra trong nhà trường và tỉ lệ học sinh nữ tham gia
chiếm phần lớn. Số liệu của Plan International và Trung tâm nghiên cứu quốc
tế về phụ nữ (ICRW) khảo sát ở 5 quốc gia, trong đó có Việt Nam cho thấy cứ
10 học sinh sẽ có 7 học sinh hứng chịu nạn BLHĐ.
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và đào trong một năm học, toàn quốc xảy
ra gần 1800 vụ học sinh đánh nhau trong và ngoài trường. Đặc biệt, tình trạng
này xuất hiện ở nữ giới – phái đươc coi là chân yếu, tay mềm. Theo khảo sát và
điều tra, 4 vụ nữ sinh đánh nhau thì mới có 1 vụ nam sinh đánh nhau. Tỉ lệ này
1


cho thấy tính cấp bách cần phải can thiệp ngay lập tức. Những hệ quả mà BLHĐ
để lại là rất nghiêm trọng, đối với học sinh nữ, gia đình, nhà trường và xã hội.
Tại trường THPT Gia Viễn C Tỉnh Ninh Bình, BLHĐ cũng đã và đang
xảy ra, BLHĐ xảy ra đối với cả học sinh nam và học sinh nữ, đặc biệt có
những vụ việc do học sinh nữ gây ra đã để lại những hậu quả đối với các em.
Nguyên nhân của những hành vi bạo lực là do các em còn chưa nhận thức
đúng về bạo lực, chưa biết kiểm soát và kiềm chế cảm xúc trước những vấn
đề xảy ra, nên đã lựa chọn giải quyết bằng bạo lực với nhau. Trước thực trạng
đó, cần có biện pháp phòng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại nhà trường.
Công tác xã hội trường học là hoạt động giải quyết các vấn đề của học
sinh trong trường học, trong đó có vấn đề BLHĐ đối với học sinh nữ. Việc
thực hiện các hoạt động CTXH sẽ góp phần ngăn ngừa, giảm thiểu và giải
quyết tình trạng BLHĐ cho nữ học sinh tại trường học. Chính vì những lý do
trên, em lựa chọn đề tài “Hoạt động Công tác xã hội nhóm trong việc phịng
ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn,
tỉnh Ninh Bình” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, qua đó góp phần phịng ngừa

BLHĐ trong nhà trường nói chung và cho các em học sinh nữ nói riêng.
2. Lịch sử nghiên cứu của vấn đề

 Trên thế giới
Trên toàn cầu, cứ 3 em học sinh trong độ tuổi 15 đến 17 thì có hơn 2
em tham gia đánh nhau; cứ 10 sinh viên tại 39 quốc gia thì có 5 em đã từng
bắt nạt bạn; Năm 2017, đã có 396 vụ tấn công tại trường học được ghi nhận
hoặc được xác nhận ở Cộng hịa Dân chủ Cơng – gô, 26 vụ ở Indonesia, 67 vụ
tại Syria. Tuy nhiên, nhận định rằng trẻ em gái và trẻ em trai có nguy cơ bị bắt
nạt như nhau, nhưng các bé gái có nhiều khả năng trở thành nạn nhân của các
hình thức bắt nạt tâm lý hơn cịn các bé trai có nguy cơ bị bạo lực và đe dọa
về thể chất.
Theo nghiên cứu “Bạo lực học đường – vấn nạn của nền giáo dục toàn
cầu” của tác giả M.James vào những năm 80 của thế kỉ XX đưa ra những lý
do cho thấy học sinh nữ luôn là đối tượng của bạo lực, mọi vấn đề để giải
2


quyết mâu thuẫn của các em đều giải tỏa thông qua hành vi bạo lực, dẫn đến
những hậu quả ảnh hưởng đến chính bản thân các em, gia đình , nhà trường
và xã hội. {Bạo lực học đường [School violence – a problem of global
education, Micael Jame, 80s of the 20th century; 1; 23]
Tiếp theo, đến năm 2011, đề tài “Phòng ngừa BLHĐ dựa trên các cơ sở
thực tiễn” của Bary L.Hyderau đã tìm hiểu về các kỹ năng cần thiết cho học
sinh nữ từ THCS đến THPT để chúng có thể tự ứng phó với những tình
huống, những hồn cảnh và đưa ra một số những giải pháp cần thiết nhất để
nhà trường áp dụng vào trong giáo dục của hệ thống. [Prevention of school
violence is based on practical grounds, Bary Lawe Hyderau, 2011; 2;15]
Năm 2014, đề tài “Nền tảng dẫn đến hành vi xung đột, mâu thuẫn và
đả kích của lứa tuổi thanh thiếu niên” được nghiên cứu tại Tây Ban Nha, nơi

