Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Báo cáo thực tập tại kênh truyền hình quốc hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.14 KB, 34 trang )

Lời Nói Đầu
Truyền hình là một loại hình báo chí bao gồm cả hình và tiếng đưa đến cho
người xem một cách nhanh nhất về đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội trong và ngoài
nước. Không chỉ là phương tiện cung cấp thông tin hàng ngày mà Truyền hình còn
luôn đổi mới lôi cuốn người xem với những chương trình đặc sắc như: Bình luận
các chuyên đề, ca nhạc, bóng đá, phóng sự, phim tài liệu… Đặc biệt là những
chương trình giải trí, gameshow với Truyền hình.
Truyền hình là một tờ báo hình có độc giả đông nhất, với đủ mọi lứa tuổi, mọi
tầng lớp tri thức trong xã hội. Không chỉ phục vụ khán giả cả nước, phổ biến tận
vùng sâu vùng xa, mà Truyền hình Việt Nam còn mang thông tin đến với những
người con sống xa Tổ quốc. Bên cạnh đó Truyền hình còn có thể đưa ta đến các
nước trên thế giới, cho ta biết được những phong tục tập quán, đời sống kinh tế xã
hội của các nước. Nhằm nâng cao vốn hiểu biết về thế giới bên ngoài.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, chính vì vậy Truyền Hình Việt
Nam đã từng bước thay đổi nhằm nâng cao chất lượng các chương trình truyền
hình về nội dung và kĩ thuật, để phục vụ nhân dân và bắt kịp Truyền hình trên thế
giới, trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân Việt Nam.
Để có một chương trình Truyền hình phát sóng hoàn chỉnh với nội dung phù
hợp thì phải trải qua rất nhiều công đoạn, tốn rất nhiều sức biên tập và kĩ thuật
viên: Từ khâu viết kịch bản, quay phim, dựng hậu kì… đòi hỏi sự tìm tòi óc sáng
tạo của những người làm truyền hình để có một sản phẩm đầy đủ về mọi mặt nội
dung làm cho người xem hiểu và cảm nhận được chương trình…


Được sự giúp đỡ và đồng ý của lãnh đạo Đài Tiếng nói Việt Nam, tôi đã được thực
tập tại phòng Thư kí – Biên tập thuộc Kênh Truyền Hình Quốc Hội – Đài Tiếng nói
Việt Nam. Trong thời gian thực tập ở đây, tôi đã được làm quen và học hỏi được rất
nhiều từ những nhà báo, phóng viên, những người có lòng yêu nghề và chuyên
môn cao trong chuyên ngành truyền hình. Qua đó, trong quá trình thực tập tôi đã
được thực tế trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc mới và có nhiều sự
khác lạ so với môi trường trước đây; cũng từ đó thấu hiểu thêm được sự năng


động, vất vả của người làm báo, đặc biệt trong lĩnh vực truyền hình. Đây là cơ hội
tốt để tôi có cơ hội được mở mang thêm nhiều kiến thức, vận dụng những lý thuyết
đã được giảng dạy vào thực tế công việc để tự mình củng cố và nắm chắc hơn,
nhằm nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân. Đồng thời, qua đợt thực tập đã
giúp tôi có cái nhìn và thái độ đúng đắn hơn đối nghề báo, và con đường mà mình
đang theo đuổi. Đây có thể coi là những bước đầu tiên để tôi học hỏi và đúc kết
cũng như trau dồi thêm được nhiều kinh nghiệm quí báu cho quá trình công tác sau
này của bản thân. Sau một tháng thực tập tại Kênh Truyền Hình Quốc Hội trực
thuộc Đài tiếng nói Việt Nam, đến ngày 20/05/2016 tôi đã hoàn thành quá trình
thực tập. Tôi xin báo cáo kết quả thực tập đợt I thời gian qua như sau:

2


I. GIỚI THIỆU VỀ CƠ CẤU VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA
TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI VIỆT NAM
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam
(QHVN)
a. Lịch sử hình thành và vai trò, nhiệm vụ của Kênh Truyền hình Quốc
Hội Việt Nam
Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Đài
Tiếng nói Việt Nam, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền các hoạt động của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và kết nối tiếng nói cử tri trên cả nước nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội và phát huy quyền làm chủ đất nước
của người dân.
Truyền hình Quốc Hội Việt Nam là Kênh truyền hình chính thống, chuyên
biệt, có nhiệm vụ:
- Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước tới mọi người
dân Việt Nam và www.quochoitv.vn đối với kiều bào;
- Thông tin nhanh chóng, kịp thời, toàn diện các hoạt động của Quốc hội trên

cả ba lĩnh vực lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của Đất
nước;
- Cung cấp thông tin chính thống về hoạt động Quốc hội cho các cơ quan
báo chí trong và ngoài nước;
- Kết nối cử tri, các đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân các cấp,
- Kênh thông tin tuyên truyền chính thống và xuyên suốt mọi hoạt động của
Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp
3


- Phổ biến kiến thức về hệ thống chính trị, nền tảng tư tưởng và bộ máy nhà
nước, nước CHXHCN Việt Nam
- Phổ biến pháp luật, giải thích luật và hướng dẫn áp dụng pháp luật.
- Đáp ứng nhu cầu giải trí lành mạnh, nâng cao dân trí cho mọi tầng lớp
khán giả.
b. Đặc điểm nổi bật:

CẬP NHẬT LIÊN TỤC

KÊNH THÔNG TIN
CHÍNH THỐNG

Hệ thống hơn 200 camera truyền tín hiệu
trực tiếp từ 63 tỉnh, thành phố trên cả
nước

