Tải bản đầy đủ (.docx) (109 trang)

HOẠT ĐỘNG CÔNG tác xã hội NHÓM TRONG TRỢ GIÚP tâm lý CHO TRẺ EM NHIỄM HIV AIDS tại TRUNG tâm CHỮA BỆNH GIÁO dục – LAO ĐỘNG xã hội II, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

LÊ THÙY DUNG

HO¹T §éNG C¤NG T¸C X· HéI NHãM TRONG
TRî GIóP
T¢M Lý CHO TRÎ EM NHIÔM HIV /AIDS T¹I
TRUNG T¢M
CH÷A BÖNH - GI¸O DôC – LAO §éNG X· HéI II,
Hµ NéI.

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số

: 8.67.01.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Trịnh Văn Tùng


HÀ NỘI, 2019
LỜI CÁM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu từ phía các thầy cô. Với lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc nhất tôi xin bày tỏ lời cám ơn chân thành đến:
Ban chủ nhiệm khoa Công tác xã hội trường Đại học Sư phạm Hà Nội
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn
thành luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn đến PGS. TS Trịnh Văn Tùng – Trưởng
khoa Xã hội học trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã hết lòng
hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.


Xin chân thành cảm ơn các anh chị cán bộ tại Trung tâm Chữa bệnh,
giáo dục và lao động xã hội II, đặc biệt là những trẻ em tại trung tâm đã nhiệt
tình giúp đỡ.
Do kinh nghiệm còn hạn chế và thời gian có hạn nên trong quá trình
nghiên cứu và thực hiện luận văn, mặc dù cố gắng nhưng tôi vẫn không tránh
khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý từ phía các thầy cô
giáo để tôi có thể hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2018
Học viên

Lê Thùy Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
…………………………………………………………………………. 5
1. Lý do chọn đề tài
……………………………………………………………… 5
2. Mục đích nghiên cứu
………………………………………………………….. 6
3. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
………... 7
4. Giả thuyết nghiên cứu
………………………………………………………… 8
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
…………………………………………………………. 9
6. Phương pháp nghiên cứu
…………………………………………………… 10
7. Cấu trúc luận văn

…………………………………………………………… 10
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội nhóm trong việc
trợ
giúp
tâm

cho
trẻ
em
nhiễm
HIV/AIDS
...................................................... 13
1.1. Tổng quan đề tài .....................................................................................
13
1.2. Một số khái niệm công vụ .......................................................................
17
1.2.1. Trẻ em ...................................................................................................
17
1.2.2. HIV ..................................................................................................... 18
1.2.3. AIDS .....................................................................................................
21


1.2.4. Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS ..................................................................
22
1.2.5. Công tác xã hội .....................................................................................
22
1.2.6. Công tác xã hội nhóm ...........................................................................
25
1.2.7. Trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS

.........................................................................................................................
25
1.3. Một số lý thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu ..............................
26
1.3.1. Thuyết nhu cầu .....................................................................................
26
1.3.2. Lý thuyết dán nhãn ................................................................................
30
1.4. Chính sách của Nhà nước về trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm
HIV/AIDS ..........................................................................................................
.............. 33
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................
40
Chương 2: Thực trạng áp dụng các hoạt động công tác xã hội trong trợ
giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm
II..................................................................................................................... 41
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu ..........................................................
41
2.1.1. Lịch sử trung tâm ..................................................................................
41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .......................................................................................
42
2.1.3.
Chức
năng,
nhiệm
vụ
của
trung
tâm ......................................................44

2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm
II........... 45
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung
tâm


02 ....................................................................................................................
49
2.4. Nhu cầu các hoạt động công tác xã hội ở Trung tâm Chữa bệnh, giáo
dục



Lao

động



hội

II

.................................................................................... 49
2.5. Đánh giá về các biện pháp đã và đang sử dụng để trợ giúp tâm lý cho
trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm II
.............................................................................................................................
.. 53
Tiểu kết chương
2 .................................................................................................. 60

Chương 3: Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp tâm lý cho
nhóm
trẻ
em
nhiễm
HIV/AIDS
tại
Trung
tâm
II
.........................................................................................................................
61
3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp tâm lý cho
trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm II
........................................................................................................................ 61
3.2. Vận dụng mô hình công tác xã hội nhóm vào trợ giúp tâm lý cho trẻ
em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm
II.................................................................. 63
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................
100
Kết luận và kiến nghị .............................................................................
101
Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................
102



1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Theo báo cáo tại Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện Quyết định số
570/QĐ-TTg ngày 22/4/2014, số trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS năm 2014
tại Việt Nam là 121.723 trẻ, trong đó trẻ em nhiễm HIV/AIDS là 6.800; trẻ bị
ảnh hưởng trực tiếp bởi HIV/AIDS là 73.129; trẻ có nguy cơ nhiễm cao (Trẻ
em sử dụng ma túy; trẻ em là con của người mua dâm, bán dâm, sử dụng ma
túy; trẻ em sống trong các cơ sở trợ giúp trẻ em) là 41.794.
Việc bảo đảm quyền cho trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS được Nhà nước rất
quan tâm. Đơn cử như theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy
định: Nhà nước có chính sách tạo điều kiện để trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
được hưởng các quyền của trẻ em; hỗ trợ cá nhân, gia đình nhận chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia trợ giúp trẻ em,
thành lập cơ sở trợ giúp trẻ em để bảo đảm cho mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, không còn nơi nương tựa được chăm sóc, nuôi dưỡng.
Ngoài ra, để đảm bảo tốt hơn quyền của trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS,
năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 84 và năm 2014,
ban hành Quyết định 570 để đảm bảo thực hiện chăm sóc cho trẻ em bị nhiễm
HIV được tốt hơn. Trong đó, quy định trách nhiệm của các cấp, các ngành,
đặc biệt là quy định trách nhiệm của Bộ GD&ĐT phải đảm bảo để trẻ nhiễm
HIV/AIDS được đến trường.
Những nguy cơ tổn thương mà trẻ em nhiễm HIV đang phải đối mặt
tương đối cao. Gia đình và cộng đồng của trẻ có thể bị ảnh hưởng rất mạnh
bởi những tác động của HIV như cha mẹ các em ốm yếu, không có khả năng
làm việc và bảo vệ con cái. Việc này có thể làm xáo trộn cuộc sống của trẻ,
khiến sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần của trẻ bị đe dọa. Trẻ em mồ
côi vì HIV được xem là có nguy cơ tổn thương nhiều hơn nữa– các em có thể


