Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập Lập trình ứng dụng Web Thương mại điện tử sử dụng Wordpress

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 34 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU


LỜI MỞ ĐẦU
Sau khi thực tập tại Công ty Cổ phần Dữ liệu số Thuận An với sự chỉ đạo tận
tình của Thầy giáo Nguyễn Tiến Hưng, và sự giúp đỡ của các anh chị trong công
ty, em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp của mình.
Trong quá trình thực tập tại Công Cổ phần Dữ liệu số Thuận An trải qua việc
tìm hiểu và học tập, do thời gian ngắn và trình độ chuyên môn còn nhiều hạn chế,
kinh nghiệm thực tế chưa có, nên bài báo cáo tổng hợp của em còn nhiều điều
thiếu sót, hạn chế. Em rất mong được sự đóng góp, hướng dẫn của các thầy cô
trong bộ môn, các anh chị trong công ty để em có thể hiểu sâu hơn về công ty cũng
như chọn được đề tài khoá luận phù hợp nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo Nguyễn Tiến Hưng, ban
lãnh đạo của công ty và các anh chị hướng dẫn và các phòng ban khác của Công ty
Cổ phần Dữ liệu số Thuận An đã nhiệt tình hướng dẫn giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này.
Báo cáo thực tập gồm 3 phần chính.
Chương I: Tổng quan về cơ sở thực tập.


Chương II: Nội dung thực tập.
Chương III: Kết quả thực tập.

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP
1.1.


Giới thiệu chung về Công ty.
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN DỮ LIỆU SỐ THUẬN AN
Thành lập: 2010
Người đại diện: Tổng giám đốc Trần Minh Tuấn.
Địa chỉ: Số 1503 Tòa nhà 5A, Lê Đức Thọ, Mai Dịch, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

1.2.

Quá trình hình thành và phát triển.
Công ty Cổ phần Dữ liệu số Thuận An được thành lập vào năm 2010 tại Hà

Nội. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Digital Marketing.
Được thành lập để cung cấp các dịch vụ tư vấn chiến lược, lập kế hoạch, đề án và
triển khai chương trình.
Thuận An luôn lắng nghe những mong muốn và tiếp thu những phản hồi của
đối tác để giúp cho quá trình hợp tác hai bên đi đến kết quả tốt đẹp nhất. Tạo được
lòng tin với doanh nghiệp và giúp bảo vệ cho việc kinh doanh của doanh nghiệp
ngày càng phát triển hơn..


1.3.

Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty.
Trải qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty Cổ phần Dữ liệu số

Thuận An đã trở thành đơn vị cung cấp giải pháp xây dựng thương hiệu, nâng cao
năng lực cạnh tranh, thu hút khách hàng mục tiêu. Khẳng định vị thế của riêng
mình đối với công chúng, phát triển thượng hiệu bền vững.
Bên cạnh đó, Thuận An còn phát triển mạnh về các mảng khác như Dịch vụ
Hosting, Thiết kế Website, Dịch vụ SEO, Quản trị Website,…

Ngay từ khi đi vào hoạt động, Thuận An đã nhanh chóng khẳng định được
uy tín và vị thế trong lòng các đối tác, khách hàng bởi phong cách làm việc chuyên
nghiệp, năng động và sáng tạo. Phát huy mọi nguồn lực của các cá nhân và tập thể,
xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên có đủ năng lực và trình độ để đáp ứng được
những yêu cầu và thách thức mới. Bởi vậy, hoạt động kinh doanh của Thuận An
không ngừng tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, góp phần đảm bảo thu nhập
cho lao động để họ yên tâm gắn bó lâu dài với Công ty.
1.4.

Văn hóa con người.
Thuận An là nơi tập trung những con người không hoàn hảo nhưng mang

trong mình sự đam mê, sự chuyên nghiệp và sẵn sàng làm việc một cách khoa học,
nghiêm túc để đem đến những dịch vụ hoàn hảo cho các khách hàng của mình.
Thuận An sẽ còn tiếp tục phát triển hơn nữa dù chậm nhưng chắc chắn. Tập
thể ban lãnh đạo và các nhân viên của Thuận An luôn chào đón những ứng viên có
năng lực và kinh nghiệm trong sản xuất phần mềm cùng tham gia công ty để cùng
nhau làm việc và cùng phát triển.


CHƯƠNG II: NỘI DUNG THỰC TẬP
I.