xảy ra nhiều nhất về BLHĐ với nữ giới nguyên do từ xuất phát về màu da,
chủng tộc,…đưa ra những lý do, nguyên nhân dẫn đến BLHĐ với nữ giới. Và
đồng thời đưa ra các hướng tiếp cận để giải quyết mâu thuẫn đó như thế nào,
sự tác động vào tâm lý – giáo dục hiện đại. [The foundation leads to
conflicting, contradictory and lashing behavior of teenagers, Tạp chí Tây Ban
Nha, 2014; 3 ;32]
Nhìn chung, phần lớn các cơng trình nghiên cứu trên thế giới về BLHĐ
cho nữ học sinh THPT còn rất hạn chế cả về số lượng cũng như nội dung
nghiên cứu, đặc biệt cịn chưa có sự tiếp cận của CTXH hay sự vận dụng hoạt
động CTXH nhóm trong việc phịng ngừa BLHĐ này. Và cũng chưa có cơng
trình nghiên cứu nào nói về BLHĐ dành riêng cho nữ học sinh Trung học phổ
thông Gia Viễn C.
 Tại Việt Nam
Những năm gần đây, việc phịng ngừa BLHĐ với nữ học sinh ln
được Nhà nước quan tâm và nền giáo dục quốc gia luôn chú trọng để giảm
thiểu tối đa những hệ quả không đáng có để ảnh hưởng xấu đến mầm non của
đất nước. Nhiều chương trình, dự án giáo dục được các tổ chức phi chính phủ
3


phối hợp với Chính phủ Việt Nam đã được thực hiện, như: Dự án “Phòng
ngừa bạo lực học đường và xây dựng mơi trường an tồn cho trẻ” do Tổ chức
phi chính phủ quốc tế (Good Neighbors International – GNI ) đã khởi động
dự án và lấy các trường ở Việt Nam để làm thí điểm như: THCS Nguyễn
Trường Tộ, trường Ban mai Hà Nội, Hệ thống Vinschool,… Dự án tập trung
vào đối tượng học sinh tại thành phố Hà Nội với mục tiêu hướng tới việc xây
dựng môi trường an tồn, khơng bạo lực, thơng qua nâng cao hiểu biết và
năng lực của giáo viên, phụ huynh và chính bản thân học sinh. Các hoạt động
chính xoay quanh như : Khảo sát Nhận thức về BLHĐ của học sinh; Cuộc thi
viết kịch bản về BLHĐ và biết cách ứng phó với BLHĐ; diễn kịch tại 12

trường THCS; cuộc thi “Chúng em với phòng, chống BLHĐ”; hòm thư “Lan
tỏa yêu thương – chung tay phòng, chống BLHĐ” … được thực hiện tại các
trường THCS tại thành phố Hà Nội đã góp phần ngăn ngừa và giảm thiểu tình
trạng BLHĐ.
Luận văn thạc sĩ tâm lý học của Phạm Thị Xoan về “Bạo lực học
đường của học sinh nữ trung học phổ thông Kinh Môn, tỉnh Hải Dương” đưa
ra và đề xuất một vài biện pháp sư phạm thông qua dạy kỹ năng sống nhằm
giúp giảm thiểu hành vi bạo lực học đường của nữ học sinh THPT. [Phạm Thị
Loan, Bạo lực học đường của học sinh nữ trung học phổ thông Kinh Môn,
tỉnh Hải Dương].
Nghiên cứu về “Hành vi gây hấn - phân tích từ góc độ tâm lí học xã
hội” của Trần Thị Minh Đức đưa ra các quan điểm tiếp cận về hành vi gây
hấn, những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi gây hấn và việc xuất hiện việc gây
hấn học đường, tức là BLHĐ. [Trần Thị Minh Đức, Hành vi gây hấn – phân
tích từ góc độ tâm lí học xã hội].
Luận văn thạc sĩ của Lê Thị Lan Anh “Một số yếu tố tâm lý ảnh hưởng
đến hành vi bạo lực học đường của học sinh nữ trung học phổ thông” đã chi
ra các yếu tố cá tâm lý cá nhân (nhận thức, cảm xúc) , các yếu tố tâm lý xã hội

4


(bạn bè, trường học, giáo dục,…) [Lê Thị Lan Anh, Một số yếu tố tâm lý ảnh
hưởng đến hành vi bạo lực học đường của học sinh nữ Trung học phổ thơng].
Ngồi các cơng trình khác như: Nghiên cứu của Phan Thị Mai Hương
năm 2009 với cơng trình “Thực trạng bạo lực học đường hiện nay” diễn ra tại
Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế_ Hà Nội.; theo Tạp chí thế giới mới (864)
do tác giả Nguyễn Văn Lượt nghiên cứu vào tháng 11/2015 “Bạo lực học
đường nguyên nhân và một số biện pháp hạn chế”; “Bạo lực học đường: Một
vấn đề xã hội hiện nay” của Hoàng Bá Thịnh năm 2017 ở Hội thảo Quốc tế