CƠ QUAN THƯỜNG TRÚ

PHẢN ÁNH CHÂN
THỰC, TỨC THỜI


RỘNG KHẮP (63 TỈNH THÀNH &
CÁC PHÂN XÃ NƯỚC NGOÀI)

ĐỘI NGŨ PHÓNG VIÊN
HÙNG HẬU KHẮP CẢ NƯỚC
VÀ CÁC PHÂN XÃ NƯỚC
NGOÀI

4


c. Phạm vi phủ sóng: (www.quochoitv.vn)
Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam phát sóng 24 giờ/ngày và 7 ngày/tuần trên
tất cả các mạng truyền dẫn phát sóng cáp, kỹ thuật số mặt đất (DVBT-2) và vệ tinh
trên toàn quốc, đảm bảo mọi người đều có thể xem được Kênh Truyền Hình Quốc
Hội ở mọi miền đất nước.
d. Mục tiêu khán giả:

Người dân Việt Nam có độ tuổi
từ 15 trở lên, sinh sống trên mọi
miền đất nước

Công dân Việt Nam, kiều bào
sinh sống ở nước ngoài

Người nước ngoài sinh sống tại
Các cơ quan báo chí, thông tấn nước
Việt Nam
ngoài muốn quan sát, tổng hợp thông

tin chính thống về hoạt động Quốc hội
nước CHXHCN

Việt nam cũng như tình

hình đời sống kinh tế - xã

5


e. Nội dung chủ đạo:

Tin tức, phản ánh mọi hoạt động của Quốc hội, các Ủy ban trực thuộc
Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp trên cả
nước
ban trực thuộc Quốc hội, đại biểu Quốc hội và

Diễn đàn đối thoại giữa Quốc hội với Cử tri về
các vấn đề kinh tế, xã hội, đời sống dân sinh,
những bất cập trong việc thực hiện chính sách,
pháp luật; Tuyên truyền hoạt động của cơ
quan hành pháp, tư pháp

Đan xen là các
chuyên đề tổng
hợp, phim truyện
chương trình văn
hóa giải trí

6



2. Cơ cấu tổ chức
Hiện tại truyền hình Quốc hội không có cơ cấu tổ chức riêng biệt mà lấy toàn bộ
bộ máy trực thuộc Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) làm nòng cốt sản xuất và phát
sóng các bản tin và chương trình chuyên biệt của kênh Truyền Hình QHVN. Việc
xây dựng Kênh Truyền hình Quốc hội tại VOV là phù hợp bởi đây là cơ quan
truyền thông quốc gia duy nhất sở hữu bốn loại hình báo chí gồm báo nói, báo viết,
báo hình và báo điện tử tạo hiệu quả truyền thông lan rộng tới đông đảo cử tri và
nhân dân trong và ngoài nước. Mặt khác, VOV đã và đang hợp tác chặt chẽ với
Văn phòng Quốc hội trong việc thông tin, tuyên truyền các hoạt động của Quốc hội
và Hội đồng nhân dân tới cử tri và nhân dân cử nước; trong đó có chuyên mục
“Quốc hội với cử tri” đã thực hiện được 4 năm từng bước tạo diễn đàn của cử tri
với hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội và Đại biểu Quốc hội.

CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM
(Theo Nghị định 55/2014/NĐ-CP, ngày 30/5/2014)

1. Các đơn vị giúp việc Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam:
a) Ban Thư ký biên tập và Thính giả;
b) Ban Tổ chức cán bộ;
c) Ban Kế hoạch - Tài chính;
d) Ban Hợp tác quốc tế;
đ) Ban Kiểm tra;
e) Văn phòng.
2. Các đơn vị sản xuất chương trình:
a) Hệ Thời sự - Chính trị - Tổng hợp (VOV1);
b) Hệ Văn hóa - Đời sống - Khoa giáo (VOV2);
c) Hệ Âm nhạc - Thông tin - Giải trí (VOV3);
d) Hệ Phát thanh dân tộc (VOV4);

đ) Hệ Phát thanh đối ngoại quốc gia (VOV5);

7


e) Trung tâm Tin;
g) Trung tâm Kỹ thuật phát thanh;
h) Trung tâm Âm thanh;
i) Trung tâm Quảng cáo và Dịch vụ truyền thông đa phương tiện (VOV AMS);
k) Trung tâm Ứng dụng tin học và Phát triển công nghệ phát thanh (RITC);
l) Báo Điện tử VOV (VOV.VN);
m) Báo Tiếng nói Việt Nam (Báo VOV);
n) Kênh VOV Giao thông Quốc gia (VOVGT);
o) Kênh Truyền hình Quốc hội Việt Nam;
p) Kênh Truyền hình Đài Tiếng nói Việt Nam (VOVTV);
q) Cơ quan thường trú khu vực Tây Bắc;
r) Cơ quan thường trú khu vực miền Trung;
s) Cơ quan thường trú khu vực Tây Nguyên;
t) Cơ quan thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh;
u) Cơ quan thường trú khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
v) Các cơ quan thường trú tại nước ngoài do Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam quyết định sau khi
được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Các đơn vị tại khoản 1 và khoản 2 được tổ chức cấp phòng.
4. Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức các đơn vị trực thuộc; bổ nhiệm, miễn nhiệm người đứng đầu và cấp phó của người đứng
đầu các đơn vị trực thuộc.
Lãnh đạo
1. Đài Tiếng nói Việt Nam có Tổng giám đốc và không quá 04 Phó Tổng giám đốc.
2. Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm và chịu trách nhiệm trước Chính phủ
và Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Đài Tiếng nói Việt Nam.