2
bị bỏ rơi, sao nhãng, không được chăm sóc đầy đủ, không thể đến trường.
Điều này khiến đời sống tinh thần của trẻ em nhiễm HIV gặp phải nhiều khó

khăn, thách thức.
Theo TS. Kirstan Schoultz, Giám đốc UNAIDS tại Việt Nam phát biểu
trong Hội thảo “Đánh gía tình hình trẻ em và HIV/AIDS tại Việt Nam”
(2017), việc nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em nhiễm HIV là đặc biệt
quan trọng vì khi bị tách ra khỏi cộng đồng trẻ em nhiễm HIV sẽ phải đối
mặt với cái chết về mặt xã hội. Sự phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến
tâm lý của trẻ em nhiễm HIV mà điều này còn gây hậu quả đáng tiếc đến gia
đình, nhà trường, cộng đồng.
Hà Nội là một trong những thành phố lớn và thu hút đông đúc dân cư
đến định cư, đậy cũng là thành phố có mật độ dân số đông nhất cả nước và
cũng là nơi có số lượng người nhiễm HIV cao nhất. Tại Hà Nội đã có nhiều
trung tâm dành cho người nhiễm HIV. Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao
động xã hội 02 là một trong những trung tâm dành riêng để chăm sóc đối
tượng trẻ em nhiễm HIV. Hiện tại trung tâm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 81
trẻ mang trong minh căn bệnh thế kỷ. Sự đãi ngộ với trẻ em tại trung tâm
tương đối tốt nhưng trước khi vào trung tâm nhiều trẻ đã gặp khó khăn trong
đời sống tinh thần và trong quá trình các em đi học, hòa nhập cộng đồng
cũng gặp nhiều khó khăn.
Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài luận văn với tiêu đề: “ Hoạt
động công tác xã hội nhóm trong trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm
HIV/AIDS tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II, Hà
Nội” qua đây mong đóng góp một phần nhỏ bé trong nỗ lực nâng cao đời
sống tinh thần đối với trẻ mắc căn bệnh thế kỷ nói chung và trẻ em nhiễm
HIV trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng.


3
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài được nghiên cứu nhằm xác định, làm sáng tỏ các nhu cầu nâng cao
đời sống tinh thần cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS từ đó ứng dụng phương pháp

công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ nâng cao đời sống tinh thần cho trẻ em
nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm trong việc trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm
HIV/AIDS từ thực tiễn Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Trẻ em nhiễm HIV tại Trung tâm Lao động xã hội II.
- Nhân viên, cán bộ, tổ chức làm việc với trẻ em nhiễm HIV tại Trung
tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm Chữa
bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.
- Phạm vi thời gian: Từ ngày 5/11/2018 đến 20/5/2019
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Tại sao trẻ em nhiễm HIV/AIDS thường gặp vấn đề về tâm lý?
- Thực trạng của vấn đề tâm lý xảy ra đối với trẻ em nhiễm HIV/AIDS
tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II, Hà Nội?
- Những yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ em nhiễm HIV/ADIS tại
Trung tâm II?
- Công tác xã hội phải làm gì để trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS?
5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mô tả đặc điểm tâm lý trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm Chữa
bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.


4
- Xác định, đánh giá thực trạng vấn đề tâm lý của trẻ em nhiễm HIV/
AIDS tại Trung tâm II.

- Phân tích các nhu cầu của trẻ em nhiễm HIV/AIDS về tâm lý.
- Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm trợ giúp tâm lý cho trẻ
em nhiễm HIV/ AIDS tại trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Là phương pháp thu thập thông tin từ các công trình nghiên cứu và các
tài liệu có sẵn của các tác giả trong và ngoài nước.
Đề tài này có sử dụng phương pháp phân tích tài liệu trong việc nghiên
cứu các văn bản, các bài báo cáo khoa học liên quan đến trẻ em nhiễm
HIV/AIDS cũng như vai trò của công tác xã hội với trẻ em nhiễm HIV/AIDS
để có thể thu thập được những thông tin đa dạng, những số liệu thống kê
chính xác phục vụ mục đích nghiên cứu của đề tài.
6.2. Phương pháp quan sát
Quan sát hoạt động quản lý, chăm sóc, hoạt động tham gia sinh hoạt,
hoạt động tham vấn tâm lý, hoạt động quản lý ca và các hoạt động khác đối
với trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại trung tâm.
6.3. Phương pháp công tác xã hội nhóm
Tác giả sử dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ nâng
cao đời sống tinh thần cho trẻ em nhiễm HIV/ADIS tại Trung tâm Chữa bệnh,
giáo dục và lao động xã hội 02.
- Thành viên nhóm gồm 09 thành viên tại Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và
lao động xã II, tác giả lựa chọn thành viên từ 10 tuổi trở lên
6.4. Phương pháp điều tra xã hội học
Phương pháp điều tra xã hội học thu thập thông tin bằng cách lập bảng
hỏi cho nhóm đối tượng trong một khu vực nhất định ở một không gian, thời
gian nhất định.


