Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ QUẢN lý GIÁO dục PHÒNG NGỪA bạo lực học ĐƯỜNG TRONG học SINH TRUNG học PHỔ THÔNG TRÊN địa bàn HUYỆN mê LINH, THÀNH PHỐ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (484.73 KB, 109 trang )

MỤC LỤC
Tran
g
MỞ ĐẦU
3
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG 17
NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1
Các khái niệm cơ bản của đề tài
17
1.2
Nội dung quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học 26
đường trong học sinh trung học phổ thông
1.3
Các nhân tố tác động đến quản lý giáo dục phòng ngừa 35
bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông
Chương 2 CƠ SỞ THỰC TIỄN QUẢN LÝ GIÁO DỤC 40
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG
HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1
Thực trạng bạo lực học đường trong học sinh trung học 40
phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội hiện nay
2.2
Thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học 51
đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và nguyên nhân
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÒNG 65
NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG TRONG HỌC


SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN MÊ LINH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
3.1
Yêu cầu đề xuất các biện pháp
65
3.2
Các biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học 67
đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hiện nay
3.3.
Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
91
PHỤ LỤC
95


3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bạo lực học đường không phải là một hiện tượng mới xuất hiện mà đã
song hành cùng giáo dục từ khi nó ra đời nhưng được chú ý nhiều trong thời
gian gần đây. Bạo lực học đường thể hiện trong hai mối quan hệ chủ yếu:
Giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học sinh. Một bộ phận nhỏ các
thầy giáo, cô giáo và các em học sinh hiện nay do nhận thức lệch lạc nên đã
có những hành vi bạo lực trong trường học. Theo thống kê trên thế giới, mỗi
năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái có liên quan trực tiếp tới bạo lực học

đường. Trên thực tế, con số này đang ngày càng tăng lên, bạo hành trường
học đang dần trở thành vấn đề chung của giáo dục quốc tế.
Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường trong nhà trường mặc dù
chỉ là hiện tượng cá biệt nhưng lại là một đề tài nóng bỏng, gây xôn xao trong
dư luận, được các phương tiện thông tin đại chúng phản ánh khá nhiều; điều
đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục. Một
số cơ quan báo chí có nhiều bài phản ánh về tình trạng học sinh đánh nhau
mang tính bạo lực ở trong và ngoài nhà trường, đặc biệt học sinh lứa tuổi
trung học phổ thông. Có một số vụ việc xảy ra đã gây ra hậu quả nghiêm
trọng, gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong một bộ phận xã hội. Vấn đề bạo lực
đường diễn ra trong thời gian gần đây là một trong những biểu hiện của tình
trạng xuống cấp nghiêm trọng về đạo đức của học sinh.
Theo báo cáo của các sở giáo dục và đào tạo, từ đầu năm học 2009 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra khoảng 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở
trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử lý kỷ luật khiển trách: 881
học sinh, cảnh cáo: 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần,
1 năm học): 735 học sinh,... Như vậy, cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ
đánh nhau; cứ 9 trường thì xảy ra một vụ học sinh đánh nhau; cứ 10.000 học


4
sinh thì có một học sinh bị kỷ luật cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111 học sinh
thì có một học sinh bị buộc thôi học có thời hạn vì đánh nhau.
Trong số các vụ việc học sinh đánh nhau được phân tích ở trên, phần
lớn là vụ việc xích mích nhỏ giữa các học sinh, các em dùng tay, chân đánh
nhau nhưng được sự can ngăn kịp thời nên không để xảy ra hậu quả nghiêm
trọng. Tuy nhiên trong số đó vẫn có những vụ việc xảy ra mang tính chất
hoặc gây hậu quả nghiêm trọng. Đáng chú ý là hiện tượng, vụ việc như học
sinh nữ đánh nhau hội đồng, làm nhục bạn, quay phim rồi tung lên mạng, coi
như là một “chiến tích” để thể hiện mình trước mọi người (xảy ra tại thành
phố Hà Nội, tỉnh An Giang, thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Quảng Ngãi…);

học sinh đánh nhau có sử dụng hung khí, gây thương tích nặng cho bạn, có
vụ việc xảy ra chết người (năm học 2009 - 2010 xảy ra 07 vụ việc học sinh
đánh nhau dẫn đến chết người ở trong và ngoài trường học); học sinh cấu kết
với các đối tượng thanh, thiếu niên đã bỏ học ngoài xã hội chặn đường đánh
học sinh khác hoặc tổ chức thành từng nhóm đánh nhau có hung khí ở ngoài
trường học.
Việc học sinh đánh nhau là hành vi tiêu cực, để lại nhiều hậu quả cả
về mặt thể chất và tinh thần cho các em. Nó không chỉ làm cho các em lo
lắng, đau khổ nhất thời mà còn làm ảnh hưởng đến sự phát triển về tình cảm,
xã hội và thể chất ở học sinh, đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập của
các em. Những học sinh đi đánh bạn nếu không được uốn nắn, giáo dục kịp
thời sẽ hình thành tính cách hung hăng, hay giận dữ, bốc đồng, thích bạo
lực, thiếu tôn trọng người khác… và các em sẽ gặp nhiều khó khăn trong
cuộc sống. Còn những em chứng kiến sự việc đó cũng rơi vào tình trạng tâm
lý không ổn định, hoặc thờ ơ, lãnh đạm với nỗi đau của người khác hoặc là
lo lắng, sợ hãi, mất ý chí, niềm tin. Hành vi đánh nhau gây cảm giác mất an
toàn cho học sinh, tác động không tốt đến sức khoẻ thể chất, tinh thần của


