Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 26 trang )

SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

GIẢI PHÁP TÍCH HỢP LIÊN MÔN CÓ HIỆU QUẢ BỘ MÔN VẬT 
LÝ ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC
I.PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Thực hiện Nghị quyết số 29 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung  
ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp 
ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế  thị  trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; Thực hiện có hiệu quả cuộc 
vận động ” Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương tự học và sáng tạo”; ” Học tập 
và làm theo tấm gương đạo đức Hồ  Chí Minh”. Đổi mới mạnh mẽ  phương 
pháp dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ  động, tự  lực, sáng tạo của 
học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải  
quyết các vấn đề  thực tiễn góp phần hình thành và phát triển năng lực học 
sinh; đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm 
sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; đẩy mạnh  ứng dụng công nghệ 
thông tin và truyền thông trong dạy và học. 
Công tác đổi mới PPDH, cách thức dạy học theo hướng tích hợp là một  
trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong giai đoạn mới. Dạy  
học tích hợp giúp xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thông, đóng góp 
vào công tác xây dựng chương trình sách giáo khoa các môn học một cách hiệu 
quả. Dạy học tích hợp được xây dựng trên cơ  sở  những quan điểm tích cực 
của quá trình giáo dục. Vận dụng hợp lý quan điểm tích hợp trong dạy học, sẽ 
giúp phát triển các năng lực giải quyết những vấn đề  thực tiễn, làm cho việc 
học tập của học sinh trở  nên ý nghĩa h ơn. Từ  nhiều kết quả  cho thấy PPDH  
tích hợp không chỉ  mang lại kết quả  học tập tốt không chỉ  đối với học sinh 
vùng thuận lợi mà còn giúp ích rất nhiều trong việc nâng cao chất lượng giáo 
dục học sinh dân tộc thiểu số. Qua thực tế  dạy học với đối tượng học sinh 
dân tộc giáo viên gặp rất nhiều khó khăn, điều này thể  hiên rất rõ ở  mỗi học 
sinh năng lực học tập và khả  năng vận dụng thực tiễn của các em còn rất 


nhiều hạn chế. Là một giáo viên công tác khá lâu năm trên địa bàn tôi thiết nghĩ  
nếu biết cách sử  dụng PPDH tích hợp một cách hợp lý thì sẽ  mang lại hiệu 
quả  cao đối với từng phân môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục một  
cách toàn diện đối với học sinh vùng khó khăn. Bên cạnh đó ta thấy dạy học  
tích hợp là cách thức dạy học giúp học sinh dân tộc biết cách tổng hợp kiến  
thức, kĩ năng ở nhiều môn học để giải quyết các nhiệm vụ học tập, hình thành  
năng lực giải quyết các tình huống thực tiễn.Trong số  các môn học  ở  trường 
THCS thì môn Vật lý là một trong những môn học thực nghiệm, nó cung cấp  
cho học sinh rất nhiều kiến thức cơ bản về thế giới xung quanh. Khi học tập  
bộ môn theo hướng tích hợp, học sinh vùng thuận lợi vẫn c òn gặp một số khó 
Năm học 2015­2016

1


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

khăn thì điều này đối với học sinh dân tộc lại càng khó khăn hơn. Là một giáo 
viên dạy bộ môn Vật lý, bản thân tôi luôn trăn trở  về  vấn đề  làm thế  nào để 
dạy cho học sinh dân tộc vừa nắm bắt kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng 
nghép  được những đơn vị  kiến thức về  các môn học khác. Trên cơ  sở  tự 
nghiên cứu tài liệu, tìm tòi thu thập thông tin trên báo chí,  internet, đặc biệt 
nắm bắt phương pháp dạy học tích hợp là một trong những ph ương pháp dạy 
học theo hướng đổi mới đang được sử dụng rộng rãi trong giai đoạn hiện nay. 
Trên cơ sở đó tôi chọn đề tài “ Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ 
môn Vật lý đối với học sinh dân tộc” nhằm nâng cao chất lượng giáo dục 
học sinh dân tộc thiểu số  đáp  ứng yêu cầu mới dựa trên tinh thần nghị  quyết  
29 của Đảng về “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”.
Phạm vi của đề tài
Đề tài này thực hiện từ năm học 2014­2015 đến hết kì I năm 2015­2016  

với đối tượng là học sinh dân tộc – Vân Kiều. Phạm vi áp dụng các lớp khối  
6,7,8,9. bộ môn Vật lý tại đơn vị tôi đang công tác.
Điểm mới của đề tài.
Phương pháp dạy học tích hợp được sử dụng trong hai năm trở lại đây. Dù  
là cách thức dạy học mới nhưng đã được giáo viên hưởng  ứng sử  dụng rộng 
rãi ở các trường học. Nhờ đó chất lượng, hiệu quả của công tác dạy học của  
giáo viên và học sinh vùng thuận lợi cũng như  khó khăn được nâng lên rõ rệt. 
Trên cơ sở nghiên cứu thì đề tài của tôi có những điểm mới sau:
Sử dụng phương pháp dạy học theo hướng tích hợp cho học sinh dân tộc sẽ 
làm thay đổi cách thức, thói quen học tập của học sinh theo một hướng mới.  
Điều này có ý nghĩa đặc biệt cho học sinh nơi đây, bấy lâu nay vẫn theo lối  
thụ động thầy dạy gì thì trò học đó. Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp 
tạo cho học sinh sự mới lạ từ đó kích thích sự  tò mò, tạo cho các em sự  thích 
thú, tăng khả  năng tập trung vào việc học tập trên lớp để  thu được kết quả 
cao.
  Sử  dụng phương pháp dạy theo hướng tích hợp đối với học sinh Vân 
Kiều.Giáo viên lồng nghép nhiều hình ảnh trực quan, sinh động, mang thực tế 
cao trong bài dạy. Điều này sẽ lôi cuốn, thu hút sự chú ý của học sinh, làm cho  
việc học của các em gần gũi với cuộc sống xung quanh từ đó chất lượng học 
tập bộ môn được nâng lên rõ rệt.
Đối với học sinh dân tộc Vân Kiều thì thời gian học tập chủ yếu được thực  
hiện ở trên lớp. Về nhà các em rất ít khi học bài do đó sử dụng cách thức dạy  
học tích hợp để  các em có thể  ôn bài và nắm được bài ngay trên lớp từ  đó có  
thể cải thiện được chất lượng học tập bộ môn.
Năm học 2015­2016

2


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc


Thông qua dạy học tích hợp liên môn học sinh dân tộc biết được sự  liên  
quan, quan hệ giữa các môn học với nhau. Những kiến thức, kỹ năng học được  
ở môn này có thể sử dụng như những công cụ để nghiên cứu, học tập các môn 
học khác. Chẳng hạn có thể sử dụng Toán học làm công cụ để giải các bài tập 
Vật lý, hay Tin học được sử dụng để mô phỏng các thí nghiệm ảo. Từ đó tăng 
cường cho học sinh học tập và vận dụng giải quyết các vấn đề thực tiễn trong  
cuộc sống. Điều này làm cho việc học tập của các em có ý nghĩa hơn.
II. PHẦN NỘI DUNG
1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu:
Để có thể dạy tốt và có hiệu quả  ngoài sự  tâm huyết của giáo viên đối 
với nghề, đặc biệt là đối với bộ môn mình đang đảm nhận thì cần phải có sự 
giúp đỡ, sự  cần cù, chăm chỉ  ham học của các em học sinh. Bên cạnh đó sự 
quan tâm, đầu tư của nhà trường, phụ huynh học sinh và các cấp lãnh đạo địa 
phương cho công tác giáo dục xã hội hóa giáo dục tại địa phương là một yếu  
tố quan trọng hàng đầu .Trong những năm qua với những kết quả đã đạt được 
thì giáo dục đối tượng học sinh Vân Kiều có những thuận lợi và khó khăn sau.
Thuận lợi
Vật lý là môn khoa học  ứng dụng, thực nghiệm; là môn khoa học của  
các hiện tượng tự  nhiên, kiến thức môn Vật lý gắn với các yếu tố  tự  nhiên, 
xã hội. Trong dạy học môn Vật lý có thể  tích hợp được được nhiều vấn đề 
giáo dục như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn năng lượng 
đang dần bị cạn kiệt, giáo dục kĩ năng sống, kĩ năng thực hành vận dụng thực  
tiễn. Đặc biệt có thể  tích hợp những vấn đề  mang tính thời sự  như: sự  biến 
đổi khí hậu toàn cầu, sự  ô nhiễm môi trường, sự  cạn kiệt tài nguyên thiên 
nhiên như tài nguyên rừng.. và hậu quả của nó với việc giải quyết các vấn đề 
về an sinh xã hội.
 