3. Các Phó Tổng giám đốc do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm và miễn nhiệm theo đề nghị của Tổng
giám đốc; giúp việc Tổng giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về nhiệm vụ được phân
công.

Để thực hiện được khung chương trình đa dạng với gần 50 format chương trình,
Với hơn 200 phóng viên, biên tập viên và kỹ thuật viên, Kênh truyền hình Quốc
hội Việt Nam phát sóng 24/24 giờ tất cả các ngày trong tuần. Cùng với các chương
trình Thời sự và các bản tin trực tiếp, Kênh còn có các chương trình chuyên biệt
8


như: Quốc hội với cử tri, Hội đồng nhân dân các cấp, Câu chuyện lập pháp, Người
đại biểu dân cử, Chính sách và cuộc sống, Lá phiếu của tôi…. Khán giả cũng sẽ
được xem các chương trình Thời sự mới như: Tòa soạn 0h, Mắt đêm, Chiều Quê
hương… được thực hiện với độ tương tác và trực tiếp cao, sử dụng công nghệ
truyền hình hiện đại, kết nối camera giao thông ở 63 tỉnh thành hoặc kết nối trực
tiếp từ trường quay với các phóng viên của Kênh đang có mặt trên khắp mọi miền
Tổ quốc.
Hiện tại truyền hình Quốc Hội Việt Nam còn mua thông tin từ các đài truyền hình
lớn trên thế giới để cung cấp những thông tin sạch, về biên tập lại theo nhãn quan
chính trị phù hợp với mục đích của kênh truyền hình Quốc Hội Việt Nam. Bảo đảm
tính toàn quân, toàn quốc và thông tin kịp thời nhanh nhạy, kênh truyền hình Quốc
Hội Việt Nam còn xây dựng lực lượng CTV ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước.
Ưu thế nổi bật của Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam là tiếp cận và đưa tin
nhanh, phát sóng trực tiếp, và rộng khắp tới tất cả địa phương ở 63 tỉnh/thành phố
trên cả nước với mạng lưới phóng viên thường trú ở nhiều nước trên thế giới.
Kênh truyền hình Quốc hội Việt Nam phát sóng liên tục 24 giờ/ngày và 7
ngày/tuần trên tất cả các mạng truyền dẫn phát sóng truyền hình: cable, DVBT-2,
kỹ thuật số vệ tinh trên toàn quốc, để mọi người dân đều có thể xem được chương
trình.

Cụ thể, Kênh Truyền Hình Quốc Hội gồm các chương trình đã phát sóng tiêu biểu:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Truyền hình trực tiếp Kì họp Quốc Hội
Thời sự
Hành Lang Nghị Trường
Bản tin Tam Nông
Diễn đàn doanh nhân
Tuổi trẻ với Quốc Hội
Biển Đảo quê hương
9


8. Câu chuyện lập pháp
9. Chính sách và cuộc sống
10.54 dân tộc anh em
11. Phóng viên Nghị trường
12.Sống để yêu thương
13.Việt Nam trong con mắt bạn bè
14.Văn bản mới, chính sách mới
15.Diễn đàn kinh tế vươn ra biển lớn
16.Dân góp ý dự thảo luật cuối tuần
17.Lá phiếu cử tri
18.Giải thích Pháp luật

19.Tổng đài dân hỏi
20.Người Việt hướng về quê hương
21.Sắc màu kinh tế
Hiện tại, đại diện cho Kênh truyền hình Quốc Hội Việt Nam là Phó Giám đốc Đài
Tiếng nói Việt Nam - Ông Vũ Minh Tuấn.

10


3. Quy trình sản xuất tác phẩm của kênh truyền hình Quốc Hội Việt Nam
Do đặc trưng loại hình báo chí truyền hình sử dụng các thiết bị kỹ thuật ghi hình
ảnh và âm thanh sống động của cuộc sống thực nên yếu tố hình ảnh thực luôn được
coi trọng.
Vì vậy, ngoài những quy trình riêng biệt cho một số thể loại, quy trình chung để
sáng tạo một tác phẩm truyền hình thông thường sản xuất có hậu kỳ (không bao
gồm các chương trình truyền hình trực tiếp) sẽ gồm các bước chủ yếu sau:

 Tiền kỳ:
- Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế
- Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm
- Xây dựng kịch bản phác thảo hoặc chi tiết
- Liên hệ với những người liên quan để chuẩn bị phỏng vấn, chuẩn bị thiết bị và
tiến hành quay phim (ghi hình) tại thực địa, thu thập thông tin liên quan.

 Hậu kỳ:
-Xem lại băng ghi hình, lên danh sách cảnh đã quay
- Xây dựng kịch bản dựng
- Dựng phim (bao gồm cả kỹ thuật dựng và nghệ thuật dựng - phần này phụ
thuộc nhiều vào kỹ thuật viên)
-Viết lời bình, đọc lời bình, hoàn tất, ghép nhạc….

- Duyệt và phát sóng
- Lắng nghe thông tin phản hồi
11


Hiện nay, tại truyền hình Quốc Hội, quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền
hình là sự kết hợp chuyên môn hóa của một nhóm (ekip) gồm phóng viên (hoặc
cộng tác viên), biên tập, quay phim, kỹ thuật, lái xe...