5
Cụ thể trong đề tài này có xây dựng một bảng hỏi là tổ hợp các câu hỏi

về thực trạng áp dụng công tác xã hội đối với trẻ em nhiễm HIV tại trung tâm
Chữa bệnh, giáo dục và lao động xã hội II. Sử dụng phương pháp điều tra
chọn mẫu với 81 đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương
tựa thuộc các xã, huyện của Thành phố Hà Nội đang được nuôi dưỡng và
chăm sóc tại Trung tâm giúp có được những thông tin mang tính chính xác và
thực tế nhất.
6.4.1. Mẫu nghiên cứu (điêu tra)
Theo báo cáo của trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và Lao động xã hội II
hiện trung tâm đang chăm sóc và nuôi dưỡng 81 trẻ, trong đó số trẻ có độ tuổi
từ 10 trở lên là 61 trẻ. Đây là những trẻ có đầy đủ năng lực, hành vi để tham
gia điều tra. Do vậy, nghiên cứu lựa chọn tất cả 61 trẻ có độ tuổi trên 10 để
điều tra khảo sát.
6.4.2. Giới thiệu mẫu nghiên cứu (điều tra)
6.4.2.1. Giới tính
Giới tính
Nam

Nữ

Số lượng (trẻ)

27

34

Tỉ lệ %

44.2

55.7


(Nguồn: Nghiên cứu trên 61 trẻ em nhiễm HIV/ AUDS tại trung tâm Chữa
bệnh,giáo dục và lao động xã hội II)
6.5.2.2. Thời gian sinh sống ở trung tâm Chữa bệnh, giáo dục và Lao động xã hội II
Thời gian sinh sống
0 – 6 tháng

6 -12 tháng

Trên 12 tháng

Số lượng (trẻ)

08

16

37

Tỉ lệ %

13.1

26.2

60.7

(Nguồn: Nghiên cứu trên 61 trẻ em nhiễm HIV/ AUDS tại trung tâm Chữa
bệnh,giáo dục và lao động xã hội II)



6
6.5.2.3. Xuất cư
Hoàn cảnh gia đình

Xuất thân

Khá
giả

Bình
thường

Khó
khăn

Nông thôn

Thành phố

Số
lượng
(người)

08

11

42


38

23

Tỉ lệ %

13.1

18.1

68.8

62.3

37.7

(Nguồn: Nghiên cứu trên 61 trẻ em nhiễm HIV/ AUDS tại trung tâm Chữa
bệnh,giáo dục và lao động xã hội II)
6.5.2.4. Học vấn
Trình độ

Số lượng (trẻ em)

Tỷ lệ %

Cấp 1

16

26.2


Cấp 2

23

37.7

Cấp 3

21

34.4

Trung cấp nghề

01

1.7

(Nguồn: Nghiên cứu trên 61 trẻ em nhiễm HIV/ AUDS tại trung tâm Chữa
bệnh,giáo dục và lao động xã hội II)
6.6. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Tiến hành phỏng vấn 2 đối tượng chính là:
- Phỏng vấn trẻ em nhiễm HIV/ AIDS hoặc gia đình của trẻ em nhiễm
HIV/ AIDS (nếu có).
- Phỏng vấn nhân viên y tế, nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại
Trung tâm.
7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo,
đề tài gồm 3 chương:



7
Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động công tác xã hội nhóm trong việc
trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS
1.1. Tổng quan đề tài
1.2. Một số khái niệm công vụ
1.3. Một số lý thuyết vận dụng trong đề tài nghiên cứu
1.4. Chính sách của Nhà nước về trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS
Tiểu kết chương 1
Chương 2: Thực trạng áp dụng các hoạt động công tác xã hội trong trợ
giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm II
2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
2.2. Đặc điểm tâm lý của trẻ em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm II
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tâm lý trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm
2.4. Nhu cầu các hoạt động công tác xã hội tại Trung tâm II
2.5. Đánh giá các biện pháp đã và đang sử dụng để trợ giúp tâm lý cho trẻ em
nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm II
Tiểu kết chương 2
Chương 3: Ứng dụng công tác xã hội nhóm trong việc hỗ trợ nâng cao
đời sống tinh thần cho nhóm trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại Trung tâm II
3.1. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc trợ giúp tâm lý cho trẻ
em nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm II
3.2. Vận dụng mô hình công tác xã hội nhóm vào trợ giúp tâm lý cho trẻ em
nhiễm HIV/ AIDS tại Trung tâm II
Tiểu kết chương 3
Kết luận và kiến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo



8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM TRONG VIỆC TRỢ GIÚP TÂM LÝ CHO TRẺ EM NHIỄM
HIV/AIDS.
1.1. Tổng quan nghiên cứu
Vấn đề trợ giúp tâm lý cho trẻ em nhiễm HIV/AIDS là một đề tài nóng
bỏng được nhiểu nhà nghiên cứu quan tâm, trên thực tế chúng ta thấy có rất
nhiều tài liệu nói về trẻ em bị nhiễm HIV/ADIS.
Năm 2005, với ngân sách tài trợ của tổng thống G. Bush (Mỹ) qua
chương trình kế hoạch viện trợ khẩn cấp cho việc phòng chống HIV/AIDS
(gọi tắt là PEPFAR), Ủy ban Dân số Gia đình trẻ em Trung ương phối hợp với
tổ chức Cứu trợ trẻ em Mỹ đã thực hiện cuộc nghiên cứu đánh giá về “Tình
hình trẻ em mồ côi và dễ bị tổn thương tại Việt Nam 12/2005 – 10/2007,
đánh giá tình hình trẻ em và HIV/AIDS tại Việt Nam, suy nghĩ của trẻ sống
chung với HIV, trẻ bị ảnh hưởng do HIV/AIDS và người chăm sóc” trẻ em
trong độ tuổi từ 06 đến 18 tuổi, khảo sát được tiến hành tại 05 tỉnh thành trọng
điểm có số lượng trẻ em nhiễm HIV cao nhất trong cả nước: Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh, thành phố Hồ Chí Minh và An Giang. Thông qua nghiên
cứu định tính với các cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tiêu điểm, kết
quả khảo sát cho thấy rằng hầu hết trẻ em mồ côi bởi HIV/AIDS được nuôi
dạy bởi ông bà hoặc người bà con họ hàng. Đa số trẻ em bị HIV/AIDS và trẻ
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS sống trong hoàn cảnh kinh tế rất khó khăn. Các
em trở thành gánh nặng kinh tế gia đình cho người nuôi nên nguy cơ bỏ học
của các em rất cao. Tâm lý của các em luôn cảm thấy bị cô lập, thiếu người
quan tâm chăm sóc. Việc kỳ thị, phân biệt đối xử trọng hệ thống y tế, trường
học vẫn còn tổn tại.
Cuốn sách “Sự thật về trẻ em và HIV/AIDS” đã được Bộ Giáo Dục và
Đào Tạo (Bộ GD&ĐT) biên soạn với sự hỗ trợ của các tổ chức Liên Hợp
Quốc (LHQ) tại Việt Nam vào tháng 8, 2010. Quyển sách này nhằm cung cấp



9
thông tin về trẻ em và HIV/AIDS, với mục tiêu xóa đi những quan niệm sai
lầm về HIV và trẻ em bị ảnh hưởng bởi AIDS, và giảm kỳ thị và phân biệt đối
xử đối với các trẻ em này. Bản thân cuốn sách này chưa đủ để xóa bỏ những
quan niệm sai lầm về HIV/AIDS và về trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS hay xóa bỏ
kỳ thị và phân biệt đối xử với các em. Vì vậy, một bản Hướng dẫn truyền
thông đã được xây dựng là tài liệu dùng kèm cuốn sách để hỗ trợ người
hướng dẫn khi tổ chức truyền thông theo hình thức tương tác và sáng tạo và
phát huy tối đa hiệu quả sử dụng của cuốn sách. Hướng dẫn này dành cho
những ai tổ chức truyền thông cho cha mẹ, học sinh, cộng đồng về giảm kỳ
thị và phân biệt đối xử đối với HIV. Những người làm công tác truyền thông
này có thể là giáo viên, hiệu trưởng, cán bộ quản lý giáo dục, tình nguyện
viên cộng đồng, đại diện chính quyền địa phương, nhân viên tổ chức phi
chính phủ, các thành viên của tổ chức tôn giáo, trẻ em và gia đình bị ảnh
hưởng bởi HIV. Tài liệu hướng dẫn truyền thông gợi ý những hoạt động và
cách thức để thúc đẩy truyền thông liên cá nhân, thu hút sự quan tâm của các
cá nhân, cộng đồng, cha mẹ của trẻ và giáo viên, mà đây chính là chìa khóa
thay đổi hành vi và thái độ đối với trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV và
đạt mục tiêu chung về giảm kỳ thị phân biệt đối xử với HIV.
Cuốn sách : “Hướng dẫn tư vấn cho trẻ em nhiễm HIV” (2013) do tác
giả Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ y tế kiêm cục trưởng Cục phòng
chống HIV/AIDS chủ biên là một tài liệu quý giá nghiên cứu về tâm lý trẻ em
nhiễm HIV. Cuốn sách này giúp cho các cán bộ quản lý cũng như các cán bộ,
nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe liên quan đến trẻ em nhiễm
HIV/AIDS hiểu hơn về tâm lý trẻ, thực hiện tốt hoạt động này, hạn chế những
hành vi bạo lực tinh thần gây ra ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ em bị nhiễm
HIV/AIDS. Đồng thời, cuốn sách cũng là phương pháp hỗ trợ trẻ em nhiễm
HIV/AIDS đắc lực về mặt tâm lý, người chăm sóc và những người quan tâm
khác cũng có thể tham khảo trong quá trình thực thi và tác nghiệp của cán bộ,