Trong quá trình dạy học tích hợp liên môn bộ  môn Vật lý, giáo viên 
thường xuyên phải dạy những kiến thức, kĩ năng có liên quan đến các môn học  

khác vì vậy giáo viên  phải tìm hiểu và am hiểu về những kiến thức liên môn 
đó. Điều này giúp giáo viên nâng cao khả  năng hiểu biết của mình không chỉ 
với bộ môn đang giảng dạy mà còn ở  nhiều môn học khác nhau.Với việc đổi 
mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người 
truyền thụ  kiến thức mà là người tổ  chức, kiểm tra, định hướng hoạt động 
học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên bộ môn Vật lý 
có điều kiện chủ  động hơn trong sự  phối hợp với các môn học khác, hỗ  trợ 
nhau trong dạy học. Sự phát triển của CNTT, giáo viên bộ môn Vật lý là ng ười 
sử  dụng thành thạo CNTT đó một điểm mạnh để  giáo viên triển khai tốt dạy 
học tích hợp. Mặt khác Môi trường " Trường học kết nối” rất thuận lợi để 
giáo viên đổi mới trong dạy tích hợp.
Năm học 2015­2016

3


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

   Dạy học tích hợp liên môn đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em có  
thể tăng cường tính chủ động, tính tự giác khi tham gia học tập.Mặt khác biết  
được kiến thức của nhiều môn học khác nhau thông qua học tập bộ  môn Vật  
lý các em sẽ cảm thấy thích thú, ngày càng có ý thức cao hơn trong việc tham 
gia các hoạt động học tập. Dạy học tích hợp giúp học sinh nắm bắt được các  
vấn đề  mang tính thời sự, từ đó giáo dục học sinh dân tộc biết chung tay xây 
dựng, giữ gìn và bảo vệ môi trường hạn chế phá rừng, bảo nguồn nước, chấp 
hành pháp luật.. tạo điều kiện để các em có điều kiện vận dụng  sáng tạo, cải  
tạo thực tiễn cuộc sống tại địa phương.
b. Khó khăn
      *Đối với học sinh 
Qua thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy rằng có thể do nhiều yếu  

tố khác nhau mà phần lớn các em học sinh nơi đây vẫn theo xu hướng học thụ 
động, các em không tích cực, không chủ  động cho việc chuẩn bị bài mới, t ìm 
hiểu và khai thác kiến thức liên quan đến các môn học trong giờ học. Học sinh  
không tích cực hợp tác với giáo viên khi tham gia các hoạt động học tập, vẫn  
có xu hướng thầy dạy gì thì biết cái đó, do đó việc tích hợp liên môn các kiến 
thức của môn học khác liên quan đến bộ  môn Vật lý là điều cần thiết và cần 
phải thực hiện ngay.
Bên cạnh đó đối tượng học sinh dân tộc kĩ năng sống còn nhiều hạn 
chế. Hầu hết các em chưa biết cách vận dụng kiến thức bộ  môn Vật lý vào 
thực tiễn cuộc sống, dù giáo viên đã đầu tư  rất nhiều thời gian công sức cho  
việc giảng dạy mà hiệu quả vẫn ch ưa cao. Mặt khác về mặt nhận thức và sự 
tư  duy của các em rất chậm, yếu và thiếu nhiều yếu tố, do đó giáo viên khi 
giảng dạy ngoài kiến thức cơ bản cho các em vẫn còn khó khăn .
 Đại đa số học sinh ý thức học tập không chỉ bộ môn Vật lý mà còn các  
môn học khác chưa cao, việc làm bài tập và chuẩn bị  bài còn yếu, ít đọc sách 
vở và tài liệu. Học sinh còn ham chơi và nghỉ học làm ảnh hưởng đến công tác 
dạy học, do đó giáo viên bắt buộc phải thay đổi cách thức dạy học mới đó là 
phương pháp tích hợp liên môn nhắm nâng cao hiệu quả học tập của học sinh. 
Học sinh đồng bằng thuận lợi hơn học sinh Vân Kiều  ở  chỗ  khi học 
xong trên lớp, về nhà các em có thể tìm kiếm thông tin, tài liệu liên quan đến  
bài học trên sách báo, internet điều đó làm cho các em biết nhiều điều hơn. Đối  
với học sinh Vân Kiều  do điều kiện khó khăn nên việc học của các em chủ 
yếu là trên lớp, giáo viên đã chọn phương pháp dạy học theo hướng tích hợp 
để giảng dạy giúp các em biết nhiều hơn về kiến thức mình đang học.
*Đối với giáo viên
Giáo viên hiện nay chủ  yếu được đào tạo theo ch ương trình sư  phạm 
đơn môn, chưa được trang bị về cơ sở l ý luận dạy học tích hợp liên môn một 
cách chính thống, khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự 
Năm học 2015­2016


4


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

tìm hiểu, mày mò nên nhiều khi không tránh khỏi việc hiểu ch ưa đầy đủ  về 
mục đích ý nghĩa cũng như cách thức tổ chức dạy học tích hợp.
2. Giải pháp điểm mới của sáng kiến.
2.1. Học sinh dân tộc thiểu số khả năng học tập của các em còn hạn chế 
do đó giáo viên cần lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp để nâng cao hiệu quả 
giảng dạy. Lưu ý không phải bài nào, nội dung cũng phải dạy tích hợp.
2.2. Xây dựng chương trình và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học  
tích hợp cho phù hợp với đối tượng học sinh là người dân tộc thiểu số. Nội 
dung và mức độ  dạy học tích hợp liên môn phải đảm bảo thực hiện r õ mục 
tiêu dạy học, thể hiện cụ thể các hoạt động của học sinh, hoạt động của giáo 
viên và thời gian cho từng hoạt động phải cụ  thể  chi tiết. Tránh hiện tượng  
tràn lan không đúng trọng tâm bài dạy.
2.3. Rà soát lại chương trình nội dung của từng môn học, nắm kĩ chuẩn 
kiến thức kĩ năng để có thể tích hợp liên môn các nội dung phù hợp mang tính 
thời sự, thực tiễn, gẫn gũi và liên quan nhiều đến cuộc sống xung quanh các 
em.
2.4. Tìm kiếm thông tin trên báo chí, tài liệu các nội dung dự  định tích 
hợp trong bài dạy, để đưa đến cho các em những thông tin, kênh hình chính xác 
nhất.Tăng cường sử dụng những hình ảnh trực quan sinh động, lồng ghép với 
những đơn vị kiến thức dự định tích hợp. Với cách làm này giúp học sinh dân  
tộc thấy và hiểu rõ các vấn đề nóng cần quan tâm của xã hội:  như bảo vệ môi 
trường, biển đảo, pháp luật, lũ lụt thiên tai, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, 
nguồn nước..Từ đó có thể  giúp học sinh khắc sâu kiến thức bài học nắm bắt  
các vấn đề thực tiễn và cùng nhau chung tay bảo vệ.
2.5. Sử  dụng triệt để  những nội dung kiến thức tích hợp liên quan trực 