Quy trình thiết kế Website
1.1.
Các khái niệm cơ bản
1.1.1. HTML (Hypertext Markup Language) – Ngôn ngữ đánh dấu siêu
văn bản
- HTML là ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo nên các trang Web,
nó chứa các trang văn bản và những thẻ (tag) định dạng cho trình

duyệt Web (web brower) biết làm thế nào để thể hiện các thông tin
trên World Wide Web (WWW). HTML giờ đây trở thành một chuẩn
Internet do tổ chức Would Wide Web Consortium (W3C) duy trì.
Phiên bản mới nhất của HTML là 4.01. Tuy nhiên, hiện nay HTML
không còn được phát triển tiếp, nó được thay thế bằng XHTML.
1.1.2. Ngôn ngữ lập trình Web.
- Ngôn ngữ lập trình Web là ngôn ngữ lập trình (khác với ngôn ngữ
HTML – ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) được sử dụng để hỗ trợ và
tăng cường các khả năng của ứng dụng Web, giúp cho việc điều khiển
các phần tử của trang Web dễ dàng hơn.
- Một số ngôn ngữ lập trình Web thường được dùng là: ASP, ASP.Net,
PHP, JSP,…
1.1.3. WebServer – Trình chủ Web


WebServer là máy tính mà trên đó cài đặt các phần mềm phục vụ
Web, và khi có phần mềm đó cũng được xem như một WebServer.
- Tất cả các WebServer đều có thể biên dịch và chạy các file *.html và
*.htm, tuy nhiên các WebServer lại phục vụ một số kiểu file riêng biết,
ví dụ như IIS của Microsoft dành riêng cho các file *.asp, *.aspx;
Apache dành cho các file *.php, Sun Java System web server của
SUN dành riêng cho các file *.jsp.
1.1.4. Database server – Trình chủ CSDL
- Database server là máy tính mà trên đó có cài đặt một hệ quản trị
CSDL (HQTCSDL) nào đó, ví dụ như SQL Server, MySQL, Oracle,

1.1.5. Web browser – Trình duyệt Web
- Trình duyệt Web là một ứng dụng tương ứng với máy tính của người
dùng, cho phép người dùng cập nhật và xem thông tin trên các trang
Web. Các trình duyệt Web thông dụng hiện nay là: Internet Explorer,

Netspace, FireFox, Opera, Safari,…
1.1.6. URL (Uniform Resourcr Locator) – Tài nguyên trên Internet
- URL là tài nguyên trên Internet. Sức mạnh của Web là khả năng tạo ra
các liên kết siêu văn bản đến các thông tin có liên quan. Những thông
tin này có thể là những trang web khác, hình ảnh, âm thanh,…
- Những liên kết này thường được biểu diễn bằng những chữ màu xanh
có gạch dưới. Các URL có thể truy xuất qua một trình duyệt
(browser).
-

VD: Một URL có dạng />Trong đó:
o http: là giao thức
o là địa chỉ máy chứa tài nguyên.
o index.html là tên đường dẫn đến máy chứa tài nguyên
- Nhờ địa chỉ URL mà chúng ta có thể truy cập tới các trang web khác
nhau
1.1.7. HTTP (Hypertext Transfer Protocol) – Giao thức truyền siêu văn
bản
- HTTP là một trong các giao thức chuẩn về mạng Internet, được dùng
để trao đổi thông tin giữa WebServer và người dùng (WebClient)
thông qua mạng máy tính.
-


HTTP được sử dụng thông qua URL, với cấu trúc chuỗi có định dạng
như sau: http://<host>[:][[?query]]
1.1.8. Cơ chế Web
- Cơ chế Web là cơ chế tương tác giữa người dùng – thông qua trình
duyệt Web và WebServer
-


+ Cơ chế tương tác từ người dùng với WebServer
II.
2.1.
-

-

2.2.
-

-

Tìm hiểu về WordPress
Tổng quan về một Website
Với một website thông thường, nó sẽ bao gồm các thành phần sau:
+ Giao diện (Front-end): Là những gì chúng ta thấy nó hiển thị ra bên
ngoài như bố cục, màu sắc của website. Phần này chúng ta gọi là giao
diện và nó được xếp vào loại Front-end của một website.
+ Mã nguông xử lý (Backend): Giống như một cỗ máy, để nó hoạt động
được như những gì chúng ta thấy thì phải có một hệ thống bên trong xử
lý. Ví dụ khi vào website bạn ấn nút đăng ký, làm sao hệ thống có thể lưu
trữ các thông tin của bạn lại thì sẽ do các mã nguồn xử lý.
+ Cơ sở dữ liệu (Database): Với các website hiện nay thì sẽ có một phần
không thể thiếu gọi là cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu sẽ lưu lại dữ liệu mềm
của website đó như dữ liệu bài viết, nội dung trên trang web, hay các
thiết lập,…Còn mã nguồn chỉ lưu trữ các tập tin của mã nguồn, tập hình
ảnh.
Như vậy để xây dựng được một website, chúng ta phải làm 3 phần này
với tốc độ phức tạp cao và yêu cầu bảo mật khắt khe. Thế nhưng với sự

hỗ trợ của WordPress, công việc này đã được làm sẵn và chúng ta chỉ
việc sử dụng cho nó chạy.
WordPress là gì?
WordPress là một phần mềm nguồn mở (Open Source Software) được
viết bằng ngôn ngữ lập trình Website PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở
dữ liệu MySQL; cũng là bộ đôi ngôn ngữ lập trình website thông dụng
nhất hiện nay. WordPress được ra mắt đầu tiên vào ngày 27/5/2003 bởi
tác giả Matt Mullenweg và Mike Little. Hiện nay WordPress được sở hữu
và phát triển bởi công ty Automatic có trụ sở tại San Francisco, Califonia
thuộc hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
WordPress là một mã nguồn mở bằng ngôn ngữ PHP để hỗ trợ tạo blog
cá nhân, và nó được rất nhiều người sử dụng ủng hộ về tính dễ sử dụng,