10
nhân viên y tế, cán bộ cộng đồng, tình nguyện viên, truyền thông viên, nhân
viên chăm sóc cộng đồng, cộng tác viên phòng chống HIV/AIDS đồng thời
tham chiếu trong biên soạn và giảng dạy, tập huấn các nội dung có liên quan
đến tâm lý trẻ em nhiễm HIV/AIDS.
Ngày 03/06/2015 tại Hà Nội, Ủy ban Dân số Gia đình Trẻ em Việt Nam,
UNICEF cùng Quỹ Cứu trợ Trẻ em tại Thụy Điển và Tổ chức Plan
International đã tổ chức diễn đàn Nói về việc trợ giúp tâm lý cho trẻ em
nhiễm HIV/AIDS. Tại diễn đàn này, các đại biểu tham dự đã lắng nghe
những thông tin về các trường hợp lạm dụng và bạo lực tinh thần với trẻ em
nhiễm HIV đang diễn ra ngàt càng phức tạp, cũng như hiện tượng trẻ em
nhiễm HIV bị bạo lực tinh thần từ phía gia đình, nhà trường, xã hội đang gia
tăng. Quá đó, UNICEF và các đối tác tiếp tục tăng cường hệ thống báo cáo về
vấn đề bảo vệ trẻ em nhiễm HIV và xây dựng các dịch vụ hỗ trợ tâm lý – xã
hội; hỗ trợ việc thiết lập và đào tạo mạng lưới cán bộ; xây dựng năng lực cho
các cơ quan chính phủ và nhà cung cấp dịch vụ để xác định và xử lý các
trường hợp ảnh hưởng tâm lý đối với trẻ em nhiễm HIV; khuyến khích nâng
cao nhận thức cho cộng đồng và trẻ em, nâng cao tính trách nhiệm các ban
ngành địa phương, cộng đồng, gia đình trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em
nhiễm HIV, tuyên truyền vân động chính phủ xây dựng và thông qua luật
riêng để giải quyết những vấn đề bạo lực tinh thần đối với trẻ em nhiễm HIV.
Tài liệu Join forces against HIV – Shareyour heart for the children
(2009), A guide to “National plan of action for children affected by HIV
and AIDS until 2010 with a vision to 2020, Ha Noi” xác định các nhu cầu
và sự đáp ứng các nhu cầu tâm lý của trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS trên
địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời tìm hiểu những rào cản ảnh hưởng đến
sự đáp ứng những nhu cầu đó. Với phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang
kết hợp định tính và định lượng. 52 trẻ em bị ảnh hưởng bị HIV/ADIS từ 08 –

17 tuổi và 90 người chăm sóc chính cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV được


11
phỏng vấn, kết hợp với phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên
cứu: 70% trẻ đang ở độ tuổi từ 05 – 11 tuổi, tỷ lệ nam nữ là tương đối bằng
nhau (nam 58%, nữ 42%), 49% trẻ mồ côi bố hoặc mẹ, 9% các em mồ côi cả
bố lẫn mẹ, 60% người chăm sóc trẻ bị ảnh hưởng bởi HIV đang sống chung
với HIV/AIDS; 71% là nữ giới, trong đó 54% đã góa chồng và 49% bà mẹ có
HIV dương tính. Trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV có 2 nhóm nhu cầu chăm sóc
sức khỏe chính: (1) Nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất, (2) Nhu cầu chăm
sóc sức khỏe tinh thần và xã hội. Bốn rào cản chính trong việc đáp ứng nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tinh thần, hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS, gồm các rào cản về kinh tế, nhận thức của trẻ em bị ảnh hưởng
bởi HIV/AIDS và người chăm sóc trẻ, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với trẻ em
bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS và gia đình trẻ, khả năng tiếp cận các dịch vụ y
tế tại địa phương.
Ngày 05/07/2016 tại Hà Tây, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc phối hợp
cùng Cục phòng, chống HIV/AIDS tổ chức Hội thảo “Nhà báo Việt Nam với
công tác phòng, chống HIV/AIDS cho trẻ em”. Hội thảo nhằm nâng cao hiệu
quả truyền thông về công tác phòng chống HIV/AIDS cho trẻ em thông qua
trình bày về thực trạng tình hình dịch HIV/AIDS cho trẻ em trên thế giới và ở
Viêt Nam. Từ đó, trao đổi, thảo luận về những mô hình, trường hợp cụ thể trong
công tác nhận thức, giảm phân biệt đối xử, kỳ thị đối với trẻ em nhiễm
HIV/AIDS trong các giải pháp cho các em hòa nhập cộng đồng tại địa phương.
Năm 2012, Ủy ban phòng chống HIV/AIDS tại thành phố Hồ Chí Minh,
Sở Lao động Thương binh – Xã hội và tổ chức Cứu trợ Trẻ em Anh đã thực
hiện một cuộc khảo sát về “Tình hình trẻ em nhiễm và bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS” trên địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh, do Bs Jamie Uhrig, chuyên
gia người Canada làm trưởng nhóm và viết báo cáo. Đây là cuộc khảo sát có

sự tham gia và dựa trên các quyền của trẻ em nên phương pháp sử dụng để
khảo sát là mô tả và định tính (thông qua phòng vấn sâu và thảo luận nhóm