4. Quy trình phát sóng nghiệm thu của Truyền hình Quốc Hội Việt Nam
Bước 1: Phóng viên nộp bài cho trưởng ban chuyên môn (Ban thời sự, Ban Chuyên
đề, Ban Văn hóa thể thao…).
Bước 2: Sau khi đọc bài, biên tập bài của các phóng viên và ký duyệt các trưởng
phòng, ban chuyển bài tới Phó Tổng biên tập.
Bước 3: Sau khi biên tập và ký duyệt, Phó Tổng biên tập ký trình kịch bản đến
Tổng Biên tập.
Bước 4: Sau ba cấp đọc bài, sửa chữa và ký duyệt, biên tập viên có trách nhiệm sửa
chữa lại kịch bản trên máy theo bản thảo đã được duyệt và bắt đầu thực hiện các

12


cảnh quay, xây dựng hình ảnh (gọi là sản xuất tiền kỳ). Sau đó, biên tập viên mang
chuyển đến phòng kỹ thuật để dựng.
Bước 5: Sau khi hoàn thành tác phẩm đầy đủ bằng hình ảnh, âm thanh, (bao gồm
lời bình đã được thể hiện qua một hoặc hai giọng đọc và âm nhạc cùng với tiếng
động hiện trường được sự lý một cách nghệ thuật) sẽ được trưởng, phó các ban
chuyên môn duyệt lại, trước khi Phó Tổng Biên tập duyệt phát sóng theo ủy quyền
của Tổng Biên tập. Tác phẩm chỉ được phát sóng khi có chữ ký của Phó Tổng Biên
tập.

Bước 6: Sau tất cả các bước hoàn thành thì tác phẩm đợi thời gian phát sóng trên
truyền hình. Truyền hình Quốc Hội Việt Nam được đầu tư tương đối hiện đại, một
trong số những kênh truyền hình được đầu tư hiện đại nhất tại Việt Nam hiện nay,
phát sóng HD.
Bước 7: Sau khi phát sóng, tác phẩm báo chí sẽ nhận được các thông tin phản hồi
của người đọc, người nghe, người xem. Người phóng viên, biên tập viên và cả lãnh
đạo có trách nhiệm đón nhận những thông tin phản hồi từ phía người xem, để
nghiên cứu và thay đổi những nội dung phù hợp hơn đến với yêu cầu tuyên truyền
của Kênh và nhu cầu đón nhận, thưởng thức của khán giả.
5. Quy trình thực hiện chương trình – bản tin truyền hình trực tiếp
BƯỚC 1: CHUẨN BỊ VỎ TIN
Toàn bộ ekip (Lãnh đạo Kênh, Trưởng phòng Thời sự, và chủ yếu là BTV) họp
giao ban vào đầu giờ sáng mỗi ngày để lên danh sách các tin, bài, phóng sự (PS)…
dự kiến phát sóng để ra được “vỏ” của bản tin. “Vỏ” của bản tin chỉ mang tính
“khung” định hướng và có thể thay đổi trước khi phát sóng ít phút nếu cần thiết.
Sau khi xong được vỏ bản tin, Lãnh đạo phòng Thời Sự cần:
13


i. Giao quay phim, phóng viên đi lấy tin hoặc dựng tin;
ii. MC viết lời dẫn.
iii. Nguồn tin: Báo viết, Thông tấn xã Việt Nam, các báo mạng chính thống, phóng
viên thường trú tại các tỉnh thành
iv. “Vỏ” bản tin sẽ được duyệt và bàn giao lại cho BTV
v. Trước khi tới bàn của Trưởng Phòng biên tập thời sự, vỏ tin, các tin đều phải có
ít nhất 2 chữ ký của: biên tập viên và Tổ chức sản xuất.

BƯỚC 2: TIẾN HÀNH SẢN XUẤT
i. Phóng viên sản xuất PS, tin và dựng hoàn chỉnh. Thời lượng phải được báo cáo
để Tổ chức sản xuất biết, cân đối.

ii. Title tin chính, lời dẫn cho các tin bài được các PV, BTV gửi trước để MC nắm
trước, chỉnh sửa, tập dượt và Tổ chức sản xuất, đạo diễn hình tiện theo dõi trình tự
bản tin.
iii. Tin lời (tin không có hình): Người dẫn bản tin sẽ đọc trực tiếp khi dẫn.
iv. Tin off (giống tin lời tuy nhiên có hình ảnh minh họa): Người dẫn bản tin sẽ đọc
trực tiếp khi dẫn và có hình minh họa kèm theo.
v. Trước giờ “G” - Giờ phát sóng - tối thiểu 15 phút, tất cả đã sẵn sàng:
- Kịch bản nội dung, lời dẫn chi tiết cuối cùng được chuyển cho tổ chức sản xuất.
Kịch bản truyền hình (thứ tự các đầu mục, thời lượng, nguồn hình...) được chuyển
cho đạo diễn hình và kỹ thuật Tổng khống chế để phối hợp thực hiện (hai vị trí này

14


không cần kịch bản nội dung quá chi tiết và dài dòng, khi cần tác nghiệp khẩn
trương rất khó theo dõi).
- Tin hình từ phóng viên thường trú gửi về hoặc tin sản xuất tại chỗ (đã đọc off, có
hình video minh họa hoặc hình ảnh dựng sẵn + text để đọc live trong studio).
- PS
- Tin hình off
- Hình hiệu, hình gạt được xuất ra video file (với chú thích về tên, thời lượng chính
xác,đường dẫn)
- Đồ họa theo định dạng giống như Kết nối nóng nếu có kết nối trực tiếp với hiện
trường xảy ra sự kiện để đạo diễn hình chủ động xử lý hình ảnh khi kết nối.
- Bar chữ tên MC, PV - Quay phim, title của từng tin....được tập hợp về phòng đạo
diễn, tổng khống chế. VD về cách đặt tên file: Tên chương trình (Thời sự sáng) –
0001 - title của tin: Cứu hộ thành công 12 công nhân tại Lâm Đồng.Tên BTV:
Trung Tuyến. Thời lượng: 2 phút (Cần phải ghi rõ và chính xác tên file).

