Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHOC CÔNG TÁC KẾ TOÁN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.33 KB, 16 trang )

Những vấn đề lý luận cơ bản về tổ choc công
tác kế toán vật liệu trong doanh nghiệp sản
xuất.
1.1 Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán vật liệu trong doanh
nghiệp sản xuất .
1.1.1 Đặc điểm vị trí của vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất.
Khái niệm vật liệu:
Vật liệu là đối tợng lao động - một trong 3 yếu tố cơ bản của quá trình sản
xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm. Trong quá trình tham gia
vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất,
bị tiêu hao toàn bộ giá trị mộtt lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Đặc điểm vị trí vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất :
Vật liệu là cơ sở vật chất cấu thành nên thực thể của sản phẩm, vì thế nó là
yếu tố không thể thiếu đợc của mỗi quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp
sản xuất, chi phí vật liệu thờng chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm.
Xét về mặt hiện vật thì nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản
xuất nhất định nên khi tham gia vào sản xuất, giá trị của nguyên vật liệu sẽ đợc
tính hết một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
Vì vậy có thể nói vật liệu là yếu tố quan trọng quyết định cả về số lợng và
chất lợng của sản phẩm. Vật liệu có chất lợng cao đúng quy cách chủng loại, chi
phí đợc hạ thấp, giảm mức tiêu hao vật liệu thì sản phẩm sản xuất ra đạt yêu cầu,
với giá thành hạ. Đậy là yếu tố mang tính sống còn đối với một doanh nghiệp.
Hơn nữa nguyên vật liệu là tài sản dự trữ thuộc loại tài sản lu động việc sử dụng
nguyên vật liệu một cách hợp lý và tiết kiệm sẽ góp phần làm tăng tốc độ lu
chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Và trong một chừng mực nào đó sử
dụng nguyên vật liệu tiết kiệm còn là c sở để tăng thêm của cải vật chất cho xã
hội.
Từ đặc điểm trên cho thấy vật liệu giữ một vai trò hết sức quan trọng đối
với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Do đó tăng cờng công
tác quản lý vật liệu là một yêu cầu không thể coi nhẹ trong các doanh nghiệp sản


xuất.
1.1.2 ý nghĩa và yêu cầu quản lý vật liệu đối với doanh nghiệp sản xuất :
Ngày nay trong cơ chế thị trờng cạnh tranh gay gắt một doanh nghiệp muốn tồn
tại phải có khối lợng sản phẩm chất lợng cao, mẫu mã đa dạng phong phú. Do vậy
vật liệu cung cấp cho sản xuất cũng không ngừng đợc nâng cao cả chất lợng và
chủng loại. Tuy nhiên nguồn vật liệu trong nớc cha đáp ứng đủ cả về mặt số lợng
và chất lợng, rất nhiều vật liệu chúng ta phải nhập ngoại. Vấn đềcần dặt ra ở đây
là làm sao sử dụng vật liệu tiết kiệm nhng vẫn đảm bảo đạt hiệu quả kinh tế cao,
muốn thế cần phải có hệ thống quản lý vật liệu ở các khâu: Từ thu mua, bảo quản,
dự trữ đến sử dụng.
- Tại khâu thu mua: vật liệu là tài sản dự trữ sản xuất, thờng xuyên biến động,
các doanh nghiệp thờng phải tiến hành thu mua vật liệu để đáp ứng kịp thời cho
quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm và phục vụ cho nhu cầu quản lý khác của
doanh nghiệp. Ngay từ khâu thu mua phải quản lý về số lợng, quy cách chủng
loại, giá mua, lựa chọn địa điểm mua thích hợp để hạ thấp chi phí thu mua góp
phần hạ giá thành sản phẩm.
- Tại khâu bảo quản: Tổ chức hệ thống kho tàng hợp lý phù hợp kỹ thuật, tránh
lãng phí tổn thất.
- Tại khâu dự trữ: Doanh nghiệp phải xác định đợc mức dự trữ tối đa, tối thiểu
cho từng loại vật liệu để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh đợc tiến hành
bình thờng không bị ngừng trệ, gián đoạn do cung ứng, mua không kịp thời hoặc
gây tình trạng ứ đọng vốn do dự trữ quá nhiều.
- Tại khâu sử dụng: Đòi hỏi phải thực hiện việc sử dụng hợp lý tiết kiệm trên
cơ sở xác định mức dự toán chi phí nhằm hạ thấp mức tiêu hao vật liệu trong giá
thành sản phẩm, tăng thu nhập tích luỹ cho doanh nghiệp. Do vậy trong khâu này
cần phải tổ chức tốt việc ghi chép, phản ánh tình hình xuất dùng vật liệu trong quá
trình sản xuất kinh doanh.
1.1.3. Nhiệm vụ kế toán nguyên vật liệu :
Để thực hiện chức năng giám đốc và là công cụ quảnlý kinh tế,
xuất phát từ vị trí của vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất và vai trò của kế