-

nhiều tính năng hữu ích. Qua thời gian, số lượng người sử dụng tăng lên,
các công tác viên là những lập trình viên cũng tham gia đông đảo để phát
triển mã nguồn WordPress có thêm những tính năng tuyệt với. Và cho
đến thời điểm hiện nay, WordPress đã được xem như là một hệ quản trị
nội dung (CMS – Content Management System) vượt trội để hỗ trợ người
dùng tạo ra nhiều thể loại website khác nhau như blog, website tin tức/
tạp chí, giới thiệu doanh nghiệp, bán hàng – thương mại điện tử, thậm chí
với các loại website có độ phức tạp cao như đặt phòng khách sạn, thuê
xe, đăng dự án bất động sản,…Hầu như mọi hình thức website với quy
mô nhỏ và vừa đều có thể triển khai trên nền tảng WordPress.
Nhưng như thế không có nghĩa là WordPress chỉ thích hợp với các dự án
nhỏ, mà hiện nay có tới khoảng 25% website trong danh sách 100
website lớn nhất thế giới sử dụng mã nguồn WordPress. Ví dụ như trang
tạp chí TechCrush, Mashable, CNN, BBC America, Variery, Sony Music,

MTV News, Bata, Quartz,…

-

WordPress ban đầu chỉ là phần mềm tối ưu cho nền tảng blog – sau đó
phát triển thêm tính năng – trở thành loại CMS – Content Managenment
System – Tức là Hệ Thống Quản trị Nội dung – Cho phép tạo ra những
Website phức tạp chứ không chỉ là dạng Blog thông thường. CMS –
chiếm hơn 50% số Websites toàn cầu (trong đó có 30% của WordPress)

-

Rất nhiều CMS khác viết bằng PHP như Joomla, Drupal, Magento… mỗi
loại có ưu nhược điểm khác nhau:

+ Drupal hỗ trợ các hệ thống CMS mạnh & phức tạp – thường là các hệ
thống xuất bản nội dung lớn như Entertainment Weekly, Taboola..
+ Magento hỗ trợ Các trang thương mại điện tử mạnh…
+ Joomla là CMS trước đây được đánh giá mạnh hơn WordPress, nhưng
hiện nay đã phát triển chậm lại và không còn phổ biến.
-

2.3.

WordPress bùng nổ vì tính linh động và dễ dùng và được phát triển & hỗ
trợ liên tục bởi một cộng đồng khổng lồ. Mặt khác chi phí phát triển &
vận hành Website WordPress rất tốt so với bất kỳ CMS nào khác.
Những thành tựu của WordPress



Khi tìm hiểu về WordPress, sẽ thật sự tự hào khi biết rằng mã nguồn mà
mình đang tim hiêu có những thành tựu rất vượt bậc và là một mã nguồn
CMS mở phổ biến nhất hành tinh. Để kiểm chứng điều này, ta cần biết
rằng:
o Trên thế giới, có khảng 25 bài viết được đăng lên các website sử
dụng WordPress mỗi giây
o Số lượng website làm bằng WordPress chiếm 27% tổng số lượng
website trên thế giới
o Trong số 100% các website sử dụng mã nguồn CMS, WordPress
chiếm 60%
o Phiên bản WordPress 4.0 đạt hoen 16 triệu lượt tải chỉ sau khoảng
hai tháng.
o WordPress đã được dịch sang 169 ngôn ngữ khác nhau, bao gồm
phiên bản Tiếng Việt được dịch đầy đủ.
o Chỉ tính các giao diện (theme) miễn phí trên thư viện WordPress
.org thì đã có hoen 2700 themes khác nhau
2.4.
Lý do nên sử dụng WordPress để lập trình Website
2.4.1. Dễ sử dụng
- WordPress được phát triển nhằm phục vụ đối tượng người dùng phổ
thông, không có nhiều kiến thức về lập trình website nâng cao. Các thao
tác trong WordPress rất đơn giản, giao diện quản trị trực quan giúp có thể
nắm rõ cơ cấu quản lý một website WordPress trên host (máy chủ) riêng
của mình và tự vận hành nó sau vài cái click.
2.4.2. Cộng đồng hỗ trợ đông đảo
- Là một mã nguồn CMS mở phổ biến nhất thế giới, điều này cũng có
nghĩa là chúng ta sẽ được cộng đồng người sử dụng WordPress hỗ trợ các
khó khăn gặp phải trong quá trình sử dụng.
2.4.3. Nhiều gói giao diện có sẵn
- Tuy WordPress rất dễ sử dụng, nhưng việc tự tay thiết kế một giao diện

