Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Giải pháp huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

THÁI NGUYÊN - 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––––

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI HUYỆN TIÊN DU,
TỈNH BẮC NINH
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số ngành: 60.62.01.15

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Quang Trung


THÁI NGUYÊN - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và hoàn toàn chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Mọi sự giúp đỡ để thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin
trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời trân
trọng cảm ơn đến Thầy giáo TS. Hà Quang Trung - Người trực tiếp hướng dẫn và
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thày giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Phát
triển nông thôn, các Thầy Cô phòng Đào tạo trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin cảm ơn Hộ nông dân huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã cung cấp số
liệu thực tế và thông tin cần thiết để tôi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin trân thành cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè, cùng toàn thể gia
đình, người thân đã động viên tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu đề tài.
Thái Nguyên, ngày

tháng


năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền Trang


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ..................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ...................................................................................... ix
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ........................................................... 4
1.1. Những vấn đề cơ bản về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ................ 4
1.1.1. Khái niệm và chức năng của nông thôn .......................................................... 4
1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới ................................................... 5
1.1.3. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới ............................................................. 11
1.2. Cơ sở thực tiễn về huy động vốn phục vụ xây dựng nông thôn mới ................ 18
1.2.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới ....................................................... 18
1.2.2. Kinh nghiệm trong nước .............................................................................. 20
1.2.3. Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Du trong việc huy động các nguồn
lực xây dựng nông thôn mới .................................................................................. 24

1.3. Các kết quả nghiên cứu liên quan đến xây dựng NTM .................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 28
2.1. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 28
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 28
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 28
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 28
2.3. Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 28
2.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28


iv
2.4.1. Phương pháp thu thập thông tin ................................................................... 28
2.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................ 30
2.4.3. Phương pháp phân tích ................................................................................ 31
2.4.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích thông tin, viết báo cáo ............................. 31
2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................................... 31
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 33
3.1. Đánh giá các nguồn lực tự nhiên và kinh tế xã hội .......................................... 33
3.1.1. Nguồn lực tự nhiên ...................................................................................... 33
3.1.2. Nguồn lực về kinh tế xã hội huyện Tiên Du ................................................. 37
3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của điều kiện tự nhiên, KTXH của huyện đối
với xây dựng NTM cũng như huy động các nguồn lực xây dựng NTM ................. 41
3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Du .................................... 42
3.2.1. Quá trình chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tiêu chí cấp huyện thuộc
chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Du........................ 42
3.2.2. Các căn cứ triển khai thực hiện .................................................................... 43
3.2.3. Kết quả chỉ đạo thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới .............................. 44
3.2.4. Kết quả thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới tính đến hết 2016 .............. 47
3.3. Thực trạng huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn huyện ......... 52
3.3.1. Tình hình huy động vốn ............................................................................... 52

3.3.2. Tình hình huy động các nguồn lực khác ....................................................... 70
3.4. Đánh giá tình hình huy động các nguồn lực xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Tiên Du qua phiếu khảo sát ......................................................................... 72
3.4.1. Đánh giá nhận thức của người dân và cán bộ xã, thôn về chương trình
MTQG xây dựng NTM.......................................................................................... 72
3.4.2. Đánh giá về sự tham gia và những đóng góp của người dân về chương
trình MTQG xây dựng NTM ................................................................................. 74
3.4.3. Đánh giá về những khó khăn trong việc huy động nguồn lực xây dựng NTM ....... 77
3.5. Nhận xét về công tác huy động nguồn lực phục vụ xây dựng nông thôn mới
tại huyện Tiên Du .................................................................................................. 80
3.5.1. Những kết quả đạt được ............................................................................... 80


v
3.5.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế......................... 81
3.6. Các giải pháp huy động nguồn lực xây dựng chương trình nông thôn mới
tại huyện Tiên Du .................................................................................................. 83
3.6.1. Mục tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM
mới huyện Tiên Du giai đoạn 2017 - 2020 ............................................................. 83
3.6.2. Các giải pháp huy động vốn xây dựng chương trình nông thôn mới tại
huyện Tiên Du ....................................................................................................... 86
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 94
1. Kết luận ............................................................................................................. 94
2. Khuyến nghị ...................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 97
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 100