toán đối với việc quản lý và sử dụng vật liệu thì nhà nớc đã xác định nhiệm vụ kế
toán vật liệu trong các doanh nghiệp sản xuất nh sau :
- Thực hiện việc đánh giá phân loại vật liệu phù hợp với các nguyên tắc yêu cầu
quản lý thống nhất và yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Ghi chép phản ánh đầy đủ kịp thời số hiện có và tình hình luân chuyển của vật
t hàng hoá cả về giá trị và hiện vật. Tính toán đúng đắn trị giá vốn (hoặc giá
thành) thực tế của vật t, hàng hoá nhập, xuất kho, trị giá vốn của hàng hoá tiêu
thụ, nhằm cung cấp thông tin kịp thời, chính xác phục vụ cho yêu cầu quản lý
doanh nghiệp.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật t hàng hoá, kế
hoạch sử dụng vật t cho sản xuất và kế hoạch bán hàng hoá.
- Tổ chức kế toán phù hợp với phơng pháp kế toán hàng tồn kho, áp dụng đúng
đắn các phơng pháp về kỹ thuật hạch toán vật liệu. Hớng dẫn kiểm tra các bộ
phận, đơn vị trong doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán ban đầu về vật
liệu (Lập chứng từ, luân chuyển chứng từ) mở các sổ thẻ kế toán chi tiết thực
hiện hạch toán vật liệu đúng chế độ đúng phơng pháp quy định nhằm đảm bảo
sự thống nhất trong công tác kế toán cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập
báo cáo tài chính và phân tích hoạt động kinh doanh.
1.2 . Nội dung tổ chức công tác kế toán vật liệu:
1.2.1. Phân loại vật liệu:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử
dụng nhiều loại vật liệu khác nhau, mỗi loại vật liệu đợc sử dụng có nội dung kinh
tế và chức năng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, có tính năng lý hoá khác
nhau. Bởi vậy để quản lý dợc vật liệu đảm bảo có đủ vật liệu phục vụ cho hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp đòi hỏi phải nhận biết từng loại, từng thứ vật
liệu. Mặt khác tổ chức phân loại nguyên vật liệu còn có ý nghĩa rất lớn đối với
công tác kế toán nguyên vật liệu trong quá trình vận dụng các tài khoản lựa chọn
các phơng phơng pháp hạch toán nguyên vật liệu hợp lý. Đồng thừi giúp cho ngời
quản lý doanh nghiệp nhận biết đợc nội dung kinh tế, vai trò chức năng của từng
loại nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó có biện

pháp quản lý, thích hợp đối với từng loại nguyên vật liệu.
- Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị trong doanh nghiệp
sản xuất, nguyên vật liệu đợc chia thành các loại sau:
+ Nguyên liệu, vật liệu chính (Bao gồm cả nửa thành phẩm mua ngoài)
đối với các doanh nghiệp sản xuất nguyên vật liệu chính là đối tợng lao động chủ
yếu cấu thành c bản nên thực thể của sản phẩm nh sắt thép trong doanh nghiệp
chế tạo máy, cơ khí, xây dựng cơ bản , bông trong doanh nghiệp kéo sợi, vải trong
doanh nghiệp may...Đối với nửa thành phẩm mua ngoài trong các doanh nghiệp
dệt cũng đợc coi là nguyên vật liệu chính. Nguyên vật liệu chính dùng vào sản
xuất hình thành nên chi phí vật liệu trực tiếp.
+ Vật liệu phụ: vật liệu phụ chỉ có tác dụng trong quá trình sản xuất chế
tạo sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ
cho việc bảo quản bao gói sản phẩm nh: các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu
nhờn, xà phòng ...
+ Nhiên liệu là loại nhiên liệu phục vụ cho công nghệ sản xuất sản
phẩm cho hoạt động của các phơng tiện máy móc, thiết bị hoạt động trong quá
trình sản xuất kinh doanh nh xăng dầu, than củi, khí ga ...
+ Phụ tùng thay thế: Bao gồm các loại thiết bị phơng tiện đợc sử dụng
trong công việc xây dựng cơ bản ( Cả thiết bị cần lắp, không cần lắp ...)
+ Vật liệu khác: là các loại vật loại ra trong quá trình sản xuất chế tạo
sản phẩm nh : gỗ, sắt, thép vụn hoặc phế liệu thu hồi trong quá trình thanh lý tài
sản cố định.
-Căn cứ vào nguồn gốc vật liệu đợc chia thành.
+ Vật liệu do mua ngoài
+ Vật liệu tự gia công chế biến hoặc thuê ngoài chế biến
+ Vật liệu nhập do nhận vốn góp liên doanh.
Tuỳ thuộc vào đặc điểm của mỗi doanh nghiệp mà có cách phân loại
khác nhau phù hợp với nhu cầu quản lý, thực hiện tốt việc sử dụng vật
liệu một cách có hiệu quả trong sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Đánh giá vật liêụ:

Đánh giá vật liệu là dùng thớc đo tiền tệ để biểu hiện giá trị của vật liệu
theo những nguyên tắc nhất định đảm bảo yêu cầu thực thống nhất.
- Tại sao phải đánh giá vật liệu ?
Trong nền kinh tế thị trờng, giá cả hàng hoá luôn biến động theo quan hệ cung
cầu và nhiều yếu tố khác. Nguyên liệu, vật liệu cũng không nằm ngoài quy luật
đó, chúng cũng luôn có sự biến động. Vì thế việc xác định chính xác giá trị của
nguyên vật liệu xuất dùng vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ đồng thời là
căn cứ để tính chính xác giá thành sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọn. Và
công tác quản lý phải thực hiện nghiêm túc việc đánh giá nguyên liệu, vật liệu.
- Nguyên tắc đánh giá vật liệu.
Theo quy định hiện hành vật t hàng hoá hiện ở doanh nghiệp đợc phản ánh trong
sổ kế toán và báo cáo kế toán theo trị giá vốn thực tế tức là toàn bộ số tiền doanh
nghiệp bỏ ra để có số vật t hàng hoá đó. Song đối với những doanh nghiệp thờng
xuyên có sự biến động về giá cả, khối lợng, chủng loại vật liệu thì có thể sử dụng
giá hạch toán để tính trị giá vốn thực tế của vật liệu xuất kho.ty nhiên dù đánh giá
theo giá hạch toán thì kế toán vẫn phải đảm bảo việc phản ánh tình hình nhập xuất
vật liệu trên các tài khoản, sổ kế toán tổng hợp theo giá thực tế.
1.2.2.1 Đánh giá vật liệu theo giá thực tế:
- Giá thực tế nhập kho:
Trong các doanh nghiệp sản xuất vật liệu đợc nhập từ nhiều nguồn khác nhau nên
giá của chúng trong từng trờng hợp đợc xác định cụ thể nh sau:
+ Đối với vật liệu mua ngoài:
Trị giá vốn thực
tế của hàng mua
nhập kho.
=
Trị giá mua thực tế
của hàng mua
nhập kho.
+

Các khoản chi phí thu
mua( Chi phí vận chuyển,
thuế nhập khẩu nếu có ...)
* Tại doanh nghiệp áp dụng phơng pháp khấu trừ thuế GTGT thì giá trị mua
thực tế là số tiền ghi trên hoá đơn không kể thuế GTGT trừ đi các khoản chiết
khấu, giảm giá, hàng trả lại (nếu có).
* Tại doanh nghiệp áp dụng phơng pháp tính thuế GTGT trực tiếp thì giá
mua thực tế là trị giá thanh toán (gồm cả thuế GTGT) trừ đi các khoản giảm giá
triết khấu và hàng trả lại.
+ Đối với doanh nghiệp tự gia công chế biến:
Trị giá vốn thực
tế vật liệu nhập
kho
=
Giá thực tế của vật
liệu xuất gia công
chế biến
+
Các chi phí gia
công chế biến
+ Đối với vật liệu nhập kho do thuê ngoài gia công chế biến

Giá vốn
thực tế vật
liệu nhập
kho
=
Giá vốn thực tế vật
liệu xuất cho gia
công chế biến

+
Số tiền phải trả cho
đơn vị nhận gia công
chế biến (không có
thuế GTGT
+
Chi phí v/c
vật liệu
+ Đối với vật liệu đơn vị khác góp vốn liên doanh thì giá vốn thực tế vật liệu nhập
kho là giá do hội đồng Liên doanh quyết định.
+ Đối với vật liệu đợc ngân sách, cấp trên cấp, giá vốn thực tế bằng giá thoả
thuận cấp (lấy trong biên bản cấp) cộng chi phí khác nếu có.
+ Đối với phế liệu nhập kho
Giá vốn thực tế = Giá ớc tính (nếu giá trị nhỏ)
Giá vốn thực tế = Giá thực tế tơng đơng trên thị trờng ( nếu giá trị lớn).
+ Vật liệu khác đợc đánh giá theo ớc tính.
-Giá thực tế xuất kho:

×