đã chỉ ra thực trạng BLHĐ tại trường học hiện nay, từ đó đưa ra các biện pháp
phòng ngừa và giải quyết. [Phan Thị Mai Hương, Thực trạng bạo lực học
đường hiện nay]; [Nguyễn Văn Lượt, Bạo lực học đường – nguyên nhân và
một số giải pháp]; [Hoàng Bá Thịnh, Bạo lực học đường: Một vấn đề xã hội
hiện nay].
Như vậy, có thể thấy cả trên thế giới và ở Việt Nam đều đã có sự quan
tâm đến vấn đề phịng ngừa BLHĐ cho học sinh nữ, bằng chứng là đã có
nhiều chương trình dự án, các sách báo, cơng trình nghiên cứu về vấn đề này
ra đời. Các nghiên cứu về vấn đề phòng ngừa BLHĐ cho học sinh nữ THPT
đã được nghiên cứu dưới các góc độ tiếp cận khác nhau. Tuy nhiên, rất ít hoặc
chưa có đề tài nào sử dụng hoạt động CTXH nhóm nhằm giáo dục học sinh để
phịng ngừa BLHĐ. Chính vì vậy, đề tài “Hoạt động cơng tác xã hội nhóm
trong việc phịng ngừa bạo lực học đường cho nữ học sinh tại trường trung
học phổ thơng Gia Viễn, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình” là hồn tồn mới và
khơng hề trùng lặp với các cơng trình đã cơng bố.
3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Đề tài gồm 3 mục tiêu cơ bản sau :
- Nghiên cứu hệ thống lý luận về phương pháp CTXH nhóm và việc
phịng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh THPT.
- Tìm hiểu thực trạng hoạt động phịng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại
trường Trung học phổ thông Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
5


- Đề xuất và thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm trong việc phòng
ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia viễn,
tỉnh Ninh Bình..
4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động cơng tác xã hội nhóm với phịng

ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại trường THPT Gia Viễn C.
- Khách thể nghiên cứu: Học sinh khối 10,11,12, giáo viên, phụ huynh
trường THPT Gia Viễn C.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Không gian: Trường THPT Gia Viễn C, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh
Bình.
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2020.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Tình trạng BLHĐ của học sinh nữ trường THPT Gia Viễn C đang diễn
ra như thế nào ?
- Hoạt động phòng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh tại trường học đang
được thực hiện như thế nào? Hiệu quả của hoạt động đó?
- Thử nghiệm các hoạt động CTXH nhóm được thực hiện như thế nào
tại trường THPT Gia Viễn C?
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về CTXH, về hoạt động phòng ngừa
BLHĐ cho nữ học sinh và vai trò của NVXH trong việc phòng ngừa BLHĐ
cho nữ học sinh THPT.
- Nghiên cứu thực trạng và các hoạt động phòng ngừa BLHĐ của nữ
học sinh tại trường THPT Gia Viễn C.
- Đề xuất và thực nghiệm hoạt động CTXH nhóm nhằm phịng ngừa
BLHĐ cho nữ học sinh tại trường THPT Gia Viễn C.
7. Phương pháp nghiên cứu
6


7.1.

Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phỏng vấn sâu được sử dụng nhằm thu thập thông tin chi


tiết hơn từ giáo viên, phụ huynh, học sinh nữ về thực trạng phòng ngừa
BLHĐ của học sinh nữ và nhu cầu trang bị kỹ năng phòng ngừa BLHĐ cho
nữ học sinh.
- Nội dung: Tìm hiểu thực trạng phịng ngừa BLHĐ của nữ học sinh,
nhu cầu và những khó khăn trong việc giáo dục kiến thức, trang bị kỹ năng
phòng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh.
- Cách tiến hành:
+ Số lượng đơn vị phỏng vấn: 6 học sinh (trong đó có 5 học sinh nữ)
+ Cách tiến hành: Sau khi đã lựa chọn ngẫu nhiên đối tượng phỏng vấn,
tôi tiến hành phỏng vấn và ghi chép lại những thông tin thu thập được (trên cơ
sở có sự đồng ý của người được phỏng vấn) bằng các hình thức: ghi âm, ghi
chép nhanh vào sổ tay cá nhân.
- Kết quả: Trong quá trình phỏng vấn, học sinh nữ, phụ huynh và giáo
viên thẳng thắn chia sẻ và nên lên ý kiến, mong muốn của mình để nhằm góp
phần nâng cao phịng ngừa BLHĐ cho học sinh, cụ thể là nữ học sinh.
7.2.