12
với nhiều thành phần khác nhau trong xã hội như: Bác sĩ, nhân viên y tế, đại
diện các ban ngành đoàn thể đến người dân, trẻ em nhiễm HIV và gia đình
các em). Kết quả khảo sát nhấn mạnh đến việc trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ
em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS đều bị phân biệt và kỳ thị trong chăm sóc y
tế, học hành, các hoạt động vui chơi giải trí. Tác giả đã minh chứng cho mọi
người về việc trẻ em có HIV/AIDS và trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS bị
tước đi những quyền cơ bản của mình như quyền học hành, vui chơi, chăm
sóc y tế, quyền được yêu thương.
Tác phẩm “Hãy để trẻ em được yêu thương” của Nguyễn Lê Hà
Nguyên (lớp 6 trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi – Thanh Xuân – Hà Nội)
đạt giải nhì cuộc thi viết về quyền trẻ em. Trong tác phẩm có viết: Trẻ em bị
ảnh hưởng bởi HIV vẫn có quyền được đi học, được chăm sóc yêu thương, có
quyền được bảo vệ, có quyền được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của bản thân,
các em vẫn có thể cố gắng học tập trở thành một người chân chính và góp
phần xây dựng cộng đồng xã hội. Bài viết nói về một người mẹ xin cho con đi
học ở nhiều nơi nhưng cũng chỉ nhận được ánh mắt và cái nhìn ái ngại và
những lời từ chối thẳng thừng của trường, không có trường mầm non nào dám
nhận khi biết đứa trẻ có HIV.
Cuốn sách: “Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt
Nam” của Bộ Y tế, cuốn đã dành nguyên một chương để nói về HIV/AIDS.
SAVY (Survey Assessment of Vietnamese Youth) đã tìm hiểu cách cư xử với
trẻ em nhiễm HIV bằng cách hòi thanh thiếu niên xem liệu học có thể giúp đỡ
một trẻ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng của họ hay không. Nhìn chung
thanh thiếu niên có thái độ tích cực đối với những trẻ em bị ảnh hưởng bởi
HIV/AIDS. Có 13,4% nói rằng họ sẽ không giúp đỡ trẻ em có HIV trong cộng

đồng, tuy nhiên đa số sẽ giúp đỡ và một số ít cho biết sẽ giúp đỡ không điều
kiện 0.5%, 2% khác cho rằng họ có thể sẽ giúp đỡ nhưng giữ một khoảng


13
cách. Điều này cho thấy có một nhóm nhỏ thanh thiếu niên do sợ hãi hay
thiếu thông tin hoặc kỳ thị những trẻ em có HIV/AIDS.
Nhìn chung, hiện nay chưa có cuộc nghiên cứu nào thực sự làm rõ đầy
đủ được thực trạng tâm lý và áp dụng công tác xã hội vào trợ giúp cho trẻ em
nhiễm HIV/AIDS cũng như những vấn đề mà trẻ em nhiễm HIV/AIDS tại
Trung tâm Chữa bệnh, giáo dục – lao động số 02 đã và đang gặp phải.
1.2. Các khái niệm công cụ
1.2.1. Trẻ em
Trẻ em là một thuật ngữ nhằm chỉ một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi
trong giai đoạn đầu của sự phát triển con người. Đó là “những người chưa
trưởng thành, còn non nớt về thể chất và trí tuệ, dễ bị tổn thương, cần được
bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước
cũng như sau khi ra đời.” Về vị thế xã hội, trẻ em là một nhóm thành viên xã
hội ngày càng có khả năng hội nhập xã hội với tư cách là những chủ thể tích
cực, có ý thức, nhưng cũng là đối tượng cần được gia đình và xã hội quan tâm
bảo vệ, chăm sóc, giáo dục [17, tr 27].
Điều 1, Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1989).
Trẻ em có nghĩa là người dưới mười tám tuổi, trừ trường hợp luật pháp
áp dụng với trẻ em đó qui định tuổi thành niên sớm hơn.
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam (2004).
Trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi, mọi trẻ em không
phân biệt đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, đó là trách nhiệm của gia
đình, nhà trường, các cơ quan nhà nước và công dân.
Quy định “trẻ em là công dân Việt Nam dưới mười sáu tuổi” sẽ là căn
cứ chính để xây dựng chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Tuy nhiên trong thực tiễn hoạt động thì lứa tuổi 16-18 vẫn cần được coi là
trẻ em. Vì đây là lứa tuổi thuộc nhóm vị thành niên có những đặc thù phát
triển cần quan tâm.


14
1.2.2. HIV
HIV (Tiếng Anh : human immunodeficiency virus, có nghĩa là virus
suy giảm miễn dịch ở con người) là một lentivirus (thuộc họ retrovirus) có
khả năng gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS), một tình trạng
làm hệ miễn dịch của con người bị suy giảm cấp tiến, tạo điều kiện cho nhiễm
trùng cơ hội và ung thư phát triển mạnh làm đe dọa đến mạng sống của người
bị nhiễm.
Khi đi vào cơ thể con người thì virus tấn công các tế bào miễn dịch (là
tế bào bạch cầu) đội quân chủ lực bảo vệ cơ thể chống lại các vi trùng gây
bệnh. Các tế bào miễn dịch bị tấn công trong một thời gian ngắn (có thể là 10
đến 20 năm) sẽ bị giảm về số lượng và cơ thể không có khả năng chống đỡ
được các vi trùng gây bệnh như lao, tiêu chảy, virus, nấm... dẫn đến suy kiệt
và tử vong.
- Cấu tạo của virus HIV
+ HIV có hình cầu, kịch thức rất nhỏ, 110 nanomet. Cấu tạo có 3 lớp,
lớp ngoài cùng là lớp vỏ có rất nhiều gai nhú như quả bông nên nó dễ dàng
bám và đột nhập rất nhanh vào các tế bào bạch cầu – tế bào có chức năng bảo
vệ cơ thể. Lớp thứ hai là lớp bao trong và lớp cuối cùng là toàn bộ gen của
virus bao gồm 2 sợi ARN gắn với men sao chép ngược.
+ Vỏ của HIV được cấu tạo bởi một lớp lipit kép giúp cho nó giữ được
sức bền bề mặt khi nó ở bên ngoài môi trường, góp phần tạo điểu kiện cho
virus HIV có thể tồn tại ngoài môi trường từ vài ngày đến một tuần, nhất là
HIV nằm trong máu, trong bơm tiêm của người tiêm chích ma túy.
+ HIV dễ dàng thay đổi bộ mã di truyền của nó, do vậy từ 1 HIV ban