BƯỚC 3: CHUẨN BỊ PHÁT SÓNG:

- Trước giờ G 15 phút, êkíp thực hiện hoàn tất các phần việc:
i. MC trang điểm, chuẩn bị văn bản sẵn sàng; Cài mic sanphine1
ii. Bộ phận kỹ thuật trường quay chỉnh sáng, chuẩn bị backround ảo; thử tiếng của
mic, set up, test các camera; thử tín hiệu bộ đàm nối đạo diễn hình với MC; thử tín
hiệu đường truyền từ Studio tới Tổng khống chế…
iii. Máy chạy, hình hiệu chạy, MC lên hình, file chạy v.v….
15


Một số lưu ý:
- Phần Headline (nội dung chính), bảng chữ cuối tên những người thực hiện, Bar
chữ phỏng vấn được dựng từ trước và kiểm tra kỹ để tránh sai sót. Đạo diễn hình
cần hết sức cẩn trọng khi insert tên người phỏng vấn và phải tuân thủ đúng như
kịch bản truyền hình do Phòng thời sự và Biên tập viên thời sự chuyển giao cho,
tránh trường hợp ông Đặng Ngọc Tùng là Chủ tịch Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
hoặc các "bi kịch" khác.
- Đạo diễn phải kiểm tra kỹ tên file phóng sự, tin đóng gói để không nhầm lẫn.
Kiểm tra xong thì để chờ sẵn trên monitor của mixer để phát file theo kịch bản.
- Thứ tự sắp xếp file phải khoa học theo Vỏ bản tin để tránh tình trạng cuống cuồng
đi tìm file.
- Nếu MC có cue (chữ chạy cho MC đọc, có nơi gọi là prompter) thì không nên tin
tưởng quá vào phương tiện hỗ trợ này mà luôn có một bản in bằng giấy để trước
mặt để chủ động. Trong các trường hợp bất khả kháng, khẩn nguy như máy cue,
prompter bị mất nguồn điện hoặc lỗi, thì MC sẽ bị "đứng hình", lúng
túng và vỡ trận...
- MC có thể nghe đạo diễn chỉ đạo thông qua hệ thống microphone.
- MC nên có cây bút để sẵn sàng gạch xóa, chỉnh sửa lời dẫn nếu thấy có vấn đề
hoặc có những sự thay đổi vào phút chót (chỉ nhận lệnh thay đổi trực tiếp từ Lãnh
đạo Phòng và/hoặc Lãnh đạo Kênh).
- Những tin nóng có thể được chuyển về ngoài dự kiến. Do vậy, MC phải sẵn sàng

để dẫn những tin hay PS ngoài ý muốn một cách “ngon lành”. Thậm chí, nếu gấp,
MC có thể viết luôn lời dẫn khi đang ngồi trong studio.

16


- Khi làm trực tiếp, Đạo diễn có thể cắt…01 tin hay PS nào khi thấy bản tin đã quá
dài thì MC cũng phải chủ động bỏ qua tin đó để tiếp tục.
- MC dẫn bị vấp thì bình tĩnh, bỏ qua hoặc xin lỗi khán giả (nếu nghiêm trọng) và
tiếp tục. Càng gặp sự cố và vấp váp thì càng bình tĩnh.
- MC nên có những động tác nhìn monitor để cùng xem với khán giả. Thường thì
nhìn xuống bàn hoặc đánh mắt sang trái hoặc sang phải.
- Đạo diễn thường xuyên quan sát thời lượng để thông báo cho cả ekip luôn sẵn
sàng. VD.Đạo diễn hô: “Phóng sự sắp hết. 5.4.3.2..1. MC lên hình….File chạy…”.
- Kỹ thuật viên theo vỏ bản tin chuẩn, gạt đường hình, đường tiếng…theo đạo diễn.
- Vỏ bản tin phải được chuyển cho Đạo diễn hình và Tổng khống chế trước ít nhất
15 phút trước giờ G.

BƯỚC 4: TRONG THỜI GIAN PHÁT SÓNG
Đạo diễn hình và/hoặc Phòng Tổng khống chế cần thực hiện những phần việc sau:
i. Key tên, chức danh của những người có liên quan khi lên hình (MC, BTV, Phóng
viên, quay phim) đúng theo vỏ bản tin đã duyệt;
ii. Ngoại trừ các bản tin, chương trình thời sự có sử dụng tin off, phóng sự đóng
gói, tất cả các chương trình như "Kết nối nóng", "Thời tiết 63
tỉnh thành"...cần key chữ trực tiếp ngay dưới Logo kênh để khán giả cảm
nhận được không khí của chương trình, sự kiện cũng như phản ánh giá trị thời gian
thực của chương trình, bản tin...