5
các em; gây không khí mất đoàn kết trong lớp học, ảnh hưởng không tốt đến
việc học hành của các em; tác động xấu đến môi trường giáo dục của nhà
trường, đặc biệt tới phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực” mà ngành giáo dục và các trường đang thực hiện; đồng thời gây
bức xúc đối với xã hội.
Có thể nói, hiện tượng “bạo lực học đường” vẫn đang là nỗi bức xúc,
chưa làm cho phụ huynh học sinh an tâm và những ai quan tâm tới sự nghiệp
giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ phải suy nghĩ. Trong khi đó hoạt động giáo dục
phòng ngừabạo lực học đường trong học sinh nói chung, học sinh trung học
phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội nói riêng chưa được tổ chức tiến

hành và quản lý chặt chẽ, nên hiệu quả hoạt động này chưa cao. Đây chính là
nguyên nhân cơ bản dấn đến tình trạng bạo lực học đường trong học sinh
trung học phổ thông trên địa bàn có nguy cơ bùng nổ và lan rộng trong các
trường học dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì vậy, chúng ta cần nhận diện đúng mức vấn đề này, phát hiện
và phân tích đầy đủ các nguyên nhân một cách khoa học nhằm tìm ra những
biện pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ hoạt động giáo dục phòng chống
những hành vi tiêu cực, góp phần tích cực xây dựng môi trường thân thiện
trong nhà trường, ở gia đình và trong xã hội. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận,
thực trạng các nguyên nhân quản lý hoạt động giáo dục phòng ngừa biểu hiện
hành vi bạo lực trong học sinh để từ đó đề xuất các biện pháp quản lý giáo
dục phòng ngừa bạo lực trong học sinh trung học phổ thông nói chung và học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội hiện
nay nói riêng là rất cần thiết.
2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Bạo lực học đường được ngành giáo dục nhiều quốc gia coi là một vấn
đề trầm trọng trong trường học. Điều đáng lo ngại là dư luận xã hội cũng như


6
nhiều bậc phụ huynh còn chưa hiểu hết những nguy cơ nghiêm trọng mà nó
có thể gây ra. Hiện nay nhiều nước đang tìm các biện pháp can thiệp có hiệu
quả nhằm chống tình trạng bắt nạt học đường.
Tại Mỹ, với mục đích “đùa cho vui”, mà Brandon, học sinh bang
Oklahoma đã bị những học trò to khoẻ hơn chế giễu, bắt nạt, dẫn đến tổn
thương tâm lý nghiêm trọng. Sau nhiều lần là mục tiêu cho các học sinh khác
bắt nạt, Brandon cảm thấy sợ đến trường và cảm thấy nơi đây như một địa
ngục. Không chịu được khổ đau dày vò trong lòng, cậu bé đã tự tử bằng một
khẩu súng. Vụ việc đã khiến Nghị viện Oklahoma đưa ra Đạo luật Phòng
chống Bắt nạt tại học đường năm 2002.

Theo kết quả nghiên cứu của một nhóm các nhà khoa học Mỹ được
công bố trên tạp chí Journal of Developmental and Behavioural Pediatrics, có
gần 90% học sinh từ lớp 3 đến lớp 6 tại Mỹ từng ít nhất một lần bị bạn học
bắt nạt, ức hiếp, ngoài ra 59% thừa nhận đã từng có hành động bắt nạt những
em khác. Trong khi đó, Bộ Giáo dục Mỹ cho biết, cứ 3 học sinh từ lớp 6 đến
lớp 12 tại nước này thì có một em báo cáo đã bị bắt nạt tại trường. Theo
Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), mỗi ngày tại nước
này có 160.000 học sinh không dám đi học, vì các em sợ bị bắt nạt ở trường.
Trước tình trạng phổ biến và những nguy cơ của bạo lực học đường,
tháng 8 năm 2010, Bộ Giáo dục Mỹ đã mở cuộc Hội thảo Phòng chống nạn
Bắt nạt trong học đường tại Mỹ nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi dư luận
coi trọng việc đối phó với tệ nạn này. Phát biểu tại Hội thảo, ông Arne
Duncan, Bộ trưởng Giáo dục Mỹ, nói: “Nếu các học sinh thấy sợ cho sự an
toàn của mình tại trường học, lo lắng về chuyện bị ăn hiếp, kỳ thị hoặc chế
nhạo, vì sắc tộc, tôn giáo, định hướng giới tính, khuyết tật của mình, hay là vì
một loạt lý do khác, thì đó là một điều hoàn toàn lố bịch cho hệ thống giáo
dục của chúng ta”.


7
Tại Nhật, học sinh thường luôn phải chịu sức ép nặng nề từ những vụ
bắt nạt học đường, gây những tổn thương tâm lý nghiêm trọng đối với một
số em. Nạn hành hung trong học đường có liên quan đến nhiều vụ tự sát
của giới trẻ. Theo Bộ Giáo dục Nhật Bản, trong năm 2007 con số những vụ
bắt nạt trong học đường ở nước này là 124.898 vụ. Trong cùng năm, con số
học sinh tự tử ở Nhật Bản là 171 vụ. Trong số này có sáu học sinh do bị bắt
nạt mà tự tử.
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ đường dây nóng được Cục Bảo
vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) công bố trong
những ngày cuối năm 2012, so với 10 năm trở về trước, số vụ bạo hành tại

trường học tăng gấp 13 lần (trong khi bạo hành tại cộng đồng tăng bảy lần,
bạo hành với trẻ tại gia đình tăng gấp ba lần). Bạo lực học đường hiện đang
có xu hướng gia tăng, kể cả số lượng vụ việc lẫn tính chất nghiêm trọng.
Bạo lực học đường không phải là điều gì mới. Nhưng sự gia tăng,
bùng phát về số lượng cũng như tính chất nghiêm trọng của vụ việc mang
màu sắc xã hội đen gần đây đã khiến xã hội hoang mang, lo lắng. Không
chỉ xảy ra với đối tượng nhỏ tuổi, giờ bạo lực đã lan tới cả giảng đường đại
học, nơi những trí thức tương lai và đều đã ở độ tuổi trưởng thành đang
“dùi mài kinh sử”.
Một trong những nguyên nhân khá quan trọng liên quan đến đặc điểm
rất dễ rối nhiễu tâm lý lứa tuổi của các em nhỏ. Chúng đang trong giai đoạn
hình thành, phát triển tâm lý và thể chất cho nên luôn hiếu động và tìm mọi
cách thể hiện cái tôi bản thân. Và khi phải chịu nhiều áp lực căng thẳng gây
nên những rắc rối trong đời sống tâm lý, nếu không nhận được sự khuyên bảo,
chỉnh đốn kịp thời, các em dễ rơi vào những hành động quá khích, khó bề
kiểm soát. Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Hằng Phương (Đại học Quốc gia Hà
Nội) thì có ba nhóm vấn đề mà học sinh hiện cần được tham vấn: nhóm liên