Phương pháp phân tích tài liệu
- Mục đích: Thu thập, hệ thống, khái quát những vấn đề lý luận liên

quan đến đề tài.
- Nội dung: Thu thập các thơng tin có liên quan đến cơ sở lý luận có
liên quan đến đề tài và các thông tin phục vụ nghiên cứu thực trạng phòng
ngừa BLHĐ cho nữ học sinh trường THPT Gia viễn C.
- Cách tiến hành: Thu thập, tham khảo và nghiên cứu các tài liệu, đề tài
nghiên cứu khoa học, luận văn, luận án có liên quan, sách báo về chuyên
ngành CTXH, tâm lý học, xã hội học,.. Sau đó, hệ thống hóa thành cơ sở lý
luận đề tài.
8. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Về lý luận
7


Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ một số khái niệm, bổ sung về lý
luận cho việc vận dụng phương pháp CTXH nhóm với phịng ngừa BLHĐ
cho học sinh nữ THPT Gia Viễn C.
Về thực tiễn
Đề tài mang tính thực tiễn và hiệu quả trợ giúp khá cao. Với hoạt động CTXH
nhóm, NVXH sẽ thể hiện vai trị của mình trong việc xây dựng hoạt động
nhóm nhằm phòng ngừa BLHĐ cho nữ học sinh THPT Gia Viễn C, giúp nữ
học sinh tự bảo vệ mình trước những tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.
9. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài bao gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
Chương 2: Thực trạng phòng ngừa bạo lực học đường của nữ học sinh
tại trường trung học phổ thông Gia Viễn C.
Chương 3: Đề xuất và thực nghiệm hoạt động cơng tác xã hội nhóm
nhằm phịng ngừa bạo lực học đường cho nữ học sinh tại trường trung
học phổ thông Gia Viễn C.

8


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Bạo lực học đường với nữ học sinh và các hình thức bạo lực học
đường với nữ học sinh
1.1.1.1. Khái niệm bạo lực

Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất, lời nói, hay một vài hình
thức khác nhằm mục đích gây thương vong, tổn hại một cá thể trong cộng
đồng. Trong các cuộc xung đột, bạo lực thể chất luôn được coi là điểm tột
đỉnh.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2002), “Bạo lực là việc đe dọa sử dụng
hoặc sử dụng sức mạnh thể chất, quyền lực đối với mọi người khác/ một
nhóm người/ một cộng đồng, gây ra/ làm tăng khả năng gây ra tổn thương, tử
vong, tổn hại về tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển, gây ra sự mất mát”.
Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan
tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao
trùm một khn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia
hay sự diệt vong làm hàng triệu người chết chứ không đơn thuần xảy ra bạo
lực trên hai cá thể nào đó trong cộng đồng.
Như vậy, (1) Bạo lực là hành động có mục đích làm hại một hay nhiều
đối tượng cụ thể mà nó hướng tới; (2) Bạo lực là hành động của người có sức
mạnh thể chất hoặc quyền lực; (3) Đối tượng hướng tới của bạo lực có thể là
một cá nhân, một nhóm người hoặc một cộng đồng dân cư; (4) Mức độ làm
hại của hành vi bạo lực rất khác nhau: có thể chỉ đe dọa gây cho đối phương
sự lo lắng , sợ hãi, căng thẳng để đạt mục đích của mình; có thể ở một mức độ
cao hơn, gây ra tổn thương hoặc làm tăng khả năng tổn thương, tử vong, gây
ra mất mát về vật chất, người thân, các yếu tố tinh thần khác để quy phục đối
phương, để đạt mục đích của mình.
1.1.1.2. Khái niệm bạo lực học đường với nữ học sinh

9


Từ khái niệm bạo lực theo quan điểm của Tổ chức Y tế thế giới và việc
giải nghĩa môi trường học đường, khái niệm bạo lực học đường với nữ học
sinh được hiểu như sau:

“Bạo lực học đường với nữ học sinh là việc một hoặc một số thành
viên nữ trong môi trường học đường đe dọa sử dụng hoặc sử dụng sức mạnh
thể chất hay quyền lực của mình để gây ra những tổn thương về thể chất ,
tinh thần hay vật chất cho một hoặc một số thành viên nữ khác”. [Lê Minh
Thủy, luận án tiến sĩ, 2015].
Theo (Furlong & Morrison, 2000), đến năm 1992, khái niệm “Violence
School/ bạo lực học đường" mới được sử dụng rộng rãi như một thuật ngữ để
mô tả những hành động bạo lực và căng thẳng trong trường học. Thuật ngữ
bạo lực học đường được hiểu là “khái niệm gồm nhiều khía cạnh liên quan
đến thủ phạm gây ra bạo lực và nạn nhân bị bạo lực, từ các hành vi chống
đối xã hội đến cả hành vi phạm tội và gây hấn trong trường học ngăn cản sự
phát triển và học tập, cũng như làm ảnh hưởng đến môi trường học đường,
bao gồm cả sự khiếp sợ/ lo lắng, sợ hãi, kỷ luật/ mơi trường học đường và
các khía cạnh khác” (Furlong & Morrison, 2000, trang 71).
Theo tác giả Phan Thị Mai Hương “Bạo lực học đường với nữ là thuật
ngữ dùng để chỉ những hành vi bạo lực trong môi trường học đường, hoặc
những hành vi bạo lực của lứa tuổi học đường. Bao gồm hàng loạt các hành
vi bạo lực với các mức độ khác nhau, từ không lời đến có lời, từ hành động
đơn giản đến những hành động thù địch, gây hấn, phá phách, gây tổn thương
tâm lý, thậm chí tổn hại đến thể chất của người khác” (Phan Thị Mai Hương,
2009).
Nghị quyết 80/2017/NĐ – CP “Quy định về mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”, định nghĩa
“Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân
thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và
các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra
10


trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập”. [Nghị quyết 80/2017/NĐ – CP,

17/07/2017, Quy định về môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, thân thiện,
phịng, chống bạo lực học đường].
1.1.1.3. Phân loại các hành vi bạo lực học đường với nữ học sinh
Căn cứ vào cách thức mà học sinh nữ thực hiện hành vi BLHĐ, đó là
những hành vi làm hại bằng sức mạnh thể chất hay thông qua mưu đồ, ngôn
ngữ, thông qua các thiết bị kỹ thuật thông tin (điện thoại, internet,...)
Căn cứ vào mục đích mà học sinh nữ thực hiện hành vi BLHĐ nhằm
gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, đến phương diện tài
chính hay sức khỏe tình dục.
Ở đề tài này, tác giả nghiên cứu ba hình thức BLHĐ hiện đang phổ biến
nhất tại trường THPT Gia Viễn C mà học sinh nữ phải chịu: Bạo lực tinh thần,
bạo lực thể chất và bạo lực vật chất.
(1) Bạo lực tinh thần là hành vi của một học sinh nữ hoặc một nhóm
học sinh nữ , có mục đích làm hại đến sức khỏe tinh thần/ xúc phạm đến danh
dự, nhân phẩm của một học sinh nữ khác, với các biểu hiện khác như: đặt tên
gọi (gọi bằng biệt hiệu), lấy bạn làm trò đùa, trêu chọc, tẩy chay, loại ra khỏi
nhóm, khơng tơn trọng; tung tin đồn, nói nhảm, nói xấu sau lưng hay đe dọa
qua Internet, email, thư tay,...
(2) Bạo lực thể chất là hành vi thể hiện sức mạnh thể chất của một học
sinh nữ hoặc một nhóm học sinh nữ, có mục đích làm hại đến sức khỏe thể
chất của một học sinh nữ khác, với các biểu hiện như sau: Đấm/ đá/ xô đẩy/
giật tóc/ tạt tai/ nhốt bạn trong phịng; đe dọa hoặc ép bạn làm những việc mà
bạn không muốn (phải làm bài tập/chép bài, chở bạn đi học,...) Trong một số
trường hợp, những học sinh nữ gây ra hành vi bạo lực và học sinh khác chứng
kiến cũng có thể bị tổn thương về sức khỏe thể chất do ẩu đả qua lại với nhau.
(3) Bạo lực vật chất là hành vi của một học sinh nữ hoặc nhóm học sinh
nữ có mục đích làm hại đến giá trị vật chất của một học sinh nữ khác, với các

11



biểu hiện như: Lấy/ cố tình sử dụng tài sản cá nhân, dụng cụ học tập; bắt đưa
tiền, vay/xin “đểu” đồ đạc hoặc tiền bạc; làm hỏng đồ dùng,...
1.1.2. Học sinh nữ trung học phổ thông
1.1.2.1. Khái niệm học sinh nữ trung học phổ thông
Học sinh nữ Trung học phổ thơng: là thuật ngữ chỉ nhóm học sinh nữ
tuổi vị thành niên muộn từ 15 đến 18 tuổi đang theo học tại các trường Trung
học phổ thông. Theo tâm lý học lứa tuổi , tuổi thanh niên là giai đoạn phát
triển bắt đầu từ lúc dậy thì và kết thúc khi bước vào tuổi mới lớn.
1.1.2.2. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh nữ Trung học phổ thông
- Đặc điểm về mặt thể chất:
+ Tuổi đầu thanh niên là thời kì đầu đạt được sự tăng trưởng về mặt thể lực.
+ Nhịp độ tăng trưởng về chiều cao và trọng lượng đã chậm lại.
+ Đa số các em đã vượt qua thời kì phát dục
+ Sự phát triển của hệ thần kinh có những thay đổi quan trọng do cấu
trúc bên trong của não phức tạp và các chức năng của não phát triển.
- Đặc điểm về nhân cách chủ yếu của nữ học sinh THPT:
+ Sự phát triển của tự ý thức
Sự tự ý thức là 1 đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của nữ
học sinh THPT. Nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi
này. Biểu hiện của sự tự ý thức là nhu cầu tìm hiểu và tự đánh giá những đặc
điểm tâm lý của mình theo chuẩn mực đạo đức của xã hội, theo quan điểm về
mục đích cuộc sống. Các em có khuynh hướng phân tích và đánh giá bản thân
mình một cách độc lập dù có thể có sai lầm khi đánh giá. Ý thức làm người
lớn khiến các em có nhu cầu khẳng định mình, muốn thể hiện cá tính của
mình một cách độc đáo, muốn người khác quan tâm, chú ý đến mình,
Nói chung, một mặt là người lớn phải lắng nghe ý kiến của các em, mặt
khác phải giúp các em hình thành được biểu tượng khách quan về nhân cách
của mình nhằm giúp cho sự tự đánh giá của các em được đúng đắn hơn, tránh
những lệch lạc, phiến diện trong tự đánh giá. Cần tổ chức hoạt động của tập