tiếp đến cuộc sống của học sinh dân tộc thiểu số để tăng cường khả năng vận  
dụng và giải quyết các vấn đề  thực tiễn rèn luyện kỹ  năng sống cho các em. 
Ví dụ: Dựng nhà sàn có thể  sử  dụng rồng rọc, đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, 
chặt phá rừng gây nên thiên tai lũ lụt, cạn kiệt tài nguyên môi trường, săn bắt 
thú rừng làm mất cân bằng sinh thái của môi trường. Các nội dung tích hợp 
trong bài học cần đơn giản hóa, chi nhỏ, chi tiết để  học sinh dân tộc dễ  tiếp 
thu khi tham gia học tập.
2.6. Để nâng cao hiệu quả của việc tích hợp liên môn bộ môn Vật lý cho 
học sinh dân tộc thì giáo viên khi giảng dạy phải nắm chắc chắn, biết cách 
vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học mới như PPDH bàn tay nặn bột, 
dạy học dự án, dạy học nêu vấn đề, dạy học khăn trải bàn để hỗ trợ một cách 
tích cực và hiệu quả cho các em.
2.7. Cùng với chuyên môn, tổ chuyên môn, các bộ môn có liên quan để có 
thể  đưa ra những nội dung tích hợp, sử  dụng phương tiện dạy học phù hợp, 
cách tổ  chức các hoạt động dạy học hợp lý và hiệu quả  .Tham khảo ý kiến 
Năm học 2015­2016

5


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

học sinh thông qua một bài dạy tích hợp đã được giảng dạy trên lớp để  điều  
tra về mức độ hứng thú khi tham gia hoạt động học tập theo kiểu mới.
Trong chương trình Vật lý THCS có rất nhiều bài giáo viên có thể tích hợp 
liên môn. Do điều kiện dưới đây là một số  bài dạy minh họa cụ  thể, mà bản  
thân tôi đã thực hiện để giảng dạy cho đối tượng là học sinh dân tộc và đã thu 
được kết quả cao.
Vật lý lớp 8:                     BÀI 12: SỰ NỔI
1. Mục tiêu dạy học tích hợp

* Kiến thức.
­ Giúp các em nắm được và hiểu rõ tính chất vật lý của dầu là không tan 
trong nước và nhẹ hơn nước nên nổi được trên nước.
­ Biết được khí H2 nhẹ hơn khí O2 nên quả bóng bay bay được trên bầu 
trời; Khí CO2 nặng hơn khí O2 nên khi ta thổi thì quả bóng không bay được.
­ Biết được vị tí địa lí của “Biển Chết” trên thế giới.
­ Biết được cá sống được là nhờ  có O2; Biết cách thở  khi rơi xuống 
nước.
­ Hiểu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và nêu được các biện 
pháp hạn chế  ô nhiễm môi trường trong trường hợp ô nhiễm không khí, ô 
nhiễm nguồn nước và có ý thức bảo vệ môi trường.
* Kỹ năng:
­ Giúp các em rèn tốt khả  năng tư  duy, thảo luận nhóm, thu thập thông 
tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.
­ Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
* Thái độ:
­ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường 
ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
­ Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến 
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
2. Ý nghĩa của bài học
Qua dạy học thực tế nhiều năm chúng tôi thấy rằng việc tích hợp kiến  
thức giữa các môn học vào giải quyết một vấn đề  nào đó trong một môn học  
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng 
dạy bộ  môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng 
dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi kiến thức của những bộ môn  
học khác để  giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề  đặt ra trong  
môn học nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Đối với việc tích hợp kiến thức các môn toán, hóa học, sinh học, địa lí, 
giáo dục công dân  vào bài dạy “Sự  nổi” sẽ  giúp các em nắm đươc, hiểu rõ 

nguyên nhân dầu nổi trên biển; ô nhiễm môi trường; Sự  tồn tại của “ Biển 
Năm học 2015­2016

6


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

chết” trên thế  giới; Sự  sinh tồn của các loài động vật dưới nước khi môi  
trường nước không bị  ô nhiễm; Biết cách thở  khi rơi xuống nước. Từ  đó, các 
em có  ý thức bảo vệ  môi trường bằng một số  biện pháp thiết thực của bản 
thân.
Trong thực tế chúng tôi thấy khi bài soạn có tích hợp với kiến thức của  
các môn học khác sẽ  giúp giáo viên tiếp cận tốt h ơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn 
những vấn đề đặt ra trong SGK. Từ đó bài học trở nên sinh động hơn, học sinh  
có hứng thú bài học, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ 
sáng tạo hơn đồng thời vận dụng vào thực tế tốt hơn.
3. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học 
Đối với bài “Sự nổi” giáo viên thực hiện theo các bước sau:
I. MỤC TIÊU 
           1. Kiến thưć
­ Giải thích được khi nào vật nổi, chìm
               ­ Nêu được điều kiện nổi của vật
   ­ Biết được khi vật nổi trên mặt thoáng chất lỏng thì FA = P 
               ­ Biết vận dụng kiến thức của các môn học toán, sinh, hóa, địa, giáo  
dục công dân để giải thích các hiện tượng liên quan đến sự nổi của vật
2. Ky ̃năng
­ Làm thí nghiệm về sự nổi của vật trong chất lỏng
­ Giúp các em rèn tốt khả  năng tư  duy, thảo luận nhóm, thu thập thông 
tin, phân tích các kênh hình, kênh chữ, liên hệ thực tế.

­ Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề.
           3. Thái độ
­ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cụ thể là bảo vệ chính môi trường 
ở địa phương nơi các em đang sinh sống.
­ Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến 
thức liên môn trong việc lĩnh hội kiến thức.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên:
1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 hòn bi sắt, 1 hòn bi gỗ, 1 miếng gỗ nhỏ.
2. Mỗi nhóm học sinh: 
Nghiên cứu kĩ nội dung bài học
1 cốc thủy tinh to đựng nước, 1 miếng gỗ nhỏ.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Giới thiệu  
bài mới 
( 3)
­   HS   quan   sát,   lắng 
Năm học 2015­2016

Nội dung

7


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

­ Giới thiệu bài mới: 
+ Làm thí nghiệm thả hòn 

bi   gỗ   và   hòn   bi   sắt   vào 
nước.
+ yêu cầu học sinh quan 
sát hiện tượng và đưa ra 
câu trả lời.
+   GV   trình   chiếu   hình 
ảnh minh họa. để  đưa ra 
vấn đề cần tìm hiểu
Họat   động   2:   Tìm   hiểu  
điều   kiện   vật   nổi,   vật  
chìm.( 10 p )
Mục tiêu: 
­   Nắm   được   điều   kiện  
vật   nổi,   vật   chìm   khi   so  
sánh lực đẩy Ác Si Mét và  
trọng lượng của vật.
­ Phân tích được kết quả  
TN ảo để rút ra nhận xét
­   Trình   chiếu   hình   ảnh 
thả   vật   vào   trong   chất 
lỏng.
­ Khi một vật nằm trong 
chất   lỏng   chịu   tác   dụng 
của những lực nào?
­ Nhận xét về  phương và 
chiều của hai lực đó?
­  Trình chiếu thí nghiệm 
ảo 3 trường hợp khi  thả 
vật   vào   chất   lỏng(nhấn  
nút Làm TN)

­ Yêu cầu HS thảo luận 
C2   và   điền   từ   vào   ô 
trống.
  Ghi kết quả  vào ô trống 
(Nhấn   nút   Ghi   kết   quả  
trên bảng trình chiếu )
­ Nêu kết luận về trường 
hợp   vật   nổi,   vật   chìm, 

nghe: 
    + Cá nhân HS trả  lời 
câu hỏi nêu ra 
    + HS cả  lớp theo dõi 
hình   ảnh   minh 
họa.nhận   thức   vấn   đề 
cần nghiên cứu

Nội   dung   giới   thiệu 
bài:
Tại sao khi thả  hòn bi  
gỗ  vào nước thì hòn bi  
gỗ  nổi, còn hòn bi sắt  
lại chìm?
­ Khi nào vật nổi? vật  
chìm?
I.   Điều   kiện   để   vật 
nổi, vật chìm.