đầu có thể biến thành nhiều nhóm khác nhau. Chính tính dễ đột biến này
khiến cho việc chế tạo vacxin phòng bệnh gặp nhiều khó khăn cho nên đến
nay vẫn chưa có vacxin phòng chống căn bệnh thế kỷ này.
- HIV sống trong bốn loại dịch của cơ thể đó là:


15
+ Máu.
+ Tinh dịch – chất dịch xuất ra khi bạn trai hưng phấn tình dục.
+ Dịch âm đạo – chất dịch khi bạn gái hưng phấn tình dục.
+ Sữa mẹ.
- Có 2 loại HIV:
+ HIV1: Giống như một loại virus ở loài khỉ Chiqanzel tại Gabong,
HIV1 gây nhiễm bệnh toàn cầu được tìm thấy vào năm 1983.
+ HIV2: Giống như một loại virus ở loài khỉ Sooty Mangabey tại Tây
Phi, HIV2 gây nhiễm bệnh chủ yếu ở châu Phi tìm thấy vào năm 1986.
Hai loại virus này cùng một loại virus mà sau đó được hội nghị về danh
pháp quốc tế về AIDS do một loại virus gây suy giảm miễn dịch ở người gây
nên, virus có tên gọi là HIV (human immunodeficiency virus).
- Đặc điểm sinh học của HIV:
HIV xuất hiện tư nhiên có thể từ trước thập kỷ XX nhưng nguồn gốc
thật sự của HIV là gì thì người ta vẫn chưa biết chắc chắn. Rất nhiều giả
thuyết đã được đưa ra nhằm giải thích cho nguyên nhân gây ra đại dịch
HIV/AIDIS. Giả thuyết được nhiều người ủng hộ nhất hiện nay là HIV đã
hiện diện ở một nhóm người tách biệt nào đó trên thế giới và đối với họ virus
này hoàn toàn vô hại. Vì điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi trên cục diện toàn
thế giới: Du lịch phát triển, giải phóng tình dục, tình trạng nghiện ngập ma túy
ngày càng nhiều cùng với sự lạm dụng tiêm chích mà không đảm bảo vô
trùng, truyền máu cũng gia tăng... nên HIV đã lan truyền rộng khắp và kết quả
là loài người đã và đang phải đối mặt với đại dịch HIV/ AIDS như hiện nay.

HIV xâm nhập và phát triển trong cơ thể, nó tấn công vào tế bào bạch
cầu đặc biệt là Lympho bào T4 (Lympho bào T4 là thành phần quan trọng của
hệ thống miễn dịch của cơ thể, đóng vai trò như một tổng chỉ huy có nhiệm
vụ điều phối huy động, kìm hãm toàn bộ hệ miễn dịch của cơ thể. Như vậy,
HIV làm suy giảm hệ thống miễn dịch, cơ thể không còn khả năng tự bảo vệ.


16
Mọi mầm bệnh mặc sức hoành hành gây ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm dẫn
đến tử vong.
- Cơ chế hoạt động của HIV trong cơ thể người:
+ Hệ thống miễn dịch của cơ thể có nhiều yếu tố, trong đó tế bào bạch
cầu Lympho T CD4 (gọi tắt là CD4) đóng vai trò chỉ huy, nhận diện, báo động
và huy động các tế bào Lympho T tấn công tiêu diệt vi sinh vật khi chúng xâm
nhập vào cơ thể. Khi virus HIV vào cơ thể, nó tấn công ngay vào bạch cầu,
đực biệt là Lympho bào T4. Chúng lấy chính chất liệu di truyền của bạch cầu
để sinh sôi nảy nở rồi phá vỡ bạch cầu. Cứ như thế HIV tiêu diệt dần các bạch
cầu. Do số lượng các bạch cầu bị HIV tiêu diệt ngày càng nhiều, dẫn đến hệ
miễn dịch của cơ thể bị suy giảm đi, cuối cùng là bị vô hiệu hóa và điều đó
nghĩa là cơ thể con người không có khả năng tự bảo vệ nữa. Lúc đó mọi mầm
bệnh khác (vi trùng, siêu vi trùng, tế bào ung thư...) mặc sức hoành hành gây
ra nhiều chứng bệnh nguy hiểm và các bệnh nhiễm trùng cơ hội như lao, viêm
phổi, nấm... và ung thư sẽ nhân cơ hội này tấn công cơ thể dẫn đến tử vong.
1.1.1. AIDS
AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một bệnh nhiễm
trùng gây ra bởi virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) bằng cách giết
chết hoặc phá hủy các tế bào miễn dịch của cơ thể. Cơ thể con người không
thể chống lại bệnh này. Những người bị AIDS có nguy cơ tử vong do những
nhiễm trùng cơ hội. Loại nhiễm trùng này thường không gây bệnh ở những
người khỏe mạnh bình thường.

1.1.2. Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS
Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS (Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ
em của Việt Nam (2004) là trẻ em có HIV/ AIDS trong cơ thể, được xét
nghiệm có HIV dương tính (H+).
Trẻ em bình thường, khỏe mạnh, chỉ có một số ít cân nặng thấp hơn so
với tuổi thai nhi.