17



iii. Với các chương trình kết nối trực tiếp giữa Studio với một hoặc nhiều hiện
trường (cầu truyền hình): bộ phận đồ họa phải cung cấp bộ graphic/template có
chia 2 màn hình để đạo diễn hình lấy hình từ 2 nguồn (source) và đưa cùng lúc lên
màn hình khi phát sóng. Khi đó, ngoài việc key chữ trực tiếp trên màn hình, đạo
diễn hình 2 hoặc phòng Tổng khống chế cần key chữ: tên MC + địa điểm của
Studio (ví dụ: Studio 58 Quán Sứ, Hà Nội) đồng thời với tên phóng viên hiện
trường (Ví dụ: PV Đỗ Tâm) + địa danh của hiện trường (VD: TP.HCM) để những
người không theo dõi từ đầu chương trình/bản tin có thể hiểu ngay được diễn biến
của sự kiện, hoặc người theo dõi từ đầu có thể hình dung, cảm nhận được không
gian, thời gian, tính tương tác, đa chiều khi sự kiện diễn ra. Ví dụ chương trình
"Thời tiết 63 tỉnh thành" trong chương trình phát sóng thử nghiệm tối
22/12, vì không chuẩn bị và key chữ trên màn hình, nên khán giả khó hình dung
được:
1. Đang dự báo thời tiết ở tỉnh nào (camera giao thông chỉ cho thấy thành phố về
đêm, khó có thể thấy được chi tiết, biểu tượng để có thể hiểu được địa điểm đang
đưa tin ở đâu)
2. Tên phóng viên đang tường thuật tại chỗ
3. Phương tiện kết nối (điện thoại vệ tinh, điện thoại thường, hay skype...)
4. MC Studio đang dẫn ở đâu, phim trường nào ở Hà Nội hay TPHCM?
5. Khán giả không xem từ đầu không biết đang xem chương trình gì vì không có
đồ họa tên chương trình hoặc logo xoay của chương trình;
6. Chương trình làm trực tiếp, sống động hay làm sẵn, phát nguội...
iv. Để tiết kiệm thời lượng, khi bản tin/chương trình chuẩn bị kết thúc, Đạo diễn
hình hoặc Kỹ thuật viên Tổng khống chế cần cho chạy chữ chân màn hình
18


"Những người thực hiện". Tùy vào độ dài ngắn của ê kíp thực hiện,
thời điểm chạy chữ có thể sớm hoặc muộn, nhưng chữ chạy phải kết thúc trước khi

chuyển qua chương trình, bản tin khác. Ekip thực hiện bao gồm:
1. Chịu trách nhiệm nôi dung (GĐ Kênh hoặc PGĐ Kênh)
2. Chịu trách nhiệm sản xuất (PGĐ Kênh)
3. Tổ chức sản xuất
4. Đạo diễn
5. Biên tập
6. Quay phim
7. Dựng phim
8. Kỹ thuật đồ họa, kỹ thuật VTR
9. Kỹ thuật xe vệ tinh (nếu trực tiếp từ hiện trường)
10. Truyền dẫn phát sóng

19


II: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI KÊNH TRUYỀN HÌNH QUỐC HỘI –
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM (VOV)
Được sự giúp đỡ nhiệt tình và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất của Phòng
Thư kí – Biên tập thuộc Kênh Truyền Hình Quốc Hội - Đài tiếng nói Việt Nam, đã
cho tôi nhiều bài học cũng như kinh nghiệm thực tế để làm tốt công việc của người
làm truyền hình sau này. Những ngày được trải nghiệm, được làm việc cùng các
anh, chị trong phòng thư kí – biên tập đã truyền thêm niềm tin vào nghề nghiệp, về
công việc của người làm truyền hình cần phải có. Tôi được kiến tập dưới môi
trường làm việc cởi mở, trẻ trung, thân thiện, nên luôn cảm thấy thoải mái trong
thời gian thực tập. Hơn nữa, người hướng dẫn tôi là tất cả mọi người nên công việc
cũng không có nhiều khoảng cách. Mỗi người có những thế mạnh riêng và có
những cách thể hiện cá tính riêng trong từng thước hình, vì vậy tôi có thêm nhiều
cơ hội để học tập được nhiều thứ hơn thay vì bó hẹp phạm vi chỉ trong một hoặc
một chuyên môn nhất định.
1. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực tập tại Kênh

Truyền hình Quốc Hội
Một tháng thực tập tại Kênh Truyền Hình Quốc Hội – Đài Tiếng nói Việt
Nam, tôi học thêm được rất nhiều điều bổ ích, từ định hướng chính trị nhằm mục
đích tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà
nước; các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Quốc hội, Nhà nước đến các kỹ năng
chuyên môn để có thể hoàn thiện quy trình sản xuất một chương trình truyền hình
và nhiệm vụ của người phóng viên, biên tập viên khi thực hiện tác phẩm của mình.
Đồng thời, tôi cũng đã hiểu rõ hơn và nắm được cách thức hoạt động của một kênh
truyền hình, các khâu quan trọng trước khi phát sóng một chương trình.

20


a. Về ý thức nghề nghiệp
Truyền hình khác với các loại hình báo chí khác, một cá nhân không thể tự sáng
tạo ra một tác phẩm truyền hình được. Để sáng tạo nên một tác phẩm truyền hình
thì đó là cả một quá trình và là sự lao động sáng tạo của cả một ekip phóng viên,
quay phim, kĩ thuật,... Đề tài trong báo chí nói chung hoặc với truyền hình nói
riêng đôi khi là những thông tin có sẵn phóng viên được cử đi nhưng hầu hết để có
tin bài phát sóng thì phóng viên phải tìm những đề tài xung quanh cuộc sống,
những sự kiện diễn ra hàng ngày để làm tin, phóng sự và đôi khi cả chuyên đề, và
những phim tài liệu dài tập.
Khi bắt đầu làm việc là hoàn toàn trong một môi trường tự lập. Tự bản thân tôi
phải cố gắng chứ không phải vì ai cả. Đây là cơ hội, rất có thể là công việc của tôi
sau này nên chính vì thế tôi càng phải biết nỗ lực hơn để nắm bắt. Biết tận dụng
những mối quan hệ để tạo nền tảng sau này, mình có thể có những điều kiện mà rất
nhiều sinh viên khác không thể có.
Đối với hoạt động báo chí, tính chủ động, tự giác của cá nhân càng phải được nâng
cao. Khi tác nghiệp, vì vẫn đang là sinh viên nên đôi khi tôi vẫn còn ỷ lại vào
những yếu tố thuận lợi xung quanh mình, chưa thực sự nhanh nhạy và chủ động