­   Cá   nhân   HS   trả   lời 
câu hỏi


­   Nhóm   HS   quan   sát, 
tìm hiểu về  TN  ảo trả  * Kết luận
lời câu C2
Vật chìm khi 
P >FA
­ Các nhóm điền từ vào  Vật nổi ( chuyển động 
ô trống trên bảng phụ
lên trên) khi P< FA
Vật lơ  lững (đứng yên) 
khi  P = FA
­ Rút ra lết luận
­ Ghi vở

Năm học 2015­2016

8


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

vật lơ lững?
­ Trình chiếu kết luận.
   Họat động 3: Tìm hiểu  
độ  lớn của lực đẩy Ác si  
mét khi vật nổi trên mặt  
thoáng của chất lỏng 
(10 )
Mục   tiêu:  ­   Viết   được  
công thức tính lực đẩy Ác  

si mét và biết được V là  
thể   tích   của   phần   chất  
lỏng bị vật chiếm chỗ
  ­   Tiến   hành   được   TN,  
phân   tích   được   kết   quả  
TN để  rút ra kết luận về  
trường   hợp   vật   nổi   trên  
mặt thoáng chất lỏng thì  
FA = P.
 ­ Phân biệt được trường  
hợp   vật   nổi   trên   mặt  
thoáng và vật lơ lững.
­   Giới   thiệu   và   hướng 
dẫn thí nghiệm 
+ Mục đích TN
+ Dụng cụ TN
+ Cách tiến hành TN
­ Trình chiếu TN ảo
­ Yêu cầu đại diện nhóm 
nhận dụng cụ TN
­ Yc Hs tiến hành TN theo 
nhóm,   thảo   luận   hoàn 
thành C3 trên bảng nhóm
­   Yc   các   nhóm   treo   kết 
quả lên bảng
­ Yc các nhóm nhận xét, 
bổ sung
Trình chiếu kết luận
­ Hướng dẫn Hs nhớ  lại 
kiến thức về  hai lực cân 


II. Độ  lớn của lực đẩy 
Ác   si   mét   khi   vật   nổi 
trên   mặt   thoáng   của 
chât lỏng.

­   Lắng   nghe,   quan   sát 
tìm   hiểu   thí   nghiệm   : 
dụng   cụ,   mục   đích,  
cách tiến hành
­ Đại diện nhóm nhận 
dụng cụ TN
­ Quan sát TN ảo
­   Tiến   hành   TN   theo 
nhóm. Thảo luận nhóm 
hoàn thành C3
­   Đại   diện   nhóm   treo 
kết quả C3 lên bảng. 
­ Các nhóm khác nhận 
xét, bổ sung.
­ Cá nhân trả  lời C4: P 
= FA vì trọng lực và lực 
đẩy Ác si mét là hai lực 
cân bằng
­ Cá nhân HS chọn đáp 
Năm học 2015­2016

C3:
Miếng gỗ nổi vì
 FA  < P


C4: P = FA vì trọng lực 
và lực đẩy Ác si mét là 
hai lực cân bằng
*  FA = d.V
V: Thể  tích phần chất 
9


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

bằng để trả lời C4
­ Trình chiếu nội dung C5
­ Yêu cầu HS chọn đáp án 
đúng
­   Nhấn   nút   chọn   đáp   án 
đúng.
Hoạt   động   4:   Vận  
dụng(15 )
Mục   tiêu:   ­   Sử   dụng  
kiến   thức   môn   toán  
chứng minh được vật nổi  
khi: dv  < dl; vật chìm khi  
dv > dl;  vật lơ  lững khi dv 
= dl
­ Vận dụng kiến thức hóa  
học giải thích hiện tượng  
tràn   dầu   trên   biển;   quả  
bóng bay, khí cầu.
­   Vận   dụng   kiến   thức  

sinh   học   giải   thích   sự  
sinh   tồn   của   các   loại  
động vật dưới nước. Kỹ  
năng hít thở   ở  người khi  
lăn dưới nước
  ­ Sử  dụng kiến thức địa  
lý biết được biển chết  ở  
nước nào?
­   Vận   dụng   kiến   thức  
môn   giáo   dục   công   dân  
trong việc giáo dục bảo  
vệ môi trường.
­ Trình chiếu câu C6
­ Hướng dẫn HS lập luận 
từ  giả  thuyết đề  bài kết 
hợp kiến thức mục I suy  
ra điều cần chứng minh.
­ GV chốt lại câu trả  lời 
đúng
Cộng   điểm   cho   cá   nhân 
trả lời đúng

án đúng
­ Ghi vở kết luận
­   Cá   nhân   HS   trả   lời 
C5,   HS   khác   nhận   xét 
bổ sung

­Cá nhân CM C6:


lỏng bị vật chiếm chỗ (  
m3 )
  d:Trọng   lượng   riêng 
của chất lỏng (
N/m3)
FA: Lực đẩy Ác si mét ( 
N)
III. Vận dụng

C6: ­ Vì V bằng nhau.
Khi dv > dl: Vật chìm 
CM:
Khi vật chìm thì
FA < P  dl.V < dv.V
              dl < dv
Tương tự chứng minh
    dl = dv
và dv < dl

­   Quan   sát   tàu   ngầm 
trên   màn   hình,   vận  C7.
dụng kiến thức về điều  Vì   trọng   lượng   riêng 
kiện vật nổi, vật chìm  của   sắt   lớn   hơn   trọng 
Năm học 2015­2016

10


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc


­ Trình chiếu hình ảnh tàu 
ngầm và yêu cầu HS trả 
lời C7
­ Chốt lại câu trả lời
  Cộng   điểm   cho   HS   trả  
lời đúng
­ Hướng dẫn HS trả  lời 
C8
­ GV chốt lại câu trả  lời 
đúng
  Cộng   điểm   cho   HS   trả 
lời đúng
­   Trình   chiếu   hình   ảnh 
minh họa hiện tượng tràn 
dầu trên biển làm cá chết. 
Không khí ô nhiễm
­   Tại   sao   dầu   nổi   trên 
biển? vì sao cá chết?
­   Chốt   lại   câu   trả   lời 
đúng.
­   Giáo   dục   HS   ý   thức 
trong   việc   bảo   vệ   môi 
trường

giải thích C7
lượng   riêng   của   nước. 
­ HS khác nhận xét bổ  Chiếc   thuyền   bằng 
sung.
thép   nhưng   người   ta 
làm   các   khoảng   trống 

­ Cá nhân HS trả lời C8 để  TLR  nhỏ   hơn  TLR 
­ HS khác nhận xét, bổ  của nước.
sung
C8:   Bi   sẽ   nổi   vì   TLR 
­   Quan   sát   hình   ảnh,  của thủy ngân lớn hơn 
vận   dụng   kiến   thức  TLR của thép.
hóa   học   kết   hợp   điều 
kiện vật nổi giải thích 
hiện tượng tràn dầu.
­ Cá nhân HS trả lời
­ HS khác nhận xét
Đối   với   chất   lỏng  
không   hòa   tan   trong  
­   HS   vận   dụng   kiến  nước.   Các   hoạt   động  
thức   hóa   học   và   điều  khai   thác   và   vận  
kiện nổi để giải thích. chuyển dầu có thể  làm  
rò   rỉ   dầu   lửa.   Vì   dầu  
nhẹ  hơn nước nên dầu  
nổi trên mặt nước. Lớp  
dầu này ngăn cản việc  
­ Nhớ  lại tính chất vật  hòa tan oxy trong nước  
lý của khí O2, CO2,    H2  vì   vậy   sinh   vật   không  
lấy được oxy sẽ chết
và 
điều   kiện   vật   nổi   trả 
lời.
­ Khi ta thổi khí CO2
trong   quả   bóng   nặng 
hơn khí O2 trong không 
khí nên quả bóng không 

bay được. Trong khi đó 
khí H2  nhẹ  hơn khí O2 
nên   quả   bóng   bay 
được.