website cho mình dựa trên WordPress không hề đơn giản và vẫn cần một
kiến thức chuyên môn nhất định. Tuy nhiên hệ thống giao diện dành cho
WordPress cực kỳ phong phú nên chúng ta có thể sử dụng chúng
2.4.4. Nhiều plugin hỗ trợ
- Plugin mở rộng nghĩa là một thành phần cài đặt thêm vào WordPress để
giúp nó có thêm nhiều tính năng cần thiết, ví dụ chúng ta cần tính năng
làm trang bán hàng cho WordPress thì cài thêm plugin WooCommerce.
Với lợi thế là người sử dụng đông đảo, nên thư viện của WordPress cũng
-


cực kỳ phong phú lẫn trả phí và miễn phí, hầu hết các tính năng thông
dụng chúng ta đều có thể tìm thấy thông qua plugin.
2.4.5. Dễ phát triển cho lập trình viên
- Nếu chúng ta am hiểu về việc làm website như thành thạo HTML, CSS,
PHP thì có thể rất dễ dàng mở rộng WordPress của bạn với rất nhiều tính
năng vô cùng có ích. Cách phát triển cũng rất đơn giản vì WordPress là
một mã nguồn mở nên có thể dễ dàng hiểu được cách hoạt động của nó
và phát triển thêm các tính năng.
- Với hàng nghìn hàm (function) có sẵn của nó, chúng ta có thể thoải mái
sử dụng, cũng có thể thay đổi cấu trúc của một hàm với filter hook và hầu
như quy trình làm việc của một lập trình viên chuyên nghiệp có thể ứng
dụng dễ dàng vào WordPress.
2.4.6. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ
- Mã nguồn WordPress hiện tại có rất nhiều gói ngôn ngữ đi kèm, bao gồm
Tiếng Việt. Mặc dù trong mỗi giao diện hay plugin đều có ngôn ngữ riêng
nhưng bạn có thể dễ dàng tự dịch lại nó với các phần mềm hỗ trợ
2.4.7. Có thể làm nhiều loại website
- Dùng WordPress không có nghĩa là chúng ta chỉ có thể làm blog cá nhân,
mà còn có thể biến website thành một trang bán hàng, một website giới

thiệu công ty, một tờ tạp chí online bằng việc sử dụng kết hợp các theme
và plugin với nhau. Tuy nhiên để làm được, chúng ta nên chắc chắn là đã
hiểu được WordPress chứ đừng vội.
2.5.
Thành phần của một Website WordPress.
- Với Web động nói chung, có 3 thành phần:
+ Source Code: cỗ máy vận hành mọi hoạt động của Website (viết bằng
PHP, Java, .NET, Python…)
+ Database: Cơ sở dữ liệu, được quản lý bởi các phần mềm quản trị
CSDL như MySQL, SQL Server, Oracle…
+ Data: thường chia thành Text Data (dạng văn bản) và Media Data: như
hình ảnh, video, tập tin khác (pdf, word, rar, zip…)
- Vậy với Website WordPress chũng ta cũng có:
+ Source Code: bao gồm WordPres Core + Theme + Plugins
+ Database: chạy trên MySQL
+ Data: gồm Text Data (bài viết, links…) và Media Files (ảnh, file âm
thanh, video, .xml, .sql, .pdf, file nén .zip, .rar…)
2.5.1. Data WordPress Website
- Data WordPress Website được lưu trữ theo hai cách:


1.
2.

Text Data lưu trữ ngay trên Database ở MySQL: bao gồm dữ liệu bài
viết, links, các option…
Media Files chứa trong thư mục wp-content/uploads
Ví dụ văn bản post/page sẽ được lưu trữ trên Table wp_posts, nội
dung comment lưu trữ trên table wp_comments,…


Hình 1.Table wp_posts được lưu trữ trên database
-

Bình thường để truy cập văn bản lưu trữ trên MySQL chúng ta phải dùng
dòng lệnh
Nhưng hiện nay hầu hết đều truy cập và xử lý MySQL bằng các phần
mềm giao diện đồ họa trực quan, nội bật nhất là phpMyAdmin – được
tích sẵn trên cPanel

Hình 2. File phpMyAdmin
-

Nếu dùng VPS, chúng ta phải cài phpMyAdmin mới truy cập được


Hình 3.Table wp_options trong database
2.5.2. WordPress Core.
- Trong các hệ thống

-

-

-

mã nguồn CMS – thì phần Core là cỗ máy mẹ vận
hành mọi thứ - được phát triển để đảm bảo mọi tính năng trọng yếu nhất
của CMS. Nó được cập nhật thường xuyên để fix lỗi bảo mật – tănghiệu
năng hoặc thêm các tính năng mới !
Phần Core được giữ độc lập với phần Front-End – tức giao diện hiển thị

và xử lý bên ngoài Websites mà người dùng nhìn thấy (Phần này gọi là
Theme hay Template)
WordPress Core hay Nhân WordPress – là tất cả các files ngoài Theme,
Plugins và các file khác được người dùng thêm vào.
WordPress Core được phát triển và quản lý bởi công ty đứng sau
WordPress là Automattic.
Tất nhiên vì là mã nguồn mở nên việc phát triển WordPress Core có sự
tham gia đóng góp của cộng đồng cả triệu lập trình viên khắp thế giới !
Ngày 06/12/2018 thì phiên bản chính thức của WordPress thế hệ thứ 5
(5.x.x) có tên Bebo đã ra mắt. Thay đổi lớn nhất là chính thức dùng
Gutenberg Editor làm Editor mặc định. (Chúng ta có thể chọn dùng
Editor cũ bằng cách cài plugin Classic Editor)
Với mỗi phiên bản WordPress, các files của WordPress Core không đổi
và theo nguyên tắc các plugin/theme khi hoạt động cũng không thay đổi
các file thuộc WordPress Core.