vi


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

1

BCĐ

Ban chỉ đạo

2

BQL

Ban quản lí

3

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

4

CSHT

Cơ sở hạ tầng


5

HTX

Hợp tác xã

6

KT-XH

Kinh tế xã hội

7

MTQG

Mục tiêu quốc gia

8

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

9

NTM

Nông thôn mới


10

PTNT

Phát triển nông thôn

11

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

12

UBND

Ủy ban nhân dân

13

VSMT

Vệ sinh môi trường

14

VHXH

Văn hoá - Xã hội


15

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo


vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm tài nguyên đất đai huyện Tiên Du .......................................... 35
Bảng 3.2. Thống kê dân số, lao động và việc làm huyện Tiên Du .......................... 38
Bảng 3.3. Một số chỉ tiêu KTXH huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2016 ................ 41
Bảng 3.4. Số lượng xã đạt chuẩn NTM đến 31/12/2016 ......................................... 48
Bảng 3.5. Tổng hợp kết quả thực hiện các tiêu chí huyện NTM của huyện Tiên
Du đến 31/12/2016 ............................................................................... 52
Bảng 3.6. Quy mô và cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Tiên Du giai
đoạn 2010 - 2016 theo nguồn vốn ........................................................ 59
Bảng 3.7. Quy mô và cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM huyện Tiên Du giai
đoạn 2010 - 2016 theo lĩnh vực............................................................. 61
Bảng 3.8. Nhu cầu vốn còn thiếu cần huy động xây dựng NTM huyện Tiên Du
giai đoạn 2010 - 2016 ........................................................................... 63
Bảng 3.9. Nhu cầu vốn xây dựng công trình CSHT do xã làm chủ đầu tư giai
đoạn 2010 - 2016 .................................................................................. 64
Bảng 3.10. Nguồn vốn đầu tư xây dựng CSHT do xã làm chủ đầu tư giai đoạn
2010 - 2016 .......................................................................................... 65
Bảng 3.11. Nhu cầu vốn xây dựng công trình CSHT do huyện làm chủ đầu tư
giai đoạn 2010 - 2016 ........................................................................... 66
Bảng 3.12. Nhu cầu vốn xây dựng công trình CSHT do tỉnh làm chủ đầu tư giai
đoạn 2010 - 2016 .................................................................................. 67

Bảng 3.13. Tổng hợp nợ xây dựng NTM các xã trên địa bàn huyện Tiên Du đến
31/12/2016 ........................................................................................... 69
Bảng 3.14. Kết quả huy động ngày công lao động xây dựng NTM huyện Tiên
Du giai đoạn 2011 - 2016 ..................................................................... 71
Bảng 3.15. Nhận thức của người dân về chương trình NTM .................................. 73
Bảng 3.16. Đánh giá của cán bộ và người dân về mức độ cần thiết của chương
trình NTM ............................................................................................ 74
Bảng 3.17. Sự tham gia của người dân vào xây dựng NTM ................................... 75


viii
Bảng 3.18. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về sự tham gia của người dân vào xây
dựng NTM ............................................................................................ 76
Bảng 3.19. Đánh giá của người dân về huy động nguồn lực cho xây dựng NTM ... 77
Bảng 3.19. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động tiền mặt
vào xây dựng NTM............................................................................... 79
Bảng 3.20. Đánh giá của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động đất đai
vào xây dựng NTM............................................................................... 79


ix
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Tiên Du giai đoạn 2011 - 2016 ............................. 39
Hình 3.2. Cơ cấu vốn huy động xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2016 ................. 60


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Hội nghị lần thứ 7 BCH Trung ương khóa X đã ban hành Nghị quyết số
26/NQ-TW về “nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Nghị quyết nêu rõ mục tiêu là:
“…Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản
sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ
thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường…”. Nhằm cụ
thể hóa nghị quyết, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Bộ tiêu chí Quốc gia về nông
thôn mới” (Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009) và “Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nông thôn mới” tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 06/4/2010
nhằm thống nhất chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới trên cả nước [6, 14].
Tiên Du là một trong những huyện đi đầu trong việc thực hiện Chương trình
MTQG về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Thời gian qua,
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã ban hành nhiều nghị quyết, quyết định nhằm cụ
thể hóa chủ trương xây dựng nông thôn mới của tỉnh Bắc Ninh với việc huy động sự
vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự chung tay góp sức của cộng đồng,
phấn đấu sớm đưa huyện đạt mục tiêu về đích huyện NTM.
Những năm qua huyện Tiên Du tập trung huy động các nguồn lực thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM ở tất cả các địa phương. Sau 5 năm
thực hiện, toàn huyện triển khai gần 300 dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn
với tổng nguồn vốn xấp xỉ 500 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là các dự án xây dựng
trường học, làm đường giao thông nông thôn, xây dựng trụ sở, nhà văn hóa xã, thôn,
xây mới và nâng cấp trạm y tế, xây dựng bãi tập kết, trung chuyển rác thải, kiên cố
hóa kênh mương… Hiện tại, nhiều công trình hoàn thành, đưa vào sử dụng, làm
thay đổi bộ mặt nông thôn, tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất, nâng
cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, bộ mặt
nông thôn có sự đổi thay rõ rệt, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không
ngừng cải thiện. Đến hết năm 2015 số tiêu chí đạt được trung bình toàn huyện là