Hiệu  ứng nhà kính là gì? 
Tại sao có hiệu  ứng nhà 
kính?
­   Trình   chiếu   hình   ảnh 
minh họa
­ Trình chiếu câu trả lời
­ Tại sao quả bóng su nếu 
ta   thổi   thì   quả   bóng 
không   bay,   khi   bơm   khí 
hê li hoặc H2  vào thì quả 
bóng bay? 
­ Cá nhân HS nêu một 
( Kinh khí cầu)
vài biện pháp.
­   Trình   chiếu   hình   ảnh 
khí cầu.
Năm học 2015­2016

Biện pháp: Để han chế  
ô   nhiễm   môi   trường:  
sử   dụng   nguồn   năng  
lượng  sạch;   trồng  cây  
xanh...
11



SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

­   Chốt   lại   câu   trả   lời 
đúng.

­ Cá nhân HS đọc thông  ­ Người nổi được trên 
tin SGK trả  lời : Biển  biển chết vì dng < dnb  .
­ Trong cuộc sống ta cần  chết   nằm   giữa   I   xra­ 
làm   gì   để   bảo   vệ   môi  ren và Giooc­ đa­ni
trường?
­   Trình   chiếu   hình   ảnh  Người   nổi   được   trên 
minh   họa   một   số   biện  biển chết vì dng < dnb.
pháp bảo vệ môi trường.
­   Trình   chiếu   hình   ảnh  HS   thảo   luận   và   trả 
biển chết
lời:   Khi   rơi   xuống 
­“ Biển chết” có  ở  nước  nước, nếu ta biết cách 
nào?
thở  và nín thở  thì dng  < 
­ Tại sao mọi   người có  dn  nên người nổi. Nếu 
thể  nổi trên mặt biển dù  ta   thở   tùy   tiện,   nước 
không biết bơi?
tràn vào cơ thể làm cho 
­   Tại   sao   khi   rơi   xuống  dng > dn  nên chìm.
nước, mặc dù không biết 
bơi nhưng có người chìm, 
người nổi?
­ GV gợi ý: Dựa vào kiến 
thức   môn   sinh   học   kết 

hợp điều kiện vật nổi để 
giải thích.
­   Thông   qua   hiện   tượng 
vật   lý   này   giáo   dục   cho 
các em kỹ  năng sống khi 
gặp   trường   hợp   rơi 
xuống nước.
4. Củng cố (3 phút)
Câu1: Nêu điều kiện vật nổi, vật chìm, vật lơ lững?
Câu 2: Viết công thức tính lực đẩy Acsimet khi vật nổi trên mặt thoáng 
của chất lỏng?
Câu 3: Lấy ví dụ về một hiện tượng trong thực tế liên quan đến sự nổi? 
Từ đó nêu một vài biện pháp góp phấn bảo vệ môi trường?
5. Dặn dò (1 phút)
­Học thuộc nội dung phần ghi nhớ
­Trả lời và làm lại các câu hỏi và bài tập trong SGK, SBT
Năm học 2015­2016

12


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

­Đọc thêm phần “có thể em chưa biết”
Các hình ảnh sử dụng tích hợp trong bài dạy
Hiện tượng tràn dầu trên biển

Hiệu ứng nhà kính

Năm học 2015­2016


13


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

Khinh khí cầu
Biện pháp khác phục ô nhiễm môi trường

Sử dụng nguồn năng lượng sạch
Năm học 2015­2016

14


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

Vật lý lớp 9: BÀI 19:   SỬ DỤNG AN TOÀN VÀ TIẾT KIỆM ĐIỆN
(Giáo án đã sử dụng giảng dạy cho học sinh dân tộc tham gia dự hội thi  
tích hợp liên môn cấp tỉnh đạt giải khuyến khích năm 2014­2015)
1. Mục tiêu của dạy học tích hợp
*Kiến thưć
­ Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để  sử  dụng 
an toàn điện. 
­ Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì.
­  Học  sinh nêu  được  vai  tro cu
̀ ̉a  việc  sử  dung an toan điên va tiêt kiêm
̣
̀
̣

̀ ́
̣  
trong cuôc sông qua cac môn hoc Sinh h
̣
́
́
̣
ọc, Đia ly, Ng
̣
́ ữ văn, Lich s
̣
ử, Giao duc
́ ̣  
phap luât, Cô
́
̣
ng nghệ, Toán học.
­ Học sinh quan sát tranh ảnh, hình ve ̃đê thấ
̉ y được tác hại va hâ
̀ ̣u qua cu
̉ ̉a 
việc lãng phi ́điện năng.
­ Giải thích y nghi
́
̃a của việc sử dụng và tiết kiệm điện năng.
*Ky ̃năng
­ Biết cách sử dung điên an toan va tiêt kiêm 
̣
̣
̀ ̀ ́ ̣ ở gia đinh minh va n

̀
̀
̀ ơi minh
̀  
hoc tâp, n
̣ ̣ ơi công công.
̣
­ Tuyên truyền vận động mọi ngươi cù
̀ ng tiết kiệm chống lãng phí.
 *Thái độ
­ Nghiêm túc va ̀chăm chi ̉ rong học tập. Co y th
́ ́ ưc cao vê 
́
̀sử dung an toan
̣
̀ 
va tiêt kiêm điên 
̀ ́ ̣
̣ ở gia đinh va n
̀
̀ ơi công công.
̣
2. Ý nghĩa của bài học
­ Học sinh biết cách sử dung an toan va tiêt kiêm điên năng.
̣
̀ ̀ ́ ̣
̣
­ Nêu cao  ýth
  ức tiêt kiêm đi
́

̣
ện va năm đ
̀ ́ ược vao tro cua viêc tiêt kiêm đi
̀
̀ ̉
̣
́
̣
ện  
trong cuôc sông hăng ngay. Qua vi
̣
́
̀
̀
ệc tiêt kiêm đi
́ ̣
ện giáo dục cho học sinh, tiết  
kiệm là đức tính quý báu của mỗi con người. 
­  Học  sinh  thấy  được  nhưng
̃  tác  hại, hiểm  họa  của  việc  không thực hanh tiêt
̀
́ 
kiêm
̣   qua viêc̣  sử   dung cac
̣
́  nguôn 
̀ tai nguyên
̀
 không  khoa hoc, 
̣ khai  thać  taì 

nguyên bưa bai gây ra nh
̀ ̃
ưng vân đê ma xa hôi va thê gi
̃
́ ̀ ̀ ̃ ̣ ̀ ́ ới đang quan tâm.Tuyên  
truyên vân đông moi ng
̀
̣
̣
̣
ươi xung quanh cung th
̀
̀
ực hiên hanh đông tiêt kiêm.
̣
̀
̣
́
̣  
Giao duc phap luât vê viêc th
́ ̣
́
̣ ̀ ̣ ực hiên cac quy đinh vê an toan điên.
̣
́
̣
̀
̀
̣
­ Hưởng ưng đ