8
quan đến học tập và thầy giáo, cô giáo; nhóm liên quan đến gia đình; nhóm
liên quan đến bạn bè và giới tính.
Trong khi đó, PGS, TS Nguyễn Hồi Loan (Trường Đại học Khoa học
Xã hội & Nhân văn) lý giải: những rối nhiễu tâm lý ở học sinh chủ yếu
xuất phát từ áp lực học tập. Sự học ở Việt Nam được xã hội đề cao. Trong
khi đó, mỗi năm chỉ có khoảng 30% số học sinh có thể “vượt vũ môn” vào
đại học, cao đẳng. Điều này tạo áp lực quá căng thẳng đối với học sinh phổ
thông ngày nay. Thực tế, tới thời điểm này, tại các trường từ phổ thông lên
đến đại học hầu như không có phòng tư vấn tâm lý chuyên biệt cho học
sinh, sinh viên.

Nghiên cứu mới đây của nhóm tác giả Lê Thị Kim Dung, Lã Thị
Bưởi, Đinh Đăng Hoè cho thấy gần 100% số học sinh các cấp phải học
thêm, trong đó 17% số học sinh phải học thêm trên 5 giờ/ngày; 85% số học
sinh luôn bị căng thẳng tâm lý do áp lực của việc học tập; 61% số trẻ luôn
bị căng thẳng đối mặt với áp lực của các kỳ thi cũng như tần suất kiểm tra
quá lớn; 65% số học sinh luôn gặp khó khăn trong học tập do khối lượng
nội dung của các môn học quá cao. Hậu quả của hành vi bạo lực học đường
đang gây chao đảo trong đời sống tâm lý của học sinh, của gia đình, của
nhà trường và xã hội.
Theo TS. Huỳnh Văn Sơn “Ngay trong môi trường học đường, việc dạy
làm người còn bị xem nhẹ; chuyện dồn ép để học tập vẫn được đặt để như
một yêu cầu tối quan trọng. Đó là chưa kể việc thiếu mềm mại trong cách
thức giáo dục, thiếu đầu tư cho việc tìm hiểu và tác động giáo dục... Không ít
thầy cô giáo vẫn cho rằng mình là bậc “bề trên”, thời gian đâu để lắng nghe,
điều kiện đâu để tìm hiểu hoàn cảnh, sự đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức
còn bị xem nhẹ thì thử hỏi bạo lực - một hành vi bột phát sao không có cơ hội
nảy sinh?”. Sự ảnh hưởng của các loại sản phẩm được núp bóng dưới văn hoá


9
một cách thô thiển, đó là những trò chơi bạo lực gián tiếp hay trực tuyến, đó
là những phim ảnh thiếu sự kiểm soát của những cơ quan chức năng được
tuồn vào bằng nhiều hình thức dẫn đến sự “rối nhiễu” hành vi về mặt tâm lý.
Đây không hẳn là sự rối nhiễu mang tính chất tâm thần mà đó là rối nhiễu hay
lệch chuẩn hành vi với những định hướng chuẩn mực.
Tiến sĩ Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng Trường Cán bộ thành phố
Hà Nội chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được
giáo dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng
hoảng, tiếp thu những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
PGS, TS Trần Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý Trường Đại học Văn

Hiến cho rằng: “Cùng với sự phát triển của kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ
đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết trong game, đồng
thời cũng bị "nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình
và ngoài xã hội. Chính người lớn đã góp phần không nhỏ làm tăng thêm
tính hung hãn, côn đồ ở trẻ” và “Nguyên nhân từ nhà trường chính là sự
giáo dục chưa đủ, thậm chí không giáo dục về việc phòng chống bạo lực.
Đặc biệt là gia đình cũng chưa quan tâm, chưa thân thiện với con cái trong
khi xã hội lại có quá nhiều yếu tố độc hại đối với lứa tuổi các em. Học sinh
tiếp xúc với hàng ngàn cảnh bạo lực… để rồi trở thành một hình ảnh quen
thuộc và bắt chước theo. Đó còn là hệ quả của sự vô cảm của người lớn,
của việc giáo dục quá nặng về lý thuyết, kiến thức mà không giáo dục về
kỹ năng, đạo đức, nhân cách làm người”.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Vinh Hiển cho biết:
Những giá trị đạo đức trong xã hội đang thay đổi nhanh, trong khi việc ứng
phó của ngành giáo dục không theo kịp. Trong thời gian tới, phải tập trung
bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn đạo đức bởi trong thời gian qua, nhà
trường chỉ chú trọng tới các môn chính như toán, văn…


10
Nhằm góp phần cung cấp cho các nhà quản lý giáo dục, giáo viên, học
sinh, cha mẹ học sinh cũng như các đối tượng quan tâm khác trong xã hội các
kỹ năng cơ bản để phòng chống có hiệu quả bạo lực học đường và tệ nạn xã
hội, đã có nhiều công trình nghiên cứu khác nhau.
Để góp phần khắc phục tình trạng bạo lực học đường, từ tháng 04/2011
đến tháng 04/2012, PGS, TS Lê Vân Anh và nhóm tác giả công tác tại Viện
Khoa học Giáo dục Việt Nam đã nghiên cứu thành công công trình “Giải
pháp ngăn ngừa các hành vi bạo lực trong học sinh trung học phổ thông”, mã
số: B2011-37-03NV.
Năm 2013 vừa qua, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội cũng đã