2
18,3 tiêu chí/xã, có 8 xã là: Tân Chi, Đại Đồng, Hoàn Sơn, Phật Tích, Cảnh Hưng, Liên
Bão, Lạc Vệ, Hiên Vân đạt 19/19 tiêu chí NTM. Các xã còn lại đều đạt từ 17 đến 18/19
tiêu chí/xã, trong đó xã Việt Đoàn đạt 18/19 tiêu chí, các xã Tri Phương, Phú Lâm,
Minh Đạo, Nội Duệ đạt 17/19 tiêu chí. Đến hết 31/12/2016 thì toàn bộ các xã của
huyện đã đạt chuẩn NTM, số tiêu chí toàn huyện đạt 19/19 tiêu chí [32, 33].
Tính đến 31/12/2015 toàn huyện đã có 8/13 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới.
Năm 2016, huyện Tiên Du đã phấn đấu 5 xã còn lại đạt chuẩn NTM, qua đó đạt
mục tiêu cán đích huyện NTM. Để hoàn thành mục tiêu đó, huyện dự kiến nhu cầu
vốn ưu tiên cho 5 xã để đầu tư các công trình hạ tầng bao gồm trường học và trạm y
tế khoảng 130 tỷ đồng. Huyện chủ trương nâng cấp, sửa chữa các công trình giao
thông, xây dựng khu trung tâm văn hóa thể thao, trường THCS trọng điểm, bãi rác
thải tập trung… với tổng nguồn vốn cần bổ sung khoảng 960 tỷ đồng [32, 33, 34].
Đạt được kết quả trên, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Tiên Du đã tranh
thủ huy động, kết hợp các nguồn lực từ xã hội, cộng đồng dân cư. Các nguồn lực
huyện đã huy động bao gồm nguồn lực vật chất, sức lao động và đặc biệt là nguồn
vốn. Với nhu cầu vốn cần để tiếp tục triển khai Chương trình MTQG xây dựng
nông thôn mới của huyện trong năm 2016 là trên 1.000 tỷ đồng, số nợ đọng còn
thiếu so với khối lượng hoàn thành đến hết năm 2016 là trên 23 tỷ đồng và cán đích
huyện nông thôn mới đang đặt ra cho huyện bài toán về tiếp tục huy động các
nguồn lực.
Vậy, các nguồn lực mà Tiên Du cần huy động trong thời gian tới là gì? Có
những thuận lợi và khó khăn gì trong việc huy động các nguồn lực? Cần những giải
pháp gì để tăng cường huy động các nguồn lực góp phần xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện? Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: "Giải pháp
huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới tại huyện Tiên Du - tỉnh Bắc
Ninh" làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành kinh tế nông nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về xây dựng nông thôn mới và các nguồn lực xây
dựng nông thôn mới

- Đánh giá thực trạng huy động các nguồn lực, đặc biệt là huy động nguồn vốn


3
góp phần xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
- Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường huy động các nguồn lực góp phần
xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
* Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu:
- Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để viết
bài báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được
năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã
học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và
những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân.
- Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh
vực nông thôn mới. Các khuyến nghị có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ
quan lãnh đạo, quản lý hoạch định chính sách tại địa phương.
* Ý nghĩa trong thực tiễn
- Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài, đề án về xây dựng nông
thôn mới tại địa phương hoặc nơi khác.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là một tài liệu quan trọng góp phần gợi ý
chính sách cho huyện Tiên Du nói riêng, tỉnh Bắc Ninh nói chung trong việc tăng
cường huy động các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn phục vụ xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn.


4
Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Những vấn đề cơ bản về nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới

1.1.1. Khái niệm và chức năng của nông thôn
1.1.1.1. Khái niệm nông thôn
Nông thôn là nơi sinh sống và làm việc của một bộ phận dân cư và thường được
gắn với làng, xóm, thôn, bản, ấp…; là môi trường kinh tế sản xuất gắn với nghề lúa
nước cổ truyền, không gian sinh tồn, không gian xã hội, cảnh quan văn hoá xây đắp
nên nền tảng tinh thần, tạo thành lối sống, cốt cách và bản lĩnh của người Việt chúng ta.
Nông thôn là nơi có cộng đồng dân cư chủ yếu là nông dân sống và làm nghề
nông nghiệp là chính (bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi). Hoặc, nông thôn là địa
bàn thuộc đơn vị hành chính cấp xã quản lý, không phải địa bàn của phường, quận,
thị xã, thành phố [22].
1.1.1.2. Chức năng của nông thôn
Nông thôn có các chức năng sau:
- Chức năng sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp cần diện tích lớn, nhất là ngành trồng trọt như sản xuất
lương thực, cây công nghiệp và trồng rừng. Do đó, nông thôn là nơi diễn ra phần lớn
các hoạt động sản xuất nông nghiệp, có thể nói nông nghiệp là chức năng tự nhiên của
nông thôn, sản xuất dồi dào các sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao. Khác với nông
thôn truyền thống, sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các
nghành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến
khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp hiện đại”.
- Chức năng giữ gìn văn hóa truyền thống
Trải qua lịch sử phát triển hàng ngàn năm, các làng xóm ở nông thôn thường
được hình thành dựa trên những cộng đồng có cùng phong tục, tập quán, họ tộc.
Người dân trong các làng xóm thường cư xử với nhau dựa trên quan hệ huyết thống
và phong tục, tập quán. “Cũng chính văn hoá quê hương ñã sản sinh ra những sản
phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giúp nhau canh gác bảo
vệ, giản dị tiết kiệm, thật thà đáng tin, yêu quý quê hương.vv.., tất cả ñược sản sinh


5

trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù. Các truyền thống văn hoá quý báu này
ñòi hỏi phải được giữ gìn và phát triển trong một hoàn cảnh đặc thù. Môi trường
thành thị là nơi có tính mở cao, con người cũng có tính năng động cao, vì thế văn
hoá quê hương ở đây sẽ không còn tính kế tục. Do vậy, chỉ có nông thôn với ñặc
ñiểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc, dòng tộc mới là môi trường thích
hợp nhất ñể giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương. Ngoài ra, các cảnh quan nông
thôn với những đặc trưng riêng đã hình thành nên màu sắc văn hoá làng xã đặc thù,
thể hiện các tư tưởng triết học như trời ñất giao hoà, thuận theo tự nhiên với sự tôn
trọng tự nhiên, mưu cầu phát triển hài hoà cũng như chú trọng sự kế tục phát triển
của các dân tộc” [21].
- Chức năng sinh thái
Nói đến nông nghiệp là nói đến cây trồng, vật nuôi. Cây trồng, một mặt cung
cấp cho con người những nông sản cần thiết, một mặt có tác dụng cải tạo môi
trường, làm đẹp cảnh quan… do đó, nông nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung
có chức năng sinh thái. Thuộc tính sản xuất nông nghiệp đã quyết định hệ thống
sinh thái nông nghiệp mang chức năng phục vụ hệ thống sinh thái. đất đai canh tác
nông nghiệp, hệ thống thuỷ lợi, các khu rừng, thảo nguyên..vv..phát huy các tác
dụng sinh thái như điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm tiếng ồn, cải thiện nguồn nước,
phòng chống xâm thực đất đai, làm sạch đất..vv.
1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới
1.1.2.1. Khái niệm nông thôn mới
Đã có một số nghiên cứu, diễn giải và phân tích thế nào là nông thôn mới.
Nông thôn mới có thể hiểu, trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị trấn,
thị tứ; là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa
nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu
kinh tế, cơ cấu lao động, xã hội và chức năng mới, mô hình mới. Ngày 04 tháng 6
năm 2010 Thủ Tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 800/QĐ-TTg về phê
duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 2020. Tại quyết định này, mục tiêu chung của Chương trình được xác định là: “Xây
dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu



6
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã
hội nông thôn dân chủ, ổn ñịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái
được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của
người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [15].
Như vậy, nông thôn mới có thể hiểu là nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, xã hội dân chủ, ổn
định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đời sống vật chất, tinh thần ñược nâng cao, môi
trường sinh thái ñược bảo vệ, an ninh trật tự được giữ vững.
Đơn vị nông thôn mới, theo Thông tư 54/2009/TT-BNN&PTNT ngày 21 tháng
8 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện
Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới quy định: huyện nông thôn mới là huyện có
75% số xã trong huyện đạt nông thôn mới; tỉnh nông thôn mới là tỉnh có 75% số
huyện trong tỉnh đạt nông thôn mới; xã nông thôn mới đạt 19 tiêu chí của Bộ tiêu
chí quốc gia nông thôn mới [5].
1.1.2.2. Sự cần thiết xây dựng mô hình nông thôn mới
Để hướng tới mục tiêu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, trở thành
quốc gia phát triển giảm thiểu khoảng cách giàu nghèo; Nhà nước cần quan tâm
phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nông sản là sản phẩm thiết yếu cho toàn xã hội
và ở Việt Nam khu vực nông thôn chiếm đến 70% dân số. Thực hiện đường lối mới
của Đảng và Nhà nước trong chính sách phát triển nông thôn, nông nghiệp được
xem như mặt trận hàng đầu, chú trọng đến các chương trình lương thực, thực phẩm,
hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, phát triển kinh tế trang trại, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, thực
hiện quy chế dân chủ ở cơ sở… Các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
đã và đang đưa nền nông nghiệp tự túc sang nền công nghiệp hàng hóa.
Nền nông nghiệp nước ta còn nhiều những hạn chế cần được giải quyết để
đáp ứng kịp xu thế toàn cầu. Một số yếu tố như:

Nông thôn phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Có khoảng 23% xã có quy
hoạch nhưng thiếu đồng bộ, tầm nhìn ngắn, chất lượng chưa cao. Cơ chế quản lý


7
phát triển theo quy hoạch còn yếu. Xây dựng tự phát kiến trúc cảnh quan làng quê
bị pha tạp, lộn xộn, nét đẹp văn hóa truyền thống bị mai một.
Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội còn lạc hậu, không đáp ứng được mục tiêu
phát triển lâu dài.Thủy lợi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp và dân
sinh. Tỷ lệ kênh mương do xã quản lý được kiên cố hóa mới đạt 25%. Giao thông
chất lượng thấp, không có quy chuẩn, chủ yếu phục vụ dân sinh, nhiều vùng giao
thông chưa phục vụ tốt sản xuất, lưu thông hàng hóa, phần lớn chưa đạt tiêu chuẩn
quy định.Hệ thống lưới điện hạ thế chất lượng thấp, quản lý lưới điện nông thôn còn
yếu, tổn hao điện năng cao, nông thôn phải chịu mức giá điện cao. Hệ thống các
trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở ở nông thôn có tỷ lệ đật tiêu chuẩn về cơ
sở vật chất còn thấp (32%), hầu hết các nông thôn chưa có khu thể thao theo quy
định. Tỷ lệ chợ nông thôn đạt chuẩn thấp, khoảng 77% số xã có điểm bưu điện văn
hóa theo tiêu chuẩn, 22% số thôn có điểm truy cập internet. Cả nước còn khoảng
hơn 300 nghìn nhà ở tạm.
Quan hệ sản xuất chậm đổi mới, đời sông người dân còn thấp.Kinh tế hộ phổ
biến ở quy mô nhỏ.Kinh tế tập thể phát triển chậm, hầu hết các xã có hợp tác xã
nhưng chỉ hoạt động dưới hình thức, chất lượng yêu và kém.Tỷ lệ hộ nghèo khu vực
nông thôn còn cao, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị ngày càng lớn.
Về văn hóa - môi trường - y tế - giáo dục. Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn
thấp. Mức hưởng thụ về văn hóa của người dân còn thấp, phát sinh nhiều vấn đề
bức xúc, bản sắc văn hóa dân tộc dần bị mai một, tệ nạn xã hội có xu hướng gia
tăng. Hệ thống an sinh xã hội chưa phát triển. Môi trường sống bị ô nhiễm.Số trạm
y tế đạt tiêu chuẩn thấp, y tế dự phòng của xã còn hạn chế.
Hệ thống chính trị tại cấp xã còn yếu về trình độ và năng lực điều hành.
Nhiều cán bộ xã chưa qua đào tạo, trình độ đại học chỉ khoảng 10%.

Vậy xây dựng nông thôn mới là một mô hình phát triển cả nông nghiệp và
nông thôn, đi sâu giải quyết nhiều lĩnh vực, có sự liên kết giữa các lĩnh vực với
nhau tạo nên khối thống nhất vững mạnh.
1.1.2.3. Vai trò của xây dựng mô hình nông thôn mới
Về kinh tế: Hướng đến nông thôn có nền sản xuất hàng hóa mở, thị trường
hội nhập. Thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh, khuyến khích mọi