trong việc phát hiện những góc quay mới, tạo nên những hiệu ứng hình ảnh mới lạ
trong cách thể hiện hình ảnh của mình. Đây cũng là lý do chính khiến những thước
phim, hình ảnh quay không được như kỳ vọng, mong muốn của chính bản thân.
Nhận ra được khuyết điểm đó của bản thân, tôi dành nhiều thơi gian hơn để học
hỏi các anh đi trước trong việc chọn lựa hình ảnh, bố cục, ánh sáng, cũng như cách
chọn hình sao cho vừa nhanh vừa hiệu quả và vẫn đầy đủ nội dung thông tin mà
mình muốn truyền đạt.Thời gian đầu vẫn còn bị các anh nhắc nhở về cách chọn
hình cũng như thao tác còn khá chậm nên nhiều khi không bắt được những khoảng
21


khắc đắt giá. Nhưng sau một thời gian đi theo và học tập kinh nghiệm từ những
người đi trước, tôi cảm thấy mình đã tiến bộ hơn rất nhiều. Và thành quả nhãn tiễn
nhất chính là vào cuối kỳ thực tập tôi đã có thể tự thực hiện một số phóng sự ngắn.
Qua đó tôi nhận ra rằng: mình có thời gian thì phải biết tranh thủ tận dụng sao cho
có hiệu quả. Đây chính là cơ hội tốt nhất để mình rèn nghề, cũng như là học hỏi
các kinh nghiệm cần thiết để củng cố và hoàn thiện thêm bản thân.
b. Về kĩ năng, nghiệp vụ báo chí
Qua quá trình trải nghiệm thực tế, cũng như trực tiếp tham gia các ekip thực
hiện tác phẩm truyền hình, có thể nhận thấy những kiến thức được học trong
trường và ra ngoài thực tế làm đôi khi nó có một khoảng cách xa.
Làm nghề truyền hình đòi hỏi phải có một sức khỏe tốt không ngại khó, ngại
khổ, không ngại tác nghiệp ở những điều kiện khó khăn và khắc nghiệt nhất. Đôi
khi những sự kiện xảy ra ban đêm, những sự kiện tổ chức ngoài trời những điều
kiện thời tiết bất thường người phóng viên vẫn phải tiếp tục công việc của mình.
Những hôm đi làm gặp mưa để có được những hình ảnh quay đẹp và máy quay
được an toàn không bị ướt thì anh quay phim phải che máy để tránh hỏng thiết bị
và đôi khi những hôm trời nắng tác nghiệp ngoài hiện trường nhưng vì đứa con
tinh thần của mình cộng với sự nhiệt tình yêu nghề nên ai cũng cố gắng hoàn thành
công việc mà không phàn nàn. Trong quá trình thực tập tại kênh truyền hình Quốc

Hội QHVN, tôi có may mắn được đi thực tế cơ sở khá nhiều và thực sự được trải
qua khá nhiều những tình huống trong lúc tác nghiệp, đây chính là những kinh
nghiệm, những bài học thực tiễn quý giá giúp nâng cao năng lực chuyên môn của
bản thân.

22


Ngoài những kỹ năng nghề nghiệp, biết lắng nghe, có tinh thần cầu tiến và
chịu thay đổi. Tôi biết cần nắm rõ tôn chỉ mục đích, phương hướng hoạt động của
kênh Truyền Hình QHVN, để từ đó biết lựa chọn hướng tiếp cận phù hợp. Với đặc
điểm đây là kênh Truyền Hình ngành nên tính chất có nhiều khác biệt so với những
đài hoặc kênh Truyền Hình khác. Kênh Truyền Hình Quốc Hội Việt Nam, riêng cái
tên thôi cũng nói lên sự khác biệt và cũng dễ dàng nhận thấy đề tài chủ yếu mà
Truyền Hình QHVN hướng đến là các vấn đề Quốc Hội, nhà nước, luật pháp,
những cử tri,… Vì vậy mảng đề tài thực sự không rộng như ở các đài Truyền Hình
bình thường khác mà chỉ xoay quanh Quốc Hội Việt Nam hay ý kiến cử tri ở khắp
mọi miền đất nước. Nói vậy không có nghĩa là để tài bên Truyền Hình QHVN bị
hạn chế và không được sáng tạo. Ai cũng nghĩ nhắc đến Quốc Hội là một cái gì đó
cứng nhắc, khuôn phép, xa vời với dân chúng, … Tôi cũng vậy, những ngày đầu do
chưa xác định được hướng đi và vẫn còn nghĩ môi trường ở đây sẽ khá cứng nhắc
và ít có cơ hội sáng tạo. Nhưng tôi đã nhầm, đây là một môi trường trẻ trung và
yêu cầu sáng tạo rất cao. Những phóng viên, biên tập viên, quay phim, … ở đây
luôn tìm tòi, sáng tạo và thay đổi liên tục để tìm ra những cách thể hiện mới, những
cách nhìn mới lạ, để có thể truyền tải đến người xem những gì thật nhất, mà không
bị nhàm chán. Qua những lần đi thực tế tôi nhận ra rằng, tùy thuộc vào cách thể
hiện của mình, cách mình chọn những khuôn hình cũng có thể thay đổi cách nhìn
của mọi người về vấn đề mà họ cho là cứng và chán theo một chiều hướng tích cực
hơn.
Học thói quen chuẩn bị đầy đủ các thứ trước khi đi thực tế. Chúng ta không