cho xuất bản Bộ sách “Giáo dục kỹ năng phòng chống bạo lực học đường”
cho cấp tiểu học và trung học phổ thông.
Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai công tác tại Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam với công trình nghiên cứu “Hành vi bắt nạt trong nhóm trẻ em
trai ở bậc trung học trong nhà trường phổ thông”. Thời gian thực hiện từ
12/2007 đến 12/2009 đã Nghiên cứu cơ sở lý luận và đưa ra một số thuật
ngữ, các biểu hiện của trẻ đi bắt nạt, hậu quả và nguyên nhân dẫn tới hành
vi bắt nạt, biểu hiện của trẻ bị bắt nạt và hậu quả của việc bị bắt nạt, các
yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bắt nạt ở một số trường trung học.
Tạp chí Giáo dục, Bộ Giáo dục & Đào tạo số tháng 03/2013 có đăng
bài “Nguyên nhân và giải pháp ngăn ngừa hành vi đánh nhau ở học sinh
trong nhà trường phổ thông”.
Báo cáo tham luận “Nhận diện ảnh hưởng của trò chơi điện tử đến
sự phát triển nhân cách thiếu nhiên” đăng trong kỷ yếu Hội thảo Quốc tế
“Công nghệ thông tin trong giáo dục Việt Nam: Tích hợp hay chuyển đổi”
Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2012.


11
Nhóm 3 học sinh trường trung học phổ thông Kim Liên (Hà Nội):
Nguyễn Ngọc Anh, Vũ Thảo Vân và Ngô Đức Minh đã chọn vấn đề “Bạo lực
học đường” làm đề tài nghiên cứu tham dự cuộc thi Intel ISEF cấp thành phố
Hà Nội năm 2013. Đề tài đã giành giải Nhất ở lĩnh vực Khoa học và xã hội
hành vi. Các em đã đưa ra giải pháp do chính các em thực hiện, các em còn
mong muốn hình thành Luật chống bạo lực học đường - đây là vấn đề ít người
nghĩ đến khi mà hiện nay chúng ta chỉ mới chỉ dừng lại là kiểm điểm, đình chỉ
học tập học sinh.
Có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù đã có nhiều tác giả, khá nhiều đầu
sách nói về bạo lực học đường, song những công trình nghiên cứu về bạo
lực học đường thường nghiên cứu đối tượng học sinh đặc biệt, thuộc cấp

học đại học, cao đẳng hoặc nghiên cứu đối tượng tại các khu đô thị lớn
trong cả nước. Trong khi đó, huyện Mê Linh là một huyện vừa sát nhập với
Thủ đô Hà Nội, dân cư trên địa bàn vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa
tham gia lao động trong các khu công nghiệp, chế xuất, tình hình xã hội
tương đối phức tạp.
Vì vậy, chúng tôi chọn vấn đề “Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình với mong muốn
góp thêm một cái nhìn mới, một số biện pháp mới về vấn đề ngăn ngừa bạo
lực học đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê
Linh, thành phố Hà Nội.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất biện pháp quản lý giáo dục
phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa
bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.


12
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ cơ sở lý luận của quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học
đường trong học sinh trung học phổ thông.
Phân tích thực trạng quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đề xuất và khảo nghiệm sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp
quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
4. Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Khách thể nghiên cứu.
Quản lý hoạt động giáo dục học sinh trung học phổ thông.

* Đối tượng nghiên cứu.
Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung
học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
* Phạm vi và thời gian nghiên cứu.
Đề tài nghiên cứu dưới góc độ quản lý giáo dục nhằm tìm ra các biện pháp
quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Đề tài nghiên cứu, điều tra, khảo sát các đối tượng liên quan tại 6
trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh: Mê Linh, Yên Lãng,
Tiền Phong, Quang Minh, Tự Lập, Tiến Thịnh.
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8 năm 2008 đến tháng 12 năm 2013
5. Giả thuyết khoa học
Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường là một nội dung quan
trọng, một biện pháp hữu hiệu góp phần phòng chống tình trạng bạo lực học
đường trong học sinh trung học phổ thông. Quá trình quản lý giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa bàn


13
huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội được cấu thành bởi nhiều nhân tố, vừa
được tiến hành một cách độc lập, vừa được lồng ghép với các môn học và
hoạt động chính trị - xã hội của nhà trường. Nếu các chủ thể quản lý trong nhà
trường tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, trách nhiệm của các
tổ chức, các lực lượng đối với công tác quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực
học đường; Xây dựng và hoàn thiện được các quy chế, quy định quản lý giáo
dục phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh; Kế hoạch hoá quản lý giáo
dục phòng ngừa bạo lực học đường; Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá và
thi đua khen thưởng trong giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường; Quản lý
hoạt động phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường; Quản lý và tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất

cho công tác giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường,… thì sẽ quản lý tốt
giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường, góp phần hạn chế và chấm dứt tình
trạng bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông.
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
* Phương pháp luận
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và nhận thức
luận mác-xít, đề tài nghiên cứu, luận giải các vấn đề về bạo lực học đường và
biện pháp giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học
phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống - cấu trúc, tiếp cận hoạt
động nhân cách trong quá trình nghiên cứu. Xác định giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết không thể coi
nhẹ trong quá trình dạy học, giáo dục cho học sinh trung học phổ thông trên
địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
Sử dụng phương pháp tiếp cận phát triển: Chúng tôi quan niệm rằng,
các em học sinh trung học phổ thông đang ở trong độ tuổi vị thành niên,