17
Trái với những trẻ em bị lây nhiễm trong khi sinh hoặc sau khi sinh thì
một vài tuần sau sinh có thể có biểu hiện sốt nhẹ, mệt mỏi, quấy khóc, có thể
khảm thấy gan lách to (gần giống với giai đoạn tiền triệu chứng của người lớn
nhiễm HIV).
Trẻ em bị nhiễm HIV/ AIDS được sống trong các Trung tâm bảo trợ xã
hội thường do các bệnh viện hoặc các gia đình không có khả năng chăm sóc
các em gửi đến (không ngoại trừ trường hợp các em bị bỏ rơi được gom về).
Nhiều em không biết nguồn gốc gia đình mình. Các em dễ bị mất gia đình,
mất lai lịch và sự thừa kế. Nguồn đảm bảo cuộc sống cho các em bị hạn chế.
Hầu như các em không đến trường học, không có những người bạn mà các em
thích. Các em thiếu thốn tình cảm ruột thịt và nhận được ít tình thương yêu,
sự vuốt ve như các bạn nhỏ khác. Trẻ em nhiễm HIV bị hạn chế các hoạt động
và giao tiếp xã hội. Các em thường bị sống cách ly và được chăm sóc riêng vì
sợ bị ảnh hưởng đến người khác do nhiều người không muốn tiếp xúc với các
em. Khi không bị đau yếu, các em thường vui đùa, nghịch ngợm, hồn nhiên
như bao trẻ em khác. Tuy nhiên các em thường bị ghẻ lạnh, bị trêu chọc, bị
coi thường, bị canh chừng từ chúng bạn và thậm chí từ những người chăm sóc
các em.
Ở Việt Nam, trẻ em nhiễm HIV/ AIDS được coi là một trong những
nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được Nhà nước và xã hội quan tâm,
chăm sóc.

Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt phân theo đối tượng
1.Trẻ em mồ côi
2.Trẻ em khuyết tật
3.TE là nhiễm chất
độc hóa học
4.Trẻ em nhiễm
HIV

2001
125,4
1.220,8

2003
153,8
1.230,7

2005
143,0
1.250,5

2007
123,4
1.291,5

2009
129,6
1.316,2

45,550


36.120

30,150

24,745

18,794

1,950

2,189

1.919

2,415

2,381


18
2001

2003

2005

2007

2009


5.Trẻ em lao động
30,120
35,550
68,071
26,027
25,823
sớm
6.Trẻ em lang thang
21,016
17,918
17,026
16,316
22,974
7.Trẻ em bị xâm hại
1,111
1,040
1,084
1,169
0,833
tình dục
8.Trẻ em nghiện ma
1,420
1,350
1,148
1,245
1,067
túy
9.Trẻ vị thành niên
11,376
14,038

12,013
12,625
15,530
vi phạm pháp luật
10.Trẻ em làm việc
1,820
2,330
2,950
3,250
3,997
xa gia đình
Tổng số
1.460,563 1.495,035 1,527,861
1.502,692
1.537,179
Nguồn: Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và chăm sóc trẻ em 2011 –
2015
1.2.5. Công tác xã hội
Có nhiều cách tiếp cận với khái niệm công tác xã hội, dưới đây là một
số khái niệm cơ bản:
Theo Liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế (họp tại Canada
năm 2004): Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay
đổi của xã hội bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội
(vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội) vào quá trình tăng cường năng lực
và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng. Công tác xã
hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống
tốt đẹp hơn cho mọi người dân.
Theo tác giả Nguyễn Hồi Loan: “Công tác xã hội là một hoạt động thực
tiễn xã hội, được thực hiện theo những nguyên tắc và phương pháp nhất định
và được vận hành trên cơ sở văn hóa truyền thống của dân tộc, nhằm trợ giúp

cá nhân và các nhóm người trong việc giải quyết các nan đề trong đời sống
của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ xã hội”.[13,tr.11]. Khái


19
niệm này đã được báo cáo tại Hội thảo quốc tế của APASWE, tổ chức tại
Mebourne ngày 14/07/2014 và đã được thừa nhận thông qua.
Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh trong cuốn “Công tác xã hội”, định
nghĩa cổ điển, đơn giản và dễ nhớ nhất là “Công tác xã hội nhằm giúp cá nhân
và cộng đồng tự giúp” [27, tr. 6], khái niệm tự giúp là cốt lõi có ngay từ ngày
đầu khai sinh ra công tác xã hội như một ngành chuyên môn. Nó không phải
là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ
thống thân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của
mình.
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai trong cuốn giáo trình “Nhập môn công
tác xã hội”, định nghĩa: “Công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên
nghiệp nhằm trợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nâng cao năng lực
đáp ứng nhu cầu và tăng cường chức năng xã hội, đồng thời thúc đẩy môi
trường xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằm giúp cá nhân, gia
đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vấn đề xã hội góp phần đảm
bảo an sinh xã hội” [2, tr.63].
Theo từ điển công tác xã hội định nghĩa: “Công tác xã hội đó là một
ngành khoa học xã hội ứng dụng nhằm giúp con người thực hiện chức năng
tâm lý xã hội của mình một cách có hiệu quả và tạo ra những thay đổi trong
xã hội để đem lại sự an sinh cao nhất cho con người.” Nó còn là “Một nghệ
thuật, một khoa học, một nghề nhằm giúp người dân giải quyết vấn đề từ cấp
độ cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng.”
Từ các khái niệm trên, có thể rút ra kết luận về khái niệm công tác xã
hội như sau: Công tác xã hội là một khoa học, một hoạt động chuyên môn.
Đối tượng tác động của công tác xã hội là cá nhân, gia đình, nhóm và cộng

đồng đặc biệt là nhóm người yếu thế trong xã hội và những người có nhu cầu
trợ giúp. Hướng trọng tâm của công tác xã hội là tác động tới con người như


×