́ ược phong trao gi
̀ ơ trai đât qua cac năm.
̀ ́ ́
́
­ Biết được ngoài năng lượng điện được tạo ra từ năng lượng nươc, cò
́
n một số 
nguồn  năng  lượng  sạch  khác  như  năng  lượng  gió,  mặt  trơi, năng
̀
 lượng  hạt 
nhân.
3. Các hoạt động dạy học bài:  Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
I.Mục tiêu:
Năm học 2015­2016

15


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

­ Giải thích và thực hiện được các biện pháp thông thường để sử dụng  an toàn 
điện
­ Nêu được tác hại của đoản mạch và tác dụng của cầu chì
­ Giải thích và thực hiện được việc sử dụng và tiết kiệm điện năng
­ Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị: 
1.GV: Giáo án, tranh vẽ, SGK,bảng phụ.
2.HS: SGk,vở ghi.
III. Tiến trình giờ giảng:
1. Ổn định lớp (1')

2.Kiểm tra bài cũ: kiểm tra trong quá trình học tập.
­ GV nhận xét cho điểm.
 3 .Bài mới:
Hoạt động của học  
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên
sinh
Hoạt động 1:  Tìm hiểu và  
I.An   toàn   khi   sử 
thực   hiện   các   quy   tắc   an  
dụng điện.
toàn khi sử dụng điện.(20')
Mục tiêu: 
Giải   thích   và   thực   hiện 
được các biện pháp, quy tắc 
thông thường để sử  dụng an 
1. Nhớ  lại các quy tắc 
HS hoạt động các nhân
toàn điện.
an   toàn   khi   sử   dụng 
 Nêu được tác hại của đoản  Chú ý,thực hiện
điện đã học ở lớp 7.
mạch   và   tác   dụng   của   cầu  C1: Chỉ  làm thí nghiệm  2. Một số  quy tắc an 
với   các   nguồn   điện   có 
chì.
toàn khác khi sử  dụng 
+Y/c học sinh hoạt động cá  hiệu   điện   thế   dưới  điện.
nhân   trình   bày   các   câu  40V.   Vì   với   HĐT   40V  ­ Cần phải thực hiện 
tạo ra dòng điện có I = 
C1,C2, C3,C4 trước lớp 

các   biện   pháp   đảm 
C1: Chỉ  làm thí nghiệm với  70mA   làm   tim   ngừng  bảo   an   toàn   khi   sử 
các nguồn điện có hiệu điện  đập. I=25mA đi qua cơ  dụng điện, nhất là với 
thế  dưới bao nhiêu vôn? Vì  thể   người   gây   tổn  mạng   điện   trong   gia 
thương tim. I= 10mA đi 
sao?
đình vì mạng điện này 
qua cơ thể người gây co 
có   U=220V   dễ   gây 
giật mạnh
nguy   hiểm   đến   tính 
C2: Sử dụng dây dẫn có 
mạng.
vỏ   bọc   cách   điện   đạt 
C2:   Phải   sử   dụng   dây   dẫn  tiêu   chuẩn   quy   định 
có vỏ  bọc như  thế  nào?  Vì  nghĩa   là   vỏ   bọc   cách 
điện   phải   chịu   được 
Sao
Năm học 2015­2016

16


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

C3: Cần phải mắc thiết bị gì 
cho   mỗi   dụng   cụ   điện   để 
ngắt mạch tự động khi đoản 
mạch? Vì sao?


C4: Khi tiếp xúc với mạng 
điện   trong   gia   đình   thì   cần 
lưu ý điều gì?
+ Đối với câu C5 và câu C6  
đề   nghị   HS   HĐ   nhóm   và  
trả lời 
C5: Bóng đèn bị  đứt dây tóc  
cần phải thay một bóng đèn  
khác.   Hãy   cho   biết   vì   sao  
những việc làm sau đây đảm  
bảo an toàn điện: SGK
+ Rút  phích cắm ra khỏi  ổ 
điện   nếu   đèn   dùng   phích 
cắm.
+ Tháo cầu chì nếu nếu đèn 
treo không dùng phích cắm.
+ Đảm bảo cách điện giữa 
người với nền nhà.

C6: Nối đất cho vỏ kim loại 
của các dụng cụ điện là một 

dòng điện định mức quy 
định   cho   mỗi   dụng   cụ 
điện.
C3: Actomat và cầu chì: 
Vì:   Mắc   cầu   chì   có 
cường độ định mức phù 
hợp   với   dụng   cụ   hay 
thiết bị  điện, đảm bảo 

khi   có   sự   cố   xảy   ra, 
chẳng   hạn   như   khi   bị 
đoản mạch, cầu chì kịp 
nóng   chảy   và   tự   động 
ngắt   mạch   trước   khi 
dụng   cụ   điện   bị   hư 
hỏng
C4: Mạng điện gia đình 
có   U=220V   rất   nguy 
hiểm   khi   tiếp   xúc   cần 
thận   trọng   và   chú   ý 
không   để   lõi   dây   dẫn 
điện   tiếp   xúc   với   cơ 
thể.
HĐ nhóm và trả lời.
Đại diện trình bày.
Nhóm HS đọc thông tin 
và trả lời.
­ Không cho dòng điện 
đi qua cơ thê
­   Khi   đảm   bảo   cách 
điện giữa người và nền 
nhà, do điện trở của vật 
cách   điện   (ghế   nhựa, 
bàn gỗ  khô,..) là rất lớn 
nên dòng điện nếu chạy 
qua cơ thể người và vật 
cách điện sẽ  có cường 
độ   rất   nhỏ   nên   không 
nguy hiểm. 

HS   thực   hiện   theo   yêu 
cầu.

Năm học 2015­2016

17


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

biện pháp đảm bảo an toàn 
điện?   (   Một   số   máy   có   vỏ 
bọc   bằng   sắt)   Hãy   chỉ   ra  
dây   nối   dụng   cụ   điện   với  
đất và dòng điện chạy qua  
dây   dẫn   nào   khi   dụng   cụ  
này hoạt động bình thường?

+ Khi dây dẫn điện bị  
hở   vỏ   kim   loại   của  
dụng cụ   điện  có  điện,  
dòng điện truyền xuống  
đất   theo   hai   nhánh,  
nhánh   thứ   nhất   là   dây  
nối đất có điện trở  rất  
nhỏ,   nhánh   thứ   hai   là  
người sử dụng dụng cụ  
điện   có   điện   trở   rất  
lớn,   khi   đó   dòng   điện  
hầu   hết   chạy   qua   dây  

dẫn   nối   đất   còn   dòng  
điện   chạy   qua   cơ   thể 
người   rất   nhỏ   không  
nguy hiểm.

GDBVMT và kĩ năng sống
Sống   gần   các   đường   dây  
cao   thế   rất   nguy   hiểm,  
người sống gần đường dây  
cao thế  thường bị  suy giảm  
trí   nhớ,   bị   nhiễm   điện   do  
hưởng   ứng.   Mặc   dù   ngày  
càng được nâng cấp nhưng   ­ HS chú ý lắng nghe.
đôi lúc sự  cố  lưới điện vẫn  
xảy ra. Các sự  cố  có thể là:  
chập  điện,   rò   điện,  nổ   sứ,  
đứt   đường   dây,   cháy   nổ  
trạm   biến   áp…   để   lại  
những  hậu  quả   rất   nghiêm  
trọng.
Những hộ  sống gần đường  
dây cao áp phải di dời. Tuân  
thủ  các qui tắc an toàn khi  
sử dụng điện.
Lưu  ý:   Dây   nối   đất   có   R  
rất nhỏ.
­   Dây   điện   bị   rò   điện   tiếp   ­ HS chú ý lắng nghe.
xúc   với   vỏ   kim   loại   của  
chúng   cũng   không   bị   nguy  
hiểm vì sao?