14
mặc dù các em rất dễ sa ngã vào các tệ nạn, các tiêu cực trong xã hội,...
nhưng tương lai của các em còn rộng mở ở phía trước, các em hoàn toàn có
thể khắc phục được những suy nghĩ và hành vi chưa đúng chuẩn mực của
xã hội.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học
chuyên ngành và liên ngành, bao gồm các phương pháp chính sau:
Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Trên cơ sở phân tích, tổng hợp, hệ thống hoá, khái quát hoá các tài
liệu lý luận về dạy học - giáo dục, quản lý giáo dục, việc phòng ngừa các
hành vi sai trái, tiêu cực trong học sinh của các tác giả trong và ngoài nước

có liên quan, đề tài đã xây dựng được cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu
vấn đề.
Khảo cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam (Nghị
quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành
Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư,...), các văn bản, chỉ thị hướng dẫn
của Bộ Giáo dục & Đào tạo, của Thành (Huyện) uỷ, Uỷ ban nhân dân, của
ngành giáo dục thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh về giáo dục - dạy học,
quản lý giáo dục, phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh; các sách
chuyên khảo, các công trình, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học, các luận
án, luận văn khoa học quản lý giáo dục, các bài viết, bài báo có liên quan
đến hoạt động giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh. Qua
đó rút ra nhận định trong việc đánh giá các sự kiện và luận giải các quan
điểm, tư tưởng có liên quan đến luận văn.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp trưng cầu ý kiến
+ Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi


15
Điều tra, khảo sát nhằm xác định thực trạng quản lý hoạt động giáo dục
phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông trên địa
bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên, cán bộ quản lý và học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội về
vấn đề bạo lực học đường và quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
trong học sinh.
- Phương pháp quan sát sư phạm
Bằng phương pháp này, học viên đã tiến hành dự giờ một số buổi lên
lớp lý thuyết, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, một số buổi sinh hoạt,

hoạt động ngoại khoá qua đó đã thu thập những thông tin phục vụ cho việc
đánh giá công tác quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong
học sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà
Nội hiện nay.
- Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm quản lý giáo dục
Tiến hành nghiên cứu các bản đề án đổi mới giáo dục - đào tạo, tổng
kết công tác giáo dục - đào tạo và quản lý giáo dục của ngành giáo dục và của
ban giám hiệu các trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh từ
năm 2008 đến 2013.
Tọa đàm với giáo viên, cán bộ quản lý, học sinh về kinh nghiệm quản
lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ
thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Phương pháp chuyên gia
Học viên đã trực tiếp trao đổi và xin ý kiến của các chuyên gia (là các nhà
quản lý giáo dục, các nhà sư phạm có uy tín và kinh nghiệm trong giáo dục đạo
đức, kỹ năng sống cho học sinh,...) về việc xây dựng đề cương nghiên cứu, đề


16
xuất các biện pháp quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học
sinh trung học phổ thông trên địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội và tổ
chức khảo nghiệm.
- Phương pháp khảo nghiệm
Tác giả luận văn đã tiến hành khảo nghiệm nhằm mục đích kiểm chứng
tính đúng đắn, tính khoa học, tính khả thi và hiệu quả của việc quản lý giáo
dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông trên
địa bàn huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội. Qua đó khẳng định tính đúng đắn
của giả thuyết khoa học đã nêu.
- Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng toán học thống kê để xử lý số liệu về kết quả điều tra, khảo sát

và thử nghiệm sư phạm (sử dụng phần mềm SPSS). Qua đó rút ra những kết
luận chính xác về kết quả thu được.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận và thực
trạng quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung
học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội.
- Góp phần cung cấp những luận cứ khoa học giúp các cấp quản lý ở
các trường trung học phổ thông huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội tổ chức tốt
công tác quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh
trung học phổ thông.
8. Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn gồm: Phần mở đầu; 3 chương, 8 tiết; kết luận và kiến
nghị; danh mục tài liệu tham khảo; phụ lục.


17
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
PHÒNG NGỪA BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
TRONG HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.1. Các khái niệm cơ bản của đề tài
Để hiểu rõ bản chất và nguyên nhân của hiện tượng đánh nhau (còn
được hiểu là bạo lực học đường) ở học sinh trong nhà trường phổ thông, trước
hết cần xác định rõ một số khái niệm, quan niệm và dựa vào mức độ của hiện
tượng này để phân tích làm rõ vấn đề liên quan.
1.1.1. Bạo lực học đường
* Bạo lực học đường
Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính
miệt thị, đe doạ, dùng sức mạnh thể chất để khủng bố người khác (thường
xảy ra giữa trò với trò, giữa thầy với trò và ngược lại thậm trí giữa thầy với

thầy), để lại thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là
gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc về tâm, sinh lý cho
những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục ở nhà trường
cũng như đối với những người quan tâm tới sự nghiệp giáo dục.
Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực
học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về
khái niệm bạo lực học đường. Bạo lực học đường là bất kỳ hình thức hoạt
động bạo lực hoặc các hoạt động bên trong các cơ sở giáo dục. Nó bao gồm
các hành vi bắt nạt, lạm dụng thân thể, lạm dụng bằng lời nói, ẩu đả, bắn…
Bắt nạt và lạm dụng vật chất là những hình thức phổ biến nhất của
bạo lực có liên quan đến bạo lực học đường. Tuy nhiên trường hợp cực
đoan như bắn, giết người đã được liệt kê như là bạo lực học đường.


18
* Hành vi bạo lực học đường
Tình trạng bạo lực học đường xảy ra ngày càng nhiều ở các trường, ở
nhiều địa phương với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
Những biểu hiện của hành vi bạo lực học đường ở học sinh thường xảy ra với
những tính chất, biểu hiện như sau:
+ Thứ nhất: Xảy ra ở cả học sinh nam và học sinh nữ; đặc biệt trong
thời gian gần đây tình trạng học sinh nữ đánh nhau có xu hướng ngày càng
tăng và phổ biến hơn.
+ Thứ hai: Hình thức đánh nhau từ đánh đơn lẻ cá nhân, nay xuất hiện
đánh “hội đồng”, tham gia tập thể (nhóm), có tổ chức, có chuẩn bị trước. Gần
đây xuất hiện việc quay phim lại cảnh đánh nhau rồi tung lên mạng Internet
gây ảnh hưởng uy tín của các nhân và nhà trường, gây xôn xao dư luận và bất
bình trong xã hội.
+ Thứ ba: Thành phần tham gia đánh nhau rất đa dạng, từ học sinh cá
biệt và lưu ban, những thanh thiếu niên không đi học cho đến học sinh có