8
người tham gia vào thị trường, hạn chế rủi ro cho nông dân, giảm bớt sự phân hóa
giàu nghèo và khoảng cách mức sống giữa nông thôn và thành thị. Xây dựng các
hợp tác xã theo mô hình kinh doanh đa ngành. Hỗ trợ ứng dụng khoa học kĩ thuật,
công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh, phát triển ngành nghề ở nông thôn.Sản
xuất hàng hóa có chất lượng cao, mang nét đặc trưng của từng địa phương. Chú ý
đến các ngành chăm sóc cây trồng vật nuôi, trang thiết bị sản xuất, thu hoạch, chế
biến và bảo quản nông sản.
Về chính trị: Phát huy tinh thần dân chủ trên cơ sở chấp hành luật pháp, tôn
trọng đạo lý bản sắc địa phương. Tôn trọng hoạt động của đoàn thể, các tổ chức,
hiệp hội vì cộng đồng, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Về văn hóa - xã hội: Chung tay xây dựng văn hóa đời sống dân cư, các làng
xã văn minh, văn hóa.
Về con người: Xây dựng hình tượng người nông dân tiêu biểu, gương mẫu.
Tích cực sản xuất, chấp hành kỉ cương, ham học hỏi, giỏi làm kinh tế và sẵn sàng
giúp đỡ mọi người.
Về môi trường nông thôn: Xây dựng môi trường nông thôn trong lành, đảm
bảo môi trường nước trong sạch. Các khu rừng đầu nguồn được bảo vệ nghiêm
ngặt.Chất thải phải được xử lý trước khi vào môi trường.Phát huy tinh thần tự
nguyện và chấp hành luật pháp của mỗi người dân.
1.1.2.4. Nội dung xây dựng nông thôn mới
Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức nào về “xây dựng nông

thôn mới” . Tuy nhiên , có thể hiểu xây dưng ̣ nông thôn mới là môṭ chương trình
tổng hợp liên quan đến moịmặt hoạt động thuộc lĩnh vực nông nghiêp,̣ nông thôn và
nông dân, là quá trình xây dựng nông thôn theo những tiêu chí mới phù hợp với yêu
cầu, tính chất của thời đại. Xây dựng nông thôn theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý;
gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, xây dựng nông thôn
gắn với phát triển đô thị theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu
bản sắc văn hoá dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.


9
Nội dung xây dựng NTM được thể hiện trong chương trình MTQG xây dựng
NTM (Quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 04/6/2010), gồm 11 nội dung sau: [15]
(1) Quy hoạch xây dựng nông thôn mới:
- Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông
nghiệp hàng hoá, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ;
- Quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội - môi trường; phát triển các khu
dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.
(2) Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội:
- Hoàn thiện đường giao thông đến trụ sở UBND xã và hệ thống giao thông
trên địa bàn xã. Đến 2015 có 35% số xã đạt chuẩn (các trục đường xã được nhựa
hoá hoặc bê tông hoá) và đến 2020 có 70% số xã đạt chuẩn (các trục đường thôn,
xóm cơ bản cứng hoá);
- Hoàn thiện hệ thống các công trình đảm bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt
và sản xuất trên địa bàn xã. Đến 2015 có 85% số xã đạt tiêu chí NTM và năm 2020
là 95% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hoá
thể thao trên địa bàn xã. Đến 2015 có 30% số xã có nhà văn hoá xã, thôn đạt chuẩn,
đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về y tế trên địa

bàn xã. Đến 2015 có 50% số xã đạt chuẩn và đến 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn thiện hệ thống các công trình phục vụ việc chuẩn hoá về giáo dục trên địa
bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã đạt tiêu chí và năm 2020 có 75% số xã đạt chuẩn;
- Hoàn chỉnh trụ sở xã và các công trình phụ trợ. Đến 2015 có 65% số xã đạt
tiêu chí và năm 2020 có 85% số xã đạt chuẩn;
- Cải tạo, xây mới hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã. Đến 2015 có 45% số xã
đạt chuẩn (có 50% kênh cấp 3 trở lên được kiên cố hoá). Đến 2020 có 77% số xã
đạt chuẩn (cơ bản cứng hoá hệ thống kênh mương nội đồng theo quy hoạch)
(3) Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao;


10
- Tăng cường công tác khuyến nông; Đẩy nhanh nghiên cứu ứng dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp;
- Cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp;
- Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương châm "mỗi làng
một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa phương;
- Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đưa công nghiệp
vào nông thôn, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động nông
thôn. (4) Giảm nghèo và An sinh xã hội
- Thực hiện có hiệu quả Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững cho 62
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao (Nghị quyết 30a của Chính phủ) theo Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới;
- Tiếp tục triển khai Chương trình MTQG về giảm nghèo;
- Thực hiện các chương trình an sinh xã hội.
(5) Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất
- Phát triển kinh tế hộ, trang trại, hợp tác xã;

- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn;
- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy liên kết kinh tế giữa các loại hình kinh
tế ở nông thôn;
(6) Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn
Tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giáo dục và đào tạo, đáp
ứng yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
(7) Phát triển y tế, chăm sóc sức khoẻ cư dân nông thôn
Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia trong lĩnh vực Y tế, đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới.
(8) Xây dựng đời sống văn hoá, thông tin và truyền thông nông thôn
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia NTM về văn hoá, đáp
ứng yêu cầu Bộ tiêu chí quốc gia nông thôn mới;
- Thực hiện thông tin và truyền thông nông thôn, đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí
quốc gia nông thôn mới.