Hình 4. Các file trong WordPress Core
-

-

-

-

-

Các phần mềm Malware mạnh thường lây lan bằng cách chèn code vào
các files WordPress Core hoặc thêm vào các thư mục của WordPress

Core một số files mới.
Nên khi Website bị nhiễm viruses – thay toàn bộ code với WordPress
Core gốc tải về từ WordPress.org sẽ giúp chúng ta phục hồi code
Websites sạch sẽ.
Các files của WordPress Core hiếm khi cần phải chỉnh sửa, WordPress đã
cung cấp giải pháp mở rộng và thay thế các tính năng mặc định bằng
Action và Filter.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cần thay đổi, hầu hết là thêm một số
khai báo vào wp-config.php để thay đổi các giá trị mặc định của
WordPress. Công việc thường làm nhất là chỉnh thông số RAM tối đa mà
PHP dùng cho tác vụ của WordPress.
Khi cài đặt WordPress hoặc tải từ WordPress.org chúng ta sẽ có 3 phần
sau:
o WordPress Core


Các themes do Automattic phát triển (tên gọi tính từ 1,2… hiện
nay là Twenty Nineteen): Vì WordPress phải có theme mới hoạt
động. Các theme của Automattic rất đơn giản nên sau khi cài
theme cần dùng – ta xóa chúng đi để khỏi phải nhận các thông báo
về update phiên bản.
o Các plugins do Automattic phát triển: mặc định sẽ được cài
Atkismet – plugin chống spam số 1 hiện nay và Hello Dolly (tên
một bài hát kinh điển) – một plugin được thêm vào chỉ để
WordPress kiểm tra xem có cài và kích hoạt plugin được không.
2.5.3. Theme và Plugins
2.5.3.1.
Theme là gì?
- Theme – Giao diện là phần bắt buộc cần phải có của Website WordPress
– nó điều khiển mọi thứ ở Front-End – tức phần mà chúng ta thấy khi vào

Websites.
- Ở các CMS hay phần mềm khác, Themes còn được gọi là Templates (như
Joomla, Drupal…)
- Một site WordPress bắt buộc phải có theme mới hoạt động được
- Theme được chứa trong thư mục wp-content/themes/. Chúng ta có thể cài
vô số themes trên 1 website, nhưng tại một thời điểm chỉ có thể kích hoạt
một theme duy nhất – và theme này xử lý mọi hoạt động của Website.
Các theme khác không được kích hoạt nên chẳng ảnh hưởng gì đến
Website (dù chúng ta vẫn có thể nhận thông báo về cập nhật nếu chúng
có phiên bản mới).
o


Hình 5.Theme trong WordPress
-

-

-

-

-

Các theme được phát triển để xử lý hai phần: Thiết kế và Tính năng
o Phần Thiết kế: xử lý việc hiển thị Front-End: gồm layout, các
thành phần nội dung khác (Menus, Widgets)…màu sắc, font chữ,
các hiệu ứng
o Phần Tính năng: các chức năng trên Website (ví dụ sắp xếp một bài
viết, giới hạn số bài ở trang chủ…)

Tính năng của Theme được lập trình trong file functions.php và các file
khác được khai báo trong file functions.php này
Files functions.php là nơi chúng ta gọi các tính năng của WordPress Core
hoặc bổ sung các tính năng mà nó chưa hỗ trợ
2.5.3.2.
Plugins là gì?
Plugins – hay ở nhiều CMS khác gọi là extension/modules: là phần mở
rộng có thể cài thêm vào WordPress để bổ sung hoặc mở rộng tính năng
mà WordPress Core hay theme không hỗ trợ
Có thể nói Plugins là vũ khí trang bị để hỗ trợ thêm chức năng cho
theme, và đa số các plugin có thể hoạt động tốt với nhiều theme khác
nhau, miễn là trong theme không có tính năng nào xung đột với tính năng
của plugin
Khác với Theme – Website WordPress có thể hoạt động không cần có
plugin nào được kích hoạt.