học lực khá giỏi, cán bộ lớp, cán bộ đoàn. Các vụ học sinh đánh nhau chủ
yếu ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông (từ 11 đến 18 tuổi).
+ Thứ tư: Địa điểm xảy ra bạo lực học đường cũng rất đa dạng và phức
tạp, trước đây bạo lực học đường thường xảy ra bên ngoài nhà trường, những
nơi vắng vẻ, nơi công cộng (công viên, chùa,…) nhưng nay bạo lực học
đường còn xảy ra cả trong lớp học, trong khuôn viên nhà trường.
+ Thứ năm: Thời gian xảy ra bạo lực học đường chủ yếu diễn ra vào
ban ngày, công khai, nhiều người biết và chứng kiến.
+ Thứ sáu: hành động bạo lực thô bạo, nhẫn tâm, vô văn hoá.
* Những biểu hiện của hành vi bạo lực học đường
Hành vi bạo lực nếu được nhận diện và phát hiện sớm sẽ có thể ngăn
chặn được hậu quả mà chúng gây ra. Xét về bản chất, hành vi bạo lực học


19
đường hay nói cách khác hành vi bạo lực ở tuổi vị thành niên có những dấu
hiệu mầm mống và có thể phát hiện sớm để ngăn chặn.
- Biểu hiện qua cách cư xử nội tâm hay sự biểu lộ
Qua nghiên cứu và quan sát, các nhà khoa học nhận thấy rằng hành
vi bạo lực có mầm mống nảy sinh biểu hiện ở những đứa trẻ qua cách cư
xử của chúng.
Có một sự phân biệt giữa cách cư xử nội tâm hay biểu lộ. Cách cư xử
nội tâm phản ánh sự rút lui, ức chế, lo lắng, hay chán nản. Cư xử nội tâm
đã được tìm thấy trong một số trường hợp bạo lực ở tuổi thanh niên cho dù
với một số thanh niên chán nản đi liền với sự lạm dụng liên tục trạng thái
tâm lý bên trong là chủ yếu. Bởi chúng ít khi bộc lộ ra bên ngoài, những
học sinh này thường không được các thầy cô giáo, nhân viên trong nhà
trường chú ý. Thậm chí những người thân nhất và gần gũi nhất với các em
như cha mẹ, anh chị em hay bạn bè cũng khó nhận ra biểu hiện của chúng.
Vì vậy khó có thể nghĩ rằng với những học sinh này, làm sao hành vi bạo

lực có thể xảy ra đối với chúng. Nhưng trong thực tế, các nhà giáo dục
cũng cần lưu ý quan tâm tới những em học sinh có cách cư xử nội tâm này.
Không giống như cách cư xử nội tâm, những cách cư xử biểu lộ dễ
phản ánh các hành động lầm lỗi, gây hấn, hiếu động thái quá. Cách cư xử
này thường có liên kết trực tiếp với các giai đoạn bạo lực. Cách cư xử bạo
lực như đấm và đá thường được học khi quan sát qua hành động của
những người khác. Các hành động biểu lộ diễn ra cả bên trong và bên
ngoài nhà trường.
- Biểu hiện qua các yếu tố tâm lý cá nhân
Từ góc độ nghiên cứu tâm lý học, chúng ta có thể xem xét sơ bộ quá
trình biến đổi tâm lý từ một đứa trẻ bình thường đến trẻ vị thành niên phạm
pháp. Những biến đổi tâm lý của các em đã diễn ra vô cùng phức tạp trong


20
những hoàn cảnh rất khác nhau. Nhưng tựu chung lại quá trình biến đổi ấy
thường trải qua ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Đứa trẻ bắt đầu bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực.
Hoạt động tiêu cực là những hoạt động trong đó nảy sinh, củng cố,
phát triển những yếu tố tâm lý và phương thức hành vi trái với mục đích
giáo dục của xã hội. Trong giai đoạn này, dấu hiệu đầu tiên biểu hiện ở
chỗ, đứa trẻ thích thú theo những bạn bè “đi trước”, chơi bời lêu lổng. Hầu
hết các em tham gia vào các hoạt động đó một cách tự phát, a dua theo bạn
bè. Từ trong những trò chơi và quan hệ bạn bè tự do, thoải mái không có sự
kiểm soát của người lớn, dần dần nảy sinh ở đứa trẻ nhu cầu gắn bó với
nhóm bạn bè tự phát để cùng nhau được thực hiện những hoạt động “thoải
mái” và gắn bó với nhau bởi sự ăn thua và cay cú, nợ nần, phục thù. Tất cả
những vấn đề đó không ngừng lôi cuốn, hấp dẫn đứa trẻ. Cũng từ đó đứa
trẻ sao nhãng việc học hành dẫn đến kết quả học tập giảm sút, nhiệm vụ
học tập dần dần trở thành một gánh nặng.

Giai đoạn 2: Những hoạt động tiêu cực dần dần chiếm ưu thế trong đời
sống của đứa trẻ.
Do đứa trẻ tiếp tục bị lôi cuốn vào những hoạt động tiêu cực nên
những tật xấu ngày càng được củng cố và phát triển. Những nhu cầu, hứng
thú, thói quen xấu dần dần hình thành như nghiện thuốc lá, nghiện ăn quà
vặt, ham chơi bời, giả dối, tự do thoải mái làm những việc mình thích…
Cũng từ đó đứa trẻ thấy cần thiết phải có tiền để ăn quà, mua thuốc lá nên
bắt đầu xuất hiện một số hiện tượng như: ăn cắp, ăn trộm,… Những tật xấu
này càng phát triển, đứa trẻ càng ngại tham gia vào những hoạt động học
tập và lao động nghiêm túc, lẩn tránh sự giáo dục nghiêm khắc từ gia đình
và thầy cô, nhà trường. Từ đó dẫn đến trốn học, bỏ học, tâm trí tập trung
vào những hoạt động tự phát theo bạn bè, các tật xấu.