12


thể cho các em có sự giúp đỡ, kiểm tra lẫn nhau để hoàn thiện nhân cách của
bản thân.
+ Sự hình thành thế giới quan:
Đây là nét chủ yếu trong tâm lý thành niên vì các em sắp bước vào
cuộc sống xã hội, các em có nhu cầu tìm hiểu khám phá để có quan điểm về
tự nhiên, xã hội, về các nguyên tắc và quy tắc ứng xử, những định hướng giá
trị về con người. Các em quan tâm đến nhiều vấn đề như: thói quen đạo đức,
cái xấu cái đẹp, cái thiện cái ác, quan hệ giữa cá nhân và tập thể,…Tuy nhiên,
vẫn có em chưa được giáo dục đầy đủ về thế giới quan, chịu ảnh hưởng của tư
tưởng bảo thủ lạc hậu: có thái độ coi thường phụ nữ, coi khinh lao động chân
tay, thích có cuộc sống xa hoa, hưởng thụ,…Nhìn chung, tuổi này các em đã
có ý thức xây dựng lý tưởng sống cho mình, biết xây dựng hình ảnh con
người lý tưởng gần với thực tế sinh hoạt hàng ngày.
+ Xu hướng nghề nghiệp
Học sinh nữ THPT xuất hiện nhu cầu lựa chọn cho vị trí xã hội trong
tương lai cho bản thân và các phương thức đạt tới vị trí xã hội ấy. Xu hướng
nghề nghiệp có tác dụng thúc đẩy các mặt hoạt động và điều chỉnh hoạt động của
các em. Càng cuối cấp học thì xu hướng nghề nghiệp càng được thể hiện rõ rệt
và mang tính ổn định hơn. Tuy vậy, sự hiểu biết về yêu cầu nghề nghiệp của các
em cịn phiến diện, chưa đầy đủ, vì vậy cơng tác hướng nghiệp cho học sinh nữ
THPT có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Qua đó, giúp cho học sinh nữ lựa chọn
nghề nghiệp sao cho phù hợp với hứng thú, năng lực và phù hợp với yêu cầu xã
hội.
+ Hoạt động giao tiếp
Các em khao khát muốn có những mối quan hệ bình đẳng trong cuộc
sống và có nhu cầu sống tự lập. Tính tự lập của các em thể hiện ở ba mặt: tự
lập về hành vi, tự lập về tình cảm và tự lập về đạo đức, giá trị.

Nhu cầu giao tiếp với bạn bè cùng lứa tuổi trong tập thể phát triển
mạnh. Trong tập thể, nữ học sinh THPT thấy được vị trí, trách nhiệm của
13