-

-

-

-

-

-

Plugin thường dùng: YoastSEO: Yoast SEO giúp khai báo các nội dung

của Website theo đúng chuẩn Schema Markup để bot của các công cụ tìm
kiếm có thể dễ dàng dò và đánh giá chỉ mục cho nội dung của Website,
nhờ đó khả năng hiển thị trên các trang tìm kiếm tốt hơn. YoastSEO cũng
hỗ trợ viết bài chuẩn SEO bằng cách tính toán mật độ từ khóa – thẻ
heading… trong bài viết theo đúng các tiêu chuẩn khuyên dùng của bộ
máy tìm kiếm Google…
Những tính năng này WordPress Core và hầu như không theme nào có
sẵn
2.5.3.3.
Khác biệt giữa Plugins và Functions (functions.php)
Như đã nói, để bổ sung tính năng mà WordPress Core không hỗ trợ,
chúng ta có thể code thêm trong theme qua file functions.php (hoặc qua
các files khác rồi khai báo vào file functions.php). Plugins cũng làm công
việc tương tự như những gì functions.php làm
Vậy khi nào dùng plugins, khi nào dùng functions.php?
o Functions.php nằm trong theme, nên nó chỉ đi kèm với theme đó
thôi. Khi thay theme khác, tính năng đó sẽ mất
o Plugins độc lập với Theme, nên chúng ta có thể cài ở bất kỳ
website dùng theme nào, miễn tính năng của nó không xung đột
với tính năng có trên functions.php của theme. Vì vậy, nếu bạn cài
một plugin trên Website thì có thay theme khác, tính năng vẫn còn.
Bất kỳ người dùng nào cũng có thể tạo ra một plugin để phục vụ cho nhu
cầu riêng của mình và họ có thể Upload lên WordPress Repository để
mọi người dùng plugin đó miễn phí
Plugins giúp tích hợp vào Website mọi thứ mà người dùng có thể nghĩ ra
được, từ một tính năng cỏn con như thêm một icon vào menu đến những
tính năng phức tạp như Hệ thống quản lý và booking nhà hành – khách
sạn!



Hình 6. Các Plugins trong WordPress
Có thể nói, Plugins chính là nhân tố giúp WordPress trở thành CMS phổ
biến nhất thế giới hiện nay
2.5.4. Giới thiệu về WordPress Repository
- WordPress Repository – Hay còn gọi là Kho – Thư viện WordPress, là
nơi chứa các Themes, Plugins miễn phí mà cộng đồng phát triển
WordPress chia sẻ cho người dùng!
- Các themes và plugins có trên WordPress Repository bạn có thể cài và
update trực tiếp trên Website của mình (DashBoard/ Appearance/ Themes
-> Add New hay Dashboard/ Plugins/ Add new).
2.5.5. Theme trên WP Repository
- Hàng triệu theme miễn phí, những theme này thường rất nhẹ – chuẩn
SEO nhưng tính năng không mạnh như các theme thương mại.
-


Hình 7 .Theme trên WP Repository
-

2.5.7.
-

Hiện nay, nhiều nhà phát triển nổi tiếng bắt đầu cung cấp theme miễn phí
trên WP Repository và sau đó phát triển các plugin trả phí để bổ sung
tính năng cho theme, tiêu biểu như Astra, GeneratePress, OceanWP, Page
Builder Framework, hay Hestia theme….
Plugins trên WP Repository
So với Themes thì Plugins miễn phí trên WP Respository được dùng phổ
biến hơn.



-

2.5.8.
-

Hầu như mọi thứ bạn cần cho Website WordPress đều có thể được đáp
ứng bởi hàng chục plugins tại đây.
Các nhà phát triển thường lớn thường duy trì song song 2 phiên bản Free
& Premium, nhưng với người dùng bình thường bản Free đã đáp ứng khá
tốt.
Cách chọn Themes và Plugins trên WP Reposity
Mỗi nhu cầu của bạn thường có hàng chục theme, plugin đáp ứng được.
Ví dụ bạn cần plugin để backup & restore WordPress, gõ chữ backup vào
ô tìm kiếm, gần chục cái tên phổ biến và được đánh giá cao sẽ hiện ra để
cài hoàn toàn free:

Hình 8. Các Themes và Plugins trên WP Reposity
Để chọn cái tốt nhất cần quan tâm tới các yếu tố sau:
-

Reviews: tỷ lệ rating cao và số lượng rating cho biết mức độ hài lòng của
người dùng. Tuy vậy ở đây cũng có những kẻ trời ơi đất hỡi cho những
đánh giá vô lý: 1 hoặc 2 sao chỉ vì plugin không có tính năng họ muốn.
Nên rất ít plugin được 5 hay 4 sao tuyệt đối trừ các plugin ít người dùng
– ít người đánh giá.