21
Gia đoạn 3: Những hoạt động tiêu cực trở thành chủ yếu trong đời sống
của những đứa trẻ và dẫn đến sự biến chất trong nhân cách của chúng.
Biểu hiện bên ngoài của những đứa trẻ này là bỏ học, bỏ nhà ra đi cùng
các bạn bè cùng chơi. Khi đã bỏ nhà ra đi, chúng dễ bị những kẻ xấu lôi kéo,
lẩn tránh sự giáo dục, xa lánh những người tốt. Về nhận thức, những chuẩn
mực giá trị đạo đức thay đổi, thường hay biện hộ cho những hành vi sai trái
của các em, hình thành niềm tin và nhân sinh quan sai lệch.
1.1.2. Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung
học phổ thông
“Cuộc sống con người là một chuỗi những hoạt động giao lưu kế tiếp
nhau, đan xen vào nhau. Con người muốn sống, muốn tồn tại phải hoạt
động”. Vậy xét về phương diện Triết học và Tâm lý học, hoạt động là gì?
- Theo Từ điển Triết học: “Hoạt động là một phương thức đặc thù của
con người quan hệ với thế giới, một quá trình qua đó con người tái sản xuất
và cải tạo một cách sáng tạo thế giới tự nhiên, do đó làm cho bản thân mình

trở thành chủ thể hoạt động và làm cho những hiện tượng của tự nhiên mà con
người nắm được trở thành khách thể của hoạt động của mình”.
- Khi hoạt động là đối tượng của tâm lý học, A.N. Leonchiev đã định
nghĩa như sau:
Hoạt động là một quá trình thực hiện sự chuyển hoá lẫn nhau giữa hai
cực chủ thể - khách thể. Theo nghĩa rộng nó là đơn vị phân tử chứ không phải
là đơn vị cộng thành của đời sống chủ thể. Đời sống của con người là một
quan hệ thống nhất các hoạt động thay thế nhau. Hoạt động, theo nghĩa hẹp
hơn tức là ở cấp độ tâm lý học, là đơn vị của đời sống mà khâu trung gian là
phản ánh tâm lý, có chức năng hướng dẫn chủ thể trong thế giới đối tượng.
Hoạt động giáo dục là quá trình tác động đến các đối tượng giáo dục để
hình thành cho họ những phẩm chất nhân cách.


22
Hoạt động giáo dục là quá trình phát huy tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, tập thể học sinh khi tham gia vào hoạt động học tập, giáo
dục trong và ngoài nhà trường. Quá trình tổ chức này được đặt trong mối
quan hệ thuận lợi hài hòa giữa cá nhân với môi trường tự nhiên và xã hội,
giữa cá nhân và tập thể, giữa giáo viên và học sinh với các lực lượng xã hội
khác trong mối quan hệ biện chứng giữa quá trình tác động có mục đích của
nhà giáo dục với sự hoạt động tự giáo dục của học sinh.
“Học sinh trung học phổ thông ngày nay có những bước nhảy vọt về
chất trong quá trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo
bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động…”.
Mặc dù hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính
chất hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với các lứa tuổi trước.
Nó đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy lô-gíc nhiều
hơn. Những yêu cầu đó vừa phải được thể hiện trong hoạt động học tập, vừa
phải cụ thể hoá trong các hoạt động giáo dục của tập thể. Đây là một trong

những đặc điểm hoạt động rất rõ nét của học sinh trung học phổ thông.
Nhân cách của mỗi cá nhân được hình thành trong hoạt động, giao lưu
và thông qua hoạt động, giao lưu. Giáo dục giữ vai trò chủ đạo đối với sự
hình thành nhân cách. Giáo dục thực hiện bằng nhiều con đường, nhiều
phương thức, ngoài con đường dạy học trên lớp có thể thông qua các hoạt
động giáo dục khác ngoài lớp.
Như đã biết, quá trình giáo dục và quá trình dạy học là những bộ phận
của quá trình sư phạm toàn diện, thống nhất. Trong quá trình dạy học, ngoài
việc truyền thụ cho học sinh những tri thức khoa học một cách có hệ thống,
còn phải luôn mang lại hiệu quả giáo dục, tức là giáo dục nhân cách cho học
sinh thông qua nội dung các môn học và tạo điều kiện cho toàn bộ quá trình
giáo dục đạt được hiệu quả cao.


23
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc hình thành cho học sinh thái độ
đúng đắn, các hành vi và các thói quen tốt, các kỹ năng hoạt động và ứng xử
trong các mối quan hệ về xã hội, chính trị, đạo đức, pháp luật..., còn phải tạo
cơ sở để các em có thể bổ sung và hoàn thiện kiến thức đã học trong quá trình
dạy học. Như vậy, Giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường là việc thực hiện
các biện pháp của chủ thể giáo dục nhằm ngăn chặn và đẩy lùi các hành vi
bạo lực đối với học sinh, giúp cho học sinh tránh được bạo lực trong và
ngoài nhà trường, đảm bảo quyền được sống và học tập trong xã hội và trong
nhà trường. Đây là một công việc khó khăn và lâu dài, để học sinh được bảo
vệ thì việc phòng chống bạo lực học đường cần thiết phải có sự điều chỉnh
của pháp luật. Các em học sinh cần được bảo vệ về mọi mặt trong hành lang
pháp lý. Chính vì vậy, vấn đề phòng ngừa, phòng chống bạo lực học đường
cần phải được luật hóa.
1.1.3. Quản lý giáo dục phòng ngừa các hành vi bạo lực học đường
trong học sinh trung học phổ thông

Quản lý là một chức năng lao động xã hội bắt nguồn từ tính chất xã hội
của lao động. Sự cần thiết của quản lý được C. Mác viết: “Tất cả mọi lao
động trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên qui mô tương đối lớn,
thì ít nhiều cũng cần đến một sự chỉ đạo để điều hoà những hoạt động cá
nhân…. Một người độc tấu vĩ cầm riêng lẻ tự mình điều khiển lấy mình, còn
một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng.”
Như vậy, C. Mác đã chỉ ra bản chất quản lý là một hoạt động lao
động để điều khiển lao động, một hoạt động tất yếu quan trọng trong quá
trình phát triển của xã hội loài người. Quản lý trở thành một hoạt động phổ
biến, diễn ra ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực, mọi cấp độ và có liên quan
đến mọi người.