mình và các em cũng sẽ cảm thấy mình cần cho tập thể. Khi giao tiếp trong
nhóm sẽ xảy ra hiện tượng phân cực – có những người được nhiều người u
mến và có những người ít được bạn bè u mến.
Tình bạn ở tuổi THPT có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tình bạn
thân thiết, chân thành sẽ cho các em đối chiếu nhau, ước mơ, lí tưởng cho
phép thấy được sự nhận xét và đánh giá về mình. Điều đặc biệt ở tuổi này đã
xuất hiện một loại tình cảm đặc biệt – tình yêu nam nữ. Tình yêu lứa tuổi này
là “tình yêu bạn bè”, bởi vì các em thường che giấu tình cảm của mình trong
tình bạn nên đơi khi cũng khơng phân biệt được đâu là tình bạn hay tình u.
1.1.3. Cơng tác xã hội nhóm
1.1.3.1. Khái niệm cơng tác xã hội
Xuất phát từ những cách thức khác nhau của sự giúp đỡ đối tượng có
hồn cảnh đặc biệt khó khăn, từ mục đích, phương pháp giải quyết các vấn đề
xã hội và từ nhiều quan niệm về CTXH đã dẫn đến nhiều định nghĩa về
CTXH.
Theo Nguyễn Duy Nhiên, “Công tác xã hội là hoạt động chuyên
nghiệp được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học chuyên ngành nhằm hỗ trợ
đối tượng có vấn đề xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng) giải quyết vấn đề gặp
phải, cải thiện hồn cảnh, vươn lên hịa nhập xã hội theo hướng tích cực, bền
vững.” [Nguyễn Duy Nhiên; Nhập mơn Cơng tác xã hội nhóm]
1.1.3.2. Cơng tác xã hội nhóm
Theo Nguyễn Duy Nhiên, “Cơng tác xã hội nhóm là một phương pháp
của CTXH nhằm tạo dựng và phát huy sự tương tác, chia sẻ kinh nghiệm,
nguồn lực giữa các thành viên, giúp củng cố, tăng cường chức năng xã hội và
khả năng giải quyết vấn đề, thỏa mãn nhu cầu của nhóm.” [Nguyễn Duy

Nhiên; Cơng tác xã hội nhóm]
CTXH nhóm có vai trị: Một là, tạo mơi trường để các đối tượng (những
cá nhân) được cảm giác thuộc về nhóm; Hai là, CTXH nhóm tạo ra cơ hội để
mỗi cá nhân được thử nghiệm thực tế và thể hiện mình; Ba là, CTXH nhóm tạo
14


ra sự hỗ trợ, tương tác giữa các thành viên trong nhóm; Bốn là, CTXH nhóm
giúp tăng cường sức mạnh, nghị lực và khả năng tự đương đầu, trước nan đề
cuộc sống của mỗi cá nhân; Năm là, CTXH nhóm mang lại hiệu quả cao của
việc ứng dụng phương pháp can thiệp, hỗ trợ CTXH chuyên nghiệp.
Có nhiều cách tiếp cận về CTXH nhóm, nhưng có điểm chung là sử
dụng phương pháp CTXH nhóm, tiến trình sinh hoạt nhóm để tạo dựng, duy
trì và tăng cường sự tương tác giữa các thành viên của nhóm nhằm thay đổi
thái độ, hành vi cá nhân một cách tích cực, nâng cao khả năng giải quyết vấn
đề, đáp ứng nhu cầu của thành viên và của cả nhóm.
1.1.3.2. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm
Tiến trình cơng tác xã hội nhóm là q trình bao gồm các bước hoạt
động thể hiện sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau và với
người làm công tác xã hội - tác nghiệp trợ giúp nhóm nhằm đạt được mục
đích đã đề ra. Thực chất tiến trình cơng tác xã hội nhóm là trình tự các bước,
các nội dung hoạt động được xác lập trong kế hoạch hỗ trợ đối với một nhóm
xã hội cụ thể của người trợ giúp dựa trên các yêu cầu về chuyên môn công tác
xã hội. [Nguyễn Duy Nhiên; Giáo trình Cơng tác xã hội nhóm].
Tiến trình cơng tác xã hội nhóm được chia thành bốn giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị và xúc tiến thành lập nhóm
Để ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm cần phải có đối tượng
tác động đó là nhóm xã hội. Dựa trên việc xác định mục đích, nhu cầu, người
làm cơng tác xã hội sẽ thành lập nhóm tác động - đối tượng đích trọng tâm
của cơng tác xã hội nhóm.

Chuẩn bị và xúc tiến thành lập nhóm cần thực hiện các cơng việc chủ
yếu: Chọn nhóm viên và chuẩn bị mơi trường hoạt động của nhóm; Xác định
mục đích hỗ trợ có mục tiêu hoạt động của nhóm; Đánh giá các nguồn lực tiềm năng và sự hỗ trợ bên ngồi - phân tích lực trường tác động; Xây dựng
kế hoạch - cụ thể hóa hoạt động cho các giai đoạn sau.
- Giai đoạn khởi động và bắt đầu hoạt động
15