11
(9) Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
- Tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh
môi trường nông thôn;
- Xây dựng các công trình bảo vệ môi trường nông thôn trên địa bàn xã, thôn
theo quy hoạch, gồm: xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước trong
thôn, xóm; Xây dựng các điểm thu gom, xử lý rác thải ở các xã; Chỉnh trang, cải tạo
nghĩa trang; Cải tạo, xây dựng các ao, hồ sinh thái trong khu dân cư, phát triển cây
xanh ở các công trình công cộng…
(10) Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, Chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội
- Tổ chức đào tạo cán bộ đạt chuẩn theo quy định của Bộ Nội vụ, đáp ứng yêu
cầu xây dựng nông thôn mới;
- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút cán bộ trẻ đã được đào tạo, đủ
tiêu chuẩn về công tác ở các xã, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt

khó khăn để nhanh chóng chuẩn hoá đội ngũ cán bộ ở các vùng này;
- Bổ sung chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của các tổ chức trong hệ
thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng nông thôn mới;
(11) An ninh, trật tự xã hội nông thôn
- Ban hành nội quy, quy ước làng xóm về trật tự, an ninh; phòng chống các tệ
nạn xã hội và các hủ tục lạc hậu;
- Điều chỉnh và bổ sung chức năng, nhiệm vụ và chính sách tạo điều kiện cho
lượng lực lượng an ninh xã, thôn, xóm hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật
tự xã hội trên địa bàn theo yêu cầu xây dựng nông thôn mới.
1.1.3. Nguồn lực xây dựng nông thôn mới
1.1.3.1. Các nguồn lực góp phần xây dựng nông thôn mới
- Nguồn lực, theo nghĩa chung nhất đó là tổng hoà các yếu tố vốn, tài nguyên
thiên nhiên, lao động, khoa học và công nghệ có thể huy động nhằm phát triển kinh
tế - xã hội. Nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới bao gồm các yếu tố chủ yếu
là: vốn, hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, hạ tầng nông thôn; số
lượng, chất lượng, cơ cấu lao động nông thôn; đất đai, nguồn nước; giống, công
nghệ sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, thủ công mỹ nghệ…Trong đó, vốn đóng
vai trò hết sức quan trọng.


12
Vốn: là một yếu tố sản xuất đầu vào nhưng lại là kết quả đầu ra của nền kinh
tế. Vốn vật chất gồm máy móc, thiết bị, nhà xưởng,… và hệ thống kết cấu hạ tầng
kinh tế của quốc gia. Vốn bằng tiền là một nhân tố không thể thiếu được trong các
hoạt động kinh tế. Trong quá trình đầu tư, sự gia tăng của vốn làm gia tăng tổng cầu
(gia tăng chi tiêu) và do đó tác động làm tăng sản lượng và công ăn việc làm…Vốn
xây dựng nông thôn mới, bao gồm toàn bộ hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, cơ
sở vât chất, kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch
vụ ở nông thôn; vốn tự có và vốn vay bằng tiền trong dân, các tổ chức kinh tế đầu
tư phát triên nông nghiệp, nông thôn.

Lao động là một bộ phận của dân số trong độ tuổi quy định có tham gia lao
động có sức khoẻ, học vấn, kiến thức, trình độ kỹ thuật và kinh nghiệm, ý thức, thái
độ, tác phong của người lao động. Chất lượng nguồn nhân lực được xem xét dựa
trên cơ cấu của nguồn lao động theo ngành nghề, tính chất lành nghề, chất lượng
chuyên môn, trình độ tổ chức của lao động.
Tài nguyên thiên nhiên là tất cả những yếu tố tự nhiên mà con người có thể
sử dụng để đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của mình. Tài nguyên thiên
nhiên bao gồm các yếu tố như: đất đai, nguồn nước, các loại động, thực vật,
khoáng sản, năng lượng... là những yếu tố tài nguyên không thể thiếu và có ảnh
hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Trong quan trọng nhất là
nguồn tài nguyên đất đai.
Khoa học và công nghệ: hệ thống tri thức, phương pháp, kiến thức, kỹ năng và
những thông tin cần thiết nhằm biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm và dịch
vụ phục vụ cho nhu cầu của con người. Trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng sản
xuất là nhân tố quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động, chất lượng sản
phẩm và phong phú sản phẩm hàng hoá ở nông thôn.
- Phân loại nguồn lực xây dựng nông thôn mới:
+ Phân loại theo nguồn gốc, có thể chia thành nguồn lực của nhà nước và
nguồn lực trong dân;
+ Phân loại theo lãnh thổ có thể chia thành nguồn lực trong nước và nguồn lực
ngoài nước;