thể lường trước được vô vàn những điều có thể phát sinh khi đi tác nghiệp. Cuộc
sống không phải lúc nào cũng đầy viên mãn. Bạn sẽ phải trải qua vô vàn thử thách
để chứng tỏ mình có xứng đáng đạt được giấc mơ. Hãy thích nghi với mọi hoàn
cảnh xung quanh, cố gắng thể hiện khả năng của mình trong nhiều lĩnh vực. Chớ
23


ngại lĩnh vực ấy không liên quan đến ước mơ của bạn, bởi biết đâu bạn sẽ nhận
được một điều gì đó hỗ trợ bạn đi đến ước mơ kia.
Không bó hẹp thực tế ở những địa điểm xung quanh thành phố mà những
chuyến tác nghiệp dưới cơ sở cũng cho tôi nhiều điều hay và mới mẻ. Đi xuống cơ
sở là lúc mà chúng ta có thể tìm được nhiều đề tài để làm tác phẩm. Không chỉ làm
tin mà còn có thể làm được các phóng sự, cơ sở là mảnh đất màu mỡ đế các nhà
quay phim thỏa sức sang tạo những khung hình đẹp và lạ mắt.Các chuyến đi tác
nghiệp cùng các kíp phóng viên đã cho tôi cảm nhận được rõ nhất điều này. Tại
đây, nếu có thời gian tìm hiểu và khai thác thì đề tài mà phóng viên có thể khai
thác để làm là rất nhiều…Mặc dù vậy, nhưng điều mà tôi cần phải học hỏi khi
xuống cơ sở là tạo dựng được mối quan hệ, thường xuyên liên lạc và khai thác
thông tin, những hình ảnh có sẵn để làm tư liệu cho các cảnh quay sau này. Để làm
được như vậy thì người quay phim phải chủ động, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh
và tình huống, không nên từ chối những lời mời từ cơ sở và phải biết đáp lại sự
hiếu khách của họ.

Trong thời gian thực tập tại Phòng Thư kí – Biên tập của Kênh Truyền hình
Quốc Hội (QHVN) thuộc Đài tiếng nói Việt Nam (VOV) và được sự giúp đỡ nhiệt
tình hướng dẫn của các anh chị trong phòng tôi đã dần quen cách làm việc, bố cục
khuôn hình phù hợp với thừng thể loại như tin, phóng sự ngắn và tác phẩm truyền
hình hay cách đọc lời bình trong phòng thu. Những điều tôi học được trong thời
gian thực tập và đi thực tế làm sẽ giúp tôi có những cái nhìn toàn diện hơn về công
việc của người làm nghề, bài học đó sẽ giúp tôi hoàn thiện bản thân, trao dồi kiến

thức để có thể làm tốt hơn trong kỳ tốt nghiệp sắp tới.

24


c. Những thuận lợi
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, được tiếp thu những kiến thức
lí thuyết cơ bản về thể loại báo chí cũng như cách làm đa phương tiện như: góc
máy, ánh sáng, âm thanh, cách viết bài, thu thập thông tin, đi cơ sở, cách liên hệ
nhân vật… đơn vị thực tập đã hết sức tạo điều kiện cho tôi trực tiếp sản xuất thực
tế, giúp cho tôi có thêm kinh nghiệm, vốn kiến thức thực tế về công việc truyền
hình, để sau này khi ra trường tôi có thể tự tin hơn khi trở thành một phóng viên
thực thụ, có khả năng nắm bắt và phát triển đề tài tốt hơn để cho ra đời những tác
phẩm ấn tượng.
Trước khi tham gia thực tập cũng như bắt tay vào thực hiện tác phẩm của
tôi đã tìm hiểu rất kỹ về cơ quan nơi mình thực tập, đọc và tìm hiểu những tài liệu
về cơ quan cũng như sự phát triển để từ đó làm tốt nhiệm vụ mà mình được giao.
Đồng thời tôi cũng đã tìm hiểu nhiệm vụ, nội dung công việc mà Kênh đảm
nhiệm.Tôi cũng đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm trong làm nghề như khai
thác thông tin, sang tạo tác phẩm và còn trực tiếp tác nghiệp khi ra hiện trường.
Trong quá trình làm việc, tôi được coi như một phóng viên thực thụ, cùng các anh
chị tham gia vào toàn bộ quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình. Trong
khi làm việc trực tiếp là phóng viên hiện trường tôi đã được va chạm với thực tế,
được học hỏi thêm kinh nghiệm trong khi tác nghiệp ngoài hiện trường, được vận
dụng những kinh nghiệm thầy cô đã trang bị trong suốt 3 năm trên ghế nhà trường.
Nhưng khi ra tác nghiệp có rất nhiều tình huống phải xử lí nhanh nhậy, cho nên
đây là bài học vô cùng quý giá. Đây là tiền đề cũng như động lực để tôi theo đuổi
lĩnh vực truyền hình, cố gắng rèn luyện để khả năng tư duy, khả năng thực hành
ngoài hiện trường ngày càng tiến bộ hơn.
25



×