Giai đoạn khởi động và bắt đầu triển khai thực hiện hoạt động của
nhóm thường có những biểu hiện trở ngại và nhóm kỳ vọng hay trơng chờ vào
người làm công tác xã hội, người lãnh đạo hoặc thành viên ưu trội của nhóm.
Vì vậy, đây là giai đoạn khó khăn cần vượt qua và là điều kiện trực tiếp cho
tiến trình nhóm ở giai đoạn sau.
Có cơng việc thực hiện trong giai đoạn này là: giới thiệu các thành viên
trong nhóm một cách chi tiết về đặc điểm nhân thân, hoàn cảnh cá nhân và
những nhu cầu khi tham gia nhóm, làm rõ mục đích hỗ trợ nhóm của người
tác nghiệp trợ giúp; xác định lại và khẳng định mục tiêu của nhóm; thiết lập
nguyên tắc của nhóm; xác định và khẳng định vị trí, vai trị, nhiệm vụ của
từng nhóm viên; định hướng sự phát triển của nhóm; thảo luận và thỏa thuận
thực hiện các công việc cụ thể; quy định về sự khích lệ phát huy năng lực của
từng nhóm viên vì mục tiêu chung của cả nhóm; dự báo những kết quả có thể
đạt được và những khó khăn, cản trở trong suốt tiến trình tuyết tiếp theo.
- Giai đoạn tập trung hoạt động – giai đoạn trọng tâm
Đây là giai đoạn nhóm tập trung vào các hoạt động giải quyết vấn đề,
thực hiện nhiệm vụ hướng tới hồn thành các mục đích, mục tiêu đã được
nhóm xác lập ở các giai đoạn trước. Trong giai đoạn này, các nhóm viên thể
hiện vai trị của mình một cách tối đa. Tuy nhiên có thể xuất hiện những bất
đồng giữa các nhóm viên, thâm chí có những khuynh hướng suy nghĩ, hành
động trái ngược nhau. Vì vậy, cần phải tạo môi trường và định hướng hoạt
động giúp nhóm viên giải quyết các xung đột, vượt qua rào cản, tăng cường

năng động nhóm, thúc đẩy các tổ chức, cộng đồng những nhu cầu cho sự nỗ
lực thực hiện mục tiêu đề ra của nhóm.
Trong giai đoạn tâm, ở những nhóm khác nhau với mục tiêu, vấn đề, nhu
cầu và thành viên khác nhau có thể có những khác biệt xác định về nội dung,
phương thức hoạt động. Sự phân tích về q trình thực thi cơng việc, thực hiện
vai trò, giải quyết vấn đề trong giai đoạn này khơng mang tính khn mẫu bởi
nó phụ thuộc vào đặc điểm, bối cảnh và mục đích hoạt động cụ thể của từng
16


nhóm, nhưng nó có những khung định hướng chung và dựa vào khung định
hướng đó có, các nhóm sẽ vận dụng triển khai thực tế một cách linh hoạt.
- Giai đoạn lượng giá và kết thúc hoạt động
Giai đoạn kết thúc là giai đoạn cuối cùng, khép lại quá trình hoạt động
của một nhóm theo mục đích, nhiệm vụ đặt ra. Ở giai đoạn này sẽ có những
ảnh hưởng tác động đến tâm tư, tình cảm, diễn biến tâm lý và sự thể hiện thái
độ của các thành viên nhóm cũng như của người tác nghiệp trợ giúp. Có hai
nội dung/nhiện vụ chủ yếu trong giai đoạn này là lượng giá kết quả đạt được
và đi đến kết thúc hoạt động của nhóm.
+ Lượng giá kết quả đạt được
Lượng giá là việc đánh giá, đo lường thể hiện bằng các thông số về kết
quả đạt được trên cơ sở đối chiếu với mục đích, mục tiêu và nguồn lực của
nhóm. Tiêu chí lượng giá quan trọng nhất là xem xét vì sự thay đổi - trưởng
thành - nâng cao năng lực giải quyết vấn đề của nhóm viên. Sự thỏa mãn
được nhu cầu và sự thay đổi tích cực của nhóm viên, việc thực hiện được các
mục tiêu đề ra là sự thành cơng của cơng tác xã hội nhóm.
Nội dung lượng giá bao gồm: đánh giá hiệu quả của tồn bộ tiến trình
hoạt động nhóm so với kế hoạch, mục tiêu, nguồn lực thực thi (chi phí, đầu
tư, tham gia); Sự tiến bộ, trưởng thành và phát triển của các thành viên nhóm
về nhận thức, thái độ, hành vi, khả năng nhận diện, xác định vấn đề, nguyên

nhân của tình trạng, khó khăn, thuận lợi, sự tương tác trong hành động, đương
đầu với hoàn cảnh, ra quyết định, thực hiện nhiệm vụ, phát huy vai trò cá
nhân và những kỹ năng có được từ q trình tham gia nhóm; kiểm nghiệm về
phương pháp tiếp cận, tổ chức hoạt động, vai trò của người trợ giúp, hệ thống
kiến thức, kỹ năng can thiệp được sử dụng trong toàn bộ tiến trình.
+ Kết thúc hoạt động nhóm: chia tay nhóm và khả năng về sự suất hiện
mơ hình hoạt động với quy mơ, thành phần, kiểu mới.
Sự kết thúc có thể diễn ra khác nhau ở các nhóm khác nhau mang theo
những sắc thái vì tâm tư, tình cảm và những tác động của việc tan rã nhóm do
17


×