13
+ Phân loại theo lĩnh vực: có thể chia thành nguồn lực vật chất và nguồn lực
con người;
+ Phân loại theo địa điểm, phạm vi huy động nguồn lực xây dựng nông thôn,
có thể phân chia thành nguồn lực bên trong (nguồn lực tại chỗ): nguồn lực có trong
ranh giới địa bàn xã; nguồn lực bên ngoài: nguồn lực đến từ bên ngoài ranh giới xã
như nguồn lực của nhà nước, tổ chức, cá nhân ở ngoài phạm vi xã như huyện, tỉnh,

Trung ương, nước ngoài.
Nguồn lực bên trong hay là nguồn lực tại chỗ, nguồn lực nội tại (nguồn lực tại
chỗ) bao gồm: ngân sách xã, vốn của dân, vốn của doanh nghiệp, vốn vay của
người dân và doanh nghiệp và các nguồn lực khác trong địa bàn của xã tham gia
xây dựng nông thôn mới.
- Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới là việc tính toán, cân đối, động
viên, thu hút nguồn vốn, tài nguyên, lao động, khoa học công nghệ của Nhà nước,
các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước xây dựng nông thôn. Huy động
nguồn lực xây dựng nông thôn mới được hiểu là việc phân bổ, động viên, thu hút
vốn bằng tiền, cơ sở vật chất kỹ thuật nông thôn, lao động, nguồn tài nguyên đất
đai, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào xây dựng nông thôn mới; huy động nguồn lực
bên trong (tại chỗ), nguồn lực bên ngoài hoặc nguồn lực nguồn lực nhà nước, nguồn
lực trong dân, nguồn lực của các tổ chức. Trong đề tài này trọng tâm nghiên cứu là
huy động nguồn lực vốn: vốn vất chất và vốn bằng tiền để xây dựng nông thôn mới.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới
- Cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng nông thôn và đời sống, thu nhập của người
dân nông thôn: những nơi có cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng tốt, giao thông thuận
lợi, gần các đô thị; thương mại, dịch vụ phát triển; thu nhập, mức sống của người
dân cao có khả năng thu hút các nguồn lực đầu tư phát triển nông thôn lớn hơn,
nhanh hơn vùng sâu, vùng xa có mức thu nhập của người dân thấp, kết cấu hạ tầng
nông thôn kém phát triển.
- Chủ trương, chính sách phát triển nông thôn của Đảng, Nhà nước: Chủ
trương, chính sách, sự quyết tâm của Đảng, Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,


14
tăng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước; các chính sách hỗ trợ, thu hút các tổ
chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển nông thôn có ảnh hưởng rất lớn đến huy
động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.

- Trình độ sản xuất, cơ cấu sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế nông thôn có vai
trò đảm bảo nguồn lực lâu dài, bền vững trong xây dựng nông thôn mới. Cơ cấu
kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đối với cả trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản,
ngành nghề, dịch vụ; chuyển dịch cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn;
công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông - lâm - ngư
nghiệp, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyên công nhằm
đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát
triển sản xuất hàng hoá, có hiệu quả kinh tế cao và nâng cao trình độ sản xuất của
dân cư; vấn đề cơ giới hoá nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch trong sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp; bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống theo phương
châm "mỗi làng một sản phẩm", phát triển ngành nghề theo thế mạnh của địa
phương để giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người
dân nông thôn; giải quyết việc làm cho nông dân và giảm nghèo và đảm bảo an sinh
xã hội,…là yếu tố quyết định cho phát triển nông thôn mới và tăng cường huy động
nội lực tại chỗ cho xây dựng nông thôn mới.
- Năng lực tổ chức thực hiện của cán bộ quản lý các cấp, nhất là cán bộ cấp cơ
sở là yếu tố đảm bảo sử dụng đúng, có hiệu quả nguồn lực đầu tư từ ngân sách Nhà
nước; tổ chức vận động, tham gia quản lý của người dân, đảm bảo huy động tối đa
nguồn lực xây nông thôn mới.
- Sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của người dân từ khâu xây dựng kế
hoạch, thực hiện, quản lý, giám sát thực hiện; hưởng lợi của người dân từ kết quả
xây dựng nông thôn, niềm tin của người dân vào việc huy động và sử dụng nguồn
lực là động lực để huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới.
1.1.3.3. Những vấn đề cơ bản về huy động nguồn vốn xây dựng nông thôn mới
* Nguyên tắc huy động vốn thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông
thôn mới
- Nguồn lực của địa phương để tổ chức triển khai chương trình:
+ Huy động tối đa nguồn lực của địa phương (tỉnh, huyện, xã) để tổ chức triển
khai Chương trình; riêng nguồn vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao



×