24
Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau, song có thể hiểu một cách
khái quát: Quản lý là một quá trình tác động có định hướng, có chủ đích của
chủ thể quản lý tới khách thể quản lý trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ
chức vận hành và đạt được mục đích đã đề ra.
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, khái niệm quản lý giáo dục là khái
niệm đa cấp (bao hàm cả quản lý hệ giáo dục quốc gia, quản lý các phân hệ
của nó đặc biệt là quản lý trường học): Quản lý giáo dục là hệ thống những
tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý nhằm làm
cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lí giáo dục của Đảng, thực hiện
được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm
hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa giáo dục tới mục tiêu dự
kiến, tiến lên trạng thái mới về chất.
Từ những quan niệm và cách tiếp cận trên, chúng tôi cho rằng: Quản
lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ
thông là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch của các chủ thể quản
lý nhằm tổ chức tốt hoạt động giáo dục với các biện pháp ngăn chặn và

đẩy lùi bạo lực đối với học sinh, giúp cho học sinh tránh được bạo lực
trong và ngoài nhà trường,…
Một là: Chủ thể quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong
học sinh trung học phổ thông: bao gồm các lực lượng sư phạm trong các nhà
trường phổ thông (ban giám hiệu, tổ bộ môn, đội ngũ giáo viên, các tổ chức
đoàn thể; gia đình (ông bà, cha me, anh chị,…) của học sinh; các đoàn thể
chính trị - xã hội; học sinh trong các trường trung học phổ thông.
Hai là, đối tượng quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
trong học sinh trung học phổ thông là học sinh. Học sinh trung học phổ
thông chịu sự tác động, điều khiển của chủ thể quản lý. Như vậy, học sinh
vừa là chủ thể vừa là khách thể trong hệ thống quản lý.


25
Ba là, mục đích quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong
học sinh trung học phổ thông, nhằm bảo đảm cho hoạt động giáo dục phòng
ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông đạt kết quả
ngày càng cao, góp phần thực hiện tốt mục tiêu quản lý và nhiệm vụ giáo
dục - đào tạo.
Bốn là, nội dung quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
trong học sinh trung học phổ thông thực chất chính là thái độ, hành vi, thói
quen, kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ về xã hội, chính trị,
đạo đức, pháp luật của học sinh trung học phổ thông.
Năm là, phương pháp quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
trong học sinh trung học phổ thông rất phong phú, đa dạng, bao gồm toàn bộ
những cách thức, biện pháp tác động, điều khiển của chủ thể quản lý đến đối
tượng quản lý bằng hệ thống công cụ, phương tiện nhằm đạt được mục tiêu
quản lý đã xác định. Việc xác định phương pháp quản lý giáo dục phòng ngừa
bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ thông phải bảo đảm tính khoa
học, thống nhất, khả thi, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của giáo viên và học

sinh, tăng cường hiệu quả quản lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó
phương pháp quản lý hành chính, phương pháp giáo dục - tâm lý, phương pháp
kích thích là những phương pháp chủ đạo, được sử dụng phổ biến. Hoạt động
quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường trong học sinh trung học phổ
thông là hoạt động trí tuệ, hết sức căng thẳng, do đó cần lựa chọn và sử dụng
các phương pháp quản lý phù hợp với đối tượng quản lý là con người mới
mang lại tác dụng, hiệu quả cao.
Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường có một số chức năng
chính như sau:
Kế hoạch hoá: là xác định mục tiêu, mục đích đối với các biện pháp, giải
pháp để giảm thiểu và ngăn chặn các hành vi bạo lực học đường trong học sinh.


26
Tổ chức thực hiện: Là sự phối hợp các tác động bộ phận lại với nhau
trong quá trình thực hiện các biện pháp, giải pháp ngăn chặn bạo lực học
đường. Nhờ tổ chức thực hiện có hiệu quả, người quản lý có thể phối hợp,
điều phối tốt hơn các nguồn vật lực và nhân lực.
Chỉ đạo: Chỉ đạo là thể hiện tính tích cực của người lãnh đạo trong
hoạt động quản lý của mình. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch là có sự theo dõi
và giám sát công việc để chỉ huy, ra lệnh cho các bộ phận để hoạt động
diễn ra đúng hướng, đúng kế hoạch, tập hợp được các lực lượng giáo dục
trong một tổ chức và phối hợp tối ưu với nhau trong việc giảm thiểu và
ngăn chặn bạo lực học đường.
Kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra, đánh giá là một chức năng cơ bản và
quan trọng của quản lý. Nhờ có kiểm tra, đánh giá mà người quản lý có được
thông tin chính xác về những thành tựu công việc và uốn nắn, điều chỉnh hoạt
động một cách đúng hướng nhằm đạt mục tiêu quản lý và giảm thiểu bạo lực
học đường trong học sinh trung học phổ thông.
1.2. Nội dung quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường

trong học sinh trung học phổ thông
Quản lý giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường không chỉ trang bị
cho học sinh, trang bị cho các lực lượng liên quan những kiến thức, kỹ năng,
kỹ xảo về bạo lực học đường mà còn tác động trực tiếp vào các em học sinh,
các lực lượng liên quan tự rèn luyện mình từ đó có thể nhận biết và tự bảo vệ
mình trước các hành vi bạo lực học đường đã và đang diễn ra xung quanh các
em học sinh.
1.2.1. Quản lý kế hoạch giáo dục phòng ngừa bạo lực học đường
Trong hoàn cảnh hiện nay, để nhà trường được ổn định, các hoạt động
dạy và học có nề nếp thì việc xây dựng kế hoạch thực hiện hoạt động dạy và
học là rất quan trọng, cần thiết. Trong đó kế hoạch ngăn ngừa, phòng chống


×