Tình trạng cập nhật: nhiều plugin rất tốt nhưng đã vài năm không cập
nhật, bạn nên tìm plugin tương tự nhưng cập nhật thường xuyên để đảm

bảo về bảo mật và tương thích với các phiên bản mới của WordPress.
- Chọn cái vừa đủ đáp ứng yêu cầu của bạn: có rất nhiều theme, plugin
cùng tính năng. Nhưng nếu bạn chọn cái nhiều tính năng mình không cần
– sẽ làm website nặng nề rối rắm hơn.
2.5.9. Hạn chế của Themes và Plugins từ WP Respository
- Hạn chế thường gặp nhất là bạn nhận được rất ít support kỹ thuật.
- Nhiều người dùng cho nhà phát triển 1, 2 sao kèm những đánh giá khó
nghe chỉ vì họ không hỗ trợ kỹ thuật hoặc phản hồi chậm.
- Đa số người dùng thường thích than phiền – thắc mắc trong khi họ không
bỏ thời gian để search trên mạng hoặc xem Tài liệu rất rõ ràng được tác
giả cung cấp sẵn.
- Chúng ta bắt buột phải chấp nhật việc thiếu support trực tiếp từ tác giả –
chẳng ai đủ thời gian để cầm tay chỉ việc cả ngàn người.
- Nếu muốn được tác giả trực tiếp support kỹ thuật – hãy mua bản trả phí
hoặc dùng các plugin trả phí khác có cùng tính năng!
2.6.
Phân biệt WordPress.org (self-host) và WordPress.com
2.6.1. Về WordPress.com
- Rất đơn giản – WordPress.com là Dịch vụ Tạo Website WordPress do
công ty sở hữu WordPress là Automattic cung cấp.
- Dịch vụ này cho phép người dùng tạo Website WordPress trên hệ thống
máy chủ của Automattic.
-

Dịch vụ này bao gồm miễn phí & trả phí.
- Gói miễn phí cho phép tất cả mọi người đăng ký – không giới hạn số
lượng nhưng tài nguyên phần máy chủ rất yếu – chỉ cho phép cài một vài
theme, plugin ít tính năng. Dùng cho vui vì Website dạng này rất chuối.
- Gói trả phí (VIP) cực mạnh mẽ – được quản lý & hỗ trợ kỹ thuật bởi
những chuyên gia số 1 về WordPress tại Automattic – Nhưng chi phí cực

đắt.
- Hiện nay nhiều khách hàng lớn đang dùng gói VIP của WordPress.com là
BBC, CBS, Fortune, CNN, Retuers, Volfswagen, Sony….
2.6.2. Về WordPress.org
-

WordPress.org là dịch vụ phần mềm WordPress miễn phí – Hay còn gọi
là WordPress Seft-Host – tức người dùng tải mã nguồn WordPress về
dùng trên Hosting của mình, chẳng có bất kỳ sự quản lý nào của
Automattic.


-







WordPress.org chính là WordPress mà chúng ta đang dùng, là thứ đang
chiếm lĩnh gần 30% số lượng Websites toàn cầu. Ngoài mã nguồn còn có
những phần khác để khai thác thoải mái:

WP Repository: Kho WP themes & plugins miễn phí khổng
lồ giới thiệu ở trên
WP Codex: Thư viện tài liệu WordPress – mọi thứ bạn cần
biết để dùng – phát triển WordPress đều có ở đây
WP Forum: trao đổi mọi thứ về WordPress
WP Showcase: giới thiệu các Website nổi bật dùng

WordPress, đủ thể thoại để bạn tham khảo.
Cộng đồng người dùng – chia sẻ kiến thức & thủ thuật –
Nguồn Themes & Plugins cực kỳ chất lượng cả Free lẫn Thương mại. Đây mới
là thứ đáng giá nhất giúp WordPress trở thành mã nguồn số 1 trong thế giới
web.
Xây dựng trang web thương mại điện tử, sử dụng phần mềm

III.

WordPress.


Mục tiêu của hệ thống
Đối với khách hàng



Xây dựng website nhằm đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng kể cả



những khách hàng khó tính nhất.
Với việc áp dụng các tính năng của CNTT trên website chúng tôi sẽ đưa

3.1.

ra danh sách những sản phẩm được bán chạy nhất, những sản phẩm mới
nhất nhằm quảng bá và định hướng cho khách hàng những sản phẩm chất



lượng, phù hợp với nhu cầu của mình.
Cùng với chức năng đặt mua và hình thức thanh toán nhanh nhất, website
sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho việc chọn và mua. Việc mua và bán sẽ



thuận tiện hơn chỉ với một click chuột.
Website cung cấp nguồn thông tin về sản phẩm rõ nguồn gốc, xuất sứ.



Đảm bảo chất lượng tất cả các mặt hàng.
Chức năng tìm kiếm sản phẩm cũng giúp khách hàng có lựa chọn thuận
tiện, nhanh chóng để mua được sản phẩm mình cần nhanh nhất.




Đối với người quản trị hệ thống
− Có thể dễ dàng cập nhật những sản phẩm hot, bán chạy nhất theo xu

hướng khách hàng.
− Dễ dàng quản lý sản phẩm.
− Quản lý đơn hàng, cập nhật được trạng thái đơn hàng.
− Phải có cơ chế đăng nhập để xác định người có quyền hạn mới có thể

đăng nhập vào hệ thống quản trị của website.
− Xem, xóa được danh sách tài khoản khách hàng.
3.2.