­ Giới thiệu cho học sinh cột  
chống   sét  (   Dòng   điện   do  
sấm   sét   gây   ra   là   hàng  
nghìn   vôn   làm   cột   chống  
sét   để   thu   sét   và   truyền  
Năm học 2015­2016

18


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

năng lượng điện về  dưới  
đất   không   gây   nguy   hiểm  
tài   sản   và   con   người,   khi  
làm   cột   chống   sét   thì   dây  
dẫn sét phải bọc lại.
Lưu  ý:   Mặt   đất   có   R   rất  
nhỏ.
+Gọi đại diện trình bày.
GV   thống   nhất   câu   hoàn 
chỉnh,chốt lại kiến thức.
­ Điện năng rất cần thiết với 
cuộc   sống   chúng   ta   nhưng 
làm   sao   để   sử   dụng   hiệu 
quả   và   tiết   kiệm   ta   nghiên 
cứu   mục   II.   Sử   dụng   TK 
điện năng.
Hoạt   động   2:  Hướng   dẫn  
HS tìm hiểu ý nghĩa và các  

biện   pháp   sử   dụng   diện  
năng:(10')
Mục tiêu: 
  Biết   được   các   biện   pháp 
tiết   kiệm   điện   năng   và   ý 
nghĩa   của   việc   tiết   kiệm 
điện năng và các nguồn năng 
lượng khác cho cuộc sống.
+ Y/C HS đọc phần thông tin 
trong sgk và nêu lợi ích của 
việc sử dụng tiết kiệm điện 
năng .
+Nhận xét và chốt lại kiến 
thức.

+Yêu cầu HS làm câu C7

­ HS nêu một số  lợi ích 
của việc tiết kiệm điện 
năng.
+ Giảm chi phí cho gia 
đình
+   Các   dụng   cụ   điện 
được sử dụng lâu hơn.
+   Giảm   bớt   các   sự   cố 
gây   tổn   hại   cho   hệ 
thống điện như  quá tải, 
cập cháy điện.
+ Dành phần điện năng 
tiết kiệm cho sản xuất

C7:
Giảm   bớt   chi   phí   XD  
nguồn điện.
Giảm   bớt   khí   thải   và  
chất   thải   gây   ô   nhiễm  
môi trường.
Giảm   bớt   điện   năng  
nhập khẩu.
C8: Sử  dụng bóng  đèn  

Năm học 2015­2016

II.   Sử   dụng   tiết 
kiệm điện năng:
1.   Cần   phải   sử   dụng 
tiết kiệm điện năng.
+ Giảm chi phí cho gia 
đình
+   Các   dụng   cụ   điện 
được sử dụng lâu hơn.
+ Giảm bớt các sự  cố 
gây   tổn   hại   cho   hệ 
thống   điện   như   quá 
tải, cập cháy điện.
+   Dành   phần   điện 
năng tiết kiệm cho sản 
xuất
2.   Các   biện   pháp   sử 
dụng   tiết   kiệm   điện 
năng:

­  Sử   dụng   các   dụng  
cụ   điện có  công suất  
phù hợp
­   Thời   gian   sử   dụng  
phải hợp lý.
­  Không   sử   dụng   các  
thiết   bị,   dụng   cụ   lúc  
không   cần   thiết.vì   sử  
dụng như  thế  là lãng 
phí điện năng.

19


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

C7: Tìm thêm một số lợi ích 
khác   của   việc   sử   dụng   và 
tiết kiệm điện năng.
+Nhận xét,chốt lại.

có công suất phù hợp
­   Thời   gian   sử   dụng  
phải hợp lý.
C9:   ­   Lựa   chọn,   sử  
dụng các dụng cụ, thiết  
bị   điện   có   công   suất  
phù hợp.
+Y/c các cá nhân thực hiện  ­ Chỉ  sử  dụng đồ  dùng  
C8, C9 để tìm hiểu các biện  điện   trong   thời   gian  

pháp sử dụng tiết kiệm điện  cần thiết. 
năng
C8: Viết công thức tính điện  ­ HS lắng nghe
năng sử dụng A = P.t = U.I.t
C9: Sử  dụng tiết kiệm điện 
năng cần như thế nào?
­ Lựa chọn các dụng cụ  hay 
thiết   bị   điện   có   công   suất 
thế nào.
­ Có nên sử  dụng các dụng 
cụ   điện   trong   những   lúc 
không   cần   thiết   không?   Vì 
sao?
Ví   dụ:   Từ   năm   2010   EU   ­ HS trả lời
quyết   định   sử   dụng   đèn  
huỳnh quang
Bóng   đèn   huỳnh   quang   sẽ  
giúp   giảm   60%   lượng   tiêu  
thụ  điện năng  ở  các hộ  gia  
đình EU, tương đương giảm  
30   triệu   tấn   khí   ­HS lắng nghe
thảiCO2/năm. 
Tích hợp liên môn: 
Môn   Văn   học:  Như   chúng  
ta đã biết:   Tiết kiệm đó là  
một   đức   tính   quý   báu   mà  
mỗi con người chúng ta cần  
phải có. Trong văn học Bác  
Hồ đã có những câu thơ nào  
để nói  về đức tính này.

Bác Hồ đã nói:
Năm học 2015­2016

20


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

Đất   có   bốn   phương   Đông   Tây  
Nam Bắc
Trời   có   bốn   mùa   Xuân   Hạ   Thu  
Đông
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm  
Chính
Thiếu   một   phương   thì   không  
thành đất
Thiếu   một   mùa   thì   không   thành  
trời
Thiếu   một   đức   thì   không   thành  
người.

Môn   Lịch   sử:  Cách   mạng  
tháng   Tám   (1945)   thành  
công, nước ta  đã trở  thành  
một nước độc lập. Với tình 
thế  đất nước như  ngàn cân  
treo sợi tóc, lúc đó Bác Hồ  
đề xuất và gương mẫu thực  
hiện phong trào gì để  phần  
nào đẩy lùi nạn giặc đói.

Bác Hồ đã phát động trong  
cả   nước   phong   trào:  
''Tuần   lễ   vàng'‘   hũ   gạo  
cứu   đói, với  nghĩa cử   cao  
đẹp mỗi bữa tiết kiệm một  
nắm   và   1   tuần   tiết   kiệm  
bằng   cách   nhịn   ăn   một  
bữa,   để   phần   nào   giải  
quyết nạn giặc đói 1945.
Môn Địa lý:
Khi học Địa lý chúng ta đã  
biết: Rừng là tài nguyên quý  
hiếm của mỗi quốc gia. Nếu  
chặt   phá   rừng   bừa   bãi   sẽ  
gây ra những tác hại gì?
­Khí quyển ngày càng nóng  
lên:
­Lòng đất ngày càng lạnh đi:
­Đốn   cây   phá   rừng   là  
nguyên   nhân   chủ   yếu   của  
thiên tai, trực tiếp tạo lũ lụt.