Phạm vi của hệ thống

STT

Đối tượng

1

Khách vãn lai

2

Thành viên

3

Admin

Vai trò, quyền hạn
Thực hiện xem hàng, tìm kiếm sản phẩm,
thêm được hàng vào giỏ hàng.
Thực hiện xem hàng, thêm được hàng vào
giỏ hàng, tìm kiếm sản phẩm, đặt hàng,
xem các đơn hàng của mình, thông tin cá
nhân của mình.
Có mọi quyền hạn.

Bảng 1: Người sử dụng hệ thống
3.3.


Đối tượng của Website

Webiste được xây dựng với 3 đối tượng chính:




Khách vãng lai.
Khách là thành viên của hệ thống.
Admin (quản lý toàn bộ hệ thống).


3.4.


Chức năng của hệ thống

Đối với khách vãng lai
Xem thông tin sản phẩm



Miêu tả

Chức năng xem thông tin cho phép khách vãng lai có thể xem thông
tin tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, hình ảnh của sản phẩm …

Đầu vào

Người dùng click vào sản phẩm muốn xem thông tin.


Xử lý

Tìm kiếm sản phẩm trong CSDL.

Xuất

Hiển thị ra thông tin của sản phẩm cho người dùng.

Bảng 2: Mô tả chức năng xem thông tin sản phẩm
Thêm sản phẩm vào giỏ hàng



Miêu tả

Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng cho phép khách vãng lai
thêm 1 sản phẩm vào giỏ hàng.

Đầu vào

Người dùng click vào nút thêm vào giỏ hàng tương ứng với sản
phẩm mong muốn.

Xử lý

Thêm sản phẩm vào SESSION lưu thông tin giỏ hàng.

Xuất


Hiển thị giỏ hàng.

Bảng 3: Mô tả chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng


Miêu tả

Tìm kiếm sản phẩm
Chức năng cho phép khách vãng lai tìm kiếm 1 loại sản phẩm nào
đó.


Đầu vào

Người dùng nhập thông tin muốn tìm kiếm vào ô tìm kiếm theo tên,
nhà sản xuất, danh mục hoặc giá trên giao diện sau đó bấm Search.

Xử lý

Hệ thống sẽ tìm kiếm các thông tin trong CSDL.

Xuất

Hiển thị thông tin kết quả tìm kiếm được cho người dùng.

Bảng 4: Mô tả chức năng tìm kiếm sản phẩm


Tạo mới tài khoản(Đăng ký)


Miêu tả

Chức năng tạo tài khoản cho phép người dùng vãng lai có thể tạo
mới tài khoản với hệ thống E-Shopper.

Đầu vào

Người dùng cung cấp các thông tin cần thiết để tạo tài khoản.

Xử lý

- Hệ thống sẽ kiểm tra xem các thông tin nhập vào đã đúng định
dạng hay chưa?
- Sau khi kiểm tra tất cả các thông tin đã đúng thì sẽ thực hiện thêm
mới bản ghi vào CSDL lưu trữ thông tin của người dùng.

Xuất

Thông báo cho người dùng tạo thành công tài khoản và có thể dùng
tài khoản này để đăng nhập vào hệ thống E-Shopper.

Bảng 5: Mô tả chức năng tạo tài khoản mới


Đối với khách hàng đã có tài khoản với hệ thống


Xem thông tin sản phẩm

Miêu tả


Chức năng xem thông tin cho phép khách vãng lai có thể xem thông
tin tên sản phẩm, tên nhà sản xuất, hình ảnh của sản phẩm …

Đầu vào

Người dùng click vào sản phẩm muốn xem thông tin.

Xử lý

Tìm kiếm sản phẩm trong CSDL.


Xuất

Hiển thị ra thông tin của sản phẩm cho người dùng.

Bảng 6: Mô tả chức năng xem thông tin sản phẩm
Thêm sản phẩm vào giỏ hàng



Miêu tả

Chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng cho phép khách vãng lai
thêm 1 sản phẩm vào giỏ hàng.

Đầu vào

Người dùng click vào nút thêm vào giỏ hàng tương ứng với sản

phẩm mong muốn.

Xử lý

Thêm sản phẩm vào SESSION lưu thông tin giỏ hàng.

Xuất

Hiển thị giỏ hàng.

Bảng 7: Mô tả chức năng thêm sản phẩm vào giỏ hàng


Tìm kiếm sản phẩm

Miêu tả

Chức năng cho phép khách vãng lai tìm kiếm 1 loại sản phẩm nào
đó.

Đầu vào

Người dùng nhập thông tin muốn tìm kiếm vào ô tìm kiếm theo tên,
nhà sản xuất, danh mục hoặc giá trên giao diện sau đó bấm Search.

Xử lý

Hệ thống sẽ tìm kiếm các thông tin trong CSDL.

Xuất


Hiển thị thông tin kết quả tìm kiếm được cho người dùng.

Bảng 8: Mô tả chức năng tìm kiếm sản phẩm


Miêu tả

Tạo mới tài khoản(Đăng ký)
Chức năng tạo tài khoản cho phép người dùng vãng lai có thể tạo
mới tài khoản với hệ thống E-Shopper.


×