­HS suy nghĩ trả lời

­HS lắng nghe

­HS trả lời

III. Vận dụng: 
C10: 

+Viết lên tờ  giấy dòng  C12: : Tóm tắt
chữ  “ Tắt hết điện khi  Đèn   dây   tóc   giá   tiền 
ra khỏi nhà ”  dán ở cửa  3500đ
P=75W

Năm học 2015­2016

21


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

Giáo  dục  pháp  luật: Hành vi 
gây   tác   động   xấu   của   con  
người khi vi  phạm  quy  định  
về an  toàn   điện   trong  lĩnh 
vực điên l
̣ ực đều bị  xử  phạt  
hành chính: Nếu vi phạm  ở  
mức nhẹ  phạt cảnh cáo từ  
200.000   đồng   đến   500.000  
đồng. Nếu  vi  phạm nghiêm  
trọng   bị   xử   phạt   tiền   từ  
2.000.000   đồng   đến  
3.000.000 
Vậy bản thân em đã gì để  
góp   phần   tiết   kiệm   điện  
năng   nơi em sinh sống và  
học tập?
+Nhận xét: Chốt lại sau khi 

HS trả lời.
Hoạt   động   3:  Vận   dụng 
kiến thức để giải quyết một 
số tình huống thực tế. (10')
a. Vận dụng
­ Nhắc lại các kiến thức đã 
học về quy tắc an toàn điện, 
các biện pháp và lợi ích tiết 
kiệm điện năng.
+Y/c   HSlàm   C10,   C11. 
(BTVN)
C10
+Sau   khi   đa   số   HS   đã   làm 
xong C10, C11 đề  nghị  một 
số em trình bày 
+Thống   nhất   toàn   lớp   các 
câu trả lời của HS.
C12: Tóm tắt
Đèn dây tóc giá tiền 3500đ
P1=75W
t1= 1000h
Đèn compac giá 60.000đ
P1=15W 

ra vào 
+Lắp   chuông   điện   khi 
đóng   cửa   ra   vào   thì 
chuông kêu.
+Lắp   1   công   tắc   tự 
động.

C11: Ý:  D
C12: Giải
a.   Điện   năng   của   mỗi 
bóng đèn
Đèn dây tóc A1 = P1*t1
=   75   8000*60*60= 
2160. 106(J)
Đèn huỳnh quang
 
A2=   P2.t2   = 
15*8000*60*60=432.10
6
 (J)
a. Số đếm công tơ điện
­ Đèn dây tóc
0.075   *8000     =600 
(kW.h)
Tổng chi phí :
600   *700   +   3500= 
4235000 đ
­ Đèn compac
0.015   *8000     =120 
(kW.h)
Tổng chi phí :
120*700+60000= 
144000 đ
Sử dụng đèn compac lợi 
hơn.

Năm học 2015­2016


t= 1000h
Đèn   compac   giá 
60.000đ
P=15W 
t= 8000h
a.   Tính   điện   năng   sử 
dụng   của   mỗi   loại 
bóng đèn trong 8000h.
b. Tính toàn bộ chi phí 
(tiền mua bóng và tiền 
điện   phải   trả)   cho 
việc sử dụng bóng này 
trong 8000h. 
1KW.h = 700 đồng
c.   Sử   dụng   hai   bóng 
này   bóng   nào   có   lợi 
hơn. Vì sao?
                    Giải
a. Điện năng của mỗi 
bóng đèn
Đèn   dây   tóc   A1   = 
P1*t1
=   75   8000*60*60= 
2160. 106(J)
Đèn huỳnh quang
 
A2=P2.t2= 
15*8000*60*60=432.1
06 (J)

a.   Số   đếm   công   tơ 
điện
­ Đèn dây tóc
0.075   *8000     =600 
(kW.h)
Tổng chi phí :
600   *700   +   3500= 
4235000 đ
­ Đèn compac
0.015   *8000     =120 
(kW.h)
Tổng chi phí :
22


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

t1= 8000h
a.   Tính   điện   năng   sử   dụng 
của mỗi loại bóng đèn trong 
8000h.
b. Tính toàn bộ  chi phí (tiền 
mua bóng và tiền điện phải 
trả) cho việc sử  dụng bóng 
này trong 8000h. 
1KW.h = 700 đồng
c.   Sử   dụng   hai   bóng   này 
bóng nào có lợi hơn. Vì sao?

120*700+60000=1440

00 đ
Sử   dụng   đèn   compac 
lợi hơn.

b.Củng cố: 
­ Các biện pháp sử dụng điện an toàn?
­ Cách phòng ngừa trường hợp bị điện giật như thế nào?
­ Sử dụng các dụng cụ điện trong nhà cần như thế nào?
c.Dặn dò
+ Học bài theo SGK kết hợp vở ghi 
+ Ôn tập toàn bộ chương 
 +Làm bài tập trong phần tự kiểm tra của bài 20.
Các hình ảnh sử dụng tích hợp trong bài dạy
Các hình ảnh về cách tiết kiệm điện

Các hình ảnh thiên tai do hiện tượng sử dụng bừa bãi nguồn tài nguyên thiên 
nhiên

Năm học 2015­2016

23


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

3. Kết quả đạt được
Qua quá trình thực nghiệm dạy học theo kiểu tích hợp liên môn tại đơn 
vị, bằng các bài kiểm tra định tính và định lượng sau mỗi bài học tôi đã thu  
được những kết quả khả quan. Tỷ lệ học sinh tiếp thu và nắm bài học trên lớp 
tăng lên rõ rệt.

Khối Lớ Sĩ  Dạy học không tích hợp
Dạy học tích hợp
Khá – 
TB trở 
Yếu
Kém
Khá – 
TB trở 
Yếu
Kém
p
số Giỏi
lên
giỏi
lên
6
7
8
9

6A
7A
8A
9A

26
15
30
21


20%
22%
25%
21%

60%
62%
65%
64%

40%
38%
35%
36%

0%
0%
0%
0%

30%
32%
35%
31%

90%
90%
86%
88%


10%
10%
14%
12%

0%
0%
0%
0%

III. KẾT LUẬN
1.Ý nghĩa của đề tài
Dạy học nhằm góp phần quan trọng để hình thành nhân cách con ng ười 
lao động mới, sáng tạo, thích nghi với xã hội ngày càng phát triển. Do vậy 
Năm học 2015­2016

24


SKKN: Giải pháp tích hợp liên môn có hiệu quả bộ môn Vật lý đối với học sinh dân tộc

phương pháp dạy học tích hợp phải thực hiện được các chức năng nhận 
thức, phát triển và giáo dục, tức là chọn lựa phương pháp tích hợp sao cho 
học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng kĩ xảo và vận dụng tri thức vào thực  
tiễn, gần gũi với cuộc sống thường ngày. Môn Vật lý là một môn khoa học 
thực nghiệm, đòi hỏi phát huy cao độ tính tích cực, chủ động, độc lập, sáng 
tạo của học sinh, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Chính vì vậy lựa chọn  
phương pháp dạy học tích hợp trong tiết học một cách phù hợp, người giáo 
viên cần hiểu rộng các kiến thức ở nhiều môn để nâng cao hiệu quả giảng  
dạy bộ  môn của mình. Sau khi nghiên cứu được sự  quan tâm giúp đỡ  của 

chuyên môn, tổ chuyên môn tôi đã thực hiện và áp dụng sáng kiến của mình  
vào thực tiễn nơi mình công tác, với mong muốn phát triển năng lực tư duy, 
tự học, rèn luyện các kĩ năng cho học sinh dân tộc Vân Kiều trong việc học  
tập bộ  môn Vật lý. Đồng thời giúp phát triển năng lực giải quyết các tình 
huống thực tiễn, kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng bộ  môn nói 
riêng và chất lượng giáo dục vùng núi nói chung.Với đề  tài này nếu thuận 
lợi thì bản thân tôi muốn gửi đến tất cả  các đồng chí, đồng nghiệp cùng 
môn tham khảo và có thể  áp dụng vào việc dạy học tại đơn vị  mình. Tuy 
nhiên do điều kiện thời gian, năng lực của bản thân còn nhiều hạn chế, nên 
việc thực hiện đề  tài này chắc chắn sẽ  không tránh khỏi thiếu sót. Kính 
mong các đồng chí và bạn bè đồng nghiệp trao đổi và góp ý để giúp đề  tài  
được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
2. Kiến nghị đề xuất
        Để  đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học,  thực hiện tốt 
cách thức dạy học mới phương pháp tích hợp với môn vật lý tôi có một số 
kiến nghị sau:

Năm học 2015­2016

25


×